Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa khẩu c...

Tài liệu Thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn năm 2016 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài lasioderma serricorne (fabricius)

.PDF
94
4
132

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRỊNH VĂN PHAN THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN NGUYÊN LIỆU THUỐC BẮC NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU CHI MA, LẠNG SƠN NĂM 2016 - 2017; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI LASIODERMA SERRICORNE (FABRICIUS) Ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60 62 01 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Trịnh Văn Phan i năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng Khoa Nông học, Ban quản lý đào tao Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 Lạng Sơn đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Trịnh Văn Phan ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục bảng ................................................................................................................. v Danh mục hình ................................................................................................................ vii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học thực tiển ............................................. 2 1.4.1. Những đóng góp mới .......................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 4 2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc Bắc ............................................................................................................ 4 2.2.2. Những nghiên cứu về loài mọt Lasioderma serricorne (F.) ............................... 6 2.2.3. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho bảo quản ..... 11 2.3. Những nghiên cứu ở việt nam .......................................................................... 15 2.3.1. Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật...................................... 15 2.3.2. Những nghiên cứu về côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc Bắc............... 16 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học loài mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.) ........................................................................... 18 2.3.4. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho bảo quản ..... 20 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 23 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ....................................................... 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23 3.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 23 3.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 23 iii 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24 3.4.1. Phương pháp điều tra thành phần côn trùng gây hại và thành phần thiên địch; diễn biến mật độ mọt hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu ............ 24 3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu ....................................................... 25 3.4.3. Thử nghiệm hiệu lực của phosphine đối với mọt Lasioderma serricorne (F) gây hại nguyên liệu thuốc bắc. ................................................................... 27 3.5. Phương pháp bảo quản sâu mọt ........................................................................ 30 3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 30 Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 31 4.1. Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn và trong kho bảo quản các hộ kinh doanh.......................... 31 4.1.1. Thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2017 ......................................... 31 4.1.2. Thành phần côn trùng gây hại nguyên liệu thuốc Bắc trong kho bảo quản của các hộ kinh doanh tại Lạng Sơn năm 2016 - 2017 .................................... 34 4.2. Thành phần thiên địch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu và trong kho bảo quản của các hộ dân kinh doanh ở cửa khẩu chi ma Lạng Sơn ........................................................................................................... 38 4.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài mọt Lasioderma serricorne (F.)............................................................................... 41 4.3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt Lasioderma serricorne (F.) ......... 41 4.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học,sinh thái của loài mọt Lasioderma serricorne (F.) ................................................................................................... 45 4.3.3. Điều tra diễn biến mật độ của loài mọt Lasioderma serricorne (F.) ................ 53 4.4. Khảo nghiệm thuốc hoá học phòng trừ loài mọt Lasioderma serricorne (F.) hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu ......................................................... 59 Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 61 5.1. Kết luận............................................................................................................. 61 5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 62 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 63 Phụ lục .......................................................................................................................... 68 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thành phần côn trùng gây hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ An Huy, Trung Quốc tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2016 - 2017 ....... 32 Bảng 4.2. Thành phần côn trùng gây hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ Quảng Đông, Trung Quốc tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2016 - 2017 ................................................................................................ 33 Bảng 4.3. Thành phần côn trùng gây hại nguyên liệu thuốc Bắc trong kho bảo quản của các hộ kinh doanh tại Lạng Sơn năm 2016 - 2017 .................... 35 Bảng 4.4. Thành phần thiên địch của côn trùng gây hại nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn và trong kho bảo quản của các hộ kinh doanh năm 2016 - 2017 ..................................................................... 39 Bảng 4.5. Kích thước các pha phát dục của mọt Lasioderma serricorne (F.) ở hai mức nhiệt độ ........................................................................................ 42 Bảng 4.6. Thời gian phát dục của loài mọt Lasioderma serricorne (F.) ở 2 mức nhiệt độ khác nhau ..................................................................................... 46 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến sức sinh sản của mọt Lasioderma serricorne (F.) ở hai mức nhiệt độ ........................................... 48 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống sót từ trứng đến trưởng thành vũ hóa của loài mọt Lasioderma serricorne (F). ....................... 49 Bảng 4.9. Thời gian sống của trưởng thành mọt Lasioderma serricorne (F). ............... trong điều kiện có thức ăn và không có thức ăn ........................................ 50 Bảng 4.10. Mức độ gây hại của Lasioderma serricorne (F.) trên các loại thức ăn khác nhau .............................................................................................. 52 Bảng 4.11. Mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn đợt 1 (từ 3/9/2016 - 12/11/2016) ............................................................... 54 Bảng 4.12. Mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn đợt 2 (từ 28/1/2017 - 8/4/2017) ................................................................. 55 Bảng 4.13. Mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau trong kho lữu trữ đợt 1 (từ 3/9/2016 12/11/2016)................................................................................................ 57 v Bảng 4.14. Diễn biến mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau trong kho lữu trữ đợt 2 (từ 3/12/2016 - 11/02/2017) ............................................................................ 58 Bảng 4.15. Hiệu lực phòng trừ mọt Lasioderma serricorne (F.) của thuốc Phosphine ở các liều lượng khác nhau ...................................................... 59 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Hình ảnh nuôi sinh học mọt Lasioderma serricorne (F.) .......................... 26 Hình 3.2. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn đến sức sinh sản của loài mọt Lasioderma serricorne (F.) ................................................... 26 Hình 3.3. Thử nghiệm hiệu lực của Phosphine đối với mọt Lasioderma serricorne (F.) gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc .................................... 28 Hình 4.1. Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F). .................................................. 36 Hình 4.2. Mọt cà phê Araecerus fasciculatus (De Geer) ........................................... 36 Hình 4.3. Mọt gạo Sitophilus oryzae (L). .................................................................. 36 Hình 4.4. Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (Fabricius) ................................... 36 Hình 4.5. Mọt thò đuôi điểm vàng Carpophilus hemipterus (L). .............................. 36 Hình 4.6. Mọt bột đỏ Tribolium castaneum (Herbst). ............................................... 36 Hình 4.7. Mọt gạo dẹt Ahasverus advena (Waltk). ................................................... 37 Hình 4.8. Mọt khuẩn đen nhỏ Alphitobius laevigatus (Fabricius) ............................ 37 Hình 4.9. Mọt râu dài Cryptolestes pusillus( Schönherr) .......................................... 37 Hình 4.10. Mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica (Fabricius) ................................. 37 Hình 4.11. Ngài Địa trung hải Ephestia cautella (Walker) ......................................... 37 Hình 4.12. Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis (Linnaeus) ................................ 37 Hình 4.13. Côn trùng bắt mồi Thaneroclerus buqueti L. ............................................ 40 Hình 4.14. Nhện càng cua mình tròn Pseudoscorpiones sp1 ....................................... 40 Hình 4.15. Nhện càng cua mình dài Pseudoscorpiones sp2......................................... 40 Hình 4.16. Bọ xít ăn mồi Orius sp. .............................................................................. 40 Hình 4.17. Bọ đuôi kìm đen Euborellia sp. ................................................................. 40 Hình 4.18. Bọ cánh cộc Anotylus sp. ........................................................................... 40 Hình 4.19. Trứng của Lasioderma serricorne (F.) ...................................................... 43 Hình 4.20. Sâu non tuổi 1 Lasioderma serricorne (F.)................................................ 43 Hình 4.21. Sâu non tuổi 2 - 4 Lasioderma serricorne (F.) .......................................... 43 Hình 4.22. Sâu non tuổi 5 Lasioderma serricorne (F.)................................................ 43 Hình 4.23. Nhộng Lasioderma serricorne (F.) ............................................................ 44 Hình 4.24. Trưởng thành Lasioderma serricorne (F.) ................................................. 45 vii Hình 4.25. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến vòng đời của mọt Lasioderma serricorne (F.) ............................................................................................ 49 Hình 4.26. Thời gian sống của trưởng thành mọt Lasioderma serricorne (F). qua giao phối và chưa qua giao phối ......................................................... 51 Hình 4.27. Tỷ lệ gây hại của Lasioderma serricorne (F.) trên các loại thức ăn khác nhau trong điều kiện 300C, độ ẩm 70% ............................................. 52 Hình 4.28. Mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn đợt 1 (từ 3/9/2016 - 12/11/2016) ............................................................... 54 Hình 4.29. Diễn biến mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn đợt 2 (từ 3/12/2016 - 11/02/2017) ............................................. 55 Hình 4.30. Diễn biến mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau trong kho lữu trữ đợt 1 (từ 3/9/2016 - 12/11/2016) .............................................................................. 57 Hình 4.31. Diễn biến mật độ loài Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc bắc có nguồn gốc khác nhau trong kho lữu trữ đợt 2 (từ 3/9/2016 - 12/11/2016) .............................................................................. 58 Hình 4.32. Hiệu lực phòng trừ mọt Lasioderma serricorne (F.) của thuốc Phosphine ở các liều lượng khác nhau....................................................... 60 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Trịnh Văn Phan Tên luận văn: “Thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2016- 2017; Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lasioderma serricorne (Fabricius)”. Ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60 62 01 12 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Xác định thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu và bảo quản trong kho hộ kinh doanh, đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lasioderma serricorne( Fabricius) gây hại chủ yếu; từ đó đưa ra biện pháp quản lý nguồn hàng thuốc Bắc nhập khẩu khẩu từ Trung Quốc qua của khẩu Lạng Sơn một cách hợp lý. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu trên đối tượng loài Lasioderma serricorne (Fabricius). Điều tra xác định thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại Lạng Sơn được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia : QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch thực vật. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lasioderma serricorne (Fabricius) theo William Azalekor (1999). Phương pháp xử lý và bảo quản sâu mọt theo Bùi Công Hiển (1995). Thử nghiệm biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm được thực hiên theo quy chuẩn Việt Nam 01-19/2010/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng. Kết quả chính và kết luận Thành phần sâu hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ An Huy - Trung Quốc bao gồm 11 loài. Trên lô hàng từ Quảng Đông, Trung Quốc ghi nhận được 14 loài. Thành phần sâu hại trên nguyên liệu thuốc bắc ở các kho lưu trữ của các hộ kinh doanh ở Lạng Sơn ghi nhận 15 loài. Trong đó có 03 loài xuất hiện với mức độ rất phổ biến là Lasioderma serricorne (Fabricius), Araecerus fasciculatus Degeer và Rhizopertha dominica Fabricius. Thành phần thiên địch của côn trùng gây hại nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu ở cửa khẩu và trong kho lưu trữ tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn gồm có 7 loài. Phổ biến là loài Thaneroclerus buqueti L. và Pseudoscopiones sp2. ix Vòng đời của loài mọt Lasioderma serricorne (Fabricius) ở nhiệt độ 25oC trung bình là 65,21 ± 3,39 ngày và ở nhiệt độ 30oC trung bình là 58,04 ± 2,31 ngày. Ở điều kiện 250C, tổng số trứng đẻ trung bình của một trưởng thành cái cao nhất là 94,05±10,23 quả/cái khi được nuôi với thức ăn là Linh Chi. Tỷ lệ sống sót khi có thức ăn là từ 63,47 - 77,60%; khi không có thức ăn chỉ là 15,43 - 17,33%. Ở điều kiện 300C, tổng số trứng đẻ trung bình của một trưởng thành cái cao nhất là 105,20±10,49 quả/cái khi được nuôi với thức ăn là Linh Chi, thấp nhất là trên Bạch Truật (85,50±7,52 quả/cái). Tỷ lệ sống sót khi có thức ăn là 74,47 - 86,67%; khi không có thức ăn chỉ là 14,05 - 16,21%. Với thời gian thí nghiệm 120 ngày bảo quản, tỷ lệ hao hụt so với lượng thức ăn ban đầu của Linh Chi là nhiều nhất (59,44%); tiếp đến là Đương Quy (35,10%) và thấp nhất là Bạch Truật (29,68%) ở 300C. Diễn biến mật độ mọt Lasioderma serricorne (F) trên các loại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ Quảng Đông và An Huy qua của khẩu Chi Ma, Lạng Sơn sự khác nhau không đáng kể. Mật độ mọt tại kho lưu trữ của hộ kinh doanh tại Lạng Sơn cao hơn trong cùng thời gian điều tra khi so sánh với mật độ mọt điều tra tại cửa khẩu. Thuốc Phosphine có hiệu lực phòng trừ Lasioderma serricorne (F.) đạt 100% khi sử dụng liều lượng 3 gam PH3/m3 sau 10 ngày xử lý, thấp nhất thuốc ở liều lượng 1g/m3 sau 3 ngày xử lý thuốc (chỉ đạt 38,67%). x THESIS ABSTRACT Author's name: Trinh Van Phan Name of the thesis: “Insect pests on imported raw materials at Chi Ma border gate, Lang Son province from 2016 to 2017; Biological characteristics of Lasioderma serricorn (Fabricius)”. Industry: Plant Protection Code: 60 62 01 12 Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research purposes: Identification of harmful insect pests on medicinal herbs imported and stored in farmer households, in-depth study of some biological and ecological characteristics of Lasioderma serricorne (Fabricius) causing major damage; From there, a measure of management of drug imports from China through Lang Son can be reasonably applied. Research Methods The composition of insect pests and natural enemies in Lang Son was carried out in accordance with National Technical Regulation QCVN 01- 141: 2013 / BNNPTNN on sampling methods of plant quarantine. Study on the biological and ecological characteristics of Lasioderma serricorne (Fabricius) according to William Azalekor (1999). Pest handling and preservation method according to Bui Cong Hien (1995). Assessment the effectiveness of Phosphine Laboratory tests are performed in accordance with Vietnamese standards 01-19 / 2010 / BNNPTNT. National technical regulation on disinfection vaporization technical process. Main results and conclusions The insect pest components from Anhui - China were determine 11 species. and 14 species from Guangdong, China recorded. There were 15 species recorded in the storehouses of business households in Lang Son Three species were very common: Lasioderma serricorne (Fabricius), Araecerus fasciculatus Degeer and Rhizopertha dominica Fabricius. The natural enemies of pests imported from North Vietnam at the border gate and in the archives at Chi Ma border gate, Lang Son were seven species. Thaneroclerus buqueti L. and Pseudoscopiones sp2 were common. The life cycle of Lasioderma serricorn at 25 0C averaged 65.21 ± 3.39 days and 58.04 ± 2.31 days at 30 0C. xi At 250C, the average number of eggs laid by a female was 94.05 ± 10.23 when fed with Lingzhi. Survival rate was 63,47 - 77,60% and 15.43 - 17.33% without food supplied. At 300C, the average number of eggs laid was 105.20 ± 10.49 egg/female for reared on Lingzhi food, the lowest were85.50 ± 7.52 egg/female for reared on Dipole). Survival rate was 74.47 - 86.67%; When no food is only 14.05 - 16.21%. After 120 days of infestation, percent weight loss of Linh Chi was the highest 59.44%; Duong Quy was 35.10% and the lowest was Bach Truat 29.68% at 300C. Changes in the density of Lasioderma serricorne (F) on medicinal ingredients imported from Guangdong and Anhui through the Chi Ma, Lang Son was not difference significant. The density of Lasioderma serricorne in Lang Son household business warehouses was higher during the same survey time Phosphine effective with Lasioderma serricorne (F) was 100% at 3 grams of PH3 /m3 dose after 10 days treaments, the lowest dose is 1g of PH3 / m3 at 3 days after treaments effective was 38,67%. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngay từ thời xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng thuốc từ dược liệu để phòng và chữa bệnh. Việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền vừa có độ an toàn cao, hiệu quả chữa bệnh tốt vừa có tính khoa học và hợp lý. Mỗi một thang thuốc thường được kết hợp một cách hài hòa bởi nhiều vị dược liệu có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Y học cổ truyền Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu đời và đạt được những thành quả to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Thuốc dùng trong Y học cổ truyền thường bao gồm thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Bắc ngoài việc có tác dụng chữa bệnh rất tốt mà còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể. Nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc. Lượng nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn , theo số liệu báo cáo hàng năm của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 7 - Cục Bảo vệ thực vật như sau : năm 2012: 16.623,704 tấn; năm 2013: 17.151,693 tấn; năm 2014: 19.842 tấn; năm 2015 là 12.947,50 tấn. Sáu tháng đầu năm 2016: 2.489,32 tấn. Qua công tác điều tra thành phần dịch hại hại trên các lô hàng, kho chứa nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu qua các năm gần đây thì một trong những nhóm gây hại có nguy cơ làm ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự tổn thất là do nhóm côn trùng hại gây ra Trong số các loài côn trùng gây hại thì có loài mọt Lasioderma serricorne (F) xuất hiện với mức độ khá phổ biến qua các lô hàng thuốc bắc nhập khẩu. Để đảm bảo được lô hàng thuốc Bắc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu lạng Sơn cũng như nguyên liệu thuốc bắc bảo quản trong kho có chất lượng tốt thì những nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin cơ bản về loại mọt Lasioderma serricorne (F) xuất hiện và gây hại phổ biến ở nguồn hàng nhập khẩu cũng như trong kho bảo quản, từ đó sẽ có biện pháp quản lý cho phù hợp đảm bảo cho nguồn hàng lưu thông có chất lượng tốt và người tiêu dùng khi sử dụng không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn năm 2016- 2017; Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lasioderma serricorne (Fabricius)”. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu và bảo quản trong kho hộ kinh doanh, đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lasioderma serricorne (F) gây hại chủ yếu; từ đó đưa ra biện pháp quản lý nguồn hàng thuốc Bắc nhập khẩu khẩu từ Trung Quốc qua của khẩu Lạng Sơn một cách hợp lý. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU + Điều tra thành phần côn trùng hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma Lạng Sơn và trong kho hộ kinh doanh chứa nguyên liệu thuốc bắc sau nhập khẩu tại Lạng Sơn; + Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lasioderma serricorne (F). + Thử nghiệm phòng trừ côn trùng hại nguyên liệu thuốc bắc bằng thuốc Phosphine, tại phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng Sơn. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỂN 1.4.1. Những đóng góp mới - Cung cấp một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Lasioderma serricorne (F) gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc. - Xác định được mức độ xuất hiện của các loài mọt trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn. 1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần bổ sung vào danh mục côn trùng hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu. Nhằm phát hiện kịp thời loài côn trùng thuộc danh mục đối tượng Kiểm dịch thực vật của Việt Nam; - Cung cấp thêm một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài côn trùng gây hại chủ yếu Lasioderma serricorne( F) trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu và bảo quản trong kho hộ kinh doanh. - Đề xuất biện pháp quản lý mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc Bắc. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Những cây thảo dược là một nguồn thuốc tự nhiên rất quý. Trong các bữa ăn hàng ngày có thể chế biến thành nhiều món ăn từ thực vật có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Các loại thảo dược đặc biệt là thuốc bắc được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị từ lâu đời. Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang và được phát triển bởi các lương y người Việt. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Ở Việt Nam thuốc Bắc đã được sử dụng từ lâu đời, có nhiều loại như: nhân sâm, linh chi, bạch truật, hoài sơn,... Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán. Tác dụng của Đương Quy rất tốt, là thuốc đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Các bộ phận sử dụng là rễ phơi hoặc sấy khô. Bạch truật cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Bộ phận sử dụng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt. Có tác dụng bổ ích cường tráng, có ảnh hưởng tới ruột, chống đông máu, dãn mạch máu, có tác dụn gloiwj niệu, hạ đường huyết. Hoài sơn dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng m, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Bộ phận sử dụng là củ, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến thận, biếng ăn, mệt mỏi... Thuốc đông y khi sử dụng không chỉ an toàn hơn các loại thuốc hoá học đắt tiền, mà còn có tác dụng điều trị nhằm tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể đặc biệt đẩy lùi được một số căn bệnh hiểm nghèo. Một trong những 3 mặt hàng truyền thống được người Việt Nam sử dụng từ rất lâu đó là nguyên liệu thuốc bắc. Lượng nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu hàng năm ngày càng tăng cả về số lượng, khối lượng và chủng loại. Sự giao lưu hàng hoá nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng trên thế giới ngày một tăng dẫn đến các loại sinh vật hại thực vật sẽ lây lan từ nước này qua nước khác. Chúng đã và đang là mối quan tâm đáng lo ngại đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một trong những nhóm sinh vật gây hại gây ra tổn thất rõ rệt nhất thường thấy là côn trùng hay còn gọi là sâu mọt gây ra. Hiện nay, việc bảo quản nguyên liệu thuốc bắc còn gặp nhiều khó khăn do các điều kiện về kho tàng, cách bảo quản, nhất là do sự gây hại của nhiều loại côn trùng làm hao hụt nguyên liệu, giảm giá trị hàng hóa trong kho bảo quản. Một trong những đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại nghiêm trọng trong các kho bảo quản nguyên liệu thuốc bắc là loài mọt Lasioderma serricorne (F).Trên thế giới, loài mọt Lasioderma serricorne (F)được phát hiện trên nhiều loại nông sản bảo quản khác nhau và các nhà khoa học cũng đã có công trình nghiên cứu quan tâm đến loài côn trùng này. Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về loài mọt thuốc lá chưa nhiều, nhất là trên mặt hàng bảo quản là nguyên liệu thuốc bắc. 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng gây hại trên nguyên liệu thuốc Bắc Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu về côn trùng hại kho, trước nhất và chiếm đa số là những nghiên cứu về thành phần loài. Tổng kết sự có mặt và gây hại của côn trùng, tác giả Semple et al. (1988) cho rằng trên thế giới có khoảng trên 100 loài côn trùng liên quan đến các sản phẩm kho. Trong đó bộ cánh cứng chiếm tỷ lệ 60% và bộ cánh vảy chiếm 8-10%. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Coxvaf et al. (1978) cho biết có 24 loài côn trùng bao gồm: Ahasverus advena, Crytolestes ferrugineus, Ephestia cautella, Ephestia tectus, Lasioderma serricorne, Plodia interpunctella, Ptinus tectus, Stegobium panoceum, Tinea columbariella, Tineola bisselliella, Tribolium castaneum và Trogoderma granarium...được tìm thấy trên bột đậu nành.Ở ẩm độ 70% và nhiệt độ là 25oC hoặc 30oC là điều kiện tốt nhất cho côn trùng sinh sống và phát triển. 4 Cũng theo Coxvaf et al. (1978) khi so sánh ở hai mức độ ẩm, ở mức 80% các loài côn trùng phát triển trên các loại thức ăn, còn ở mức 70% phát triển ít hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số loài. Kết quả điều tra về số lượng trưởng thành và giai đoạn phát triển các pha, cho biết các loài có thể tấn công trong điều kiện môi trường là: Stegobium panoceum, Ptinus tectus, Tineola bisselliella, Ephehstia cautella và Lasioderma serricorne. Ở những khu vực nóng và khí hậu ấm hơn thì các loài côn trùng như: Trogoderma granarium, Tribolium castaaneum, Ahaverus advena, Lasioderma serricorne, Ephestia cautella và Plodia interpunctella có thể trở thành mối đe dọa cho các sản phẩm. Ephestia elutella có thể phát triển trong điều kiện hàm lượng hơi nước tương đối đạt 88% và có thể gây hại trong điều kiện nóng ẩm. Sự hoạt động khác nhau rõ rệt của các loài thuộc giống Tribolium, Tenebrio và Ephestia được nghiên cứu, đó cũng chính là lí do dẫn đến sự thất thoát và tiêu diệt của các loài khác (Coxvaf et al., 1978). Nghiên cứu thành phần côn trùng hại gây hại dược liệu: Gunasekaran et al. (2003) đã cho biết có 14 loài sâu mọt hại trên sản phẩm dược liệu được bảo quản, trong đó có có 9 loài thuộc bộ cánh cứng và 3 loài thuộc bộ cánh vảy xuất hiện trong kho hàng thuộc tỉnh Berlin- Liên bang Đức. Có 33 loài sâu mọt trên sản phẩm dự trữ của tư nhân, những loài sâu mọt phổ biến nhất trong kho dự trữ và trong kho hàng đó là: họ ngài đêm (Ephestia elutella Hbn) và mọt thuốc bắc (Stegobium panoceum L.). Về đặc điểm sinh thái của mọt thuốc lá và mọt thuốc bắc Gunasekaran et al. (2003), cho biết: Mức độ ảnh hưởng của mọt thuốc bắc Stegobium panoceum, mọt thuốc lá Lasioderma serricorne phụ thuộc vào thành phần và mức độ axits uric có trong cây, hạt rau Mùi, rễ cây Nghệ. Để thu thập côn trùng trên nông sản bảo quản, theo Mahroof and Thomas (2008) đã tiến hành một thí nghiệm dùng bẫy sinh học áp dụng đơn lẻ được sử dụng như là một phương pháp chuẩn mực kiểm tra sự phản ứng của sâu mọt đối với sức hấp dẫn mạnh của các chất thu hút côn trùng. Trong đó mọt thuốc bắc Stegobium panoceum được thí nghiệm, những yếu tố nghiên cứu là thời gian thử nghiệm, kích thước miệng bẫy và kích thước khu vực thử nghiệm: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng côn trùng thu được trên bẫy. Subramanyam and Hagstrum (1996) cho biết: Số côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng (Coleoptra) có khoảng 250.000 loài, trong đó có nhiều 5 loài gây hại quan trọng. Có khoảng 40 họ thuộc bộ cánh cứng có liên quan tới sản phẩm trong kho. Đó là nguồn gây hại chính làm hại tới nông sản bảo quản. Một số loài côn trùng quan trọng gây hại sản phẩm trong kho ở vùng nhiệt đới chủ yếu bộ cánh cứng và bộ cánh vảy, trong đó bộ cánh cứng bao gồm 13 loài thuộc 8 họ, còn bộ cánh vảy thuộc 4 loài của 2 họ. Sâu mọt hại các sản phẩm được bảo quản gây ra thiệt hại rất lớn cho các sản phẩm sau thu hoạch và hạt giống, các sản phẩm đóng gói kể cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Bên cạnh việc gây thiệt hại khi sinh trưởng, chúng còn gây cảm giác khó chịu cho người nhìn thấy chúng sinh trưởng trong các sản phẩm nói trên (Subramanyam and Hagstrum, 1996). 2.2.2. Những nghiên cứu về loài mọt Lasioderma serricorne (F.) 2.2.2.1. Vị trí phân loại, phân bố và khả năng gây hại Mọt Lasioderma serricorne(F)là loài gây hại chính trong các kho bảo quản nông sản nói chung và nguyên liệu thuốc lá bảo quản nói riêng. Chúng đã được ghi nhận vào năm 1848 tại Pháp, tại Hoa Kỳ năm 1886 (Ryan, 1999). Fabricius là người dầu tiên quan sát và mô tả về chúng vào năm 1972. Mọt Lasioderma serricorne (F.) thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera), họ Anobiidae (Howe, 1957; Ashworth, 1993). Lasioderma serricorne Fabricius (1972) có tên khác là Lasioderma castaneum Melsheimer (1845), Lasioderma testaceum Stephens (1835). Tên tiếng Anh là Cigarette beetle, Tobacco beetle, tên tiếng Pháp là Vrillette du tabac, Lasioderme du Tabac. Hiện nay, mọt Lasioderma serricorne (F.) phân bố rộng khắp trên thế giới và được coi là loài phổ biến trong các kho bảo quản nông sản, được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Howe, 1957). Mọt Lasioderma serricorne (F.) không chỉ phá hại lá và thuốc lá đã chế biến, chúng còn tấn công cả rau quả khô như thảo mộc, bánh làm từ hạt có dầu, ngũ cốc, ca cao, lạc nhân… và chủ yếu là do sâu non gây ra (Carvalho et al., 2000). Theo Arbogast et al. (2002), mọt Lasioderma serricorne (F) là loài đa thực, chúng có phổ thức ăn rộng, có thể ăn nhiều loại sản phẩm của cây trồng và được coi là loài dịch hại nguy hiểm đối với kho bảo quản nông sản nói chung và kho nguyên liệu thuốc lá nói riêng. Ryan (1999) đã đề cập đến khả năng lựa chọn thức ăn của mọt thuốc lá rất phong phú, chúng tấn công trên 50 loại sản phẩm nông sản khác nhau. 6 Theo Zanuncio et al. (2014) đã phát hiện ra loài mọt Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu hoa cúc được bày bán tại thị trường Brazil. 2.2.2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt Lasioderma sericone F. Howe (1957) ghi nhận ở 32,5 0C và độ ẩm 50% thì thời gian trứng nở trong 6,3 ngày. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rẳng ở nhiệt độ 37,50C và độ ẩm 90% thời gian trứng nở là 7,3 ngày và trứng nở 90%. Vòng đời của mọt Lasioderma serricorne phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn, nhưng chúng thường kéo dài 40-90 ngày. Nhiệt độ cao thì vòng đời thường ngắn hơn khi ở nhiệt độ thấp. Trưởng thành mọt Lasioderma serricorne (F.) Có màu đỏ đậm và dài từ 2 đến 3mm. Đầu rộng và đôi mắt nhỏ. Râu đầu từ đốt thứ 4 đến đốt thứ 10 có hình răng cưa. Trưởng thành có khả năng bay (Ashworth, 1993). Trưởng thành sống ở trong tối hoặc nửa tối, thường ở trong các khe nứt, không thích ánh sáng ban ngày nhưng bị thu hút bởi ánh sáng nhân tạo vào ban đêm. Hoạt động mạnh vào lúc chập tối và ban đêm. Trưởng thành không hoạt động ở nhiệt độ dưới 170C. Trưởng thành Lasiodermaserricorne F không ăn (Howe 1957). Thức ăn của sâu non ảnh hưởng tới trọng lượng của trưởng thành. Trưởng thành cái nặng hơn trưởng thành đực. Tỷ lệ giới tính của trưởng thành (đực : cái) là khoảng 1:1 (Ashworth 1993); (Chun, 2008). Allotey and Unanaowo (1993), cho biết thời gian chu kỳ sinh sản của Lasiodermaserricorne (F.) phụ thuộc vào môi trường xunh quanh. Thời gian sinh sản trên khoai lang khô là ngắn nhất và trên hạt gạo khô là dài nhật. Sức sinh sản cao nhất với miến và thấp nhất với gạo. Trưởng thành cái sống lâu hơn trưởng thành đực. Tỷ lệ trứng nở là trung bình là 80,3% ở 280C-320C và độ ẩm từ 72,5%-80,5%. Thời gian trứng nở trung bình từ 5-8 ngày, 73% tổng số trứng nở vào khoảng ngày 6 và ngày 7. Nghiên cứu của Ashwort (1993) về đặc điểm hình thái của loài mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F). có kích thước từ 2,0-3,7 mm, nặng từ 1,6-4,4 mg. Màu sắc của côn trùng tùy thuộc vào loại thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường trong quá sinh trưởng và phát triển. Mặc dù kích thước của trưởng thành bị ảnh hưởng bởi chất lượng thức ăn trong pha sâu non tuy nhiên kích thước của trưởng thành cái vẫn lớn hơn so với trưởng thành đực. Tỷ lệ giới tính đực cái là 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất