Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng hán (liên hệ với thành ngữ tiến...

Tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng hán (liên hệ với thành ngữ tiếng việt)

.PDF
128
2716
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LÝ LỆ THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) Chuyê ngành: Ngôn ngữ học LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội 11/2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LÝ LỆ THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) Chuyê ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn Hà Nội 11/2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Người thực hiện luận văn Lý Lệ 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Ngôn ngữ học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặt biệt là PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn các anh chị học viên cao học cùng lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………….8 0.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………….8 0.2 Tình hình nghiên cứu……………………………………………….10 0.3 Đối tượng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………....12 0.4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu………………………………...13 0.5 Bố cục của luận văn………………………………………………...13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT………………………………16 1.1 Khái niệm thành ngữ và đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hán……..16 1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán……………………………………...16 1.1.2 Đặc điểm chung của thành ngữ trong tiếng Hán………………………….20 1.2 Phân biệt thành ngữ với các ngữ cố định khác trong tiếng Hán……24 1.2.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ…………………………………………….24 1.2.2 Phân biệt thành ngữ với ngạn ngữ………………………………………….26 1.2.3 Phân biệt thành ngữ với yết hậu ngữ……………………………………….27 1.2.4 Phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ…………………………………...27 1.3 Khái niệm tính cách con người và thành ngữ nói về tính cách con người……………………………………………………………………...28 1.3.1 Tính cách con người………………………………………………………….28 1.3.2 Thành ngữ nói về tính cách con người…………………………………….30 1.4 Tiểu kết……………………………………………………………..32 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC 4 THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)………………....34 2.1 Dẫn nhập……………………………………………………………34 2.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán………………………………………………………………….35 2.2.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết………36 2.2.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập……….38 2.2.3 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ……...41 2.2.4 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc động-tân……….44 2.2.5 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc động-bổ………..44 2.2.6 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc liên động………45 2.2.7 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc câu phức………46 2.3 Đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt………………………………………………………………….49 2.3.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chủ vị…………..50 2.3.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập……….50 2.3.3 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ……...51 2.4 So sánh thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt………………………………………………………………….52 2.4.1 Về các thành tố cấu tạo……………………………………………………….52 2.4.2 Về cấu trúc thành ngữ………………………………………………………...53 2.5 Tiểu kết……………………………………………………………..53 CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH 5 NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)………………………….……..55 3.1 Dẫn nhập……………………………………………………………55 3.2 Phương thức tạo nghĩa và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)............................................................................................................56 3.2.1 Các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán…………………………………………………………………………56 3.2.1.1 Khái quát hóa………………………………………………………………..57 3.2.1.2 Cụ thể hóa……………………………………………………………………57 3.2.1.3 Ẩn dụ hóa…………………………………………………………………….58 3.2.1.4 Hợp nghĩa…………………………………………………………………....58 3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán………………………………………………………………………………..59 3.2.2.1 Nghĩa đen (nghĩa gốc) của thành ngữ nói về tính cách con người…………………………………………………………………………………….59 3.2.2.2 Nghĩa bóng (nghĩa biểu trưng) của thành ngữ nói về tính cách con người…………………………………………………………………………61 3.3 Đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt…………………………………………….62 3.3.1 Loại hình tính cách con ngữ trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt………………………………………………………………………………..63 3.3.1.1 Phân tích ngữ liệu………………………………………………………….64 6 3.3.1.2 Nhận xét………………………………………………………………………73 3.3.2 Các phương tiện biểu trưng của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt………………………………………………………....73 3.3.2.1 Các hiện tượng hay sự vật liên quan đến thiên văn địa lí……………..74 3.3.2.2 Các hiện tương hay sự vật liên quan đến động vật (bao gồm các bộ phận cơ thể của động vật) và thực vật……………………………………………….75 3.3.2.3 Các bộ phận cơ thể của con người (gồm ngũ quan tứ chi, ngũ tạng lục phủ và sự thay đổi của nội tạng hoặc sự hoạt động của cơ thể)…………………78 3.4 Tiểu kết……………………………………………………………..82 KẾT LUẬN…………………………………………………………85 Tài liệu tham khảo………………………………………………….88 Phụ lục 1…………………………………………………………….91 Phụ lục 2…………………………………………………………...112 Phụ lục 3…………………………………………………………..122 7 MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài Cổ nhân có câu: “Bách nhân, bách tính”, nghĩa là tính cách của con người không ai giống ai. Trong cuộc sống có những người mang tính cách dũng cảm, những người mang tính cách nhút nhát, có người luôn 舍己为人-xả kỷ vị nhân (quên mình vì người), cũng có người lại 自私自利-tự tư tự lợi (ích kỷ)...Và chúng tôi quan niệm rằng người Trong Quốc siêng năng, hiếu học, thông minh và giỏi bắt chước... Người Việt Nam cần cù lao động, dễ thỏa mãn, chuộng hòa bình, trọng lễ giáo...Tuy nhiên xét về văn hóa-xã hội thì tính cách con người của hai nước có nhiều điểm tương đồng. Việc nghiên cứu về tính cách con người nhằm mục đích tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là một công trình nghiên cứu vừa thú vị vừa có giá trị. Tuy nhiên sự nghiên cứu một cách khách quan về tính cách con người đã được thể hiện trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí, văn hóa và lịch sử dân tộc. Cho nên trong bài luận văn chúng tôi sẽ giới hạn vào ngôn ngữ, chủ yếu đi vào nghiên cứu thành phần từ vựng nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán nói riêng. Lý do chọn đề tài của chúng tôi chủ yếu gồm hai điểm như sau: Điểm thứ nhất: Trong tiếng Hán, có một kho tàng thành ngữ khá phong phú, trong đó có nhiều thành ngữ nói về tính cách của con người như: 心直口快 tâm trực khẩu khoái (nhanh mồm nhanh miệng) 多愁善感 đa ầu thiện cảm (đa sầu đa cảm) 8 好吃懒做-hảo ngật lãn tố (ham ăn biếng làm) 冰清玉洁-băng thanh ngọc khiết (trong như ngọc, trắng như ngà) v.v... Về mặt ý nghĩa, các thành ngữ này chủ yếu nói về các tính cách của con người thể hiện qua đạo đức, tâm lí, tình cảm hay trí tuệ. Về mặt cấu tạo và phương tiện biểu hiện, bên cạnh các thành ngữ mô tả “和蔼可亲-hòa ái khá thân (dễ thương), 大义凛然-đại nghĩa lãm nghiên (hiên ngang lẫm liệt)…”, có nhiều thành ngữ sử dụng các phương thức ẩn dụ “心直口快-tâm trực khẩu khoái (lòng ngay dạ thẳng), 真金不怕火炼-chân kim bất phạ hỏa luyện (vàng thật không sợ lửa)”, so sánh “赤子之心 (xích tử chi tâm)—tấm lòng son, 年高 德劭 (niên cao đức thiệu)—tuổi cao đức trọng, 贪得无厌 (tham đắc vô yếm)—lòng tham không đáy”, mang những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của tiếng Việt và người Hán. Những thành ngữ này không phải lúc nào cũng có các thành ngữ tương ứng hoặc có thể chuyển dịch sang các thành ngữ tương đương trong tiếng Việt. Thực tế đó tạo ra những khó khăn cho việc giảng dạy, học tập cũng như chuyển dịch các thành ngữ hữu quan của tiếng Hán sang tiếng Việt. Điểm thứ hai, hiện nay, cùng với các quan hệ chính trị và kinh tế, quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi và sâu sắc hơn về mặt giao lưu ngôn ngữ và văn hóa. Ở các trường đại học cũng như ngoài xã hội số lượng người Việt Nam học và sử dụng tiếng Hán ngày càng tăng, góp phần phát triển và mở rộng quan hệ giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa hai nước. Trong bối cảnh đó, để giúp những người Việt Nam học tiếng Hán hiểu biết hơn về kho tàng thành ngữ tiếng Hán nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người của tiếng Hán nói riêng, đồng thời nắm được những tương 9 đồng và khác biệt của các thành ngữ này ở hai ngôn ngữ, chúng tôi chọn nhóm thành ngữ này làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 0.2 Tình hình nghiên cứu Các thành ngữ tiếng Hán đã được nghiên cứu khá kỹ ở Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến các thành ngữ tiếng Hán từ nhiều góc độ khác nhau, như giải thích nguồn gốc (Dương Thiên Dực, “Nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán”, Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu ngoại ngữ, 1982; Lý Nhất Hoa, “Tu bổ và chứng minh nguồn gốc của những thành ngữ thường dùng”, Học báo Đại học Thiên Tân, số 2/1983, và “Tìm cội nguồn của những thành ngữ thường dùng”, Nghiên cứu Ngữ văn, số 4/1983), tìm hiểu quá trình phát triển (Phan Doãn Trung, “Sự hình thành và phát triển của thành ngữ, điển cố”, Học báo Đại học Trung Sơn, số 2/1980), mô tả các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa (Nghi Bảo Nguyên, “Phân biệt rõ thành ngữ”, Nxb KHXH Trung Quốc, 1979; Tôn Lương Minh, “Một số vấn đề về việc biểu hiện từ tính trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ tiếng Hán”, Thông tấn ngữ văn Trung Quốc, số 5/1980; Thái Kính Hạo, “Bàn qua việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ”, Học báo Đại học Tô Châu, số 2/1984) v.v... Ở giai đoạn này, hướng nghiên cứu đối chiếu và nghiên cứu chuyển dịch giữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ của các ngôn ngữ khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu bước đầu quan tâm. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hán với thành ngữ tiếng Anh và tiếng Nga (Hướng Quang Trung, “Quan hệ giữa thành ngữ và môi trường tự nhiên, truyền thống văn hóa 10 và đặc trưng ngôn ngữ của dân tộc”, Ngữ văn Trung Quốc, 1979), đối chiếu thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt (Trần Văn Bác, “Thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu Ngoại ngữ, 1982), nghiên cứu chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Indonesia (Tôn Viễn Chí, “Bàn về vấn đền dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Inđô-nê-xia”, Tuyển tập Nghiên cứu Phương Đông, số 4/1983). Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của phong trào học tập, nghiên cứu tiếng Việt ở Trung Quốc và tiếng Hán ở Việt Nam, hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt được quan tâm mạnh mẽ ở cả hai nước, đặc biệt là trong các trường đại học. Ở Trung quốc, có thể kể đến các đề tài luận văn thạc sĩ về loại đề tài này như: - 《汉越成语中的数词对比研究》 (范氏缘红, 广西师范大学, 2008) (“So sánh và đối chiếu số từ trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Phạm Thị Duyên Hồng , Đại học Sư phạm Quảng Tây, 2008); -《汉越成语同异对比研究》 (李文河 东北师范大学 ) (“So sánh và đối chiếu sự giống nhau và khác nhau của thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Lý Văn Hà, Đại học Sư phạm Đông Bắc, 2011); 《 - 汉越动物成语对比研究》 (韦氏水 吉林大学 ) (“So sánh và đối chiếu các động vật trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Vi Thị Thủy, Đại học Cát Lâm, 2012). Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đối chiếu về màu sắc, cấu tạo thân thể, sự vận dụng ẩn dụ trong thành ngữ v.v... 11 Ở Việt Nam đề tài loại này cũng thu hút sự chú ý của nhiều công trình nghiên cứu mà phần lớn cũng là các luận văn thạc sĩ: - “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán (có sự đối chiếu với tiếng Việt)” (Vi Trường Phúc, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2005); - “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)” (Đường Tú Trân, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2007); - “Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số” (Giang Thị Tám, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2007); - “Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt” (Mạc Tử Kỳ, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2009). Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, hoặc nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán với thành ngữ tiếng Việt cũng như cách thức chuyển dịch các thành ngữ này sang tiếng Việt. 0.3 Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, có liên hệ với các thành ngữ chỉ tính cách con người trong tiếng Việt. Nói cách khác, đó là những thành ngữ chỉ tính cách con người như: Thành ngữ biểu hiện tính cách con người dũng cảm như 浑身是胆-hỗn thân thị đảm (gan góc dũng cảm); Thành ngữ biểu hiện tính cách con người nhút nhát như 胆小如鼠-đảm tiểu như thử (nhát như thỏ); Thành ngữ biểu hiện tính 12 cách con người chăm chỉ như 发愤忘食-phát phẫn vong thực (làm quên ăn quên ngủ) v.v... Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua khảo sát các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có liên hệ với các thành ngữ cùng loại trong tiếng Việt nhằm tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của các thành ngữ này ở hai ngôn ngữ, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu thành ngữ và các đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Giới thiệu những khái niệm lý thuyết cơ bản liên quan đến thành ngữ. - Khảo sát phương thức cấu tạo và phương thức biểu hiện ý nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, qua đó nêu lên những đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. - So sánh với thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt, qua đó làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt của loại thành ngữ này ở hai ngôn ngữ và ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập. 0.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp mô tả (cấu trúc và ngữ nghĩa) và phương pháp phân tích đối chiếu (liên ngữ và liên văn hóa). Ngoài ra luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khác như: diễn dịch, quy nạp, thống kê, phân loại. 13 Các tư liệu được luận văn sử dụng để làm tư liệu tham khảo chủ yếu bao gồm các thành ngữ chỉ tính cách con người được rút ra từ 2 quyển từ điển: 1)《汉语成语词典》,(商务印书馆国际有限公司出版,孙梦梅主编, 2009 年) (“Từ điển thành ngữ Hán ngữ”, Nxb Cty HH quốc tế in ấn Thương mại , Tôn Mộng Mai chủ biên, 2009); 2 “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”, (Khổng Đức, Trần Bá Hiền chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001). Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm một số quyển từ điển khác như: “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Bích Hằng chủ biên, Nxb Văn hóa-Thông tin, 2005); “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Giáo dục, 1995). 0.5 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Trình bày một số nội dung lý thuyết liên quan đến thành ngữ, và thành ngữ nói về tính cách con người. Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) Khảo sát đặc điểm cấu tạo (cấu trúc, từ loại, phương tiện biểu hiện nghĩa) của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và liên hệ với các đặc điểm tương ứng của thành ngữ tiếng Việt. Chương 3: Ý nghĩa và phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách 14 con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) Khảo sát các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa và phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, so sánh với thành ngữ tiếng Việt, từ đó nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. 15 CHƢƠNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm thành ngữ và đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hán Thành ngữ (idiom) là một loại cụm từ cố định được dùng khá phổ biến như một đơn vị ngôn ngữ trong các ngôn ngữ. Thành ngữ của nước nào là tinh hoa của ngôn từ nước đó. Theo Tây phương thì thành ngữ là cách sử dụng hay hình thức đặc biệt của ngôn từ, còn Đông phương thì cho thành ngữ là cụm từ được nhân dân quen dùng từ lâu, có hình thức gọn gàng mà ý nghĩa rất sâu xa. Từ điển Ngôn ngữ học và Ngữ âm học (Dictionary of Linguistics and Phonetics) của David Cristal (1980/1997: 189) định nghĩa “ thành ngữ là một kết hợp các từ hạn chế về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, khiến cho chúng hành chức như một đơn vị độc lập”. Xét từ quan điểm cú pháp, thành ngữ ít có khả năng có biến thể ở các ngữ cảnh khác, và vì vậy thường được gọi là các “phát ngôn có sẵn” (ready-made utteraces) hoặc là các “kết hợp quen dùng” (habitual collocations). 1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán Ở Trung Quốc, trong tư liệu của các thư tịch cổ, hai chữ “thành ngữ” được xuất hiện sớm nhất là ở Đời Tống, khi đó cũng có một cách nói khác là “Toàn ngữ”, tuy nhiên trước đó, ở Đời Đông Hán thành ngữ đã xuất hiện với cái tên là “thành ngôn”. Và đến Đời Minh Thanh thì khái niệm thành ngữ lại được tiếp tục sử dụng. Vậy khái niệm thành ngữ là gì? Ở thời cận hiện đại khái niệm thành ngữ được xác định rõ hơn thông qua một số định nghĩa từ các từ điển như: 16 - Từ điển Từ Nguyên (năm 1915) coi thành ngữ là cổ ngữ, phản ánh những gì lưu hành trong xã hội, có thể dẫn dụng để biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ. - Từ điển Từ Hải (năm 1936) coi những cổ ngữ được mọi người hay dẫn dụng gọi là thành ngữ. Thành ngữ có nguồn gốc hoặc từ kinh truyện, hoặc từ ngạn ngữ ca dao, được xã hội quen biết, được người dân thường dùng, quen nghe. - Từ điển Từ Hải (năm 1979) coi thành ngữ là một loại thục ngữ, là những cụm từ cố định được quen dùng. Thành ngữ trong tiếng Hán phần lớn được cấu thành bởi bốn chữ, có kết cấu tổ chức đa dạng, và nhiều nguồn gốc khác nhau. Một số thành ngữ có thể được lí giải qua từng yếu tố cấu tạo của nó, một số thành ngữ phải biết được nguồn gốc mới hiểu được ý nghĩa của nó. - Đại từ điển Bách khoa Trung Quốc (năm 1990) định nghĩa thành ngữ là một loại cụm từ cố định, lời gọn mà ý sâu, được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác. - Từ điển Hán ngữ hiện đại (năm 2002) xác định thành ngữ là một loại cụm từ cố định được người dân quen dùng trường kì, ý nghĩa trọn vẹn, kết cấu cố định, cấu trúc đơn giản, được sử dụng một cách chỉnh thể. Vào những năm 80, tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông (năm 1981) cho rằng thành ngữ là những từ tổ cố định đặc biệt, được mọi người quen dùng xưa nay. Tác giả Trương Tĩnh cũng cho thành ngữ là những từ tổ cố định mà có hai đặc điểm cơ bản là tính hoàn chỉnh về nghĩa và tính cố định về cấu trúc. Đến thập kỳ 90, ngắn gọn nhưng cũng khá rõ ràng, tác giả Mạc Bành Linh (năm 17 1999) đã đề xuất một ý kiến định nghĩa cho thành ngữ đó chính là thành ngữ tiếng Hán là một loại trong thục ngữ, chúng là những cụm từ cố định mang sắc thái văn viết được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác, hình thức cơ bản của chúng là “tứ từ cách”. Chẳng hạn như 安贫乐道-an bậc lạc đạo, 英雄 好汉-anh hùng háo hán v.v... Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học khi định nghĩa về thành ngữ đều có cách nhìn tương tự nhau, mặc dù cách diễn đạt không phải lúc nào cũng giống nhau. Theo Nguyễn Thiện Giáp “thành ngữ là cụm từ cố định, vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.” (“Từ vựng học tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2009). Đây là một định nghĩa về khái niệm thành ngữ vừa ngắn gọn vừa rõ ràng. Ví du: Ăn cháo đái bát, bút sa gà chết v.v... Nhiều nhà Việt ngữ học khác (như Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tu, Trương Đông San….) cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về thành ngữ. Để hiểu rõ hơn các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt, chúng tôi đã tập hợp các định nghĩa về thành ngữ tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học này qua bảng sau: S T T NĂM TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA THÀNH NGỮ 1 1972 Nguyễn Văn Ngọc Thành ngữ là những đơn vị có nội dung giới thiệu, mô tả một hình ảnh một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái. Về mặc hình thức, tuyệt đại đa số chúng là những cụm từ cố định. 2 1975 Nguyễn Thiện Giáp Thành ngữ là loại đơn vị trung gian giữa một bên là các ngữ và một bên là các quán ngữ và tục ngữ. Thành ngữ cũng là đơn vị định danh cũng là ten gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện của một khái niệm (có tính thống nhất về nghĩa) đồng thời cái nghĩa cộng lại của các thành tố theo qui luật cú pháp cũng cần được hiểu. 3 1976 Hồ Lê Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại), có tính vững chắc về cấu tạo và bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để miểu 18 tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái. 4 1976 Nguyễn Văn Tu Thành ngữ là cụm từ cố định, các thành phần trong đó đã mất đi tính độc lập, sau khi kết hợp tạo thành một chỉnh thể cố định. Ý nghĩa của thành ngữ không thể đơn giản suy ra từ các yếu tố cấu thành. 5 1976 Trương Đông Sam Thành ngữ là đơn vị cao nhất của ngôn ngữ, gồm hai thực từ trở lên, cố định về thành phần từ vị và về cấu trúc, bền vững về ngữ nghĩa, nghĩa của thành ngữ bóng bẩy và biểu cảm. 6 1978 Đới Ninh Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở cái mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh. 7 1983 Cù Đình Tú Thành ngữ là tổ hợp từ cố định có chức năng gọi tên sự vật, tính chất, hành động; có nội dung hàm súc và hình thức đẹp đẽ. 8 1985 Nguyễn Thiện Giáp Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. 9 1986 Nguyễn Đức Minh Thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ ổn định về hình thức, phản ánh những lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của dân tộc, phản ánh khái niệm và hiện tượng. 10 1994 Nguyễn Hữu Quỳnh Thành ngữ là cụm từ cố định, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thể. Phần lớn thành ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương với một từ. 11 1995 Trương Văn Sinh Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về kết cấu và ý nghĩa; mang tính hình tượng và gợi cảm, được sử dụng tương đương như từ. 12 1995 Đỗ Hùng Thành ngữ là ngữ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thể. Nghĩa của thành ngữ thường không hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố cấu tạo; phần lớn thành ngữ tương đương với từ và có tham gia cấu tạo câu. 13 1995 Bùi Tất Tiễn Thành ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo gọt giũa, có nghĩa thường là nghĩa bóng, vừa hoàn chỉnh vừa có tính biểu cảm. 14 1995 Nguyễn Công Đức Thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy; có hiệu năng trong giao tiếp và là đơn vị ngôn ngữ văn hóa. 15 1996 Lê Hữu Tỉnh Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, bền vững và có ý nghĩa ổn định, hoàn chỉnh (nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành bị mờ đi), nghĩa của cả tổ hợp có tính chất mới, tính hình tượng, tính biếu trưng rất cao. 16 1996 Nguyễn Thiện Giáp Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi tả. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, biểu tượng cụ thể. 17 1997 Hoàng Xuân Việt Văn Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về mặt 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan