Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh...

Tài liệu Thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

.PDF
122
6
57

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG TÀI NGUYÊN THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Khánh NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đặng Tài Nguyên ii năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Kỳ Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đặng Tài Nguyên iii năm 2017 MỤC LỤC Lời cam đoan ......................................................................................................................... ii Lời cảm ơn ............................................................................................................................iii Mục lục ................................................................................................................................. iv Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................................... vii Danh mục bảng ...................................................................................................................viii Danh mục hình ...................................................................................................................... ix Trích yếu luận văn ................................................................................................................. x Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận về thay đổi sinh kế của ngư dân khi có sự cố môi trường .................. 4 2.1.1. Các khái niệm ............................................................................................................ 4 2.1.2. Đặc điểm sinh kế của các hộ ngư dân ..................................................................... 10 2.1.3. Tác động của sự cố môi trường đến cuộc sống con người. ..................................... 12 2.1.4. Nội dung nghiên cứu sinh kế của ngư dân .............................................................. 15 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân vùng ven biển .............................. 20 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 21 2.2.1. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho ngư dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường trên thế giới. ..................................................................... 21 2.2.2. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho ngư dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường tại Việt Nam .................................................................... 25 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kỳ Anh ................................................................ 29 iv Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 30 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 30 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................... 30 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................... 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 40 3.2.1. Phương pháp khung phân tích sinh kế .................................................................... 40 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................ 41 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 42 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 43 3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................ 43 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 44 Phần 4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 46 4.1. Thực trạng sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện Kỳ Anh .................................................................................................................... 46 4.1.1 Khái quát về các hộ ngư dân huyện Kỳ Anh........................................................... 46 4.1.2. Ảnh hưởng của SCMT tới đời sống người dân ....................................................... 47 4.1.3. Thực trạng sự thay đổi các nguồn lực sinh kế sau sự cố môi trường ...................... 48 4.2. Sự thay đổi sinh kế của các hộ dân dưới tác động của sự cố môi trường ............... 62 4.2.1 Sự thay đổi các chiến lược sinh kế sau SCMT ........................................................ 62 4.2.2. Kết quả của sự thay đổi sinh kế sau SCMT ............................................................ 68 4.3. Đánh giá tác động của sự thay đổi sinh kế tới kinh tế - xã hội ............................... 76 4.3.1. Đánh giá tác động của thay đổi sinh kế tới kinh tế hộ dân...................................... 76 4.3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của thay đổi sinh kế tới các yếu tố xã hội tại địa phương. 78 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân sau SCMT 80 4.4.1. Các thể chế chính sách ............................................................................................ 80 4.4.2. Năng lực của hộ, cá nhân ảnh hưởng đến sinh kế ................................................... 86 4.4.3. Nguồn vốn................................................................................................................ 87 4.5. Những giải pháp đề xuất nhằm ổn định sinh kế của địa phương ............................ 90 4.5.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách và mối liên kết ................................................ 90 4.5.2. Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân ....................................................... 90 4.5.3. Nâng cao hiệu quả của các nguồn lực sinh kế......................................................... 92 v 4.5.4. Nâng cao hiệu quả của các phương thức chuyển đổi sinh kế.................................. 93 4.5.5. Định hướng xây dựng sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển .................. 94 4.5.6. Đào đạo nhân lực, phát triển xuất khẩu lao động .................................................... 96 4.5.7. Quản lý nguồn tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững ............................ 98 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 100 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 100 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 102 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 103 Phụ lục ............................................................................................................................... 105 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BDKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CNH –HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS Dân tộc thiểu số DFID Vụ Phát triển Quốc tế Anh EPS Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài GQVL Giải quyết việc làm IMM Tổ chức Nghiên cứu về Phát triển bền vững của Vương quốc Anh LĐ Lao động LĐ-TB&XH Lao động, thương binh và xã hội NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXNN Sản xuất nông nghiệp SCMT Sự cố môi trường TNMT Tài nguyên môi trường XHCN Xã hội chủ nghĩa XĐGN Xóa đói giảm nghèo UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Kỳ Anh (2014-2016).......................... 34 Bảng 3.2. Bảng biến động dân số và lao động qua 3 năm (2014 – 2016)...................... 38 Bảng 3.3. Tình hình phát triển y tế, giáo dục của huyện Kỳ Anh................................... 39 Bảng 4.1. Diện tích sản xuất nông nghiệp của khu vực điều tra ..................................... 50 Bảng 4.2. Dân cư huyện Kỳ Anh .................................................................................... 52 Bảng 4.3. Sự thay đổi sau SCMT các chỉ tiêu nguồn lực con người .............................. 53 Bảng 4.4. Sự thay đổi số lượng tàu thuyền sau SCMT ................................................... 54 Bảng 4.5. Sự thay đổi nguồn lực vật chất trong các hộ gia đình sau SCMT .................. 55 Bảng 4.6. sự thay đổi khả năng tài chính của các hộ điều tra ......................................... 57 Bảng 4.7. Quan hệ của các tổ chức liên quan đến cộng đồng trước SCMT ................... 59 Bảng 4.8. Kết quả về sự tham gia của người dân trong các hoạt động ở địa phương ............................................................................................................ 61 Bảng 4.9. Sự thay đổi các chiến lược sinh kế của nhóm hộ Thủy sản ............................ 62 Bảng 4.10. Sự thay đổi các chiến lược sinh kế sau SCMT của nhóm Thủy sản + Nông nghiệp ................................................................................................... 65 Bảng 4.11. Sự thay đổi các chiến lược sinh kế sau SCMT của nhóm Thủy sản + Dịch vụ ........................................................................................................... 67 Bảng 4.12. Kết quả sự thay đổi sinh kế sau SCMT của nhóm Thủy sản .......................... 69 Bảng 4.13. Kết quả sự thay đổi sinh kế sau SCMT của nhóm Thủy sản + Nông nghiệp ............................................................................................................. 72 Bảng 4.14. Kết quả sự thay đổi sinh kế sau SCMT của nhóm Thủy sản + Dịch vụ ......... 74 Bảng 4.15. Cơ cấu mức thu nhập giữa nhóm nghề cũ và nhóm nghề mới ....................... 77 Bảng 4.16. Sự chuyển dịch lao động tại địa phương sau SCMT ...................................... 80 Bảng 4.17. Những hạn chế về kỹ thuật trong chuyển đổi sinh kế .................................... 87 Bảng 4.18. Những hạn chế về nguồn vốn chuyển đổi của người dân............................... 89 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích sự thay đổi sinh kế ................................................................... 8 Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004) ................................ 16 Hình 3.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ...................................................................... 31 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Anh qua 3 năm 2014 – 2016 ................................... 35 Hình 3.3. Khung sinh kế của đề tài ................................................................................... 41 Hình 4.1. Sự thay đổi vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với hộ ngư dân ..................... 60 Hình 4.2. Nguồn sử dụng thuyền đánh bắt của hộ chuyển đổi đánh bắt xa bờ................. 64 Hình 4.3. Sự thay đổi thu nhập của các nhóm nghề thuộc nhóm Thủy sản sau SCMT ... 70 Hình 4.4. Sự thay đổi thu nhập sau SCMT của nhóm Thủy sản + SXNN ....................... 73 Hình 4.5. Sự thay đổi thu nhập của các hoạt động sinh kế của nhóm Thủy sản + Dịch vụ.. 75 Hình 4.6. Sự tham gia của các hộ dân vào các nhóm ngành nghề tại địa phương ............ 78 Hình 4.7. Hình thức hỗ trợ sau SCMT mà người dân nhận được ..................................... 85 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Tài Nguyên Tên Luận văn: Thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sự cố môi trường (SCMT) ven biển 4 tỉnh miền Trung xảy ra vào tháng 4 năm 2016 đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng làm ảnh hưởng nặng nề tới môi trường biển khu vực. Sự cố môi trường không chỉ gây ảnh hưởng tới Tài nguyên môi trường biển mà đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của hàng nghìn người dân ven biển. Vấn đề ổn định sinh kế của người dân không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài cần được nghiên cứu và tìm hướng giải quyết. Do vậy, tác giả thực hiện đề tài “Thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ ngư dân tại địa phương trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thay đổi sinh kế của các hộ ngư dân chịu ảnh hưởng của SCMT biển tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững, sinh kế của các hộ ngư dân, khái niệm về sự cố môi trường biển, sự thay đổi sinh kế. Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm sinh kế của các hộ ngư dân và tác động của sự cố môi trường đến con người. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là nghiên cứu ảnh hưởng của SCMT tới đời sống ngư dân huyện Kỳ Anh; nghiên cứu về sự thay đổi các nguồn lực sinh kế và các chiến lược sinh kế của người dân sau khi chịu ảnh hưởng của SCMT và các kết quả mà sự thay đổi đó đem lại. Đề tài cũng nghiên cứu về những ảnh hưởng do sự thay đổi sinh kế mang lại cho ngư dân, đồng thời tìm hiểu các yếu tố tác động tới sự thay đổi sinh kế gồm: Chính sách quản lý, hỗ trợ sinh kế; năng lực của hộ cá nhân; nguồn vốn và quan hệ cộng đồng. Địa bàn nghiên cứu là huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh có đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội phụ thuộc vào nguồn lợi từ biển. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp phân tích khung thay đổi sinh kế; phương pháp thu thập thông tin, số liệu; phân tích và xử lý số liệu theo phương pháp thông x kế mô tả và phương pháp so sánh; phương pháp có sự tham gia của PRA và phương pháp chuyên gia. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Nhóm chỉ tiêu kinh tế xã hội; nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng các nguồn lực sinh kế của ngư dân; nhóm chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi nguồn lực sinh kế của ngư dân sau SCMT; nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của thay đổi sinh kế của hộ ngư dân sau SCMT. Qua quá trình nghiên cứu có đề tài nhận thấy: Sau SCMT và những thiệt hại mà SCMT gây ra, rất nhiều hoạt động sinh kế của người dân ven biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh không thể tiếp tục sản xuất, người dân bắt bộc phải tìm kiếm những chiến lược sinh kế mới để chuyển đổi. Đối với nhóm hộ thủy sản, các chiến lược sinh kế mà họ lựa chọn thường là các chiến lược liên quan đến thủy sản như đánh bắt xa bờ, làm thuê trên các tàu thuyền đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản nước ngọt kết hợp với các nghề lao động tự do hoặc xuất khẩu lao động. Nhóm hộ Thủy sản kết hợp với nông nghiệp lựa chọn các chiến lược kết hợp giữa các ngành nông với một số hình thức canh tác nông nghiệp mới, nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc lao động tự do hay XKLĐ. Nhóm Thủy sản kết hợp dịch vụ lựa chọn các chiến lược duy trì các hoạt động dịch vụ cũ kết hợp với các nghề sinh kế mới như lao động tự do, đánh bắt thuê hoặc nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Quá trình chuyển đổi sinh kế của tất cả các nhóm hộ đều mang lại những hiệu quả nhất định cho các hộ dân. Tuy nhiên mức độ hồi phục của từng nhóm hộ dân khác nhau là khác nhau. Nhóm hộ Thủy sản kết hợp với nông nghiệp là nhóm hộ chịu ảnh hưởng ít nhất của SCMT, mức thu nhập sau SCMT còn khoảng 40%, cao hơn 2 nhóm còn lại là Thủy sản (21%) và Thủy sản kết hợp Dịch vụ (15%). Tuy nhiên đây lại là nhóm hộ có tốc độ phục hồi thu nhập chậm nhất tính đến thời điểm tháng 5/2017. Nhóm hộ Dịch vụ là nhóm hộ có tốc độ hồi phục thu nhập cao nhất trong 3 nhóm hộ, mức hổi phục là 87% . Nhóm có mức hồi phục cao tiếp theo là nhóm Thủy sản với mức hồi phục là 79% và nhóm hồi phục chậm nhất là nhóm Thủy sản kết hợp nông nghiệp (74,8%). Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân như sau: Các giải pháp về cơ chế chính sách và mối liên kết.; Nâng cao trình độ nhận thức của người dân; Nâng cao hiệu quả của các nguồn lực sinh kế; Nâng cao hiệu quả của các phương thức chuyển đổi sinh kế; Đào đạo nhân lực, phát triển xuất khẩu lao động; Quản lý nguồn tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững. xi THESIS ABSTRACT Master candidate: Dang Tai Nguyen Thesis title: The change of fishermen’s livelihood after the marine environmental incident in Ky Anh district, Ha Tinh province Major: Agricultural Economics Code: 60.62.01.15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) There were serious consequences of the marine environmental incident in the four central provinces of Vietnam in April 2016 which affected the marine environment in the region. The marine environmental incident affected not only the marine resources but also the livelihood of thousands of people who live in the coastal areas. The essential problem was to stabilize people’s livelihood and therefore, “The change of fishermen’s livelihood after the marine environmental incident in Ky Anh district, Ha Tinh province” was chosen as a research topic. The main research’s objective was to research the change in the livelihood of fishermen after the marine environmental incident in Ky Anh district, Ha Tinh province and suggest some solutions to stabilize the livelihood of local fishermen in the following years. The research subject is the change of fishermen’s livelihood influenced by the marine environmental incident in Ky Anh district, Ha Tinh Province The definition of the livelihood, sustainable livelihood, the livelihood of fishermen, the marine environmental incident, the livelihood changes, the livelihood characteristic of fishermen and the impact of the marine environmental incident were given and discussed in the research. The research content was to assess the impact of the marine environmental incident on the fishermen live in Ky Anh district, the change of livelihood resources and strategies after the incident. In addition, the research analyzed the effect of livelihood change on fishermen and the factors influencing the livelihood change which were policies, the capacity of households, capital and community relations. The methodology used in the research were the method of analysis, statistic description and comparison, participatory rural appraisal and key informant interviews. The research indicators included indicators of socio-economic, the change in livelihood resources of fishermen after the marine environment incident and the efficiencies of livelihood change after the incident. The research showed that there were numerous difficulties for fishermen after the marine environmental incident and as a result, they changed their livelihood strategies to xii adapt to new environment. The chosen livelihood strategies of aquaculture household were offshore fishing, aquaculture faring and combination of aquaculture and different occupations. The livelihood strategies of the integrated aquaculture-agriculture households were to chose new agricultural practices, aquaculture farming and the combination of these activities. The livelihood of the integrated of aquaculture-business households were to maintain business in combination with new livelihood strategies such as aquaculture farming. Therefore, there were effective livelihood strategies for different household groups and the level of recovery of diverse groups was different. The integrated aquaculture-agriculture households were influenced the least in the marine environmental incident. Particularly, the income of these households was 40 percent as comparison as their income before the incident. Meanwhile, the income of aquaculture and integrated aquaculture-business households reduced to 21 percent and 15 percent, respectively compared to their own income before the incident. The level of recovery of the integrated aquaculture-business households and aquaculture households were 87 percent and 79 percent respectively, whereas the slowest level of recovery of the aquaculture-agriculture households was 74,8 percent The research proposed some solutions to stabilize the livelihood of households: improving policies and linkages, raising household awareness, improving the efficiencies of livelihood resources, training human resources and managing natural resources sustainably. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những huyện miền trung có đường bờ biển dài với nhiều cửa biển, thềm lục địa rộng và các vùng nuôi trồng thủy, hải sản đa dạng. Biển trữ lượng hải sản lớn và phong phú, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển dồi dào. Người dân vùng ven biển của Kỳ Anh có đặc thù là kiếm sống dựa vào nguồn lợi biển, các nguồn sinh kế của người dân ven biển chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển, như: Khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ du lịch,.... từ biển, các hoạt động sinh kế này có tính phụ thuộc rất lớn vào biển, chính vì vậy nguồn sinh kế của họ tiềm ẩn nhiều rủi ro, cuộc sống của họ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tự nhiên cụ thể là các nguồn lợi từ biển, điều kiện tự nhiên biển mang lại. Ngày 06/04/2016, hiện tượng cá chết xuất hiện gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng với Kỳ Anh, từ ngày 6 đến 18-4, tại khu vực ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, các loại thuỷ sản nuôi trồng chết khoảng 82 tấn. Giá trị thiệt hại ước tính khoảng 4,71 tỉ đồng (UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2016). Nguyên nhân chính đã được cơ quan chức năng làm rõ là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả nước thải ra biển. Sự cố môi trường (SCMT) ven biển 4 tỉnh miền Trung không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường mà còn gây tác động trực tiếp tới sinh kế của người dân ven biển của huyện Kỳ Anh. Các ngành nghề thủy sản như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, chế biến thủy sản,... gần như không còn tiếp tục sản xuất được. Hàng trăm hộ dân mất đi các nguồn sinh kế, nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng, thậm chí mất hẳn. Đứng trước những hậu quả do SCMT gây ra, Chính phủ và chính quyền địa phương đã có những biện pháp cụ thể nhằm ổn định cuộc sống trước mắt cho người dân, đồng thời có những chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi sang các nguồn sinh kế mới nhằm bước đầu tạo ra mức thu nhập cho các hộ dân. Quá trình chuyển đổi sinh kế cho người dân bước đầu đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định, tuy nhiên còn gặp khá nhiều khó khăn, thậm chí có nhiều mô hình chưa đưa lại được hiệu quả kinh tế cao. 1 Vấn đề ổn định sinh kế của người dân không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài cần được nghiên cứu và tìm hướng giải quyết. Do vậy, tác giả thực hiện đề tài “Thay đổi sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm tìm hiểu về quá trình thay đổi sinh kế sau SCMT của người dân huyện Kỳ Anh, góp phần xác định được những vấn đề còn vướng mắc và đề xuất các giải pháp góp phần ổn định sinh kế và đời sống cho người dân nơi đây. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ ngư dân tại địa phương trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về sinh kế của người dân sau sự cố môi trường - Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi hoạt động sinh kế của người dân khu vực bị ảnh hưởng của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thay đổi của người dân tại huyện Kì Anh, Tỉnh Hà Tĩnh - Đề xuất các giải pháp ổn định sinh kế, nâng cao đời sống của người dân huyện Kỳ Anh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự thay đổi sinh kế của các hộ ngư dân chịu ảnh hưởng của SCMT tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế của hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. + Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 2 + Phạm vi thời gian: tháng 9/2016 đến tháng 10/2017. 1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 1.4.1. Về lý luận Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thay đổi sinh kế trên các khía cạnh: khái niệm sinh kế, khái niệm thay đổi sinh kế, vai trò đặc điểm của sinh kế hộ ngư dân. Nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ ngư dân và vận dụng vào nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của các hộ ngư dân. 1.4.2. Về thực tiễn Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung thực trạng sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường, thực trạng về thay đổi các nguồn lực sinh kế sau sự cố môi trường của hộ ngư dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra được sự thay đổi của các chiến lược sinh kế và kết quả của sự thay đổi các chiến lược sinh kế sau sự cố môi trường tại địa bàn .Từ những nội dung đó Luận văn đánh giá tác động của thay đổi sinh kế tới kinh tế, xã hội tại địa phương và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường. Từ những phân tích trên, luận văn đề xuất được các biện pháp ổn định sinh kế của hộ ngư dân ven biển huyện Kỳ Anh,Tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN KHI CÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về sinh kế Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các của Barett và Reardon, F. Ellis, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990. Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Đã có nhiều tác giả, tổ chức nghiên cứu và đưa ra khái niệm về sinh kế. Sau đây là một số khái niệm đã được chấp nhận: Theo Ủy ban phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID - 1998) một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường sá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Các sinh kế có thể bao gồm mức độ sung túc, con đường vận chuyển thức ăn và tiền mặt phục vụ cho các phúc lợi về thể chất và xã hội. Điều này bao gồm sự đảm bảo chống lại bệnh tật, tử vong sớm và trở nên nghèo hơn (Chamber, 1993). Các sinh kế là các phương tiện, các hạt động và các quyền dựa vào đó con người tạo ra cuộc sống (Singh, 1996). Theo Bùi Đình Toái (2004), khái niệm sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai hay phương tiện kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện của họ. 4 Từ những khái niệm trên cùng với thực tế của địa phương nghiên cứu, có thể nói sinh kế của ngư dân bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay cả hộ ngư dân. Các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của chính họ đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những mối quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ ngư dân đã thiết lập nên trong cộng đồng. 2.1.1.2 Khái niệm sinh kế bền vững Hiện nay sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng một cách bền vững. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang thiết bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển…Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên lại là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không. Một sinh kế được coi là bền vững khi con người với khả năng của mình có thể đối phó với những yếu tố dễ bị tổn thương, đồng thời có thể duy trì hoặc thậm chí nâng cao khả năng nguồn vốn sinh kế. Nói cách khác, sinh kế bền vững là không được khai thác quá mức gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai. Ngược lại, nó phải góp phần thúc đẩy hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Theo Chambers and Conway (1992), sinh kế được coi là bền vững khi có thể đương đầu vượt qua những áp lực sống và duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lai, nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến cơ số tài nguyên thiên nhiên. Đối với cộng đồng người dân ven biển, vấn đề sinh kế và phát triển bền vững thường có những mâu thuẫn với nhau. Họ thường vì lợi ích trước mắt, vì cuộc sống mưu sinh, tìm kiếm công ăn, việc làm và mong muốn có được cuộc sống khá giả hơn nên họ đã khai thác hoặc lạm dụng quá mức, thậm chí là tàn phá các nguồn tài nguyên biển gây tổn hại và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Trong khi đó, sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng có hạn. Các chính sách hỗ trợ, các chế tài xử lý chưa đủ mạnh và mang tính 5 thuyết phục đã dẫn đến tình trạng cố tình vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng sau này. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp cho cộng đồng người dân ven biển có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, tìm kiếm được việc làm và thu nhập cao hơn, đồng thời hướng cho họ có ý thức giữ gìn và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính bền vứng hay khả năng khai thác lâu dài, phục vụ lại chính sinh kế và cuộc sống của họ. Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu “Sinh kế bền vững của người dân ven biển là quá trình ngư dân sử dụng hợp lý các nguồn vốn sinh kế để thích ứng với các hoàn cảnh dễ bị tổn thương và đạt được các mục tiêu tăng thu nhập, giảm rủi ro, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời khồng làm tổn hại đến môi trường cũng như các nguồn lợi tài nguyên và môi trường biển trong tương lai”. 2.1.1.3. Sinh kế của các hộ ngư dân Ngư dân là người sống bằng nghề đánh bắt cá. Hiện nay, do có sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong bộ phận ngư dân, khái niệm ngư dân được mở rộng hơn. Theo đó, có thể hiểu ngư dân là những người tham gia vào các hoạt động đánh bắt, khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiếp thị các sản phẩm hải sản. Cộng đồng ngư dân ven biển là những người sinh sống bằng nghề khai thác, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh các sản phẩm hải sản ở các địa phương ven biển. Họ phụ thuộc chủ yếu vào hệ sinh thái ven biển và dễ bị tổn thương khi nguồn tài nguyên sụt giảm. Người dân vùng ven biển có đặc thù là họ kiếm sống dựa vào nguồn lợi biển, họ phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cuộc sống của học phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tự nhiên cụ thể là các nguồn lợi từ biển, điều kiện tự nhiên biển mang lại. Sinh kế của người dân ven biển là một phạm trù hẹp của khái niệm sinh kế. Nó là sinh kế của một nhóm đối tượng trong cộng đồng người, được phân loại theo ngành nghề và môi trường sống. Vậy ta có thể hiểu sinh kế của người dân ven biển là sinh kế của cộng đồng người sống ở vùng ven biển, sử dụng các nguồn vốn sinh kế để tham gia hoạt động sinh kế chính là đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và du lịch biển, thích ứng với các hoàn cảnh dễ bị tổn 6 thương (thiên tai, mùa vụ, thị trường, cơ chế, chính sách…) nhằm tìm kiếm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.1.1.4. Khái niệm sự cố môi trường biển Sự cố môi trường (SCMT) là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xẩy ra do: Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác. Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Có 3 nguyên nhân gây SCMT: SCMT do thiên nhiên gây ra, SCMT do con người gây ra, SCMT do cả thiên nhiên và con người kết hợp gây ra. Sự cố môi trường do thiên nhiên gây ra là các tai biến tự nhiên như: động đất, bão, sóng thần, cháy rừng...Thiên tai là SCMT gây ra bởi quá trình tự nhiên, thường được coi là bất khả kháng, con người cần sống hoà hợp với chúng. Việc lựa chọn phương án phòng chống thiên tai tập trung vào lựa chọn cách sống và né tránh những ảnh hưởng không mong đợi. Sự cố môi trường do con người gây ra là những hoạt động của con người như xả thải chất ô nhiễm hoặc sự cố kỹ thuật như cháy, nổ nhà máy lọc dầu, vỡ ống dẫn khí, rò rỉ hoá chất nguy hại … Sự cố môi trường do cả con người và thiên nhiên gây ra là hậu quả do các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên như hiện tượng mưa acid. Hiện tượng này có nguyên nhân là do con người đã thải ra các khí Cl2, SO2 … phát tán lên bầu khí quyển và tạo ra mưa a xít HCl hay H2SO4 … 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất