Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người việt (tt)...

Tài liệu Thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người việt (tt)

.PDF
27
203
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH VIẾT TOÀN THẾ GIỚI THỰC VẬT TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62.22.01.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn GS.TS. Nguyễn Xuân Kính Phản biện 1: GS.TS. PHẠM CHÍ QUẾ Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM Phản biện 3: PGS.TS. PHẠM THU YẾN Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trịnh Viết Toàn (2016), “Nghệ thuật ẩn dụ trong ca dao về thế giới thực vật”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Số 17 (42) – T6/2016, Trang 131-135. 2. Trịnh Viết Toàn (2016), “Thủ pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao về thế giới thực vật”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Số 19(44) – T8/2016, Trang 42-46. 3. Trịnh Viết Toàn (2016), “Biểu trưng hoa trong ca dao người Việt”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 387 - T9/2016, Trang 105-108. 4. Trịnh Viết Toàn (2016), “Đặc điểm tính ngữ trong ca dao về thế giới thực vật”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, Số 10 (252) – T10/2016, Trang 42-46. 5. Trịnh Viết Toàn (2017), “Lối ứng xử với hệ sinh thái thực vật qua ca dao”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 1 (539) - T1/2017, Trang 55-65. 6. Trịnh Viết Toàn (2017), “Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong ca dao về thế giới thực vật”, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật, Số 55 – T3/2017, Trang 57-61. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ca dao không chỉ phản ánh những tâm tư tình cảm của người Việt xưa mà còn là bức tranh sinh động phản ánh nhiều mặt của đời sống, mang đậm bản sắc Việt Nam. Từ hình ảnh cây đa, bến nước, cánh đồng làng quê thân thuộc cho đến các quan hệ xã hội phức tạp; những truyền thống quý báu của dân tộc đều được người Việt phản ánh qua ca dao một cách hết sức sinh động. Thông qua các hình ảnh, biểu tượng thực vật thể hiện trong ca dao, cần tìm hiểu và đánh giá sâu về các đặc điểm tâm lý, văn hóa của người Việt trong mối quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách tổng thể các đặc trưng của toàn bộ thế giới thực vật trong trong ca dao cổ truyền người Việt. Chính vì thế, việc nghiên cứu những đặc điểm biểu hiện và giá trị thẩm mĩ của thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người Việt sẽ đem lại một cách nhìn có hệ thống, toàn diện về một thực thể vật chất – tinh thần quan trọng, luôn đồng hành với con người trong suốt tiến trình của lịch sử tiến hóa, nhận thức. Xuất phát từ những lí do trên, việc lựa chọn đề tài: “Thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người Việt” làm đề tài nghiên cứu của luận án là một việc cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Miêu tả các hình thức biểu hiện của thế giới thực vật trong ca dao; chỉ ra các biện pháp nghệ thuật, hệ thống các kết cấu trong các bài ca dao có hình tượng thực vật; thấy được cách ứng xử văn hóa của người Việt với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; Thấy được các giá trị biểu trưng của thực vật... 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát kho tàng ca dao cổ truyền người Việt, thông qua công trình Kho tàng ca dao người Việt, xây dựng các tiêu chí phân loại để phân loại các dạng thức tồn tại của thế giới thực vật, qua đó thấy được tần số xuất hiện của thực vật trong ca dao; Lý giải các dạng thức tồn tại/biến thể của thực vật trong ca dao từ những cơ sở văn hóa, văn học. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án chọn thực vật và những biểu hiện của nó trong ca dao cổ truyền làm đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chọn Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, 2001, do các soạn giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật biên soạn làm phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Hướng tiếp cận liên ngành: PP NC văn bản Văn học dân gian; PPNC Văn hóa dân gian; PPNC Lịch sử; PPNC Dân tộc học; Phương pháp nghiên cứu Nhân học văn hoá. - Thao tác khảo sát, thống kê; Thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã có một cái nhìn bao quát, đánh giá về tình hình tư liệu cũng như các nghiên cứu liên quan đến thế giới thực vật trong ca dao; khảo sát và chỉ ra được những dạng thức tồn tại của thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền, khẳng định sự phong phú, gắn bó của thực vật từ trong đời sống tự nhiên đối với đời sống con người và kiến giải việc thực vật đã đi vào đời sống văn hoá, tâm thức của người Việt: thực vật từ tự nhiên đến văn hóa; làm rõ: thông qua thế giới thực vật, người Việt đã thể hiện những lối ứng xử đậm chất cảm hứng từ thực vật. Đây là cách kiến giải mới, có tính đóng góp của luận án; nghệ thuật biểu hiện trong da dao được tác giả dân gian lấy từ nhiều cảm hứng khác nhau, trong đó, thực vật là một chất liệu quan trọng. Luận án phân tích, kiến giải và chỉ ra được các giá trị nghệ thuật đặc sắc của ca dao từ nguồn cảm hứng và chất liệu này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: khẳng định hướng nghiên cứu văn hoá văn học trong nghiên cứu folklore và thơ ca trữ tình dân gian; mối quan hệ giữa văn hoá và văn học: Ca dao người Việt gắn bó chặt chẽ với văn hoá dân tộc, kết tinh của văn hóa người Việt. Về mặt thực tiễn: Luận án góp thêm một tiếng nói vào bức tranh nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam; Bước đầu thể hiện được hướng tiếp cận sinh thái; Công trình là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu cho sinh viên và học viên sau đại học. 2 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, Kết luận, TLTK, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; Chương 2: Các dạng thức biểu hiện của thế giới thực vật và lối ứng xử của con người với thực vật trong ca dao cổ truyền; Chương 3: Sự biểu hiện của thế giới thực vật qua cách sử dụng ngôn ngữ và thủ pháp nghệ thuật trong ca dao; Chương 4: Sự biểu hiện của thế giới thực vật qua kết cấu và không gian, thời gian nghệ thuật trong ca dao. Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu về ca dao 1.1.1.1. Những công trình bằng chữ Hán, chữ Nôm 1.1.1.2. Những công trình sưu tầm nghiên cứu bằng chữ Quốc ngữ Trong phần này, luận án liệt kê các công sưu tầm, nghiên cứu về ca dao bằng chữ Hán và Chũ Nôm từ trước đến nay. Nhìn chung, các công trình này đã vận dụng các lý thuyết folklore để tiếp cận ca dao một cách khá bài bản. 1.1.2. Vấn đề thực vật trong ca dao Liên quan đến vấn đề này có những công trình đáng chú ý sau: Luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao của Trương Thị Nhàn; Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp với Luận án Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt; Bài viết Một số biểu tượng trong ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Kính; Luận án Thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người Việt, có Luận án Thiên nhiên trong ca dao trữ tình Nam Bộ của Trần Thị Diễm Thúy; Trần Thị Kim Liên nghiên cứu về Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc – Trung – Nam; Luận án Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ của Đặng Thị Diệu Trang; Luận án Thiên nhiên với văn hóa vùng trong ca dao trữ tình Trung bộ của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân… Nhìn chung, các công trình kể trên đã ít nhiều đề cập đến thế giới thực vật. Đó có thể là hoa, cây với tư cách là biểu tượng; là sắc thái văn hoá vùng miền qua tự nhiên là cấu trúc của ca dao nhìn từ kết 3 cấu… Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thế giới thực vật trong ca dao. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái niệm thực vật và “thế giới thực vật trong ca dao” Theo từ điển bách khoa vi.wikipedia.org, thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. 1.2.2. Các khái niệm: hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, biến thể, biểu trưng Theo Từ điển Tiếng Việt, Hình ảnh có hai nghĩa: (1) “Hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí quang học (như máy ảnh), hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí. (2) “Khả năng gợi tả sinh động trong cách diễn đạt”. Hình tượng “là sự phản ánh hiện thực một cách khách quan bằng nghệ thuật dưới hình thức những hình tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Còn Biểu tượng (Symbole): (1) “Hình ảnh tượng trưng. Chim bồ câu là biểu tượng hòa bình”. (2) “Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào trong giác quan đã chấm dứt”. Biểu trưng là một yếu tố hình thức mang tính nội dung sâu sắc, gắn liền với đặc điểm văn hóa dân tộc, địa phương, biểu trưng gần như đồng nghĩa với ẩn dụ, có nhiều trong các thể loại về văn học dân gian, phổ biến nhất là trong ca dao, đặt biệt là trong ca dao về thế giới thực vật. 1.3. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.3.1. Cơ sở Văn hóa – văn học + Về mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa: Trong ca dao, thế giới thực vật được phản ánh và lưu giữ ở nhiều phương diện của giá trị văn hóa Việt Nam: văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử trong môi trường xã hội, chiều hướng tâm lí, tâm linh, quan niệm nhân sinh của người Việt. Những công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa, văn học, đặc biệt là ca dao đã chỉ ra một số khía cạnh trong giá trị văn hóa của thế giới thực vật trong ca dao. + Thực vật với tư cách là những mã văn hóa trong ca dao người Việt: Mã văn hóa được hình thành trong môi trường tự nhiên và xã hội. Mã văn hóa có tính truyền thống, ổn định, là dấu hiệu đặc trưng 4 nhận diện. Thực vật đi vào trong thế giới ca dao với tư cách là những tín hiệu thẫm mỹ gắn với đặc trưng văn hóa người Việt, có thể cảm nhận được bằng giác quan. Do vậy, với tư cách là những mã văn hóa, thế giới thực vật gợi lên những hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang chiều sâu triết lý của văn hóa người Việt. + Thiên nhiên và thế giới thực vật trong truyền thống văn học: Khi tìm hiểu các giá trị của hệ thống hình tượng liên quan đến “thế giới thực vật” trong ca dao, chúng ta nên chú ý đến mối quan hệ giữa bình diện văn hóa và bình diện văn học, những điểm đồng nhất và độ chênh giữa hai bình diện này trong những biểu hiện cụ thể của thế giới thực vật trong các bài ca dao cụ thể cũng như các kiểu bài ca dao nhất định. Trong phạm vi nghệ thuật nói chung và ca dao nói riêng, các mã văn hóa chung trở thành các mã nghệ thuật, các biểu tượng văn hóa trở thành biểu tượng, hình tượng nghệ thuật, được cấu tạo bởi các chất liệu đặc trưng. 1.3.2. Cơ sở biểu tượng học Có thể nói có bao nhiêu nhà nghiên cứu về biểu tượng thì có bấy nhiêu khái niệm. Có thể xác định qua một số đặc tính sau: có tính thống nhất giữa cấp độ bản thể và cấp độ biểu hiện. Đây chính là mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính thống nhất giữa vật chất và tinh thần; tính quy ước và võ đoán của biểu tượng. Đây thực chất là mối quan hệ giữa mặt vật biểu và mặt hàm biểu của sự vật hiện tượng; tính đa nghĩa và linh hoạt. Sự khác nhau giữa tín hiệu và biểu tượng là tín hiệu đơn nghĩa, còn biểu tượng thì đa nghĩa và tồn tại trên nhiều bình diện khác nhau. Biểu tượng văn hóa có tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định nhưng lại vừa có tính chất ổn định tương đối, nếu luôn thay đổi sẽ không còn mang tính chất biểu tượng. Biểu tượng văn hóa và biểu tượng nghệ thuật cũng có sự khác biệt nhất định. Thường trong quá trình phát triển, biểu tượng văn hóa có sự bổ sung ý nghĩa, nhưng sau một thời gian ý nghĩ đó trở nên cố định. Biểu tượng nghệ thuật ca dao có những nét riêng, được xây dựng bằng ngôn từ nói và viết với những quy ước của cộng đồng, đó chính là những kí hiệu ngôn từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩ sâu xa từ những hình ảnh, sự kiện về thế giới tự nhiên và xã hội đã được dân gian chọn lọc và sử dụng từ thế hệ này qua thế hệ khác. 5 1.3.3. Cơ sở thi pháp học Thi pháp là hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ để làm nên tác phẩm văn học. Thi pháp là một hệ thống những yếu tố hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng tạo nên một thế giới nghệ thuật nhất định, do vậy ta nói thi pháp có tính hệ thống. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương bao gồm: Con người, không gian và thời gian, sự kiện, ngôn ngữ, kết cấu, thư pháp… và trong hệ thống thi pháp còn có cả quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Tóm lại: Vận dụng lý thuyết về thi pháp và tiếp cận thi pháp ca dao là dựa trên các nguyên tắc và đặc trưng thể loại để tìm hiểu các vấn đề: nhân vật trữ tình, ngôn ngữ; không gian và thời gian nghệ thuật; kết cấu ca dao và các biểu tượng, hình ảnh trong ca dao. Chương 2: CÁC DẠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA THẾ GIỚI THỰC VẬT VÀ LỐI ỨNG XỬ CỦA CON NGƯỜI VỚI THỰC VẬT TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN 2.1. Khảo sát phân loại 2.1.1. Nguyên tắc khảo sát Về đối tượng khảo sát: Thực vật và các dạng thức của thực vật; Phạm vi khảo sát: Kho tàng ca dao người Việt; Phân chia các loại biểu hiện: Về các biểu hiện của thực vật, chúng tôi chia ra các biểu hiện cụ thể, bao gồm: cây; hoa; lá; cành; củ/quả/hạt; Về môi trường sống của thực vât, chúng tôi chia ra hai môi trường cụ thể: Trên cạn và dưới nước; Về tính chất của loại thực vật, chúng tôi chia làm hai loại: thiên nhiên tạo và nhân tạo. 2.1.2. Kết quả khảo sát phân loại Kết quả khảo sát sự biểu hiện của thực vật như sau: (Xin xem phần Phụ lục: Bảng thống kê thực vật trong ca dao) 6 Bảng 2.1: Tần số xuất hiện của thực vật qua các dạng thức cụ thể Tổng số bài ca Tổng số Tổng số Tổng số lần Thực vật Thực vật dao bài có chứa loài thực thực vật trên cạn dưới nước được thực vật vật xuất hiện khảo sát 11825 (A) 2410 20,35%/A 267/(B) 3047 25,76%/A 248/267 92,88%/B 19/267 07,12%/B Dạng thực vật Cây Hoa Lá Cành Củ/quả/hạt Tần số 1656 54,35% 349 11,45% 293 9,61% 117 3,84% 632 20,74% 2.2. Biểu hiện của thực vật trong ca dao qua lối ứng xử của con người 2.2.1. Lối ứng xử với hệ sinh thái thực vật qua ca dao nhìn từ phương diện vật chất: khả năng tận dụng, tối ưu hóa các dạng thức của thực vật phục vụ đời sống Cây lúa: Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là lúa, ngọn lúa đâm bông gọi là đòng; hạt lúa nếp non rang lên là cốm, hạt lúa già là thóc; bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm; sau khi xay giã xong thì hạt thóc chia thành gạo, cám, trấu, gạo gãy gọi là tấm; gạo nấu lên thành cơm, xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng… Các dạng thức từ cây lúa: Hạt thóc sau khi tách vỏ, ngoài gạo ra sẽ có, trấu, cám. Những phế phẩm tưởng chừng như bỏ đi này lại được con người tận dụng. Nếu cám được dùng trong chăn nuôi thì trấu lại được con người tận dụng để làm chất đốt. Tâm thành đốt một đống rơm/ Khói lên nghi ngút, chẳm thơm chút nào/ Khói lên đến tận thiên tào/ Ngọc Hoàng phán hỏi: “Mụ nào đốt rơm”. Rơm rạ đã trở thành cảm hứng biểu hiện cho tình yêu và thân phận của những người dân: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm; … Cây mít. Cành mít chủ yếu để làm củi. Lá mít làm chất đốt, đặc biệt là dùng làm thuốc chữa được khá nhiều bệnh. Quả mít từ khi còn nhỏ bằng ngón tay cho đến khi chín đều có thể ăn được. Khi còn nhỏ 7 gọi là dái mít, hay được trẻ con hái ăn với muối. Lớn lên một chút, gọi là mít non, dùng để luộc ăn với mắm nêm. Mít non cũng có thể dùng làm trộn gỏi hoặc nấu canh với cá, với lá lốt: Ai về nhắn với bạn nguồn/ Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên. Cây mít đã đi vào trong ca dao với đầy đủ các dạng thức của nó. Đó là cách người xưa chiêm nghiệm về lối sống, tình cảm hay đơn giản chỉ là một cách ứng xử thông thường: ... Trách ai ăn mít bỏ xơ/ Ăn cá bỏ lờ, ở dạ bạc đen… Cây tre được sử dụng rất nhiều trong đời sống của con người. Đầu tiên phải kể đến măng, tức cây tre lúc còn nhỏ. Ở dạng thức này, tre chủ yếu dùng để làm thực phẩm: Măng non nấu với gà đồng/ Chơi nhau một trận xem chồng về ai; ... Bột sam nấu với măng vòi/ Bún tàu lại nấu với cá mòi nhãi ranh…; Tre từ góc đến ngọn đều được sử dụng: Tre già anh để pha nan/ Lớn đan nong né, bé đan giần sàng/ Gốc thì anh để kê giường/ Ngọn ngành anh để cắm giàn trầu, dưa.… Người Việt đã tận dụng, tối ưu hóa các dạng thức của thực vật để phục vụ đời sống của mình một cách linh hoạt vừa mang lại tính thực dụng đồng thời thể hiện một nét tâm lý văn hóa trong cách ứng xử với môi trường thực vật. 2.2.2. Lối ứng xử với hệ sinh thái thực vật qua ca dao nhìn từ phương diện tinh thần 2.2.2.1. Lối ứng xử trân trọng, linh thiêng hóa thực vật Tín ngưỡng cây lúa còn thấy ở lễ hội đền Hùng, ở dấu tích trên trống đồng. Trong ca dao và tục ngữ cũng rất đề cao cây lúa: Bảo nhau gặt lúa vội vàng/ Mang về nhặt lúa, luận bàn thóc đôi; Cây đa được coi là nơi trú ngụ của các vị thần linh hay ma quỷ. Vì thế, trong dân gian có câu: Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Ở cho phải phải phân phân/ Cây đa cậy thần, thần cậy cây đ; Cây thị cáo ma, cây đa có thần…; Người Việt có tục thờ cây mía vào ngày tết: Mẹ già như chuối bà hương/ Như xôi nếp một, như đường mía lau; Mẹ em đi chợ đường ngoài/ Mua em cây mía vừa dài vừa cong…; Một dạng thức khác của thực vật cũng được người Việt linh thiêng, thờ cúng đó là các loài hoa và quả. Biểu hiện rõ nét nhất của tục thờ này là mâm ngũ quả và các loài hoa được chưng trong ngày tết trên 3 miền của đất nước. Phật thủ nhiều ngón nàng ơi/ Thanh yên anh để thảnh thơi trong nhà/ Quả hồng thờ mẹ kính cha/ Quả cau làm lễ cưới ta với mình. 8 2.2.2.2. Sử dụng thực vật làm vật gợi hứng trong sáng tác ca dao a. Thực vật và cảm hứng thẩm mĩ người Việt trong ca dao Đầu tiên có thể kể đến quan niệm về vẻ đẹp ngoại hình của người con gái: Trúc xinh trúc mọc đầu đình/ Em xinh em đứng một mình cũng xinh/ Trúc xinh trúc mọc bờ ao/ Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh. Một cách ẩn dụ, hình dáng người thiếu nữ mang một vẻ đẹp hao gầy nhưng cũng cứng cáp, nên thơ: Hoa lí hoa lịch là hoa lí linh/ Con gái Đình Bảng vừa xinh vừa giòn. b. Thực vật và cảm hứng thân phận của con người trong ca dao Đó là những thân phận bạc bẽo, hẩm hiu, chịu nhiều thua thiệt của số phận. Số phận và hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc vào kẻ khác: Thân em như miếng cau khô/ Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày... Trong cảm hứng thân phận, nếu tiếng nói than thân, trách phận chủ yếu thuộc về người phụ nữ thì tiếng nói của những mối tình bị phụ bạc lại đến từ cả hai giới: Công anh đắp đập trồng chanh/ Chẳng được hái quả vin cành cho cam; 2.2.2.3. Sử dụng thực vật trong lối ứng xử đậm nghĩa tình và đúc kết tri thức dân gian Lối ứng xử giàu tính triết lý của người xưa cũng được đúc kết từ việc dự trữ lương thực trong năm và được khái quát lên thành lẽ sống, lối ăn ở trong đời: Được mùa chớ phụ ngô khoai/ Đến khi Thân, Dậu lấy ai bạn cùng. Vẻ đẹp trong lối ứng xử phép tắc, gia giáo cũng được thể hiện qua câu chuyện của cô gái đi hái dâu: Sáng ngày tôi đi hái dâu/ Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn/ …./ Thưa rằng bác mẹ tôi răn/ Làm thân con gái chớ ăn trầu người. Trọng tình, trọng nghĩa là một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Tư tưởng này dù thời kỳ nào đi nữa, nó vẫn được ngợi ca trong lối ứng xử giữa con người với con người: Cây đa cũ bến đò xưa/ Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.. 2.3. Biểu hiện của thực vật qua một số biểu tượng trong ca dao 2.3.1. Một số biểu tượng cây 2.3.1.1. Biểu tượng Trầu - Cau a. Trầu cau biểu tượng cho lối ứng xử giao tiếp giữa các mối quan hệ trong đời sống xã hội Trầu cau cũng là duyên cớ để người ta quen biết, giao thiệp, thậm chí thành bạn bè, tri kỉ: Xưa kia ai biết ai đâu/ Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên thương. Qua miếng trầu và cách mời trầu, người xưa đã gửi gắm các cung bậc tình cảm: yêu hay ghét, xã giao hay chân 9 tình... một cách tế nhị. Khi vui, miếng trầu là chốn hội ngộ, là niềm vui gặp gỡ: Gặp nhau ăn một miếng trầu/ Còn hơn đám cưới mổ trâu ăn mừng. b. Trầu cau biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng Trầu cau biểu tượng cho tình yêu đôi lứa: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”. Song khi đã gắn với trầu cau, người trao và người nhận đều hiểu là vấn đề tình cảm đang được đặt ra một cách nghiêm túc, xác định để đi đến hôn nhân: “Bây giờ trầu gặp lại cau/ Cũng mong ta ở với nhau một nhà..”; Trầu cau biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng: Khi đã là vợ chồng, họ thuộc tính nết, sở thích của nhau và phần chăm chút cho cuộc sống thường nghiêng về phía người vợ. Bởi vậy mà có người vợ khẳng định: Tôi đã biết tính chồng tôi/ Cơm thôi đến nước, nước thôi đến trầu… c. Trầu cau biểu tượng cho vẻ đẹp và phẩm hạnh của người têm trầu Đối với người Việt, têm trầu là cả một nghệ thuật. Người con gái xưa hầu như ai ai cũng phải biết têm trầu và thể hiện tài nữ công gia chánh của mình bằng việc têm trầu. Nhìn miếng trầu được têm người thưởng thức không chỉ hiểu rõ tình cảm của người mời trầu mà còn đánh giá được sự khéo tay của người têm trầu: “Trách người quân tử vô tâm/ Trầu têm lá lốt cũng cầm mà ăn”. 2.3.1.2. Cây lúa - biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Theo thống kê của chúng tôi, “lúa” xuất hiện 105 lần. …Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Trong nhiều câu ca dao, vẻ đẹp của người con gái qua hình ảnh lúa còn được biểu trưng bởi tính giá trị và phẩm hạnh: “Thân em như lúa nếp tơ/ Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu”. 2.3.1.3. Biểu tượng cây đa Cây đa là biểu tượng cho tình yêu, sự mong ước bền vững lứa đôi. Sự trưởng thành của con người, sự trường tồn của làng quê, đất nước: “Nào khi ngồi cội cây đa/ Người thương có nhớ chăng là người thương”. Biểu tượng cây đa cũ tượng trưng cho truyền thống gắn kết muôn thuở, tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó: “Cây đa cũ, con yến cũ, cây đa tàn/ Bao nhiêu lá rụng thương nàng bấy nhiêu”; Biểu tượng cây đa trốc gốc tạo hình tượng sẻ chia để lại sự lưu luyến tiếc thương, những tình cảm tốt đẹp không thể phai mờ cho người ở lại: Cây đa trốc gốc trôi rồi/ Đò đưa bến khác em ngồi đợi ai?... 2.3.1.4. Biểu tượng cây tre 10 Theo khảo sát của chúng tôi, tre xuất hiện 114 lần. Cây tre biểu thị cho sự thủy chung, bền bỉ, tiếp nối và mang tính cộng đồng cao: “Đôi ta như chỉ mới xe/ Như măng mới mọc như tre mới trồng?...”. Mượn biểu tượng tre, bao đôi lứa yêu nhau trong ca dao đã nói lên lòng chung thủy của mình trong tình yêu: “Trồng tre lựa giống đan sang/ Tre lên mấy mắt dạ thương chàng mấy năm… Măng tre trong ca dao thường tượng trưng cho người con gái mảnh mai, trong trắng cần được che chở: “Nom vườn tre nở xanh non/ Hỏi vườn tre ấy có còn măng không…”. 2.3.2. Biểu tượng thực vật là hoa 2.3.2.1. Hoa biểu trưng cho tình yêu đôi lứa Tình yêu là một đề tài đẹp và hấp dẫn đối với mọi thế hệ. Trên hành trình của cuộc đời, ai ai cũng cùng một khao khát có cuộc sống hạnh phúc, có tình yêu thủy chung son sắt: “Vì hoa nên phải tìm hoa/ Vì tình nên phải vào ra với tình”. Hoa còn được hóa thân là người đang yêu: “Vì sương nên núi bạc đầu/ Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa/ Vì duyên nên thiếp võ vàng…”; Hoa biểu trưng cho vẻ đẹp và tuổi xuân của người con gái: “Đàn bà như cánh hoa tươi/ Nở ra chỉ được một thời mà thôi. Tuy nhiên, “một thời” ấy lại là khoảng thời gian đẹp nhất, hấp dẫn nhất khiến trái tim bao chàng trai phải xao xuyến: Hoa thơm hoa ở trên cành/ Đôi mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ… 2.3.2.2. Hoa biểu trưng cho phẩm hạnh của con người Hoa cũng biểu trưng cho những gì đẹp nhất, đáng yêu đáng trân trọng nhất: “Yêu cây vì nỗi lắm hoa/ Yêu em vì nỗi nết na trăm chiều…”. Hoa còn biểu trưng cho cả vẻ đẹp hình thức và phẩm hạnh: “Vợ anh như trúc như thông/ Như hoa mới nở như rồng mới thêu…” Như vậy, dù được chuyển nghĩa bằng hình thức ẩn dụ hay so sánh thì những người, vật, gắn với “hoa” ở trên đều đẹp, đáng quý, đáng trân trọng. Đây là những biểu trưng mang tính dương tính, thiên về ngợi ca. Hoa biểu trưng cho sự giữ gìn: Vườn có chủ giữ gìn cây có chạ?/ Hoa có rào ngăn đón bướm ong vô… 2.3.2.3. Ý nghĩa biểu tượng hoa trong mối quan hệ với các đối tượng khác Với mỗi mối quan hệ, hoa lại được mang một ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê một số cặp biểu trưng của hoa trong mối quan hệ với các đối tượng khác như sự giao tình đôi lứa; sự khác biệt giữa hai loại người; sự xứng đôi; hôn nhân gắn kết…Tóm 11 lại, từ vườn hoa muôn sắc của cuộc đời, thế giới đa sắc đa hương của các loài hoa đã đi vào trong ca dao người Việt với tất cả cung bậc cảm xúc của người nghệ sĩ. Con người, bằng chính cảm quan nghệ thuật của mình đã thổi vào thế giới tự nhiên hình ảnh của chính mình, “người hóa” thế giới tự nhiên bằng những biểu tượng. Bởi hoa đẹp nên đi vào văn chương, biểu tượng của con người gắn với hoa cũng đẹp. 12 Chương 3: SỰ BIỂU HIỆN CỦA THẾ GIỚI THỰC VẬT QUA CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO 3.1. Cách sử dụng ngôn ngữ thể hiện thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người Việt 3.1.1. Sử dụng tính ngữ 3.1.1.1. Khái niệm Tính ngữ là một khái niệm chỉ việc sử dụng tính từ, tính ngữ (ngữ tính từ) trong các sáng tác nghệ thuật (gọi chung là tính ngữ). Chẳng hạn: trắng phau phau, đỏ hồng hồng, đen thủi đen thui.v.v… 3.1.1.2. Phân loại tính ngữ a. Tính ngữ trùng lặp: Nhóm thứ nhất, tính ngữ trùng lặp chỉ màu sắc: Bò vàng buộc đám cỏ xanh / Chim khôn chết mệt vì cành xoan đâu;… Nhóm thứ hai, tính ngữ trùng lặp chỉ trạng thái. Đây là nhóm tính ngữ mà đặc điểm trạng thái của đối tượng được nói tới thường được thể hiện dưới dạng tăng tiến về mức độ, trạng thái, có thể gọi là tính ngữ kép: Bấy lâu ni huê héo dàu dàu thì tính ngữ héo dàu dàu đã biểu hiện được trạng thái cao hơn của héo. … b. Tính ngữ giải thích:Nhóm thứ nhất, tính ngữ chỉ đặc điểm về hình thức: ớt chín: đỏ, dưa leo: trong trắng ngoài xanh, trầu: vàng, xanh… Sự lựa chọn đặc điểm hình thức ở đây chủ yếu hướng tới tính chân thực của thực tế. Nhóm thứ hai, tính ngữ chỉ đặc điểm về trạng thái. Đây là nhóm tính ngữ mà các tính từ đi sau danh từ mang ý nghĩa chỉ đặc điểm về trạng thái của sự vật được nói đến ở danh từ như: Ruộng cạn mạ úa em ngồi em lo; Anh đừng tham cái bóng quế, bỏ phế cái bóng lài / Mai sau quế rụng bông lài thơm xa v.v… Nhóm thứ ba, tính ngữ chỉ đặc điểm về hoàn cảnh không gian, thời gian. Đây là nhóm tính ngữ có các tính từ đi kèm danh từ khá phong phú. Chẳng hạn: Ai ăn cau cưới thì đề /Tuổi em còn bé chưa nên lấy chồng… c. Tính ngữ ẩn dụ Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, đây là nhóm có số lượng chưa phải cao nhất (242/682 bài có sử dụng tính ngữ – chiếm 35,48%). Một đặc điểm đặc trưng của nhóm tính ngữ này nữa là việc sử dụng các tính từ mang nghĩa chuyển khá rõ nét. Chẳng hạn: nhành mai ủ dột, hoa cười nguyệt tỏ,… 3.1.1.3. Nhận xét về đặc điểm của tính ngữ có yếu tố thực vật 13 Qua khảo sát 2410 bài ca dao, chúng tôi có 682 bài (chiếm 28,30%) có sử dụng tính ngữ với bảng thống kê cụ thể như sau: Bảng 3.1: Hệ thống tính ngữ trong ca dao về thế giới thực vật Tính ngữ theo Tính ngữ Tính ngữ giải Tính ngữ ẩn dụ Tổng phân loại trùng lặp thích (nguyên hợp) Số bài sử dụng tính ngữ 42 398 242 682 Tỉ lệ 6,16% 58,36% 35,48% 100% 3.1.2. Sử dụng phép điệp từ, ngữ (sự trùng lặp) 3.1.2.1. Sự trùng lặp về từ a. Trùng lặp danh từ chỉ yếu tố thực vật: Chẳng hạn: Bông nhài, bông bí, bông ngâu / Chẳng bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng… b. Trùng lặp từ ngữ chỉ mức độ, trạng thái, hành động: Điệp từ ngữ chỉ mức độ: Cây cao thì gió càng lay / Càng cao danh vọng, càng dày gian truân. Điệp từ ngữ chỉ hành động: Chờ em chờ mận chờ mơ / Chờ hết mùa mận chờ qua mùa đào / Chờ em cho tuổi anh cao… 3.1.2.2. Sự trùng lặp về câu Qua khảo sát, chúng tôi có 277 bài ca dao về yếu tố thực vật sử dụng biện pháp trùng lặp ở cấp độ câu: Lúa ngô là cô đậu nành / Đậu nành là anh dưa chuột... Sự trùng lặp về câu trong các bài ca dao có yếu tố thực vật có thể diễn ra theo các cấp độ sau: Trùng lặp giữa hai vế trong một câu: Chữ rằng khúc thủy non sâu / Liễu thương phận liễu, ngư sầu phận ngư; Trùng lặp cấu trúc giữa câu sáu và câu tám: Chuộng chuối chuối lại cao tàu/ Chuộng em em lại ra màu làm cao. Trùng lặp theo cặp câu sáu – tám: Cô kia đi đường này với ta / Trồng đậu đậu tốt, trồng cà cà sai / Cô kia đi đường này với ai / Trồng bông bông héo, trồng khoai khoai hà. 3.1.2.3. Nhận xét về yếu tố trùng lặp trong ca dao về thế giới thực vật Ở cấp độ từ, hiện tượng trùng lặp diễn ra trên nhiều từ loại: lặp danh từ với hai dạng lặp danh từ chủng loại và lặp danh từ chỉ bộ phận; lặp tính từ với hai dạng lặp tính từ chỉ trạng thái, đặc điểm và lặp tính từ chỉ mức độ; lặp phụ từ chỉ mức độ; lặp động từ chỉ hành động. Ở cấp độ câu, hiện tượng lặp cũng diễn ra không kém phần phong phú với ba cấp độ: lặp vế câu, lặp câu, lặp từng cặp câu; đặc 14 biệt còn có dạng lặp theo motip. Như vậy, có thể thấy trùng lặp là một hiện tượng khá đặc trưng trong ca dao về thế giới thực vật. 3.1.3. Sử dụng kết hợp ngôn ngữ trữ tình và ngôn ngữ đời thường 3.1.3.1. Cách dùng từ trau chuốt Theo thống kê của chúng tôi, trong 2410 bài ca dao có yếu tố thực vật đã có 1220 lượt xuất hiện các biện pháp tu từ – có bài có hai lượt. Điều này cho thấy rõ ý thức chọn lọc ngôn từ, sử dụng hình ảnh trong sáng tác của tác giả dân gian. Nhiều bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ có thể nói đến thần tình. Có thể thấy rõ sự đan xen của nhiều biện pháp tu từ trong cùng một bài ca dao. Đan xen mà rất hợp lí, rất hấp dẫn. 3.1.3.2. Mang tính khẩu ngữ nhiều Bởi xuất phát từ đời sống nên ca dao còn thấm đượm lối nói của đời thường, mang tính khẩu ngữ. Ta gặp rất nhiều những câu ca dao mộc mạc như lời trao hỏi trong cuộc sống: Thiếu chi hoa lí hoa lài / Mà chàng đi chuộng hoa khoai trái mùa / Hoa khoai chịu nắng chịu mưa / Hoa lài hoa lí chưa trưa đã rầu. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy của ngôn ngữ khẩu ngữ trong ca dao về thực vật đó là hệ thống từ địa phương được sử dụng khá phổ biến. 3.1.3.3. Kết hợp giữa cách dùng từ trau chuốt và khẩu ngữ Thực tế, trong một bài ca dao chúng ta thường gặp không có sự tách biệt hay đối lập giữa ngôn ngữ trau chuốt của thơ và ngôn ngữ mộc mạc của đời thường. Có chăng là sự kết hợp một cách tài tình để vừa tạo nên vẻ đẹp lung linh của ngôn ngữ thơ và vẻ đẹp giản dị chân chất của ngôn ngữ lời nói. Cả hai đều khiến người đọc phải nhớ – nhớ cái gần gũi thân thương của lời nói hàng ngày và nhớ cái đẹp bất ngờ, ấn tượng đến khó quên mà ngôn ngữ thơ tạo ra. Đến đây mận mới hỏi đào / Vườn hồng có lối ai vào hay chưa / Mận hỏi thì đào xin thưa / Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào… 3.2. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ và thủ pháp so sánh 3.2.1. Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ 3.2.1.1. Khái niệm ẩn dụ Ẩn dụ “là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng của hai đối tượng”. Ẩn dụ phải hội đủ ba yếu tố: tạo hình, truyền cảm và cá thể hóa. 3.2.1.2. Các kiểu ẩn dụ 15 a. Ẩn dụ nhân hóa Là sự chuyển nghĩa trường về con người và trường về sự vật gồm hai khía cạnh có quan hệ biện chứng. Nhân hóa sự vật, đồ vật và vật hóa đồ vật, sự vật vào con người:“Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Ẩn dụ nhân hóa còn biểu hiện khi tác giả dân gian mượn hình ảnh của cây trái để phân biệt các hạng người trong xã hội: các loại hoa ngâu, hoa sói, bông quế, bông sen, hoa nhài, trái hồng sim, trái cam sành,… để chỉ những người cao quý, sang trọng. b. Ẩn dụ tượng trưng Trong ca dao về thế giới thực vật ẩn dụ tượng trưng có tần số xuất hiện tương đối nhiều, có giá trị thẩm mĩ và biểu cảm cao. Tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc của làng quê, các loài cây, hoa, trái… đi vào những câu ca dao mượt mà, đằm thắm tượng trưng cho tính cách, phẩm chất và cách sống của con người. c. Ẩn dụ ngụ ngôn Cũng bằng phương pháp ẩn dụ ngụ ngôn, tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng hình thức lấy cảnh ngụ tình, lấy sự vật để nói con người, lấy sự đối lập của các sự vật để nói về sự đối lập tính cách các loại người tốt xấu trong xã hội: “Hoa sen mọc bãi cát lầm/ Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen” đối lập với: “Thài lài mọc cạnh bờ sông/ Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài”. 3.2.1.3. Ý nghĩa ẩn dụ trong ca dao về thế giới thực vật Từ phương diện giá trị thẩm mĩ, có thể nói, là cách biểu đạt của ẩn dụ giúp cho câu ca dao thêm bóng bẩy, biểu cảm và hay hơn. Từ phương diện giá trị nhận thức, thế giới hình ảnh ẩn dụ trong ca dao về thế giới thực vật đem đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận mới mẻ, cách hiểu và tri nhận độc đáo về thế giới cây cỏ trong cuộc sống con người. 3.2.2. Thủ pháp nghệ thuật so sánh 3.2.2.1. Khái niệm so sánh Nghệ thuật so sánh trong ca dao là sự biểu đạt bằng hình tượng trên cơ sở đối chiếu sự tương đồng của hai hiện tượng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm của hiện thượng kia. 3.2.2.2. Các kiểu so sánh 16 a. So sánh trực tiếp i. So sánh trực tiếp triển khai: Kết cấu so sánh có hai vế: Cái dùng để so sánh (vế A) và cái được so sánh (vế B), vế này được triển khai một cách cụ thể rõ ràng: A như B: anh như, em như, thân anh như, thân em như, đôi ta như… để so sánh với các loại cây cỏ trong thiên nhiên: cây gỗ xoan đào, cây quế, chỉ gấm, táo rụng, trúc mọc, ngọn trúc, rau muống thả hồ,…; ii. So sánh tương hỗ bổ sung:“Em như cây quế giữa rừng/ Thơm gốc, thơm ngọn giữa chừng có thơm”. Có khi là hai đối tượng được so sánh tương đồng, nhằm nhấn mạnh vấn đề: “Em trông anh như cá trông sao/ như lê trông lựu như đào trông mưa”… b. So sánh đồng nhất (song hành) i. So sánh tương tự: Trong so sánh tương tự, giữa hai vế so sánh thường xuất hiện các từ chỉ ý so sánh tương tự như: như, như thể, như là, cũng như, giả như, tỉ như, tựa, khác nào, khác nào, khác gì, ví như, như dường, cầm như, thể như…; ii. So sánh ngang bằng: Trong so sánh ngang bằng thường có các từ chỉ ý ngang bằng như bằng, là, tày, bao nhiêu – bấy nhiêu,… Em là giàn cho mướp nó leo / Nó nở trăm hoa nghìn nụ nó theo anh về…. c. So sánh dị biệt i. So sánh dị biệt hơn: So sánh dị biệt hơn thường có cấu trúc “Nhất là x, nhất là y” hoặc từ chỉ ý so sánh hơn như hơn, hơn là,… Chẳng hạn: Em ơi chị bảo em này / Nhất mặn là muối, nhất cay là gừng; Hoa xuân thơm nhất trên đời / Vua quan cũng chuộng ước ao sở cầu;…. ii. So sánh dị biệt kém: Trong các bài ca dao có so sánh dị biệt kém thường xuất hiện các từ chỉ ý dị biệt kém như không bằng, chẳng bằng, kém, thua, không tày, chẳng tày,… qua khảo sát các bài ca dao về thế giới thực vật, chúng tôi gặp rất ít bài sử dụng biện pháp so sánh với hình thức này. Chỉ có 2 bài sử dụng so sánh có từ “kém” là Đôi ta lấm tấm hoa nhài / Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời; và Đôi ta như cánh hoa đào / Vợ đây chồng đấy ai nào kém ai…. 3.2.2.3. Giá trị việc sử dụng phương pháp so sánh Mỗi một so sánh trong ca dao là một nhận thức mới về mối quan hệ giữa con người và sự vật hoặc giá trị của sự vật. Bên cạnh giá trị nhận thức, so sánh còn là biện pháp tạo hình làm tăng tính chất tượng hình nghệ thuật. Với biện pháp so sánh, người nghệ sĩ đã đem lại cho ca dao về thực vật những phát hiện mới mẻ, tìm thấy những điểm tương đồng giữa thế giới loài cây và loài người chính xác đến bất ngờ mà nếu không có cái nhìn, cách cảm nhận tinh tế. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan