Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn chí trung...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn chí trung

.PDF
131
630
107

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ______________________ PHƯƠNG THỊ HẰNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI – 2013 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _______________________ PHƯƠNG THỊ HẰNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú HÀ NỘI, 2013 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thanh Tú, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Tác giả Phương Thị Hằng 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu hay công trình khoa học nào! Tác giả Phương Thị Hằng 5 MỤC LỤC Lời cảm ơn. Lời cam đoan. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học ................... 10 1.1.1. Khái niệm nhân vật trong văn học ........................................................ 10 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật .................................................................. 11 1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ............. 12 1.2.1. Nhân vật chính diện - nhân vật bên ta ................................................... 14 1.2.1.1. Nhân vật anh hùng với tinh thần xả thân................................. 15 1.2.1.2. Nhân vật tài năng, bản lĩnh ..................................................... 19 1.2.1.3. Nhân vật duy ý chí, tư lợi, tư thù ............................................. 25 1.2.1.4. Nhân vật hèn nhát, đào tẩu, phản cách mạng ......................... 27 6 1.2.1.5. Nhân vật lưu giữ, truyền lại truyền thống văn hóa và khí chất anh hùng .................................................................... 30 1.2.2.6. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện - nhân vật bên ta ... 34 1.2.2. Nhân vật phản diện - nhân vật kẻ thù.................................................... 37 1.2.2.1. Nhân vật gian xảo, độc ác ....................................................... 37 1.2.2.2. Nhân vật có quan niệm phản động .......................................... 43 1.2.2.3. Nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình và ý thức về nhân cách........... 45 1.2.2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện - nhân vật kẻ thù .... 47 CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG 2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung .... 49 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................... 49 2.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ......... 52 2.1.2.1. Không gian sử thi trên nhiều bình diện của số phận lịch sử tập thể ........................................................................... 52 2.1.2.2. Không gian văn hóa ................................................................. 65 2.1.2.3. Không gian tâm tưởng ............................................................. 72 2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung........ 76 2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ............................................................. 76 2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ............ 78 2.2.2.1. Thời gian sự kiện...................................................................... 78 2.2.2.2. Thời gian tâm lý ....................................................................... 87 7 CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG 3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ....... 92 3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................ 92 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ........... 94 3.1.2.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu trưng, đa nghĩa ........................ 94 3.1.2.2. Ngôn ngữ đời thường, giản dị, khẩu ngữ xứ Quảng ............... 96 3.1.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ........................................................... 98 3.1.2.4. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................. 100 3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ... 105 3.2.1. Khái niện giọng điệu nghệ thuật ......................................................... 105 3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung........ 107 3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình - triết luận .............................................. 108 3.2.2.2. Giọng tranh biện, suy tư, trăn trở ......................................... 112 3.2.2.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm, ngợi ca ................................ 114 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Thế giới nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại. Chính vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên cứu văn học ở góc độ thi pháp, tránh được những cách tiếp cận không phù hợp với tác phẩm văn học về mặt nội dung và mặt hình thức. Do đó, thế giới nghệ thuật không chỉ là chỉnh thể của hình thức cụ thể, trực quan, cảm tính mà là hình thức mang tính quan niệm về thế giới và con người của nhà văn. 1.2. Nguyễn Chí Trung (người con của Quảng Nam - Đà Nẵng) là nhà văn Quân đội trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vì vậy, dù chiến tranh đã lùi xa (hơn 30 năm) nhưng dường như nó vẫn tồn tại như chưa bao giờ chấm dứt trong tâm lý và ký ức của nhà văn này. Đề tài chiến tranh vẫn luôn ám ảnh nhà văn như một món nợ tinh thần. Mặc dù sáng tác không nhiều nhưng hầu hết các tác phẩm văn xuôi của ông, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết gần đây như Tiếng khóc của nàng Út (2007) và Đối thoại trong đêm (2011), là những trang văn chân xác về giai đoạn bi thương nhất của cách mạng miền Nam trong những năm 1946 (Đối thoại trong đêm), 1954 - 1959 (Tiếng khóc của nàng Út) đã được bạn đọc yêu mến và tìm đọc, được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao. Chỉ riêng Tiếng khóc của nàng Út, nhà văn Nguyễn Chí Trung đã vinh dự nhận giải thưởng của Bộ Quốc phòng năm 2008, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009, Giải thưởng văn học ASEAN năm 2012. Cũng đã có hàng trăm bài phê bình văn học, một số Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của ông đã xuất hiện. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu toàn diện về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn vẫn còn vắng bóng. Hơn nữa, việc đi vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông không chỉ cung cấp cái nhìn bao 2 quát về nội dung, tư tưởng của tác phẩm mà còn cho ta thấy sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người ở sự tái nhận thức về chiến tranh, ở cách phản ánh chân thực về chiến tranh và số phận con người, ở cái nhìn đa diện về con người bên này hay bên kia chiến tuyến. Đồng thời khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung, độc giả có thêm những kiến giải của riêng mình về sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân miền Nam trong giai đoạn khó khăn nhất từ góc độ lịch sử, văn hoá và chiêm nghiệm những bài học có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 1.3. Với đề tài này, người viết có cơ hội hiểu thêm về cuộc kháng chiến hào hùng nhưng cũng đầy đau thương mất mát của dân tộc. Bởi lẽ trong tác phẩm, ngoài phần hư cấu còn có cốt lõi lịch sử của nó. Truyền thống vốn là cội nguồn, là điểm tựa lịch sử cho mỗi dân tộc. Vì vậy hiểu truyền thống, hiểu quá khứ sẽ giúp ta vững tin trong cuộc sống hôm nay. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết được củng cố, bổ sung những kiến thức lịch sử văn học và lí luận văn học phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung. 2. Lịch sử vấn đề Mãi đến những năm 70 của thế kỉ XX, ở Nga xuất hiện khái niệm “Thế giới nghệ thuật” qua các công trình nghiên cứu văn học. Đến nay, nó được sử dụng rộng rãi như một cách lý giải, tiếp cận tác phẩm trong tính đặc thù, khu biệt và toàn vẹn. Vì vậy, thế giới nghệ thuật trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học. Từ xưa người Trung Quốc đã gọi tác phẩm thơ là “một cõi ý” (ý cảnh), cõi thơ. Nhà văn Seđrin lại nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Như vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. 3 Bêlinxki cũng đã từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó”. Với những nhận xét trên cho thấy, mọi thế giới nghệ thuật là tổng thể có quy luật riêng, có tính độc lập nội tại, phân biệt với các thế giới khác và thế giới nghệ thuật cũng có quy luật riêng và ý nghĩa riêng của nó. Ở Việt Nam, thế giới nghệ thuật dùng như một đối tượng xác định: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo nguyên tắc đồng nhất cũng có nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật” [14, Tr.78]. Tài liệu trên chứng tỏ các tác giả đã có ý thức khái niệm thế giới nghệ thuật nhưng chưa xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật một cách hoàn bị. Trong giáo trình Lí luận văn học, thế giới nghệ thuật đã được nhắc đến như là hệ thống hoàn chỉnh không chỉ là đặc trưng cho tác phẩm đó mà là đặc trưng cho cả nhà văn nói chung. Ở đó, các tác giả đã nêu rõ: “Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người. Thế giới nghệ thuật là thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả... Thế giới nghệ thuật ngôn từ là thế giới hoàn chỉnh và bao gồm những giới hạn nhất định... có không gian, thời gian tâm lý, đạo đức, xã hội và hoàn cảnh vật chất riêng”. Đồng thời các tác giả cũng nêu rõ vai trò của thế giới nghệ thuật “cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái chi phối đến sự hình thành phong cách nghệ thuật" [17, Tr.81]. Năm 1998, trong cuốn sách mang tính chất là công trình tập thể, Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) đã trình bày khá đầy đủ khái niệm thế giới nghệ thuật: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ 4 thuật nhấn mạnh rằng, sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật (...). Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ” [8, Tr.302]. Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội. Đó chính là thừa nhận quyền sáng tạo của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài, mà “là một thế giới riêng được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật” [8, Tr.302]. Với những khái niệm và định nghĩa trên, góp phần làm cụ thể hoá sự phát triển của thế giới nghệ thuật. Thời gian gần đây, có khá nhiều luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ Ngữ văn đề cập đến thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nói chung. Tiêu biểu là các đề tài: Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 của Hoàng Mạnh Hùng; Tiểu thuyêt Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn từ góc độ thể loại, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai của Nguyễn Đức Hạnh; Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng của Dương Thị Xuân; Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Lê Văn Toàn; Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải của Nguyễn Thị Thu Hà; Thế giới nghệ thuật của Kranzkapka của Đỗ Thị Mai Liên... Các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung: 5 Từ khi xuất bản Tiếng khóc của nàng Út (2007) và Đối thoại trong đêm (2011) cho tới nay, chưa có nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về hai cuốn tiểu thuyết này. Các bài viết về các tác phẩm này chủ yếu được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cụ thể như sau: Trên Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số ra ngày 1/5/2007, Trần Đăng đã có bài viết khái lược từ hoàn cảnh sáng tác cho tới những nhận định chung nhất về nội dung tác phẩm Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung): “Ông (Nguyễn Chí Trung) đã chọn giai đoạn đau thương nhất của cách mạng miền Nam (1954 - 1959) để làm nền cho cuốn tiểu thuyết của mình. Ở đó, sự kiên trung và hèn nhát, lòng bao dung và sự ích kỷ, tính kiên quyết và sự thoả hiệp... sẽ được bộc lộ rõ nhất trong mỗi nhân vật. Nhưng có lẽ bao trùm lên tất cả cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung là tấm lòng của người dân đối với cách mạng” [6]. Ngoài ra, Trần Đăng còn quan niệm Tiếng khóc của nàng Út tựa như một “tiểu thuyết phong tục”, là sản phẩm mà nhà văn dành riêng để trả “món nợ ân tình” với nguời dân Quảng Ngãi: “Những nhà nghiên cứu lịch sử cũng có thể “gặp” được Nguyễn Chí Trung qua cuốn sách này khi ông bàn về “làng” về “xứ” kể từ khi Lê Thánh Tông đặt bước chân mình vào vùng đất đầy nắng gió này để cắm thêm những cột mốc biên cương của Tổ quốc cách nay ngót 600 năm. Những nhà nghiên cứu dân tộc học thì “gặp” nhà văn ở nhưng trường đoạn đặc tả về các lễ hội mang tính truyền thống của các bộ tộc người ở phía Đông dãy Trường Sơn” [6]. Nguyễn Tĩnh Nguyện trong bài viết Đọc “Tiếng khóc của nàng Út” của nhà văn Nguyễn Chí Trung lại nêu những nhận xét về cuốn tiểu thuyết này từ khía cạnh nhân vật: “Nhân vật trong tiểu thuyết này xuất hiện không liên tục, mà qua các trường đoạn nhiều lúc bị ngắt quãng, nhưng đọng lại trong lòng người đọc nhờ những tính cách độc đáo thể hiện qua những hoàn cảnh cũng rất cá biệt. Nguyễn Chí Trung xây dựng nhân vật theo hai dạng, 6 một dạng hiện thực như Toàn, Vần, Thương... và một mang tính chất biểu tượng như bà On, người dẫn chuyện mang hơi hướng huyền thoại... Không chỉ nhân vật người vùng xuôi, các dân tộc ít người như cô Út, Phó Mục Gia, Xăm BRăm đều rất sinh động, gần gũi với người đọc chứ không hề khập khiễng” [15]. Trong cuốn Văn học và người lính, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú đề cập đến cuốn tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út khi nghiên cứu về tính chất “giải sử thi” nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới như sau: “Vì cận kề với cái chết nên sự hèn nhát của người lính càng được biểu hiện rõ... Nhân vật quyền bí thư huyện uỷ (Tiếng khóc của nàng Út - Nguyễn Chí Trung) trong bối cảnh vùng Quảng Ngãi trong những năm 1954 - 1959 đang cần cán bộ lãnh đạo thì chỉ muốn đi tập kết để trốn tránh nhiệm vụ” [30]. Trong bài viết Tiểu thuyết sử thi - những đặc trưng thể loại, Nguyễn Thanh Tú - Hoàng Thị Thu Giang cho rằng: “Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung) có xu hướng lý giải sự thắng thua trong chiến tranh bằng chiều sâu văn hóa hơn là những câu chuyện “giặc tàn ác phi nhân, ta dũng cảm, chính nghĩa” đã quen thuộc. Huyền thoại về xứ Bàu Ốc qua lời kể của nhân vật bà On nằm ngay ở phần đầu tác phẩm... cứ thế, các huyền thoại hiện dần vừa linh thiêng vừa huyền bí, xa xăm... Lời kể quay lại quá khứ làm sống lại lịch sử các vùng đất và đặc điểm các tập quán của các bộ tộc Ê Đê, Xơ Đăng, Chăm Roi... Được nghe những câu chuyện ấy, bạn đọc càng rõ hơn rằng cuộc kháng chiến thần thánh của đại gia đình các dân tộc Việt Nam không chỉ là tổng hợp sức mạnh cách mạng của thời đại mà còn cả sức mạnh cách mạng của cả chiều sâu văn hóa” [32, Tr.98]. Theo Việt báo trong bài viết Tiểu thuyết đầu tay ở tuổi 80 có viết : “Nhà văn Nguyễn Chí Trung đã viết ở độ lùi chiêm nghiệm, thể hiện cách 7 trình bày chiến tranh sâu hơn, không né tránh khốc liệt bi hùng. Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng: “Các tình huống trong tiểu thuyết đã được nhà văn Nguyễn Chí Trung khai thác triệt để, bi kịch được tận cùng. Nhân vật của ông vừa bình thường vừa khác thường, mỗi đối diện là những thử thách vô cùng khắc liệt. Các nhân vật phản diện mà “cái ác lặn trong máu” cũng được ông xây dựng sinh động. Miêu tả kẻ thù đúng với bản chất của nó cũng là cách đề cao phẩm giá của người chiến thắng”. Theo báo Văn nghệ Quân đội (1/8/2012), trong bài viết Nguyễn Chí Trung và những trang viết về chiến tranh có viết: “Từ Tiếng khóc của nàng Út đến Đối thoại trong đêm, tiểu thuyết gần đây nhất của nhà văn đều tái hiện bối cảnh lịch sử đầy hào hùng và bi tráng của đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là một trong những cuộc khởi nghĩa thắng lợi sớm nhất ở miền Nam thời kì 1954 - 1960. Khởi nghĩa Trà Bồng Quảng Ngãi (Tiếng khóc của nàng Út), là thời điểm nổ súng trong đêm toàn quốc kháng chiến ở Đà Nẵng (Đối thoại trong đêm)... Tất cả những sự kiện đó thể hiện ý chí chiến đấu vì độc lập tự do, quyền sống của con người...” [25]. Vẫn trong bài báo này viết: “Đối thoại trong đêm kể về một “vở diễn thời chưa xa, tháng 12/1946”, dường như ngòi bút Nguyễn Chí Trung đã chú ý hơn việc tổ chức những màn độc thoại sống động, đầy kịch tính và nhân văn, làm toát lên cá tính và lập trường của các nhân vật ở cùng chiến tuyến (Nguyễn Đỏ và Tú Hùng), thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tử cho Đà Nẵng quyết sinh của Nguyễn Đỏ, một dân Đà Nẵng thứ thiệt và Tú Hùng, chàng trai Hà Nội theo tiếng gọi của non sông đã tình nguyện Nam tiến. Trong thời khắc ác liệt và hiểm nguy nhất của cuộc chiến không cân sức giữa Tiểu đội Nguyễn Đỏ và Đại đội lính Lê Dương. Tú Hùng và Nguyễn Đỏ đã 8 “quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”. Chọn phương án đánh giáp lá cà với bọn lê dương” [25]. Có thể thấy rằng, các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung chủ yếu tập trung vào xây dựng nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết, chưa có ai nghiên cứu, đánh giá sâu sắc toàn diện và chưa có công trình nào nghiên cứu thế giới nghệ thuật một cách toàn diện trong tiểu thuyết của nhà văn. Chính bởi vậy, kế thừa những thành tựu của người đi trước, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài thế giới nghệ thuật dựa trên cứ liệu hai cuốn tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm nhằm mục đích khám phá tác phẩm trong tính vừa đặc thù khu biệt, vừa toàn vẹn trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới sau 1986. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Vận dụng những kiến thức lí luận về khái niệm thế giới nghệ thuật, tiếp cận khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung ở một số phương diện nổi bật. Qua đó khẳng định tài năng và đóng góp của Nguyễn Chí Trung vào tiến trình đổi mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh từ sau 1986. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lý thuyết thi pháp học về thế giới nghệ thuật, luận văn của tôi sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của nhà văn Nguyễn Chí Trung. 9 - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, đánh giá một số phương diện cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung như: + Thế giới nhân vật. + Không gian và thời gian nghệ thuật. + Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học. - Phương pháp lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn - Làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung. - Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Nguyễn Chí Trung trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, Nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung. Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung . Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung. 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật trong văn học Cùng với cốt truyện, kết cấu, xung đột, giọng điệu, ngôn ngữ thì nhân vật là nơi biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà văn. Bởi nhân vật mang linh hồn của tác phẩm, là trọng tâm mọi sự miêu tả nghệ thuật, là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận giải mã những vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu được đặt ra trong tác phẩm. Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách con người, là người dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học cũng là nơi thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Sự tìm tòi những hình thức mới cho các thể loại trước hết là sự tìm tòi đổi mới ở nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha ) (...) có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” [8, Tr.235]. Trong cuốn Lý luận văn học, GS. Hà Minh Đức chủ biên, khái niệm về nhân vật văn học được xác định là: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển 11 hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách... và cần lưu ý thêm một điều, thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người” [7, Tr.102]. Bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu lí luận văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, một hiện tượng thẩm mỹ có tính ước lệ, khái quát ở những mức độ nhất định, thể hiện một quan niệm nào đó vế con người được biểu hiện bằng phương tiện văn học. Nó có tên hoặc không có tên, là người cụ thể hay được sử dụng như một ẩn dụ, chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm... Những “dạng thức đặc biệt” của nhân vật phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng cũng như thấm đẫm truyền thống văn hoá, bối cảnh thời đại mà nhân vật được sinh ra. Và dù xuất hiện trong tác phẩm dưới dạng thức nào thì nhân vật văn học vẫn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chỉnh thể của tác phẩm văn học. 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật Thế giới nhân vật là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển triết học phạm trù này có thể hiểu: Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hiện thực khách quan (tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người) “thế giới là cội nguồn của nhận thức” [22, Tr.1083]. Theo nghĩa hẹp, đó là khái niệm dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ, nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta chia 12 giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: “Thế giới mô, thế giới vĩ mô” [22, Tr.1083]. Như vậy, có thể nói, “Thế giới” là phạm vi một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và tôn tại độc lập với ý thức con người. Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học và trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian... gắn liền với một quan niệm nghệ thuật nhất định về chúng của tác giả. Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động, ý nghĩ, tư tưởng của nhân vật trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội với gia đình... Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học vì thế vừa giống con người ngoài thực tại, vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng. Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) căn cứ vào tiêu chí nhất định. Trong lịch sử văn học, mỗi tác giả văn học có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó. 1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung Văn học luôn là tấm gương soi chiếu và phản ánh hiện thực. Như một quy luật tất yếu, thời đại nào sẽ có nền văn học riêng của nó. Hoàn cảnh xã 13 hội thay đổi sẽ cung cấp cho người nghệ sĩ những chất liệu mới, hình thành những lý tưởng xã hội mới, chiều sâu nhận thức và thể hiện qua các hình tượng nhân vật mới. Chính vì vậy, đồng thời với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại cũng là cuộc cách mạng lớn lao trong văn hóa, văn nghệ và trong tiểu thuyết. Lần đầu tiên trong lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện mô hình nhân cách con người Việt Nam mới mẻ, đặc sắc vì trước đó chưa từng có. Hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 đã hình thành xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện đại ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nằm trong xu thế chung của tiểu thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết trong từng chặng đường phát triển của nó đã xây dựng thành công cấu trúc nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong cấu trúc nhân cách này, một sự thống nhất chưa từng có đã diễn ra, cái riêng hòa nhập với cái cái chung mà vẫn không đánh mất ý thức cá chân của mình, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con người xã hội vì mục đích cách mạng và kháng chiến. Với khả năng “cộng sinh thể loại” của thể loại tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết trong loại hình tiểu thuyết sử thi đã hình thành một cấu trúc nghệ thuật có sự kết hợp đặc trưng của sử thi Cổ - Trung đại với đặc trưng của tiểu thuyết. Tiểu thuyết sử thi chỉ xuất hiện trong thời đại anh hùng. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với những biến cố trọng đại, nhưng bước ngoặt to lớn trong lịch sử mỗi dân tộc đã quyết định cấu trúc thể loại của loại hình tiểu thuyết này, trong đó có cấu trúc hình tượng nhân vật của nó. Là nhà văn sinh ra và lớn lên với mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Chí Trung lại từng tham gia hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc trên chính mảnh đất này - “mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”, mảnh đất huyền thoại đã cùng sống,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan