Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân

.PDF
109
710
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐẶNG THỊ CÚC THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN DẠ NGÂN LUẬN VĂN THẠC SI ̃ VĂN HỌC Hà Nội - 2014 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐẶNG THỊ CÚC THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN DẠ NGÂN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG Hà Nội - 2014 ii LỜI CAM ĐOAN LuậnvănvớitêngọiThếgiớinghệthuậttruyệnngắnDạNgânlàcôngtrìnhn ghiêncứucủacánhân.Nhữngnhậnxétvàkếtluậnđƣợcrútratrongđóhoàntoànđộcl ập, chƣatừngđƣợccôngbố ở bấtkỳtàiliệunàotrƣớcđây iii MỤC LỤC Mở đầu .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ................................................ 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 7 3.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 7 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 7 4. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 8 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN .......................................................................................... 9 1.1. Khái lƣợc về thế giới nghệ thuật ............................................................ 9 1.1.1. Khái niệm về thế giới nghệ thuật ......................................................... 9 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người ........................... 11 1.2. Sáng tác của Dạ Ngân ............................................................................... 14 1.2.1. Hành trình sáng tác ............................................................................ 14 1.2.2. Quan điểm sáng tác của Dạ Ngân ..................................................... 16 Chƣơng 2: CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN DẠ NGÂN ................................................................................................................... 20 2.1. Mảng đề tài ............................................................................................... 20 2.1.1. Khái niệm đề tài .................................................................................. 20 iv 2.1.1. Một số đề tài trong truyện ngắn của Dạ Ngân .................................. 20 2.2. 2.1.1.1. Đề tài gia đình............................................................................ 21 2.1.1.2. Đề tài người lính ........................................................................ 24 2.1.1.3. Đề tài người trí thức .................................................................. 25 Các vấn đề xã hội ................................................................................... 26 2.2.1. Nỗi đau chiến tranh trong mỗi gia đình giữa nhịp sống hiện đại... 26 2.2.2. Gia đình hiện đại dưới tác động của nhịp sống hiện đại................. 28 2.2.3. Sự lệch pha giữa hai tâm hồn người đàn ông và đàn bà trong gia đình hiện đại .................................................................................................. 30 2.2.4. Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình hiện đại .................... 35 2.2.5. Sự mâu thuẫn về tư tưởng, cách sống của các thành viên trong gia đình ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Dạ Ngân ................................... 41 2.3.1. Khái niệm về nhân vật ........................................................................ 41 2.3.2. Nhân vật trong văn học đương đại .................................................... 42 2.3.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Dạ Ngân ......................... 44 2.3.3.1. Kiểu nhân vật gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân và gia đình. .................................................................................................... 46 2.3.3.2. Người phụ nữ giàu tình thương yêu, đức hi sinh, thủy chung ... 50 2.3.3.3. Kiểu nhân vật người trí thức trong thời hậu chiến .................... 57 2.3.3.4. Nhân vật là người chứng kiến sự việc ........................................ 59 2.3.3.5. Nhân vật người lính ................................................................... 60 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN ........................................................... 64 v 3.1. Ngôn ngữ................................................................................................. 64 3.1.1. Ngôn ngữ mang sắc thái nữ tính ....................................................... 65 3.1.2. Ngôn ngữ đời thường, dung dị nhưng phong phú và sống động ..... 69 3.1.3. Ngôn ngữ giàu chất triết lý................................................................. 70 3.1.4. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình............................................................... 74 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 75 3.2.1. Miêu tả ngoại hình, hành động ......................................................... 76 3.2.2. Thủ pháp độc thoại nội tâm ............................................................... 79 3.2.3. Đặt nhân vật vào các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất, tính cách ............................................................................................................. 81 3.3. Không gian, thời gian ............................................................................ 83 3.3.1. Không gian ......................................................................................... 84 3.3.1.1. Không gian trong chiến tranh .................................................... 86 3.3.1.2. Không gian sinh hoạt thường ngày ............................................ 88 3.3.1.3. Thiên nhiên ................................................................................. 89 3.3.2. Thời gian ............................................................................................. 92 3.3.2.1. Thời gian hồi tưởng.................................................................... 93 3.3.2.2. Nhịp thời gian ............................................................................ 96 KếT LUậN ............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 101 vi Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1986 đến nay, xã hội ta đã có những chuyển biến sâu sắc trên mọi phƣơng diện: sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đƣợc đẩy nhanh tốc độ phát triển; việc giao lƣu, hội nhập đa phƣơng với thế giới cũng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm trong xu thế mở cửa. Đổi mới vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với mỗi nhà văn. Trong bối cảnh xã hội đƣợc dân chủ hóa, đời sống văn học dần mang một sắc diện mới trong quan niệm và cách đánh giá. Sự đa dạng về nhu cầu và thị hiếu của ngƣời đọc đƣợc tôn trọng. Lịch sử xã hội luôn tác động và chi phối đến văn học. Văn học Việt Nam sau năm 1975 cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với một tiền đề xã hội – thẩm mỹ nhƣ thế, sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975 là tất yếu. Từ nửa sau thập kỷ 1980, nhờ công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, văn học thực sự có bƣớc chuyển đổi lớn. Từ sau năm 1986, văn học bƣớc vào công cuộc “cởi trói” cho mình. Sự cởi mở nhiều chiều đã mang đến những chuyển biến lớn lao về tƣ duy văn học. Văn học thời kỳ này phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới và những cách nhìn hoàn toàn mới. Đề tài đƣợc mở rộng theo hƣớng tiếp cận với hiện thực đời sống. Quan điểm sáng tác của nhà văn cũng mang những sắc thái thẩm mỹ mới, cảm hứng sử thi đƣợc thay thế bởi cảm hứng đời tƣ – thế sự, xu hƣớng ngợi ca đƣợc thay thế bằng xu hƣớng phê phán hiện thực. Cách nhìn cuộc sống ở góc độ lạc quan, tốt đẹp đƣợc thay bằng cách nhìn trực diện những vấn đề của đời sống xã hội. Chính vì vậy, văn học thời kỳ này đa dạng hơn 1 về giọng điệu, phong phú hơn về thể loại và cũng gây nhiều tranh cãi hơn. Bƣớc chuyển mình của văn học đƣợc thể hiện ở cả ba thể loại: thơ, kịch và văn xuôi. Ở văn xuôi, thể loại truyện ngắn tạo đƣợc dấu ấn rõ rệt nhất. Với lợi thế nhỏ gọn và cơ động, truyện ngắn bắt nhịp một cách nhạy bén và linh hoạt với những biến chuyển của đời sống. Truyện ngắn đi sâu vào phản ánh cái hàng ngày, cái thƣờng nhật của cuộc sống. Hình thức truyện ngắn cũng đa dạng hơn với truyền kì hiện đại, giả cổ tích, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn, truyện ngắn triết luận. Về ngôn ngữ và phƣơng thức trần thuật cũng có nhiều thủ pháp mới nhƣ: tăng cƣờng đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức, đồng hiện. Tất cả những điều đó đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện ngắn. Văn học Việt Nam sau năm 1975 thực sự có nhiều khởi sắc. Những đóng góp cả về phƣơng diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn học giai đoạn này đã khẳng định những bƣớc chuyển mạnh mẽ của văn học nƣớc nhà. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút nữ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn xuôi giai đoạn này nhƣ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Dạ Ngân…đặc biệt là với thể loại truyện ngắn. Họ là những cây bút giàu nội lực sáng tạo. Những tìm tòi, đổi mới về tƣ tƣởng, chủ đề, về hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn là những đóng góp quan trọng tạo nên diện mạo chung cho những bƣớc phát triển của thể loại truyện ngắn. Dạ Ngân là một trong những nhà văn nữ đã ít nhiều thể hiện đƣợc phong cách nghệ thuật của mình trên văn đàn. Nhà văn Dạ Ngân không còn xa lạ gì với bạn đọc cả nƣớc. Chị nổi danh với truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn và có một bƣớc rẽ khá quyết liệt trong đời: ra Hà Nội làm vợ nhà 2 văn Nguyễn Quang Thân và theo học Trƣờng viết văn Nguyễn Du. Những thành công bƣớc đầu của nhà văn chủ yếu là ở thể loại truyện ngắn. Dạ Ngân là một trong số ít những nhà văn nữ đƣợc sống và cảm nhận giá trị của cuộc sống trong chiến tranh và những năm đầu sau chiến tranh. Vì vậy, qua những sáng tác của chị, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc những giá trị tinh thần mà nhà văn gửi gắm ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ của nền văn học. Với lối văn phong chững chạc, thẳng thắn nhƣng không kém phần nữ tính, Dạ Ngân thƣờng khai thác những đề tài dung dị, đời thƣờng nhƣng cũng không kém phần sâu sắc. Văn phong của chị cũng tiêu biểu cho những cây bút nữ giai đoạn văn học này. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân sẽ góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Văn học Việt Nam sau năm 1975 đƣợc gọi là “văn học của thời kỳ đổi mới”. Để tạo nên những đổi mới của thời kỳ văn học này không thể không nhắc đến những đóng của các nhà văn nữ. Họ là lớp nhà văn trẻ, tài năng, giàu nhiệt huyết. Văn phong của họ bên cạnh sự kế thừa tinh hoa của nền văn học truyền thống còn có sự sáng tạo, đột phá cả về phƣơng diện nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, sáng tác của những cây bút nữ giai đoạn văn học đổi mới vẫn còn là những tác phẩm khá mới mẻ với bạn đọc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về một tác giả, tác phẩm cụ thể vẫn chƣa có hệ thống, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời đọc. Dạ Ngân là một nhà văn khá thành công ở mảng truyện ngắn và đã có những dấu ấn trên văn đàn. Giải nhất Hội nhà văn Hà Nội, Giải thƣởng Hội 3 nhà văn Việt Nam, Giải nhì Tạp chí Văn nghệ Quân đội, giải nhì truyện ngắn báo Tuổi trẻ… đã phần nào ghi nhận những đóng góp cho sự nghiệp văn học của Dạ Ngân. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sáng tác của Dạ Ngân vẫn chƣa nhiều, còn tản mạn nhƣ các bài viết trên báo mạng, tạp chí hay đƣợc nghiên cứu lồng ghép với các sáng tác của những nhà văn khác. Trong khóa luận tốt nghiệp Gia đình hiện đại trong sáng tác của một số cây bút nữ Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư của Hoàng Lan Phƣơng (khoa Văn học, Đại học KHXH&NV HN) vấn đề những góc khuất trong gia đình hiện đại trong truyện ngắn Dạ Ngân đã đƣợc ngƣời viết nghiên cứu cùng với các sáng tác của các nhà văn khác nhƣ: Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo. Trong đó, những thiệt thòi và sự hy sinh của ngƣời phụ nữ trong gia đình đƣợc ngƣời viết nhấn mạnh nhiều hơn cả. Tác giả Nguyễn Hoàng Sơn với bài viết Duyên văn (Dạ Ngân, Nguyễn Quang – hai mươi năm tình yêu và tác phẩm) đã có những nhận xét rất sâu sắc về truyện ngắn đầu tay Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân: “Tôi đọc truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân từ hồi nó mới xuất hiện trên báo Văn nghệ. Đọc mà ngạc nhiên vì một cây bút ở tít tắp một vùng quê Nam Bộ nào đó mà có đƣợc một truyện ngắn chững chạc nhƣ vậy, chững chạ từ cốt truyện đến giọng điệu, câu chữ. Truyện ngắn này báo hiệu một cây bút giàu nữ tính, có khả năng đi vào những tình huống phức tạp trong đời sống tinh thần của nhân vật”. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Bức tranh lịch sử của người mở cõi phương Nam đã nhận xét về tác phẩm Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân: “Đọc Miệt vườn xa lắm mỗi đoạn, mỗi chữ dƣờng nhƣ tôi lẫn lộn những 4 làng mạc và vƣờn tƣợc ven sông trong trang sách và trong kỷ niệm của tôi, những câu hò không phân biệt đƣợc xƣa kia hay chỉ mới đây. Miệt vườn xa lắm là bức tranh lịch sử trƣờng kỳ của ngƣời đi vào phƣơng Nam mở cõi”.1 Về tiểu thuyết Gia đình bé mọn tác giả Lê Tú Anh với bài viết “Gia đình bé mọn” dưới góc nhìn thể loại đã chỉ ra: “Gia đình bé mọn là một cuốn tiểu thuyết trong đó nhà văn rõ ràng đã sử dụng chất liệu đời mình một cách có chủ ý chứ không hoàn toàn hƣ tâm”2. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề thể loại của tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân cũng có khá nhiều các bài viết của các tác giả: Bốn lời bình cho Gia đình bé mọn (Hoài Nam, in trong Gia đình bé mọn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2006), Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn (Lê Tú Anh, in trên Văn nghệ số 15/2006), Gia đình bé mọn và sự khác nhau giữa tự truyện và tiểu thuyết (Phan Quý Bích, in trên Văn nghệ trẻ, số 47/2006), Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh, in trong tạp chí Khoa học, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, số 7/2009)... Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài viết Tiểu thuyết Dạ Ngân - nhìn từ tâm thức hậu thực dân đăng trên trang điện tử Tạp chí khoa học – Đại học Huế (jos.hueuni.edu.vn) đã nhận định: “Tiểu thuyết Dạ Ngân không phải là sự tái hiện quá trình xã hội hậu thực dân mà tồn tại nhƣ một sự diễn giải, minh định thực tại ấy. Chất liệu đời sống và chiều sâu nhân bản từ cuộc đời thực khiến tiểu thuyết của Dạ Ngân tồn tại nhƣ một chứng từ lịch sử, khắc họa một thời kì hậu chiến khó khăn của đất nƣớc. Đồng thời, ở một phƣơng diện khác, không xuất phát từ những sự kiện chính trị lớn mà từ logic của 1 Tô Hoài, Bức tranh lịch sử của người mở cõi phương Nam, http://phongdiep.net/ 2 http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ 5 những điều thƣờng nhật, từ điểm nhìn của các cá nhân, Dạ Ngân đã diễn giải một thời kỳ của lịch sử từ một góc nhìn khác, một cách chép sử bằng hình tƣợng, theo quan điểm cá nhân, lịch sử là cái cớ, là chứng nhân để khơi dậy những vấn đề đời tƣ cá nhân.” Tác giả Tuy Hòa trong bài viết Nhà văn Dạ Ngân giữa Nước nguồn xuôi mãi đăng trên báo điện tử Sài Gòn giải phóng (tp//sggp.org.vn) đã lý giải: “Truyện ngắn Dạ Ngân không phải đọc để nắm bắt cuộc sống mà đọc để nghĩ ngợi cuộc sống. Không còn một Dạ Ngân náo nức xông thẳng vào những xung đột nhân tình, mà là một Dạ Ngân xao xác thƣơng lƣợng với những quan hệ xã hội. Nước nguồn xuôi mãi nôn nao nhìn vào những góc khuất chứa đựng nhiều bất an nhƣng lúc nào cũng phải cố nƣơng nhẹ đi, để khỏi tổn thƣơng, để đỡ giày vò, để bớt ray rứt”. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng nhà văn Dạ Ngân đã có chuyển biến đáng kể về bút pháp từ giọng điệu, chữ nghĩa cho đến nhấn nhá tình tiết của mỗi truyện ngắn. Đọc 100 tản mạn hồn quê của Dạ Ngân, tác giả Bùi Ngọc Tân đã phát hiện ra “Một Dạ Ngân nhà văn tinh tế biết bao khi cảm thụ cuộc đời. Chị nhìn cây gạo nhƣ nhìn một ngƣời phụ nữ”.3 Bên cạnh đó tác giả cũng khẳng định: 100 tản mạn hồn quê tuy chỉ là những bài báo cho một chuyên mục hàng tuần nhƣng là những bài báo giàu chất thơ, những bài báo về một hồn quê đƣợc viết ra với một ngòi bút có trách nhiệm, giàu cảm xúc. Nhìn chung, những bài viết, công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những nét tiêu biểu về con ngƣời và văn chƣơng của Dạ Ngân. Tuy nhiên, với tám tập truyện ngắn, bốn tiểu thuyết và hai kịch bản phim, sáng tác của 3 Hồn quê của Dạ Ngân - http://buingoctan.wordpress.com/ 6 Dạ Ngân cần có thêm những công trình nghiên cứu cụ thể để ngƣời đọc có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu và yêu mến cây bút này hơn. 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân: bức tranh cuộc sống thế giới nhân vật, các phƣơng diện nghệ thuật cụ thể… góp phần khẳng định những đóng góp về những cách tân nghệ thuật của Dạ Ngân đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 3.2. Mục đích nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát chính là thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân: các vấn đề xã hội, thế giới nhân vật, các phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát 5 tập truyện ngắn của Dạ Ngân: 1. Quãng đời ấm áp, Nxb Phụ nữ, 1986 2. Con chó và vụ li hôn, Nxb Hội nhà văn, 1990 3. Cõi nhà, Nxb Thanh niên, 1993 4. Nhìn từ phía khác, Nxb Hà Nội, 2002 5. Nước nguồn xuôi mãi, Nxb Phụ nữ, 2008 3.4. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này vừa đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân, vừa hệ thống, tổng hợp các kết quả để minh chứng cho các luận điểm của luận văn. 7 Phƣơng pháp so sánh: So sánh truyện ngắn của Dạ Ngân với các nhà văn khác để thấy đƣợc điểm khác biệt và đặc trƣng trong sáng tác của Dạ Ngân. Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp này giúp phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và các phƣơng thức nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái lƣợc về thế giới nghệ thuật và sáng tác của Dạ Ngân Chƣơng 2: Cuộc sống và con ngƣời trong truyện ngắn Dạ Ngân Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện 8 Chƣơng 1 KHÁI LƢợC Về THế GIớI NGHệ THUậT VÀ SÁNG TÁC CủA Dạ NGÂN 1.1. Khái lƣợc về thế giới nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm về thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ của chủ thể sáng tạo. Với ý nghĩa này, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật thật bao quát, thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tƣợng và tác giả văn học. Đáp ứng yêu cầu đó, ở Liên Xô cũ vào những năm 70 đã có một số công trình nghiên cứu về khái niệm này nhƣ các công trình: Thế giới nghệ thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp... Ở Việt Nam khái niệm đƣợc nhắc đến vào những năm 80 nhƣng cách hiểu của các tác giả chƣa hoàn toàn cụ thể về nội dung của nó. Năm 1985 trong luận án Tiến sĩ khoa học Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật nhƣ sau: “Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mĩ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tƣợng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới 9 nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực, tƣ tƣởng, tình cảm cửa nhà văn. Thế giới nghệ thuật không chỉ tƣơng đƣơng đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó. Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lƣu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhƣng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tƣợng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai đƣợc ngƣời nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con ngƣời …là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lƣu văn học. mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử để có thế giới nghệ thuật riêng của mình”. Đây là một khái niệm rộng, đƣợc triển khai với nhiều cấp độ. Tuy còn dừng ở mức khái quát song quan niệm sẽ là những gợi ý hết sức quý báu, phù hợp với nhiều luận điểm mà chúng tôi sẽ triển khai trong luận văn. Năm 1992, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lƣu). Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc tạo ra theo các nguyên tắc riêng của nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng, có quy luật tâm lí thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thế giới. Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một cách cắt nghĩa về thế giới. [14; 201, 202]. Ngoài những cách hiểu tiêu biểu trên còn một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến khái niệm này nhƣ : Nguyễn Đăng Mạnh với Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (1996), Trần Đình Sử với Những thế giới nghệ thuật thơ (1997). Khái niệm thế giới nghệ thuật là 10 phƣơng diện của thi pháp học. Theo Trần Đình Sử: “Thi pháp học là bộ môn cổ xƣa nhất đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất [16;55]. Qua đó, chúng ta thấy rằng rằng: Nội hàm của thế giới nghệ thuật đã đƣợc nghiên cứu từ rất xa xƣa dù chƣa đƣợc hình thành khái niệm cụ thể nhƣ ngày nay. Các quan niệm đƣa ra ở trên có giá trị rất lớn về mặt lí luận để ta vận dụng vào thực tiễn tìm ra giá trị đích thực của văn học. Việc khẳng định thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể ngoài việc chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố còn giúp ngƣời nghiên cứu tránh đƣợc những suy diễn chủ quan, lệch lạc trong việc khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật. Vì vậy, dù nghiên cứu văn học ở cấp độ nào đều phải làm rõ thuật ngữ này. 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người Thế giới nghệ thuật của một nhà văn là thế giới riêng, không trộn lẫn mà nhà văn đó đã tạo dựng nên, chứa đựng những quan niệm nhân sinh, xã hội của ngƣời sáng tạo. Có thể nói, một trong những yếu tố cơ bản cấu tạo nên thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con ngƣời của nhà văn. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [11; 229]. Cuộc sống và con ngƣời là đối tƣợng hƣớng tới của văn chƣơng, nhà văn phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời. Những điều đó tạo thành mô hình nghệ thuật về thế giới và con ngƣời bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tƣợng những con ngƣời, số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải 11 quyết xung đột, xây dựng kết cấu cho tác phẩm. Cuộc sống và con ngƣời trong văn học không phải là cuộc sống và con ngƣời có trong thực tế mà là cách quan niệm về cuộc sống và con ngƣời ấy một cách thẩm mỹ và nghệ thuật của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật thể hiện “giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con ngƣời của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [11; 229]. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con ngƣời thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải cuộc sống, con ngƣời bằng các phƣơng tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật. Con ngƣời là trung tâm của cuộc sống đồng thời cũng là đối tƣợng chủ yếu của văn học. Do đó, cốt lõi trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là hình thức đặc thù thể hiện con ngƣời trong văn học. Trần Đình Sử trong Thi pháp học đã cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con ngƣời đã đƣợc hóa thân thành các nguyên tắc, phƣơng tiện, biện pháp hình thức thể hiện con ngƣời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tƣợng nhân vật trong đó [29; 55]. Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con ngƣời trong văn học và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời hƣớng ngƣời ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con ngƣời giống hay không giống với đối tƣợng. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời chính là sự khám phá về con ngƣời. Nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con ngƣời và các hình thức phức tạp tƣơng ứng trong quan hệ 12 con ngƣời đối với thế giới, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời không phải là bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải nào về con ngƣời, mà là “cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con ngƣời” [29; 59]. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời luôn hƣớng vào con ngƣời trong mọi chiều sâu của nó. Vì vậy, đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là ngƣời suy nghĩ về con ngƣời, cho con ngƣời, nêu ra những tƣ tƣởng mới để hiểu về con ngƣời, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. Mỗi nhà văn có quan điểm, tƣ tƣởng, cách cảm thụ, cách phản ánh khác nhau…nên thế giới qua “sự thanh lọc” của lăng kính thẩm mỹ của mỗi ngƣời cũng rất khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng, đa sắc trong văn chƣơng nghệ thuật. Thế giới trong tác phẩm còn là sự phản chiếu thế giới tâm hồn của nhà văn. Tuy nhiên không phải ngƣời sáng tác nào cũng đủ tài năng để tạo dựng cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, không trộn lẫn. Dạ Ngân là một trong số những nhà văn làm đƣợc điều đó. Dạ Ngân đã tìm cho mình những góc độ riêng khi phản ánh, cắt nghĩa, lý giải về cuộc sống và con ngƣời, để khám phá ra những giá trị, chiều sâu trong bức tranh cuộc sống và con ngƣời. 13 1.2. Sáng tác của Dạ Ngân 1.2.1. Hành trình sáng tác Nhà văn Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga sinh ngày 06/02/1952 ở Cao Lãnh, Đồng Tháp. Dạ Ngân là bút danh sáng tác cùng với những bút danh khác nhƣ Lê Long Mỹ, Dạ Hƣơng. Tuổi thơ của Dạ Ngân đƣợc bao bọc bởi nghề vƣờn, cây vƣờn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc ngƣời cô của Dạ Ngân – ngƣời đàn bà góa đã ở vậy đến già để chăm lo cho bầy cháu. Tâm hồn và tính cách của ngƣời cha và ngƣời cô đã quyết định tƣ chất của Dạ Ngân sau này. Gia đình Dạ Ngân có truyền thống yêu nƣớc, cha hi sinh trong kháng chiến còn tất cả các chị em gái của Dạ Ngân đều vào Cứ tham gia đánh giặc. Dạ Ngân yêu thích văn chƣơng từ khi còn ở Cứ. Mỗi đêm chị đều lén đọc Sông Đông êm đềm – cuốn sách thời đó bị coi là “có vấn đề về chính trị và đạo đức. Năm 1978, vì nhiều nguyên nhân do nội tâm chị thấy mình cần phải viết. Truyện ấy đƣợc tạp chí Văn nghệ tỉnh in vào số Tết, đó chính là kiệt tác đầu tay của Dạ Ngân. Từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hóa thông tin tỉnh Hậu Giang, Dạ Ngân đƣợc chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau truyện ngắn ấy. Đầu năm 1982, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân khi mới xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ của Hội nhà văn đã gây đƣợc sự chú ý của ngƣời đọc bởi phong cách viết chững chạc, giàu nữ tính, có khả năng đi sâu vào những diễn biến phức tạp trong nội tâm nhân vật. Tháng tƣ năm đó, Dạ Ngân đƣợc mời đi dự Trại sáng tác của Hội ở Vũng Tàu. Tại đây, cuộc đời rồng rắn đã đƣa chị bƣớc xuống một con đò khác. Dạ Ngân tâm sự: “Đời tƣ của tôi đóng vai trò rất lớn trong công việc của một nhà văn, ngƣợc lại văn chƣơng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan