Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của nguyễn nhật ánh...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của nguyễn nhật ánh

.PDF
120
429
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGÔ THỊ THỦY THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI, 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, là sản phẩm khoa học trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Học viên Ngô Thị Thủy LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài: Thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn những thầy cô đã từng dạy dỗ tôi, Thư viện trường - nơi tôi tìm được nhiều kiến thức và tài liệu hỗ trợ cho việc làm luận văn này, Phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - nơi tổ chức khóa học. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng chí đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Học viên Ngô Thị Thủy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 7. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 9 8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 10 NỘI DUNG ..................................................................................................... 11 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................................................................. 11 1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi ............................................................. 11 1.1.1 .Khái niệm ........................................................................................ 11 1.1.2. Sơ lược quá trình phát triển của VHTN Việt Nam ......................... 13 1.2. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh .................................................................... 17 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp .................................................................... 17 1.2.2. Quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của NNA................................... 25 Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................................................................. 29 2.1. Nhân vật văn học và thế giới nhân vật.................................................. 29 2.1.1. Nhân vật văn học ............................................................................ 29 2.1.2. Thế giới nhân vật ............................................................................ 30 2.2. Các loại nhân vật trong Kính vạn hoa................................................... 31 2.2.1. Nhân vật trẻ em ............................................................................... 32 2.2.1.1. Tài năng, thông minh, hiếu động, thích phiêu lưu, mạo hiểm .. 34 2.2.1.2. Siêu quậy ................................................................................... 47 2.2.1.3. Mơ mộng ................................................................................... 52 2.2.2. Nhân vật người lớn ......................................................................... 57 2.2.2.1. Nhóm nhân vật có quan hệ gia đình với nhân vật trẻ em ......... 58 2.2.2.2. Nhóm nhân vật có quan hệ trường lớp với nhân vật trẻ em. .... 64 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA.............................................................................................. 69 3.1. Cách đặt tên nhân vật ............................................................................ 69 3.2. Ngôn ngữ trẻ thơ dí dỏm ...................................................................... 72 3.3 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ................................................ 75 3.3.1 Vừa trẻ con vừa người lớn ............................................................... 76 3.3.2. Năng động, tự chủ trong mối quan hệ đa chiều với thế giới xung quanh ........................................................................................................ 81 3.3.3. Nhiều tật xấu ................................................................................ 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT H: Hà Nội KVH: Kính vạn hoa NNA: Nguyễn Nhật Ánh Nxb: Nhà xuất bản TS: Tiến sĩ VHTN: Văn học thiếu nhi 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Mikhain Ilin – nhà văn Nga chuyên viết truyện khoa học cho thiếu nhi từng tâm sự rằng: “Trước khi bắt đầu kể chuyện tôi viết văn như thế nào, tôi muốn kể cho các bạn nghe tôi bắt đầu đọc sách như thế nào”. Còn Assen Bossev – nhà văn Bungari, tác giả của hơn 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi lại nói: “những cuốn sách hay đều là người bạn đời vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh để bay lên mà chinh phục cuộc sống”.Qua những trang văn thơ ấy cuộc sống với đầy đủ âm điệu, màu sắc kì thú được tái hiện đưa các em đến thế giới của những câu chuyện cổ tích và ở đó là cả một bầu trời tình yêu thương ấm áp. Với những lí do đó mà văn học về đề tài trẻ thơ hay văn học viết cho trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng. Từ xưa các nhà văn đã hết sức chú ý đến đề tài này và nó được đánh giá là một mảng đề tài hấp dẫn nhưng đồng thời cũng rất khó khăn. 1.2 Năm 1986, khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội thì văn học nghệ thuật cũng không nằm ngoài những xu hướng đó. Văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng như bừng lên một sắc diện mới. Nổi lên trong mảng đề tài viết cho thiếu nhi là các tác giả: Duy Khán, Nguyễn Quang Sáng, Phùng Quán, Vũ Đức Nguyên, Vi Hồng, Vũ Bảo, … giai đoạn tiếp theo có Thu Trân, Nguyễn Nhật Ánh, Kim Hài, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiên Hương, Nguyễn Thị Mai…. Mỗi tác giả đều chọn cho mình một điểm nhìn riêng, một góc riêng để viết về các em. Cũng bởi vậy mà tạo nên sự phong phú, sâu sắc trong từng câu chuyên. Cụ thể mảng đề tài hoài niệm, tìm về tuổi thơ với: Tuổi thơ im lặng, Dòng sông thơ ấu, Đường về với mẹ chữ, Miền xanh thẳm,... Mảng đề tài trẻ em trong quan hệ gia đình với Út Quyên và tôi, Em gái, Năm đêm với bé Su, Chị ,…. Mảng đề tài trẻ em các gia đình khá giả và cuộc sống của 2 những trẻ nhà nghèo, vừa học vừa phải lo toan kiếm sống thậm chí là “đi bụi”với Hoa trên đường phố, Kiềng ba chân, Ngày khai trường trong mơ, Kính vạn hoa, Tiếp đạm,… hay mảng đề tài viết về trẻ em thôn quê có Quả Thị đi chơi, Bờ ve ran, Làng em buổi sáng,… Đề tài miền núi có Y Leng, Kỉ vật cuối cùng, Một lớp trưởng khác thường, Chân trời mở rộng, Chú bé thổi khèn,… Nhìn chung, đội ngũ viết sáng tác văn học thiếu nhi từ đầu thời kì đổi mới đã phát triển hùng hậu và được đánh giá là chưa bao giờ văn học thiếu nhi lại phát triển phong phú như vậy, sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng về đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em và khả năng khám phá con người.Trong số tác tác giả viết cho thiếu nhi và viết về đề tài thiếu nhi nổi bật nhất là tác giả Nguyễn Nhật Ánh. 1.3 Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn quen thuộc với các độc giả nhỏ tuổi, các em nhắc đến ông với tình cảm trìu mến và coi ông như một người bạn của mình. Nguyễn Nhật Ánh thấu hiểu tâm lí trẻ thơ một cách tinh tế, và hơn thế văn phong của ông luôn mang nét đặc trưng là chất hài hước, dí dỏm, đáng yêu lại rất tự nhiên khiến cho độc giả luôn cảm thấy vui vẻ, gần gũi khi đọc các tác phẩm của ông. Sẽ rất thiếu sót khi nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh mà không kể đến bộ truyện Kính vạn hoa. Bộ truyện được viết trong khoảng thời gian dài từ 1995 đến 2005 bao gồm 7 tập lớn với 54 tập truyện nhỏ. Bộ truyện KVH là thành công lớn của tác giả với việc xây dựng thế giới nhân vật đồ sộ với hơn 200 nhân vật, chủ yếu là nhân vật trẻ em đang trong độ tuổi cắp sách đến trường cùng với đó là thế giới nhân vật người lớn có mối quan hệ mật thiết với nhân vật trẻ thơ. Hai nhóm nhân vật được miêu tả đan xen, lồng ghép trong tất cả các tập truyện một cách sinh động, hài hước, thú vị lôi cuốn các em nhỏ đến kì lạ. Tập truyện đi sâu khai thác đời sống của các em nhỏ nơi thành thị với nhiều hoàn cảnh, tính cách, tài năng khác nhau, cùng với đó là vai trò hỗ trợ, 3 vai trò là môi trường hình thành nhân cách trẻ thơ của nhóm nhân vật người lớn cũng hết sức quan trọng. Tác giả NNA đi sâu vào ngõ ngách tâm tư, sự thay đổi tâm lí của lứa tuổi mới lớn một cách không thể tinh tế hơn. Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng với bản thân tôi xuất phát từ tình yêu mến trẻ thơ, khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh để đóng góp thêm một hướng tiếp cận mới, góc nhìn mới về thế giới nhân vật được đánh giá là kỉ lục của văn học Việt Nam nói chung và văn học viết cho thiếu nhi nói riêng này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đánh giá chung về KVH, trước hết, phải kể đến công trình Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 của nhà phê bình Lã Thị Bắc Lý. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến KVH dưới phương diện là một ví dụ để minh chứng cho những đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi thời kỳ đổi mới. Tác giả chuyên luận đã tiếp cận tác phẩm từ phương diện nội dung với sự đa dạng về đề tài, đổi mới quan niệm về con người và một vài phương diện nghệ thuật như xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật… “KVH của NNA đã mở ra một thế giới đa màu sắc vô cùng hấp dẫn và thú vị”[1;41], “hàng loạt thông tin, hàng loạt sự kiện nối tiếp nhau xoay quanh các nhân vật đầy cá tính sắc nét…những cá tính này không bộc lộ ngầm mà tự biểu hiện bằng ngôn ngữ, hành động hết sức sống động”[1;68]. Đây là những nhận xét hết sức xác đáng về KVH. Tiếp theo là những bài viết đăng trên các báo, tạp chí đã giới thiệu bộ truyện như là một “hiện tượng best – seller”. Viết về KVH như một mẩu tin của những kỷ lục trong thị trường sách thiếu nhi hiện nay, Lê Phương Liên cho rằng: “Mỗi tập trong bộ truyện có khi in tới 35 nghìn bản. Đó là một con 4 số kỷ lục”[2], còn theo Dạ Sinh: “Bộ KVH của NNA đã lập kỷ lục đáng khâm phục: Là bộ sách nhiều tập nhất (54 tập) từ trước đến nay; bộ sách thiếu nhi có nhiều nhân vật nhất (trên dưới 200 nhân vật); bộ sách có số lượng phát hành cao nhất trong những năm qua và tác giả nhận được thư bạn đọc nhiều nhất”[3]. “Bộ truyện dài nhiều tập KVH của nhà văn NNA bắt đầu được ấn hành tại NXB Kim Đồng từ năm 1995. Số bản in của bộ sách này đã vượt qua cái mốc một triệu bản, một trường hợp quả là hiếm thấy, đặc biệt trong bối cảnh thị trường sách hiện nay đang bị áp đảo bởi truyện tranh nước ngoài”(Báo Thể thao và Văn hoá ngày 5/3/2002). “Lần đầu tiên trong lịch sử xuất bản ở nước ta, bộ truyện KVH đã đạt được con số kỷ lục: hơn 1 triệu bản in”(Báo Thanh niên ngày 28/02/2000). Huyền Sương cho rằng việc xuất hiện KVH là “một kỷ lục mới dành cho tuổi thơ”[4]. Khi ra mắt bạn đọc, trước không khí nôn nóng của cả người đọc lẫn NXB, KVH đã “chứa đựng rất nhiều hy vọng cho vùng đất hứa của VHTN”. Báo Thiếu niên tiền phong số 104 tháng 12/1995 giới thiệu KVH “là một bộ sách nhiều tập kể về những mẩu chuyện vui ở trường, ở nhà và nhiều sinh hoạt của học trò hiện nay”. Hay trong báo Nhi đồng số 17 (535) tháng 12/1996 nói về sự đón nhận của bạn đọc nhỏ tuổi cả nước “đó là một bộ sách mới mẻ, lần đầu tiên ra mắt bạn đọc mà đã sớm được thiếu nhi hai miền Nam, Bắc say mê. Nhà văn NNA đã từ tốn và tỉ mỉ trân trọng và dí dỏm kể lại những câu chuyện sinh hoạt rất thường nhật của trẻ nhỏ. Trẻ con có biết bao chuyện “riêng tư”, lo âu, thấp thỏm, mơ ước… mà người lớn đôi khi dửng dưng không hiểu”. Sự đa dạng trong đề tài được thể hiện trong mỗi câu chuyện giống như những biến thể ảo huyền, lung linh đủ màu sắc trong bộ truyện theo nhà thơ Đỗ Trung Quân là “những cú lắc”của chiếc KVH kỳ diệu”[5]; theo nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn là “bộ tiểu thuyết trường thiên về sinh hoạt tuổi học trò”[6]; còn theo nhà văn Văn Hồng là “bộ tiểu bách khoa cho thiếu nhi”[7]. Nhà nghiên cứu Vân 5 Thanh nhận xét KVH là “bộ sách liên hoàn, mỗi tập một màu sắc óng ánh, phản ánh cuộc sống linh hoạt của các em, một cuộc sống bình thường nhưng chứa bao điều mới mẻ, trong các mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ, trò đối với thầy cô và trong thế giới nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”[8; 73-78]. Tác giả đã viết về “cuộc sống bình thường, cuộc sống hôm nay, cuộc sống như nó vẫn thường xảy ra thường ngày quanh ta”[9]. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nhận định: “KVH dẫn dắt các em từ thành phố Hồ Chí Minh đến thôn quê, từ chuyện đánh võ, ma quỷ, gái giả trai đến chuyện trinh sát, khoa học. Cũng có nhiều pha bí ẩn, ly kỳ nhưng vẫn giữ được tính cách Việt Nam”[10]. Nhận xét về sự phổ biến của các đề tài về nhà trường trong KVH – vốn “hiếm và mỏng” trong sáng tác VHTN, Hương Giang cho rằng NNA đã miêu tả “là những chuyện bình thường hàng ngày vẫn xảy ra, trong lớp học nào cũng có, ở đâu cũng có, lúc nào cũng có”[11]. Trong cuốn Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam, tác giả Vân Thanh đã trích dẫn lời nhận xét của Nguyễn Hương Giang trích trong Tạp chí Văn nghệ quân đội – 8.2000: “Ai cũng biết: nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò. Nguyễn Nhật Ánh biết đến từng chân tơ kẽ tóc, biết đến ngọn ngành những trò nghịch ngợm của lũ chỉ đứng sau lũ ma quỷ ấy. Nhu cầu vui chơi của tuổi thơ cũng cần thiết vì nó không những giữ tính hồn nhiên mà còn tạo ra niềm vui, sự hưng phấn để các em say mê học tập hơn, có kết quả hơn… Anh hiểu và nói trúng những suy nghĩ non nớt, những tính toán bé bỏng, ngây thơ và bao giờ cũng mang một nụ cười hóm hỉnh, độ lượng, nhân từ…[24, 54 – 55]. Trên trang web www.denthan.com cũng có lời giới thiệu về cuốn sách: “Nhà văn mời người đọc lên chuyến tàu quay ngược trở lại thăm trẻ thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng… khiến cuốn sách có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng rồi thở 6 phào. Không chỉ thích hợp với người đọc trẻ, cuốn sách còn có thể hấp dẫn và thực sự có ích cho người lớn trong quan hệ với con mình”[25]. Ngoài ra, mỗi tập truyện trong KVH đều có những bài viết riêng của bạn đọc nhỏ tuổi. Có tới hơn 5000 bức thư của độc giả nhí gửi về cho chú Ánh bày tỏ những cảm nhận, sự sẻ chia, những bức xúc về nội dung câu chuyện hoặc cảm động (Mẹ vắng nhà, Những con gấu bông, Bí mật kẻ trộm…) hoặc buồn cười (Thi sĩ hạng ruồi) hoặc những câu chuyện đầy hồi hộp, ly kỳ (Cú nhảy kinh hoàng, Cuộc so tài vất vả….) nhưng các bài viết đều tự rút ra các bài học hoặc một ý nghĩa nào đó qua một câu chuyện cụ thể. Có nhiều độc giả còn viết thư về cho các nhân vật như là kể chuyện cho chính những người bạn đã quen biết lâu, không chỉ là những độc giả nhí mà có cả những phụ huynh nhiều tuổi. Có khi là một lá thư nài nỉ “chú Ánh” sáng tác thật nhanh, có khi “kể khổ” khi chờ mua truyện đọc, có khi “nóng lòng chờ kết bạn”với các nhân vật… Đặc biệt, có em còn làm thơ, vẽ tranh ... để thể hiện tình cảm cũng như những đánh giá của mình về bộ truyện mặc dầu với tâm trạng của fan hâm mộ đôi khi không tránh khỏi sự cuồng nhiệt đến quá lời. Cuối cùng dẫn lời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: “Thủa bé, tôi mê cái kính vạn hoa và bây giờ, đã lớn tôi vẫn mê thứ đồ chơi này. Nếu được bỏ phiếu, tôi sẽ không ngần ngại bình chọn ống kính vạn hoa là đồ chơi kì thú nhất của tuổi thơ, là quà tặng tuyệt diệu nhất mà người lớn đã nghĩ ra cho trẻ em. Hằng hà bông hoa lần lượt xuất hiện dưới tay mình, chỉ sau mỗi cái lắc nhẹ những cánh hoa không ngừng thay dáng, những sắc hoa không ngừng đổi màu, có tới hàng vạn, hàng triệu những bông hoa như thế, và tuyệt vời thay, không bông hoa nào giống bông hoa nào trong hàng vạn, hàng triệu cái kia. Tôi ao ước những tập Kính vạn hoa của mình cũng sẽ đem lại cho các độc giả nhỏ tuổi điều gì na ná như thế: Cứ lắc một cái, một câu chuyện mới lại hiện ra….”[26]. Và từ những thôi thúc đó, Nguyễn Nhật Ánh đã tặng cho các em 7 nhỏ bộ truyện Kính vạn hoa, với 7 tập truyện lớn 54 tập truyện nhỏ, mỗi tập truyện chính là một bông hoa nhỏ xinh, nhiều màu sắc, có khi đó là câu chuyện về tình yêu thương trong gia đình, tình yêu thương với các con vật, có lúc là câu chuyện mối quan hệ bạn bè, thầy trò, đôi lúc đó là những chuyến thám hiểm vô cùng kỳ thú, và cả những câu chuyện về những rung động của tuổi mới lớn thật phức tạp và khó hiểu. Những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tác giả Nguyễn Nhật Ánh: Theo thống kê của chúng tôi, tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và những vấn đề nổi bật trong sáng tác của ông. Chúng tôi liệt kê theo trình tự thời gian như sau: Năm 2005, công trình: “Thế giới trẻ thơ qua cái nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa” của học viên Phạm Thị Bền, chuyên ngành Văn học Việt Nam, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Đây có thể coi là công trình nghiên cứu chuyên sâu khá xuất sắc về cách tiếp cận thế giới trẻ thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa. Năm 2009, công trình: “Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” của học viên Vũ Thị Hương, chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Công trình khoa học này lại đánh giá một cách tổng quát về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hầu hết những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Năm 2011, công trình: “Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh” của học viên Bùi Thị Thu Thủy, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đây là công trình thuộc chuyên ngành lí luận văn học bởi vậy mà tác giả đưa ra cơ sở lí luận tiếp sau đó áp chúng vào những sáng tác của NNA từ đó làm nổi bật lên những đặc điểm lớn của truyện NNA. Từ những đánh giá, nhận xét xác đáng trên, cùng với những công trình nghiên cứu công phu của các tác giả như trên đã cho thấy sự quan tâm của 8 độc giả, giới nghiên cứu đến “hiện tượng” NNA là không hề nhỏ. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung khai thác đầy đủ về “Thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyến Nhật Ánh”. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một hướng tiếp cận mới về phương diện này. Tất cả những ý kiến đánh giá, nhận xét, những công trình khoa học nêu trên là những tư liệu quý báu giúp chúng tôi triển khai công trình nghiên cứu của mình. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu một cách cặn kẽ, sâu sắc và cụ thể thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh - Những đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng thế giới nhân vật - Khẳng định tài năng, vai trò và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong phạm vi có hạn của một luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chính như sau: - Khái quát về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật Ánh - Sơ lược lí luận về nhân vật văn học và thế giới nhân vật - Khai thác thế giới nhân vật đồ sộ trong Kính vạn hoa làm nổi bật lên sự phong phú, đa dạng trong thế giới nhân vật, cách khắc họa tính cách, cách thâm nhập vào đời sống của nhân vật để thấy rõ tài năng của tác giả NNA, tâm huyết của ông với thiếu nhi, và những phương diện liên quan đến sự hình thành nhân cách thiếu nhi. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kính vạn hoa cũng là nhiệm vụ lớn trong luận văn góp phần tạo nên một Kính vạn hoa có một không hai trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam tính đến thời điểm này. 9 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh Phạm vi đề tài: Bộ truyện Kính vạn hoa của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2005). Ngoài ra luận văn còn tham khảo thêm một số tác phẩm khác của nhà văn, một số tài liệu tham khảo, bài viết trên internet trong quá trình thực hiện đề tài với mục đích tạo sự so sánh khi cần thiết và tạo sự phong phú cho đề tài, dẫn chứng và minh chứng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê 7. Đóng góp của luận văn Tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong bộ truyện Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh nhằm: Về mặt lí luận: Với đề tài luận văn này, người nghiên cứu sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong bộ truyện Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh. Về mặt thực tiễn: Thông qua đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu rõ hơn về những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong việc nghiên cứu, khám phá và cách tân văn học thiếu nhi hiện nay. Qua đó khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn học mới, giúp bạn đọc thấu hiểu tâm huyết của tác giả dành cho trẻ thơ và sự nghiệp giáo dục nhân cách trẻ thơ. 10 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: - Chương 1: Khái quát về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật Ánh - Chương 2: Thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh - Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh 11 NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi 1.1.1 .Khái niệm Văn học thiếu nhi (VHTN) là một bộ phận của nền văn học dân tộc. Mặc dù ra đời sau và phát triển muộn hơn các bộ phận văn học khác, nhưng VHTN đã có những đóng góp quan trọng trong đời sống văn học cả về mặt nội dung lẫn hình thức biểu hiện. “Văn học thiếu nhi”(cách gọi khác là “văn học trẻ em”nhưng ở đây xin thống nhất là “VHTN”) có một vai trò đặc biệt quan trọng không những trong đời sống trẻ thơ mà cả trong nền văn học dân tộc. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, VHTN theo nghĩa hẹp “gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi… gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi [12;342]. Nhưng cũng có quan niệm “chỉ những tác phẩm viết cho thiếu nhi một cách trực tiếp mới thuộc bộ phận VHTN”. Hiện chưa có một khái niệm chính xác và đầy đủ thế nào là VHTN mà chỉ có những tiêu chí để xác định khái niệm này. Thứ nhất là tính chất giáo dục trong tác phẩm viết cho thiếu nhi phải được đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát và đưa lên hàng đầu (yêu cầu này đối với tác phẩm văn học cho người lớn cũng rất quan trọng nhưng đối với thiếu nhi lại càng đặc biệt quan trọng hơn); thứ hai là có hình thức tươi vui, hồn nhiên, dí dỏm, giàu yếu tố tưởng tượng; thứ ba là hình tượng văn học phải chân thực, cụ thể, sinh động, phù hợp với tâm lý trẻ thơ; thứ tư là ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị và dễ hiểu. Nhà văn NNA thì quan niệm: “Tác phẩm VHTN trước hết và chủ yếu là những tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ là viết về thiếu nhi”[93]. VHTN là văn học phục vụ cho những bạn đọc nhỏ tuổi, do đó phải xem thiếu 12 nhi là đối tượng cảm thụ chứ không đơn giản chỉ là đối tượng miêu tả, dù rằng viết về thiếu nhi cho thiếu nhi đọc bao giờ cũng được xem là phương pháp thích hợp nhất. Sứ mệnh của VHTN được nhắc đến trong Tạp chí Văn học số 5/1993 như sau: “Nếu sự tồn tại và phát triển của dân tộc, cũng như nhân loại trong các tương lai gần và xa là đặt vào thế hệ thiếu nhi thì câu chuyện về VHTN, câu chuyện về các món ăn tinh thần cho thiếu nhi chúng ta bàn hôm nay và ở đây không thể xem là một câu chuyện “nhỏ”, “ngoài lề” mà là câu chuyện nghiêm trang của tất cả mọi “người lớn”, của các bậc cha mẹ, của các thầy cô, và cố nhiên, của tất cả những người viết cho thiếu nhi, của tất cả những ai có quan tâm và có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi”. Do “tính đặc thù của nền VHTN là ở chỗ nó chiếu cố đến đặc điểm của độc giả thiếu nhi và chiếu cố đến tính đặc thù và tâm lý nhi đồng”(Coócnhiêvích) nên VHTN ở dân tộc nào, đất nước nào cũng đến được với thiếu nhi, tồn tại trong lòng độc giả nhí bằng chính sức sống tiềm tàng theo cách riêng của nó. Mỗi “tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm. Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật ”(Võ Quảng) dù là thể loại nào. Nhà văn Mác Tuên (Mark Twain) cũng quan niệm: “Cách viết truyện cho trẻ em đúng đắn nhất phải viết sao cho tác phẩm không chỉ thú vị đối với các em bé, mà còn cực kỳ thú vị với bất cứ ai đã từng là một em bé”. Bởi “với trẻ con, tất cả những điều các em nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy đều là những điều các em mang theo suốt cả cuộc đời mình”[13;6-7]. Các tác phẩm VHTN không chỉ dẫn các em đến một chân trời kiến thức rộng mở, mà còn giúp các em hình thành nhân cách cũng như khiếu thẩm mĩ của mình. Do đó, các tác phẩm văn học này thực sự đã trở thành bầu sữa ngọt lành nuôi dưỡng và sưởi ấm tâm hồn các em và theo các em trong suốt cuộc đời. 13 1.1.2. Sơ lược quá trình phát triển của VHTN Việt Nam VHTN Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, ban đầu chỉ là một số tác phẩm lẻ tẻ chứ chưa thực sự có phong trào. Đội ngũ tác giả là những nhà văn chuyên nghiệp nhưng tác phẩm viết cho thiếu nhi chỉ là sự “thêm vào” trong toàn bộ sáng tác văn chương của họ như Tản Đà, Nam Cao, Tô Hoài, … Trong số các tác phẩm ít ỏi đó cũng có những tác phẩm trở thành bất hủ trong kho tàng VHTN, là cuốn sách vàng một thưở và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Dế mèn phiêu lưu ký. Trong khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, văn học thiếu nhi (VHTN) Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó là một nền văn học với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống đa dạng, đa chiều. Các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương, Nguyễn Quỳnh... mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn viết cho các em. Tô Hoài rất thành công với mảng đề tài truyện cổ viết lại (Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa…); Phạm Hổ với truyện cổ tích hiện đại (Chuyện hoa, chuyện quả…); Trần Hoài Dương với những truyện đầy chất thơ về cỏ cây hoa lá và kí ức tuổi thơ (Nhớ một mùa hoa thạch thảo, Cô bé mảnh khảnh, Hoa cỏ thì thầm, Miền xanh thẳm…)… Đến đầu những năm 90, đội ngũ viết cho các em được bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ như Trần Thiên Hương, Nguyễn Quang Thiều, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Hà Lâm Kì, Quách Liêu, Phan Hồn Nhiên... (về truyện) và Phùng Ngọc Hùng, Trương Hữu Lợi, Dương Thuấn, Mai Văn Hai... (về thơ). Tiếp nữa là những cây bút không chỉ trẻ về tuổi nghề mà còn rất trẻ về tuổi đời. Họ là những người vừa chia tay với tuổi thơ, đang hăm hở bước vào đời như Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hương, Nguyễn Thúy Loan... Lớp người viết trẻ này đã đem đến cho văn học thiếu nhi 14 những nét mới trẻ trung, tươi tắn, đầy nhiệt huyết. Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi, đó là chính các em. Có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm Tuổi xanh, Mực tím, báo Thiếu niên tiền phong, Hoa học trò, Văn học với tuổi thơ... Nhìn chung, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ thời kì Đổi mới đã phát triển thật hùng hậu. Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tác cho các em. Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt Nam lại phát triển phong phú và đa dạng như ở thời kì này. Sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em và khả năng khám phá con người. Với những thành tựu như vậy, VHTN xứng đáng giữ một vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc. Được tạo đà từ một thành tựu rực rỡ như vậy, văn học thiếu nhi Việt Nam bước sang thế kỉ XXI tràn đầy sức sống, vừa hội nhập với thế giới, vừa giữ gìn và phát huy những nét truyền thống của nguồn mạch văn học dân tộc. Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quỳnh, Dương Thuấn… là những nhà văn giao thời của hai thế kỉ. Nổi lên từ những năm cuối thế kỉ XX, họ vẫn giữ được phong độ và cảm hứng sáng tạo trong thế kỉ mới. Với thành công đặc biệt của Kính vạn hoa cùng với gần ba mươi tập sách khác viết cho lứa tuổi hoa học trò, Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu biểu nhất của VHTN Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Sang đầu thế kỉ XXI, anh đột ngột “chuyển hướng” sang lối kể chuyện hoang đường, kì bí. Bộ truyện dài nhiều tập Chuyện xứ Lang-bi-ang là sự thử nghiệm một lối viết mới của nhà văn được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Nguyễn Nhật Ánh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh. Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng. Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan