Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Theo dõi khả năng sản xuất của gà vbt nuôi tại nông hộ gia đình thuộc chương trì...

Tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà vbt nuôi tại nông hộ gia đình thuộc chương trình 30a huyện than uyên, tỉnh lai châu

.PDF
79
424
131

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ ANH THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ VBT NUÔI TẠI NÔNG HỘ GIA ĐÌNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ ANH THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ VBT NUÔI TẠI NÔNG HỘ GIA ĐÌNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM ĐĂNG HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Ngày tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Thị Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ long kính trọng và biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Kim Đăng – Giảng viên khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tạp và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ long biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà nội ngày 26 tháng 12 năm 2015 Học viên Hoàng Thị Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii Trích yếu luận văn ix PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu nhằm 2 1.3 Tính mới của vấn đề nghiên cứu 3 1.4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Chương trình 30A tại huyện Than Uyên 4 2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên- kinh tế - xã hội của huyện Than UyênLai Châu 4 2.1.2 Chương trình 30A tại huyện Than Uyên 5 2.2 Giới thiệu về giống gà VBT được nuôi trên địa bàn huyện Than Uyên 7 2.2.1 Giới thiệu nguồn nguyên liệu tạo ra gà VBT và gà VBT được chương trình 30A huyện Than Uyên tiếp nhận 7 2.2.2 Giới thiệu gà lai VBT 8 2.3 Cơ sở lý luận các tính trạng số lượng về năng suất trứng ở gia cầm 9 2.3.1 Bản chất di truyền của tính trạng số lượng 9 2.3.2 Các tính trạng số lượng liên quan đến khả năng đẻ trứng ở gia cầm 12 2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 19 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 19 2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.1.1 Đối tượng 24 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 3.1.2 Địa điểm 24 3.1.3 Thời gian 24 3.2 Nội dung nghiên cứu 24 3.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội của tại các xã thực hiện chương trình 30A của huyện Than Uyên 24 3.2.2 Một số chỉ tiêu của gà mái VBT giai đoạn từ 03 đến 19 tuần tuổi 24 3.2.3 Năng suất trứng của gà VBT giai đoạn 20 đến 40 tuần tuổi nuôi bằng phương thức và khẩu phần ăn khác nhau. 3.2.4 24 Tình hình chăn nuôi gà VBT sau khi thực hiện mô hình của Chương trình 30A tại huyện Than Uyên 24 3.3 Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa 24 3.3.2 Phương pháp triển khai thí nghiệm theo dõi các thông số kỹ thuật 25 3.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu. 30 3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 33 Tình hình kinh tế, xã hội các xã thuộc chương trình 30A huyện Than Uyên 33 4.2 Kết quả theo dõi gà VBT nuôi giai đoạn hậu bị 35 4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống từ 4 – 19 tuần tuổi của gà VBT nuôi tại hộ gia đình 36 4.2.2 Khối lượng cơ thể của gà mái VBT từ 4 – 19 tuần tuổi nuôi tại nông hộ 38 4.2.3 Lượng thức ăn thu nhận của gà mái VBT giai đoạn từ 1 – 19 tuần tuổi 43 4.3 Kết quả theo dõi gà mái VBT nuôi giai đoạn đẻ trứng 45 4.3.1 Theo dõi gà VBT nuôi ở hai phương thức khác nhau 45 4.3.2 Theo dõi gà VBT nuôi ở 2 khẩu phần khác nhau 51 4.4 Tình hình chăn nuôi gà VBT sau khi thực hiện mô hình của Chương trình 30A tại huyện Than Uyên 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1 Kết luận 62 2 Kiến nghị 62 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt NXB Nhà xuất bản TT Tuần tuổi NT Ngày tuổi LTATT Lượng thức ăn tiêu thụ cs Cộng sự TB Trung bình TĂ Thức ăn PTNT Phát triển nông thôn SLT Sản lượng trứng ĐVT Đơn vị tính VBT Gà lai F1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Theo dõi tỷ lệ nuôi sống gà VBT tại các mô hình từ 3 – 19 tuần tuổi Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng của gà hậu bị từ 3 đến 19 26 tuần tuổi 26 Bảng 4.1 Đặc điểm của 03 xã vùng Dự án 34 Bảng 4.2 Tỷ lệ nuôi sống của gà mái VBT tại các điểm chăn nuôi 37 Bảng 4.3a Khối lượng cơ thể của gà mái VBT nuôi tại hộ ở xã Mường Cang 39 Bảng 4.3b Khối lượng cơ thể của gà mái VBT nuôi tại hộ ở xã Mường Kim 41 Bảng 4.3c Khối lượng cơ thể của gà mái VBT nuôi tại hộ ở xã Mường Than 42 Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của gà mái VBT nuôi tại các hộ gia đình 44 Bảng 4.5 Tuổi thành thục sinh dục cua gà VBT nuôi tại các phương thức 46 Bảng 4.6 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái VBT nuôi ở 2 phương thức 47 Bảng 4.7 Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 trứng của gà VBT khi nuôi ở hai phương thức Bảng 4.8 Bảng 4.9 50 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, TTTA/10 trứng của gà VBT nuôi ở 2 khẩu phần ăn khác nhau 52 So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà VBT ở 02 khẩu phần 54 Bảng 4.10 Kết quả chăn nuôi gà VBT tại các xã của Dự án từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 07 năm 2015 (10 tháng) Bảng 4.11 Biểu tổng hợp số liệu chăn nuôi gà VBT của Dự án qua các năm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 58 60 Page vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà VBT 38 Hình 4.2a Khối lượng cơ thể của gà mái VBT nuôi tại hộ ở xã Mường Cang 40 Hình 4.2b Khối lượng cơ thể của gà mái VBT nuôi tại hộ ở xã Mường Kim 41 Hình 4.2c Khối lượng cơ thể của gà mái VBT nuôi tại hộ ở xã Mường Than 43 Hình 4.3a Tỷ lệ đẻ của gà VBT nuôi ở 02 phương thức 48 Hình 4.3b Biểu đồ đẻ trứng của gà VBT nuôi ở 02 phương thức 49 Hình 4.4 Biểu đồ đẻ trứng của gà VBT nuôi với 02 khẩu phần ăn khác nhau 53 Hình 4.5 Tỷ lệ đẻ của gà VBT nuôi khẩu phần ăn khác nhau Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 53 Page viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Sử dụng gà giống VBT của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn Vật nuôi – Viện Chăn nuôi quốc gia cung cấp cho các hộ được lựa chọn trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Với tổng số 12.000 gà giống 21 ngày tuổi hỗ trợ cho 200 hộ dân. Xã Mường Than 90 hộ tham gia được cấp với 5.400 con gà giống, xã Mường Cang 60 hộ với 3.600 con gà giống và xã Mường Kim 50 hộ với 3.000 con gà giống. Kiểm tra và theo dõi gà nuôi tại 9 hộ đại diện ở 3 xã của Dự án. Tổng số gà cân theo dõi là 90 con/tuần (mỗi hộ có số gà được cân xác định hàng tuần từ 30 – 35 con). Kết quả theo dõi cho thấy sinh trưởng của gà mái hậu bị tăng dần theo tuần tuổi, điều này cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Khối lượng cơ thể của gà đều đạt thấp hơn so với chuẩn từ 100 – 202 gam/con (tại tuần 6 thấp hơn so với tiêu chuẩn là 202 gam/con, tại tuần 8 thấp hơn so với tiêu chuẩn là 180 gam/con). Phương thức nuôi nhốt cho ăn bằng thức ăn đậm đặc với ngô, cám gạo, có tỷ lệ đẻ bình quân tính đến 40 tuần tuổi là 47,08%, năng suất trứng/mái/40 tuần tuổi đạt 69,21 quả, mức TTTA/10 trứng là 3,29kg. Đối với gà nuôi ở phương thức bán chăn thả tỷ lệ đẻ đạt 43,9%, năng suất trứng/mái/40 tuần tuổi đạt 64,61 quả, mức TTTA/10 trứng là 3,51kg. Cho gà VBT ăn khẩu phần gồm thức ăn đậm đặc trộn với ngô và cám gạo cũng như ăn khẩu phần thức ăn đậm đặc trộn với ngô và thóc tẻ gà đạt năng suất trứng tương đương nhau và dao động ở mức là 64,38 – 64, 64 quả/mái/40 tuần tuổi và mức TTTA/10 trứng dao động từ 3,46 – 3,48kg. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Than Uyên là huyện nghèo nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, có đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Song với điểm xuất phát từ nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi, dân cư phần lớn là người dân tộc thiểu số, giao thông, hệ thống điện lưới, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi chăn nuôi gia cầm nói riêng còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Nhận thức về kinh tế thị trường cung - cầu của người dân còn hạn chế, nên các hộ ít đầu tư vào sản xuất chăn nuôi gia cầm. Việc tiếp cận, nắm bắt kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi chưa được quan tâm thường xuyên, vì vậy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao. Chăn nuôi chủ yếu là giống địa phương có năng suất thấp. Theo số liệu được phòng Lao động và Thương binh xã hội (TBXH) huyện Than Uyên cung cấp, số hộ nghèo trong toàn huyện năm 2009 có 3.857 hộ, năm 2014 có 2.698 hộ, chiếm tỷ lệ từ 23,3 – 19,5% trong tổng số hộ của toàn huyện. Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn, và giữa các nhóm dân tộc, nhóm dân cư. Chính phủ đã ra Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 (gọi tắt là Chương trình 30A của Chính phủ) về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo cả nước và huyện Than Uyên là một trong 62 huyện trên, được hưởng lợi ích từ chương trình này. Chính sách hỗ trợ được thực hiện từ năm 2009 với các nội dung như: xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, giáo dục, y tế, hỗ trợ sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Trong đó hỗ trợ sản xuất chăn nuôi gia cầm từ năm 2010 đến nay dưới hình thức xây dựng mô hình theo quy mô chăn nuôi gia cầm nông hộ từng vùng kết hợp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng nhóm hộ gia đình nhằm thay đổi nhận thức của người Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 dân trong sản xuất chăn nuôi. Để sản xuất chăn nuôi gia cầm phát triển, phát huy tốt các chính sách hỗ trợ, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi nói chung, sản xuất chăn nuôi gia cầm nói riêng theo hướng chất lượng, nâng cao hiệu quả, thực hiện tốt được mục tiêu của Chương trình 30A. Từ tháng 10/2013 phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) huyện Than Uyên đã lựa chọn và nhập giống gà VBT cho một số xã nghèo trên địa bàn huyện và hỗ trợ kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Đây là giống gà mới của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi Quốc gia sản xuất và được lai tạo giữa gà trống Zolo với gà mái Lương Phượng theo tỉ lệ lai pha máu thích hợp. Gà VBT thuộc hướng kiêm dụng và có nhiều ưu điểm nổi trội so với gà Lương Phượng là có tính chịu nóng tốt, thích ứng với nhiều vùng sinh thái và chăn nuôi tốt ở phương thức nuôi nhốt cũng như bán chăn thả. Gà mái VBT trưởng thành có màu lông đồng nhất màu vàng nâu đất đốm đen, mào đơn, mào tai trắng, da chân vàng, da thịt vàng (Vũ Ngọc Sơn, 2010). Khối lượng cơ thể gà mái lúc 19 tuần tuổi đạt từ 1.850 đến 1.900g/con, có tuổi đẻ trứng đầu lúc 135 ngày và năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 180 – 185 quả. Khối lượng trứng đạt 51 - 52g/quả, màu vỏ trứng phớt hồng tương tự trứng gà nội (Vũ Ngọc Sơn, 2010; Trần Quốc Hùng, 2012). Với đặc điểm này gà VBT có thể kết hợp vừa nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng, rất phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi tại huyện Than Uyên khi lựa chọn con giống để cung ứng cho các hộ dân tham gia Dự án. Xuất phát từ thực tiễn đó, để đánh giá được hiệu quả chăn nuôi gia cầm thực hiện Chương trình 30A của huyện Than Uyên. Nghiên cứu này đã triển khai theo dõi: “Theo dõi khả năng sản xuất của gà VTB nuôi tại nông hộ gia đình thuộc chương trình 30A tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu nhằm - Theo dõi khả năng sản xuất của đàn gà mái VBT nuôi tại các phương thức và áp dụng khẩu phần ăn khác nhau nhằm lựa chọn được phương thức nuôi và khẩu phần ăn thích hợp để khuyến cáo áp dụng trong sản xuất chăn nuôi gia cầm thuộc Chương trình 30A ở huyện Than Uyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 1.3. Tính mới của vấn đề nghiên cứu - Công trình của luận văn lần đầu tiên triển khai nghiên cứu nuôi gà VBT tại huyện miền núi vùng cao, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến so với cách nuôi truyền thống của nông hộ. 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Từ kết quả theo dõi gà VBT nuôi đẻ trứng tại nông hộ thuộc chương trình 30A ở huyện Than Uyên với phương thức nuôi và áp dụng khẩu phần ăn phù hợp sẽ tiến hành xây dựng được quy trình chăn nuôi gà VBT có hiệu quả 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được khả năng sản xuất của đàn gà VBT trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Than Uyên để có cơ sở cho việc tiếp nhận các giống vật nuôi phù hợp với điều kiện của vùng trong các chương trình hỗ trợ cho người nghèo. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Chương trình 30A tại huyện Than Uyên 2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên- kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên- Lai Châu 2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý – tự nhiên. Than Uyên là môt vùng đất lòng chảo, nằm ở phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn, được hình thành 3 khu vực rõ rệt: - Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy núi cao Phan Xi Păng, có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn. - Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dãy Pu San Cáp độ cao từ 6001.800m. - Khu vực giữa: Chạy dọc theo Quốc lộ 32 từ Phúc Than đến Khoen On, một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng có độ cao từ 500 – 650 m so với mặt biển. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 79.687,6 ha, trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 31.890,2 ha. - Đất sản xuất nông nghiệp: 6.163,9 ha. - Đất lâm nghiệp: 25.673,8 ha. - Đất phi nông nghiệp: 3.813,3 ha. - Đất chưa sử dụng: 43.984,0 ha. Huyện gồm 1 thị trấn (Than Uyên) và 11 xã trực thuộc (Pha Mu, Mường Mít, Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Tà Hừa, Tà Mung, Mường Kim, Ta Gia, Khoen On). 2.1.1.2. Đặc điểm về dân cư Tính đến năm 2014, dân số của huyện là 59,78 nghìn người thuộc các dân tộc, trong đó chủ yêu là dân tộc Thái chiếm 71,23%, dân tộc Kinh chiêm 13,62%, dân tộc Mông 9,95%, dân tộc Dao 0,6%, dân tộc Khơ Mú 1,96%, dân tộc Tày 0,3%, còn lại là các dân tộc khác. 2.1.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 + Về kinh tế: Với điều kiện tự nhiên đồi núi là chủ yếu, cơ sở vật chất: điện, đường trường, trạm còn nhiều thiếu thốn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ chưa cao…Than Uyên hiện còn đang là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, cơ cấu kinh tế kinh tế theo GDP: Nông- lâm- ngư nghiêp 40%, công nghiệp – xây dựng 31%, thương mại – dịch vụ 29%. Bình quân GDP (giá hiện hành) là 17,6 triệu đồng/người/ năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 26000 tấn, tốc độ tăng đàn gia súc ổn định 5,5 %. Thu ngân sách trên địa bàn 62 tỉ đồng, ngân sách địa phương thụ hưởng là 44,2 tỉ đồng. Cho đến thời điểm này, Than Uyên đang nhận hỗ trợ nguồn ngân sách từ Trung ương là chủ yếu về an sinh xã hội. +Về xã hội: Trên địa bàn huyện tất cả 12/12 xă, thị trấn đã có điện lưới quốc gia, 91% hộ được sử dụng điện luới. Y tế: 4 bác sĩ/ 1vạn dân, một số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Giáo dục: phổ cập giáo dục và chất lượng giáo dục đào tạo ở các cấp học được nâng cao. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao 19,66%, tỉ lệ lao động được đào tạo tập huấn 3,18% so với tổng số lao động trên địa bàn huyện 2.1.2 Chương trình 30A tại huyện Than Uyên Mặc dù Nghị quyết 30A được đưa ra từ năm 2008 nhưng đến năm 2009 mới triển khai Nghị định. Đến nay chương trình đã thực hiện được 5 năm. Mục tiêu của chương trình 30A là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đến năm 2020 đạt ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm khai hác tốt thế mạnh của địa phương hướng tới cơ bản xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Điều này có nghĩa là các nội dung mà chương trình 30A đưa ra không chỉ giúp người dân miền núi một cách tức thời mà sau đó người dân có thể tự mình vươn lên xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu. Mục tiêu của chương trình 30A về nội dung hỗ trợ sản xuất đã thực hiện Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 nhiều danh mục trên nhiều lĩnh vực khác nhau: hỗ trợ con giống, cây giống, hỗ trợ khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư, hỗ trợ xây dựng chuồng trại, tập huấn cho cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, tập huấn nghiệp vụ 30A cho các trưởng thôn bản.. Nhưng nội dung hỗ trợ sản xuất, khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư được chú trọng quan tâm và đầu tư dàn đều cho cả giai đoạn. Hỗ trợ sản xuất bao gồm chương trình sẽ hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm... ở các hộ nghèo. Các giống cây trồng vật nuôi được xem xét để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kinh tế, xã hội của địa phương: lợn lai 3/4 máu nội, trâu bò, gà lông màu, vịt, cá... Sau khi kết thúc mỗi mô hình, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm sẽ tiến hành tổng kết, nếu mô hình có hiệu quả thì tiến hành vận động người dân tiếp tục triển khai mô hình và nhân ra với diện rộng. Việc thực hiện tiếp nhận nguồn vốn để hỗ trợ sản xuất cho các hộ dân được UBND huyện giao cho phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Than Uyên trực tiếp quản lý điều hành như sau: + Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng phòng Lao động TBXH, phòng Dân tộc tiến hành khảo sát các hộ thuộc diện hộ nghèo chưa từng hưởng hỗ trợ khác trong hai năm liền kề từ các chương trình hỗ trợ trước đó (134, 135, tái định cư...) + Kết hợp cùng Trạm Khuyến nông lên kế hoạch lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất, vùng đất thâm canh tại địa phương trong mức ngân sách hỗ trợ đã được phê duyệt theo quy định. + Kết hợp với UBND các xã cấp phát vật tư cho các hộ đạt tiêu chuẩn, trợ giúp về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. + Tổng kết lại nội dung đã thực hiện: kết quả đã đạt được, thuận lợi, khó khăn. những đề xuất, kiến nghị sau thực hiện mô hình. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 2.2. Giới thiệu về giống gà VBT được nuôi trên địa bàn huyện Than Uyên 2.2.1. Giới thiệu nguồn nguyên liệu tạo ra gà VBT và gà VBT được chương trình 30A huyện Than Uyên tiếp nhận Gà VBT là gà lai F1 được tạo ra từ kết quả lai tạo giữa 2 nguồn nguyên liệu là gà Zolo với gà Lương Phượng. Giới thiệu nguồn nguyên liệu như sau: a) Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trường và sinh sản của gà Zolo Gà Zolo là giống gà hướng trứng thịt, được nhập vào Viện Chăn nuôi từ tháng 5/2007. Đây là giống gà lông màu có chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Qua theo dõi tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi: Gà Zolo lúc 01 ngày tuổi có lông màu vàng pha nâu đen, có sọc đen to ở giữa lưng, hai bên là sọc kép đen nhỏ, màu sắc chân; mỏ trắng hồng. Ở gà trưởng thành thì gà mái có lông màu nâu đất, cườm cổ vàng đốm đen, mào tích đơn đỏ to vừa phải, gà trống lông màu đen đỏ, phía dưới lườn bụng lông màu đen, mào tích đơn đỏ to, cườm cổ vàng, lông đuôi cong xanh đen. Cả gà trống và gà mái có da chân vàng, mỏ vàng, mào tai trắng đồng nhất (Vũ Ngọc Sơn và Phạm Công Thiếu. 2010). Giống gà Zolo là giống gà có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao qua các giai đoạn nuôi, giai đoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi) đạt từ 96,42 - 97,80%, giai đoạn gà dò (10 - 19 tuần tuổi) đạt từ 98,42 - 98,78%. Khối lượng cơ thể ở 19 tuần tuổi thì gà trống đạt từ 1557,2 - 1565,0g/con, gà mái từ 1374,8 - 1400,0 (g). Lượng thức ăn tiêu thụ từ 0-19 tuần tuổi trung bình gà trống 7884 g/con; gà mái 7583,75 g/con (Vũ Ngọc Sơn và Phạm Công Thiếu, 2000). So với gà Lương Phượng và một số giống gà lông màu khác thì gà Zolo có khả năng sinh sản cao hơn. Theo dõi nhận thấy, tuổi đẻ trứng đầu của gà Zolo là khá sớm (146 ngày tuổi), tuổi đẻ đạt 5% là 159 ngày tuổi, tuổi đẻ đạt 30% là 177 ngày tuổi, tuổi đẻ đỉnh cao là 207 ngày tuổi. So sánh với gà Ai Cập hướng trứng (Phùng Đức Tiến và cs., 2004) có tuổi đẻ 5% là 148,6 ngày tuổi và đạt đỉnh cao ở 210 ngày tuổi thì tuổi thành thục sinh dục của hai giống gà này là tương đương.. Gà Zolo có tỷ lệ đẻ bình quân/72 tuần tuổi từ 49,91- 50,17%, tương ứng đạt 181,7 - 182,62% quả/mái/72 tuần tuổi, TTTĂ/10 trứng thấp dao động từ 2,19 - 2,2 kg. Tỷ lệ phôi đạt cao 93,56%, tỷ lệ nở gà loại 1/tổng trứng ấp 81,03%. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Như vậy, giống gà Zolo là nguồn gen qúy, cần khai thác phát triển cũng như thử nghiệm một số tổ hợp lai để tạo con lai phục vụ sản xuất. b) Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Lương Phượng Gà Lương Phượng là giống gà thịt lông màu do Xí nghiệp gia cầm thành phố Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn 10 năm nghiên cứu sử dụng gà trống địa phương lai với gà dòng mái nhập từ nước ngoài (Nguyễn Duy Hoan, 1998). Gà Lương phượng đã được nhập vào nuôi tại Việt Nam từ năm 1998 và hiện nay là gà giống gốc đang được nuôi giữ giống tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và một số đơn vị khác của Viện Chăn nuôi và được tách thành 03 dòng thuần là dòng LV1, LV2, LV3 Gà Lương Phượng, gà mái có màu lông vàng tuyền, vàng đốm hoa, đen đốm hoa; mào, tích có màu đỏ. Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong,chân cao vừa phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, mỏ, chân và da màu vàng. Gà Lương Phượng nuôi thịt 10 tuần tuổi gà trống đạt 1.934 gam, gà mái 1.585 gam; 12 tuần tuổi gà trống đạt 2.616 gam, gà mái 2.096 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng 2,28 – 2,74 kg, chất lượng thịt thơm và mềm (Đào Văn Khanh, 2001). Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2000), tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà Lương Phương là 143 – 147 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt 5% lúc 149 – 152 ngày tuổi, tỉ lệ đẻ trứng trung bình từ 46,23 – 54,05%, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi (155 - 160 quả), tiêu tốn thức ăn/10 trứng cao từ 2,7 – 2,8kg , tỷ lệ ấp nở của trứng đạt đạt 80 - 81%. Nhìn chung gà Lương Phượng có màu lông đa dạng và gần giống với các giống gà nội, gà khá dễ nuôi, tính thích nghi cao chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên gà Lương phượng có yếu điểm là chỉ thích hợp với phương thức nuôi nhốt trong chuồng, có nhu cầu dinh dưỡng cao, gà chịu nóng kém do có lớp mỡ dưới da nhiều. So với các giống gà nội, gà Lương Phượng có khả năng sinh trưởng, sinh sản tốt hơn. 2.2.2. Giới thiệu gà lai VBT Nhằm kết hợp các đặc điểm tốt của gà Zolo với gà Lương phượng để lai tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 ra con lai phục vụ sản xuất. Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi đã tiến hành cho lai giữa gà trống Zolo với gà mái Lương Phượng. Tổ hợp lai này chỉ sử dụng gà mái làm mái nền nuôi sinh sản, gà trống sử dụng nuôi thương phẩm. Khi trưởng thành gà mái VBT chủ yếu có lông màu vàng nâu, đốm đen (74,48 đến 88,27%), vàng đốm đen (9,66- 24,14%) và vàng nâu đỏ (1,38- 2,07%), mào cờ, mào tích đỏ tươi, mào tai trắng, da, chân, mỏ của gà đều có màu vàng. Theo công bố của Viện Chăn nuôi, gà có tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn gà con (0-6 tuần tuổi) là 95,83%, giai đoạn hậu bị (7- 20 tuần tuổi ) đạt 96,97 % . Khi 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 97,33%. Khối lượng cơ thể 63 ngày tuổi 950 – 1000g/con, và khối lượng cơ thể tại 19 tuần tuổi gà mái đạt 1800 – 1850 g/con. Tuối đẻ đạt tỷ lệ 5% ở 155 - 160 ngày, năng suất trứng/ mái /72 tuần tuổi đạt 180 – 190 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,4 – 2,5 kg, khối lượng trứng từ 51 - 52 g/quả. Trứng có vỏ màu trắng bóng phớt hồng, tỉ lệ lXng đỏ đạt 28,5 – 29%.Tỷ lệ nở gà loại 1/ trứng ấp đạt 82,09%, số gà con loại 1/ mái mẹ đạt 78,56 con (Trần Quốc Hùng, 2012). Trong khuôn khổ chương trình 30A – xóa đói giảm nghèo, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Than Uyên đã sử dụng gà giống VBT của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi về cung cấp cho các hộ được lựa chọn trên địa bàn huyện. Với tổng số 12.000 gà giống 21 ngày tuổi hỗ trợ cho 200 hộ dân. Xã Mường Than 90 hộ tham gia được cấp với 5.400 con gà giống, xã Mường Cang 60 hộ với 3.600 con gà giống và xã Mường Kim 50 hộ với 3.000 con gà giống. 2.3. Cơ sở lý luận các tính trạng số lượng về năng suất trứng ở gia cầm 2.3.1. Bản chất di truyền của tính trạng số lượng Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, năng suất trứng, khối lượng trứng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa các cá thể là sai sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau vè chủng loại và sự sai khác này chính là nguồn vật liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Khi nghiên cứu các tính trạng về Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 năng suất của gia cầm được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường, vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào sự đo lường như mức độ tăng trọng, kích thước các chiều đo, khối lượng trứng khi cân được, sản lượng trứng khi đong đếm được.....Bộ phận di truyền có liên quan đến tính trạng số lượng được coi là di truyền học số lượng. Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với tính trạng chất lượng trong đối tượng nghiên cứu của di truyền Mendel về 02 phương diện đó là: thứ nhất là các đối tượng nghiên cứu không thể dừng lại ở mức độ cá thể mà phảỉ được mở rộng tới mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể khác nhau, thứ hai là sự sai khác giữa các cá thể không chỉ là sự phân loại mà nó đòi hỏi phải có sự đo lường cụ thể các cá thể. Nghiên cứu đặc điểm di truyền học của tính trạng số lượng, bên cạnh việc vận dụng các quy luật di truyền của Mendel còn phải sử dụng các khái niệm toán thống kê xác xuất để phân tích các giá trị di truyền. Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình(phenotyphic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến kiểu gen là giá trị kiểu gen(genotyphic value) và giá trị có liên quan đến môi trường là sai lệch môi trường(environmental evitation). Như vậy có nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có thể biểu thị như sau: P=G+E Trong đó: P là giá trị kiểu hình G là giá trị kiểu gen E là sai lệch môi trường Nếu trung bình sai lệch môi trường của một quần thể bằng 0 thì trung bình giá trị kiểu hình bằng trung bình của giá trị kiểu gen. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan