Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Theo dõi quá trình sinh trưởng đàn gà móng tại trại chăn nuôi gia cầm trường đại...

Tài liệu Theo dõi quá trình sinh trưởng đàn gà móng tại trại chăn nuôi gia cầm trường đại học nông lâm thái nguyên.

.PDF
52
1
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƢƠNG THỊ HỒNG Tênchuyên đề: “THEO DÕI QUÁ TRÌNH SINH TRƢỞNG ĐÀN GÀ MÓNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Đại học chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƢƠNG THỊ HỒNG Tên chuyên đề: “ THEO DÕI QUÁ TRÌNH SINH TRƢỞNG ĐÀN GÀ MÓNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNGLÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Đại học chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: Thú Y – K45 – N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hoàng Hải Thanh Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô giáo TS.Hoàng Hải Thanhđã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em cũng xin đƣợc chân thành cảm ơn Ban quản lý trại chăn nuôi gia cầm trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập tại trại. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ và động viên tạo điều kiện cho bản thân em trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập vì chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi sai sót. Em kính mong đƣợc ý kiến nhận xét của thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo TS. Hoàng Hải Thanh để giúp cho bản thân em hoàn thiện kiến thức và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12năm 2017 Sinh viên Dƣơng Thị Hồng ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn gà của trại chăn nuôi gia cầm trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên từ năm 2013 đến nay ........................................... 6 Bảng 3.1. Sơ đồ khảo nghiệm ................................................................... 16 Bảng 3.3. Thành phần giá trị dinh dƣỡng trong thức ăn của gà................. 17 Bảng 3.4. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà khảo nghiệm ............................. 18 Bảng 3.5. Lịch dùng thuốc tăng sức đề kháng .......................................... 18 Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản ..................................... 28 Bảng 4.2. Lịch dùng vắcxin cho đàn gà sinh sản ...................................... 29 Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................... 32 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi ............. 33 Bảng 4.5. Sinh trƣởng tích lũy của gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi ..... 35 Bảng 4.6. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của gà khảonghiệm ............ 36 Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn ....................................................................... 38 Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng........................................ 39 Bảng 4.9. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà khảo nghiệm .............. 39 iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐH : Đại học KHKT : Khoa học kỹ thuật Nxb : Nhà xuất bản TĂ : Thức ăn TB : Trung bình TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 1 1.2.1 Mục đích ................................................................................................... 1 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện cơ sớ vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập .................... 5 2.2. Đối tƣợng vật nuôi và các kết quả sản xuất của cở sở ............................... 5 2.2.1. Đối tƣợng vật nuôi của trại ..................................................................... 5 2.2.2. Cơ cấu đàn gà của cơ sở .......................................................................... 5 2.3. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................... 6 2.3.1. Một số hiểu biết về sự di truyền của các tính trạng ở gia cầm ............... 6 2.3.2. Khả năng sinh trƣởng và các yếu tố ảnh hƣởng sinh trƣởng .................. 8 2.3.3. Sức sống và khả năng cảm nhiễm bệnh ................................................ 13 2.3.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................... 13 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP LÀM ĐỀ TÀI ......... 16 3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 16 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .............................................................. 16 3.2. Nội dung tiến hành ................................................................................... 16 v 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 16 3.3.1. Phƣơng pháp theo dõi ........................................................................... 16 3.3.2. Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng bệnh ................................... 17 3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 18 3.3.4. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 19 2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 20 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 21 4.1. Công tác chuẩn bị chuồng trại, chọn giống, chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng, trị bệnh................................................................................................. 21 4.1.2. Đối với đàn gà đẻ .................................................................................. 25 4.2. Kế t quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trƣởng và tiêu thụ thức ăn của đàn gà Móng. ............................................................................................ 32 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ...................................................................................... 33 4.2.2. Kết quả về sinh trƣởng của gà nghiên cứu ............................................ 34 4.2.3. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm ...................... 37 4.2.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế ........................................................... 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 41 5.1. Kết luận .................................................................................................... 41 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42 1 Phần1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đang trở thành ngành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của các hộ nông dân trong cả nƣớc, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật thì ngành chăn nuôi đã cung cấp một lƣợng lớn thực phẩm giá trị dinh dƣỡng cao cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng cho xã hội và đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ. Trong đó chăn nuôi gia cầm đang đƣợc chú trọng và khuyến khích tới các hộ nông dân trong cả nƣớc. Xã hội phát triển kinh tế ngày càng đi lên thì cuộc sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Do đó những đòi hỏi về nhu cầu thực phẩm nhƣ: thịt, trứng, sữa ngày càng cao.Đứng trƣớc nhu cầu thực tiễn sản xuất trên, thì nƣớc ta đã nhập một số giống gà lông màu có khả năng sinh trƣởng tốt, thích nghi với khí hậu của Việt Nam, trong đó có giống gà Móng. Gà Móng có đặc điểm dễ nuôi nhanh lớn, ít bệnh tật năng suất cao thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, song chất lƣợng thịt đƣợc ƣa chuộng ... Gà Móng là giống gà có sức sản xuất cao, sinh trƣởng nhanh, tầm vóc vừa, năng suất thịt cao, có khả năng chống chịu tốt với khí hậu địa phƣơng, ít bệnh tật, thịt mịn, thơm ngon hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “THEO DÕI QUÁTRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ MÓNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn gà Móng 2 - Thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà Móng. 1.2.2. Yêu cầu - Thực hiện đƣợc quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn gà Móng - Áp dụng đƣợc quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà Móng. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Quyết Thắng là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía tây của khu vực trung tâm thành phố và tất cả các đơn vị tiếp giáp xã này đều thuộc thành phố Thái Nguyên: phía bắc giáp xã Phúc Hà, phƣờng Quan Triều, phía đông giáp phƣờng Tân Thịnh và Thịnh Đán, phía nam giáp phƣờng Thịnh Đán, xã Thịnh Đức và xã Phúc Trìu, phía tây giáp xã Phúc Trìu và Phúc Xuân. Trên địa bàn xã có tuyến đƣờng tránh thành phố Thái Nguyên chạy qua, ngoài ra, tuyến tỉnh lộ 260 nối giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ cũng đi qua phần cực nam của xã. 2.1.1.2. Đất đai Năm 2004, khi mới thành lập, xã có diện tích 1.292,78 ha (12,9 km²) và dân số là 12.833 ngƣời,[1] mật độ cƣ dân đạt 992,7 ngƣời/km². Đất đai của xã Quyết Thắng đƣợc quy hoạch thành từng khu, do đó vấn đề sử dụng ruộng đất có hiệu quả trong lao động. Xã có đất nông nghiệp tƣơng đối màu mỡ. Diện tích đất chuyên dùng và đất nhà ở đƣợc quy hoạch mang tính chất ổn định. Còn diện tích ao hồ để sử dụng nuôi cá. 2.1.1.3. Dân cư Đa số là học sinh sinh viên đang sống và học tập tại Thái Nguyên. Ngƣời dân bản địa sống vòng quang các trƣờng Đại học trên địa bàn. 4 2.1.1.4. Khí hậu, thời tiết, thủy văn Xã Quyết Thắng là một xã nằm ở phía Bắc ở nƣớc ta nên nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân thời tiết mát mẻ và mùa hạ thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa thu thời tiết mát mẻ và mùa đông thời tiết khô hanh ít mƣa. Nhiệt độ trung bình và thời tiết của xã từ 170C đến 280C. Mùa hè nhiệt độ từ 250C - 380C. Mùa đông nhiệt độ từ 150C - 200C. Ẩm độ trung bình trong năm từ 60-80%. Lƣợng mƣa trung bình là 1400mm đến 1600mm/năm. Với điều kiện thời tiết thay đổi nhƣ vậy là nguyên nhân xảy ra nhiều loại bệnh cho gia súc gia cầm vì vậy Thú y xã thƣờng xuyên kết hợp với Trạm thú y Phƣờng thƣờng tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc vào vụ chiêm xuân và vụ hè thu để phòng chống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. 2.1.1.5. Giao thông, thủy lợi Hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã đã = 235.5 ha, tổ chức giao ruộng cho các hộ có đất đạt 90% kế hoạch đề ra. Công tác đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 đào Đắp, nạo vét các tuyến mƣơng với chiều dài 18,25 km. Giao thông thuận lợi có đƣờng trục chính là đổ bê tông rộng 5m trở lên, đƣờng liên thông cũng bê tông hóa 5 m, đƣờng trong các xóm cũng đƣợc xây dựng theo trƣơng trình nông thôn mới. Chăn nuôi tập trung với diện tích 6 ha. Hệ thống tƣới tiêu đã đƣợc hệ thống hóa, đƣờng rộng 3 m đang trong kế hoạch bê tông hóa giúp cho việc phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi. Chợ của xã Quyết Thắng đang xây dựng là địa điểm thuận lợi cho giao thông buôn bán cho bà con trong xã. 5 2.1.2. Điều kiện cơ sớ vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập Trại có tổng diện tích là 30.960 m2. Bao gồm 27.960 m2 đất và 3.000 m2 mặt nƣớc. Trong đó: + Gồm 4 dãy chuồng với diện tích 5660,6 m2 và2 kho rộng 80 m2,1 dãy nhà ở và sinh hoạt cho công nhân, phần diện tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực đƣợc rào bằng thép B40 với tổng chiều dài 220 m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác. + Khu nhà xƣởng và công trình phụ trợ có diện tích 520 m2. Trong đó có các công trình nhƣ: 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20 m2 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30 m2 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50 m2 01 Kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót…..): 20 m2 Toàn bộ diện tích đƣợc rào bằng tƣờng gạch kết hợp với lƣới thép B40 với tổng chiều dài là 180 m. 2.2. Đối tƣợng vật nuôi và các kết quả sản xuất của cở sở 2.2.1. Đối tượng vật nuôi của trại Trại chăn nuôi gia cầm trƣờng Đại học Nông Lâm, loại gà khác nhau nhƣ:Gà Móng, ÁcRi, Isa Brown,Lợn… 2.2.2. Cơ cấu đàn gà của cơ sở - Cơ cấu đàn gà của trại trong 3 năm gần đây - Cơ cấu đàn gà của trại từ năm 2013 đến nay nhƣ sau: 6 Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn gà của trại chăn nuôi gia cầm trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên từ năm 2015 đến nay Số lƣợng đàn gà của các năm (con) Loại gà Năm 2015 Năm 2016 Gà đẻ 505 512 450 Gà thịt 420 408 352 925 920 802 Tổng số 9/2017 Bảng 2.1.Cho thấy,số lƣợng đàn gà của trại giảm qua các năm. Số lƣợng gà đẻ nhiều hơn số lƣợng gà thịt. 2.3. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.3.1. Một số hiểu biết về sự di truyền của các tính trạng ở gia cầm Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó. Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm nhƣ: Sinh trƣởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt…đều là những tính trạng số lƣợng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể (NST) qui định. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lƣợng đƣợc qui định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lƣợng phải có môi trƣờng phù hợp mới đƣợc biểu hiện hoàn toàn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [9], thì giá trị đo lƣờng của tính trạng số lƣợng trên một cá thể đƣợc gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic 7 value) và giá trị có liên quan đến môi trƣờng là sai lệch môi trƣờng (Environmental deviation). Nhƣ vậy kiểu gen qui định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trƣờng gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hƣớng này hoặc hƣớng khác. Quan hệ đó đƣợc biểu thị nhƣ sau: P= G + E Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trƣờng Tuy nhiên khác với tính trạng chất lƣợng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lƣợng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhƣng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hƣởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tƣợng này gọi là hiện tƣợng đa gen (Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội, tƣơng tác gen nên đƣợc biểu thị theo công thức sau: G = A+ D + I Trong đó: G: Là giá trị kiểu gen A: Là giá trị cộng gộp D: Là giá trị sai lệch trội I: Là giá trị sai lệch tƣơng tác. Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống qui định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định đƣợc và di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống. Hai thành phần sai lệch trội (D) và tƣơng tác gen (I) cùng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định đƣợc thông qua con đƣờng thực nghiệm. D và I không di truyền đƣợc và phụ thuộc vào vị trí và sự tƣơng tác 8 giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống. Đồng thời tính trạng số lƣợng cũng chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng chung và môi trƣờng riêng: - Sai lệch môi trƣờng chung (General environmental) (Eg) là sai lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có tính chất thƣờng xuyên không cục bộ nhƣ: Thức ăn, khí hậu…do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các thành phần khác nhau trên một cơ thể. - Sai lệch môi trƣờng riêng (Environmental deviation) (Es) là các sai lệch do các yếu tố môi trƣờng tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật. Loại này có tính chất không thƣờng xuyên và cục bộ nhƣ: thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra… Nhƣ vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G), môi trƣờng (E) của một cá thể biểu hiện nhƣ sau: P = A+ D+I + Eg + Es. Do đó để đạt đƣợc năng suất, chất lƣợng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình nhƣ mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trƣờng thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống. Trong đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng (E) đến giá trị kiểu hình, từ đó tìm ra mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ tạo ra môi trƣờng thích hợp để tiềm năng của giống (G) đƣợc thể hiện ra giá trị kiểu hình (P) có lợi cho ngƣời chăn nuôi. 2.3.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng 2.3.2.1. Khái niệm về sinh trưởng Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trƣởng thành khối lƣợng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trƣớc tiên là tế bào tăng lên về số lƣợng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lƣợng và kích thƣớc. 9 Từ đó, dẫn đến khối lƣợng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là do sự tích luỹ các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Tác giả Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đƣờng (1992) [7], đã khái quát: “Sinh trƣởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lƣợng của từng cơ quan, bộ phận cũng nhƣ toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trƣớc”. Sinh trƣởng của vật nuôi nói chung và sinh trƣởng của gà nói riêng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dƣỡng và các điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng khác. 2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và cho thịt của gia cầm *Ảnh hƣởng của giống Mỗi giống có một tốc độ sinh trƣởng nhất định. Sự khác nhau về tốc độ sinh trƣởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhƣng ở các môi trƣờng khác nhau thì có tốc độ sinh trƣởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trƣờng phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris (1997) [18] đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cƣờng độ sinh trƣởng. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3] cho biết, gà con ở 40 ngày tuổi khối lƣợng tăng gấp 10 lần so với 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lƣợng so với lúc 01 ngày tuổi. Khảo sát khả năng sinh trƣởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòng TĐ9 có khả năng sinh trƣởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối lƣợng sống vƣợt dòng TĐ8 12,90% và vƣợt TĐ3 17,40%, (Lê Hồng Mận và cs, 1996 [4]). Sự sai khác nhau về sinh trƣởng và khối lƣợng cơ thể còn chịu ảnh hƣởng của tính biệt, thông thƣờng con trống phát triển hơn con mái: Ở gà 10 hƣớng thịt giai đoạn 60-70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180-250 (g), (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3]). Theo tài liệu của Chambers (1990) [17], cho biết: Có nhiều gen ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng chung, có gen ảnh hƣởng đến một vài tính trạng riêng lẻ. Godfry và Raap [16], và nhiều tác giả khác cho rằng có nhiều hơn 15 gen qui định tốc độ sinh trƣởng. Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trƣởng do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen về sinh trƣởng liên kết giới tính cho nên con trống thƣờng lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình sinh trƣởng của gia cầm. *Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh dƣỡng không những ảnh hƣởng tới sinh trƣởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trƣởng. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993) [5] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cho năng suất cao đã đƣợc xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lƣợng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy đƣợc khả năng sinh trƣởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lƣợng. Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà broiler, nên bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đƣa lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi gà broiler. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy đƣợc tiềm năng sinh trƣởng thì trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu dinh dƣỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi. 11 * Ảnh hƣởng của chăm sóc Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trƣởng của gà còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ chăm sóc nuôi dƣỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật độ nuôi. + Ảnh hưởng của nhiệt độ Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [8] thì nhiệt độ chuồng nuôi gà sau 28 ngày thích hợp là 18 – 200C. Nhiệt độ ảnh hƣởng rất lớn tới nhu cầu năng lƣợng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trƣờng. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau. Theo Cerniglia và Herrtand Walt [14], thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 100C tiêu thụ năng lƣợng của gà biến đổi tƣơng đƣơng 2 kcal, mà nhu cầu về năng lƣợng và các vật chất dinh dƣỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng. Wash Burn (1992) [19], cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trƣởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà Broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir (1992) [17], qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trƣờng 350C ẩm độ tƣơng đối 66 % đã làm giảm quá trình tăng khối lƣợng cơ thể 30 - 35% ở gà trống 20 – 30 % ở gà mái so với điều kiện thích hợp về khí hậu. Thông thƣờng khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trƣởng của gà ngƣời ta đã sử dụng thức ăn cao năng lƣợng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng nhƣ axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, Vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dƣỡng mà gà tiếp nhận đƣợc không thấp hơn nhu cầu của chúng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu ở nƣớc ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù 12 hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng. + Ảnh hưởng của ẩm độ và thông thoáng Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của gia cầm. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ƣớt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hƣởng xấu tới gà, đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng làm tổn thƣơng đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh Cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trƣởng của gà. Độ thông thoáng trong chuồng nuôi có vai trò quan trọng trong việc giúp gà đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật. Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hƣởng tới tăng khối lƣợng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trƣởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lƣu thông không khí lớn hơn gà nhỏ. + Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân [3], với gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng nhƣ sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cƣờng độ chiếu sáng 20 lux /m2, ngày thứ tƣ đến kết thúc thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cƣờng độ chiếu sáng còn 5lux/m2. Khi cƣờng độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm tốc độ tăng khối lƣợng. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhƣng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng đƣợc phân bố đều trong chuồng, hoặc có thể sử dụng bóng đèn có cùng công suất của để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn. + Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt 13 Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lƣợng khí thải NH 3, CO2,H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hƣởng tới khả năng tăng khối lƣợng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngƣợc lại mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. Do vậy tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thí nghiệm 2.3.3. Sức sống và khả năng cảm nhiễm bệnh Sức sống của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giúp ta đánh giá đƣợc khả năng thích nghi và chống đỡ bệnh tật của đàn gia cầm. Sức sống cũng là tính trạng di truyền số lƣợng, nó đặc trƣng cho từng loài, giống và từng cá thể. Sức sống đƣợc biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn, từ sơ sinh đến lúc giết thịt. Sức sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ: Điều kiện thời tiết, khí hậu, thức ăn, nƣớc uống, quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng và vệ sinh thú y. Nếu một trong các yếu tố nói trên đột ngột thay đổi sẽ có ảnh hƣởng xấu đến sức sống của gia cầm. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khả năng di truyền giống, nếu mức độ giao phối cận thân tăng lên cũng làm giảm khả năng thích ứng, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, làm cho sức sống giảm rõ rệt. Một yếu tố nữa ảnh hƣởng đến tỷ lệ nuôi sống của gia cầm đó là sức sống của đàn gà bố mẹ. Nếu đàn gà bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh, sinh sản tốt thì tỷ lệ nuôi sống của đàn con cao và ngƣợc lại. Khi nghiên cứu về khả năng thích nghi của gia cầm, ta thấy gà là loài vật có khả năng thích nghi tƣơng đối cao. 2.3.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phƣơng thức quảng canh nên năng suất thấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất