Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật truyện ngắn bùi hiển...

Tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn bùi hiển

.PDF
91
553
145

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THU HIỀN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRUYỆN NGẮN BÙI HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI - 2013 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam bước vào thế kỉ XX đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là từ những năm 1930-1945, nhờ có những điều kiện văn hóa lịch sử mới, nhịp độ phát triển của nó càng khẩn trương hơn. Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam không chỉ phát triển về đội ngũ nhà văn, nhà thơ mà còn đạt được nhiều thành tựu văn học xuất sắc. Có thể nói quá trình hiện đại hóa nền văn học đã đẩy văn học Việt Nam phát triển thêm một bước với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại. Văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này đã có bước phát triển vượt bậc so với văn học trung đại. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn này, đã có những thành tựu phong phú và vững chắc với hàng loạt phong cách độc đáo, nối tiếp nhau đưa thể văn này đạt đến trình độ cao. Một số truyện ngắn thời kỳ này có thể so sánh với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới. “Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 thực sự đa dạng về phong cách và bút pháp. Có thể nói trong lịch sử truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX, chưa bao giờ có sự nở rộ phong cách, giọng điệu như mười lăm năm đáng ghi nhớ của Văn học – đó là sự ghi tạc của thế hệ sau tên tuổi của các nhà văn danh tiếng: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân …” { 61, tr.182}. Thế nhưng không phải nhà văn nào mà sự nghiệp sáng tác của họ cũng được độc giả biết đến một cách đầy đủ, có hệ thống. Đó là trường hợp của nhà văn Bùi Hiển. Mọi người biết đến tên tuổi của ông với tập truyện ngắn Năm vạ (1941), còn những tập truyện ngắn sau này thì ít người biết đến hoặc có chăng là một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học bàn chung về các truyện ngắn mà họ cho là tâm đắc. Bùi Hiển (1919-2009) là nhà văn vốn được đặt trong nhóm các nhà văn viết truyện phong tục sinh hoạt trước Cách mạng tháng Tám ( Tô Hoài, Kim 3 Lân, Bùi Hiển …). Với cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm, pha chút trữ tình, Bùi Hiển đã đem đến cho người đọc những trang văn về cuộc sống quê hương mình, làm sốnglại những phong tục của người dân quê với con mắt quan sát sắc sảo, hóm hỉnh. Bên cạnh mảng truyện ngắn về phong tục, Bùi Hiển còn viết nhiều truyện ngắn về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Những ngày Cách mạng tháng Tám, Bùi Hiển tham gia tổng khởi nghĩa ở Vinh rồi sau đó làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc đồng thời là Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Nghệ An . Từ giữa năm 1949 đến 1950, nhà văn đi vào công tác ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên. Cuối năm 1950, Bùi Hiển được bổ sung vào thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Cũng vào dịp này, nhà văn Bùi Hiển được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngay tại chiến khu Thừa Thiên. Chính từ hình ảnh của những người phụ nữ kháng chiến thông qua sự tiếp xúc gặp gỡ nhiều cán bộ kháng chiến Thừa Thiên, mà Bùi Hiển đã có những truyện ngắn hay. Truyện ngắn Gặp gỡ (1954) là một trong những truyện ngắn như thế. Tập truyện ngắn Ánh mắt được viết trong 10 năm (1951-1961) bằng tất cả vốn sống phong phú, tình cảm đậm đà và những kỉ niệm sâu lắng của nhà văn về chiến trường Bình Trị Thiên ( chủ yếu là Thừa Thiên ). Tập truyện và kí Trong gió cát (1965) đánh dấu mới, khiêm tốn nhưng đầy nhiệt tình của Bùi Hiển vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong bước đi ban đầu những năm 60. Nhà văn có mặt ở vùng tuyến lửa ngay từ những ngày đầu giắc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc. Chính những năm tháng sống, gắn bó ở các vùng đất: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh …, Bùi Hiển đã có dịp quan sát, ghi chép, tái hiện biểu dương những tấm gương chiến đấu anh hùng của quân và dân ta. Và tác giả đã cho ra đời các tập truyện Những tiếng hát hậu phương (1970), Hoa và thép (1972), Giản dị (1975) … 4 Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá rất cao sở trường truyện ngắn của Bùi Hiển, cũng như sự đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp văn học nước nhà. Họ cho rắng: “Bùi Hiển chuyên viết truyện ngắn … Nhắc đến sự phát triển của thể truyện ngắn hiện đại Việt Nam, người ta nhớ ngay đến ông”( 37, tr.13-14). Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển từ trước Cách mạng tháng Tám, chúng ta nhận thấy ông là một cây bút truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Nói về số lượng tác phẩm, kể cả các tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi nhà văn Bùi Hiển đã để lại khoảng 16 tập truyện ngắn. Có được thành tựu đó, chúng ta có thể khẳng định Bùi Hiển không chỉ “nhờ tư tưởng thái độ sống và có phần nhờ nghệ thuật viết của anh”. Riêng Hoàng Minh Châu khẳng định: “Anh là một trong những bậc thầy viết truyện” ( 4,tr.13). Lòng say mê công việc và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã giúp Bùi Hiển ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác văn học. Dù được đánh giá, phê bình như thế nào Bùi Hiển trước sau vẫn là một nhà văn khiêm tốn, luôn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho nghề. Mỗi truyện cho xuất bản in thành sách đều đã được đăng báo và được đánh giá cao, nhưng đối với nhà văn thì chúng chỉ ở trên “mức trung bình”. Thật đúng như lời nhận định của Chu Nga: “ … Bùi Hiển là một nhà văn viết truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Anh thận trọng và có tinh thần trách nhiệm. Ít khi anh viết nhanh, viết vội, lấy tay nghề thay cho chất sống …”. Và Bùi Hiển từng nói: “Tôi không dám hạ bút viết một cái gì, nếu tôi chưa biết và hiểu kĩ lưỡng” (49,tr.391). Khi đánh giá sự đóng góp về mặt văn học của nhà văn Bùi Hiển cho nền văn xuôi Việt Nam, Quang Tuấn đã viết bằng những lời văn thán phục, trân trọng: “ Hơn 60 năm cầm bút với khoảng 40 đầu sách và đều có thành công nhất định ở các thể loại bút ký, truyện thiếu nhi, sách dịch, tiểu luận văn 5 học, song nói cho đến cùng truyện ngắn mới là cái “nghiệp” thất sự của ông “[49, tr.14]. Kết thúc cuộc họp trao đổi về truyện ngắn chống Mỹ, nhà văn Vũ Tú Nam đã phát biểu: “ Nhà văn Bùi Hiển là một trong những nhà văn viết truyện ngắn tốt nhất của chúng ta hiện nay,. Nhưng đối với Bùi Hiển nói riêng và những người viết văn chúng ta nói chung, bạn đọc còn muốn đòi hỏi cao hơn nữa…” [64,tr.14]. Điều trên đây cho thấy việc nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển là một một điều cần được chú trọng đúng mực. Chọn đề tài tìm hiểu Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển, mà đa số trong đó là những người dân “bám” biển trời của Tổ quốc, chúng tôi nhận thấy đó là một việc làm cần thiết và có ích. 2. Mục đích nghiên cứu Truyện ngắn Bùi Hiển được các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu đánh giá từ hơn nửa thế kỷ qua. Phần lớn truyện ngắn của ông được nghiên cứu, đánh giá khái quát ở nhiều góc độ: thời dại, nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật. Trong đó, chúng ta phải nhắc các nhà nghiên cứu, các nhà văn tên tuổi như: Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức … đã có những đóng góp đáng kể trong việc khẳng định tên tuổi và sự nghiệp truyện ngắn của Bùi Hiển. Nhìn chung việc khảo sát truyện ngắn Bùi Hiển chưa phải là nhiều. Tính đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển. Do đó, vấn đề này cần sự tìm tòi, khám phá kỹ hơn. Chúng tôi nghĩ rằng, những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn Bùi Hiển là cơ sở để chúng tôi vận dụng khảo sát có hệ thống về truyện ngắn Bùi Hiển. Mục đích của việc tìm hiểu, khảo sát này làm nổi bật Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển. 6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của Bùi hiển thể hiện trong tác phẩm, bởi điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách thể hiện nhân vật của tác giả. Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ các kiểu nhân vật, chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bùi Hiển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu nhân vật, và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bùi Hiển 4.2. Phạm vi nghiên cứu Bùi Hiển viết văn rất sớm và những tác phẩm của ông đã được in trước Cách mạng tháng Tám trên các báo chí Hà Nội như: Ngày nay, Hà Nội tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc Chủ nhật, Thanh Nghị, Bạn đường. Ở thể loại truyện ngắn, ông đã có những tập truyện viết trước và sau Cách mạng tháng Tám. Năm 1941, tập truyện ngắn Nằm vạ của Bùi Hiển được Nhà xuất bản Đời nay, HN ấn hành gồm 8 truyện. Xuất bản lần thứ 2 (1957), Nxb Hội nhà văn, HN bỏ bớt ba truyện: Thế sự thăng trầm, Nắng mới, Phán và giáo thêmmột số truyện: Làm cha, Ác cảm, Cái đồng hồ, Nhà xác. Xuất bản lần thứ 3 (1984), Nxb Văn học, HN gồm 17 truyện. Ngoài các truyện đã in trong lần tái bản (1957), lấy lại truyện Nắng mới ( bản in đầu) và thêm các truyện: Chiều sương, Về làng, nỗi oan của bác đồ gàn, Một trận bão cuối năm, Người chồng, Những nỗi lòng. Vào năm 1969, một nhà sách tư nhân đã in lại Nằm vạ đúng như bản in (1941) của Nxb Đời nay. Năm 1990, Nxb Đồng Nai in lại 7 lấy tên sách là Kẻ hô hoán, tác giả có thêm bớt một số truyện ngắn, cộng lại là 20 truyện ngắn. Năm 1999, tập truyện ngắn Nằm vạ, do Nxb Văn nghệ Tp.HCM tái bản gồm 8 truyện: Nằm vạ, Phán và Giáo, Hai anh học trò có vợ, Nắng mới, Thằng xin, Một người thanh niên, Thế sự thăng trầm, Ma đậu. Như vậy, tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển đã được bạn đọc hoan nghênh, nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy: chưa có sự thống nhất về số lượng tác phẩm trong tập truyện. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người viết luận văn. Hơn nữa, các tập truyện ngắn khác của Bùi Hiển được viết rải rác vào các thời kỳ, nhưng việc lưu trữ, bảo quản chưa tốt ( bản thân nhà văn không còn lưu giữ đủ ). Các nhà xuất bản chưa tái bản lại, hoặc có tái bản thì các truyện lại được lựa chọn sắp xếp theo chủ ý riêng. Vì thế, chúng tôi không thể tìm đầy đủ tất cả các truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Bùi Hiển. Vì những nguyên nhân trên, nên khi viết luận văn chúng tôi chúng tôi chủ yếu dựa vào số lượng truyện ngắn đã được tuyển chọn trong Tuyển tập Bùi Hiển I (1987) và Tuyển tập Bùi Hiển II (1997). 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội, đồng thời cũng nghiên cứu tác phẩm văn học (truyện ngắn Bùi Hiển) như một cấu trúc văn bản toàn vẹn, một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa nội dung và hình thức. Trước hết, chúng tôi vận dụng những thành tựu của khoa học, lí luận văn học, thi pháp học, phong cách học… Chúng tôi còn sử dụng phối hợp các phương pháp cụ thể và chủ yếu như: 8 5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp Khảo sát từng tác phẩm, khảo sát các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển. Từ đó chúng tôi rút ra những nhận xét chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Bùi Hiển. 5.2. Phương pháp hệ thống Từ việc phân tích những giá trị nội dung tư tưởng và những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng trong mỗi tác phẩm để sau đó với cái nhìn hệ thống tổng hợp lại thành những nét đặc trưng nội dung, nghệ thuật xuyên suốt trong cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển. 5.3. Phương pháp thống kê Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại một số yếu tố về nội dung và hình thức tác phẩm, xác định tần số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát tổng hợp, hệ thống hóa và chỉ ra những đặc điểm riêng, ổn định ở nhà văn. 5.4. Phương pháp so sánh Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Bùi Hiển cũng như sự đóng góp của Bùi Hiển trong nền văn học hiện đại Việt Nam, trong quá trình phân tích người viết có so sánh, đối chiếu với một số cây bút truyện ngắn như: Tô Hoài, Kim Lân, Nam Cao, Thạch Lam … về từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dị biết giữa các nhà văn này. 6. Đóng góp luận văn Luận văn tập trung vào tìm hiểu Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển, thấy được nét đặc trưng của nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển, những yếu tố làm nên đặc điểm phong cách của Bùi Hiển, cũng như sự thống nhất cao độ giữa bút pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm của nhà văn. 9 Đặc biệt, xét từ góc độ thi pháp, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển. Với luận văn này, chúng tôi sẽ góp một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Bùi Hiển về thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển. Chương 2: Kiểu nhân vật trong truyện ngắn Bùi Hiển. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bùi Hiển. 10 Chương 1 NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT TRUYỆN NGẮN BÙI HIỂN 1.1. Nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Nhân vật văn học rất đa dạng, có thể là con người nhưng cũng có thể là những sự vật, loài vật mang bóng dáng, tính cách con người. Nhân vật văn học là đối tượng cụ thể được tác giả miêu tả trong tác phẩm văn học nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn từ. Theo quan niệm của Trần thuật học, nhân vật là “một hiện tượng phức tạp, nhiều thành phần, nằm ở chỗ giao nhau của những bình diện khác nhau của các chỉnh thể giao tiếp là tác phẩm nghệ thuật” [12, tr.235]. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tiểu thuyết, nhân vật giữ vị trí và vai trò quan trọng, bên cạnh cốt truyện và chủ đề, trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Trong văn học dân gian và văn học cổ điển, cốt truyện thường giữ vai trò chủ đạo nhưng trong văn học hiện đại, với xu hướng sáng tác truyện không có chuyện thì vai trò đó là của nhân vật. Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người. Đọc tác phẩm văn học, ta sẽ gặp những con người trần thuật, miêu tả cụ thể. Đó chính là những nhân vật văn học. Hình tượng nghệ thuật về con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng như nhân vật người đàn bà hàng chài hay gã đàn ông trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó hoàn toàn với con người thật trong cuộc sống. nó thực 11 chất là những hình tượng khái quát nhất về bản thân con người được tái hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy cho nên sáng tác văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Theo Phêđin, nhân vật là một công cụ , nhà văn sáng tạo ra nhân vật để trình bày quan điểm của mình về một cá nhân, một người hay một hiện trạng nào đó trong xã hội. Còn B.Brecht lại cho rằng các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không giản đơn là những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. Trong tác phẩm văn học, nhân vật là phương tiện tất yếu quan trọng để thể hiện tư tưởng (đặc biệt là tác phẩm tự sự và kịch). Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phẩm văn học, có vai trò quyết định phần lớn đối với cốt truyện, chi tiết, sự lựa chọn phương tiện ngôn ngữ biểu đạt và thậm chí có thể cả kết cấu của tác phẩm. Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng, là yếu tố phong phú, biến hóa vô cùng vô tận. Khả năng sáng tạo nhân vật rất dồi dào, đòi hỏi nhiều công phu của người viết. Tên tuổi của nhà văn gắn với tác phẩm chủ yếu là thông qua nhân vật. Sức sống của nhân vật, giá trị điển hình của nhân vật thể hiện rõ tài năng sáng tạo nghệ thuật và bản lĩnh người nghệ sĩ. Theo Bùi Hiển “Những nhân vật thành công thường là kết quả một sự hiểu biết sâu sắc về con người, một sự phát hiện độc đáo những vấn đề quan trọng, mới mẻ của cuộc sống, của thời đại” [19, Tr.122]. Những nhân vật thành công của các nhà văn lớn thường là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Tuy nhiên xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức 12 năng, nhân vật có thể chia thành nhiều loại. Lý luận văn học căn cứ vào một số tiêu chí nhất định để phân loại các kiểu nhân vật văn học như sau: Căn cứ vào phương pháp sáng tác có nhân vật cổ điển, nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực. Căn cứ vào chức năng nghệ thuật có loại nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Căn cứ vào thể loại văn học có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Căn cứ vào cấu trúc hình tượng, nhân vật chia thành kiểu nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách. Căn cứ vào thành phần xã hội có các loại nhân vật như: người nông dân, người công dân, chiến sĩ, phụ nữ, trẻ em, người làm thuê, lưu manh, giang hồ hảo hán, thương nhân, thầy tu … Theo các nhà nghiên cứu, mỗi tác giả thường có một hoặc một số kiểu loại hình nhân vật nổi bật trong sáng của mình. 1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại hình tính cách xã hội. Với chức năng này, nhân vật thể hiện được ưu thế của các loại tác phẩm văn học trong việc phản ánh bản chất của đời sống xã hội qua một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Tìm hiểu các nhân vật được xây dựng thành công trong văn học ta có thể nhận thấy những con người đó giống như vừa từ cuộc đời bước vào trang văn, ở họ toát lên đặc điểm riêng của mỗi thời đại lịch sử. Nhân vật văn học có chức năng tương tự chức năng của một chiếc chìa khóa, giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trườn khác nhau của đời sống 13 Nhân vật giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và giúp người đọc hiểu những quy luật chi phối những diễn biến của lịch sử xã hội. Thông qua những nhân vật cụ thể, thái độ, quan điểm đánh giá của nhà văn về các loại tính cách, về các vấn đề xã hội được bộc lộ rõ hơn và tập trung hon. Nhân vật là sự khái quát các loại tính cách xã hội, như đã trình bày, song cho dù là những nhân vật lấy nguyên mẫu từ con người thực ngoài đời thì phần chủ quan của người viết khi xây dựng nhân vật là yếu tố quan trọng. Khi phân tích một nhân vật văn học, chúng ta cần phải nhận ra rằng nhân vật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là đứa con tinh thần của người viết. Những suy nghĩ, hành động, diễn biến cuộc đời của nhân vật thường nhằm hướng tới những chủ đích nghệ thuật cũng như tư tưởng riêng của tác giả. Chính vì vậy, khi phân tích nhân vật văn học, ta không thể phán xét, áp đặt, phê phán một cách chủ quan theo những tiêu chuẩn đời thực. Cần nhận thức rõ rằng nhà văn khi sáng tạo nhân vật là nhằm thể hiện một tư tưởng, quan niệm về con người và cuộc đời. Nhân vật văn học là trung tâm tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cốt truyện. Chức năng này theo các nhà nghiên cứu, cốt truyện và nhân vật luôn gắn bó với nhau. Cốt truyện là cái sườn sự kiện trong đó diễn ra hoạt động và quan hệ của các nhân vật. Nhờ nhân vật mà “kết cấu nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương từ được phát lộ… Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác phẩm văn học, ta cần chú ý tìm hiểu hết nội dung phản ánh đời sống xã hội và nội dung tư tưởng mà tác giả thể hiện trong nhân vật. Nhà văn Tô Hoài đã khẳng định vị trí trung tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Đây cũng là ý kiến nhất trí của nhiều người viết trong nước và trên thế giới.Trong thực tiễn 14 sáng tác văn học, những nhân vật thành công thường là kết quả một sự hiểu biết sâu sắc về con người, một sự phát hiện độc đáo những vấn đề chính yếu, mới mẻ của cuộc sống. 1.2. Nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển 1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người, thi pháp học hiện đại cho rằng là sự lý giả, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người dã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật. “Văn học là nhân học” (M.Gorki). Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh, nghiên cứu chủ yếu. Mục tiêu của văn học là khám phá thể hiện con người với thế giới bên trong của nó. Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn con người và sự khám phá ấy là không có giới hạn. Trong từ điển thuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Tràn Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, cho rằng để tái hiện cuộc sống con người, nhà văn phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, hiểu cách họ sống, hành động, suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo nên mô hình nghệ thuật về thế giới và con người mà từ đó tác giả khắc họa hình tượng của những con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó. Nhân vật là kết tinh nghệ thuật của nhà văn. Là đối tượng để phản ánh đời sống. Do đó, để hiểu nhận vật phải tìm hiểu cha đẻ tinh thần của nó. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để khái quát quy luật về đời sống con người và bộc lộ quan niệm của mình về những con người xã hội. Cho nên việc quan trọng 15 khi tìm hiểu nhà văn để phân tích nhân vật chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn đó về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là nhân tố quy định trực tiếp tới nhân vật. Hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của một tác giả, người nghiên cứu phê bình văn học sẽ có cơ sở để tìm hiểu một thành phần cơ bản trong nội dung hình tượng, lý giải được bản chất của nhân vật. Trong sáng tác của Nam Cao có những nhân vật có ngoại hình xấu, thô kệch, có lẽ bởi quan niệm của nhà văn muốn thể hiện những gì tất nhiên, bản thể, bộ mặt thật trần trụi của hiện thực cuộc sống. Sáng tác của Nguyễn Tuân thường hướng tới xây dựng những nhân vật tài hoa như Huấn Cao (Chữ người tử tù), con người có gốc rễ văn hóa như cụ Sáu (Những chiếc ấm đất), cụ Ấm (chén trà trong sương sớm) là do quan niệm tôn thờ “cái đẹp” của nhà văn tài hoa họ Nguyễn. Vẻ đẹp của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp kết tinh truyền thống văn hóa được dồn tụ vào những nhân vật nho sĩ ưu thời mẫn thế, tinh tế trong ứng xử và lịch lãm trong cách sống. Quan niệm nghệ thuật về con người chính là hạt nhân của tư duy nghệ thuật, thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu hay một thời đại văn học: Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người không chỉ là cơ sở để tìm hiểu nội dung tác phẩm hay bản chất của một kiểu nhân vật mà còn là căn cứ để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học. Lịch sử văn học, nhìn theo một góc độ nào đó là lịch sử của những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Trong quá khứ, sáng tác của những tác giả lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm …đã góp phần đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong giai đoạn trước đó. Các nhân vật Thúy Kiều, người chinh phụ, người phụ nữa “cố đấm ăn xôi, 16 xôi lại hẩm” (thơ Hồ Xuân Hương) thể hiện về con người tự nhiên, khao khát hạnh phúc đời thường. Đối với mỗi nhà văn, sự biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người sẽ ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác về phong cách sáng tác của họ, đặc biệt là thể hiện rất rõ trong các kiểu nhân vật mà họ miêu tả. Điều này được bộc lộ ở một số tác giả của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Bùi Hiển … Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học nói chung, của nhà văn nói riêng, nguyên nhân là do tác động của các yếu tố như thời đại, đặc tính của nền văn học đương thời và cá tính sáng tạo của nhà văn. Truyện ngắn của Bùi Hiển khám phá những nét rất bình thường của cuộc sống (ở xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Đó là cuộc sống làng chài ven biển Nghệ An, là cuộc kháng chiến vùng “Bình – Trị Thiên khói lửa” khi mặt trận vỡ, đó là cuộc sống sản xuất và chiến đấu ở miền Bắc trong những năm hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Những năm đất nước hòa bình, ông lại tiếp tục chiêm nghiệm, suy ngẫm để khẳng định những cái tốt, phê phán, chỉ trích những cái xấu tồn tại trong mỗi con người và trong xã hội. Bùi Hiển không đi vào những cái lớn lao, cái to tát mà ông đi vào cái nho nhỏ của cuộc đời, những con người đời thường bình dị để tìm cái lớn từ những điều nhỏ ấy. Thông qua những đề tài đã chọn, nhà văn Bùi Hiển đã cố gắng thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người mà ông tâm đắc. Dù truyện ngắn của ông được viết trước hay sau Cách mạng tháng Tám, đều hướng đến việc xây dựng cuộc sống và vấn đề nhân cách của con người. Mỗi con người sẽ thích nghi dần với môi trường sống và bản chất của con người luôn bộc lộ trong từng sự việc, lời nói, hành động thường ngày. 17 Mỗi truyện của ông đều thể hiện một khía cạnh đáng quan tâm trong cuộc sống. Các vấn đề ấy thật ra rất nhỏ bé, hiện hữu xung quanh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người dân nơi quê hương ông và cả những điều ông đi để mà quan sát và phát hiện được khắp mọi nơi. Song đối với độc giả, Bùi Hiển đã để lại những quan niệm nghệ thuật, những giá trị đặc sắc mang đậm dấu ấn của riêng ông 1.2.2. Hiện thực quê hương vùng biển và con người trong truyện ngắn Bùi Hiển Mỗi nhà văn thường có một vùng quê riêng để gửi gắm, kí thác, thể hiện. Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã viết về cái làng Nghĩa Đô thật sống động: Nam cao cũng có nhiều truyện ngắn hiện thực viết về làng Vũ Đại. Bùi Hiển đã tìm cảm hứng cho sáng tác của mình từ chính mảnh đất quê hương ông. Vùng biển xứ Nghệ là nơi Bùi Hiển đã từng sống gắn bó như là máu thịt trong suốt thời tuổi trẻ. Chính mảnh đất ấy đã đem lại cho nhà văn nhiều nhân vật truyện ngắn sinh động và có những nét rất riêng. Có thể nói: “Ông là một nhà văn của người dân chài ở vùng biển khắc nghiệt này”[42, tr.13-14]. Thành công của tập truyện Nằm vạ phần lớn là do nhà văn chọn được đề tài phù hợp. Nhà văn Bùi Hiển hiểu rất rõ vai trò quan trọng của việc khai thác đề tài. Ông đã từng nói: “Từ chỗ chứng kiến một sự việc trong thực tế đến chỗ nảy ra một đề tài có thể nhanh, có thể chậm, nhưng bao giờ công việc xây dựng đề tài cũng là kết quả của một quá trình suy nghĩ cảm xúc”[24, tr.28]. Lần theo những năm tháng mà nhà văn Bùi Hiển cho ra tập truyện Nằm vạ, chúng ta càng hiểu hơn tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương Nghệ An. Thời gian làm công chức ở Vinh, Bùi Hiển thỉnh thoảng có dịp về thăm quê Phú Nghĩa Hạ - một làng chài có phong cảnh nên thơ. Bùi Hiển đã cắm 18 trại và lặng lẽ ngồi tập dượt viết truyện ngắn. Những truyện ngắn đầu tiên gồm hai đề tài đời sống dân chài và đời sống viên chức cùng dân nghèo thành thị. Sáng tác đầu tay của Bùi Hiển được bạn bè đồng nghiệp nồng nhiệt tiếp nhận. Và Bùi Hiển vui sướng thổ lộ: “Truyện đầu tiên (Nằm vạ) được đăng báo Ngày Nay tháng 9-1940. Tôi tập hợp một số truyện, tháng 12-1940 ra Hà Nội gặp nhà văn Khái Hưng, ông vui vẻ nhận bản thảo và bảy tháng sau thì cuốn Nằm vạ ra đời [49, tr. 261]. Nhưng có lẽ những truyện ngắn thuộc mảng đề tài đời sống người dân chài thì nhà văn Bùi Hiển mới có những nét khám phá mới, lạ. Bởi lần đầu tiên người đọc mới hiểu rõ về mảnh đất Nghệ An, về đặc điểm của người nông dân và ngư dân xứ Nghệ. Và nhà văn đã tâm sự với nhà văn Hà Minh Đức như sau: “Đối với tôi, Nghệ An là quê hương thân thiết và tôi đã sống hơn nửa đời người ở đó … Tôi ở miền biển, nhưng cũng sống và hiểu hết về nhiều miền quê khác ở Nghệ An …Người nông dân xứ Nghệ rất tốt … Chất người cũng bộc trực và bộc tà bộc tuệch … Đất Nghệ An nghèo, người nông dân trước đây làm ăn không giỏi, ít sáng kiến trong công việc” [14, tr.140141]. Ông đã từng được sống trong cái không khí sôi động tấp nập của người làng chài. Nhưng có khi cũng tại đây Bùi Hiển lại phải chứng kiến những cảnh tượng thương tâm gây ám ảnh khôn nguôi nơi tâm trí. Và rồi những cảnh tang thương lại cứ lởn vởn trong tâm hồn, chúng hiện rõ mồn một không thể nào xóa nhòa được. Cứ như thế Bùi Hiển quan sát, ghi chép, rồi buồn lo cho số phận cuộc đời của họ. Suốt cuộc đời này nhất là là kẻ từ khi ý thức được trách nhiệm của người cầm bút, Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Dù sống hay chết tôi cũng không thoát khỏi sự cảm thông chan hòa ấy. Hình như nó chính là điều mà tôi đã tiếp nhận được Maupassant, Daudet, Nguyễn Công Hoan … từ chủ đề thân phận con người nhỏ bé. Những trang viết của tôi bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp ấy. Nó là cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và 19 tình yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau”[14, tr.224]. Truyện ngắn của Bùi Hiển viết trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu hướng về phản ánh những sinh hoạt hàng ngày của những người dân nơi quê hương ông. Quê hương của Bùi Hiển – một vùng biển miền Trung với những điều kiện sinh sống, phong tục tập quán riêng không trộn lẫn với các vùng quê khác. Chính vì thế nên khi viết đời sống người dân quê hương nhưng những trang viết của Bùi Hiển khác với những trang truyện ngắn Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân … Và có nét nào đó trong thơ Tế Hanh. “ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao quanh cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Dân chài lưới làn da nâu rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm …” ( Quê Hương ) Quê hương Bùi Hiển, một làng chài ven biển – xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Một huyện nằm ở địa đầu phía bắc của tỉnh Nghệ An. Huyện Quỳnh Lưu là huyện có đời sống văn hóa cao, có ba thế mạnh: rừng, biển và đồng bằng và nằm trên trục quốc lộ từ Bắc vào Nam. Xã Quỳnh Tiến của Bùi Hiển, trước Cách mạng tháng Tám (khi Bùi Hiển viết “Nằm vạ”) có tên là Mành Sơn. Dân cư Mành Sơn phần lớn sống trong cảnh “bán nông bán thương” (một nửa làm ruộng, một nửa buôn bán bằng thuyền được gọi là đi trẩy), còn một ít dân đi đánh cá ở cửa sông Lạch Quyên. Khi viết về quê hương, nhà văn Bùi Hiển không đi sâu vào miêu tả cuộc sống nghèo khó và đặc điểm tính cách “ăn sóng nói gió” của những người dân biển mà lại thiên về phong tục, tập quán. 20 Nhà văn Bùi Hiển không hè thi vị hóa cuộc sống, cũng không khắc sâu cái nghèo khó, cơ cực của người dân nơi quê ông, mà chủ yếu nhà văn muốn tái hiện cuộc sống sinh hoạt, cũng như cái không khí vui tươi, lạc quan của họ. Những người dân chài sống quây quần bên nhau, sẵn sàng chia sẻ vui, buồn trong cuộc sống hàng ngày. Nhà văn hiểu rất rõ cái tốt, cái hay cũng có cái xấu, cái dở trong lối sống của người dân quê ông. Có những phong tục lạc hậu, lỗi thời vẫn được người dân duy trì và gìn giữ. Bởi nó là sản phẩm của nếp sống, lối suy nghĩ đơn giản, ngây ngô của người dân quê. Từ việc nằm vạ, cách ăn nói chân chất, cách ứng xử thiên về bản năng cho đến những cách chữa bệnh kỳ quặc, tin vào những điều huyền bí vẫn hiện diện trong tâm hồn của họ. Đứng ở vị trí nhà văn, Bùi Hiển không hề có ý phê phán, lên án mà ông chỉ nhìn ở góc độ cảm thông là trên hết. Chính vì thế, truyện ngắn của Bùi Hiển là những trang viết chân thật về tâm hồn của người dân quê ông “Tôi chỉ đơn thuần muốn phản ánh con người quê tôi đúng như họ có” [9, tr.227]. Đặc biệt khi nói về những tật xấu của người ngư dân, Bùi Hiển không hề có ý định bôi nhọ họ mà chỉ bộc lộ một niềm cảm thông vô hạn. Ông đã nói rất chân thành về những điều mà mình đã thể hiện trong tác phẩm: “… Người lao có mặt tốt, mặt xấu; và cái xấu trở thành thói quen và cũng có nhiều cái tốt trở thành thói quen và cũng có nhiều cái tốt trở thành nếp sống. Và khi miêu tả những người lao động nghèo khổ tôi chú ý đến mặt bản năng của họ. Cuộc sống càng phóng khoáng thì phần bản năng cũng có nhiều nét khỏe khoắn” [9, tr.143]. Một trong những phong tục mà người dân quê miền Trung thường nói đến là tục nằm vạ. Vợ giận chồng, con dâu hờn dỗi mẹ chồng cũng sinh ra nằm vạ. Nó khác việc nằm vạ của người dân miền Bắc. Người dân miền Bắc nằm vạ khi muốn đòi một thỏa thuận vật chất nào đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan