Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại hồi ký qua một số tác phẩm của tô hoài...

Tài liệu Thể loại hồi ký qua một số tác phẩm của tô hoài

.PDF
107
461
139

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN =========== TRẦN LÊ TUYẾT NHUNG MSSV: 6062129 THỂ LOẠI HỒI KÝ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. Bùi Thanh Thảo Cần Thơ, 5 - 2010 CBHD: Bùi Thanh Thảo 1 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ HỒI KÝ VÀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI 1.1. Vài nét về hồi ký 1.1.1. Khái niệm hồi ký 1.1.2. Đặc điểm nội dung của hồi ký 1.1.2.1. Hồi ký phản ánh hiện thực 1.1.2.2. Tính thời sự trong hồi ký 1.1.2.3. Hình tượng tác giả trong hồi ký 1.1.3. Nghệ thuật của hồi ký 1.1.3.1. Trần thuật người thật việc thật trong hồi ký 1.1.3.2. Hư cấu nghệ thuật trong hồi ký 1.1.3.3. Cái tôi trong hồi ký 1.1.3.4. Ngôn từ nghệ thuật trong hồi ký 1.1.3.5. Không gian và thời gian trong hồi ký 1.2. Vài nét về nhà văn Tô Hoài 1.2.1. Cuộc đời 1.2.2. Sự nghiệp văn chương 1.2.2.1. Sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám 1.2.2.2. Sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám 1.2.3. Phong cách nghệ thuật Tô Hoài 1.2.3.1. Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá thể hiện rất tập trung 1.2.3.2. Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc CBHD: Bùi Thanh Thảo 2 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn 1.2.3.3. Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế 1.2.3.4. Đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA HỒI KÝ TÔ HOÀI 2.1. Ký ức về cuộc đời của Tô Hoài 2.1.1. Cuộc sống tuổi thơ của Tô Hoài bên gia đình 2.1.2. Tuổi học trò của Tô Hoài 2.1.3. Tuổi thanh niên đi kiếm việc làm và tìm đường đến với cách mạng 2.1.4. Sáng tác văn học của Tô Hoài thể hiện trong hồi ký 2.2. Hà Nội những năm trước và sau cách mạng trong hồi ký Tô Hoài 2.2.1. Hà Nội những năm trước cách mạng trong hồi ký Tô Hoài 2.2.2. Hà Nội những năm sau cách mạng trong hồi ký Tô Hoài 2.3. Qúa trình hoạt động cách mạng của Tô Hoài 2.4. Những chân dung nghệ sĩ trong hồi ký Tô Hoài 2.5. Vấn đề nhân sinh xã hội trong hồi ký Tô Hoài CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI 3.1. Nghệ thuật khắc họa hình tượng trong hồi ký Tô Hoài 3.1.1. Hình tượng nhân vật 3.1.2. Hình tượng không gian 3.1.3. Hình tượng thời gian 3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong hồi ký Tô Hoài 3.3. Trần thuật người thật việc thật trong hồi ký Tô Hoài 3.4. Giọng điệu trong hồi ký Tô Hoài 3.5. Kết cấu hồi ký của Tô Hoài PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC CBHD: Bùi Thanh Thảo 3 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền Văn học hiện đại Việt Nam. Khi nói đến nhà văn Tô Hoài thì chắc có lẽ chúng ta sẽ nghĩ đến truyện viết cho thiếu nhi như Dế Mèn phiêu lưu ký, truyện dài Quê người, tập truyện Truyện Tây Bắc, đó là những tác phẩm làm rung đọng lòng người. Qua đó ta thấy ở lĩnh vực nào Tô Hoài cũng gặt hái được nhiều thành công, bởi vì ông đến với nghề bằng cả tâm huyết, nỗ lực của mình. Ông đã cống hiến gần cả cuộc đời cho sự nghiệp văn chương và trải qua hầu hết những biến cố quan trọng của lịch sử từ trước và sau Cách mạng tháng Tám. Chính vì thế, dù ít hay nhiều cũng phải động lại trong ký ức của Tô Hoài nhiều kỉ niệm đáng nhớ về những gì ông đã tham gia hoặc chứng kiến. Đọc hồi ký của Tô Hoài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như quá trình hoạt động cách mạng và sáng tác văn chương của ông. Nhưng gần đến cuối thế kỷ XX trên văn đàn Việt Nam mới phát triển rực rỡ nhiều thể loại, lúc này thể ký được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Bấy giờ hồi ký của Tô Hoài mới thật sự tạo được tiếng vang trên văn đàn với một số tác phẩm xuất sắc: Cỏ Dại (1943), Tự truyện (1973), Cát bụi chân ai (1990), Những gương mặt – chân dung văn học (1997), Chiều chiều (1999). Nghiên cứu đề tài “Thể loại hồi ký qua một số tác phẩm của Tô Hoài” cũng phần nào giúp chúng ta nhận ra giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm mà một thời ít ai chú ý đến. Đối với tôi hồi ký của Tô Hoài có một giá trị hết sức to lớn và sâu sắc, và đây là một đề tài hoàn toàn mới nên nó đã tạo sự hứng thú say mê, lôi cuốn tôi tìm tòi, học hỏi để nghiên cứu. Với việc chọn đề tài này chúng tôi mong muốn có thể góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu toàn diện sự nghiệp sáng tác của tác gia Tô Hoài. Tất cả lý do trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu thể loại hồi ký Tô Hoài qua một số tác phẩm, để hiểu thêm về cuộc đời và quá trình hoạt động của ông. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài sinh năm 1920, đến nay tuổi đời của ông đã gần chín mươi và cầm bút sáng tác đã gần bảy mươi năm, tính từ truyện ngắn đầu tiên được đăng trên báo “Hà Nội tân văn”. Tô Hoài là người đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp sáng tác văn chương, có nhiều đóng góp cho nền văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám. CBHD: Bùi Thanh Thảo 4 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Trước cách mạng ông hăng hái tham gia cầm bút, truyện của Tô Hoài thể hiện rất rõ cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của ông. Vì thế, văn của ông trước Cách mạng tháng Tám mang đậm dấu ấn trào lưu văn học hiện thực Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám ông vẫn tiếp tục hoạt động, kiên trì bền bỉ, không lùi bước và luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đến với nghề văn. Hai đề tài quan trọng mà ông gặt hái nhiều thành công, đó là viết về Hà Nội và người miền núi. Trong cuộc đời của mình, ông đã cho ra đời hơn 150 tác phẩm với các loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký. Đặc biệt là gần cuối thế kỷ XX, thể loại hồi ký của ông được nhiều người chú ý đến. Nhưng đến nay có rất ít những bài phê bình, đánh giá, nhận xét về hồi ký của ông, nó chỉ giới hạn ở những bài phê bình nhỏ và viết chung chung từ các quyển Từ điển Tác gia văn học Việt Nam – thế kỷ XX và quyển Tô Hoài - Tác gia và tác phẩm. Tuy nhiên thì cũng có một số nhận định và đánh giá về Tô Hoài và hồi ký Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt, Chiều chiều. Trong quyển Nhà văn Hiện Đại ngay từ trước Cách mạng tháng Tám thì Vũ Ngọc Phan đã cho rằng: “Tiểu thuyết của Tô Hoài cũng thuộc loại tả chân, như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, nhưng Nguyễn Công Hoan ngã về mặt hoạt kê, còn Tô Hoài có khuynh hướng về xã hội” [25; tr.519]. Qua lời nhận xét đó ta thấy tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại miêu tả chân thực khách quan, và vấn đề mà ông đề cập đến thường mang tính chất xã hội. Chứng tỏ rằng từ thời bấy giờ Tô Hoài đã có ý thức xã hội, ý thức dân tộc, bênh vực kẻ cùng khổ khá rõ nét. Nhưng chúng ta đã biết, Tô Hoài là người xuất thân từ Hà Nội nên ông am hiểu sâu sắc nơi đây và có đóng góp lớn cho nền Văn học hiện đại Việt Nam. Vì thế trong Từ điển Tác gia Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã nhận xét: “Đối với Hà Nội, nơi ông sinh ra và lớn lên, những trang viết của ông là một kho từ điển sống về một Hà Nội ngàn năm văn hiến, một Hà Nội thời thuộc Pháp, một Hà Nội sục sôi cách mạng và kháng chiến, và một Hà Nội của những năm sau ông hòa bình lập lại 1954, Hà Nội đánh Mỹ và thắng Mỹ… Đọc những trang văn của Tô Hoài, người đọc cảm thấy bị cuốn hút bởi người ta biết được tường tận ngóc ngách của cuộc sống thường nhật nhiều khi ta không để ý tới” [30; tr.1018]. Bên cạnh đó, Tô Hoài còn là một người rất gần gũi với đời, ông đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, nên văn phong của ông giản dị, đời thường, gần gũi với cuộc sống nhân dân. Cho nên, ông được mọi tầng lớp nhân dân biết đến, Hoài Anh đã từng CBHD: Bùi Thanh Thảo 5 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn khen ngợi ông: “Tôi nghĩ Tô Hoài không thi vị hóa người ở tầng lớp trên trong xã hội cũ như Khái Hưng, Nhất Linh nhưng cũng không đem họ biếm họa đến mức gần như quái thai kiểu Vũ Trọng Phụng, hay cường điệu về họ với giọng ngã sang hoạt kê kiểu Nguyễn Công Hoan. Cùng thương những tầng lớp dưới, nhưng Tô Hoài thủ thỉ chứ không ồn ào như Nguyên Hồng, hóm hỉnh chứ không tinh quái như Nam Cao, tinh tế chứ không mộc mạc như Ngô Tất Tố, cũng không đề cập đến những biến động xã hội lớn như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng… Ông chỉ kể những câu chuyện hàng ngày trong đời sống bình thường của những con người bình thường, không khoa trương, tô vẽ để thu hút người đọc, không phóng đại dồn ép nhằm hiệu quả giật gân. Cái cười của ông cũng là cái cười nhẹ nhàng, từ tốn không cai độc” [2; tr.873]. Trên đây chỉ là nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, nó chỉ mới là sự nhận xét chung về sự đóng góp của Tô Hoài, chứ chưa đánh giá cụ thể hồi ký của ông. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về đóng góp to lớn của Tô Hoài trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số nhận xét về hồi ký của ông. Hồi ký của Tô Hoài, ông chủ yếu nói về cuộc đời, những việc mà ông chứng kiến tham gia trong hoạt động cách mạng và trong phong trào viết văn. Ta có thể kể đến một số nhận định sau đây: Trong cuốn Một số gương mặt văn chương thì Phong Lê đã nói: “Đọc hồi ký Tô Hoài tôi còn thấy thêm một điều, dường như ở đây ông nói được những gì mà ông từng kỳ vọng ở tiểu thuyết, ở những tác phẩm mà ông phải cất công đi tìm, đã phải rất khổ công trong lao động chữ nghĩa” [16; tr.451]. Bên cạnh đó trong phần Tô Hoài sáu mươi năm viết - Phong Lê đã đánh giá về hồi ký Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt – chân dung văn học của Tô Hoài như sau: “Cỏ dại là hồi ức của Tô Hoài đã viết rất sớm ở tuổi hai mươi về tuổi thơ của cu Bưởi lên trọ học nhà người quen ở thành phố. Cái mạch hồi ức khởi đầu từ Cỏ dại này được Tô Hoài tiếp nối với Tự truyện năm 1978, khi ông cho in lại Cỏ dại đặt bên những hồi ký khác về tuổi học trò trong Mùa hạ đến, mùa xuân đi, rồi tuổi thanh niên thất nghiệp trong Đi làm, Hải Phòng, tuổi hăm hở tham gia hoạt động cách mạng trong Một chặng đường,…” [18; tr.41]. Tiếp theo đó là: “Đọc Cát bụi chân ai, người đọc luôn luôn được cuốn hút bởi những gì mới mẽ, không trùng lặp, không nhạt mờ, không kém sút trong cái kho kỷ niệm của nhân vật” [18; tr.44]. Và Phong Lê đã nhận xét Những gương mặt – chân dung văn học của Tô Hoài một cách rất sắc sảo: CBHD: Bùi Thanh Thảo 6 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn “Ở khu vực ký cũng rất phong phú này của Tô Hoài, theo tôi phần đáng nhớ nhất là những chân dung văn học được ông gom lại trong tập sách có tên Những gương mặt (1997)” [18; tr.52]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về cái tôi của Tô Hoài trong Tô Hoài với quan miệm con người là con người như sau: “Hồi ký tự truyện là sở trường nhất của Tô Hoài. Đúng như thế. Ở thể văn này tất nhiên là nhân vật trung tâm là chính cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn Tô Hoài, xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy. Một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc. Một cái tôi ý thức rất rõ về sự hấp dẫn cũng như sức mạnh của sự thật. Vì thế muốn giữ thái độ khách quan, trung thực với mình, với người, cứ đều đều một giọng, không lên gân lên cốt, không cao giọng dạy đời, có gì nói thế: con người là con người chỉ là con người vậy thôi. Anh cũng thế, tôi cũng vậy. Nhưng điều thú vị lại là ở đó” [26; tr.758]. Qua đó giúp chúng ta hiểu con người cá nhân của Tô Hoài hơn. Còn lời nhận xét của Vương Trí Nhàn trong Lời bạt TÔ HOÀI VÀ THỂ HỒI KÝ đã cho rằng: “Một khía cạnh nữa tạo nên sự hấp dẫn của ngòi bút hồi ký Tô Hoài là ở quan niệm của ông về cái thực, một điều hết sức thiết cốt với hồi ký” [13; tr.935], và chắc có lẽ khi đã đọc hồi ký của Tô Hoài ai cũng có cảm nhận như thế. Chúng ta còn phải kể đến lời nhận xét của Hà Minh Đức trong phần “Tô Hoài – sức sáng tạo của một đời văn”, ông đã nhận xét về nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài như sau: “Lối kể chuyện hấp dẫn thụ động, pha chút dí dỏm, cách cấu trúc câu mới mẻ chắt lọc ngôn ngữ là những đặc điểm riêng về nghệ thuật của Tô Hoài và đặc biệt là dòng hồi ký chân thực, phong phú và giàu chiêm nghiệm như Cát bụi chân ai, Chiều chiều” [9; tr.7]. Trên đây chủ yếu là nhận định chung về hồi ký Tô Hoài, chứ chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ giới thiệu sơ lược về tác gia Tô Hoài và hồi ký của ông, mà chưa đi sâu nghiên cứu giá trị về nội dung và nghệ thuật của đề tài “Thể loại hồi ký qua một số tác phẩm của Tô Hoài”. Mặc dù trong việc nghiên cứu đề tài này sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu một số khía cạnh của thể loại hồi ký dựa trên nền tảng lý luận văn học, để có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể về giá trị nội dung và nghệ thuật mà hồi ký chứa đựng. CBHD: Bùi Thanh Thảo 7 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn 3. Mục đích nghiên cứu Với “Thể loại hồi ký qua một số tác phẩm của Tô Hoài” mục đích nghiên cứu luận văn này là thấy được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm hồi ký Tô Hoài. Bên cạnh đó chúng ta đã biết, hồi ký của Tô Hoài viết trong giai đoạn rất lâu, thời gian viết các tập hồi ký cách nhau khá dài, điều đó chứng tỏ ông có trí nhớ rất tốt và làm việc có hiệu quả. Qua đó giúp người đọc hiểu biết hơn về con người Tô Hoài, một người đã cống hiến gần hết cả cuộc đời mình cho sự nghiệp văn chương. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là một số hồi ký của Tô Hoài như: Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt – chân dung văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sơ lược con đường sự nghiệp văn chương cũng như cuộc đời của nhà văn Tô Hoài. Với đề tài “Thể loại hồi ký qua một số tác phẩm của Tô Hoài” chúng ta sẽ đi sâu vào việc tìm giá trị nội dung và nghệ thuật của 4 tập hồi ký của Tô Hoài: Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt – chân dung văn học. Để giúp chúng ta hiểu rõ thêm về cuộc đời và hoạt động cách mạng cũng như quá trình sáng tác của ông. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài “Thể loại hồi ký số tác phẩm của Tô Hoài” chúng tôi chủ yếu đã dùng những phương pháp đó là: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, và phương pháp hệ thống. Trước tiên, tôi dùng phương pháp thu thập tàii liệu, đó là thu thập những tài liệu có liên quan đến hồi ký và tác giả Tô Hoài. Tiếp đến, tôi dùng phương pháp phân tích để đi sâu vào phân tích giá trị của một số hồi ký Tô Hoài. Bên cạnh đó tôi còn dùng phương pháp so sánh hồi ký của Tô Hoài với tác phẩm hồi ký khác để có thể đánh giá toàn diện về hồi ký Tô Hoài. Tuy nhiên các phương pháp trên không phải riêng lẻ từng phần mà chúng có sự kết hợp chặt chẽ hài hòa với nhau, một cách logic nên tôi đã dùng phương pháp hệ thống, để nối kết các vấn đề lại với nhau. CBHD: Bùi Thanh Thảo 8 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp CBHD: Bùi Thanh Thảo Ngành Ngữ Văn 9 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ HỒI KÝ VÀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI 1.1. Vài nét về hồi ký 1.1.1. Khái niệm hồi ký Có rất nhiều sách nghiên cứu viết về thể loại ký, sau đây là một số định nghĩa nói một cách chi tiết và rõ ràng về hồi ký, giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về thể loại này: Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Định nghĩa hồi ký là một thể loại ký thuật lại những sự việc xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. Nếu chúng ta nhìn từ phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại trong hồi ký có tính chính xác thì hồi ký có nhiều chỗ gần giống với nhật ký. Còn xét về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi ký lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học. Người viết hồi ký khác với sử gia và nhà viết tiểu thuyết ở chỗ, chỉ tiếp nhận và ghi chép hiện thực mà tác giả đã nhìn thấy hoặc có tham dự, dựa trên hồi ức riêng trực tiếp của mình để viết. Hơn thế nữa, bản thân người viết hồi ký luôn luôn được thể hiện ở bình diện thứ nhất. Hồi ký thường được viết dựa trên tính chủ quan của tác giả về thông tin và sự kiện, nên không thể tránh khỏi tính phiến diện, nhưng mà nội dung vẫn được diễn đạt trực tiếp từ cá nhân của tác giả, vì thế tạo được sự tin tưởng cho người đọc, xem nó như tài liệu quý giá đáng tin cậy. Ở nước ta có một số hồi ký cách mạng có giá trị như: “Ngục Kon Tum” của Lê Văn Hiến, “Những năm tháng không thể nào quên” của Võ Nguyên Giáp. Giáo trình lí luận văn học - tập 2: Định nghĩa hồi ký là thể loại ghi chép các sự kiện mà tác giả đã trải qua, là một thể loại văn học tự nói về mình, là một kiểu tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tài liệu, thông tin, sự kiện về những gì đã xảy ra mà người đương thời chưa có điều kiện biết đến. Nhưng do thời gian lùi xa, khoảng cách giữa những gì xảy ra trong quá khứ với những hồi tưởng lại có thể nhớ không chính xác, nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm. Vì thế, hồi ký thực sự chỉ có giá trị khi người ghi có địa vị xã hội nhất định được nhiều người biết đến và phải là một CBHD: Bùi Thanh Thảo 10 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn người đáng tin cậy, có thái độ trung thực, không nói quá về mình và thêm thắt cho người khác. Lí luận văn học – Hà Minh Đức (chủ biên) cho rằng: Trong các loại ký tự sự, hồi ký cũng là một thể văn quan trọng. Người viết hồi ký thường kể lại những điều mà mình có dịp nhìn thấy hoặc nghe trực tiếp. Đó chính là sự việc, sự kiện và con người mà để lại trong ký ức tác giả ấn tượng sâu sắc nhất, nhưng đòi hỏi nó phải có một nội dung xã hội phong phú, có ý nghĩa trong cuộc sống. Những câu chuyện xảy ra trong quá khứ phải gần gũi và có liên hệ với cuộc sống thực tại, như vậy thì mới tạo được tiếng vang lớn. Trong những năm gần đây, thể hồi ký phát triển nhiều trong văn học Việt Nam, các tác giả hồi ký thường viết về những sự kiện lịch sử, những nhân vật tiêu biểu. Chúng ta đã có những hồi ký thực sự có giá trị như hồi ký về Cách mạng tháng Tám, hồi ký về Điện Biên, hồi ký về Bác Hồ. Bên cạnh đó, còn có một số hồi ký Sống như Anh và Bất khuất có giá trị về xã hội và cả về mặt văn học. Những nhân vật được nhắc đến đều là những nhân vật xuất sắc, những người anh hùng cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, vấn đề của hồi ký không chỉ hạn hẹp như thế, mà bất cứ cuộc đời của những ai cũng có thể ghi lại hồi ký, miễn sau có ý nghĩa xã hội và trong cuộc sống. Các nhà văn và giới nghệ sĩ muốn viết được hồi ký có giá trị thì phải trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và có những kinh nghiệm, vốn sống phong phú. Bên cạnh những hồi ký có giá trị văn học còn có nhiều loại hồi ký về xã hội, lịch sử. Trong xã hội tư sản có nhiều loại hồi ký đi vào khai thác những câu chuyện bí ẩn trong quá khứ nhằm đáp lại thị hiếu và ý thức tò mò của một số công chúng. Mặc dù có nhiều ý kiến về hồi ký, nhưng chúng ta vẫn thấy có sự thống nhất. Đó là đều cho rằng hồi ký là hồi ức của tác giả về sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, mà người viết đã chứng kiến, hoặc tham dự. Nhưng có đôi khi phải dựa trên cơ sở chủ quan của người viết. Bởi vì những sự kiện đó đôi lúc đã qua quá lâu, người viết phải nhớ lại, nên phải thêm bớt một vài chi tiết để cho hồi ký thêm sinh động và hấp dẫn hơn. CBHD: Bùi Thanh Thảo 11 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn 1.1.2. Đặc điểm nội dung của hồi ký 1.1.2.1. Hồi ký phản ánh hiện thực Đặc trưng cơ bản nhất của hồi ký là tôn trọng tính xác thực của người và việc được miêu tả trong tác phẩm. Người viết hồi ký có thể viết một tập thể hay một cá nhân, nhưng những đối tượng này phải là những đối tượng xác định, có địa chỉ cụ thể. Điển hình như hồi ký Sống như Anh của Trần Đình Vân kể về anh Nguyễn Văn Trỗi, hồi ký Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận trong những ngày đã bị giam cầm trong nhà lao Mĩ - Diệm. Đặc điểm cơ bản này cũng là điểm mạnh của hồi ký, nên người viết cần phải tôn trọng. Sự bịa đặt, thêm thắt, tô vẽ sẽ tác hại đến lòng tin của người đọc. Viết về cái có thật trong cuộc sống, hồi ký tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Đặc điểm này tạo nên niềm tin và gần như là một định lệ giao ước giữa người viết và người đọc. Trong quyển Lý luận văn học - Hà Minh Đức chủ biên thì nhiều nhà văn đã nhấn mạnh đặc điểm này: “Tiêu biểu như Giăng Giắc Rútxô, trong tập hồi ký Bộc lộ đã viết: ‘Tiếng kèn phản ứng cuối cùng có thể cất lên bất cứ lúc nào, tôi sẽ có mặt trước đấng thẩm phán tối cao với cuốn sách này trong tay tôi’. Tôi sẽ nói to rằng: ‘Đây là tất cả những gì tôi đã làm, đã nghĩ đúng thật như cuộc đời tôi’. S.Xmirơnốp tác giả cuốn Pháo đài Brecxơ cũng nhấn mạnh tính yêu cầu tôn trọng tính xác thực của miêu tả: ‘Tôi không có quyền gán ghép một hành động cho nhân vật của tôi mà họ không làm, nhưng ý nghĩ mà họ không biểu thị, tôi không thể đặt họ vào một cảnh ngộ mà họ không quen thuộc. Với một nhân vật tưởng tượng tôi có quyền làm theo ý muốn. Với một nhân vật có thực tôi phải biết xử lý giống như khi tôi đã gặp họ trong cuộc sống’” [8; tr.218]. Những ý kiến trên đã góp phần xác định đặc trưng của thể hồi ký trong quá trình tiếp cận và miêu tả sự thực trong đời sống. Bên cạnh đó, đặc trưng của hồi ký còn lấy điểm tựa từ sự thực khách quan đời sống. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi đọc tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi viết về chị Út Tịch như sau: “Lòng yêu thương và ngưỡng mộ đối với người anh hùng trở nên sâu nặng hơn khi người ta đã biết rằng một người mẹ như vậy đã sống thực, và đã đánh giặc ở một mảnh đất gọi là ‘xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh’ có thực của Tổ Quốc” [27; tr.245]. Qua đó chúng ta thấy tác phẩm hồi ký văn CBHD: Bùi Thanh Thảo 12 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với nhận thức người đọc và ngay cả với những sáng tạo nghệ thuật về sau. Chúng ta thấy những chi tiết, sự việc, con người được ghi lại, suy ngẫm trong tác phẩm hồi ký đều có địa chỉ có thể kiểm tra. Tuy nhiên, thông tin sự thật, ghi chép sự thật không có nghĩa là sao chép cuộc sống, bê nguyên cuộc sống một cách nô lệ, thụ động vào tác phẩm. Những người thật, việc thật, những biến cố, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả hồi ký lấy làm điểm tựa đều được nhìn nhận, chọn lọc, khái quát, được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội - thẫm mĩ nào đó. Như vậy, ta thấy nội dung phản ánh hiện thực là một đặc điểm cơ bản của hồi ký. Nó đã thể hiện rõ việc miêu tả cuộc sống và phản ánh con người có thật trong đời sống, và tôn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả. Vì thế, phải lấy điểm tựa của sự thực khách quan đời sống, phải trải qua quá trình chọn lọc đầy công phu và sáng tạo của tác giả. 1.1.2.2. Tính thời sự trong hồi ký Từ đặc trưng miêu tả người thật việc thật trong cuộc sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả nên hồi ký văn học có xu hướng gắn với đương thời và người đương thời. Nội dung tác phẩm hồi ký sẽ được quan tâm rộng rãi, và tác động sâu sắc đến người đọc, nếu cuộc sống và con người trong tác phẩm mang tính chất thời sự. Nó còn góp phần tạo nên sức hấp dẫn và tác dụng của hồi ký. Trong các chức năng của mình, tính thời sự tạo cho hồi ký một khả năng ưu trội hơn các thể loại ký khác đó là chức năng thông báo nghệ thuật. Với tính chất cơ động, linh hoạt của mình hồi ký có khả năng tiếp cận nhanh, nắm bắt và thể hiện đối tượng kịp thời, có thể theo cùng một nhịp vận động và phát triển của sự kiện và câu chuyện, có khả năng thông báo nhiều vấn đề xã hội. Tính thời sự trong hồi ký không phải là hình thức thông báo, báo chí qua tin tức có tính chất chóng vách, kịp thời mà là hình thức thông báo nghệ thuật chính xác, chi tiết và sinh động hơn. Điển hình như hồi ký Những gương mặt - chân dung văn học của Tô Hoài đã khắc họa chân thực và sinh động 13 chân dung văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám một cách chi tiết và cụ thể. CBHD: Bùi Thanh Thảo 13 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Hồi ký văn học vừa góp phần thông báo hiện thực của đời sống, vừa kịp thời biểu hiện những tư tưởng tình cảm của nhà văn trước cuộc sống. Những trang viết đó góp phần làm giàu thêm cho nhận thức và tạo thêm nhiều giao cảm giữa người viết và bạn đọc. Nó rất có ý nghĩa để góp phần đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại, mà nhu cầu hiểu biết thông tin đã phát triển rất rộng rãi… Tính chất thời sự của hồi ký đòi hỏi tác giả phải đi hàng đầu trong cuộc sống, nhạy bén trong việc nhận thức những vấn đề thời sự nóng hổi. Ngoài ra, tính chất của hồi ký đòi hỏi tác giả phải kiên định về lập trường, có giác ngộ chính trị cao, và đấu tranh chống lại cái xấu. Trình độ nhận thức và tư tưởng đó cũng giúp cho tác giả hiểu biết và đồng cảm sâu sắc để miêu tả những điển hình nhân vật tích cực trong đời sống, đặc biệt là những anh hùng, chiến sĩ. Tiêu biểu như hồi ký Sống như Anh của Trần Đình Vân, anh là một nhân vật tích cực, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, điển hình cho những người anh hùng, chiến sĩ trong cách mạng Việt Nam. Qua đó, chúng ta thấy nhờ có tính thời sự mà hồi ký trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý và quan tâm nhiều người. Muốn có được kết quả như thế tác giả hồi ký phải có năng lực, khả năng quan sát tinh tế và nắm bắt thông tin kịp thời, để đem đến thông tin nóng hổi và kịp thời cho người đọc. 1.1.2.3. Hình tượng tác giả trong hồi ký So với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm hồi ký có vị trí, vai trò đặc điểm nổi bật và quan trọng. Tác giả hồi ký là người trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu cuộc sống, phát hiện vấn đề, tìm tòi và khái quát ý nghĩa xã hội thẫm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánh trong tác phẩm. Như chúng ta đã biết, hồi ký có thể sử dụng hư cấu, tưởng tượng, nhưng trước hết chủ yếu được dựng lên bằng những gì mà tác giả trực tiếp quan sát, nghe, nhìn, cảm thấy… Các tác giả hồi ký thường đi nhiều nơi đến mức gắn bó, hòa nhập, thân thiện, hiểu biết tỉ mỉ, chính xác, nắm bắt được những chi tiết xác thực về đối tượng phản ánh của mình. Người đọc như được tận mắt quan sát những chi tiết sống động được được truyền tải đến mình, nhờ cái nhìn trực tiếp chứng kiến của tác giả. Hầu như trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm hồi ký lúc nào cũng xuất hiện hình tượng tác giả, như là điểm nhìn trung tâm gắn kết, đánh giá các chi tiết sự kiện CBHD: Bùi Thanh Thảo 14 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn của đời sống. Cái “tôi” hay “chúng tôi” - tác giả ấy cũng thường trực tiếp giao tiếp với bạn đọc, dẫn dắt người đọc thâm nhập cuộc đời của một ai đó hay chính tác giả. Chẳng hạn trong Cát bụi chân ai của Tô Hoài “nhân vật tôi” xuất hiện ngay từ những câu đầu: “Tôi kém hơn Nguyễn Tuân mười tuổi…”. Ở một vị trí hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm hồi ký, hình tượng tác giả thường “bọc lộ rõ lập trường, tư tưởng chứng kiến của nhà văn” về những hiện tượng nào đó của sự kiện, cuộc đời... Với sự nhiệt tình trong cách trình bày, phân tích, lý giải các hiện tượng của cuộc sống, hình tượng tác giả trong hồi ký là cơ sở khiến “hồi ký mang sức giác ngộ, động viên giáo dục mạnh mẽ”. Như vậy, chúng ta thấy hình tượng tác giả phải có vốn sống phong phú, trực tiếp quan sát cuộc sống xung quanh và là hình tượng trung tâm của thể loại hồi ký. 1.1.3. Nghệ thuật của hồi ký 1.1.3.1. Trần thuật người thật việc thật trong hồi ký Trước hết không nên hiểu văn tự sự chỉ trần thuật sự việc và con người trong hiện thực khách quan mà có thể trần thuật những sự việc không có thực trong thực tế nghĩa là rất lãng mạn. Tác phẩm hồi ký không những không trần thực những sự việc không có trong thực tế đã đành, mà cũng không trần thuật một cách chân thực những cái có thể có thật trong thực tế. Nó chỉ trần thuật người thật việc thật đã xảy ra, nếu không muốn nói thêm rằng là trần thuật một cách xác thực. Tất nhiên nói “người thật việc thật” ở đây là đã bao hàm những tâm trạng và lí lẽ vốn chứa đựng trong người thật việc thật đó, chưa cần kể đến những tâm trạng và lí lẽ ít nhiều có ở nhân vật trần thuật. Xét từ gốc độ và bản chất, thì hồi ký không nhằm thông tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật. Đọc Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi chúng ta thấy rằng lòng yêu nước và ngưỡng mộ đối với người anh hùng trở nên sâu nặng hơn, nỗi ước muốn được gặp mặt càng thúc dục hơn, khi người ta biết rằng một người mẹ như vậy đã sống thực và đã đánh giặc ở một mãnh đất gọi là “xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” có thực của tổ quốc. Nhưng trên con đường vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, con người luôn luôn khao khát hiểu biết sự thật. Chính từ trong nhiệt tình khao khát đó, đã góp phần tạo nên những quan hệ thẩm mĩ. Và hồi ký đã thỏa mãn lòng khao khát hiểu biết đó. CBHD: Bùi Thanh Thảo 15 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Bám chặt vào người thật việc thật, các tác phẩm xét một cách tương đối, có thể rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết thực tế của người đọc. Những sự việc và con người trong hồi ký của Nguyễn Thi còn nóng hổi không khí của những cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang. Do trần thuật việc thật, tác phẩm hồi ký văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau. Điển hình như hồi ký Sống như Anh đã làm cơ sở cho hàng mấy chục tác phẩm thuộc các loại hình và loại thể khác. Tóm lại, trần thuật người thật việc thật là đặc điểm nghệ thuật cơ bản của hồi ký. Nó trần thuật người thật, việc thật một cách chân thực và sinh động. 1.1.3.2. Hư cấu nghệ thuật trong hồi ký Một số ý kiến dựa trên đặc trưng của thể ký là trần thuật người thật việc thật, đó là phải tôn trọng sự thật không được hư cấu, thậm chí nhấn mạnh: “Tuyệt đối không được hư cấu là đặc trưng thể loại cơ bản của ký, vi phạm đặc trưng này, nhà văn nhất định sẽ phá hoại tính chân thật lịch sử và cả tính chân thật nghệ thuật”. Cũng trên cơ sở nguyên tắc của thể loại, Hoàng Tuấn Phổ tuyên bố: “Phản đối sự hư cấu trong thể ký, vì nó làm mất tính xác thực của người thật việc thật. Nếu sau khi tìm hiểu đối tượng miêu tả, phản ánh đến nơi đến chốn rồi mà người viết vẫn cảm thấy không hư cấu không được thì người viết cứ việc hư cấu, nhưng đã hư cấu thì đừng gọi là ký nữa, vì đã là ký thì phải hoàn toàn tôn trọng sự thật” [7; tr.413]. Còn riêng về thể loại hồi ký, bám vào nguyên tắc “theo sát người thật việc thật đã trở thành lẽ sống của hồi ký”, một số người cho rằng người thật việc thật là nội dung của hồi ký và nội dung đó phong phú đến đâu là do đối tượng người thật việc thật quyết định. Vì vậy “đối với tác phẩm hồi ký không cần phải hư cấu”. Đối lập với một số ý kiến trên cho rằng hồi ký không được hư cấu là những ý kiến (ở từng mức độ khác nhau) đã khẳng định hồi ký là loại hình văn xuôi nghệ thuật, nên “hồi ký không phải là đánh máy chữ theo mẫu, bấm nút mở ống kính chụp ảnh” mà “hồi ký có nghĩa là sáng tạo”. Nhưng chúng ta biết tiêu chuẩn của hồi ký là sự thật, nhưng không có nghĩa là nhà văn phải bê nguyên xi cuộc sống của tác phẩm. Hồi ký cũng cho phép nhà văn hư CBHD: Bùi Thanh Thảo 16 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn cấu, song hư cấu ở thể hồi ký không giống như tiểu thuyết. Hư cấu ở đây có nghĩa là chọn lọc, sắp xếp, bình giá lại tùy theo tay nghề và trình độ của người viết hồi ký. Các tác giả Nguyễn Thi, Trần Đình Vân… trong các tác phẩm của mình thường khiêm tốn nói là ghi chú không gọi là sáng tác. Nếu không có anh Trỗi, chị Út Tịch trong đời sống thì không có một tài nghệ nào có thể tạo ra những điển hình nhân vật như trên. Nhưng nếu không có sự sáng tạo của Nguyễn Thi, Trần Đình Vân thì không có những hình tượng nghệ thuật hấp dẫn như chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng, như anh Trỗi trong Sống như Anh. Qua đó chúng ta còn biết thêm một điều nữa là người thật việc thật trong cuộc sống và người thật việc thật trong tác phẩm có thể hoàn toàn thống nhất, tương ứng nhưng không thể đồng nhất và trùng khít. Bởi mỗi tác phẩm văn học ngoài dấu ấn của khách thể được phản ánh còn mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo. Nếu chúng ta xem hư cấu là quá trình sáng tạo và xây dựng hình tượng trong tác phẩm, thì hồi ký cũng có hư cấu như các thể loại khác. Trong thực tế sáng tác, không phải bao giờ người viết hồi ký cũng có điều kiện thuận lợi nhất để nắm bắt đối tượng. Khi một nhà văn nghe kể lại một câu chuyện nào đó hoặc chứng kiến thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn phải khắc phục bằng năng lực sáng tạo chủ quan, bằng khả năng hư cấu tưởng tượng. Đó là trường hợp sự việc xảy ra quá nhanh chóng, người viết hồi ký không nắm bắt đầy đủ cả qúa trình diễn biến nhưng lại cần đề cập đến toàn bộ vấn đề. Có trường hợp câu chuyện đã lùi xa quá khứ, người kể chỉ có thể trình bày câu chuyện trên những đường nét chính mà thiếu những chi tiết cụ thể. Có những trường hợp sự việc xảy ra tản mạn ở nhiều nơi, liên quan đến nhiều nhân vật, những mối liên hệ có tính quy luật bị chìm đi, người viết thiếu cơ sở trực tiếp để dựng lên một bức tranh chung. Trong những trường hợp trên người viết hồi ký phải vận dụng vốn kiến thức phong phú của mình về cuộc sống. Phải dựa trên sự hiểu biết có tính quy luật về quá trình phát triển biện chứng của hiện thực, dựa trên năng lực tưởng tưởng và ước đoán mạnh mẽ của mình để bổ sung những điểm trắng, xây dựng nên những cảnh ngộ, những tình tiết và chi tiết phù hợp với khuôn khổ của con người và sự việc có thực trong tác phẩm, có tác dụng bồi đắp cho hình tượng thêm sinh động và hoàn chỉnh. Như vậy tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và vận dụng hư cấu để hỗ trợ trong sáng tạo là yêu cầu cần thiết và có thể kết hợp được trong phạm vi của thể loại hồi ký. CBHD: Bùi Thanh Thảo 17 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn 1.1.3.3. Cái tôi trong hồi ký Nguyên tắc quan trọng để xác định đặc điểm của hồi ký đó là sự tham gia, chứng kiến của cái tôi trong tác phẩm. Sự có mặt cái tôi của tác giả hoặc là nhân vật chứng kiến tham dự trong tác phẩm đã góp phần xác minh sự thật và tính xác thực của việc miêu tả. Người viết hồi ký chỉ kể lại, ghi lại những gì mà có thật trong cuộc sống mà mình chứng kiến, tham dự. Trong Những gương mặt – chân dung văn học của Tô Hoài, qua việc tiếp xúc với Nguyễn Bính thì Tô Hoài đã phản ánh đúng sự thật vào trong hồi ký của mình: “Thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người. Khi chưa quen Nguyễn Bính tôi cũng không thật hiểu được những bài thơ viết về Nguyễn Bính và cũng không phân biệt được đâu chút lòng mộc mạc tha thiết của người làm thơ, đâu là cái hoa hòe, hoa sói của chàng trai quê ra tỉnh. Rồi mỗi khi gặp chính trong cuộc sống khốn khó hàng ngày tưởng như chẳng liên quan gì đến những bài thơ quê đẹp nõn như lụa của Nguyễn Bính, tôi lại rõ ra ý nghĩa sâu thẳm của mỗi câu thơ với quê hương. Chỉ có quê hương mới tạo được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính” [13; tr.779]. Cái tôi trong tác phẩm hồi ký không mang tính chất ghi chép và phản ánh một cách thụ động như một chiếc máy ảnh, một chiếc máy ghi âm, mà phải rất năng động, chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống. Cái tôi trong hồi ký vừa phải góp phần đảm bảo tính xác thực của đối tượng miêu tả, lại vừa phải bồi đắp cho hình tượng nghệ thuật thêm phong phú và sinh động. Như vậy, chúng ta thấy sự đóng góp của cái tôi góp phần làm cho hồi ký thêm chân thực và hấp dẫn người đọc. 1.1.3.4. Ngôn từ nghệ thuật trong hồi ký Ngôn từ nghệ thuật của hồi ký thường hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Cho nên chúng ta thấy hồi ký vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, lại vừa khái quát là như thế. Đặc điểm này nổi bật trong hồi ký Cát bụi chân ai, Tô Hoài đã miêu tả cuộc sống ở Hà Nội một cách vừa chân thực, vừa cụ thể, qua cảnh sống và sinh hoạt ở Ngã Sáu Hàng Kèn. Ngôn từ trong tác phẩm hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Đồng thời tác giả luôn là người đối CBHD: Bùi Thanh Thảo 18 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. So với ngôn từ của các loại tác phẩm khác, ngôn từ nghệ thuật của hồi ký luôn có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Chẳng hạn như trong Cát bụi chân ai ta thấy ngôn ngữ trực tiếp của tác giả: “Một bữa tối, Nguyễn Bính rủ tôi đến nhà hàng Lục Quốc. Nguyễn Bính nói: Hôm nay ăn cỗ đám ma Trăm Hoa! Tôi hỏi: Anh Trúc Đường đâu? [10; tr. 431]. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm hồi ký thường rất linh hoạt về giọng điệu. Hồi ký thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Ta có thể thấy rõ phần này ở đoạn đầu hồi ký Tự truyện của Tô Hoài sau lời trần thuật là sự phân tích: “Trong cái xã hội mà nén bạc đâm toạc tờ giấy, nhà giàu và đồng tiền lúc nào cũng trói người ta, từ trong cách đối sử với nhau hằng ngày tới mọi thói quen, thì một con người đương bơ vơ vơ vẩn như tôi, bỗng dưng đương thằng nên ông, có nhà ngói cây mít, có của ăn của để, có ngôi thứ, và cái chuyện lấy vợ chửa sẵn thì lại chỉ đem tiền ra bôi son đánh phấn là xoa đi được tất cả, êm đẹp tất cả” [12; tr.159]. Cùng với trần thuật hoặc trên nền trần thuật, hồi ký cũng khơi gợi xúc cảm tới bạn đọc. Ngôn từ nghệ thuật trong hồi ký không chủ yếu hướng về đối tượng được phản ánh, mà là thứ ngôn từ thuyết phục trực tiếp và tích cực gây hiệu quả nhận thức, làm rung động tình cảm của người đọc. Trong Cỏ dại của Tô Hoài vói giọng trầm buồn khi Cu Bưởi rời xa quê nhà lên ở nhà chú Tưởng: “Ngày mùa đông thì ngắn. Ngắn nữa là những hôm ẩm trời, phố xá âm u như sắp tối. Mưa phùn rây trắng như phấn. Hai bên hè, chòm lá sấu già càng tối thẫm. Những cây dâu da tây cao vút chẳng biết quả hay hoa, gió đánh rụng xuống, ruột đỏ hoe. Phố âm thầm, nhây nhớp. Những ngày mưa dầm dề như thế này, ở quê tôi còn quạnh vắng hơn đây nhiều. Nhưng không buồn…” [12; tr.88]. Chính vì có những phẩm chất riêng so với những thể loại khác, tiêu biểu là ngôn từ nghệ thuật. Cho nên hồi ký có vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của văn học. 1.1.3.5. Không gian và thời gian trong hồi ký Trong thực tế sáng tác không phải bao giờ người viết hồi ký cũng có được điều kiện thuận lợi nhất để nắm bắt đối tượng. Cái khó khăn này thể hiện trong khả năng nhận thức cả hai phạm vi không gian và thời gian. Về không gian trong hồi ký là CBHD: Bùi Thanh Thảo 19 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn không gian rộng lớn, từ nơi này có thể chuyển sang nơi khác. Vì thế, người viết hồi ký không phải lúc nào cũng có điều kiện trực tiếp để chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra trong một không gian rộng lớn. Về thời gian trong hồi ký là diễn biến của một sự kiện, một cuộc đời. Vì thế, người viết hồi ký cũng không dễ dàng chủ động để hiểu được diễn biến của một sự kiện, một cuộc đời. 1.1.3.6. Kết cấu của hồi ký Vấn đề kết cấu trong các tác phẩm hồi ký cũng không phức tạp lắm. Những loại hồi ký có cốt truyện theo lối kết cấu cốt truyện với các bước khai đoạn, phát triển, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút. Những loại hồi ký không có cốt truyện thì theo kết cấu liên tưởng, ở đó xen kẽ giữa sự kiện, con người với những đoạn nghị luận trữ tình với tỉ lệ khá lớn của nhân vật trần thuật. Đôi khi hồi ký cũng sử dụng kết cấu vòng tròn, có nghĩa là mở đầu nói về sự kiện hay nhân vật đó, kết thúc tác phẩm cũng nói về sự kiện hay nhân vật ấy. Và hiển nhiên giữa ba loại lúc nào cũng có hình thức trung gian. Có điều yếu tố trữ tình, chính luận gia tăng nhiều hơn so với tiểu thuyết là đặc trưng chung của thể loại hồi ký, cho nên loại kết cấu có cốt truyện cũng tương đối rộng rãi hơn. Như vậy hồi ký có thể nặng về người hay việc, có thể theo dạng kết cấu cốt truyện hoặc dạng kết cấu liên tưởng hay kết cấu vòng tròn. 1.2. Vài nét về nhà văn Tô Hoài 1.2.1. Cuộc đời Ông tên thật là Nguyễn Sen. Các bút danh khác là: Mắt biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa (dùng cho viết báo). Sinh ngày 27-9-1920 (tức 16-8 Canh Thân). Quê nội thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Sinh và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ – nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh của Tô Hoài gắn với hai địa danh: Sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công: dệt lụa. Học hết bậc tiểu học, sau đó vừa tự học, vừa đi làm để kiếm sống, ông làm các nghề như: thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn… Viết những sáng tác đầu tiên được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm 30. CBHD: Bùi Thanh Thảo 20 SVTH: Trần Lê Tuyết Nhung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan