Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đai cao khí hậu 900m ...

Tài liệu Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đai cao khí hậu 900m vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

.PDF
50
115
129

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN --------------------- BÙI THỊ HƢƠNG THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐAI CAO KHÍ HẬU 900M VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Hà Nội - 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN --------------------- BÙI THỊ HƢƠNG THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐAI CAO KHÍ HẬU 900M VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU ANH TS. ĐÀO DUY TRINH Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô giáo khoa Sinh- KTNN, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Thu Anh, TS. Đào Duy Trinh – những người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành khóa luận. Sự giúp đỡ tận tình của học viên Cao học K17: Nguyễn Trường Giang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu kết quả trong luận văn là trung thực không trùng lặp với các đề tài khác . Công trình chưa được công bố trên bất cứ một tài liệu nào . Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Hƣơng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các bảng, hình, biểu đồ Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt Mục lục MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 4 5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới ....................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ........................................ 6 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 11 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 11 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 11 2.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu ................................................. 11 2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .......................................... 12 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ........................... 12 2.4.3. Xác định cấu trúc quần xã Oribatida................................................ 15 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 15 2.6. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............... 17 2.6.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 17 2.6.2. Khí hậu và thủy văn ......................................................................... 18 2.6.3. Thổ nhưỡng và đất đai ..................................................................... 19 2.6.4. Tài nguyên rừng ............................................................................... 19 2.6.4.1. Diện tích các loại rừng ................................................................ 19 2.6.4.2. Trữ lượng các loại rừng .............................................................. 20 2.6.5. Hệ động vật rừng ................................................................................ 20 2.6.6. Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội ..................................................... 21 2.6.6.1. Dân tộc, dân số và lao động .......................................................... 21 2.6.6.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ................................................ 21 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 22 3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì, Hà Nội ............................................................................................... 22 3.1.1. Danh sách loài Oribatida .................................................................. 22 3.1.2. Đặc điểm phân loại học quần xã Oribatida ở đai cao 900m VQG Ba Vì............................................................................................................. 24 3.1.3. Bàn luận và nhận xét ........................................................................ 25 3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì, Thành phố Hà Nội ................................................................................................... 25 3.2.1. Số lượng loài .................................................................................... 27 3.2.2. Mật độ trung bình ............ ................................................................ 28 3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H’ và chỉ số đồng đều J’................................... 29 3.2.4. Các loài Oribatida ưu thế ở đai cao 900m........................................ 30 3.2.5. Thảo luận và nhận xét ...................................................................... 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 34 PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...... 35 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Viết tắt Kí hiệu 1 0 Tầng thảm lá 2 +1 Tầng rêu 3 A1 Độ sâu tầng đất mặt 0-10cm 4 A2 Độ sâu tầng đất 10-20cm 7 VQG Vườn Quốc gia 8 MĐTB Mật độ trung bình 9 H’ Chỉ số đa dạng loài 10 J’ Chỉ số đồng đều 12 S Số lượng loài chung của hai tầng đất 13 TS Tiến sĩ 14 ĐHSP Đại học sư phạm DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Số lượng mẫu thu được ở đai cao 900m ...................................... 11 Bảng 3.1. Thành phần loài và phân bố của Oribatida ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì, Thành phố Hà Nội ................................................................... 22 Bảng 3.2. Chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì .............................................................................................. 27 Bảng 3.3. Danh sách các loài Oribatida ưu thế ở độ cao 900m tại VQG Ba Vì............................................................................................................. 30 Hình 2.1. Vị trí Vườn Quốc gia Ba Vì trên bản đồ Việt Nam ..................... 12 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida .................................................... 13 Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao ................................................................................................................ 14 Hình 3.1. Mật độ trung bình Oribatida theo tầng phân bố ở độ cao 900m tại VQG Ba Vì .............................................................................................. 28 Hình 3.2. Chỉ số đa dạng (H’) và chỉ số đồng đều (J’) Oribatida ở độ cao 900m tại VQG Ba Vì.................................................................................... 29 Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của Oribatida ở độ cao 900m tại VQG Ba Vì .... 31 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Động vật đất có vai trò quan trọng trong tự nhiên, là thành phần không thể thay thế trong các quá trình sinh học xảy ra trong đất và trong sinh quyển nói chung. Nhóm động vật đất tham gia vào mọi chu trình trong tự nhiên và quyết định hoạt tính sinh học của môi trường nơi chúng sống. Chúng có mối quan hệ mật thiết đến quá trình tạo đất và làm tăng độ phì của đất, cải tạo và bảo vệ môi trường đất. Trong cấu trúc hệ động vật đất, động vật Chân khớp bé (Microarthropoda) với kích thước cơ thể nhỏ bé từ (0,1 - 0,2mm đến 2,0 3,0mm) thường chiếm ưu thế về số lượng so với các nhóm khác, mật độ từ hàng chục đến hàng trăm nghìn cá thể trên một mét vuông. Hai đại diện chính của nhóm này là: Ve giáp (Acari) và Bọ nhảy (Collembola), ngoài ra còn có số lượng không đáng kể của các nhóm chân khớp bé như: rết tơ (Myriapoda: Symphyla), côn trùng nguyên thủy, bọ 2 đuôi và bọ ba đuôi. Chúng tham gia tích cực vào quá trình sinh học của đất, quá trình vận chuyển năng lượng và vật chất, quá trình làm sạch đất khỏi các ô nhiễm chất thải (hữu cơ, vô cơ, chất phóng xạ) (Vũ Quang Mạnh, 2003) [6]. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh rằng Chân khớp bé trong đó có ve giáp là những động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, chất khoáng, hàm lượng bùn, và các sản phẩm hóa chất trong nông nghiệp (Vương Thị Hòa và cộng sự, 2005) [2]. Trong hoạt động sống của mình, Ve giáp đã hoàn trả lại cho đất các nguyên tố như: Canxi, Cacbon... góp phần thay đổi hàm lượng mùn, góp phần cải tạo đất. Do có kích thước nhỏ, số lượng lớn, vòng đời ngắn sống ở nhiều loại hình sinh cảnh, độ thích nghi cao, phương pháp thu bắt dễ dàng nên ve giáp là đối tượng thích hợp phục vụ nghiên cứu về hình thái, sinh thái cá thể 2 và quần thể, là vật chỉ thị sinh học tốt trong việc đánh giá các yếu tố tác động của môi trường. Nghiên cứu nhóm động vật đất góp phần quan trọng tìm hiểu các đặc tính sinh học của đất và đặc điểm đa dạng của giới sinh vật nói chung. Từ đó góp phần đưa ra các đề xuất cải tạo tăng độ phì cho đất hoặc giúp đánh giá sắp xếp các vùng địa lí tự nhiên, các vùng sinh thái, quy hoạch phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp. Vườn Quốc gia Ba Vì là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh đặc dụng với hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Do đó VQG Ba Vì đã thu hút được một lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học đối với toàn bộ hệ thống vi sinh vật của Vườn. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách liên tục về nhóm sinh vật nhỏ bé này và vai trò của chúng ở trong đất. Ở Việt Nam có ba đai cao trên núi như sau: Đai nội chí tuyến gió mùa chân núi từ 0 – 600m, có đặc điểm là tổng nhiệt độ trên 7500 0C và mùa hè nóng nhiệt độ trung bình tháng trên 250C, thích hợp cho sinh vật chí tuyến và á xích đạo. Đai á chí tuyến gió mùa trên núi từ 600 – 2600m, với tổng nhiệt độ trên 45000C và mùa hè mát (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25 0C), đồng thời lên núi chỉ còn tương quan nhiệt - ẩm từ hơi ẩm đến ẩm. Đai ôn đới gió mùa trên núi từ 2600m trở lên, với tổng nhiệt độ xuống 45000C, quanh năm rét dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C. Trong Đai á chí tuyến gió mùa trên núi từ 600 – 2600m có á đai 600 – 1000m: đây là á đai mang tính chất chuyển tiếp, ở miền Bắc tính chất á chí tuyến mạnh hơn ở miền Nam, tuy nhiên đã là chuyển tiếp thì ở miền Bắc vẫn còn một số đặc điểm của đai nội chí tuyến, như đất feralit đỏ vàng có thể lên đến 900m, ở một số loài cây nhiệt đới biên độ sinh thái rộng còn có mặt (Táu, Sến), còn ở miền Nam thì đã không còn 3 tháng nóng trên 250C và cũng chỉ có nhiều loài nhiệt đới dễ tính, đồng thời bắt đầu xuất hiện các loài á chí tuyến và các ôn đới thuộc các họ Dẻ, Re [1]. Với tất cả lí do trên và trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đai cao khí hậu 900m Vườn Quốc gia Ba Vì, Thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê học tập, làm tiền đề cho phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sau này. Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao khí hậu 900m tại VQG Ba Vì, Thành Phố Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì, Hà Nội. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì, Hà Nội. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài bổ sung thành phần loài và cấu trúc Oribatida ở VQG Ba Vì cung cấp thông tin cơ bản về các giá trị định lượng ở đai cao 900m. Đề tài cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học của Oribatida ở VQG Ba Vì. Bổ sung cho VQG Ba Vì nhiều dẫn liệu mới về nguồn tài nguyên động vật đa dạng và phong phú. Xác định số lượng, thành phần loài Oribatida ở các môi trường thảm mục, rêu trên các thân cây gỗ, trong đất ở các độ sâu khác nhau ở đai cao khí hậu 900m thuộc VQG Ba Vì. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 Luận văn sẽ góp phần đưa ra những đánh giá về mức độ đa dạng thành phần loài và số lượng loài Oribatida, đánh giá về sự khác biệt về số lượng, thành phần các loài ở các môi trường khác nhau. Từ đó đưa ra được những dự đoán về ảnh hưởng từ các hoạt động của con người có tác động nhiều hay ít đến môi trường đất cũng như là đến sự đa dạng trong thành phần loài của Oribatida. 5. Những đóng góp mới của đề tài Thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao khí hậu 900m tại Vườn Quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội lần đầu tiên được khảo sát, trong đó xác định được số loài, số giống, số họ và có bao nhiêu taxon phân loại chưa xác định được giống. Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về cấu trúc định lượng của quần xã Oribatida (số lượng loài, MĐTB, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’) ở đai cao 900m tại VQG Ba Vì, Hà Nội. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới Trên thế giới nhóm động vật không xương sống nói chung và Oribatida nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Ở Đức, từ năm 1804 với công trình của Hermann J.F; ở Ý từ năm 1876, 1877 với công trình của Canestrini G. & Fanzago F.; … Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Oribatida chỉ phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Khu hệ Oribatida trên thế giới hiện đã mô tả khoảng 10000 loài và thực tế có thể lên đến 100000 loài. Theo Balogh J. và Balogh B. (1992), số lượng giống Oribatida trên thế giới đã tăng từ 700 giống đến 1000 giống chỉ trong 20 năm gần đây (Balogh J. et al., 1992) [19]. Khu hệ Oribatida của Canada là một trong những khu hệ được nghiên cứu khá kỹ, từ rất sớm. Nhưng theo Behan – Pelletier et al., 1999. Mặc dù các dẫn liệu về sinh thái, phân bố của chúng có nhiều, nhưng về khu hệ, số loài được biết chỉ chiếm 1/4 số loài có trong thực tế (Behan – Pelletier V.M, 1999) [20]. Trong khoảng 20 năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu Oribatida diễn ra mạnh mẽ và nhiều kết quả được công bố. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, cùng với kết quả nghiên cứu của riêng mình. Schatz, 2006 một số chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã công bố và tổng hợp bản mục lục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra ông còn liệt kê số lượng Oribatida đã thu nhập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ như: Cuba (225 loài), Antilles (387 loài), Jamaica (28 loài)… Hiện tại có 489 loài Oribatida đã được ghi nhận (gồm 300 loài đã xác định tên, 198 loài còn ở dạng sp., cf…) (Behan – Pelletier V.M, 1999) [20]. 6 Đến năm 1999, Ve bét (Acari) được coi là cư dân truyền thống của đất và thảm mục chưa được chú ý nhiều ở sinh cảnh này. Dẫu sao, độ phong phú của khu hệ ve bét sống tự do, cư trú trên tán cây rừng nhiệt đới, ôn đới, được xem như “những sinh vật sống nổi trên cây” đã được một số tác giả đề cập tới. Chúng được thu thập từ vỏ cây, rêu, địa y (Trave’, 1963; Andre’ et al., 1984; Wunderle, 1991; Lindo et al., 2007) (Behan – Pelletier V.M, 1999) [20]. Có thể thấy lịch sử nghiên cứu của Oribatida đã có từ rất lâu trên thế giới, được nghiên cứu một cách hệ thống về cả sinh học, sinh thái và vai trò chỉ thị. Nhưng ở Việt Nam thì hướng nghiên cứu về nhóm này mới chỉ bắt đầu ở thời gian gần đây. 1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam Trên thế giới, Chân khớp bé được nghiên cứu từ rất sớm. Nhưng ở Việt Nam, mãi đến năm 30 của thế kỉ XX mới bắt đầu được nghiên cứu. Lúc này có rất ít các công trình nghiên cứu bởi các tác giả nước ngoài về Acari trước năm 1975. Từ năm 1975, các nhà nghiên cứu về nhóm Chân khớp bé và các nhóm động vật không xương sống khác ở đất mới bắt đầu được các tác giả Việt Nam tiến hành khá đồng bộ, trên một số địa điểm của đất nước. Vũ Quang Mạnh (1984) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố số lượng các nhóm Microarthropoda ở đất Cà Mau (Minh Hải) và Từ Liêm (Hà Nội) (Vũ Quang Mạnh, 1984) [4]. Năm 1994, Vũ Quang Mạnh giới thiệu danh sách 28 loài Oribatida sống trong vùng đất ven biển Yên Hưng (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng) và đồng bằng sông Hồng (Từ Liêm, Hà Nội) cùng với sự phân bố của chúng theo sinh cảnh, theo độ cao so với mặt nước biển, theo địa điểm và khoảng cách đến biển. Đồng thời tác giả nêu lên mối liên hệ giữa Oribatida ở 7 Việt Nam, vùng ven biển với Oribatida ở sâu trong đất liền (Vũ Quang Mạnh, 1994) [5]. Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và cs. đã đưa ra dẫn liệu về vai trò và cấu trúc quần xã Oribatida ở vùng rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng. Nó có thể được xem xét và đánh giá như một đặc điểm sinh học, chỉ thị quá trình diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói chung (Vũ Quang Mạnh và cs., 2002) [8]. Các tác giả Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Đặng Việt Hà, Đặng Thúy Hiền (2004) đã nghiên cứu và xác định được 25 loài Oribatida thuộc 12 họ trong cấu trúc quần xã Ve giáp ở hệ sinh thái vùng rừng Vườn Quốc gia Ba Vì (Phan Thị Huyền và cs., 2004) [3]. Năm 2005, Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Xuân Lâm đã công bố khu hệ Oribatida ở Việt Nam; xác định 158 loài thuộc 46 họ, mang tính chất Ấn ĐộMã Lai thuộc vùng địa động vật Đông Phương. Song khu hệ Oribatida Việt Nam có tính chất chuyên biệt cao, có tới 72 loài chỉ mới phát hiện được ở Việt Nam. Đồng thời có nhiều đặc điểm chung của các khu hệ ở Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Philipin, Nhật Bản và các đảo Nam Thái Bình Dương (Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, 2005) [9]. Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve giáp trong cấu trúc của nhóm Chân khớp bé Microarthropoda ở đai cao địa lý của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của thời tiết lên sự phân bố của nhóm Chân khớp bé theo tầng rất là cao và phát hiện được 8 họ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [10]. Năm 2007, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết và giới thiệu toàn bộ các loài Oribatida đã phát hiện từ trước đến nay ở Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước trong công trình Động vật chí Việt Nam. Ông đã giới thiệu hệ 8 thống phân loại và danh pháp đầy đủ của 150 loài trong khoảng 180 loài Oribatida đã biết của khu hệ động vật Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, 2007) [7]. Năm 2008, tác giả Vũ Quang Mạnh và cs đã nghiên cứu về ảnh hưởng và vai trò của quần xã Oribatida đối với các loại đất và đặc điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng Sông Hồng: thành phần loài Oribatida ở bãi có hoang (15 loài); ở rừng tự nhiên và Vườn Quốc gia đều có 9 loài; ở rừng nhân tác và đất trồng gỗ lâu năm có 7 loài; thấp nhất ở ruộng lúa cạn có 2 loài (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [12]. Năm 2010, Các tác giả Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu và Vũ Quang Mạnh đã nghiên cứu về đặc điểm phân bố và địa động vật đất ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ trong 5 sinh cảnh: rừng tự nhiên (RTN), rừng nhân tác (RNT), chảm cỏ cây bụi (TCCB), vườn quanh nhà (VQN) và đất canh tác trồng cây nông nghiệp ngắn ngày (ĐCT). Riêng sinh cảnh rừng tự nhiên, mẫu thu theo 3 đai cao: đai cao 300-600m; đai 600-1000m; đai 1000-1600m. Đã ghi nhận được 103 loài Oribatida thuộc 48 giống, 28 họ, 90 loài. Trong số này, đã bổ sung 2 loài mới: Papilacarus sp. Nov; Aokiella sp. Nov và hàng chục loài mới cho khu hệ Oribatida của Vườn (Đào Duy Trinh và cs., 2010) [18]. Năm 2012, Đào Duy Trinh và Vũ Quang Mạnh tiếp tục công bố về cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa khô và mùa mưa ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ đã ghi nhận kết quả: các giá trị số lượng loài đều giảm đi ở 3 tầng phân bố (tương ứng: tầng rêu từ 37 loài giảm còn 31 loài, tầng lá 52 loài còn 33 loài, tầng đất 43 loài còn 34 loài); MĐTB cũng giảm tương ứng ở 3 tầng phân bố (tầng rêu từ 168 cá thể/kg xuống còn 97 cá thể/kg; ở thảm lá 409 cá thể/m2 xuống còn 311 cá thể/m2; ở đất 3360 cá thể/m2 xuống còn 1991 cá thể/m2). Giá trị độ đa dạng loài H’ giảm (ở rêu từ 3,40 xuống 3,12). Độ đồng đều J’ giảm từ mùa khô sang mùa mưa ở tầng rêu (0,94 xuống 0,91) nhưng ở tầng 9 đất tăng từ 0,90 đến 0,92, còn ở thảm lá thì không đổi (J’ = 0,90) (Đào Duy Trinh và cs., 2012) [16]. Năm 2013, Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường khu công nghiệp Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến sự biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so với vùng lân cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận sự có mặt của 39 loài thuộc 18 họ và 29 giống trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất, có 3 loài xuất hiện cả ở 3 sinh cảnh [17]. Năm 2014, Đào Duy Trinh và Tạ Mạnh Cường nghiên cứu vai trò chỉ thị của bộ Oribatida ở đai cao 700m VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ghi nhận có 12 loài ưu thế trong đó có 5 loài ưu thế cho cả 2 đai cao trên 700m. Các chỉ số định lượng của loài Oribatida có sự khác biệt giữa đai 700-900m và đai 900-1252m. Tác giả cho rằng quần xã Oribatida là yếu tố chỉ thị cho sự biến đổi sinh cảnh sống và sự biến đổi theo tầng sâu trong hệ sinh thái đất [14]. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã được nghiên cứu ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Các mẫu vật được thu thập trong 2 đợt từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013 với tổng số 48 mẫu định lượng (rêu, tầng lá, tầng đất 0-10cm, tầng đất 10-20cm). Có 68 loài Oribatida thuộc 47 giống, 29 họ được ghi nhận. Có 7 loài trong số này được xem là những loài đặc trưng cho khu vực nghiên cứu, chúng là những loài có khả năng tồn tại trong môi trường đất bị tác động của con người,…, gồm: Liodes theleproctus, Setoxylobates foveolatus, Xylobates lophotrichus, Perxylobates brevisetus, Xylobates monodactylus, Peloribates pseudoporosus, Scheloribates laevigatus. Mật độ trung bình đạt cao nhất ở tầng (0-10cm) (16960 cá thể/ m2) và thấp nhất ở tầng rêu (576 cá thể/ kg); Có sự đột biến về số lượng cá thể ở tầng đất (0-10cm). Độ đa dạng H’ đạt cao nhất ở tầng rêu H’ = 3,05 và thấp nhất ở tầng (0-10cm) với giá trị H’ = 1,71. 10 Độ đồng đều J’ đạt giá trị cao nhất ở tầng rêu J’ = 0,89 và thấp nhất ở tầng (0-10cm) (J’ = 0,52) (Lê Thị Lan Phương, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh, 2014) [13]. Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, đã ghi nhận được 76 loài Oribatida thuộc 51 giống của 28 họ ở cả hai lần thu mẫu đối với cả 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng. Trong số 68 loài xác định được tên và có 8 loài ở dạng sp.. Khoang Xanh mật độ trung bình thay đổi theo từng tầng phân bố, lớn nhất là tầng A1 (1120 cá thể/m2), tầng A2 (600 cá thể/m2), tầng A0 (103 cá thể/m2) và thấp nhất ở tầng A (41 cá thể/kg). Ở Suối Tiên, mật độ trung bình có chiều hướng giảm dần từ A2 < A1 < A0 < A tương ứng: 3600 cá thể/m2 < 2800 cá thể/m2 < 423 cá thể/m2 < 81 cá thể/kg (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015 ) [15]. Nhìn chung những nghiên cứu về động vật Chân khớp bé nói chung, Ve giáp nói riêng đã đề cập một cách toàn diện và có hệ thống với kết quả cao. Tuy nhiên các kết quả đạt được mới chỉ là những nghiên cứu mang tính định hướng ban đầu. Để tìm hiểu thấu đáo vai trò của nhóm này và ứng dụng vào lĩnh vực khoa học và thực tiễn thì việc nghiên cứu cần được đẩy mạnh nghiên cứu trong những năm tiếp theo. 11 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda) [11]. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, được thực hiện ở VQG Ba Vì, Hà Nội. 2.2. Thời gian nghiên cứu và số lƣợng mẫu Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016 Số lượng mẫu cụ thể như sau: Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu thu đƣợc ở đai cao 900m Sinh cảnh 900m Mẫu lá Mẫu rêu Mẫu đất 0-10 Mẫu đất 10-20 Tổng 5 5 5 5 20 2.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở đai cao khí hậu 900m tại VQG Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan