Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành phần và sự phân bố của các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ eumeninae ...

Tài liệu Thành phần và sự phân bố của các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ eumeninae thuộc họ ong vàng (hymenoptera vespidae) ở vĩnh phúc và bắc gian

.PDF
45
144
120

Mô tả:

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN =======***======= PHAN THỊ THU HIỀN THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ONG BẮT MỒI SỐNG ĐƠN LẺ PHÂN HỌ EUMENINAE THUỘC HỌ ONG VÀNG (HYMENOPTERA: VESPIDAE) Ở VĨNH PHÚC VÀ BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Động vật học HÀ NỘI, 2016 Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện và tiến hành nghiên cứu đề tài tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng như học tập ở trường em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ vào tạo điều kiện của thầy cô tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các thầy cô trong khoa Sinh- KTNN- trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng với sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên và CN. Trần Thị Ngátcông tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và TS. Đào Duy Trinh giảng viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do điều kiện hạn hẹp về thời gian và do hạn chế về kiến thức của bản thân nên em không tránh khỏi thiếu xót khi hoàn thành bài khóa luận. Vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thu Hiền Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên. Kết quả của khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thu Hiền Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................ 3 4. Điểm mới ........................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5 1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu ........................ 5 1.2.Tình hình nghiên cứu về phân họ Eumeninae (Hymenotera: Vespidae) trong và ngoài nƣớc ........................................................................ 6 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân họ Eumeninae trên thế giới ................. 6 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân họ Eumeninae ở Việt Nam .................. 8 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 9 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 9 2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 9 2.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 9 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 9 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 10 2.5.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa .................................................. 10 2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................ 10 2.5.3. Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................... 11 2.5.4. Một vài đặc điểm cấu tạo của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae ...................................................... 11 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 17 Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 3.1. Thành phần và số lƣợng các loài ong bắt mồi phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở vùng đệm VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc và KBTTN Khe Rỗ, Bắc Giang.......................................... 17 3.2. Sự đa dạng phân bố và thích nghi của các loài ong bắt mồi thuộc phân họ Eumeninae Vĩnh Phúc và Bắc Giang ............................................. 21 3.3. Những ghi nhận mới và mô tả các loài ong bắt mồi thuộc phân họ Eumeninae ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang ......................................................... 23 3.3.1. Ghi nhận mới của các loài ong bắt mồi thuộc phân họ Eumeninae ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang ................................................................................. 23 3.3.2. Mô tả về các loài ong bắt mồi thuộc phân họ Eumeninae chưa được định tên ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang ............................................................... 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 31 1. Kết luận ........................................................................................................ 31 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 33 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH LỤC CÁC BẢNG Bảng1. Thành phần các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ thuộcphân họEumeninae ở Vĩnh Phúc vàBắc Giang ..................................................................... 17 Bảng 2. Số lượng loài trong các giống của phân họ Eumeninaethu thập được ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang........................................................................ 19 Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH LỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cấu tạo cơ thể nhìn từ phía trước của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae ............................ 12 Hình 2.2: Cấu tạo phần đầu nhìn từ phía trước của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae ........................ 13 Hình 2.3: Cấu tạo của đốt bụng thứ nhất ........................................................ 14 Hình 2.4: Cấu tạo cơ thể nhìn nghiêng của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae ..................................... 15 Hình 2.5: Cấu tạo phần cánh của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae .......................................... 16 Hình 3.1. Sự phân bố các loài và giống ong thuộc phân họ .......................... 21 Eumeninaeở Vĩnh Phúc và Bắc Giang ............................................................ 21 Hình 3.2. Một số hình ảnh về loài Ectopioglossa sp.1 ................................... 26 Hình 3.3. Một số hình ảnh về loài Euodynerus sp.1 ....................................... 28 Hình 3.4. Một số hình ảnh về loài Stenodyneriellus sp.1 .............................. 30 Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VQG : Vườn quốc gia KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên Phan Thị Thu Hiền K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ong là nhóm côn trùng đa dạng và phong phú về thành phần loài, có số lượng lớn thứ hai trong bộ cánh màng Hymenoptera, chỉ đứng sau kiến. Trên thế giới có khoảng 20.000 loài ong khác nhau và có mặt hầu hết ở khắp mọi nơi. Ong chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ sinh thái, chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và do nhạy cảm với tác động của môi trường, chúng có thể được sử dụng làm chỉ thị sinh học cho các môi trường bị thay đổi. Họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) là một họ đa dạng, có phân bố toàn cầu với gần 5000 loài (Picket & Capenter, 2010) [26], bao gồm bốn phân họ có phân bố ở Đông Nam Châu Á, trong đó có ba phân họ là các loài ong xã hội (Stenogastrinae, Polistinae và Vespinae) và một phân họ là các loài ong đơn lẻ (Eumeninae) (Carpenter, 1982) [1]. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loài ong đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae, thống kê được hơn 3000 loài đã được mô tả thuộc 180 giống (Vecht & Carpenter, 1990) [28] . Tuy nhiên, ở việt Nam gần đây mới có một vài công bố về phân họ này, ghi nhận 56 loài thuộc 28 giống có mặt ở Việt Nam (Nguyen et al., 2014; Nguyen & Xu, 2014; Nguyen, 2015a,b,c,d) [16] [15] [18] [19] [20] [21]. Các loài ong đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae chủ yếu là các loài ong bắt mồi, thức ăn của chúng là các loài sâu non và các loài côn trùng nhỏ, vì thế chúng có thể được sử dụng như những loài thiên địch có vai trò kìm hãm số lượng các loài sâu hại và có thể sử dụng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngoài ra chúng còn là những loài có khả năng thụ phấn cho cây trồng. Do đó, các loài ong này có vị trí rất quan trọng trong hệ sinh thái, chúng giúp duy trì cân bằng trong các hệ sinh thái và bảo Phan Thị Thu Hiền 1K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp vệ môi trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các loài ong đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae chưa được chú trọng ở Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào về sự đa dạng và phong phú của các loài ong này trong các hệ sinh thái khác nhau. Vĩnh Phúc và Bắc Giang là hai tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam nhưng có địa hình và hệ sinh thái không giống nhau. Vĩnh Phúc nằm trong khu vực Châu Thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía Bắc, có tọa độ từ 21008'- 21019' vĩ độ Bắc, từ 1050109'- 105047' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp với Phú Thọ, Phía Nam giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Sóc Sơn và Đông Anh (Hà Nội). Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo. Khí hậu ở đay rất thuận lợi, nhiệt độ trung bình năm là 240C, riêng vùng núi cao Tam Đảo là 18.40C thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ 50C. Lượng mưa trung bình đạt 1400- 1600 mm. Vĩnh Phúc là khu vực có diện tích rừng và thảm thực vật giàu có, có tính đa dạng sinh học rất cao và đây cũng là nơi chứa đựng sự phong phú của các loài côn trùng nói chung và các loài ong đơn lẻ thuộc họ ong Vàng Vespidae nói riêng. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, có tọa độ 21010' Bắc và 106012' Đông và tiếp giáp với nhiều tỉnh thành. Phía Bắc giáp với Lạng Sơn, phía Đông giáp với Quảng Ninh, phía Tây giáp với Thái Nguyên, Hà Nội, phía Nam giáp với Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Bắc với Châu Thổ sông Hồng ở phía Nam. Tuy phần lớn diện tích của tỉnh là núi đồi, đặc trưng là núi đá vôi nhưng địa hình không bị chia cắt nhiều. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động thực vật rất đa dạng. Do nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai khí hậu ở đây thuận lợi cho các loài động thực vật sinh trưởng phát triển, nên quần thể Phan Thị Thu Hiền 2K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp sinh vật rừng núi chung và loài ong riêng lẻ thuộc phân họ Eumeninae nói riêng cũng rất phong phú. Diện tích núi đồi ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang thuộc hai hệ sinh thái khác nhau đó là hệ sinh thái rừng trên núi đất và hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi nên sự phong phú của các loài ong riêng lẻ thuộc phân họ Eumeninae là không giống nhau. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu về "Thành phần và sự phân bố của các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang". 2. Mục đích nghiên cứu - Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê tìm tòi, khám phá khoa học tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này. - Xác định thành phần loài, đặc trưng phân bố của các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) và so sánh sự đa dạng của chúng trên những sinh cảnh khác nhau ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu của chúng tôi góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu những dẫn liệu về thành phần, sự phân bố, thích nghi của các loài ong đơn lẻ thuộc họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần hiểu rõ tính đa dạng của các loài ong đơn lẻ thuộc họ ong Vàng tại hệ sinh thái rừng khác nhau, từ đó có biện pháp bảo tồn, sử dụng cũng như phát triển bền vững đa dạng sinh học của nhóm loài ở khu vực này. Phan Thị Thu Hiền 3K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 4. Điểm mới Đề tài là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về thành phần loài và sự phân bố của các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae của họ ong Vàng Vespidae trên các sinh cảnh khác nhau ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Phan Thị Thu Hiền 4K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu Họ ong Vàng Vespidae là họ ong đa dạng, phân bố khắp nơi trên thế giới với khoảng 5000 loài đã được mô tả (Picket & Capenter, 2010) [26]. Có bốn phân họ có phân bố ở Đông Nam Châu Á trong đó có Việt Nam, bao gồm: ba phân họ ong xã hội Stenogastrinae, Polistinae, Vespinae và một phân họ các loài ong đơn lẻ Eumeninae. Phân họ Eumeninae là phân họ lớn nhất trong số các phân họ của họ Vespidae. Hầu hết các loài Eumeninae có màu đen hoặc nâu, thường có hoa văn nổi bật tương phản màu vàng hoặc trắng. Chúng thường làm tổ trong lỗ trên mặt đất, trong lỗ rỗng của thân cây, trong tán lá hoặc xây tổ từ mùn đất sét...Đặc điểm phân biệt các loài thuộc phân họ này với các loài khác thuộc ba phân họ các loài ong xã hội là vuốt bàn chân chia thuỳ (hai nhánh), có mảnh phụ gốc cánh (parategular) nằm ở góc bên phía mép sau của tấm lưng ngực giữa, và có sự xuất hiện của ba ô mép cánh ở cánh trước (Carpenter, 1982) [1]. Các loài thuộc phân họ Eumeninae là những loài bắt mồi và sống đơn độc theo nghĩa rộng, một số loài trong chúng có tập tính bán xã hội (Iwata, 1971; O’neill, 2001) [3] [25]. Con cái tự mình xây tổ, săn ấu trùng của các loài côn trùng khác như các loài bộ cánh vảy Lepidoptera và cánh cứng Coleoptera làm thức ăn để cung cấp cho ấu trùng của mình sau khi chúng đẻ trứng. Những đặc điểm này chứng minh rằng chúng có tập tính nguyên thuỷ ở giai đoạn phôi thai trong sự tiến hoá của các loài xã hội, vì vậy chúng được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về tập tính côn trùng học. Do đặc điểm sinh học của các loài thuộc phân họ Eumeninae là chúng dùng các loài côn trùng nhỏ làm thức ăn, các loài này được sử dụng để kìm Phan Thị Thu Hiền 5K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp hãm sự phát triển của các loài sâu hại trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Một số nghiên cứu sử dụng các loài này như những loài thiên địch trong kiểm soát sinh học những loài sâu hại đã được thực hiện (Takeshima, 1971; Lee et al., 1975; 1986) [27] [11] [10]. Hơn thế nữa, các loài ong thuộc nhóm này cũng tìm kiếm thức ăn từ mật và phấn hoa nên được coi là những loài thụ phấn tiềm năng cho rất nhiều loài cây trồng. Bên cạnh đó, do rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu và những biến đổi với tốc độ nhanh chóng của môi trường, các loài này là những loài tiềm năng, có thể sử dụng trong giám sát sinh học với những thay đổi do con người gây ra trong môi trường bán tự nhiên. 1.2.Tình hình nghiên cứu về phân họ Eumeninae (Hymenotera: Vespidae) trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân họ Eumeninae trên thế giới Trên thế giới, nghiên cứu về các loài ong bắt mồi thuộc phân họ Eumeninae được thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 17, cho đến nay đã có hơn 3000 loài được mô tả thuộc 180 giống (Vecht & Carpenter, 1990) [28]. Khu hệ các loài ong này trên thế giới rất đa dạng và phong phú và có sự khác biệt rõ rệt về thành phần các giống và loài giữa các vùng địa lý. Van der Vecht (1963) [29] nghiên cứu về khu hệ các loài thuộc phân họ Eumeninae ở khu vực Ấn Độ - Úc và phía Đông châu Á đã ghi nhận 66 loài và 16 giống có phân bố ở đây, trong đó một số giống lớn như: giống Ectopioglossa có 8 loài, giống Coeleumenes có 8 loài, giống Allorhynchium có 6 loài, giống Labus có 4 loài. Có 73 giống được ghi nhận ở khu vực Đông phương bao gồm các nước Đông Nam châu Á trong đó có Việt Nam. Riêng Indonexia đã ghi nhận 51 giống và 222 loài có mặt ở nước này (Nugroho, 2011) [22] trong đó giống Coeleumenes có 14 loài, giống Ectopioglossa có 13 loài, giống Pareumenes có 11 loài. Phan Thị Thu Hiền 6K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Yamane and Wang (1996) [31] xuất bản một quyển sách về các loài ong họ Vespidae của Đài Loan, trong đó liệt kê 21 loài thuộc 18 giống của phân họ Eumenine. Trong đó có một số giống lớn như: giống Polistes có 11 loài, giống Eumenes có 3 loài. Có 77 loài thuộc 26 giống của phân họ Eumeninae được ghi nhận ở Trung Quốc trong khu hệ các loài côn trùng có ý nghĩa kinh tế (Li, 1985) [12], trong đó có một số giống lớn như: giống Eumenes có 15 loài, giống Euodynerus có 8 loài Yamane (1990) [30] nghiên cứu về khu hệ các loài ong bắt mồi phân họ Eumeninae ở Nhật Bản và đã thống kê 54 loài và 17 giống có mặt ở nước này. Trong đó một số giống lớn như: giống Stenodynerus có 7 loài, giống Euodynerus có 5 loài Có 56 loài thuộc 16 giống được ghi nhận cho khu hệ các loài ong phân họ Eumeninae ở Hàn Quốc (Kim, 2014) [6]. Trong đó một số giống lớn như: giống Stenodynerus có 9 loài, giống Eumenes có 8 loài, giống Anterhynchium có 5 loài. Tổng số có 20 loài và 6 phân loài thuộc 9 giống của nhóm các loài ong có đốt bụng thứ nhất dài và mảnh của các loài thuộc phân họ Eumeninae (trừ các loài thuộc Zethinae) ở các đảo Lasser Sunda của quẩn đảo Indonexia đã được thống kê (Nugroho, 2013) [23], trong đó một số giống lớn như giống Eumenes có 5 loài, giống Delta có 6 loài . Nghiên cứu hoàn thiện về phân loại học trong từng giống của phân họ Eumeninae cũng được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện. Nghiên cứu tu chỉnh các loài thuộc giống Eumenes (Latreille, 1802) [9] có phân bố ở khu vực Viễn Đông của châu Á đã ghi nhận 15 loài thuộc giống này (Kim & Yamane, 2001) [5]. Cũng ở khu vực này, 14 loài thuộc giống Symorphus Wesmael, 1836 đã được thống kê trong nghiên cứu của (Kim & Lee, 2005) Phan Thị Thu Hiền 7K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp [4]. Kumar (2013) [8] ghi nhận 3 loài thuộc giống Subancistrocerus de Saussure, 1855 có phân bố ở Ấn Độ. Bốn loài thuộc giống Allorhynchium van der Vecht, 1963 được ghi nhận ở Ấn Độ (Kumar, 2015) [7]. Nugroho et al. (2014) [24] công bố danh lục của các loài thuộc giống Apodynerus Giordani Soika, 1993 bao gồm 11 loài và 3 phân loài. You et al. (2013) [32] thống kê 18 loài thuộc giống Ancistrocerus Wesmael, 1836 được ghi nhận ở vùng Đông Phương. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân họ Eumeninae ở Việt Nam Nghiên cứu về các loài ong thuộc phân họ Eumeninae ở Việt Nam mới được thực hiện từ năm 2012 với một vài công trình được công bố. Trước tiên là Dang et al. (2012) [2] nghiên cứu về giống Euodynerus và ghi nhận 3 loài thuộc giống này có mặt ở Việt Nam. Tiếp theo là Nguyen and Carpenter (2013) [14] công bố 3 loài mới cho khoa học và tu chỉnh vị trí phân loại học của một loài thuộc giống Malayepipona ở Việt Nam. Nguyen et al. (2014) [16] công bố danh sách thống kê 46 loài thuộc 26 giống có mặt ở Việt Nam. Nguyen and Xu (2014) [21] nghiên cứu về giống Okinawepipona ở Việt Nam và Trung Quốc đã công bố một loài mới cho giống này dựa trên mẫu vật thu thập ở miền Bắc Việt Nam. Nguyen (2015a) [18] ghi nhận 3 loài thuộc giống Anterhynchium cho khu hệ các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ ở Việt Nam, trong đó mô tả một loài mới cho khoa học. Nguyen (2015b) [19] đã ghi nhận 5 loài thuộc giống Deltacho khu hệ các loài này ở Việt Nam. Một loài mới cho khoa học thuộc giống Pararrhynchium được công bố năm 2015 (Nguyen, 2015c) [20]. Và gần đây nhất, bảy loài thuộc giống Eumenes được ghi nhận cho khu hệ của Việt Nam, trong đó có một loài mới cho khoa học được mô tả (Nguyen 2015d) [21]. Phan Thị Thu Hiền 8K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae, họ Ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) có phân bố ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang. - Vật liệu nghiên cứu: Mẫu vật thu thập ngoài thực địa được lưu trữ tại phòng Sinh thái côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 2.3. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Giang trong các năm 2013, 2014 và 2015. Ở mỗi tỉnh chúng tôi chọn ra một địa điểm nghiên cứu phản ánh một hệ sinh thái rừng đặc trưng. Cụ thể hai điểm nghiên cứu như sau: + Điểm nghiên cứu 1: Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc, là vùng đệm của VQG Tam Đảo + Địa điểm nghiên cứu 2: Thôn Đồng Mây và Na Ó, xã An Lạc, tỉnh Bắc Giang, là vùng đệm của KBTTN Khe Rỗ 2.4. Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát thành phần các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở vùng đệm của hai Vườn Quốc Gia (VQG) và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (KBTTN) Khe Rỗ ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Phan Thị Thu Hiền 9K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp - So sánh thành phần loài của nhóm này ở các hệ sinh thái khác nhau tại vùng đệm của hai VQG và KBTTN ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa - Bẫy màn treo (Malaise trap): Bẫy màn kích thước 150cm x 100cm x 120cm được đặt theo đường bay của côn trùng ở bìa rừng, gần các lối đi hay dọc bờ suối để thu bắt các loài côn trùng có cánh. Dung dịch sử dụng trong lọ bắt mẫu là cồn và propylen glyco - Vợt tay (Hand nesting): Vợt lưới dạng tròn đường kính 35cm và 40 cm với cán vợt có độ dài khác nhau (2,3,5,6 m) sẽ được dùng để thu bắt các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ thuộc phân họ Eumeninae. Ngoài ra, phương pháp thu thập tổ cũng được chú trọng. Ngoài việc có được mẫu ong trưởng thành, những dẫn liệu về địa điểm làm tổ, cấu trúc tổ và ấu trùng sẽ được ghi nhận cho những nghiên cứu về sinh học và sinh thái sau này. 2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm - Phương pháp lên tiêu bản mẫu: Mẫu vật thu về sẽ được tách lọc, một phần lưu giữ trong cồn, một phần cắm ghim, sấy khô và đựng trong các hộp gỗ chứa naphtalin chống mối mọt. Mẫu vật được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. - Phương pháp quan sát mẫu vật: Hình thái ngoài của các cá thể trưởng thành và màu sắc được quan sát trên mẫu cắm ghim bằng kính lúp soi nổi có tay vẽ. Hình minh họa được thực hiện với sự trợ giúp của tay vẽ nối trực tiếp với kính lúp. Ảnh minh họa được chụp dưới kính líp điện tử Leica EZ4HD 3.0 MegaPixel với phần mềm LAS EZ 2.0. Việc định tên các loài ong bắt mồi phân họ Eumeninae được dựa theo Yamane, 1990 [15]; Nguyen & Xu, 2014 [11]; Nguyen, 2015a,b,c,d [3,4,5,6]. Phan Thị Thu Hiền 10K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.5.3. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được tính toán và xử lý dựa trên chương trình phần mềm Excel. 2.5.4. Một vài đặc điểm cấu tạo của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae Họ Ong Vàng Vespidae. Bộ cánh màng (Hymenoptera) Ngành chân đốt (Arthropoda) Phan Thị Thu Hiền 11K38A – Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Hình 2.1: Cấu tạo cơ thể nhìn từ phía trƣớc của loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ Ong Vàng Vespidae (nguồn Phan Thị Thu Hiền) Phan Thị Thu Hiền 12K38A – Sinh học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan