Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thanh toán quốc tế trong ngoại thương và những rủi ro thường gặp...

Tài liệu Thanh toán quốc tế trong ngoại thương và những rủi ro thường gặp

.DOC
80
95
127

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân PHỤ LỤC Danh mục sơ đồ bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 Chương 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI VIỆT NAM. 3 1.1 Quy mô và đặc điểm của cung...........................................................................3 1.2 Quy mô và đặc điểm của cầu...............................................................................3 1.3 Phân đoạn thị trường tổ chức sự kiện.................................................................9 1.4 Cạnh tranh trên thị trường tổ chức sự kiện......................................................14 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tổ chức sự kiện................................17 1.6 Xu hướng phát triển thị trường tổ chức sự kiện trong tương lai...................20 Chương 2Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf.................................................................................................................22 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf......................................................................................22 2.1.1 Khái quát về công ty..................................................................................22 2.1.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty ......................................................................................................................33 2.2 Thực trạng hoạt động Marketing của công ty.................................................36 2.2.1 Mục tiêu chiến lược Marketing................................................................36 2.2.2 Chính sách Marketing – Mix....................................................................37 2.3 Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện của công ty từ năm 2006 đến nay...39 2.3.1 Thiết lập mục tiêu tổ chức sự kiện...........................................................39 2.3.2 Quy trình tổ chức sự kiện..........................................................................40 2.4 Đánh giá, nhận xét quy trình tổ chức sự kiện..................................................60 2.5 Các đánh giá khác...............................................................................................62 2.5.1 Đánh giá về nhân sự..................................................................................62 2.5.2 Đánh giá về mặt kỹ thuật..........................................................................63 2.5.3 Đánh giá trong công tác quản lý..............................................................63 Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chương 3. Một số giải pháp, đề xuất cho hoạt động tổ chức sự kiện tại công ty Cô phần truyền thông và sự kiện Taf................................................................................64 3.1 Giải pháp đối với định hướng chiến lược kinh doanh của công ty...............64 3.2 Giải pháp cho hoạt động Marketing.................................................................65 3.3 Giải pháp cho hoạt động tổ chức sự kiện.........................................................66 3.4 Các giải pháp khác..............................................................................................73 Kết luận...........................................................................................................................75 Tài liệu tham khảo Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Danh mục sơ đồ bảng biểu  Biểu đồ cơ cấu sử dụng các dịch vụ Marketing  Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty  Biểu đồ cơ cấu lao động các phòng ban trong công ty  Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2006, 2007, 2008.  Biểu đồ doanh thu qua các năm 2006, 2007, 2008  Sơ đồ mô tả quy trình tổ chức sự kiện  Sơ đồ hình cây của tổ chức sự kiện tại công ty  Bảng dự toán ngân sách tổ chức sự kiện:” lễ đón dòng dầu đầu tiên ngày 05/08/2008 “  Bảng kế hoạch tổ chức hội thảo:” xây dựng tài chính_ khai trương trụ sở Techcombank Hồ Chí Minh 6 Nguyến Minh Khai, Q1”  Sơ đồ các phương pháp chuẩn bị tổ chức sự kiện  Sơ đồ bố trí nhân lực trong tổ chức sự kiện  Bảng danh sách khách mời và thư mời:”tổ chức hội nghị khách hàng tại Techcombank”  Hình ảnh thời trang doanh nhân 2008  Hình ảnh giải thưởng người mẫu Việt Nam 2008  Hình ảnh Gala Wedding 2008 Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 1 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Việt Nam gia nhập WTO sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng thị phần quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó khó khăn thách thức cũng không nhỏ muốn đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đã góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường. Marketing đã được các doanh nghiệp xem như là công cụ để chiến thắng trong cạnh tranh. Hoạt động quan hệ công chúng( Public Relations – PR) mà trong đó tổ chức sự kiện là một nhân tố quan trọng của hoạt động truyền thông và là một biến số trong các biến số của Marketing – Mix: sản phẩm , gái cả, xúc tiến hỗn hợp và kênh phân phối mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng nhằm truyên tải thông điệp và định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực, tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn, thách thức, việc duy trì, giữ vững vị thế trên thị trường là một trong những vấn đề trọng tâm đối với các doanh nghiệp. Vì thế, các hoạt động Marketing càng được các doanh nghiệp chú trọng hơn, đặc biệt là hoạt động truyền thông, mà trong đó hoạt động tổ chức sự kiện là một trong những lĩnh vực cực kỳ quan trọng của truyền thông. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tổ chức sự kiện, công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf đã ngay càng phát triển lĩnh vực hoạt động tổ chức sự kiện của mình để chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng canh tranh trên thị trường. Sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf, với vốn kiến thức về chuyên môn của mình, thấy được năng lực kinh doanh và thực trạng tổ chức sự kiện của công ty em đã chọn đề tài: “ Quy trình tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf – thực trạng và giải pháp” Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 2 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Mục đích nghiên cứu: phân tích, đánh giá thực trạng quy trình tổ chức sự kiện, từ đó nêu những ưu điểm và nhược điểm của nó; dựa trên cơ sở lý luận về tổ chức sự kiện đã học tập và nghiên cứu và qua thực tiến thực tập tại công ty từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức sự kiện của công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf. Kết cấu nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1 : Khái quát thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam Chương 2 : Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf Chương 3 : Một số giải pháp, đề xuất cho hoạt động tổ chức sự kiện tại công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf Vì điều kiện và trình độ, khả năng hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Em chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quí báu của thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Quang Dũng và các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ! Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1. VIỆT NAM 3 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI 1.1 Quy mô và đặc điểm của cung Ở Việt Nam có khoảng trên 169 doanh nghiêp, tổ chức cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhỏ, lẻ không chuyên khác. Con số này mới chỉ chiếm khoảng 8.3% trong tổng số các công ty về truyền thông và quảng cáo( theo trang vàng Việt Nam ngày 25/04/2009). Và điều đặc biệt là chưa có một công ty nào độc lập trên toàn bộ quá trình tổ chức, mà chỉ là những khâu riêng lẻ của một sự kiện tổng thể. Hơn thế nữa, các công ty tổ chức sự kiện của người Việt chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số các công ty sự kiện tại Việt Nam, và hầu như chỉ tổ chức các sự kiện nhỏ như: cưới hỏi, ca nhạc, thời trang, hội nghị…Các sự kiện tầm lớn vẫn thường xuyên do các công ty nước ngoài tổ chức. 1.2 Quy mô và đặc điểm của cầu Thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Việt Nam có gần 90 triệu dân, 64 tỉnh thành phố, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, vì vậy nhu cầu tổ chức sự kiện rất đa dạng. Theo ước tính ban đầu của tổ chức nghiên cứu thị trường FTA market research hàng năm tại Việt Nam có hàng nghìn sự kiện được diễn ra nhưng sự tiêu dùng của dịch vụ tổ chức sự kiện thì lại ít hơn so với quảng cáo theo mô hình nghiên cứu về thị trường dịch vụ marketing 2006. Biểu đồ 1.1: Cơ cấu sử dụng các dịch vụ Marketing. 100 80 60 40 % 20 0 Quảng cáo Nghiên Tổ chức Quan hệ Khuyến Cứu thị Sự kiện công mãi Trường chúng Tu vấn ( Số liệu của FTA- market reseach) Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 4 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Qua biểu đồ ta nhận thấy, giống như các kỳ nghiên cứu trước đây cơ cấu sử dụng các dịch vụ không có gì thay đổi đáng kể. Trong biểu đồ tỉ lệ tiêu dùng dịch vụ trong 12 tháng năm 2006 thì quảng cáo vẫn dẫn đầu với tỉ lệ sử dụng là 92%, tỉ lệ sử dụng nghiên cứu thị trường là 86%, tỉ lệ sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện là 60%.Con số 60% thể hiện một thực trạng là dịch vụ nghiên cứu thị trường đang có xu hướng phát triển đây là một ngành có triển vọng trong tương lai bởi vì các công ty và các tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của sự kiện ảnh hưởng tới hình ảnh và thương hiệu của công ty.So với con số 92% tỉ lệ tiêu dùng quảng cáo- một ngành dịch vụ đã phát triển tại Việt Nam trong vòng 12 năm trở lại đây thì tổ chức sự kiện là dịch vụ mới phát triển có mấy năm trở lại đây thì tỉ lệ tiêu dùng đã phản ánh một thực tế là tổ chức sự kiện đã mang lại một sự hấp dẫn không chỉ là sự sáng tạo mà còn là một lợi nhuận, điều đó còn thể hiện rằng là tổ chức sự kiện còn là một ngành mà thu hút sự của các dịch vụ bao quanh vì tổ chức sự kiện còn phải là sự kết hợp tiêu dùng dịch vụ khác nữa do đó nó đóng góp thu nhập không chỉ cho công ty tổ chức sự kiện mà còn đem lại thu nhập cho các dịch vụ khác nữa. Trung bình hàng năm các doanh nghiệp chi hơn 20 tỉ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỉ USD vào tổ chức sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, giới thiệu trưng bày sản phẩm (Nguồn số liệu của FTA- market reseach) Điều này thể hiện mặc dù sự tiêu dùng của tổ chức sự kiện là rất ít chỉ chiếm đến 60% so với con số 92% của quảng cáo nhưng số tiền bỏ ra lại không thua kém với quảng cáo điều này chứng tỏ là tổ chức sự kiện được các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều từ các tổ chức dịch vụ tổ chức sự kiện và các dịch vụ cần cho tổ chức sự kiện. Giá trị của thị trường tổ chức sự kiện bao gồm một chuỗi các dịch vụ nối tiếp nhau tạo thành một sự kiện hoàn chỉnh, vì vậy doanh thu của hoạt động tổ chức sự kiện là bao gồm doanh thu của chuỗi giá trị đó. Nhu cầu của tổ chức sự kiện: Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 5 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Những năm trước khi mà kinh tế chưa mở cửa thì các sự kiện ở Việt Nam được biết đến như hoạt động nội bộ của các tổ chức xí nghiệp, các cơ quan này tự tổ chức và chưa có khái niệm thế nào là tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tổ chức tự đứng ra tổ chức cho bản thân hoặc đơn vị mình mà không có sự tính toán tỉ mỉ về chi phí bỏ ra cũng như hoạch định xem chi phí bỏ ra như vậy có phù hợp hay không và hoàn toàn không có khái niệm là thuê một tổ chức chuyên nghiệp về tổ chức sự kiện bởi vì thời điểm hiện tại chưa có dịch vụ này. Vì vậy, tính chất tổ chức sự kiện chỉ là tự phát trừ một số trường hợp các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia là những sự kiện được chuẩn bị chu đáo. Do sự tự chuẩn bị, nên các hoạt động của sự kiện đều do mọi người trong tổ chức đảm nhiệm, nên tính chuyên nghiệp không cao và sự thành công đã giảm rất nhiều, và sức sáng tạo cũng không được hoàn thiện, sau khi kết thúc sự kiện thì coi như là sự kiện đã xong, mọi người giải tán mà không có một sự điều tra về phản ứng của tham dự, vì vậy không biết chính xác được sự kiện tổ chức ra có thành công không, có hiệu quả không, có lãng phí so với kinh tế không. Và trong lúc kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn thì việc tổ chức một sự kiện có dự trù ngân sách lớn là việc rất khó thực hiện được. Nhưng mấy năm trở lại đây, nhịp sống kinh tế đã có nhiều thay đổi, các dịch vụ phát triển nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nâng cao hình ảnh cho các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay thì việc thiết lập các mối quan hệ với người tiêu dùng và công chúng rất quan trọng. Các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ đã ý thức các công cụ truyền thông với doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện chỉ là một ngành dịch vụ mới mẻ nhưng mà thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động trong ngành dịch vụ này, ngoài các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài, hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, các công ty nhà nước thậm chí cơ quan quản lý bắt đầu quan tâm đến tổ chức sự kiện là một ngành lợi nhuận cao. Như chúng ta biết tổ chức sự kiện rất đa dạng phong phú. Từ những sự kiện bất khả kháng như ma chay, cưới hỏi hoặc những sự kiện nhỏ nhặt như họp nội bộ công ty, họp đại hội đồng cổ đông…cho đến những sự kiện như lớn như các sự kiện Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 6 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tầm cỡ quốc gia, quốc tế ví dụ như ASEM, APEC, các hội nghị, hội thảo giữa các nước với nhau…đều muốn tổ chức thành công và để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tham dự, do sức ảnh hưởng của sự kiện với người tham dự không chỉ trong sự kiện mà sau sự kiện, nó thúc đẩy những vấn đề quan hệ khác khi mà sự kiện đã kết thúc vì vậy tính cơ hội của tổ chức sự kiện không chỉ tính trên mặt lý thuyết vật chất, mà còn đem lại những cơ hội vô hình cho tổ chức như tổ chức một cuộc họp hội nghị khách hàng đem lại không chỉ thoả mãn nhu cầu gặp mặt của khách hàng, cảm ơn sự ủng hộ của khách hàng đối với công ty mà còn thắt chặt mối quan hệ với khách hàng khuyến khích họ ủng hộ các sản phẩm công ty khi công ty tung ra các chiến lược sản phẩm mới…Vì những tác động mà tổ chức sự kiện mang lại nên nhu cầu của tổ chức sự kiện càng ngày càng tăng, do nhu cầu của tổ chức sự kiện tăng mà hoạt động cung ứng của thị trường tổ chức sự kiện cũng diễn ra sôi động hơn.Theo ước tính ban đầu thì trường PR/ tổ chức sự kiện tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 30%/ năm với hơn 20 công ty chuyên nghiệp và hơn 200 công ty quảng cáo cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện. Nhưng, nhìn nhận một cách tổng thể khách quan thì 30% không phải là nhiều đối với một thị trường còn nhiều sự hấp dẫn như Việt Nam, không phải là nhiều đối với hàng nghìn công ty, doanh nghiệp, tổ chức đang tồn tại và kinh doanh. Một câu hỏi được đặt ra là trong số 30% các công ty tổ chức sự kiện mới tham gia vào thị trường tổ chức sự kiện thì có bao nhiêu công ty đủ sức cạnh tranh và hoạt động một cách chuyên nghiệp, với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về tổ chức sự kiện thì việc tăng số lượng nhưng chưa tăng chất lượng làm cho các công ty tổ chức sự kiện Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với các công ty tổ chức sự kiện nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt với những sáng tạo mới mẻ và có hiệu quả hơn. Đây là một bài toán được đặt ra không chỉ với người quản lý mà còn với bản thân các công ty tổ chức sự kiện trong nước, trước những thuận lợi về kinh tế thì việc tăng quy mô các công ty có làm cho dịch vụ trong nước đáp ứng được nhu cầu đề ra hay không hay chỉ làm rối trí thêm sự quản lý. Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 7 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Cầu của thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, việc tổ chức sự kiện đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thậm chí cả một quốc gia. Cùng với các công cụ khác của xúc tiến hỗn hợp, tổ chức sự kiện cũng nhằm mục đích cụ thể nào đó của chủ thể sự kiện, từ đó phát sinh nhu cầu tổ chức một hoặc một vài sự kiện. Sự kiện là nơi không chỉ diễn ra các công việc đàm phán, kinh doanh mà còn là nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đơn vị tổ chức sự kiện với đông đảo khách mời và công chúng, vì vậy mỗi sự kiện xảy ra được dự tính xảy ra là nhu cầu về tổ chức sự kiện xảy ra. Ở Việt Nam hàng năm có hàng ngàn sự kiện lớn nhỏ diễn ra theo mùa, theo tập tục văn hoá, theo thời gian, theo không gian từng vùng miền. Nghiên cứu nhu cầu tổ chức sự kiện Việt Nam để chọn thời điểm tổ chức sự kiện cho tốt nhất, gây chú ý nhất đồng thời tránh được sự trùng lặp sự kiện và thể hiện sự sáng tạo trong tổ chức, làm cho sự kiện nổi bật sáng tạo thu hút được sự quan tâm chú ý. Nhu cầu tổ chức các sự kiện theo mùa lễ hội. Do đặc thù đất nước ta là một đất nước mà có nhiều dân tộc và có năm ngữ hệ ngôn ngữ, do địa hình khí hậu, động thực vật phong phú, 3 miền Bắc – Trung – Nam mỗi nơi có một đặc điểm riêng, không vùng nào giống nhau, mỗi năm ở mỗi vùng lại có những lễ hội diễn ra đặc biệt đó là những lễ hội văn hoá dân gian thu hút được sự quan tâm của đông đảo những người dân tham dự, những sự kiện tôn giáo của từng vùng, từng tộc người đem đến những sắc màu tinh thần. Những sự kiện tôn giáo từng vùng được chuẩn bị rất chu đáo và thu hút sự quan tâm của rất nhiều người và diễn ra trong thời gian rất dài, đây là những sự kiện ảnh hưởng đến một vùng vì vậy nhu cầu tổ chức sự kiện theo mùa lễ hội chủ yếu là những sự kiện diễn ra xoay quanh những hoạt động lễ hội này. Đối với những người kinh doanh sản xuất, thì những ngày này trong năm họ thường ít tổ chức các sự kiện vì ít thu hút được sự quan tâm. Nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn của quốc gia. Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 8 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Những sự kiện lớn của quốc gia như văn hóa, thể thao, chính trị, xã hội thu hút rất nhiều sự quan tâm của các công ty tổ chức trong cả nước. Ngoài các hoạt động, sự kiện chính trong nước tổ chức, thì các đơn vị cũng có rất nhiều nhu cầu về tổ chức sự kiện đây là dịp thuận lợi nhất để tổ chức sự kiện đi kèm theo các sự kiện lớn, nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng, và những đơn vị tham gia. Trong những ngày này các đơn vị đặc biệt là các đơn vị kinh doanh tổ chức các sự kiện để hợp tác và kinh doanh. Nhu cầu tổ chức sự kiện trong các tổ chức và các cá nhân. Những sự kiện này diễn ra nhiều nhất trong năm ví dụ như các buổi họp mặt khách hàng, họp hội đồng quản trị, các hội thảo y tế, giáo dục, giao thông vận tải, các buổi tuyên dương các công nhân viên…, nhằm các mục đích như tăng cường các mối quan hệ trong tổ chức, tăng cường khả năng làm việc gây dựng hình ảnh công ty với toàn thể nhân viên … những sự kiện này không những chỉ gây ảnh hưởng với toàn tổ chức, với người tham gia mà còn làm tăng hình ảnh, giá trị tài sản thương hiệu cho công ty, vì vậy tổ chức sự kiện diễn ra không chỉ mang lại lợi ích vật chất cho công ty mà còn mang lại những giá trị vô hình đem đến cho công ty… Có rất nhiều sự kiện được tổ chức trong một năm ở một quốc gia. Từ văn hoá, thể thao, chính trị xã hội.. với một sự kiện việc tổ chức lại có một mục đích riêng ví dụ như những sự kiện văn hoá nhằm giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và giữa các nước với nhau. Ví dụ: một sự kiện như APEC, ngoài mục đích thảo luận giữa các nước về kinh tế còn kèm theo những hợp tác dài hạn trên mọi lĩnh vực. Với một tổ chức thì việc tổ chức một buổi họp cổ đông, hội đồng quản trị thì nhu cầu tổ chức một sự kiện nho nhỏ như vậy mang lại một ý nghĩa thắt chặt các mối quan hệ trong một tổ chức. Những sự kiện diễn ra nhiều nhất trong năm lại thuộc về các tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhu cầu tổ chức sự kiện tăng lên khi mà mục đích của tổ chức sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp từ đó giúp tăng doanh số bán của Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 9 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân công ty. Ví dụ như khai trương, giới thiệu sản phẩm mới, tài trợ các cuộc thi, kỷ niệm ngày thành lập công ty… Thực tế cho thấy nhiều công ty lớn đã dám bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để tổ chức các sự kiện và đạt không ít thành công như tăng doanh số bán, tăng uy tín, tăng giá trị tài sản thương hiệu trên thị trường cạnh tranh. Nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu mà chủ sự kiện đặt ra. Một điều cần lưu ý đó là nhu cầu tổ chức sự kiện dù nhỏ hay lớn đều phải phù hợp với ngân sách tổ chức sự kiện về một sự kiện dù lớn thì sẽ không có tác dụng nếu nó đứng riêng rẽ một mình. Nhất là trong hoạt động xúc tiễn hỗn hợp thì để một sự kiện thành công cần phối hợp nhiều công cụ xúc tiến hỗn hợp với nhau. 1.3 Phân đoạn thị trường tổ chức sự kiện Do nhu cầu của thị trường của tổ chức sự kiện rất đa dạng phong phú nên việc chia đoạn thị trường của thị trường tổ chức sự kiện được đánh giá theo nhiều tiêu chí. Không chỉ có các doanh nghiệp mới cần phải tổ chức sự kiện mà các các tổ chức phi chính phủ cũng cần các sự kiện để giới thiệu về các hoạt động của tổ chức, các cá nhân cũng cần các sự kiện để giới thiệu hình ảnh của mình tới công chúng hoặc nhằm mục đích tinh thần v.v… Chủ thể của sự kiện giao toàn bộ phần chuẩn bị tổ chức, hoặc một phần trong công tác chuẩn bị cho một công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện đều là người sử dụng dịch vụ tiêu dùng tổ chức sự kiện, và chủ thể của sự kiện giống như một người tiêu dùng của loại dịch vụ, do vậy mà họ cũng có những nhu cầu những mong muốn giống như một người tiêu dùng thông thường. Nhưng đây là một loại dịch vụ đặc biệt, không chỉ một người tiêu dùng mà có nhiều người cùng tiêu dùng, số hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong sự kiện cũng rất nhiều lại bao gồm những hàng hoá và dịch vụ nhỏ nữa. Do đặc thù của sự kiện như vậy, nên việc lựa chọn phân chia đoạn thị trường theo những tiêu chí phân đoạn thị trường như nhân khẩu hay địa lý, tâm lý và hành vi đều không phù hợp, tại vì nhu cầu của tổ chức sự kiện đều rất lớn Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 10 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vì vậy, xin phân chia thị trường tổ chức sự kiện theo đối tượng sử dụng tổ chức sự kiện và phân chia theo quy mô và khả năng thanh toán của tổ chức sự kiện. a) Phân chia thị trường tổ chức sự kiện theo đối tượng sử dụng tổ chức sự kiện. Sự kiện trong năm được tổ chức rất nhiều và có rất nhiều đối tượng tham gia vào sự kiện, và tổ chức các sự kiện đó. a1) Đối tượng sử dụng của thị trường tổ chức sự kiện là các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận. Đặc điểm của đối tượng tiêu dùng dịch vụ này là thường sử dụng các sự kiện lớn nhằm mục đích phục vụ cộng đồng. Đối tượng sử dụng loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện: Các tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ bao gồm: Các bộ, ngành, hành chính sự nghiệp, các tổ chức phi chính phủ như hiệp hội bảo vệ người tiêu dung, hiệp hội bảo vệ môi trường, hiệp hội quảng cáo v.v… Đặc điểm của đối tượng tiêu dùng này là: Đối tượng tiêu dùng ở đây là một tập thể không chỉ là một người, mà là rất nhiều người, mỗi người lại có trình độ học vấn, hành vi cá nhân, văn hóa khác nhau,sự tiêu dùng nhiều, quy mô tiêu dùng thường lớn, sự kiện thường là có quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày. Và sự quyết định thường là của tập thể, quyết định cuối cùng thuộc về người lãnh đạo của tổ chức. Nhu cầu sử dụng dịch vụ sự kiện của đối tượng loại này thường phát sinh vào những ngày lễ kỷ niệm, những ngày hội đã được ấn định lên kế hoạch từ trước. Thông thường đối với các đối tượng loại này thì họ thường tổ chức sự kiện cho chính tổ chức của họ, từ công tác chuẩn bị cho đến khi kết thúc sự kiện, thì có thể sự dụng một số loại dịch vụ đi kèm theo sự kiện nhằm phục vụ cho sự kiện mà tổ chức đó (chỉ sử dụng khi tổ chức không có hàng hoá dịch vụ đó). Công tác lên kế hoạch ngân sách, công tác chuẩn bị do một số người gọi là ban tổ chức điều hành, ban tổ chức do một số cán bộ có chuyên môn ở các phòng ban chức năng khác nhau Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 11 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tập hợp lại thành một ban tổ chức. Do đó những người trong ban tổ chức vừa am hiểu chuyên môn được trình bày trong sự kiện mà họ sắp tổ chức, nhưng các cán bộ chuyên môn lại không am hiểu tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp, do đó việc tiến hành các khâu trong tổ chức sự kiện không đảm bảo tính hoàn thiện do tổ chức một sự kiện không phải là chuyên môn nghiệp vụ chính của những người trong ban tổ chức, điều này đôi lúc làm cho sự kiện gặp phải một số những khó khăn. Đối với đối tượng loại này, tổ chức một sự kiện là một dịp thể hiện nhu cầu mong muốn của toàn bộ tập thể, là sự kiện mà đem lại giá trị tinh thần cho toàn bộ người tham dự và công chúng quan tâm. Do sử dụng ngân sách của tổ chức và không chịu áp lực về lợi nhuận, vì vậy tổ chức sự kiện không gặp khó khăn trong vấn đề tài chính trong quá trình tổ chức sự kiện. Đối với những sự kiện lớn của chính phủ như những sự kiện trong dịp APEC vừa rồi thì ngoài một ban tổ chức chỉ đạo toàn bộ sự kiện, còn có những công ty tổ chức sự kiện trong nước, những chuyên gia nước ngoài tổ chức các sự kiện, chuyên môn hoá từng khâu trong công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện. Ngoài các cơ quan, chính phủ “tiêu dùng” các sự kiện lớn, thì các cơ quan hành chính chủ yếu tự tổ chức và thuê ngoài. Đây là đối tượng chủ yếu tổ chức các sự kiện mang tính chất nội bộ ngành là chủ yếu. a2) Đối tượng tiêu dung dịch vụ sự kiện là các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của đối tượng này là: Người ra quyết định chính là người đứng đầu tổ chức kinh doanh. Đây là một tổ chức kinh doanh lợi nhuận vì vậy nhu cầu về tổ chức sự kiện là rất lớn. Tuy sự tiêu dùng dịch vụ nhiều nhưng quy mô thường nhỏ, thời gian thường chỉ kéo dài một hai ngày và lâu nhất là một tuần. Do đặc thù là một ngành kinh doanh lợi nhuận nên một sự kiện được tổ chức ra với mong muốn làm nổi bật sản phẩm. Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 12 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Với đối tượng này thì những sự kiện sau đây là có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện bao gồm: khai trương – là một trong những lý do tốt nhất để tổ chức sự kiện vì các công ty mới thành lập luôn muốn cho người tiêu dùng, công chúng quan tâm đến công ty vì vậy, tổ chức sự kiện là một dịp mà công ty muốn cho mọi người biết đến họ, trong sự kiện họ mong muốn sự kiện mang một nét đặc trưng riêng, nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà công ty muốn nhắn gửi đến khách hàng, công ty muốn làm cho khách hàng có ấn tượng và tốt đẹp về buổi lễ khai trương, chính vì vậy họ lựa chọn giải pháp chọn các công ty dịch vụ tổ chức sự kiện với mong muốn thoả mãn nhu cầu của họ là sáng tạo và ấn tượng. Với nhu cầu giới thiệu sản phẩm thì yếu tố không gian và thời gian là quan trọng nhất chương trình không kéo dài quá mức nên sự kiện phải kết hợp hài hoà… a3) Đối tượng tiêu dùng sự kiện là cá nhân: Đây là đối tượng sử dụng sự kiện có hành vi tâm lý phức tạp nhất, vì đây chính là người sử dụng chủ của sự kiện đồng thời là người ra quyết định chính của sự kiện. Mỗi cá nhân có trình độ văn hoá khác nhau, nơi ở, tâm lý, hành vi khác nhau do đó nhu cầu sự kiện cũng khác nhau. Với cá nhân là người nổi tiếng: do sự kiện là lúc giới thiệu hình ảnh của bản thân tới công chúng, khán thính giả và những cơ quan chức năng có quan tâm, vì vậy một sự kiện tổ chức cho đối tượng này được tổ chức với một công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp với mục đích khuyếch trương tên tuổi của người chủ sự kiện. Do vậy, từ khâu lên ngân sách sách của tổ chức sự kiện đến khâu chuẩn bị và khâu chuẩn bị và khâu hậu sự kiện đã có cả một ekip tổ chức viên chuyên nghiệp hoành tráng. Loại sự kiện tính chất nghệ thuật thể hiện rất rõ, vì vậy một sự kiện này tổ chức rất công phu. Đối với những cá nhân khác thì xảy ra các sự kiện ví dụ như: ma chay, cưới hỏi, sinh nhật, khánh thành, khai trương của hàng, nhà cửa… Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 13 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Theo thị trường tổ chức sự kiện hiện nay thì hầu như không một cá nhân nào theo loại này thuê một công ty tổ chức sự kiện mà chỉ thuê một số dịch vụ để phục vụ cho sự kiện. Tất cả các khâu trong sự kiện họ tự tổ chức. b) Quy mô sự kiện và khả năng thanh toán. b1) Những sự kiện lớn và dài ngày có khả năng thanh toán cao. Đặc điểm của sự kiện này là nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn, nguồn nhân lực lớn, sự kiện đi kèm đa dạng và phong phú. Xét về quy mô thì những sự kiện lớn là sự kiện không chỉ lớn về số lượng dịch vụ sử dụng trong sự kiện lớn và nhiều mà còn là một sự kiện mà có sức ảnh hưởng rất lớn như ảnh hưởng đến nhiều ngành, ảnh hưởng đến một một quốc gia thậm chí ảnh hưởng đến quốc gia, liên quan đến nhiều nước… Do tầm quan trọng của sự kiện quy mô lớn, nên một sự kiện không chỉ huy động đến một công ty tổ chức sự kiện mà một chuỗi các công ty tổ chức sự kiện, vì một sự kiện có quy mô lớn nên các khâu trong một sự kiện cũng bao gồm nhiều khâu nhỏ, mỗi khâu nhỏ lại có một sự kiện nhỏ (nếu có) do vậy một công ty không thể bao quát toàn bộ được mà phải sử dụng nhiều công ty tổ chức sự kiện và đồng thời cũng sử dụng rất nhiều dịch vụ để phục vụ cho tổ chức sự kiện. Bên cạnh các sự kiện với quy mô lớn đó thì kéo theo hàng loạt các sự kiện nhỏ được tổ chức nhân dịp sự kiện lớn của các công ty tổ chức liên quan. Ví dụ như dịp hội nghị cao cấp các nước APEC, kéo theo đó là các sự kiện nhỏ khác nhằm ký kết hợp đồng hợp tác hoặc kinh doanh giữa các nước. Dịp APEC hoặc sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sự kiện này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới đến với Việt Nam. Những sự kiện dài ngày bao gồm những sự kiện hội họp, trưng bày, giới thiệu v.v…Những sự kiện dài ngày thì không kể quy mô lớn mà ngày cả những sự kiện có quy mô nhỏ phụ thuộc vào tính chất thời gian. Nhu cầu với loại hình tổ chức Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 14 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân sự kiện này không nhiều và thường xuyên có sự đổi mới, sáng tạo mới thu hút được người tham gia và quan tâm. b2) Những sự kiện nhỏ và ngắn ngày có khả năng thanh toán thấp. Đặc điểm của những sự kiện nhỏ và ngắn ngày là nhu quy mô nhỏ, ngân sách của sự kiện loại này nhỏ hơn rất nhiều so với sự kiện có quy mô lớn. Tuỳ từng công ty, tổ chức, mà với sự kiện ngắn ngày và nhỏ họ có quyết định có sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện hay không. Nhưng thông thường với sự kiện nhỏ và ngắn ngày thì các đơn vị tổ chức tự họ lên kế hoạch chuẩn bị cho tổ chức sự kiện. Sau đó dựa vào bản kế hoạch đó tập trung những người có liên quan đến tổ chức sự kiện để thành lập ban tổ chức. Các dịch vụ như nơi đặt thuê địa điểm tổ chức, thức ăn, đồ uống, người dẫn chương trình âm thanh ánh sáng v.v…. Mặc dù là đoạn thị trường nào đi chăng nữa thì khi được hỏi tâm lý của họ khi mà sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện thì những yếu tố nào là họ mong đợi nhất thì 44% đặt sáng tạo lên hàng đầu vì vậy dù là khách hàng ở đoạn thị trường nào thì chỉ cần dịch vụ tổ chức sáng tạo quan tâm nhất là nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ này. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường thị hiện tại có 66% các công ty tự làm tổ chức sự kiện và có 77% công ty thuê làm các hoạt động tổ chức sự kiện, con số này phản ảnh đoạn thị trường tổ chức sự kiện còn nhiều, và đây là một cơ hội cho các công ty tổ chức sự kiện của Việt Nam tham gia vào thị trường tổ chức sự kiện đang còn trống. 1.4 Cạnh tranh trên thị trường tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện luôn đem lại những thách thức cho các công ty tổ chức sự kiện vì một sự kiện đâu chỉ mang tính thương mại mà còn mang một tính nghệ thuật rất cao, chẳng hạn như chương trình “Đêm trắng” của báo Tuổi trẻ, Lễ hội ngàn hoa của bột giặt Omo, chương trình “Đèn đom đóm” của công ty sữa Cô gái Hà Lan… rồi còn rất nhiều sự kiện khác. Nhưng phía sau những sự kiện Việt, lại đa phần là những công ty tổ chức sự kiện nước ngoài tổ chức, có phải do sức cạnh tranh của Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 15 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân các công ty tổ chức sự kiện Việt không có?. Trong bối cảnh hiện tại tổ chức sự kiện tại Việt Nam giữa những tập đoàn quảng cáo quốc tế và rất nhiều công ty tổ chức sự kiện địa phương, việc phát triển các công ty tổ chức sự kiện trong nước là một thách thức lớn, tăng tính cạnh tranh của các công ty tổ chức sự kiện Việt là một khó khăn trước các công ty lớn về dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu độc lập gần đây của công ty FTA- market reseach dựa trên phỏng vấn 70 công ty sản xuất kinh doanh lớn như Pepsi, Unilever, Tiger/ Heineken, Gillette, Kodax, Philips Moris, Nestle, Dutch Lady, Sony Ericsson, Honda, Microsoft, Vinamilk, Kinh Đô…thì yếu tố mà đem lại sự lựa chọn một công ty tổ chức sự kiện để phục vụ cho một sự kiện của các công ty này thì tiêu chí đầu tiên là phải có uy tín trên thị trường, sự sáng tạo là điểm thu hút các công ty sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện nhiều nhất. Vì vậy, các chủ thể sự kiện không những đòi hỏi về một sự kiện được tổ chức quy mô như thế nào mà đòi hỏi sự sáng tạo tác phong chuyên nghiệp trong một chương trình tổ chức sự kiện. Do đó những công ty tổ chức sự kiện lớn có uy tín thì sức cạnh tranh trên thị trường cũng rất lớn. Các công ty kinh doanh các ngành dịch vụ tổ chức sự kiện cạnh tranh nhau không chỉ về nguồn lực tài chính mà còn cạnh tranh nhau về những ý tưởng sáng tạo thu hút được khách hàng, một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo, có tác phong làm việc chuyên nghiệp kỷ luật cũng có thể là một điểm mạnh trong việc cạnh tranh trong thị trường tổ chức sự kiện ngày càng có nhiều đối thủ lớn tầm cỡ quốc tế. Ngành tổ chức sự kiện đang tăng trưởng nhanh với ước tính 30% các công ty mới xuất hiện trên thị trường, hiện nay có hơn 20 công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và hàng trăm công ty quảng cáo hoạt động kinh doanh kèm theo dịch vụ tổ chức sự kiện, vì vậy con số các công ty tổ chức sự kiện gia tăng là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường tổ chức sự kiện Việt Nam, nhưng lại tăng sức ép cho các công ty mới gia nhập vào thị trường dịch vụ này, một phần vì chưa có kinh nghiệm một phần là do sức ép của các công ty tổ chức sự kiện lớn. Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 16 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Công ty được thành lập từ ngày 14/2/2002. từ năm 1992 công ty là một xưởng quảng cáo lúc đó chỉ có một đội ngũ cán bộ công nhân chuyên thiết kế kết cấu biển và xây dựng thuê cho các đơn vị quảng cáo. Với thiết bị nhà xưởng 100m2 nghèo nàn. Sau khi thành lập công ty, ban lãnh đạo đã táo bạo vay vốn nhà nước và huy động anh em cán bộ, công nhân viên trong công ty góp cổ phần để mua sắm trang thiết bị cho công ty. Thuê đất và xây dựng với quy mô là 300m2 nhà xưởng,, trang thiết bị hệ thống máy in kỹ thuật khổ lớn hiện đại. đến năm 2002 công ty bắt đầu mở rộng thêm tổ chức sự kiện và ngày càng lớn mạnh. Thu hút một đội ngũ trẻ năng động gần 50 người và có những nhân viên đã đi nước ngoài để tiếp thu công nghệ mới. Một số công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp trong nước có lợi thế cạnh tranh là thành lập từ lâu, am hiểu thị trường nên đưa ra những ý tưởng độc đáo phù hợp với bản sắc văn hoá người Việt Nam, đồng thời chi phí cũng ít hơn các công ty quốc gia, và điều quan trọng là thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam dù rất phát triển rất mạnh nhưng chưa thực sự là một thị trường lớn để thu hút các đại gia chuyên nghiệp nước ngoài, do vậy lợi thế của các công ty tổ chức sự kiện trong nước là có thời gian để rèn luyện thực lực khả năng đủ mạnh để thực sự có thể cạnh tranh được với các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp quốc tế, và cạnh tranh về giá cũng là một ưu thế của các công ty tổ chức sự kiện Việt. Một số bất lợi của các công ty tổ chức sự kiện trong nước đó là sự thay đổi nhu cầu của các khách hàng. Do sự phát triển của kinh tế đặc biệt khi các hàng rào ngăn cản kinh tế được mở rộng, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất nhiều, vì vậy nhu cầu của thị trường tổ chức sự kiện thay đổi, nhu cầu sẽ đa dạng hơn phong phú hơn phức tạp hơn, tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Mặt khác, các công ty nước ngoài vào Việt Nam kéo theo các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cũng có mặt tại Việt Nam, họ có lợi thế là có đẳng cấp chuyên nghiệp, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tài chính đảm bảo cho những dự án theo đuổi lâu dài mà những công ty Việt Nam khó có thể duy trì được. Vì thế, thị phần tổ chức sự kiện Việt Nam sẽ bị các công ty này Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767 Chuyên đề tốt nghiệp 17 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân thâu tóm nếu các công ty tổ chức sự kiện trong nước không có gắng nỗ lực cạnh tranh, và sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường hoặc chỉ làm thuê cho các công ty lớn, một số khác sẽ chỉ tổ chức những sự kiện mang tính chất nhỏ, còn những sự kiện lớn quan trọng thì các công ty lớn sẽ nắm bắt, làm cho tính cạnh tranh của các công ty bị hạn chế rất nhiều, doanh thu sẽ giảm. Bên cạnh các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp các công ty quảng cáo cũng tham gia vào thị trường tổ chức sự kiện, đây là một trong những đối thủ tiềm ẩn, tính cạnh tranh rất lớn, do họ kế thừa những mối quan hệ ở những dịch vụ cung ứng khác. Đặc biệt là tính sáng tạo của các công ty quảng cáo là không ngừng nghỉ, và mảng truyền thông trong tổ chức sự kiện là rất mạnh. Và những điểm mạnh của đơn vị quảng cáo giúp ích cho việc tổ chức sự kiện, nhưng điểm yếu của các quảng cáo là các khâu trong tổ chức sự kiện không được chuyên nghiệp như các công ty tổ chức sự kiện chỉ cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện. Do tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các công ty và để thu hút người tiêu dùng các công ty tổ chức sự kiện không ngừng sáng tạo để đảm bảo đem đến cho khách hàng sự hài lòng không chỉ tính thương mại của sự kiện mà còn phải đáp ứng được tính nghệ thuật của sự kiện. 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tổ chức sự kiện a) Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Yếu tố kinh tế là một yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Trước đây, nền kinh tế của ta còn yếu kém lạc hậu do vậy nhu cầu về dịch vụ tổ chức sự kiện chưa được hình thành. Những sự kiện được tổ chức thường là do các cá nhân, tổ chức tự điều chỉnh và tự hoạt động, điều này chỉ thành công với những sự kiện nhỏ lẻ, nhưng khi bắt tay tổ chức sự kiện lớn sẽ rất lúng túng vì một một phần do thiếu kinh phí (ngân sách) giành cho tổ chức sự kiện. Vũ Văn Sĩ MSSV:CQ472767
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan