Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm

.PDF
67
513
70

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ----------- TRẦN VĂN ÚT MSSV: 6106369 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT PHONG THẦN DIỄN NGHĨA CỦA HỨA TRỌNG LÂM Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Th.s. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, 2013 1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích của đề tài 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận chung 1.1 Giới thiệu tác giả và tác phẩm Phong thần diễn nghĩa 1.1.1 Tác giả Hứa Trọng Lâm 1.1.2 Tác phẩm Phong thần diễn nghĩa 1.1.2.1 Thời đại tác phẩm 1.1.2.2 Tóm lược tác phẩm 1.2 Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học và tiểu thuyết chương hồi 1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học 1.2.2 Chức năng của nhân vật 1.2.3 Loại hình nhân vật 1.2.3.1 Nhân vật chính 1.2.3.2 Nhân vật phụ 1.2.3.3 Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện 1.2.3.4 Một số cấu trúc nhân vật 1.2.4 Vài nét về tiểu thuyết và tiểu thuyết chương hồi. 1.2.4.1 Tiểu thuyết. 1.2.4.2 Tiểu thuyết chương hồi. Chương 2 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT PHONG THẦN DIỄN NGHĨA CỦA HỨA TRỌNG LÂM 2.1 Nhân vật chính diện trong Phong thần diễn nghĩa 2 2.1.1 Nhân vật thần tiên 2.1.2 Nhân vật đạo hạnh ra sức vì việc nghĩa 2.1.3 Nhân vật có lòng nhân đức vì dân vì nước 2.2 Nhân vật phản diện trong Phong thần diễn nghĩa 2.2.1 Nhân vật tàn bạo vô đạo 2.2.2 Nhân vật là yêu tinh Chương 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và tính cách hành động 3.1.1 Ngoại hình nhân vật 3.1.2 Tính cách và hành động nhân vật 3.2 Ngôn ngữ đối thoại PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, các thời đại Trung Quốc đã liên tục đổi thay. Mỗi lần một triều đại nào sắp đến hồi diệt vong, thì có hôn quân vô đạo cai trị hoặc là gian thần nắm quyền. Lúc ấy tất sẽ có minh quân hạ thế, xuất hiện thuận theo “ ý trời” và “lòng dân” với tư tưởng“Thiên hạ giả, phi nhất nhân chi thiên hạ, nãi thiên hạ nhân chi thiên hạ”(Thiên hạ không của riêng ai, của mọi người trong thiên hạ)[4, tr.16] nhằm chỉnh đốn lại đất nước. Ngoài ra còn có văn thần võ tướng, hiểu rõ “thiên ý”, phò tá minh quân, từ đó làm nên nghiệp lớn ngàn thu. Trong lịch sử Trung Hoa mỗi khi vua lỗi đạo chỉ biết ăn chơi xa hoa, quên cả triều chính không biết chăm lo cho bá tánh nhân dân tạo cảnh lầm than oán ghét trong thiên hạ. Từ đó xuất phát đạo lý “Quân vô đạo thần bất phục”, đồng thời gây nên những cuộc chiến “thần chống lại quân” ngược với giáo lý “quân thần”, kẻ dưới chống bề trên của giai cấp phong kiến. Điều mà lịch sử Trung Quốc ghi lại ở thời Thương – Chu qua tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa”, nghĩa quân thần đã bị xáo trộn không còn như giáo lý phong kiến đề ra “phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tư, bằng hữu hữu tín” (có tình thương của cha con, có đạo nghĩa của vua tôi, có sự phân biệt của chồng vợ, có nề nếp của người già, trẻ, có lòng tin của bạn bè)[4, tr.16], những điều ấy không còn thiêng liêng. Cho nên cần có sự củng cố tôn ti trật tự để an lòng dân trong xã hội. Với những vấn đề trên, người viết đã mạnh dạn chọn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, nhằm mục đích để hiểu rõ hơn và khai thác sâu những hiện thực trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Đồng thời tạo thêm những hiểu biết về văn hóa, triết lý trong nền văn học Trung Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mỗi tác phẩm văn học đều có nhân vật riêng của nó, số lượng nhân vật ít hay nhiều tùy theo từng tác phẩm, riêng đối với tiểu thuyết số lượng nhân vật thì phong phú và đa dạng. Các hình tượng nhân vật được xây dựng dựa trên những con người có thật bên ngoài xã hội, thông qua ý đồ mà tác giả muốn hướng tới. Đối với đề tài “thế giới nhân vật” thì cho rằng đã có nhiều người nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, để tìm hiểu về “thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa”, người viết nhận thấy những nghiên cứu trước đó về tác phẩm này còn hạn chế. Đa số những học giả nghiên cứu trước, chỉ giới thiệu sơ lược về nội dung 4 của tác phẩm chưa đi sâu phân tích cụ thể từng nhân vật. Trong quyển Văn học Trung Quốc (tập 3) của Chương Bồi Hoàn – Lạc Minh Ngọc biên dịch, Nhà xuất bản phụ nữ năm 2000. Các tác giả nghiên cứu về thời đại ra đời, ai là người sáng tác?, dựa trên những tư liệu lịch sử còn ghi lại và nêu lên những quan niệm chính trị, đạo đức, giáo lý của xã hội phong kiến được thể hiện trong tác phẩm. Theo cuốn Lỗ Tấn sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc – Lương Duy Tâm dịch, Nhà xuất bản văn hóa 1996. Lỗ Tấn giới thiệu tổng quát về việc làm của nhà Chu đánh phạt Trụ và sự so tài cao thấp của hai phái Xiển giáo và Triệt giáo. Nhưng chưa đi sâu miêu tả thực tế hành động các nhân vật, chỉ nói đến sơ lược nội dung của tiểu thuyết mà thôi. Còn theo cuốn Tiểu thuyết cổ điển Trung quốc của tác giả Trần Xuân Đề thì đưa ra lời nhận định về luân lý đạo đức trong phong kiến “quân thần” và “tình nghĩa cha con” cùng với hệ tư tưởng “thiên mệnh” là trên hết. Tác giả Trần Xuân Đề trích lại lời nhận định,“Tác giả phong thần khẳng định: tôi có thể chống vua, tình nghĩa cha con bạn bè phải được xây dựng trên cơ sở của đạo nghĩa, con người không thể mù quáng tin theo luân lí giáo điều phong kiến” [4, tr.17]. Do là người đi sau trên cơ sở tiếp nhận những ý kiến của các nhà nghiên cứu trước, người viết cố gắng thực tốt một cách khái quát về đề tài: “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa”. 3. Mục đích của đề tài Đề tài đặt ra yêu cầu là tìm hiểu: “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa” để thấy rõ hơn những việc làm của các nhân vật, cũng như hoàn cảnh nước Trung Quốc thời cổ đại. Qua đó hiểu sâu sắc thêm cuộc sống nhân dân chịu sự cai trị của một bạo chúa. Bên cạnh nêu cao những con người với lòng nhân đức yêu thương con người đã ra tay nghĩa hiệp trừng phạt kẻ bạo tàn, mang lại cuộc sống ấm no cho dân chúng. Tuy nhiên cũng thông qua hình tượng nhân vật để hiểu thêm về tư tương cốt yếu của tác giả về cuộc sống. Qua việc khảo sát tác phẩm người viết dùng những kỹ năng lý luận để phân tích nhân vật mà yêu cầu của đề tài đưa ra nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu Một tác phẩm văn học hiện lên như một chỉnh thể với vô số các yếu tố đan kết 5 chặt chẽ với nhau. Người viết chỉ tìm hiểu giới hạn “Thế giới nhân vật trong phong thần diễn nghĩa” được thể hiện ở các bình diện chính trong tác phẩm là cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian. Để từ đó sắp xếp các nhân vật có cùng đặc điểm giống nhau, theo một trình tự có hệ thống và đi sâu khảo sát nội dung của từng nhân vật để hiểu rõ thêm giá trị nhân văn của tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, người viết đã tiến hành khảo sát một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê: tiến hành thống kê trên các bình diện trong tác phẩm để từ đó phân loại nhân vật. Phương pháp hệ thống: đặt nhân vật trong hệ thống các nhân vật, xét nhân vật trong mối tương quan với các nhân vật khác để khái quát lên đặc điểm về tính cách, số phận nhân vật. Phương pháp so sánh: đặt nhân vật trong hệ thống các nhân vật trong tác phẩm và trong các tác phẩm khác để tìm ra nét riêng đặc trưng của nhân vật. Phân tích tổng hợp: dựa vào lý luận văn học, lịch sử văn học, căn cứ vào đó để phân tích chứng minh và rút ra kết luận. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Giới thiệu tác giả và tác phẩm Phong thần diễn nghĩa 1.1.1 Tác giả Hứa Trọng Lâm Khi nói về tiểu sử tác giả thì tư liệu sử sách ghi lại rất ít. Người ta chỉ biết tác giả Hứa Trọng Lâm mất 1566, không rõ năm sinh, hiệu là Chung Sơn Dật Tẩu một nhà văn Trung Hoa. Ông sinh tại Nhạn Thiên - huyện Trực Lệ - Phủ Ứng Thiên (nay gọi là Nam Kinh) vào thời nhà Minh. Mọi người đều cho rằng ông là tác giả của Phong thần diễn nghĩa. 1.1.2 Tác phẩm Phong thần diễn nghĩa 1.1.2.1 Thời đại tác phẩm Theo cuốn Văn học Trung Quốc (tập 3) ghi lại thời đại ra đời Phong thần diễn nghĩa gồm có một trăm hồi, bản in đầu tiên hiện được giữ tại nội các văn khố ở Nhật Bản do Thư Tải Dương đời nhà Minh khắc và nhờ Chung Tinh Phê phê bình. Quyển thứ hai của sách này có đề Chung Sơn Dật Tẩu của Hứa Trọng Lâm biên soạn còn những quyển khác thì không có ghi tên tác giả. Ở đầu quyển sách có lời tựa của Lý Vân Tường người Hàn Giang viết:“Bạn tôi là Thư Xuân Phụ tự Sở Trung mua với giá tiền cao một quyển Phong Thần Diễn Nghĩa có lời tựa của Chung Bá Kính tiên sinh phê duyệt. Do ông chưa hoàn tất nên công việc ủy thác cho tôi làm việc này” [6, tr. 435]. Dựa vào đó để phán đoán thì tác giả đầu tiên của quyển sách này là Hứa Trọng Lâm và người viết sau đó là Lý Vân Tường. Về niên đại hoàn thành bộ sách này là những năm niên hiệu Thiên Khải nhà Minh. Đây là câu chuyện Khương Tử Nha phò tá Vũ Vương phạt Trụ đã là tài liệu thuyết thư trong dân gian. Ngày nay vẫn còn giữ bản khắc đời nhà nguyên với nhan đề “ Tân san toàn tướng bình thoại Vương phạt trụ” trong đó có không ít những chuyện thần quái. Lại căn cứ theo lời giới thiệu của Thủ Xuân Phủ ở đầu quyển sách Phong thần diễn nghĩa có nói “sách này nguyên là truyền thuyết từ lâu, nhưng khổ nỗi không có bản chép thành chữ”. Trong lời tựa của Lý Vân Tường có nói “ Tục 7 truyền có nói tới việc Khương tử nha chém tướng phong thần nhưng chưa có bản chép thành văn tự, mà chỉ do những người “thuyết từ” truyền miệng mà thôi...” [6, tr. 435]. Qua đó cho thấy trong dân gian vào đời nhà Minh các nghệ sĩ kể chuyện phong thần còn rất phổ biến. Do vậy, bộ tiểu thuyết này cần được xem là do Hứa Trọng Lâm đã sáng tác lại dựa trên những câu chuyện trong dân gian. 1.1.2.2 Tóm lược tác phẩm Là một bộ tiểu thuyết được viết lại trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in đời Nguyên, rồi nhào nặn tư liệu lịch sử với thần thoại, truyền thuyết và tôn giáo mà thành, Phong thần diễn nghĩa xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, lồng vào đó là vô số thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần, tiên, yêu quái ... Trong chừng mực nào đó, phong thần diễn nghĩa mô tả cuộc sống của người Trung Hoa đương thời, nơi tôn giáo có một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày. Phong thần diễn nghĩa bắt đầu với chuyện kể về vua Trụ nhà Thương đến miếu thờ Nữ Oa dâng hương, đã đề thơ với hàm ý hỗn xược khiến cho Nữ Oa nổi giận. Nữ Oa đã sai ba yêu quái ở mộ Hoàng Đế mê hoặc vua Trụ nhằm làm cho nhà Thương sụp đổ, tạo cơ nghiệp cho nhà Chu thay thế. Một trong ba yêu quái là hồ ly tinh đã tu luyện ngàn năm, giết chết Tô Đắt Kỷ con của Ký Châu hầu Tô Hộ, một cô gái đẹp được tiến cung, rồi nhập vào xác nàng để ra mắt nhà vua. Được nhà vua sủng ái, Đắt Kỷ giả dần dần lộng hành, trừ khử các bề tôi trung thành, giết hoàng hậu và toan giết cả hai hoàng tử. Bên cạnh đó, Đát Kỷ giả còn tìm cách hại các chư hầu lớn, vua Trụ theo lời mời họ vào chầu rồi bắt Tây Bá là Cơ Xương bỏ ngục giam giữ ở Dũ Lý. Viên quan tổng binh ở quan ải Trần Đường là Lý Tịnh sinh con trai thứ ba đặt tên là Na Tra. Na Tra làm đồ đệ của Thái Ất Chân nhân, lên bảy tuổi đã đại náo biển Đông, rút gân tam thái tử con của Long Vương. Long Vương đến nhà Lý Tịnh đòi đền mạng. Na Tra tự nguyện chết để cha mẹ được sống. Người mẹ lập miếu thờ Na Tra nhưng Lý Tịnh bắt phá đi. Na Tra tìm đến cầu cứu thầy đuổi đánh Lý Tịnh, cha con oán ghét nhau, nhờ có Nhiên Đăng đạo nhân hòa giải nên hai người làm hòa và giúp sức cho Vũ Vương. 8 Khương Tử Nha là đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn trên núi Côn Lôn, vâng lệnh thầy xuống núi giúp nhà Chu diệt nhà Thương. Tử Nha giết được một yêu quái bằng hữu của Đắt Kỷ và nhờ đó ông được vua Trụ phong chức Hạ Đại phu. Sau vì can Trụ xây Lộc Đài mà Khương Tử Nha suýt bị giết chết, phải trốn đến Tây Kỳ ẩn cư ở núi Bàn Khê ngày ngày câu cá trên sông Vị chờ ngày gặp được minh quân. Bấy giờ Tây Bá Cơ Xương thoát khỏi ngục tù trở về quê hương Tây Kỳ, đã tìm đến Khương Tử Nha nhờ giúp đỡ, rồi dấy binh thảo phạt Trụ vương, chưa được bao lâu thì Cơ Xương qua đời, con trai ông Cơ Phát lên nối nghiệp lấy hiệu Vũ Vương. Trong nhiều trận chiến, nhà Chu đã đánh bại quân của vua Trụ, nhưng vua Trụ không vì thế mà hối cải, vẫn tiếp tục nghe lời Đắt Kỷ hoang dâm ghẹo vợ và giết Hoàng quí phi em gái của Hoàng Phi Hổ, khiến Phi Hổ tức giận bỏ nhà Thương tìm đến Tây Kỳ. Hoàng Phi Hổ đã vượt năm cửa ải về với nhà Chu một lòng trung thành với Vũ Vương thảo phạt vua Trụ. Với sự giúp sức của các môn đệ phái Triệt giáo, vua Trụ sai ba mươi sáu đạo quân tiến đánh trấn Tây Kỳ. Trong trận chiến Thương – Chu này, được sự giúp sức của phái Xiển Giáo, nhà Chu đã đánh bại ba mươi sáu đạo quân của vua Trụ. Tuy nhiên, vua Trụ vẫn tiếp tục hoang dâm tàn bạo, không biết hối cải, và các nước chư hầu phải hợp lực với Vũ Vương ở Mạnh Tân tiến đánh. Trong trận chiến đối đầu khốc liệt cuối cùng này, quân của vua Trụ đã thất bại thảm hại, vua Trụ tự thiêu ở lầu Trích Tinh, hồ ly bị Nữ Oa thu phục, Đát Kỷ giả cũng bị giết chết. Khương Tử Nha được Nguyên Thủy Thiên Tôn trao quyền phong các thần, còn Chu Vũ Vương cũng được quyền tấn phong các nước chư hầu. 1.2 Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học và tiểu thuyết chương hồi 1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu,..), hoặc không có tên riêng (thằng bán tơ, một mụ nào) có thể người hoặc vật, cây cỏ, ma quỷ… miễn có mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể là những con người được miêu tả đầy đủ cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách giống 9 với con người. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là mối quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định đóng vai trò như tấm gương của cuộc đời. 1.2.2 Chức năng của nhân vật Chức năng của nhân vật văn học là khái quát nên tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử đồng thời chức năng khái quát nên tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn và con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học được miêu tả qua biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết hành động. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật gắn liền với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang tính chất quá trình. 1.2.3 Loại hình nhân vật Nhân vật văn học rất đa dạng được sáng tạo độc đáo và không lặp lại. Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo thành các loại nhân vật. Trong tác phẩm thông thường có một hoặc nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật có vai trò không giống nhau trong kết cấu và cốt truyện tác phẩm. Dựa vào vai trò này có thể chia nhân vật làm hai loại: nhân vật chính và nhân vật phụ. 1.2.3.1 Nhân vật chính Là nhân vật đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện nhiều giữ vai trò vị trí then chốt 10 của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Nhân vật chính là nhân vật đươc khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết nhưng cái chính là thể hiện đề tài và chủ đề của tác phẩm. Thường thì nhân vật chính phải ở trong xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía của xung đột tác phẩm, số phận của nó gắn liền với sự phát triển của xung đột truyện. Trong các nhân vật chính của tác phẩm có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt trong tác phẩm từ đầu đến cuối, xét về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm tác phẩm. Ví dụ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nhân vật chính là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải... Trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao nhân vật chính là Hộ, Từ. 1.2.3.2 Nhân vật phụ Là nhân vật thường mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng mang tính chất phụ trợ bổ sung. Đóng vai trò khá khiêm tốn trong những sự kiện chính của tác phẩm nhưng không thể thiếu trong tác phẩm. Ví dụ trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, nhân vật phụ là anh Quyết, Mai, bé Heng... Có thể nói trong một tác phẩm, nhân vật chính và nhân vật phụ vẫn gắn bó với nhau trong cùng một tổng thể hài hòa. 1.2.3.3 Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Xét về phương diện hệ tư tưởng có quan hệ đối với lý tưởng các nhân vật có thể chia ra làm; Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với những quan hệ đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan điểm, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của tác giả và thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời. Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lý và tư tưởng đáng lên án. Hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng nhau. Trong 11 văn học nhiều khi không dễ tách được nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 1.2.3.4 Một số kiểu cấu trúc nhân vật Về mặt cấu trúc có thể chia nhân vật làm những loại hình nhân vật sau. Nhân vật chức năng: kiểu nhân vật này thường xuất hiện trong văn học cổ đại và trung cổ. Nhân vật này thường không có đời sống nội tâm, phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định không thay đổi từ đầu dến cuối, hơn nữa sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thể hiện một số chức năng nhất định, đóng vai trò nhất định. Ví dụ: Ông Bụt trong các truyện cổ tích, Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây Tre Trăm Đốt… Nhân vật loại hình: là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Và một điều là những nhân vật loại hình được xây dựng thành công, người ta có thể dung tên chúng như những danh từ chung. Đại loại như; xấu như thị Nở, đẹp như Thúy Kiều, ghen như Hoạn Thư… Nhân vật tính cách: là kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Trong nhân vật tính cách có cái quan trọng không phải là đặc điểm, thuộc tính, phẩm chất xã hội có thể liệt kê, tính đếm thứ tự; một, hai, ba… Mà tính cách nhân vật được thể hiện chủ yếu tương quan giữa các thuộc tính môi trường và tình huống. Nhân vật loại hình thường có một quá trình phát triển khiến cho nhân vật không đồng nhất với chính nó. Hạt nhân của nhân vật tính cách là cá tính, cho nên yếu tố tâm lý, khí chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc nhân vật. Nhân vật tư tưởng: là nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhân vật tư tưởng trong văn học cổ và văn học lãng mạn thường mang tính chất tượng trưng. Còn chủ nghĩa hiện thực thì lại kết hợp mật thiết với yếu tố tính cách hoặc loại hình. Trong sáng tác loại nhân vật này dễ rơi vào công thức minh họa trở thành người phát ngôn của tác giả. 1.2.4 Vài nét về tiểu thuyết và tiểu thuyết chương hồi 1.2.4.1 Tiểu thuyết Là tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây dược khai 12 triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cở cấu” của nhân cách. Theo Belinski gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”, do chỗ nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người” [ 1; tr . 312, 313]. Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những thành tựu rực rỡ; từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy của tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga đến những nguồn mạch văn chương hiện thực huyền ảo Mỹ-Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoát truyền thống của những nền văn học Châu Á… Những mô hình ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại. Ở phương đông có thể nói Trung Quốc là nơi mà tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ 3 - 4) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm chi quái, chi nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại truyền kỳ, đời Tống lại có thêm dạng thoại bản, tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời Minh văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh… Đời Thanh bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Thời hiện đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với sáng tác của các tác gia như Lỗ Tấn, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn...Ở phương Tây, tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman, thường là thể loại anh hùng, đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố và tình huống phi thường. Tuy nhiên, nhìn nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu có thể truy nguyên về tận thời Hi Lạp, khi bên cạnh những tác phẩm trường ca cổ đại với cảm hứng về cái chung và cái anh hùng là chủ đạo, vẫn có những tác phẩm lấy cảm hứng từ con người riêng lẻ, và Bielinski đã rất có lý khi cho rằng “tiểu thuyết hình thành khi vận mệnh con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được 13 ý thức” và “đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hy Lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết”. Trên nền móng của hình thái tư duy khám phá những vấn đề bản chất của hiện thực thông qua sự tái hiện số phận cá nhân đã có từ thời Hy Lạp, đã xuất hiện những thể loại văn chương thời trung đại châu Âu theo theo thể tài hiệp sĩ, như Chuyện Tristan và Iseult. Thời kỳ Phục Hưng đã tạo cơ sở thuận tiện nhất cho sự phát triển tiểu thuyết: chất tiểu thuyết bộc lộ trong các tác phẩm thể truyện như của G. Boccacciio, thể trường ca của M. Boiardo, L. Ariosto, T. Tasso và thể kịch với W. Shakespeare. Nhưng tiểu thuyết đích thực gắn với những tìm tòi tư tưởng triết lý, chỉ xuất hiện vào cuối thời đại Phục Hưng với Đôn Kihôtê của Xecvantex. Sau thời Phục Hưng, khi văn học tao nhã là chủ đạo, thì xu hướng phát triển tiểu thuyết chỉ bộc lộ rõ trong các sáng tác thuộc loại tiểu thuyết du đãng khai thác các đặc điểm trào phúng, sự hư cấu tự do, vai trò của kinh nghiệm cá nhân tác giả trong sáng tạo nghệ thuật. Sang thời đại Khai Sáng và thời cận đại, từ thế kỷ 18, tiểu thuyết đã đi một chặng đường dài với sự hình thành các kết cấu chính. Truyện hiệp sĩ Des Grieux và nàng Mannon Lescault của Prevost kết hợp hữu cơ được hai thể tài tâm lý và du đãng. S. Richardson với Clarisse Harlow, J. Rousseau với Nàng Héloise mới đưa ra những mẫu mực của tiểu thuyết tình cảm đồng thời củng cố vai trò chủ đạo của tiểu thuyết luận đề. H. Fielding, T. Smollett đã đóng góp cho sự hình thành nguyên tắc điển hình hóa của tiểu thuyết hiện thực, làm tiền đề cho sự nở rộ tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh giai đoạn sau đó với Balzac, Stendhal, Flaubert, Ch. Dickens…Tiểu thuyết sử thi của L. Tolstoi với sự trần thuật đạt được chiều rộng và tính bao quát, sự mô tả đời sống nội tâm nhân vật như một quá trình tâm lý nội tại lần đầu tiên cho phép tiểu thuyết tái hiện được "biện chứng của tâm hồn". Tiểu thuyết đối thoại của Dostoevski với con người đời tư được đặt trong tương quan với cả thế giới.Thế kỷ 20 tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau về nhiều mặt, bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết hiện thực với khuynh hướng hiện thực phê phán hoặc khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, lại cho thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia bị biến đổi: độc thoại nội tâm bao trùm tác phẩm như một thủ pháp của tiểu thuyết dòng ý thức; sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, 14 các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể chuyện không toàn năng khi trong lời kể có cả cái biết và cái không biết, cái khách quan lẫn chủ quan. 1.2.4.2 Tiểu thuyết chương hồi Là thuật ngữ chỉ một thể loại tiểu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc. Tiểu thuyết viết theo dạng này phân chia tác phẩm thành các hồi khác nhau, phát triển từ các lối giảng sử thoại bản (kể chuyện lịch sử) thời Tống – Nguyên. Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện ( chủ yếu là truyện lịch sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyết thư nhân – người kể sách, thuyết thoại nhân – người kể chuyện) qua các đời kể lại; đối với những câu chuyện có dung lượng lớn họ không thể kể xong ngay trong một lần nên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêu đề để tóm lược nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề cho các hồi của tiểu thuyết chương hồi về sau. Trong giảng sử thoại bản người ta phân chia các đề mục cho các đoạn, các quyển mà chưa phân thành hồi. Cuối thời Nguyên đầu thời Minh các tác giả dựa vào thoại bản để sang tác tiểu thuyết trường thiên trong đó nổi tiếng nhất là hai bộ “Tam quốc chí thong tục diễn nghĩa”và “Thủy hử truyện”. Những tiểu thuyết dạng này thoạt đầu không chia làm các hồi mà phân chia thành quyển, trong quyển lại phân thành các phần nhỏ gọi là “tắc”, mỗi tắc có đề mục riêng. Căn cứ vào sự diễn tiến của thể loại tiểu thuyết phân chia thành tắc xuất hiện sớm hơn các tiểu thuyết phân chia thành hồi, như bản Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa thời Gia Tĩnh được chia làm 24 quyển với 240 tắc nhưng đến bản Tam quốc diễn nghĩa ( Diễn nghĩa chuyện Tam quốc) thời Sùng Trinh (1628 – 1644) đã đổi 240 tắc thành 240 hồi [3, tr. 1723]. Cuối thời Minh đầu thời Thanh cách phân chia theo hồi thành phổ biến, đồng thời các đề mục của hồi cũng đạt tính đối ngẫu hoàn chỉnh. Đến đây tiểu thuyết chương hồi đi vào dạng thức ổn định. Sự phân chia cốt truyện thành các hồi là đặc trưng của thể loại tiểu thuyết chương hồi, mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề để tóm lược nội dung được trình bày trong hồi. Ví dụ hồi đầu tiên trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung : “ Tiệc vườn đào anh hung kết nghĩa 15 Chém khăn vàng hào kiệt lập công” [ Hồi 1] hay trong Truyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử: “ Đất Dương Châu Quý Vi Tiêu ở rể Thành Nam Kinh Tiêu Kim Huyễn chọn văn” [ Hồi 28 ] Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ ngắn để đánh giá sự kiện hoặc nhân vật trong hồi và sau đó kết thúc các câu đại loại như “muốn biết sự việc như thế nào xem hồi sau sẽ rõ ”. Sang hồi mới vấn đề lại tiếp tục được triển khai với một nhan đề mới. Việc phân tách thành từng hồi và kết thúc hồi khi câu chuyện đang vào lúc căn thẳng, có tác dụng quang trọng trong việc kích thích cao độ trí tò mò của người đọc, người nghe, buộc họ phải theo dõi tiếp các hồi tiếp sau và lần lược cho tới khi kết thúc câu chuyện. 16 Chương 2 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT PHONG THẦN DIỄN NGHĨA CỦA HỨA TRỌNG LÂM 2.1 Nhân vật chính diện trong Phong thần diễn nghĩa 2.1.1 Nhân vật thần tiên Theo đời sống tâm linh của con người cho rằng, thế giới thần tiên là một thế giới huyền ảo trên thượng giới cách biệt với thế giới trần gian do con người tưởng tượng ra. Nơi đó có các thần và các tiên định cư cai quản những việc của chúng sinh trong thiên hạ, các thần tiên đã trải qua quá trình tu luyện và lập nhiều công đức cho nhân loại mới chở thành chính quả thoát khỏi nơi trần tục về nơi cực lạc. Các thần tiên có năng lực siêu nhiên biết được quá khứ vị lai. Đối với văn hóa phương đông từ xa xưa con người mong ước được trường sinh bất tử để hưởng thụ cuộc sống phong lưu khoái lạc trong thế giới vũ trụ bao la. Người ta còn tin rằng nếu xa rời những nhỏ nhen đời thường và tu tâm tích đức có công tu luyện thì một ngày nào đó sẽ được trường sinh bất lão trở thành thần tiên. Khi đó, các thần tiên được con người thờ phụng kính cẩn như người đỡ đầu khai sinh ra con người. Con người trong vũ trụ bao la này, họ nghĩ rằng mình sinh ra do đâu ? ai là người sinh ra mình? Vì thế con người nghĩ thần tiên chính là người tạo ra loài người trên thế gian. Tuy nhiên ý nghĩ đó chỉ là phán đoán duy tâm mà ra, có sự huyền ảo do trí tưởng tượng của con người suy tưởng mà hình thành. Riêng đối với đất nước Trung Quốc cho rằng, thời xưa đã có nào thần Trời, nào thần Đất, nào Người, nào Ma quỉ... ở đâu đâu cũng có mà chung sống với nhau lẩn lộn. Từ từ có sự phân chia rành mạch với nhau thành tam giới, trên trời thì có Ngọc Hoàng Thượng Đế và các tiên gia, trần gian thì có con người và vạn vật chúng sinh, dưới đất thì có ma quỉ do Diêm Vương cai quản. Nhưng chung quy cũng do sự tưởng tượng cơ cấu của con người mà ra. Truyền thuyết của Trung Quốc, người có công khai sáng ra trời đất là ông Bàn Cổ, nhân vật tạo ra con người là Nữ Oa, người dạy đạo lý là ông tổ Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử). Các vị này rất được nhân dân Trung Hoa tin tưởng là đấng tối cao hiểu rõ mọi chuyện trong thiên hạ và giúp họ vượt qua mọi khó khăn khi nào 17 cần thiết. Dần dần các vị ấy được mọi người tôn kính như thần thánh và thờ cúng để báo đáp công ơn đã tạo ra họ. Trong đó người được tôn kính nhất là Nữ Oa nương nương và những truyền thuyết về người vẫn được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Trong tiểu thuyết phong thần diễn nghĩa, dựa trên những truyền thuyết đó, Hứa Trọng Lâm mượn yếu tố “thần tiên” sáng tạo ra một thế giới thần tiên tương đối hoàn chỉnh. Ở đây có cả Thần, Đạo, cùng nhau nắm uy quyền cai trị sinh linh vạn vật, biết rõ chuyện trong quá khứ vị lai. Các thần tiên được nhắc đến là Nữ Oa, Nguyên Thủy Thiên Tôn... vì các nhân vật thần tiên này gắn liền với đời sống tâm linh của nhân dân Trung Hoa. Họ là những nhân vật có đạo hạnh cao đã trở thành thần tiên sống nơi thượng giới không màn đến chuyện phàm trần. Thế nhưng trong tác phẩm những vị thần tiên này được tác giả xây dựng nên và giao nhiệm vụ lập ra bảng “Phong thần” cho những ai chưa tu thành chính quả thì được phong thần về phục vụ cho thiên đình. Đồng thời giúp đỡ nhà Chu xây dựng cơ nghiệp đánh đổ nhà Thương tạo nên sự hưng thịnh kéo dài hơn tám trăm năm. Tác giả của phong thần đã dựa vào những nhân vật thần tiên để mở đầu sự việc trong tác phẩm hay đúng hơn là mở đầu cho việc sụp đổ của triều đại nhà Thương để tạo đà cho nhà Chu phát triển. Mọi chuyện đều phải tuân theo “thiên mệnh” với tư tưởng ý trời là trên hết không thể trái lại được. Các nhân vật thần tiên trong tác phẩm là những người ủng hộ việc “nhân chính” của Khương Tử Nha và Vũ Vương, những nhân vật thần tiên được tác giả xây dựng với một chức năng là giúp đỡ cho Khương Tử Nha phò tá nhà Chu phạt nhà Thương. Trong đó mỗi nhân vật thần tiên đều có chức năng riêng của mình trong tác phẩm. Hình tượng nhân vật thần tiên được tác giả nhắc đến đầu tiên là Nữ Oa, để mở đầu cho cốt truyện phong thần và sự mất nước của vua Trụ. Tác giả miêu tả sự xuất hiện của Nữ Oa dựa vào sự bất kính của vua Trụ trong lúc viếng miếu. Nữ Oa là một thần tiên xinh đẹp, đã làm cho vua trụ say mê khi nhìn thấy bức tượng của bà thờ cúng trong miếu. “Ta tuy làm vua giàu có bốn biển , nhưng trong tam cung lục viện không thấy có người nào được cái nhan sắc như vậy”. “Màn trướng rủ lạnh lùng Bóng sắc khéo điểm trang 18 Liễu thắm khoe sắc lục Xiêm y điểm non vàng Hải đường đượm tươi tốt Thược dưọc nhuần nhuần đài trang Ước gì tượng là thật Sớm khuya với hồng nhan” [ 11, tr. 10]. Vì quá tức giận vua đề thơ trêu ghẹo, bất kính với bề trên nhân cơ hội này vị thần tiên đã làm cho vua Trụ mất nước, tạo cảnh Thương – Chu đánh nhau, những người hi sinh trong chiến trận sẽ được tiếp đón linh hồn và tùy công trạng lớn nhỏ mà sắc phong chức thần cho phù hợp sau này về phục vụ cho thiên đình. Tác giả đã mượn Nữ Oa để nói lên những việc làm sai trái của Trụ Vương, đồng thời dựa vào thần tiên để trừng trị kẻ bạo ngược trái lại ý trời không có lòng tôn kính thần linh: “Ân Thọ hôn quân ! Không lo sửa mình trị thiên hạ lại không biết sợ cơ trời . Thật là vô đạo ! Xưa vua Thành Thang đuổi vua Kiệt thu thiên hạ, đã hơn sáu trăm năm, nay thời đã hết . Nếu ta không báo ứng sao gọi là linh hiển”. [11, tr 10] Do là thần tiên nên biết trước được mọi chuyện trong thiên hạ, con người có lòng bất kính với thần linh thì sẽ bị thần linh trừng phạt. Trụ vương lỗi đạo không tôn kính với Nữ Oa nên bị bà sai yêu tinh ở mộ Hoàng Đế đến mê hoặc rồi làm cho nhà Thương suy vong, nhân cơ hội ấy nhà Chu được thành lập: “Nay cơ nghiệp Thành Thang đã sắp tàn, vua Trụ sắp đến ngày mất nước không còn bao lâu nữa. Núi Kỳ Sơn phụng gáy nhà Tây Chu ra đời, đó là thiên định. Nay ba chị em các ngươi hãy dấu mình yêu quái, trà trộn vào cung điện, làm cho Trụ vương điêu đứng . Ðợi cho Vũ vương đánh trụ thành công , ta cho chúng bay thành thần . Song, ta cấm một điều là không được tàn hại bá tánh, chỉ trả thù Trụ Vương thôi” [ 11, tr 11]. Thông qua hình ảnh của một vị thần tiên tác giả đã giới thiệu với người đọc một người đầy uy lực, có thể sai bảo yêu tinh làm việc cho mình. Với mục đích trả thù vua Trụ và tạo ra một trận hào kiếp dưới trần gian ứng vào việc lập bảng phong thần cho các linh hồn chết trong chiến trận giữa hai tập đoàn Thương – Chu. Cũng nhờ vào việc làm của nhân vật Nữ Oa mà trần gian có được một triều đại thay thế hưng thịnh hơn. Ở đây tác giả xây dựng nhân vật Nữ Oa vừa là người mở đầu câu chuyện phong thần vừa là người khép lại hồi kết cho tác phẩm khi bà thu phục 19 ba con yêu tinh, Trụ Vương tự thiêu mà chết. Tuy hình ảnh của nhân vật Nữ Oa xuất hiện không nhiều nhưng cũng mang lại ý nghĩa trong tác phẩm. Tạo ra một yếu tố mà người đọc nhận ra Trụ vương mất nước là do phạm tội với trời và thần linh. Bên cạnh đó với quan niệm tư tưởng của con người thời bấy giờ đều tin vào khí số “thiên mệnh” là trên hết. Và rồi nhà Thương bị diệt vong kết thúc một triều đại thống trị thiên hạ hơn sáu trăm năm, thay vào đó một triều đại nhà Chu thống trị đất nước Trung Hoa hơn trăm năm. Cùng với nhân vật thần tiên có một tấm lòng ủng hộ việc “nhân chính” như Nữ Oa thì tác giả miêu tả sự xuất hiện hình tượng nhân vật thần tiên Nguyên Thủy Thiên Tôn là người có đạo hạnh cao của Đạo Giáo. Nhân vật này vốn là Giáo chủ của phái Xiển giáo ở cung Ngọc Hư núi Côn Lôn, ông có mười hai đệ tử do phạm tội sát sinh nên bị đài xuống trần chịu khổ và giúp cho cơ nghiệp của vũ vương. Tuy nhiên trong phong thần diễn nghĩa miêu tả nhân vật Nguyên Thủy đã thừa lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế phải lập ra một bảng phong thần khi Trụ Vương mất nước, sau đó tùy công trạng từng người mà ông phong cho phù hợp với các sao: “Bảng Phong Thần nầy chia ra làm tám bộ. Bốn bộ trên là: Bộ Lôi, Bộ Hỏa, Bộ Ôn, Bộ Ðẩu. Bốn bộ dưới là: Thần Mây, Thần Mưa, Thần Sao, Thần Núi” [ 11, tr. 194]. Sự xuất hiện của ông được tác giả, giới thiệu trong tác phẩm chỉ một cách sơ lược nhưng cũng giúp cho tác phẩm mang sắc thái sinh động. Đây là một nhân vật được tác giả xây dựng lên để thực hiện chức năng của mình, vị thần tiên hầu như không ảnh hưởng đến quá trình phân tranh giữa hai nước Chu - Thương mà chỉ đóng vai trò chủ chốt trong phái Xiển giáo, dẫn dắt các đệ tử trên con đường phò giúp Vũ Vương phạt Trụ. Nguyên Thủy Thiên Tôn ban cho đệ tử Khương Tử Nha bảng Phong Thần và căn dặn xây đài phong thần để tiếp đón linh hồn các chiến sĩ đã tử trận, phong thần tùy theo công trạng: “Nay ngươi đến đây đúng lúc lắm. Ðể ta sai Nam Cực tiên ông trao bảng phong thần cho ngươi đem về Tây Kỳ lập một cái đài phong thần mà treo. Nguyên Thỉ nói : Ngươi về dọc đường , nếu gặp ai kêu đừng đứng lại , nếu ngươi nói chuyện với người ấy ngày sau sẽ có ba mươi sáu đạo binh đến đánh ngươi ,còn tại Ðông Hải có một người đang chờ ngươi đó, ngươi đến đó sẽ gặp. Ta nói trước cho ngươi hay để khỏi ân hận. Thôi, hãy về đi” [11, tr. 457]. Khi Khương Tử Nha gặp nạn tử trận, ông cũng dùng phép hồi sinh cứu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng