Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát biển việt nam...

Tài liệu Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát biển việt nam

.PDF
121
538
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Bùi Thị Kim Cúc THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2010 Mục lục Trang Mở đầu………………………………………………………… CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM……………………………………………………… 1.1.Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………. 1.1.1.Quan niệm vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực thuộcthẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………. 1.1.2.Đặc điểm của vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………. 1.1.3.Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam....... 1.2.Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…………………………………………………………… 1.2.1. Quan niệm về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………………………………….. 1.2.2. Pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………………………………….. 1.2.3. Pháp luật về công tác phối hợp xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………………………. 1.2.4.Vị trí, vai trò của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………… CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM ….. 2.1.Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………. 2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…………………………………………………. 2.1.2. Các chế định cơ bản của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………………………………………………… 2.1.3.Nhận xét thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ………………………………………………... 2.2.Tình hình vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………………………………………………………………… 2.2.1.Trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn trên biển Việt Nam…… 1 7 7 7 11 15 18 18 24 30 34 38 38 38 41 57 60 60 Mục Lục Trang Mở đầu……………………………………………………………….. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM………………………. 7 1.1.Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……. 7 1.1.1.Quan niệm vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam …………………………………………………………… 7 1.1.2.Đặc điểm của vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam …………. 11 1.1.3.Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………………………………………………………. 15 1.2.Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ………………………………………………………… 18 1.2.1. Quan niệm về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………………………….. 24 1.2.2. Pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………………………………… 30 1.2.3. Pháp luật về công tác phối hợp xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…………………………… 34 1.2.4.Vị trí, vai trò của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………... 38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM …. 38 2.1.Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………………………………………………………………. 38 2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam………………………………. 41 2.1.2. Các chế định cơ bản của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…………………………. 57 2.1.3.Nhận xét thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ……………………………………………… 60 2.2.Tình hình vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…………………………………………………………………….. 60 2.2.1.Trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn trên biển Việt Nam….. 63 2.2.2.Trong lĩnh vực thương mại…………………………………… 66 2.2.3.Trong lĩnh vực thuế; hải quan; kiểm dịch động thực vật và các lĩnh vực khác có liên quan…………………………………….. 67 2.2.4.Trong lĩnh vực đăng ký tàu biển và thuyền viên; vi phạm về an toàn sinh mạng người và tàu; phòng chống cháy nổ đối với tàu, thuyền…………………………………………………… 2.2.5.Vi phạm hành chính trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ …. 70 74 2.3.Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển từ năm 2003 đến 2009 .................................................................................. 74 2.3.1.Những kết quả đạt được trong việc xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam……………………. 77 2.3.2.Hạn chế trong việc xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…..….. 80 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế…………………………………… 84 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM……………………………………… 84 3.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật vể xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ……………………………………………………………………. 93 3.2.Hoàn thiện về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ ………..………. 93 3.2.1.Hoàn thiện về tổ chức bộ máy……………………………. 93 3.2.2.Về công tác cán bộ……………………………………….. 95 3.3.Tuyên truyền, giáo dục pháp luật………………………………... 97 KẾT LUẬN…………………………………………………………… 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………... 104 PHỤ LỤC……………………………………………………………... 109 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VPHC Vi phạm hành chính XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSB Cảnh sát biển TQXPVPHC Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính BGTVT Bộ giao thông vận tải MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiêm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn; hải quan; thuế; thương mại; bảo vệ môi trường; thuỷ sản; kiểm dịch động thực vật và các hành vi vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực khác có liên quan. Việt Nam là một quốc gia ven biển với trên 3260km bờ biển trải theo chiều dài đất nước, có nhiều vùng biển rộng bao gồm: vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Biển, đảo của Việt Nam có một vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng và an ninh. Nghị quyết Trung ương 4 khoá X của Đảng về chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định phải “phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển” [2,76]. Chính vì vậy, việc thực hiện chiến lược biển Việt Nam nói chung và quản lý Biển, đảo Việt Nam nói riêng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn đối với các cơ quan quản lý biển, đảo trong đó có cơ quan Cảnh sát biển Việt Nam.Với nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam luôn phải thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong công cuộc giữ vững chủ quyền biển, đảo, giữ vững an ninh, trật tự an toàn trên biển, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trên biển nói riêng. 1 Để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong các lĩnh vực hải quan; thuế; thương mại; bảo vệ môi trường; thuỷ sản; kiểm dịch động thực vật và các hành vi vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực khác có liên quan. Ngày 01 tháng 09 năm 1998 Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã được thành lập (có tên quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam marine police) trên cơ sở Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 1998. Theo đó, khi người và phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, Lực lượng Cảnh sát biển có quyền kiểm soát; nếu có vi phạm thì xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, buộc người và phương tiện đó phải chấm dứt hành vi vi phạm, rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi vùng biển Việt Nam; bắt, giữ người và phương tiện phạm pháp quả tang, lập biên bản xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật Việt Nam. Trong thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển nói riêng ngày càng diễn ra phức tạp, nhất là hoạt động của tàu, thuyền và phương tiện nước ngoài xâm phạm các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Hàng ngày có hàng trăm lượt tàu, thuyền nước ngoài vi phạm dưới các hình thức khác nhau như khai thác hải sản trái phép, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm của tàu thuyền trong nước cũng diễn ngày càng gia tăng trên các lĩnh vực thương mại; an ninh, trật tự an toàn trên biển; vi phạm về an toàn sinh mạng người và tàu; vi phạm trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộvv…. Theo Báo cáo số 784/2006/BC-CSBPL và Báo cáo số 1607/2007/BC-CSB-PL của Phòng Pháp luật - Cục Cảnh sát biển về tổng kết thực hiện Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 1998, cho thấy tổng số xử lý vi phạm hành chính đối với tàu, thuyền 2 trong nước và nước ngoài lên tới trên 2000 tàu thuyền các loại (gồm tàu thủy nội địa, tàu cá, tàu vận tải). Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 10.821.807.000 đồng. Trước yêu cầu của tình hình thực tế trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hành chính trên biển nói riêng, ngày 26 tháng 01 năm 2008 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Năm năm 2008, thay thế Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 1998. Mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường tính chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò của cơ quan Cảnh sát biển trong việc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn trên biển. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình tiến hành xử lý vi phạm hành chính trên biển, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vướng mắc cần làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn như: chồng chéo về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; sự tản mát trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; công tác phối hợp với các lực lượng chuyên trách của Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao vv… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam” là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tế góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình khoa học, bài viết dưới nhiều góc độ về pháp luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian qua rất đa dạng và phong phú, được nhiều tác giả nghiên cứu như bài viết của GS.TS Phạm Hồng Thái về “Chức vụ và thẩm quyền chức vụ trong cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia - Hà Nội, luật học số 25 (2009). Bài viết 3 Của Đỗ Hoàng Yến, phó vụ trưởng Vụ Phổ biến - Giáo dục, Bộ Tư pháp về “thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và việc xây dựng Bộ luật xử lý vi phạm hành chính”, Nghiên cứu Lập pháp số 5/2007; bài viết của PGS.TS Luật học Bùi Xuân Đức về “Vi phạm hành chính và hình thức xư phạt vi hành chính những hạn chế và giải pháp đổi mới”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2006. Đề tài luận văn thạc sĩ của Bùi Tiến Đạt “ Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: lý luận và thực tiễn” năm 2008, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quốc Khánh “ Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền Cảnh sát biển Việt Nam” năm 2005, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Những đề tài, bài viết trên đều là cơ sở để tiếp cận và nghiên cứu về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Song, luận văn thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh có nội dung gần gũi nhất đến vấn đề thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam. Vì luận văn nghiên cứu về kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trong đó đề cập đến thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển. Do vậy, có thể thấy cho đến nay đã có nhưng rất ít đề tài, bài viết nghiên cứu về thẩm quyền Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói chung và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển nói riêng. Đặc biệt là việc nghiên cứu chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Chính vì vậy, thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy vai trò của lực lượng Cảnh sát biển trong việc xử lý vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển trong việc xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; đánh giá đúng thực trạng về pháp luât, về xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ của luận văn phải thực hiện là: nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; nghiên cứu về thực trạng xử lý vi phạm pháp luật hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, hoàn thiện. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiếm lược biển. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để hoàn thiện luận văn này là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử, các phương pháp nghiên cứu của xã hội học như so sánh, đối chiếu, thống kê và các phương pháp khác. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ở bình diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về thẩm quyền chung của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng. 5 Về thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, cũng như các cơ sở đào tạo khác. Những đề xuất của luận văn sẽ cung cấp luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 03 chương, kết luận. Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính củaLực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính của Lưc lượng Cảnh sát biển Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2009. Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. 6 NÔI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM 1.1.Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lƣợng Cảnh sát biển Việt Nam. 1.1.1.Quan niệm về vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, để nhận biết được vi phạm pháp luật người ta dựa vào các dấu hiệu pháp lý cơ bản như: vi phạm pháp luật là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội…Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập. Có lỗi của chủ thể, chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Tóm lại: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thế có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ [44,488] Căn cứ vào các loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại mà vi phạm pháp luật thông thường được chia thành bốn nhóm cơ bản sau: - Tội phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực 7 khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chủ thể tôi phạm hình sự là những cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự [44,492] - Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức. - Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản…. Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức. - Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học…, nói cách khác, là không thực hiện đúng kỷ luật lao đông, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học… nào đó. Như vậy, vi phạm hành chính (VPHC) là một loại của vi phạm pháp luật. Trong xã hội để thực hiện chức năng quản lý, Nhà nước phải đặt ra rất nhiều quy tắc quản lý nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa vào tính chất của các quan hệ xã hội ở các lĩnh vực khác nhau mà nhà nước đặt ra các quy tắc quản lý khác nhau như: quy tắc quản lý trên lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn; hải quan; thuế; thương mại; bảo vệ môi trường; thuỷ sản; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; kiểm dịch động thực vật, y tế vv…. Vi phạm hành chính cũng được phân ra thành các loại vi phạm khác nhau như VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn; thú y; thương mạivv…Xác định được hành vi vi phạm hành chính sẽ là cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính. 8 Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 định nghĩa một cách gián tiếp vi phạm hành chính như sau: “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Theo tinh thần đó, vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Như đã nói ở trên VPHC là một loại vi phạm pháp luật do vậy vi phạm hành chính mang đầy đủ những dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm pháp luật nói chung gồm: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi và phải bị xử phạt hành chính. Từ góc nhìn về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng, việc nghiên cứu vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển được đầy đủ và toàn diện hơn. Trước hết phải xác định được hành vi vi phạm hành chính (tức là xác định đúng cơ sở xử phạt) thì việc thực hiện xử phạt hành chính mới đúng đắn, mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức và cá nhân, phát huy được hiệu quả và mục đích của việc xử phạt hành chính là nhằm lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại, góp phần giáo dục người vi phạm và cảnh báo, phòng ngừa vi phạm trong tương lai, tránh được sự tuỳ tiện trong xử phạt hành chính. Điều 1 Thông tư 137/2005/TT-BQP ngày 20 tháng 09 năm 2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam định 9 nghĩa: “Xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực, trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không phải là tội phạm được quy định tại Nghị định và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa vi phạm hành chính nêu trên được định nghĩa một cách gián tiếp, qua định nghĩa cho thấy các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của Lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam như tính trái pháp luật của hành vi; tính có lỗi của chủ thể vi phạm; hành vi vi phạm xâm hại tới các quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực thương mại; hải quan; thuế; bảo vệ môi trường; thú y; kiểm dịch động thực vật và các lĩnh vực khác có liên quan; tính chịu trách nhiệm hành chính. Trên cơ sở những nội dung đã được quy định trong văn bản pháp luật nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của Lực lượng Cảnh sát biển như sau: Vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng CSB Việt Nam là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy tắc quản lý hành chính trên các lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn; hải quan; thuế; thương mại; bảo vệ môi trường; thuỷ sản; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; kiểm dịch động thực vật; y tế và các lĩnh vực khác có liên quan trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. 10 Vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của Lực lượng CSB Việt Nam là một loại vi phạm hành chính đặc thù, bởi hành vi vi phạm của các chủ thể diễn ra trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước hết nó cũng là một loại vi phạm pháp luật nên mang đầy đủ những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, đó là hành vi khách quan được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động của con người hoặc tổ chức trái với các quy định của pháp luật; hành vi đó thể hiện ý chí của chủ thể thực hiện bằng lỗi cố ý hoặc vô ý; chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý. Ngoài ra, vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam còn có những đặc điểm đặc thù sau đây: Thứ nhất: Hành vi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan, không có hành vi thì không có vi phạm, hành vi vi phạm hành chính có tính trái pháp luật. Hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của lực lượng CSB Việt Nam được biểu hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Ví dụ: xả khói mù, bắn các loại súng, phóng các tín hiệu hoặc sử dụng các vật liệu nổ trong vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, đây là hành vi thể hiện bằng hành động. Hành vi không có phương tiện phòng cháy chữa cháy trên tàu, thuyền; thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn hàng hải, đây là hành vi thể hiện bằng không hành động. Dù chủ thể vi phạm thực hiện hành vi dưới hình thức nào thì hành vi đó đều trái pháp luật, trái với các quy tắc quản lý của nhà nước, đi ngược lại với những yêu cầu trong các quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm hành chính là hành vi có tính trái pháp luật vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn; hải quan; thuế; thương mại; bảo vệ môi trường; thuỷ sản; kiểm dịch động thực vật; y tế 11 và các lĩnh vực khác có liên quan. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi có tính chất trái pháp luật nào cũng là hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của Lực lượng CSB Việt Nam, bởi nhiều hành vi có tính trái pháp luật nhưng lại là tội phạm. Do đó, cần phải phân biệt giữa hành vi vi phạm hành chính và tội phạm. Để phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính trong trường hợp hai loại vi phạm cùng có chung khách thể, người ta thường lấy tiêu chí là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Theo đó, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có được xác định trên các tiêu chí: tính chất của khách thể (loại khách thể bị xâm phạm); hành vi đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính chưa; tính chất mức độ hậu quả trực tiếp của hành vi. Ví dụ: Hành vi hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng trái phép các chất ma túy xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu là vi phạm lần đầu thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2004 ngày 16 tháng 06 năm 2004. Nhưng cũng là các hành vi trên nếu đã bị xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì đây là tội phạm và bị xử lý bằng trách nhiệm hình sự. Như vậy, cùng một hành vi, nhưng nếu vi phạm với số lượng không lớn hoặc không gây hậu quả nghiêm trọng; chưa bị xử phạt hành chính hoặc kỷ luật…thì không phải là tội phạm mà sẽ là vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỷ luật. Khác với tội phạm, cũng như đa phần các cấu thành vi phạm hành chính khác, mặt khách quan của vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của Lực lượng CSB Việt Nam không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả thiệt hại của hành vi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó, nói cách khác, chỉ cần tồn tại “dấu hiệu hình thức” (hành động hay không hành động) là đủ căn cứ để áp dụng biện pháp xử phạt hành 12 chính. Ví dụ: Tàu thuyền nước ngoài có công suất máy chính từ trên 90CV đến 135CV có hành vi xâm phạm các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam thì phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng[7]. Thứ hai: Dấu hiệu lỗi của chủ thể, là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng CSB Việt Nam là hành vi có lỗi của chủ thể, thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý, nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi vi phạm. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người có hành vi vi phạm hành chính nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi nhưng vẫn thực hiện hoặc để mặc cho hậu quả hành vi đó xảy ra. Lỗi vô ý thể hiện ở việc người có hành vi vi phạm hành chính không biết hoặc không nhận thức được hành vi trái pháp luật mặc dù cần phải biết và nhận thức được, hoặc nhận thức được nhưng cho rằng có thể ngăn ngừa được hậu quả. Thứ ba: Dấu hiệu về chủ thể của vi phạm hành chính. Chủ thể của vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Lực lượng Cảnh sát biển là cá nhân hay tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trừ cảng biển) bị xử phạt vi phạm hành chính [7]. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trừ cảng biển) cũng bị xử phạt vi phạm hành chính [7]. 13 Điều 3 Thông tư 137/2005/TT-BQP ngày 20 tháng 9 năm 2005 của Bộ quốc phòng hướng dẫn Nghị định 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy đinh: Cá nhân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, bao gồm các đối tượng: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với các công dân khác. Tổ chức Việt Nam là tổ chức được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Tổ chức nước ngoài là tổ chức không thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam [8]. Pháp luật hành chính quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những cá nhân có năng lực hành vi pháp luật hành chính. Người có năng lực hành vi pháp luật hành chính là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi, hậu quả của hành vi và điều khiển được hành vi đó. Những người hành động trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng và sự kiện bất ngờ, hoặc không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hành chính, nghĩa là không bị xử phạt vi phạm hành chính. Thứ tư: khách thể của vi phạm pháp luật hành chính. Khách thể là yếu tố quan trọng quy định tính chất, mức độ nguy hiểm của 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan