Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường

.PDF
18
99
124

Mô tả:

Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng Đặng Thị Tuyết Trinh Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Chỉ ra những nét độc đáo của bức tranh cuộc sống và con ngƣời trong thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng và những đặc sắc của nghệ thuật biểu hiện. Nghiên cứu đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng gồm: các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng từ năm 1972 đến năm 2002, gồm 13 tập bút ký, truyện ký và nhàn đàm của ông, chủ yếu là các tác phẩm đƣợc chọn lọc trong tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Trình bày đặc sắc về phƣơng thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng: ngôn từ nghệ thuật, giọng điệu trần thuật, nghệ thuật kết cấu. Keywords. Văn học; Lý luận văn học; Ký; Nghiên cứu văn học; Thơ Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và kết quả hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Khám phá thế giới nghệ thuật của một nhà văn cho phép chúng ta có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về quá trình sáng tạo, quy luật sáng tạo, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh của tác giả, những đặc sắc về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật trong sáng tác của ngƣời nghệ sỹ. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là một một tác giả lớn về ký của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã tạo nên dấu ấn riêng với phong cách sáng tạo độc đáo, vừa trữ tình, lãng mạn, vừa thâm trầm, triết lí, tài hoa... Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về văn chƣơng của ông một cách hệ thống. Xuất phát từ những lí do trên và lòng say mê, yêu thích văn chƣơng Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, với mong muốn góp phần khẳng định giá trị ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, giúp ngƣời đọc cùng cảm nhận và hiểu sâu hơn về những đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của một cây bút xuất sắc của làng ký Việt Nam, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. 2. Lịch sử vấn đề Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đƣợc xem nhƣ một hiện tƣợng của văn học miền Trung và văn học cả nƣớc sau 1975. Vì thế, những bài viết về con ngƣời và tác phẩm của ông tƣơng đối nhiều. Tính đến nay có đến hàng trăm bài viết trên các báo, tạp chí, trang web. Trong đó, các nhà nghiên cứu đề cập nhiều đến “chất lửa” (đối với các tác phẩm viết về chiến tranh); tính văn hóa và chất Huế; thiên nhiên... trong sáng tác của ông. Nhiều nhà nghiên cứu lại tập trung tìm hiểu về con ngƣời, cá tính sáng tạo và tìm kiếm những đặc điểm chung của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Phần lớn các nghiên cứu trên chỉ dừng ở mức độ là các bài viết với những nhận xét chung, khái quát. Gần đây, cũng xuất hiện một số công trình khoa học công phu hơn về ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng nhƣng chủ yếu đi sâu vào một vài khía cạnh để nghiên cứu. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu mà luận văn xác định là: chỉ ra những nét độc đáo của bức tranh cuộc sống và con ngƣời trong thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng và những đặc sắc của nghệ thuật biểu hiện. Đối tƣợng nghiên cứu là đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng từ năm 1972 đến năm 2002, bao gồm 13 tập bút ký, truyện ký và nhàn đàm của ông, chủ yếu là các tác phẩm đƣợc chọn lọc trong tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng (gồm 3 tập) và các tập xuất bản sau năm 2002 (Huế di tích và con người; Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé; Miền cỏ thơm). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau: thống kê - phân loại; so sánh - đối chiếu; phân tích - tổng hợp; phƣơng pháp liên ngành. Kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu chính trên, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp tiểu sử, cấu trúc, để thấy đƣợc giá trị nội dung, nghệ thuật độc đáo trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái lƣợc về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng Chuơng 2: Nét độc đáo của cuộc sống và con ngƣời trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng Chƣơng 3: Đặc sắc về phƣơng thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG 1.1. Khái lƣợc về thế giới nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, đƣợc triển khai với nhiều cấp độ, tác phẩm, tác giả, giai đoạn, thời kỳ văn học, nền văn học dân tộc, trào lƣu... Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất trong đó mọi yếu tố có quan hệ ràng buộc, quy định và tác động lẫn nhau. Mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới. Thế giới nghệ thuật của một nhà văn là một thế giới riêng, mang đậm dấu ấn chủ quan của ngƣời sáng tạo. Xét đến cùng, thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là thế giới hình tƣợng hiện ra nhƣ một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, đƣợc xây cất bằng vật liệu ngôn từ. 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó. Quan niệm nghệ thuật thể hiện “giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [18, tr.229]. Quan niệm nghệ thuật chính là "hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [18, tr.230]. Cốt lõi trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn chính là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con ngƣời trong văn học và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời hƣớng ngƣời ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con ngƣời giống hay không giống so với đối tƣợng. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời chính là sự khám phá về con ngƣời. Nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con ngƣời và các hình thức phức tạp tƣơng ứng trong quan hệ con ngƣời đối với thế giới, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời không phải bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải nào về con ngƣời, mà là “cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” 1.2. Hành trình sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng 1.1.1. Vài nét về cuộc đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng sinh ngày 9/9/1937 tại Huế. Cuộc đời ông là một hành trình không biết mệt mỏi của một con ngƣời ý thức mạnh mẽ về bản ngã và nhân sinh, luôn luôn đấu tranh để khẳng định và vƣơn lên trƣớc thực tại. Trong thời gian tham gia kháng chiến, ông sáng tác không nhiều và hầu nhƣ ít đƣợc biết đến nhƣng chính những năm tháng đó đã giúp ông có một vốn sống phong phú, dồi dào và đã trở thành một mảng đề tài với những trang viết chất lƣợng trong tác phẩm của ông. Sau 1975, ông trở về với cuộc sống đời thƣờng bình dị ở Huế, hăng say sáng tác và tham gia vào công tác quản lý tại các Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1998, ông bị quật ngã bởi một cơn bạo bệnh. Từ một “người ham chơi”, thích xê dịch, đi khắp mọi miền của Tổ quốc, ông gắn với chiếc xe lăn. Nhƣng vƣợt lên tất cả, ông vẫn tiếp tục sống để viết và vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm hay. 1.1.2. Về hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường Năm 1971, với sự ra đời của bút ký Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, ông mới đƣợc biết đến nhƣ một cây bút trẻ đầy tiềm năng của văn học Việt Nam lúc bấy giờ . Đây cũng là tác phẩm đƣợc xem đã đánh dấu bƣớc khởi đầu cho văn nghiệp của ông . Từ đây, ông sáng tác nhiều và sung sức. Ông đi nhiề u , số ng, trải nghiệm và viết. Ngay cả khi phải ngồi trên xe lăn , ông vẫn thƣ̣c hiê ̣n “du li ̣ch nội tâm” để viết. Trong suốt chặng đƣờng viết văn của mình cho đến nay, ông đã xuất bản hàng chục tập bút ký, thơ, nhàn đàm. Ông đã vinh dự đƣợc nhận nhiều giải thƣởng văn học cho những cống hiến của mình . Bản lĩnh của một nhà viết ký lớn đã giúp ông thoát ra khỏi cái bóng nổi tiếng của nhƣ̃ng ngƣời đi trƣớc để ta ̣o lâ ̣p cho riêng mình một thế giới nghệ thuật riêng với cá tính sáng tạo và phong cá ch không trô ̣n lẫn trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam sau 1975. 1.2.3. Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng từ thực tiễn sống và sáng tác đã đúc rút cho mình hệ thống quan điểm chắc chắn về nhiệm vụ, chức năng của ký. Quan điểm của ông thƣờng đƣợc bộc bạch nhƣ những lời tâm sự đầy tâm huyết. Ngay từ đầu, ông đã khẳng định nguyên tắ c sáng ta ̣o quan tro ̣ng của ký là tôn tro ̣ng tính xác thƣ̣c . Với ông, chỉ có ký mới giúp ông thể hiện đuợc những trải nghiệm của mình một cách chân xác và sinh động. Chính vì thế, ông đề cao chức năng thông báo của ký. Thông tin không chỉ “có lý” mà phải đƣợc “thực chứng” [94, tr.170]. Điều quan trọng không chỉ là lƣợng thông tin mà thông tin ấy phải đánh thức đƣợc “những điều sâu xa” trong lòng độc giả hay chính là “hiệu quả tâm lý” đối với ngƣời tiếp nhận. Ông cũng khẳng định tính hƣ cấu trong ký, cho rằng đó là “một phẩm chấ t mỹ học , nhờ đó bút ký giữ vững tư cách văn học của mình” [94, tr.172]. Hƣ cấ u là “sự lựa chọn trong lúc quan sát , sự loại bỏ những yế u tố ngẫu nhiên và những chấ t thô , sự tổ chức các tài liê ̣u theo một cấ u trúc nào đó” [94, tr.174]. Hƣ cấ u nằ m trong chính cảm xúc , tƣởng tƣơ ̣ng, liên tƣởng, hồ i ƣ́c, suy nghiê ̣m… của ngƣời viế t ký . Tƣ̀ đó, ông đă ̣t ra cho nhà văn viế t ký nhƣ̃ng yêu cầ u , nhiê ̣m vụ phải đạt đƣợc . Mô ̣t số thể loa ̣i ký đƣơ ̣c ông thƣờng xuyên sƣ̉ du ̣ng , bao gồ m: bút ký, tùy bút, truyê ̣n ký và nhàn đàm . CHƢƠNG 2 NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG KÝ HOÀ NG PHỦ NGỌC TƢỜNG 2.1. Bức tranh đời sống phong phú, đa dạng 2.1.1. Bức tranh chân thực về đời sống xã hội 2.1.1.1. Chiến tranh và những vấn đề hậu chiến Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng viết nhiều về hiện thực chiến tranh cách mạng. Ông chố ng la ̣i chủ nghĩa lãng mạn trong văn học chiến tranh , với ông viế t về chiế n tranh phải chân thƣ̣c . Ông viết về chiến tranh từ nhiều góc nhìn khác nhau để đem lại cho ngƣời đọc cái nhìn khách quan và toàn diện về chiến tranh. Một mặt, ngòi bút của nhà văn cho ngƣời đọc thấy hình ảnh một cuộc kháng chiến đầy vinh quang và anh hùng. Mặt khác, điều khiến ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng thực sự là những trang ký bám sát hiện thực cuộc sống là nhà văn đã phơi bày chiến tranh ở cả những mặt trái của nó, đó là gian khổ, đau thƣơng, mất mát. Ông đã bằng những con chữ rực lửa để phơi bày hiện thực tàn bạo của chiến tranh và tội ác không thể dung thứ của kẻ thù. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng nhìn nhận chiến tranh không đơn giản, một chiều theo kiểu “ca ngợi ta, phê phán địch”. Ngay cả với những ngƣời lính bên kia chiến tuyến, những kẻ gây ra tội ác với nhân dân, ông cũng nhìn thấy ở họ những mặt tốt đẹp, đời thƣờng. Nhiều ngƣời trong số họ cầm súng không phải vì họ muốn mà bị bắt buộc, họ cũng mang trong mình những ƣớc mơ, khát vọng và yêu thƣơng về cuộc đời bởi “họ đều là những người Việt ra đi từ những ngôi làng Việt” [90, tr.143]. Ông không viết nhiều về ngƣời lính bên kia chiến tuyến nhƣng những gì ông thể hiện cũng đủ cho thấy cái nhìn rất nhân bản của nhà văn. Nhà văn không tô hồng chiến tranh, ông cũng nhìn nhận rất chân thực về những vấn đề hậu chiến với “nỗi buồn chiến tranh”, đó là sự lãng quên quá khứ và sự cô đơn, lẻ loi của những phận ngƣời hiển hiện nhƣ một dấu hỏi khắc khoải xoáy vào lƣơng tâm nhƣ hình ảnh mẹ Thỏa trong “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại”, mẹ Cửu Trấu trong “Tại sao tổ quốc lại là mẹ”... Cuộc sống hậu chiến phần lớn đƣợc nhà văn khai thác ở khía cạnh lao động, khôi phục, xây dựng lại quê hƣơng, đất nƣớc. Ông đã đƣa đến cho ngƣời đọc những gam màu tƣơi sáng, lạc quan cùng với không khí lao động sôi nổi, rạo rực say mê và sức vƣơn lên mạnh mẽ của những con ngƣời luôn chủ động, sáng tạo trên hƣớng mới của cuộc sống qua những tác phẩm nhƣ: Chế ngự cát, Đứa con phù sa, Rất nhiều ánh lửa, Rừng hồi… 1.1.1.2. Những vấn đề thế sự nóng bỏng Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng viết nhiều về những gì xảy ra xung quanh ông, những sự việc, sự kiện của cuộc sống đời thƣờng. Đặc biệt, ông sử dụng thể loại nhƣ nhàn đàm nhƣ một công cụ đắc lực để thổ lộ những trăn trở của bản thân trƣớc những vấn đề mang tính “thời sự”. Ông không ngần ngại khi phản ánh bất cứ vấn đề nào của hiện thực đời sống và luôn đi đến tận cùng của vấn đề, đặc biệt đƣa ra cả những đề xuất phƣơng án giải quyết, do đó, những trang ký của ông luôn đƣa lại cho ngƣời đọc một cảm giác “thỏa mãn” vì vấn đề đƣợc khám phá, kiến giải sâu sắc. Mỗi bài viết về thế sự của ông là một câu chuyện nhức nhối, nhƣ một lời phê bình nghiêm khắc, thẳng thắn nhƣng đầy tính xây dựng. 2.1.2. Chiều sâu văn hóa và khám phá về lịch sử 2.1.2.1. Chiều sâu văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã bằng “tâm thức văn hóa” để nhìn nhận về cuộc sống, con ngƣời và văn hóa tạo nên chiều sâu, nét độc đáo riêng có trong ký của ông. Ông không phải là nhà văn hóa với những lí thuyết suông, ở ông có sự nhạy cảm văn hóa của một nghệ sỹ với trái tim đỏ thắm, sống hết mình với cuộc đời, với Tổ quốc và nhân dân. Nắm trong tay viên gạch cổ của thành Châu Hóa ông có thể nghe đƣợc “tiếng vọng âm u” của nghìn năm dội về. Nhìn màu đỏ lạ lùng của bông hoa ngũ sắc, ông liên tƣởng đến trí nhớ của đất nhƣ nhắc nhở về những năm tháng lịch sử hào hùng. Rất tinh tế khi ông nhận ra chiếc nón không lợp lá cứng nhắc nhƣ gỗ và đôi guốc gỗ bự chát nhƣ những cái đòn dƣới chân không hề phù hợp với tà áo dài duyên dáng hay phát hiện ra xứ Thậm Thình trong truyền thuyết Vua Hùng xƣa chính là xứ Thuận Thành, Bắc Ninh bây giờ… Ông gắn văn hóa với vai trò của nhân dân và khẳng định văn hóa do nhân dân sáng tạo và lƣu giữ. Với ông, văn hóa hiện diện trong mỗi con ngƣời, trên mỗi miền của tổ quốc; mỗi dòng sông, ngọn núi, con đƣờng, mỗi ngôi làng, mỗi di tích… đều ẩn chứa những giá trị văn hóa. Ông đã làm những cuộc “hành trình văn hóa” để dẫn dắt ngƣời đọc về với cội nguồn. Đó là cuộc hành trình về với những ngôi làng văn hóa nhƣ làng Hiền Lƣơng, Đình Bảng…, về với những vùng đất nhƣ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Đặc biệt, ông dành nhiều tâm huyết và bút lực để viết về mảnh đất cố đô Huế. Văn hóa Huế từ văn hóa ăn, mặc, chơi; từ kiến trúc, hội họa, âm nhạc, văn học.. đều xuất hiện trên những trang viết của ông. Ông nhận ra chất Huế hiện hữu trên mỗi di tích, trong không gian của mỗi mảnh vƣờn, ở thiên nhiên, sông nƣớc và trong mỗi con ngƣời. Ông thấu hiểu sâu sắc bản chất của tính cách Huế, hiểu rõ nguồn cội của những nét đặc biệt trong văn hóa Huế. Chất dân gian kết hợp với cái lặng lẽ, trầm tĩnh, nhẹ nhàng, “thơ hơn là thực”, “thiền hơn là Nho” và “xu hướng tâm linh” [95, tr.13] trong tính cách Huế đã phổ vào trong văn hóa Huế từ âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật đến cả văn hóa ăn uống. Khám phá văn hóa Huế, nhà văn “nhìn ngƣợc” trở lại tính cách con ngƣời Huế, để nhận ra một điều thật đẹp, thật đáng quý ở họ, đó là: “Người Huế thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có” [94, tr.30]. 2.1.2.2. Khám phá về lịch sử Bên cạnh những trang viết về văn hóa, ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng còn đƣa đến cho ngƣời đọc những trang viết khám phá về lịch sử, trong đó chứa đựng những cách nhìn nhận khách quan, tiến bộ và nhân đạo của nhà văn. Là ngƣời hay suy nghiệm về lịch sử, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cho rằng lịch sử sẽ luôn là những mạch vỉa than đá mang sức mạnh trƣờng tồn mạnh mẽ. Có lẽ đó là lí do vì sao khi ông đặt chân lên vùng, miền nào của tổ quốc cũng cố gắng để khám phá lịch sử của nó, để từ đó soi chiếu và đánh giá về hiện tại và dự cảm về tƣơng lai. Ông đã ngƣợc dòng thời gian, tìm về cội nguồn để thắp sáng lên những giá trị của quá khứ có khi đã bị vùi lấp, lãng quên. Ông đã tái hiện bức tranh lịch sử của những vùng đất nhƣ Huế, Quảng Nam, Cà Mau, Lạng Sơn… trong cuộc vận động đi tới, từ quá khứ, qua hiện tại để hƣớng đến tƣơng lai của con ngƣời. Ông nhìn thấy ở đó vẻ đẹp của ý chí và khát vọng của con ngƣời đã nỗ lực vƣợt qua những giông bão của lịch sử, “nắm lấy quy luật” để “đưa lịch sử đi tới những cứu cánh đã quyết tâm”. Ông đã có những cách nhìn nhận tiến bộ nhƣ khi nhìn nhận vị trí, vai trò, công và tội của nhà Nguyễn đối với Huế và lịch sử dân tộc. Ông không phải là một nhà lịch sử để đánh giá các nhân vật và sự kiện lịch sử bằng con mắt lí trí lạnh lùng, ông nhìn nhận lịch sử bằng tâm cảm của mình nhƣng đã có những nhìn nhận đúng đắn về lịch sử. Đặc biệt, ông viết nhiều về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy giành độc lập, thống nhất hai miền tổ quốc của nhân dân miền Trung. Nhà văn đã đánh giá rất cao vai trò của nhân dân khi cho rằng Nhân dân mà cụ thể hơn là những ngƣời nông dân đã làm nên lịch sử. Tƣ tƣởng đó của ông không phải là mới, nhƣng nó một lần nữa khẳng định chất nhân văn và cái nhìn đúng đắn, khách quan về lịch sử của nhà văn. Văn hóa và lịch sử là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã tìm hiểu và lí giải văn hóa từ những sự kiện của lịch sử và ngƣợc lại khi khám phá về lịch sử ông cũng soi chiếu dƣới góc nhìn văn hóa. Lịch sử trong con mắt nhà văn không phải cái gì trừu tƣợng, xa xôi, mà là những thứ hữu hình, cụ thể, sống động. Lịch sử không xa vời mà thƣờng trực trong tâm hồn mỗi ngƣời, chỉ đợi chờ những “động chạm” để lại bừng sống dậy, miễn rằng “đừng nhắm mắt lại, đừng để trái tim tắt hết lửa trước cuộc sống” [87, tr.22]. 2.1.3. Thiên nhiên 2.1.3.1.Thiên nhiên hòa hợp với con người Trong tâm thức văn hoá phƣơng Đông, con ngƣời – thiên nhiên – vũ trụ là một tổng thể hài hòa, liên kết, gắn bó mật thiết. Thừa hƣởng tƣ tƣởng đó của cổ nhân, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cho rằng trong ngôi nhà lớn của vũ trụ, con ngƣời là “kẻ cư ngụ”, do đó “trong cố gắng vươn tới niềm hạnh phúc về tinh thần, con người luôn biểu hiện nỗi khát khao tìm về nơi ăn chốn ở nguyên khởi của nó, nơi thực sự nó đã sinh ra” [89, tr.8]. Ông viết về thiên nhiên thật tự nhiên, ngọt ngào, nhẹ nhàng nhƣ một lời tâm sự, giãi bày với cuộc sống. Tâm hồn ông đã gắn bó, hòa nhập với thiên nhiên và tìm thấy ở đấy những niềm vui hồn hậu. Có nhận xét cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã đạt đến cái tâm thiền để giao cảm với tự nhiên. Chỉ khi đạt đến tâm thiền, con ngƣời mới lắng lòng nghe trong thiên nhiên tiếng nói thầm kín của chính mình. Với ông, “lầu son gác tía đều là cõi tạm”, chỉ có thiên nhiên mới chính là “căn nhà vĩnh hằng của tâm thức giữa lòng vũ trụ” [90, tr.32]. Ông rung cảm, hòa hợp với thiên nhiên để lắng nghe, bắt nhịp với những động cựa dù rất khẽ của cỏ cây, hoa lá. Có thể thấy đời sông, đời cây cỏ, có thể nghe âm thanh của tiếng gió, tiếng chim, ngửi mùi hƣơng của hoa lá… khi đọc tác phẩm của ông. Mỗi lần hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng ngƣời ta lại nhận thấy ở đó có bàn tay của con ngƣời chạm vào, hoặc ở đấy là môi trƣờng luôn nuôi dƣỡng, nâng đỡ cho con ngƣời. Cũng có khi, thiên nhiên lại là môi trƣờng thử thách cho con ngƣời vƣơn lên khắc phục hoàn cảnh, thể hiện bản lĩnh và sự tự tin làm chủ cuộc sống nhƣ trong Chế ngự cát, Cồn cỏ ngày thường… Nhắc đến ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng không thể không nhắc đến những trang viết đậm men say của xúc cảm, nồng nàn tình yêu và chất thơ ông dành cho thiên nhiên Huế. Chính ở những trang viết về thiên nhiên Huế, ông đã cho thấy sự hòa hợp cao độ giữa thiên nhiên và con ngƣời. Trong đó, ông dành vị trí đặc biệt cho sông Hƣơng – dòng sông mang hơi thở và linh hồn của đất Huế. Sông Hƣơng dƣới ngòi bút của ông hiện lên nhƣ “dòng sông đời ngƣời” với những cung bậc trầm bổng. Ở đây, dƣờng nhƣ ý niệm về sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con ngƣời đã đƣợc tác giả đẩy lên một mức độ cao hơn là sự hòa quyện, hòa điệu cao độ của thiên nhiên với con ngƣời, vì thế hình ảnh sông Hƣơng hiện lên sinh động và đầy tính ngƣời trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Vƣờn Huế tạo nên nét chủ đạo trong cảnh sắc của thiên nhiên Huế. Vƣờn là nơi thể hiện rõ nét cho sự hòa hợp giữa con ngƣời và thiên nhiên, giữa thiên nhiên và văn hóa Huế. Vƣờn với ngƣời Huế là một chốn “cư ngụ cho tâm hồn giữa thế gian” [89, tr.9] và tình cảm giữa con ngƣời Huế với thiên nhiên đã trở thành một tình “thâm giao” đặc biệt. 2.1.3.2. Thiên nhiên mang màu sắc triết lý Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng viết bằng sự trải nghiệm của một ngƣời đi nhiều, xúc cảm của một nghệ sỹ và sự sắc sảo, thông minh của một học giả. Viết về thiên nhiên, nhà văn không chỉ phát hiện vẻ đẹp và chất thơ, ông còn khám phá ra những triết lý sâu sắc về cuộc sống và con ngƣời. Mỗi hình ảnh của thiên nhiên đều đƣa đến cho nhà văn những liên tƣởng khác nhau, nhƣ: ông nhìn thấy ở ngọn núi Bạch Mã “khuôn mặt nhìn nghiêng của Tổ quốc”; Côn Sơn trong mắt ông là nơi để “chiêm nghiệm về khát vọng của vũ trụ”, giúp ông nhận thức sâu sắc cái lẽ có – không trong triết lý của nhà Phật, hiểu cái “nét đạt đạo” của các bậc tiên hiền xƣa… Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã từ những hình ảnh của thiên nhiên để chiêm nghiệm về cuộc sống. Ông nhìn thấy trong thẳm sâu rừng nƣớc mặn Cà Mau cuộc sống với sức vƣơn mạnh mẽ và niềm hi vọng không bao giờ tắt của con ngƣời. Khám phá trong dòng chảy của những con sông “từ nguồn ra biển”, dòng chảy của văn hóa, lịch sử. Cảm nhận trong cánh hoa mai vừa rụng, vẫn tƣơi nguyên dƣới mƣa phùn “khoảnh khắc hóa thân nhẹ nhàng để luân hồi vào một mùa xuân khác” [90, tr.33]. Hay lắng nghe tiếng chuông chùa vọng đến, nhà văn lại có những liên tƣởng sâu sắc về ý nghĩa của thiền… Thiên nhiên đã giúp nhà văn nhận thức những vấn đề nhiều khi thật khó lý giải về cuộc sống. Qua thiên nhiên, nhà văn cũng làm bật lên những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, lịch sử, về cách sống, lý tƣởng sống. 2.1.3.3. Thiên nhiên - đối thoại và dự cảm Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng luôn nhìn nhận thiên nhiên trong sự gắn bó và giao cảm với con ngƣời. Điều đặc biệt, ông không chỉ quan sát và chiêm nghiệm về thiên nhiên, ông còn “đối thoại với cây cỏ”. Ở đây, dƣờng nhƣ nhà văn đã đạt tới trạng thái giao cảm kì diệu với vạn vật. Nó cũng bộc bạch cái tâm trong trẻo, minh triết của ông trƣớc đất trời, cây cỏ. Nhà văn thƣờng thông qua đối thoại với cỏ cây để chuyển tải những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là một ngƣời biết “lễ độ” với thiên nhiên, cƣ xử với thiên nhiên theo tinh thần bình đẳng, dân chủ. Ông trò chuyện với thiên nhiên không chỉ để thổ lộ tâm sự mà còn để lắng nghe tiếng nói “vô ngôn” của cây cỏ. Đối thoại và lắng nghe thiên nhiên, cây cỏ đã giúp ông tri nhận đƣợc nhiều điều về thế giới và mở rộng lòng mình để đón nhận những xúc cảm thẩm mỹ. Tình yêu thiên nhiên của ông đƣợc thể hiện bằng những hành động cụ thể với những dự cảm sâu sắc về môi trƣờng. Thông qua những câu chuyện bảo vệ môi trƣờng của cha ông, ông khơi gợi ý thức bảo vệ môi trƣờng sống trong con ngƣời hiện đại. Ông cũng nhìn thấy và lo sợ những nguy cơ đe dọa phá hủy thiên nhiên, gióng lên những hồi chuông cảnh báo, đồng thời cũng đƣa ra những biện pháp để kêu gọi mọi ngƣời chung tay cứu vãn môi trƣờng. Những dự cảm và lời kêu gọi mà nhà văn đƣa ra cho thấy tính nhân văn sâu sắc trong ký của ông. 2.2. Thế giới nhân vật 2.1. Nhân vật cái tôi tác giả Trong thể ký, cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tƣợng tác giả, đồng thời vừa nhƣ một phƣơng thức trần thuật quan trọng với tƣ cách chức năng nghệ thuật cái tôi đi – nghe – kể – tả – suy ngẫm – ngợi ca – phê phán – đề nghị… Chúng ta bắt gặp ở hầu nhƣ tất cả các bài ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng một nhân vật xƣng “tôi”. “Nhân vật tôi” ấy chính là hóa thân của hình tƣợng tác giả, hay chính là cái tôi nhập vai của nhà văn. Thông qua đó, nhà văn bộc bạch xúc cảm, nghĩ suy của bản thân mình, đồng thời biểu lộ cá tính, cái nhìn, sự đánh giá và luận giải của ông về thế giới. Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, ngƣời ta thấy hiện lên trên những trang viết cuộc đời, con ngƣời của ông. Trƣớc hết, đó là một cái tôi mê đắm, tài hoa, đã tạo nên những trang viết đẹp với sức hút khó cƣỡng đối với ngƣời đọc. Đó còn là một cái tôi với bản lĩnh văn hóa dày dặn, vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, am hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Và hơn hết, đó là một cái tôi nhập thế sôi nổi, đầy trách nhiệm, luôn trăn trở và lắng nghe từng hơi thở của cuộc sống. Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn bắt gặp một cái tôi mang nhiều nỗi niềm, nhiều khi đắm chìm trong thế giới riêng của hoài niệm và nỗi buồn, cô đơn. Là ngƣời luôn hƣớng đến chiều sâu tâm linh, cái tôi tác giả nhiều khi đắm chìm trong những ƣu tƣ về sự mong manh của cuộc đời hiện sinh, sự sống – chết, vô thƣờng, về biển dâu nơi trần thế, về thế giới hƣ vô, khát vọng vĩnh hằng… Tuy nhiên, những điều đó không khiến ông thu mình để xa lánh cuộc đời và thực tại mà càng giúp ông thấu hiểu hơn về cuộc sống và con ngƣời, càng khiến cho những trang ký của ông sâu sắc hơn, gần gũi ngƣời đọc hơn. 2.2.2. Các kiểu nhân vật Nhân vật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cũng đƣợc xây dựng chủ yếu dựa trên ngƣời thực, việc thực, nhƣng không vì thế mà kém đi sức hấp dẫn và tính sống động. Ông đã dựng lên trong thế giới nghệ thuật ký của mình một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng. Nhân vật của ông có tính cách khá đơn giản, sức hút của nhân vật nằm ở tính chân thực và tính điển hình đặt trong hoàn cảnh điển hình. Có thể quy về các kiểu nhân vật nhƣ sau: 2.2.1.1. Nhân vật anh hùng Với những tác phẩm ký viết về chiến tranh, ông thƣờng lựa chọn phản ánh những gƣơng chiến đấu anh hùng trong chiến tranh nhƣ: ngƣời mẹ, ngƣời phụ nữ anh hùng; ngƣời chiến sỹ cách mạng. Tính cách những nhân vật đó của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng mang đậm dấu ấn của chất anh hùng ca, chân thật nhƣng khơi gợi niềm tự hào đối với những con ngƣời đã làm nên lịch sử. Không chỉ xây dựng hình ảnh những cá nhân anh hùng, ông còn phản ánh những tập thể anh hùng nhƣ nhân dân xứ Quảng trong Đánh giặc trên hàng rào điện tử; nhân dân Điện Bàn, Giáng La, Phong Thử trong Vành đai trong lửa…Nhân vật anh hùng trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng nhìn chung đều mang tính cách, phẩm chất phi thƣờng do ý chí kiên cƣờng và nỗ lực vƣợt bậc tạo nên. Song họ cũng là những con ngƣời bình thƣờng, do đó cũng mang những nét phổ biến của quần chúng. Họ vừa anh hùng, kiệt xuất lại vừa gần gũi, bình dị. 2.2.1.2. Những con người mới Ở những tác phẩm viết về công cuộc phục hồi, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng tập trung phản ánh những con người mới của một cuộc sống mới trên những mảnh đất đang hồi sinh mạnh mẽ. Đó là những con ngƣời đời thƣờng nhƣng mang trong mình những phẩm chất đẹp, sức trẻ, sự hăng say lao động với khát vọng và ý chí “muốn phá vỡ cái quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì kéo và kềm hãm của nó để giành lấy thế chủ động sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống” [91, tr.46] và lòng tin vững vàng vào tƣơng lai tƣơi sáng. Họ là những cánh chim đầu đàn của một tập thể quần chúng lao động hăm hở và đầy quyết tâm trên một mặt trận lao động sản xuất. Nhà văn chỉ phác họa nhân vật với những nét chấm phá nhƣng đủ để nhân vật hiện lên với sức thuyết phục ngƣời đọc về những con ngƣời mới với sức mạnh chế ngự đƣợc cả thiên nhiên, vƣợt qua khó khăn để vƣơn lên giành thắng lợi. Nhà văn luôn đặt họ trong một tập thể với tinh thần đoàn kết vững chắc. Chính tập thể đó là điểm tựa vững vàng để “nâng cánh” cho ƣớc mơ, lý tƣởng và cổ vũ mạnh mẽ cho hành động của họ và họ là những con ngƣời xuất sắc vì đã biết phát huy và dẫn dắt sức mạnh của cộng đồng để đi đến thắng lợi. 2.2.1.3. Danh nhân, nghệ sỹ Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã dành khá nhiều bút lực để viết về những nhân vật lịch sử, nghệ sỹ, trí thức. Ở mỗi nhân vật, ông đƣa đến cho ngƣời đọc không phải là một bức chân dung với bảng tiểu sử liệt kê những thành tựu, mà ông luôn luôn cố gắng để đi sâu, thâm nhập vào tƣ tƣởng của nhân vật, bằng hiểu biết và sự nhạy cảm của mình để tìm cách lí giải những ứng xử, lựa chọn của nhân vật trƣớc lịch sử, trƣớc cuộc đời. Viết về các danh nhân nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Công Trứ…, ông đã rất tinh nhạy và sắc sảo trong nhìn nhận bản chất, nắm bắt đúng điểm chi phối tƣ tƣởng của nhân vật, chính vì thế đã đem đến cho ngƣời đọc cái nhìn chân thực và sâu sắc về những nhân vật lịch sử. Viết về các văn nghệ sỹ, với tình cảm trân trọng, yêu mến, cảm phục, ông đã tạo dựng nên những bức chân dung đậm nét vẽ tâm hồn. Tác giả đã khám phá ra ở họ những nét riêng trong tƣ tƣởng, phong cách và giá trị độc đáo trong sáng tác của họ. Những nhân vật văn nghệ sĩ xuất hiện trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng mỗi ngƣời một cá tính riêng, một số phận nhƣng đều mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn và tài năng thiên phú, hết lòng vì nghệ thuật và cái đẹp ở đời. 2.2.1.4. Thiếu nữ trong miền hoài niệm Những thiếu nữ xuất hiện trong tác phẩm của ông thƣờng là những bóng hồng đã từng đi qua cuộc đời ông, có ngƣời là bạn, có ngƣời là tri kỷ, có ngƣời trong mộng, có ngƣời chỉ gặp gỡ trong thoáng chốc… nhƣng đã để lại nỗi xao xuyến, nỗi nhớ đằm sâu suốt cả cuộc đời. Nhân vật thiếu nữ bƣớc ra từ “miền hoài niệm” của nhà văn, mang vẻ đẹp vừa thực, vừa hƣ, đậm chất lãng mạn, nên thơ. Có khi đƣợc nhà văn miêu tả khá kỹ, có khi lại chỉ thấp thoáng nhƣ một dáng dấp mờ trong sƣơng, nhƣng tất thảy đều mang một nét chung: đẹp và thơ. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã dành những lời văn đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp của những ngƣời thiếu nữ. Phần lớn nhân vật của ông đƣợc “khoác” lên mình “bộ cánh” gây ấn tƣợng nhƣ những nhân vật của huyền thoại. Đẹp nhƣng mỗi thiếu nữ một vẻ riêng, một tính cách riêng và điều thu hút ở họ chính là vẻ trong sáng và chiều sâu của tâm hồn. Ở họ đều có cái gì đó mong manh nhƣ “một đóa phù dung” và đều biến mất nhƣ thể “em đã thuộc về một chân thời khác” [97, tr.76]. Họ đã để lại trong nhà văn một nỗi nhớ thƣơng đến khôn nguôi, khiến ông phải “quay quắt đi tìm” trong dĩ vãng một chút gì còn sót lại của kỉ niệm. Có lẽ chính vì thế, những trang viết về ngƣời thiếu nữ trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng luôn gieo cho ngƣời đọc một nỗi buồn thƣơng, luyến tiếc. CHƢƠNG 3 ĐẶC SẮC VỀ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG 3.1. Ngôn từ nghệ thuật 3.1.1. Ngôn từ đậm chất thơ và giàu tính liên tưởng Nhƣ không hề biết đến những giọt mồ hôi của ngƣời sáng tạo, đọc văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, ngƣời đọc cảm thấy “mát lòng”, “sƣớng tai” với những câu chữ tuôn chảy tƣởng nhƣ rất tự nhiên, dễ dàng, chuyên chở trên đó những ƣu tƣ của nhà văn. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã có những trang viết khiến ngƣời đọc tƣởng nhƣ có thể chạm vào một bức tranh với đƣờng nét, sắc màu tinh tế, đặc biệt là những trang viết về thiên nhiên. Có những câu văn mang vẻ đẹp của một bức bích hoạ. Có những câu văn đọc lên nhƣ những câu thơ, hay đó chính là những câu thơ văn xuôi ẩn mình trong ngôn ngữ tự sự. Nhà văn đã tạo nên những trang văn tài hoa, lấp lánh chất thơ trƣớc hết từ cách sử dụng từ ngữ in đậm cảm xúc chủ quan của chủ thể sáng tạo. Ông đã thông qua ngôn ngữ để tạo nên sự tƣơng hợp của thế giới bên ngoài và thế giới của tâm linh. Ông cũng thƣờng sử dụng cách kết hợp, đan cài vào nhau giữa văn xuôi và thơ để khiến câu văn trở nên xúc cảm hơn. Những câu văn dài cũng đƣợc nhà văn tận dụng với mật độ cao, tạo nên sự mềm mại, duyên dáng cho ngôn ngữ, chuyển tải đƣợc dòng xúc cảm chảy tràn và chuyên chở đƣợc những ý tƣởng trùng điệp của tác giả. Đặc biệt, để tạo nên chất thơ bay bổng, nhà văn đã sử dụng dày đặc các biện pháp nghệ thuật nhƣ phép so sánh, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ láy, từ tƣợng thanh, tƣợng hình, ẩn dụ, nhân hóa… để xây dựng hình ảnh và kiến tạo nhạc điệu cho câu văn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cũng rất giàu tính liên tƣởng. Liên tƣởng đã mở rộng trƣờng phát triển cho ý tƣởng sáng tạo của tác giả, tạo nên những hình ảnh thú vị và sức mạnh của liên tƣởng đã nâng cánh cho những câu văn trở nên bay bổng, mới lạ. Nhà văn với sức tƣởng tƣợng phong phú, tinh nhạy trong nắm bắt đối tƣợng miêu tả, đã có những liên tƣởng mới mẻ, độc đáo, đầy sáng tạo. Ông sử dụng liên tƣởng theo hai hƣớng: liên tƣởng tƣơng đồng và liên tƣởng tƣơng phản. Liên tƣởng trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng mang sức nặng của những chiêm cảm, suy tƣ, suy nghiệm về cuộc đời, con ngƣời. Chính vì thế, liên tƣởng không chỉ góp phần tạo nên những hình ảnh thú vị mà còn tạo nên chiều sâu và sức nặng cho ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. 3.1.2. Ngôn từ giàu màu sắc suy tưởng và triế t lý Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng luôn trăn trở, nghĩ suy, chiêm nghiệm trƣớc những vấn đề của cuộc sống. Suy tƣởng, triết lí đã nằm trong cái mạch sáng tạo của nhà văn. Ông luôn hoài niệm về quá khứ để chiêm nghiệm về dòng chảy của thời gian, về sự sống, cái chết, sự mất – còn, lẽ vô thƣờng, trăn trở về nghề, về thế sự để kiếm tìm chân lý, lẽ sống…, từ đó có cái nhìn thấu suốt, minh triết hơn về cuộc sống và con ngƣời. Nhất là ở những tác phẩm viết về văn hóa, lịch sử, về nghề, về thế sự cho thấy rất rõ nét tính triết lý, suy tƣởng của ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Suy tƣởng, triết lí đã đem lại cho ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng sức nặng của những trải nghiệm, chiêm cảm và vẻ đẹp của trí tuệ thâm sâu. Triết lý trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng không gây nên cảm giác khô khan, nặng nề bởi triết lý đƣợc đúc rút ra từ những trải nghiệm của nhà văn trƣớc cuộc sống và con ngƣời và ngôn ngữ triết lý vừa chặt chẽ, trí tuệ, vừa mềm mại, giàu hình ảnh, do đó cuốn hút, dễ gây ấn tƣợng, dễ đi vào tâm trí ngƣời đọc. Nhà văn đã thông qua việc xây dựng một hệ thống từ ngữ có tính chặt chẽ, hàm súc, trí tuệ nhƣng vẫn rất mềm mại để truyền tải những triết lý, suy nghiệm sâu sắc của mình. Bên cạnh đó, rà soát hệ thống từ ngữ đƣợc ông sử dụng, chúng ta có thể thấy ông sử dụng với tần suất khá nhiều kiểu kết cấu câu định nghĩa: A là B. Kiểu câu văn dài đƣợc sử dụng với mật độ cao góp phần giúp chuyên chở những ý tƣởng phức hợp và biểu đạt nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Đồng thời, ông cũng phát huy việc sử dụng các biểu tƣợng để biểu đạt nhiều ý nghĩa sâu sắc nhƣ: lửa, tiếng chim, dòng sông… Việc sử dụng biểu tƣợng đã góp phần tạo nên tính triết lý, hàm súc cho ngôn từ ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. 3.1.3. Ngôn từ mang tính khoa học, rành mạch và chặt chẽ Ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng nhƣ đã nói là sự hòa trộn một cách hài hòa giữa sự mềm mại, bay bổng của chất thơ, giàu suy tƣởng và triết lý, chặt chẽ và trí tuệ. Khi đề cập đến những vấn đề mang tính khoa học nhƣ địa lý, lịch sử, văn hóa…, ông cũng sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống ngôn từ rành mạch, chính xác của tƣ duy khoa học. Ông có cách lập luận rất logic, chặt chẽ và dùng nhiều dữ liệu nhƣ con số, tƣ liệu, dữ kiện… để tăng tính thuyết phục cho vấn đề đƣợc ông lựa chọn để trình bày. Bên cạnh đó, ông cũng thƣờng sử dụng các từ ngữ nƣớc ngoài nhƣ tiếng Latinh, Anh, Pháp… trong các sáng tác của mình. Ngoài ra, nhà văn cũng sử dụng một số lƣợng lớn từ Hán Việt theo cách của riêng ông đem lại hiệu quả đặc biệt cho văn phong của ông. Từ Hán Việt thƣờng đem lại cảm giác về sự trang trọng, cao nhã của ngôn từ nhƣng dƣới sự sử dụng linh hoạt của nhà văn lại trở nên dễ hiểu, gần gũi hơn với ngƣời đọc. 3.2. Giọng điệu trần thuật 3.2.1. Giọng sử thi huyền thoại Là một nhà văn đã đƣợc rèn luyện, trƣởng thành từ kháng chiến, những trang viết của ông mặc dù đƣợc viết chủ yếu sau chiến tranh nhƣng vẫn tiếp tục dòng chảy của văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc 54-75, do đó âm hƣởng của anh hùng ca vẫn còn đậm nét trong sáng tác của ông. Đọc ký, nhất là bút ký của ông viết về chiến tranh và cuộc sống lao động sau chiến tranh của nhân dân miền Nam, ngƣời đọc có thể nhận ra giọng điệu nổi bật ở đây là giọng sử thi huyền thoại. Với điểm nhìn hiện tại mà chiến tranh đã lùi xa trong quá khứ, nhà văn có cơ hội để thể hiện sự khâm phục và lòng tự hào về nhân dân anh hùng, Tổ quốc anh hùng, cũng nhƣ những suy nghĩ, đánh giá sâu sắc về những gì đã qua. Quá khứ đƣợc ông dựng lại nhƣ một bức tranh kỳ vĩ, vừa phản ánh sự thật, lại vừa mang vẻ đẹp ảo hóa do cái nhìn lãng mạn, đầy chất thơ của nhà văn thổi vào hình ảnh của quân dân trong cuộc đối chọi với kẻ thù. Và ở những trang ký viết về cuộc sống lao động khôi phục, dựng xây quê hƣơng, đất nƣớc sau chiến tranh, một lần nữa, nhà văn lại có cơ hội thể hiện lòng tự hào và cái nhìn lạc quan, bay bổng của mình. Nhà văn đã thổi bùng ngọn lửa tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời bằng giọng điệu ngợi ca chân thành lịch sử và những con ngƣời lịch sử. Nhà văn viết về lịch sử với những chiến công và cả những giọt mồ hôi, nƣớc mắt và cả máu. Trang ký của ông có khi gây ám ảnh bởi những sự kiện, dữ liệu chân thật, có khi gây ấn tƣợng mạnh mẽ bởi cái nhìn huyền thoại hóa và đậm chất suy tƣởng về những kì tích mà Tổ quốc và nhân dân đã làm đƣợc. Và vì thế, giọng điệu có khi trầm hùng, có khi âm vang mạnh mẽ, huyễn hoặc với vẻ đẹp lung linh nhƣ huyền thoại. Khi nhìn lại những chiến công và mất mát nhà văn lại sử dụng giọng điệu trầm tƣởng bi hùng. Giọng điệu sử thi huyền thoại của nhà văn ở giai đoạn đầu thƣờng thiên về âm hƣởng ngợi ca, hào hùng, càng về sau càng nhuốm màu của suy tƣởng, chiêm nghiệm và triết lý. Đến những tác phẩm viết về cuộc sống và con ngƣời đƣơng đại, về thiên nhiên, văn hóa lịch sử, về những nhân vật nổi tiếng…, giọng điệu trần thuật của nhà văn lại có những thay đổi rõ rệt, thiên về nội cảm nhiều hơn. 3.2.2. Giọng trữ tình suy ngẫm trầm tư, thấm đậm triết lý Ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng thiên về nội cảm nhiều hơn hƣớng ngoại. Những gì ông viết là những gì ông đã trải qua, đã rung động, chiêm nghiệm và lắng kết. Chính vì thế, giọng điệu trần thuật chủ đạo trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là giọng trữ tình suy ngẫm trầm tƣ, thấm đậm triết lý. Đọc những trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, ngƣời đọc có thể nhận thấy chất trữ tình thấm đậm trong từng dòng văn. Ở đó có nỗi nhớ khắc khoải về tuổi thơ qua lời tâm sự da diết, bộc bạch nỗi lòng thẳm sâu của nhà văn. Có hình ảnh rất thực về cuộc sống của nhà văn với văn phòng tứ bảo của riêng ông qua giọng thổ lộ chân thành. Những ký ức chiến tranh, vui có, buồn có qua giọng kể chuyện tâm tình, sâu lắng, đôi khi pha một chút dí dỏm khiến ngƣời đọc không khỏi xao xuyến. Theo mỗi bƣớc xê dịch của nhà văn, cảnh vật, thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời gắn chặt với lịch sử, văn hóa đƣợc tái hiện lại trên trang viết bằng giọng kể chuyện chậm rãi, trầm tƣ, chất chứa những suy ngẫm. Những trang viết về thiên nhiên có thể nói là những trang văn giàu chất thơ, thấm đƣợm ý vị trữ tình nhất của nhà văn. Nhiều khi cảm xúc chảy tràn trong giọng điệu trữ tình bay bổng, say mê; có khi chùng lại điềm tĩnh, nhẹ nhàng; có khi giọng điệu tâm tình, nhấn nhá, phảng phất hơi thở thiền tông… Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng trò chuyện với ngƣời đọc chủ yếu bằng giọng tâm sự trầm tƣ, trữ tình, không đao to búa lớn nhƣng lại “sâu sắc nƣớc đời”. Không chỉ bộc bạch cảm xúc, ông còn gửi vào đấy rất nhiều những suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời, con ngƣời, về lịch sử, văn hóa, về sự sống – cái chết, hữu hạn – vô hạn, vô thƣờng. Vì thế, ngƣời đọc bắt gặp trong ký của ông hòa vào giọng điệu trầm tƣ, trữ tình là giọng chất chứa suy nghiệm và triết lý. Gửi lòng mình say mê cùng thiên nhiên, cây cỏ, có khi nhà văn sử dụng chất giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh nhƣng sắc sảo; có khi là giọng triết lý đầy xót xa; có khi giọng kể chuyện trầm tƣ pha triết lý thâm trầm, sâu sắc; có khi giọng điệu triết lý lại trầm tĩnh, bình thản… Trữ tình và triết lý là hai yếu tố đã tạo nên chất thơ lãng mạn và chiều sâu tƣ tƣởng của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Nhà văn đã trên cái nền của trữ tình để triết luận. Vì thế, giọng trữ tình suy ngẫm trầm tƣ và thấm đậm triết lý là kết quả của sự hòa quyện giữa chất trữ tình và triết lý trong cách trần thuật của nhà văn. 3.2.3. Giọng chính luận mang màu sắc báo chí Đây là giọng điệu đƣợc ông sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm nhàn đàm. Là nhà văn luôn bám sát từng hơi thở của cuộc sống, ngòi bút của ông luôn tỉnh tảo và sắc sảo trong ghi nhận, phản ánh hiện thực xung quanh, bắt nhạy với cả những vấn đề “nóng” của thời cuộc. Có lẽ vì thế, nhiều tác phẩm ký của ông mang đậm màu sắc báo chí, đặc biệt ở những tác phẩm viết về đề tài thế sự. Chúng ta bắt gặp ở đây trƣớc hết là giọng bình luận sắc sảo về những vấn đề của đời sống xã hội. Không chỉ bình luận, trƣớc những vấn đề nhức nhối nảy sinh, ông luôn xoáy sâu bằng giọng nghi vấn mạnh mẽ. Giọng điệu nghi vấn của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng không gây nên tâm lý tiêu cực ở ngƣời đọc vì ông luôn gợi mở những lối thoát, hƣớng đi tích cực cho vấn đề đƣợc nêu. Vì thế, ở ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, chúng ta còn bắt gặp giọng kiến nghị đầy chân thành, thẳng thắn. Sử dụng giọng chính luận mang màu sắc báo chí nhƣng ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng không bị rơi vào giáo huấn khô khan, gƣợng ép bởi tất cả đều xuất phát từ cái tâm chân thành của ngƣời nghệ sỹ luôn trăn trở trƣớc những vấn đề của cuộc sống. 3.2. Nghệ thuật kết cấu Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, nếu dựa vào cốt truyện có thể thấy có hai loại kết cấu chính: kết cấu phi cốt truyện và kết cấu có cốt truyện khá hoàn chỉnh. Kết cấu có cốt truyện hoàn chỉnh bắt gặp ở các tác phẩm truyện ký – thể tài có tính chất trung gian giữa truyện và ký nhƣ: Bản di chúc cỏ lau, Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu… Phần đa các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng nhƣ bút ký, tùy bút, nhàn đàm sử dụng kết cấu “phi cốt truyện”, tự do, phóng túng. Căn cứ vào cách thức tổ chức không gian thời gian nghệ thuật, tổ chức liên kết cụ thể của các thành phần thuộc về nghệ thuật trình bày…, có thể chia ra các kiểu kết cấu thƣờng gặp trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là: kết cấu theo mạch tâm lý; kết cấu theo luận đề; kết cấu theo trƣờng liên tƣởng. 3.3.1. Kết cấu theo mạch tâm lý Đây là kiểu tổ chức tác phẩm theo mạch cảm xúc chảy tràn của nhà văn mà cụ thể thƣờng là dòng hồi ức, suy tƣởng của nhân vật trữ tình. Chúng không theo một trình tự nhất định mà đan cài, lắp ghép một cách lộn xộn giữa quá khứ - hiện tại và ƣớc vọng về tƣơng lai. Tác giả thƣờng từ điểm nhìn của hiện tại để nhớ về quá khứ, “ngụp lặn” trong những hình ảnh của kỷ niệm và quay trở về hiện tại nhƣ trong bút ký Rất nhiều ánh lửa, Như góc biển chân trời… Đặc biệt, có nhiều khi tác giả sử dụng cách kết cấu đảo chiều liên tục giữa quá khứ và hiện tại, nhất là ở những tác phẩm “dài hơi” hơn một chút, nhƣ trong Như con sông từ nguồn ra biển, Vành đai trong lửa, Như góc biển chân trời, Ngọn núi ảo ảnh… tạo nên kiểu “dòng ý thức”, phản ánh rất đạt sự “dày vò” của quá khứ, ám ảnh quá khứ buộc nhà văn phải quay quắt đi tìm trong dĩ vãng những bóng hình của kỷ niệm. Có khi đó quá khứ và hiện tại đồng hiện trong tƣơng quan so sánh – đối lập nhƣ trong Ngọn núi ảo ảnh, làm đậm nét hơn, nổi rõ hơn tính chất “ảo ảnh” đƣợc đặt ra trong tiêu đề tác phẩm. Kết cấu theo mạch tâm lý còn thể hiện ở cách triển khai nội dung tác phẩm theo dòng suy tƣởng của nhà văn. Dòng suy nghĩ của nhà văn có nhiều lúc tƣởng nhƣ không thật sự tập trung vào một vấn đề nào mà cứ miên man trong những cảm xúc và suy tƣởng bất chợt. Từ suy ngẫm về vai trò của thiên nhiên đối với bản sắc văn hóa Huế để chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa cây cỏ - con ngƣời; từ triết luận chung để đi vào hình ảnh cụ thể một khu vƣờn điển hình ở Huế; và đang say sƣa kể, tả về vƣờn An Hiên, đột ngột nhà văn lại chèn vào những cảm xúc về lịch sử Huế. Nghe ra thì có vẻ lộn xộn, nhƣng kì thực lại rất lôgic trong việc chuyển tải thông điệp nhà văn đặt ở cuối bài: “Mỗi người quanh tôi, trĩu nặng một nỗi niềm thương cây nhớ cội, và nét điềm tĩnh của mảnh đất mà họ đã cày cuốc gieo hạt” [89, tr.29]. Có thể bắt gặp kiểu kết cấu này ở những tác phẩm nhƣ: Hoa trái quanh tôi, Rừng nước mặn, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn... Có khi nhà văn nhảy cóc từ một hình ảnh, sự kiện này sang một hình ảnh, sự kiện khác một cách không đoán trƣớc, nhƣng thực ra vẫn nằm trong chủ ý của nhà văn, tạo nên sự bất ngờ, thú vị và nhiều khi dẫn dụ ngƣời đọc vào một thế giới mênh mang của xúc cảm. Chẳng hạn trong Đêm chong đèn ngồi nhớ lại, ở kết thúc tác phẩm, tác giả lại nhảy sang một phân cảnh về căn phòng ngập tràn đom đóm và thơm mùi hƣơng cỏ của nhân vật tôi, tƣởng nhƣ không có gì ăn nhập với đề tài tác phẩm về cuộc sống hậu chiến tranh ở thành cổ Quảng Trị. Nhƣng chính đoạn văn mang tính ngẫu hứng đó đã tạo nên sự cộng hƣởng, nối dài hơn những xúc cảm và mang đến cho ngƣời đọc sự ám ảnh khôn nguôi về sự “vô thƣờng” của cuộc đời hiện sinh. 3.3.2. Kết cấu theo trường liên tưởng Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên có viết: “Ký khác với truyện ở chỗ ký không có một xung đột thống nhất, phần triển khai của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu thuật”. Quả thật, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tính chất đó ở sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng với kiểu tổ chức trần thuật theo trƣờng liên tƣởng. Ông luôn đặt vấn đề, sự kiện trong mối tƣơng giao, từ vấn đề, sự kiện, hình ảnh này lại “nhớ” về sự kiện, hình ảnh khác hay từ miền không gian này đến miền không gian khác, từ khung thời gian này nhảy sang khung thời gian khác. Thậm chí, đan xen vào có những câu chuyện bên lề tƣởng nhƣ không hề liên quan đến chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm nhƣng thực chất lại nằm trong văn mạch của tác giả, trong ý tƣởng mà tác giả dấu ngầm. Kết cấu liên tƣởng trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng thƣờng đƣợc sắp xếp theo hai hƣớng: liên tƣởng tƣơng đồng, liên tƣởng tƣơng phản. Về kết cấu theo trƣờng liên tƣởng tƣơng phản, có thể dễ dàng nhận ra ở những đối cực mà tác giả dựng lên giữa cuộc đời thực và khát vọng hiện sinh để nhằm nêu bật lên những vấn đề nhƣ: sự sống – cái chết, hữu hạn – vô hạn, mong manh thoáng chốc – trƣờng cửu bất diệt; hoặc đơn giản dùng tƣơng phản để nhấn mạnh cho một trong hai đối tƣợng của đối sánh nhƣ trong các tác phẩm Ngọn núi ảo ảnh, Cồn Cỏ ngày thường, Chim nhạn và cây thông… Kết cấu theo trƣờng liên tƣởng tƣơng đồng đƣợc Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng “yêu thích” sử dụng. Đây là một kiểu kết cấu thƣờng gặp, có khi là kết cấu nhỏ của các đoạn văn, có khi là kết cấu lớn bao trùm của tác phẩm. 3.3.3. Kết cấu theo kiểu luận đề Đây là kiểu kết cấu dựa trên sự tập hợp, lắp ghép các sự kiện, tình huống, các mẩu chuyện có tính độc lập nhất định vào cùng một chủ đề hoặc dựa trên kỹ năng chủ động lắp ghép các cảnh “vô ngôn” đặt liên tiếp nhau để ngƣời tiếp nhận tự xâu chuỗi các cảnh đó lại, tự khám phá ý nghĩa ngầm ẩn. Đây cũng là kiểu kết cấu cho phép nhà văn có thể “tung hoành” ngòi bút đầy phóng túng nhƣng không bị rơi vào lan man, lạc đề hoặc thiếu lôgic. Bởi luôn có một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt đó là ý nghĩa chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm. Một số tác phẩm đƣợc nhà văn sử dụng kiểu kết cấu này nhƣ: Rừng cười, Tiếc rừng, Hoa trái quanh tôi… Ở một số tác phẩm dài hơi nhƣ Vành đai trong lửa tác giả đã sử dụng kết hợp kiểu kết cấu lắp dựng cùng với các kiểu kết cấu khác để tạo nên sự thống nhất cho tác phẩm. Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, có thể thấy việc tổ chức kết cấu tác phẩm của ông khá đa dạng, phong phú và ở nhiều tác phẩm có sự kết hợp khéo léo nhiều cách kết cấu để nhằm chuyển tải tốt nhất cho nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm. Ngoài ra, ông còn sử dụng các yếu tố ngoài cốt truyện để tạo sự liên kết nhƣ: yếu tố truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, biểu tƣợng, huyền thoại…, góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, khó cƣỡng của ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đối với ngƣời đọc. KẾT LUẬN Thế giới nghệ thuật của nhà văn hay chính là thế giới hình tƣợng sống động nhƣ một cõi sống riêng đƣợc nhà văn tạo dựng trong tác phẩm của mình. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã tạo dựng nên trong các sáng tác ký của mình một thế giới nghệ thuật độc đáo, cuốn hút không chỉ bằng tài năng, cá tính sáng tạo mà còn bằng cả trái tim luôn hƣớng rộng về đời với tình yêu mãnh liệt với quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời. Đọc tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, chúng ta có thể thấy quan niệm về nghề và thể loại ký đƣợc thể hiện rất rõ ràng. Với ông, muốn có những trang ký chân thực thì phải đi đến tận thực tế và quan trọng hơn là phải viết bằng chính cả trái tim mình. Tác phẩm ký của ông hấp dẫn ngƣời đọc có lẽ trƣớc hết ở trái tim đỏ thắm ấy của ngƣời nghệ sỹ và nhất là ở những giá trị về nội dung và nghệ thuật. Ông đã đƣa đến cho ngƣời đọc những trang ký tài hoa, mê đắm, khai thác những nét độc đáo của cuộc sống và con ngƣời trên mọi miền xứ sở, đặc biệt của miền Trung và xứ Huế. Nổi bật trong thế giới nghệ thuật đó là bức tranh cuộc sống phong phú, đa dạng, đƣợc ông khắc họa từ nhiều góc nhìn. Trƣớc hết, đó là một bức tranh chân thực về đời sống xã hội với những vấn đề nhƣ chiến tranh, hậu chiến, những vấn đề thế sự nóng hổi. Góp phần tạo nên sức cuốn hút của bức tranh cuộc sống đó còn có những trang viết khám phá về văn hóa và lịch sử, nhất là những trang viết đầy tâm huyết về văn hóa, lịch sử xứ Huế. Nhƣng có lẽ mảng màu ấn tƣợng nhất trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng phải kể đến là những trang viết về thiên nhiên, đặc biệt là những trang viết đầy chất thơ về thiên nhiên Huế. Đẹp nhất trong bức tranh cuộc sống chính là con ngƣời – trung tâm của vũ trụ. Ông đã dựng lên trong thế giới nghệ thuật ký của mình một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng. Có thể phân thành các kiểu nhân vật sau: nhân vật anh hùng; con ngƣời mới của cuộc sống mới sau chiến tranh; danh nhân, nghệ sỹ; những thiếu nữ trong miền hoài niệm. Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn thấy hiện lên cuộc đời, con ngƣời của chính nhà văn thông qua hình tƣợng nhân vật “tôi”. Về phƣơng diện nghệ thuật, ông đã thực sự chinh phục ngƣời đọc bằng sự khẳng định phong cách riêng độc đáo. Văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là những trang phức hợp của một nguồn ngôn ngữ phong phú. Ông lôi cuốn ngƣời đọc bởi cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa, giàu khả năng nội cảm, thấm đƣợm ý vị trữ tình, lấp lánh chất thơ, giàu tính liên tƣởng, pha với chất triết lý, suy nghiệm sâu sắc về thế thái nhân tình, “rất huế”, đồng thời cũng rất chặt chẽ và trí tuệ. Ông cũng xây dựng cho mình giọng ký đặc trƣng, không trộn lẫn, có thể phân thành những chất giọng chủ đạo sau: giọng sử thi huyền thoại, giọng trữ tình suy ngẫm trầm tƣ, thấm đậm triết lý, giọng chính luận mang màu sắc báo chí. Bên cạnh đó, kết cấu cũng là một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng. Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, nếu dựa vào cốt truyện, có thể phân thành hai loại kết cấu chính: kết cấu phi cốt truyện và kết cấu có cốt truyện khá hoàn chỉnh. Nếu căn cứ vào cách thức tổ chức không gian thời gian nghệ thuật, tổ chức liên kết cụ thể của các thành phần thuộc về nghệ thuật trình bày…, có thể chia ra các kiểu kết cấu: kết cấu theo mạch tâm lý; kết cấu theo luận đề; kết cấu theo trƣờng liên tƣởng. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm của ông khá đa dạng, phong phú và ở nhiều tác phẩm có sự kết hợp khéo léo nhiều cách kết cấu để nhằm chuyển tải tốt nhất cho nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm. Có thể nói, với những trang ký giàu giá trị nội dung và nghệ thuật nhƣ vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng thực sự là một cây bút xuất sắc, đã xác lập đƣợc cho mình vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và ký Việt Nam nói riêng. References 1. Lại Nguyên Ân, Đổi mới phải là tinh thần, là mục tiêu của Đại hội Nhà văn sắp tới (bài phỏng vấn nhà Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường), báo Văn Nghệ số 11 (12/3/1988) 2. Lại Nguyên Ân, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn sống để viết, báo Văn nghệ, Hà Nội, số 11, ngày 12-3-1988 3. Tạ Duy Anh (chủ biên), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2000 4. Nhƣ Bình, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhiều khi nước mắt tràn đẫm gối, Báo An ninh thế giới cuối tuần, số ngày 21 tháng 4 năm 2009 5. Hoàng Cát, Đọc Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Cát, tạp chí Cửa Việt năm 2000 6. Hoàng Cát, Viết về tập bút ký “ngọn núi ảo ảnh”, báo Văn Nghệ số 12/1999 7. Nhật Chung, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng... miệng, báo Thanh niên số, ngày 5 tháng 2 năm 2010 8. Đức Dũng, Kí văn học và kí báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003 9. Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Báo Quảng Trị số ngày 7 tháng 11 năm 2009 10. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học (tái bản lần thứ 6), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000 11. Hà Minh Đức, Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980 12. Lê Đức Dục, Người lễ độ với thiên nhiên, báo Thừa Thiên Huế số 2/1/2000 13. Ngọc Dƣơng, Đôi điều về thể ký, báo Văn nghệ Lào Cai số 3 (89), 2008 14. Lê Thị Hƣờng, Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ của thiên nhiên, tạp chí Sông Hương số 161-7/2002 15. Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong mắt tôi, báo Văn hóa và Đời sống, Xuân Quý Mùi 16. Đông Hà, Thiên nhiên và con người Huế trong ký Hoàng Phủ, Tạp chí Sông Hương số đặc biệt, tháng 5 năm 2010 17. Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương số 161, tháng 7 năm 2002 18. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000 19. Văn Cầm Hải, Huế vẫn xanh và Tường vẫn trong, báo Văn hóa Thể thao số 2/11/1998 20. Văn Cầm Hải, Thế giới tồn tại bởi sự lễ độ, báo Văn nghệ Trẻ số 22/8/1998 21. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng thể loại (ký - bi kịch - Trường ca- Anh hùng ca - Tiểu thuyết), Bộ văn hóa - Thông tin và Thể thao - Trƣờng viết văn Nguyễn Du, H.1992 22. Ngô Minh Hiền, Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế số 6/2004 23. Ngô Minh Hiền, Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa ( Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện Văn học, 2009). 24. Nguyễn Duy Hinh, Phật giáo với văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 4, 1992 25. Nguyễn Văn Hoa (sƣu tầm và biên soạn), Hiểu thêm lịch sử qua các hồi ký, kí sự, tuỳ bút, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997 26. Nguyễn Văn Hoa, Phải chăng sau Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tác giả coi như giang hồ gác kiếm?, tạp chí Sông Hương số 188 (02/2003) 27. Hà Ngọc Hòa, Quan niệm con người trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông, tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 26, 2005 28. Mai Văn Hoan, Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, Báo Đà Nẵng số ngày 21 tháng 3 năm 2010 29. Tô Hoài, Sổ tay viế t văn, Nhà xuất bản Tác phẩ m mới, Hà Nội, 1977 30. Trần Hoài, Người lính Việt quỳ hôn chân ngựa đá, Báo Tuổi trẻ số ngày 25 tháng 2 năm 2007 31. http://baodaklak.vn/channel/3608/200911, Những tâm tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, 13/11/2009 32. http://vietbao.vn, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về nghề viết, ngày 26/3/2010 33. http://www.tintuc.xalo.vn, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường rời cố đô vào nam 34. http://www.tintuc.xalo.vn, Đọc bút ký “Miền cỏ thơm” của Hoàng Phủ Ngọc Tường 35. http://www.tintuc.xalo.vn, Hoàng Phủ Ngọc Tường giữ trọn nhân cách người cầm bút 36. http://www.tintuc.xalo.vn, Hoàng Phủ Ngọc Tường và nỗi hoa bên trời 37. http://www.tintuc.xalo.vn, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết sách về Trịnh Công Sơn 38. http://www.tintuc.xalo.vn, Hoàng Phủ Ngọc Tường: “không còn bận lòng sau cuốn sách về Sơn” 39. http://www.tintuc.xalo.vn, Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Nhà văn phải nói lên sự thật” 40. Đinh Hƣơng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, con ấu tùng tham ăn... sách, Báo Dân trí số ngày 12 tháng 6 năm 2006 41. Lê Thị Hƣờng, Thế giới cỏ dại trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương số 202, tháng 12 năm 2005 42. Lê Thị Hƣờng, Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ của thiên nhiên, Tạp chí Sông Hương số 161, tháng 7 năm 2002 43. Thụy Khuê, Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế, http://thuykhue.free.fr. 44. Hạnh Lê, Người theo "chủ nghĩa" mê đi, báo Quảng Nam số 2/2007 45. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (chủ biên), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006 46. Phƣơng Lựu (chủ biên), Lý luận văn học (tái bản lần thứ 2), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002 47. Phƣơng Lựu, Nguyên lý lý luận văn học, t1, Nhà xuất bản Văn hóa , Hà Nội , 1962 48. Vũ Thị Luyến, Vẻ đẹp của một dòng sông, tạp chí Văn học trẻ, số T5 (1888)/2009) 49. Trần Thuỳ Mai, Ký văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Sông Hương số 161-07-2002 50. Trần Thùy Mai, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn sống để viết, http://www.baomoi.com 51. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1994 52. Đặng Nhật Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường – một tâm hồn Huế, Tạp chí Tia Sáng năm 2002. 53. Ngô Minh, Bài thơ hay và lạ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, http://baomoi.com 54. Ngô Minh, Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Sông Hương số 231 (05/2008) 55. Ngô Minh, Bồng bềnh cho tới mai sau, http://vietbao.vn 56. Ngô Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường - người ham chơi in trong báo Tuổi trẻ số ngày 20/9/2007 57. Ngô Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường và nỗi ám ảnh hoa phù dung in trong báo Phụ Nữ số ngày 24/2/2005 58. Ngô Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường và những mạch vỉa than đá, tạp chí Sông Hương số 240, tháng 2/2009 59. Ngô Minh, Nghĩ về văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường in trong báo Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh số 7/2002 60. Ngô Minh, Xông đất Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Tiền Phong số ngày 23 tháng 2 năm 2008 61. Lê Trà My, Hình tượng tác giả trong tản văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, http://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2010/11/3 62. Lê Trà My, Về việc giảng dạy thể ký và Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình văn học phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 49 năm 2006 63. Dạ Ngân, Hoàng Phủ Ngọc Tường – Nỗi niềm của lửa, Báo Văn Nghệ, số 12/2006. 64. Hoàng Sĩ Nguyên, Đọc “Nhàn đàm” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Sông Hương số 6/2003 65. Kim Oanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường và tài sản sông Hương, báo Tuổi trẻ số ngày 29/11/2008 66. B.Pôlêvôi, Viế t ký sự, Nhà xuất bản Văn ho ̣c, Hà Nội, 1961 67. Phạm Phú Phong, Hoàng Phủ Ngọc Tường - người kể chuyện cổ tích chiến tranh, tạp chí Sông Hương số 161-07-2002 68. Hoàng Hữu Quyết, Gặp gỡ: Nhà văn - Nhà báo - Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường - sáng tác là sự giải tỏa, Tạp chí Đàn ông số tháng 6 năm 2007 69. Hoàng Hữu Quyết, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết báo tết, http://www.baomoi.com 70. Hữu Quyết, Xuân Hoài, Gặp gỡ nhà văn hoàng Phủ Ngọc Tường những ngày đầu năm tại Huế: “Văn chương đòi hỏi cái gì… hơn cả máu”, tạp chí Sông Hương số 220-06-2007 71. Băng Sơn, Linh hồn Huế (tuỳ bút), tạp chí Sông Hƣơng số 179-180/01&022004 72. Nguyễn Hữu Sơn, Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945, nguồn http://vienvanhoc.org.vn 73. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1995 74. Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông – Bút ký sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Báo Văn nghệ số 7-1987 75. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006 76. Nguyễn Tuân, Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường rất nhiều ánh lửa, tạp chí Văn nghệ số 25 -1980. 77. Nguyễn Trọng Tạo, Lễ hội riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Cửa Việt năm 2002 78. Nguyễn Trọng Tạo, Từ A đến Z với Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Sông Hương số 161-7/2002 79. Tạp chí nhà văn, Giới thiệu nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Nhà văn số 6, Hà Nội, 2002 80. Lê Viết Thọ, Trong miền hoài niệm (Đọc “Ngọn núi ảo ảnh” – bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nhà xuất bản Thanh Niên tháng 1/2000), tạp chí Sông Hương số 136 (6/2000) 81. Lý Hoài Thu, Hồi ký và bút ký thời kỳ đổi mới, http://www.vienvanhoc.org.vn 82. Thanh Thảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường - Người hái phù dung, tạp chí Sông Hương số 158 (04/2002) 83. Đặng Tiến, Đọc tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Diễn đàn Paris năm 2002 84. Nguyễn Tống, Ngôn từ nghệ thuật - một nét phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân, tạp chí Sông Hương số 154-12-2001 85. Nguyễn Nghĩa Trọng, Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sỹ khoa học 86. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Rất nhiều ánh lửa, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt nam, 1979. 87. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Bản di chúc cỏ lau, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1991 88. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Hoa trái quanh tôi, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 89. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Ngọn núi ảo ảnh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2000 90. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Rượu Hồng đào chưa nhắm đã say, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001 91. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Tuyển tập - tập 1 (Nhàn đàm), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002 92. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Tuyển tập - tập 2 (Bút ký), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002 93. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Tuyển tập - tập 3 (Bút ký), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002 94. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Huế di tích và con người, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003 95. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 96. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Miền cỏ thơm (Bút ký), Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội.2007 97. Nguyễn Thanh Tú, Đi tìm vẻ đẹp của một dòng sông (Tiếp cận văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 12 - Tập 1 - Bộ mới. Nhà xuất bản Giáo dục), http://www.vienvanhoc.org.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan