Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Theo dõi sự thành thục và kích thích sinh sản cá chạch lấu (mastacenbelus favus)...

Tài liệu Theo dõi sự thành thục và kích thích sinh sản cá chạch lấu (mastacenbelus favus)

.PDF
33
242
50

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THEO DÕI SỰ THÀNH THỤC VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (MASTACENBELUS FAVUS) TP CẦN THƠ, THÁNG 7/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THEO DÕI SỰ THÀNH THỤC VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (MASTACENBELUS FAVUS) Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Minh Thành TP CẦN THƠ, THÁNG 7/2012 MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 Mục tiêu đề tài .................................................................................................. 2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3 2.1 Hệ thống phân loại của cá chạch lấu ............................................................ 3 2.2. Đặc điểm sinh học cá chạch lấu .................................................................. 3 2.2.1 Hình thái bên ngoài cá chạch lấu .............................................................. 3 2.2.2 Đặc điểm phân bổ..................................................................................... 4 2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................. 4 2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................. 5 2.2.5 Đặc điểm sinh sản..................................................................................... 5 2.3 Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá chạch lấu ................................................... 5 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 7 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 7 3.2.Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ................................................................... 7 3.3.Phương pháp thực hiện ................................................................................ 7 3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 7 3.3.1.1 Nuôi vỗ cá chạch lấu ............................................................................. 7 3.3.1.2 Sinh sản nhân tạo cá chạch lấu............................................................... 8 3.3.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản...................................................................... 10 3.3.3 Phương pháp thụ tinh nhân tạo và ấp trứng .............................................. 11 3.3.3.1 Phương pháp thụ tinh nhân tạo............................................................... 11 3.3.3.2 Phương pháp ấp trứng............................................................................ 11 3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu ........................................................... 12 3.3.4.1 Phương pháp thu mẫu môi trường ........................................................ 12 3.3.4.2 Phương pháp thu các chỉ tiêu sinh sản của cá ........................................ 12 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 13 Phần IV: Kế quả thảo luận ............................................................................... 14 4.1 Kết quả nuôi cá bố mẹ ................................................................................ 14 4.1.1 Điều kiện môi trường ............................................................................... 14 4.1.2 Sự thành thục của cá ................................................................................ 15 4.1.2.1 Đặc điểm thành thục và tuyến sinh dục cá ............................................. 15 4.1.2.2 Tỷ lệ thành thục cá Chạch lấu sau 3 tháng nuôi vỗ ................................ 17 4.1.2.3 Hệ số thành thục Cá Chạch lấu sau 3 tháng nuôi vỗ .............................. 18 4.2 Sự biến đổi đường kính trứng của cá chạch lấu trong bể nuôi vỗ ................ 20 4.3 Sinh sản nhân tạo cá chạch lấu .................................................................... 21 4.3.1 Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng HCG ................................ 21 4.3.1.1 Điều kiện môi trường............................................................................. 21 4.3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng HCG tới các chỉ tiêu sinh sản cá .................. 22 4.3.1.3 Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng LRHa+DOM ................. 23 4.3.1.4 Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng não thùy ........................ 24 4.4 Quá trình phát triển phôi cá chạch lấu ......................................................... 24 Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 27 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 27 5.2 Đề xuất ....................................................................................................... 27 Phần VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 28 PHẦN I: GIỚI THIỆU Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 39.747 km2, chiếm trên 12% diện tích của cả nước, là vùng ngập nước điển hình với trên 90% diện tích ngập nước theo mùa lũ. Với lợi thế và tiềm năng đất ngập nước, những năm gần đầy nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển rất nhanh. Năm 2000 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 445.300 ha với tổng sản lượng 365.141 tấn. Năm 2011 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 762.000 ha, với sản lượng 2,192 triệu tấn. Chính sự phát triển này, đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng, giải quyết nguồn lao động dư thừa, đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Hòa cùng sự phát triển thủy sản của đất nước, trong nhiều năm qua, ngành thủy sản vùng ĐBSCL đã có nhiều cố gắng tìm kiếm các loài nuôi mới, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm bớt sự khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản tự nhiên, góp phần giữ vững cân bằng sinh thái. Một trong những vấn đề được đặt ra cho vùng hiện nay, trong việc nghiên cứu là phát triển kỹ thuật nuôi các loài cá bản địa có triển vọng về kinh tế. Ngoài một số loài nuôi truyền thống như cá tra, cá basa…thì có một số loài cá bản địa có giá trị kinh tế khá cao nhưng chưa được chú ý tới như cá chạch lấu (Mastacenbelus favus). Cá chạch lấu có kích thước tương đối lớn, thịt cá béo, có mùi vị thơm ngon, được xem là loài thủy đặc sản có giá trị thương phẩm cao (Trương Thủ khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Trên thị trường cá có giá bán giao động từ 375.000-400.000 đồng/kg, ở kích cỡ 300 – 500 g/con. Với ưu điểm là thịt thơm ngon, cá chạch lấu có thể được chế biến thành nhiều món ăn mang phong vị đặc trưng của miền sông nước như: cá chạch lấu nướng nghệ, nướng mướp, ốp bẹ chuối nướng, cá chạch lấu kho nghệ, chiên giòn, nấu canh chua, nấu lá dang…nên đây là đối tượng thu hút mạnh mẽ nhiều thực khách khó tính (Quan Trần, 2007). Tuy nhiên, cá thích sống ở nơi có nền đáy đá, cát, ngoài ra cá có khả năng sống ở vùng nước tĩnh như kênh, hồ (Riede, 2004). Cá chạch lấu có chiều dài tối đa 90 cm (Sokheng, c et al.1999). Cá có tập tính bắt mồi vào ban đêm, thức ăn là ấu trùng động vật đáy, cá, giác xác, côn trùng (Pethiyagoda, 1996). Mùa sinh sản của cá ở sông Mê Kông, từ tháng 4 đến tháng 6 (Rain both, 1996, Riede, 2004). Qua số liệu dẫn chứng trên cho thấy cá chạch lấu là loài phù hợp để phát triển nuôi ở nước ta, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Với mục tiêu nghiên cứu và bổ sung một số chỉ tiêu sinh sản, nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này, chủ động nguồn con giống, tiến đến xây dựng qui trình nuôi thương phẩm đối tượng có giá trị kinh tế này, đề 1 tài “Theo dõi sự thành thục và một số chỉ tiêu sinh sản cùa cá chạch lấu (Mastacembelus favus)” được thực hiện. Mục tiêu đề tài Cung cấp một số dẫn liệu về quá trình nuôi vỗ và các chỉ tiêu sinh sản nhân tạo cá cá chạch lấu, nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên đề tài tiến hành các nội dung sau: -Ảnh hưởng các loại thức ăn lên quá trình thành thục sinh dục cá chạch lấu. -So sánh ảnh hưởng các loại kích thích tố lên các chỉ tiêu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu. 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Hệ thống phân loại của cá chạch lấu. Theo ITIS (2009) hệ thống phân loại của cá chạch lấu được sắp xếp như sau: Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Synbranchiformes Họ Mastacembelidae Giống Mastacembelus Loài Mastacembelus favus, Hora 1923 Tên địa phương: cá chạch lấu Tên tiếng Anh: spiny eel, tiretrack eel, zigzag eel. 2.2 Đặc điểm sinh học cá chạch lấu 2.2.1 Hình thái bên ngoài cá chạch lấu. Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá chạch lấu Cá chạch lấu có thân dài, phần trước dạng ống, phần sau dẹp hai bên đầu nhỏ và nhọn, mõm kéo dài, phía trước có nếp da hoạt động được, chia làm ba thùy. Vảy rất nhỏ phủ kín thân. Đường bên liên tục, chạy dài từ mép trên lỗ mang đến gốc vi đuôi. Hai thùy bên là hai lỗ mũi trước hình ống (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,1993). Miệng nhỏ, góc miệng kéo dài đến dưới lỗ mũi sau và do xương hàm trên tạo thành. Răng nhỏ mịn, rải đều trên cả hai hàm. Trước và dưới mắt có một gai nhọn, lỗ mang hẹp, lược mang thưa, cạnh sau của xương trước nắp mang có 2 – 3 gai nhọn ngắn. Mắt bé nằm cao ở phần 3 trên của đầu. Màng mang không liền với eo mang. Mõm chỉ có vảy ở mặt bên và phía sau (Mai Đình Yên & ctv, 1992). Theo Mai Đình Yên & ctv (1992) cá chạch lấu có vi lưng rất dài, chiều dài vi lưng tương đương 1/1,25 chiều dài chuẩn. Phần trước của vi lưng là gai cứng, gai cuối cùng to và dài nhất, màng da giữa các gai kém phát triển và chỉ hiện diện ở gốc. Phần sau của tia lưng là vây mềm, cơ gốc vi lưng phát triển. Vi hậu môn có 3 gai, nhưng gai thứ ba chìm sâu trong cơ. Vi đuôi nhỏ, ngắn, nối liền với vi lưng và vi hậu môn. Cá không có vi bụng, cá có màu xanh đậm hoặc đen xám, có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân. Cá có vi lưng và vi hậu môn, vi ngực tròn có một đốm đen nhỏ. Trên đầu có một vân dọc màu nâu thẫm (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.2.2 Đặc điểm phân bố Cá chạch lấu là loài sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng vẫn phát triển được trong môi trường nước lợ với nồng độ muối thấp (Pethiyagoda, 1991). Trên thế giới cá chạch lấu có mặt ở các nước: Ấn Độ, Lào, Pakistan, Sumatra, SriLanka, Thái Lan, Trung Quốc,… trong tự nhiên chúng phân bố rất rộng, từ vùng thượng lưu đến hạ lưu, vùng đầm lầy, cửa sông, hay sống dưới những lòng sông có đáy cát mịn hay thô và những nơi có thảm cỏ thực vật dày. Đây là loài sống ẩn nấp, chui rúc, chúng thường tập trung chủ yếu ở các kênh, hồ vào những tháng mùa hè hoặc những vùng ngập lũ vào các tháng mùa mưa. Đây là loài sống khác biệt với những loài khác chúng thích sống một mình dưới đáy sâu ở những nơi nước chảy nhẹ hay nước tĩnh (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Nam Trung Bộ. Chúng tập trung đông tại các khe, kè đá, chân cầu… nơi nước chảy nhẹ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 ). 2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng Cá chạch lấu là loài cá ăn tạp thích bắt mồi về đêm, trong tự nhiên chúng ăn các loại côn trùng sống đáy, các loài giun, ấu trùng giáp xác và cả mùn bã hữu cơ (Rainboth, 1996). Trong môi trường nhân tạo chúng có thể ăn các loại thức ăn tươi sống hay đông lạnh như: các loài tôm, cá nhỏ, ấu trùng muỗi, động vật phù du đặc biệt rất thích ăn các loài giun đất. Trong môi trường nuôi nhốt chúng vẫn có thể bắt mồi vào ban ngày nếu như bể nuôi được che bớt ánh sang (PetEducation, 2007). 4 2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng Đây là loài cá có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Ngoài tự nhiên, cá chạch lấu có chiều dài tối đa 90cm và khối lượng 500g (Huang,H et al,1987; Sokheng, C al, 1999). 2.2.5 .Đặc điểm sinh sản Cá tham gia sinh sản sau một năm tuổi, là loài đẻ trứng dính, trứng cá màu vàng, nơi cá đẻ là hang hốc, khe đá, bụi thực vật ven bờ. Theo Nguyễn Văn Triều (2009), sức sinh sản tuyệt đối của cá chạch lấu dao động trong khoảng từ 11.209 – 45.631 trứng/kg cá cái. Theo Rainboth (1996); Riede, (2004), mùa vụ sinh sản của cá ở sông Mêkông từ tháng 4 đến tháng 6. Cá thường tập trung sinh sản vào tháng 6 và 7 hàng năm (Nguyễn Văn Triều, 2009). 2.3 Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá chạch lấu. Nuôi vỗ thành thục là tạo mọi điều để thúc đẩy sự chuyển hóa bên trong cơ thể, tức là bắt cá phải chuyển hóa các chất dinh dưỡng của trứng. Chế độ nuôi vỗ này cần cung cấp đầy đủ thức ăn đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động sống hằng ngày của cá và đủ chất dinh dưỡng cho quá trình tạo trứng và tích lũy cho chu kỳ sinh dục sau (Nguyễn Văn kiểm, 2005). Do đó, trong nuôi vỗ thành thục phải giảm lượng thức ăn có thể còn 1 – 2 % vào cuối thời kỳ nuôi vỗ thành thục, thành phần và tỷ lệ trong thức ăn thay đổi, giảm lượng carbohydrate và tăng protein trong thức ăn, bổ sung thêm vitamin A, D, E hoặc khoáng vi lượng, tăng cường kích thích cá trong ao bằng các biện pháp sinh thái tổng hợp (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Thức ăn là nguồn vật chất cho sinh trưởng, nguồn năng lượng cho sự trao đổi chất và là nguồn nguyên liệu cho sự tạo thành sản phẩm sinh dục. Khi môi trường thiếu thức ăn, sự thành thục của cá bị ảnh hưởng xấu như hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục thấp, đặc biệt mức độ phát triển không đồng điều của noãn bào cũng như khả năng rối loạn thành thục của cá tăng lên mặc dù các điều kiện khác của môi trường sống thuận lợi Quá trình thành thục của cá cần cung cấp năng lượng thường xuyên cho hoạt động sống, tích lũy vật chất dinh dưỡng và chuyển hóa thành những chất đặc trưng cho trứng. Mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đòi hỏi thành phần và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Thức ăn phải phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của loài (Nguyễn Văn Kiểm. 2005). Theo Nguyễn Văn Khải (2008) khi nuôi vỗ cá Chạch lấu ở mật độ 3 kg/lồng bằng các loại thức ăn như: tép, cá tạp, thức ăn chế biến thì nhận thấy cả ba loại 5 thức ăn đều có tác động đến hệ số thành thục của cá, trong đó nuôi vỗ bằng tép cho hệ số thành thục cao nhất (9,38 %). Tép là thức ăn có tần số xuất hiện chiếm tỷ lệ khá cao (58%) trong ống tiêu hóa cá Chạch lấu ngoài tự nhiên. Thành phần dưỡng chất trong tép bao gồm đạm chiếm 71,8 %, lipid chiếm 31,1%, khoáng 11,3 %, độ ẩm 80,1 %. 6 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012. Địa điểm: Trại cá khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ 3.2.Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm - Thức ăn nuôi vỗ thành thục sinh dục. - Các loại kích dục tố: HCG, LRH-a + DOM, Não thùy. - Kính hiển vi, kính lúp, cân điện tử, nhiệt kế. - Dao mổ, kéo, kim chích, xô. - Bể nuôi vỗ, bể đẻ, bể ấp. - Cá bố mẹ được thu mua từ Đồng Tháp và một số tỉnh khác. 3.3.Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Bố trí thí nghiệm 3.3.1.1 Nuôi vỗ cá chạch lấu Thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ Thí nghiệm nuôi vỗ được bố trí trên bể composite, mỗi bể có thể tích 1m3 , mức nước sâu 0,8m, theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Cá chạch lấu đưa vào nuôi vỗ thành thục sinh dục là những cá trưởng thành có kích cỡ trung bình từ 100 – 300g/con được thu từ tự nhiên từ các đống chà, đặt lù, đặt dớn,… Tỷ lệ đực cái là 1:1 Mật độ nuôi vỗ: 1kg/m3/bể. Thời gian thí nghiệm nuôi vỗ là 3 tháng (từ tháng 02/2012 đến tháng 5/2012). Với NT 1 sử dụng tép sông, NT 2 sử dụng trùn quế và NT 3 sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi vỗ trong quá trình thí nghiệm. Phương thức cho ăn Thức ăn đặt trong sàn ăn, mỗi bể đặt 1 sàn ăn. Ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều mát. Giai đoạn nuôi vỗ tích cực cho ăn 5 – 7% khối lượng thân/ngày, giai đoạn nuôi vỗ thành thục cho ăn 3% khối lượng thân/ngày. Thức ăn trước khi cho ăn được rửa bằng NaCl 2-3 0/00 .để loại ký sinh trùng. 7 Tép sông Trùn quế Cá tạp Hình 3.1 Các loại thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi vỗ. Chăm sóc và quản lý Trong quá trình nuôi vỗ, thường xuyên thay nước cho cá (2 ngày/lần), với lượng nước thay khoảng 20 – 30% bể nuôi. Hằng ngày phải xi phong đáy bể, tránh thức ăn dư thừa và phân cá thải ra lắng đáy làm ô nhiễm nước trong bể. 3.3.1.2 Sinh sản nhân tạo cá chạch lấu Thí nghiệm kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng HCG Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức sử dụng liều lượng hormone khác nhau được trình bài ở bảng 3.1. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.Trong trong các thí nghiệm dưới mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Bảng 3.1 Liều lượng HCG (UI/kg cá cái) kích thích sinh sản cá Nghiệm thức Liều lượng HCG (UI/kg♀) 1 1500 2 2000 3 2500 Cá sử dụng trong thí nghiệm là cá thành thục được lấy từ thí nghiệm nuôi vỗ. Sau khi tiêm hormon cá được giữ ổn định trong xô nhựa để theo dõi. 8 Thí nghiệm kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng LRHa (có kết hợp với 10mg DOM/kg cá cái) Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức có liều lượng LRHa khác nhau theo bảng 3.2.Trong trong các thí nghiệm dưới mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Bảng 3.2 Liều lượng LRHa (µg/kg♀) kích thích sinh sản cá Nghiệm thức Liều lượng LRHa (µg/kg♀) 1 100 2 150 3 200 Thí nghiệm kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng Não thùy Sử dụng não thùy với các liều lượng khác nhau để kích thích sinh sản cá được trình bày ở bảng 3.3.Trong trong các thí nghiệm dưới mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Bảng 3.3 Liều lượng Não thùy (mg/kg♀) kích thích sinh sản cá Nghiệm thức Liều lượng não thùy (mg/kg♀) 1 3 2 5 3 7 Trong các TN kích thích sinh sản cá ở trên, liều lượng kích thích cho cá đực bằng 1/3 liều lượng cho cá cái 9 HCG và Não Thùy LH-RHa Hình 3.2 Các loại kích thích tố dùng để kích thích cá sinh sản 3.3.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản Để chọn cá bố mẹ thường dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài như màu sắc cơ thể, mức độ xung huyết của lỗ sinh dục...kết hợp dùng que thăm trứng để chọn. Cá cái: chọn cá khỏe mạnh, không bị thương tật, không bị xây xát, màu sắc ánh vàng, phần bụng to, mềm đều, da bụng mỏng, lổ sinh dục to, tròn và lồi lên, màu hồng nhạt. Dùng que thăm trứng thấy trứng rời, đồng đều và có màu vàng. Đường kính trứng của cá sẵn sàng để kích thích sinh sản là >=1.45 mm. Cá đực: Chọn con đực có thân thon dài, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật, có lỗ sinh dục tròn và hơi lõm vào trong. Dùng tay vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có sẹ có màu trắng đuc, đặc như sữa chảy ra. Vị trí tiêm thuốc cho cá là ở cơ lưng. Hình 3.3 Tiêm thuốc cho cá 10 3.3.3 Phương pháp thụ tinh nhân tạo và ấp trứng 3.3.3.1 Phương pháp thụ tinh nhân tạo Sau khi tiêm cá cái xong khoảng 4 – 5 giờ tính từ lần tiêm cuối cùng có thể kiểm tra cá. Tiến hành vuốt nhẹ bụng cá cái ở gần lỗ sinh dục nếu thấy trứng của cá chảy ra thì trứng đã rụng, tiến hành chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng cho cá sinh sản nhân tạo. Trước khi vuốt trứng, tiến hành vuốt tinh cá đực và bảo quản tinh dịch trong nước muối sinh lí 90/00(0.5ml). Hình 3.4 vuốt trứng cá Sau đó tiến hành vuốt trứng cá cái. Trước khi vuốt trứng cá, dùng khăn mềm lau khô dụng cụ chứa trứng cá và thân cá. Vuốt nhẹ bụng cá cái theo hướng từ đầu xuống bụng cá, đồng thời dùng thao để đón trứng rơi ra từ lỗ sinh dục của cá. Sau đó đổ tinh dịch của cá đực vào trứng, dùng lông gà khuấy đều, rồi cho dung dịch thụ tinh vào (3g muối + 4 g urê + 1 lít nước) khuấy đều khoảng 2 -3 phút để trứng thụ tinh. Sau khi cho trứng thụ tinh xong ta tiến hành rãi trứng lên khay ấp trứng, tiến hành ấp trứng. 3.3.3.2 Phương pháp ấp trứng Trứng cá chạch lấu sau khi gieo tinh được rãi đều trên khay ấp trứng. Định kỳ 12 giờ thay nước 1 lần. Khay ấp có chiều rộng 25cm, dài 30-40cm, cao 7-9cm. Hai thành khay mỗi bên có 3 dãy lỗ đường kính 1cm và được dán lưới có mắt 1mm. Lượng nước được điều chỉnh bằng ban điều tốc sau cho nước được đảo đều nhẹ nhàng trong hệ thống. 11 Hình 3.5 khay ấp trứng 3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu 3.3.4.1 Phương pháp thu mẫu môi trường Chỉ tiêu môi trường: Theo dõi các yếu tố như oxy, pH, nhiệt độ....Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ngày 2 lần vào lúc 8 giờ và 14 giờ, oxy và pH cách nhau 4 ngày đo một lần, đối với quá trình nuôi vỗ. Khi ấp trứng và giữ cá bố mẹ trong quá trình kích thích sinh sản các yếu tố môi trường được đo 6 giờ/lần. Hình 3.6 Các dụng cụ dung để đo các yếu tố môi trường 3.3.4.2 Phương pháp thu các chỉ tiêu sinh sản của cá Sự thành thục của cá bố mẹ Sau 1 tháng nuôi vỗ tiến hành kiểm tra mức độ thành thục, 30 ngày/lần bằng hình thức quan sát ngoại hình kết hợp với thăm trứng và giải phẩu để xác định giai đoạn thành thục của buồng trứng và hệ số thành thục. Đàn cá nuôi được xác định tỷ lệ và hệ số thành thục dựa vào công thức sau: 12 Số cá thành thục + Tỷ lệ thành thục = ----------------------- X 100 Số cá nuôi vỗ Khối lượng tuyến sinh dục + Hệ số thành thục = ----------------------------------- X 100 Khối lượng thân Các chỉ tiêu sinh sản của cá Thời gian hiệu ứng: được tính từ lần tiêm cuối cùng đến khi cá đẻ trứng đồng loạt. Số lượng cá rụng trứng Tỷ lệ cá đẻ (%) = --------------------------- X 100 Tổng số cá được tiêm Số lượng trứng đẻ ra Sức sinh sản thực tế (trứng/g cá cái) = -----------------------------------------Khối lượng cá cái tham gia sinh sản Số lượng trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh (%) = ------------------------------ x 100 Số lượng trứng quan sát Số lượng cá nở Tỷ lệ nở (%) = ---------------------- x 100 Số trứng thụ tinh Quá trình phát triển phôi: ngay sau khi thụ tinh, sự phát triển của phôi được quan sát dưới kính hiển vi quang học, nhằm xác định thời gian nở. 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được sẽ tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (ANOVA) bằng phần mềm SPSS 16.0 và phần mềm Excel. 13 Phần IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả nuôi cá bố mẹ 4.1.1 Điều kiện môi trường Các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm nuôi cá bố mẹ được trình bày ở bảng 4.1 Thời điểm NT1 NT2 Nhiệt độ Sáng 28.51±1.46 28.54±0.79 28.74±0.82 (oC) Chiều 30.22±1.17 30.48±1.02 29.91±1.19 Sáng 5.00±0.42 5.00 ± 0.42 5.21±0.28 O2 (mg/L) Chiều 5.33±0.37 5.28±0.27 5.65±0.42 Sáng 7.43±0.35 7.42±0.44 7.39±0.32 Chiều 7.72±0.51 8.02±0.29 8.00±0.39 Nhiệt độ (oC) Sáng 28.86±1.20 28.55±0.98 28.23±0.71 Chiều 30.26±1.22 30.45±1.51 30.24±0.87 Sáng 4.59±0.37 5.00±0.41 5.27±0.29 O2 (mg/L) Chiều 5.58±0.37 5.34±0.33 5.69±0.49 Sáng 7.45±0.32 7.39±0.35 7.45±0.32 Chiều 8.01±0.35 8.02±0.36 8.00±0.39 Nhiệt độ (oC) Sáng 28.76±1.00 28.70±0.95 28.71±1.05 Chiều 30.25±0.90 30.42±0.85 30.00±1.11 O2 Sáng 5.00±0.37 5.10±0.30 5.22±0.28 Tháng Chỉ tiêu 2 pH 3 pH 4 NT3 14 (mg/L) Chiều 5.34±0.35 5.38±0.30 5.65±0.42 Sáng 7.43±0.30 7.47±0.34 7.41±0.38 Chiều 8.02±0.41 8.04±0.42 8.02±0.39 pH Nhiệt độ Nhiệt độ trong quá trình nuôi vỗ trong các nghiệm thức nằm trong khoảng 28.51 – 30.48 oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm nằm trong khoảng 25 – 32 oC (Trương Quốc Phú,2004). Như vậy, với khoảng nhiệt độ trên là phù hợp với quá trình thành thục của cá chạch lấu. Oxy hòa tan Oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm dao động từ 4,59 – 5,69 mg/L. Theo Swingle (1969) thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 ppm. Tuy nhiên, nếu hàm lượng ôxy hòa tan vượt quá mức bảo hòa cá sẽ bị bọt khí trong máu, làm tắt nghẽn các mạch máu dẫn đến não và tim đưa đến xuất huyết các vây hậu môn. Ngoài ra, khi hàm lượng oxy thấp sẽ kiềm hãm tốc độ tăng trưởng của vật nuôi: Vật nuôi hoạt động yếu, lượng thức ăn do chúng sử dụng giảm, thậm chí có khả năng chết ngạt khi hàm lượng ôxy từ bằng hoặc thấp hơn 0.5 mg/l. Đồng thời, ôxy thấp còn thúc đẩy hiện tượng độc tố với thủy sinh vật trong môi trường nước (Nguyễn Đình Trung , 2004). Với khoảng ôxy dao động trung bình từ 2 – 5 mg/l thì cá, tôm vẫn phát triển bình thường (Trương Quốc Phú, 2006). Sự dao động ôxy hòa tan trong quá trình nuôi vỗ cá như trên là phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cá chạch lấu. pH Trong quá trình thí nghiệm, pH dao động trung bình trong khoảng từ 7,42 – 8,04 được ghi nhận ở bảng 4.1 cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động sinh lý bình thường của cá. 4.1.2 Sự thành thục của cá 4.1.2.1 Đặc điểm thành thục và tuyến sinh dục cá Ở cá chạch lấu, cá đực có thể xác định được bằng cách vuốt tinh ra khi chúng thành thục sinh dục. Qua quá trình nuôi vỗ và giải phẫu của nhiều mẫu cá để quan sát tuyến sinh dục và kết hợp với quan sát hình thái bên ngoài của cá chạch lấu đực và cái cho thấy rằng, có vài đặc điểm có thể xác định được giới tính và sự xác định này có độ chính xác cao trong mùa vụ sinh sản của cá. Các 15 đặc điểm hình thái bên ngoài của cá chạch lấu khi thành thục được mô tả qua bảng 4.2 như sau: Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu phân biệt cá đực và cá cái khi thành thục Chỉ tiêu qua sát Bụng cá Kích thước cơ thể Lỗ sinh dục Màu sắc cơ thể Cá cái Cá đực To , tròn Nhỏ, thon Ngắn Thon, dài To, tròn, lồi Nhỏ, lõm Màu vàng Màu xám đen Buồng trứng cá chạch lấu có hình ống hơi dài, màu vàng. Bên trong buồng trứng có vách ngăn ngang (tấm trứng), có nhiều mạch máu. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau và dẫn ra lỗ huyệt thông qua ống dẫn Hình 4.1 Hình thái tuyến sinh dục cá chạch lấu cái Buồng tinh cá chạch lấu là hai dãy nằm sát bên xương sống, có màu trắng đực, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp màng mỏng, một đầu dính vào lỗ sinh dục, một đầu tự do nằm giữa xoang nội quan. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng