Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ ở các công ty...

Tài liệu Thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ ở các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có sự góp vốn của nhà nước

.PDF
109
194
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ HUYỀN THẨM QUYỀN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LƢU TRỮ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ SỰ GÓP VỐN CỦA NHÀ NƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lƣu trữ học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ HUYỀN THẨM QUYỀN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LƢU TRỮ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ SỰ GÓP VỐN CỦA NHÀ NƢỚC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ học Mã số: 60.32.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Văn Khảm Hà Nội - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo .......................................... 8 6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LƢU TRỮ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TNHH CÓ SỰ GÓP VỐN CỦA NHÀ NƢỚC .......... 13 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 13 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 13 1.1.2. Số lượng, thành phần, nội dung và giá trị của tài liệu lưu trữ của các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước..................................... 21 1.1.3. Tầm quan trọng của việc xác định thẩm quyền và áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. .......................................................................... 24 1.2. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động lƣu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nƣớc ......................................................... 25 1.2.1. Khái quát các văn bản pháp luật có quy định về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước ........................................................................... 25 1.2.2. Các quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. . 27 1.3. Nhận xét, đánh giá .............................................................................................. 30 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI THẨM QUYỀN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LƢU TRỮ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TNHH CÓ SỰ GÓP VỐN CỦA NHÀ NƢỚC ................................................................................................................ 33 2.1. Thực hiện thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn hoạt động lƣu trữ cho doanh nghiệp ......................................................................................... 33 2.2. Thực hiện thẩm quyền hƣớng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ cho doanh nghiệp.............................................................. 40 2.3. Thực hiện thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp thống kê về lƣu trữ ........ 43 2.4. Thực hiện thẩm quyền kiểm tra, đánh giá hoạt động lƣu trữ trong doanh nghiệp ........................................................................................................................... 44 2.5. Tác động của các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động lƣu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nƣớc............................... 46 2.5.1. Tác động đến chức năng quản lý về lưu trữ của các Bộ, ngành, Công ty mẹ46 2.5.2. Tác động trực tiếp đến hoạt động lưu trư ở các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước ........................................................................... 48 2.6. Nhận xét, đánh giá .............................................................................................. 55 2.6.1. Về thực hiện thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước .. 55 2.6.2. Về tác động của các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước ............................................... 57 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC THI THẨM QUYỀN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LƢU TRỮ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TNHH CÓ SỰ GÓP VỐN CỦA NHÀ NƢỚC .................................................... 62 3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về lƣu trữ, nghiên cứu, biên soạn sách, tài liệu chuyên đề về tổ chức và nghiệp vụ lƣu trữ doanh nghiệp........................................................................................................................... 63 3.2. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành, Công ty mẹ đối với hoạt động lƣu trữ trong các công ty Cổ phần và Công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nƣớc ..................................................................................... 64 3.3. Nâng cao nhận thức của Lãnh đạo doanh nghiệp về hoạt động lƣu trữ ................................................................................................................................. 65 3.4. Bố trí kinh phí và nhân lực chuyên trách về lƣu trữ doanh nghiệp ......... 67 3.5. Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, các hội thảo khoa học chuyên đề về lƣu trữ doanh nghiệp................................................................................................. 68 3.5.1. Tổ chức họp triển khai thực hiện văn bản quy định về quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp .......................................................................................................... 69 3.5.2. Tổ chức các hội thảo, tập huấn, đào tạo ngắn hạn về lưu trữ cho doanh nghiệp ............................................................................................................................ 69 3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động lƣu trữ trong doanh nghiệp........................ 70 3.6.1. Kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ ........................................................................... 70 3.6.2. Khen thưởng, kỷ luật ......................................................................................... 70 3.7. Hƣớng dẫn mô hình tổ chức lƣu trữ trong các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nƣớc ................................................................... 71 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................... 75 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 80 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP Công ty Cổ phần CP Cổ phần PGS,TS Phó Giáo sư Tiến sĩ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TLLT Tài liệu lưu trữ tr. trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp Cổ phần và TNHH có sự góp vốn của nhà nước tăng lên đáng kể - là kết quả tất yếu của quá trình thực hiện đề án Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Điều đó dẫn tới việc Nhà nước không còn là chủ sở hữu duy nhất của một số tổ chức kinh tế như trước kia, thay vào đó, Nhà nước chỉ nắm giữ một lượng cổ phần nhất định trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này hoạt động theo Luật doanh nghiệp hiện hành và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu của các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước là các tổ chức, cá nhân có vốn góp tại công ty, họ cũng là những người có quyền bầu người đại diện làm lãnh đạo doanh nghiệp, họ thực hiện mọi quyền của thành viên góp vốn một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện trên mọi hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật. Như vậy, Nhà nước chỉ là một trong số những thành viên góp vốn của doanh nghiệp, có quyền hạn và nghĩa vụ như một thành viên góp vốn thông qua người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp một cách bình đẳng, Nhà nước không còn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp như tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay, việc quản lý hoạt động lưu trữ trong các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước đang là một vấn đề còn nhiều bất cập, cần có sự quan tâm thích đáng từ phía cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cũng như của mỗi doanh nghiệp. Về phía các cơ quan quản lý ngành: Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã có một số quy định về quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp được 1 thể hiện trong Luật Lưu trữ và đã ban hành văn bản quy định nguồn nộp lưu tài liệu lưu trữ vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, trong đó có xác định một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước là đối tượng thuộc nguồn nộp lưu. Tuy nhiên, trên thực tế, so với số lượng các doanh nghiệp có sự góp vốn của nhà nước hiện nay thì những quy định trên còn rất hạn chế, chưa chạm tới hết được khối doanh nghiệp có sự góp vốn của nhà nước như các công ty Cổ phần và công ty TNHH. Về phía các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước: Hầu hết đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động không lớn như các doanh nghiệp trong các vĩnh vực có tính mũi nhọn được nhà nước góp vốn và nắm quyền chi phối. Các doanh nghiệp này hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh như tài chính, sản xuất hàng hóa, thương mại...Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hầu như họ còn chưa quan tâm nhiều cho việc quản lý và bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ do doanh nghiệp sản sinh ra, do vậy, nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc thực hiện thẩm quyền quản lý về lưu trữ đối với khối các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước; đồng thời, cũng cần có những biện pháp quản lý tài liệu lưu trữ khối doanh nghiệp này cho phù hợp và hiệu quả. Thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ nói chung, Bộ Nội vụ và Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nói riêng. Nhà nước có thẩm quyền gì trong việc quản lý hoạt động lưu trữ của các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước? Nhà nước cần có biện pháp gì để thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quản lý hoạt động lưu trữ của các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước?Các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước đã thực hiện hoạt động lưu trữ trong 2 doanh nghiệp mình như thế nào? Doanh nghiệp mong muốn nhà nước làm gì giúp họ để họ có thể thực hiện tốt hoạt động lưu trữ của mình?... Tất cả những câu hỏi đó đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu đối với Đề tài luận văn “Thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước”. Kết quả nghiên cứu của Đề tài không chỉ góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có vốn nhà nước ở Việt Nam mà còn có tính ứng dụng thực tiễn như: - Là cơ sở để Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tham mưu cho Bộ Nội vụ ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động lưu trữ tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. - Là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, các doanh nghiệp Cổ phần và TNHH có sự góp vốn của nhà nước đã thực sự bùng nổ về số lượng cũng như quy mô kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa năm 1986. Ngày 19/6/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2002/NĐ-CP quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, trong đó nhà nước chỉ giữ một phần vốn nhất định của doanh nghiệp… Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, một khối lượng không nhỏ tài liệu lưu trữ đã được sản sinh. Đây là những tài liệu có giá trị không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với địa phương và quốc gia. Chính vì vậy, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã thực hiện một số Đề tài, chuyên đề nghiên cứu về tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp. Cụ thể là: 3 - Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xác định danh mục nguồn và thành phần tài liệu của các tổ chức kinh tế thuộc diện phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử” do CN. Hoàng Thị Tuyết Thu làm chủ nhiệm (năm 2008 - 2009). Đề tài đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý luận xác định nguồn và thành phần tài liệu doanh nghiệp nhà nước. - Chuyên đề “Nghiên cứu xác định danh mục và thành phần tài liệu của doanh nghiệp nhà nước là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử” do Phòng Nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ trung ương - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thực hiện (năm 2012). - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Thực trạng quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp” do CN. Đỗ Thị Huyền làm chủ nhiệm (năm 2014). Đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lý tài liệu lưu trữ tại các doanh nghiệp nhà nước (Theo Luật Doanh nghiệp 2005 – Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước góp từ trên 50% vốn điều lệ và giữ quyền chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp). Đề tài cũng đưa ra một số biện pháp giúp nhà nước quản lý tốt tài liệu lưu trữ doanh nghiệp thời gian tới. Ngoài các cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý về văn thư, lưu trữ, một số sinh viên, học viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề trên. Ví dụ: Luận văn “Xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động của các công ty 100% vốn nhà nước” của tác giả Lã Thị Hồng; Luận văn “Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của các Tổng công ty 91” của tác giả Nguyễn Thị Kim Bình (năm 2005); Luận văn “Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài” của tác giả Trần Vũ Thành (năm 2013). Tháng 12/2013, Hội Văn thư - Lưu trữ Việt Nam đã phối hợp với Hội các nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 4 “Quản trị lưu trữ doanh nghiệp trong thời kỳ tái cấu trúc”, Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà Lưu trữ và các doanh nghiệp lớn trong toàn quốc. Hội thảo đã có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu với các chủ đề khác nhau liên quan đến lưu trữ doanh nghiệp như tham luận “Nhìn lại quy định và hướng dẫn của nhà nước đối với lưu trữ doanh nghiệp” của PGS. Vương Đình Quyền, tham luận “Quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: Yêu cầu và những vấn đề đặt ra hiện nay” của GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm, tham luận “Quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp trong thời kỳ tái cấu trúc” của PGS.TS. Vũ Thị Phụng, tham luận “Pháp luật văn thư với yêu cầu quản trị lưu trữ doanh nghiệp trong thời kỳ tái cấu trúc” của PGS.TS. Dương Văn Khảm,… Bên cạnh đó, có thể kể một số bài nghiên cứu, trao đổi đăng trên các tạp chí, website như:Bài viết “Suy nghĩ về công tác lưu trữ của doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Trọng Biên đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số tháng 3/2000; Bài viết “Tài liệu lưu trữ của các doanh nghiệp ở Việt Nam và những vấn đề khoa học cần nghiên cứu” của TS. Vũ Thị Phụng đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số tháng 3/2003; Bài viết “Pháp luật lưu trữ các nước về quản lý công tác lưu trữ doanh nghiệp và một số kiến nghị với pháp luật lưu trữ Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Thành đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 3/2014… Có thể khẳng định rằng, mỗi đề tài, hội thảo, bài viết và mỗi văn bản được ban hành đều hướng tới giải quyết những vấn đề riêng phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm vi và đối tượng cần nghiên cứu hoặc cần điều chỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào của Việt Nam đi sâu nghiên cứu thẩm quyền quản lý của nhà nước cũng như cách thức quản lý của nhà nước đối với hoạt động lưu trữ trong các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Hệ thống và đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. - Khảo sát, đánh giá kết quả thực thi các quy định hiện hành về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. - Nhận xét những bất cập trong việc quy định và thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước và đề xuất một số giải pháp, biện pháp để thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu các văn bản của nhà nước và các văn bản liên quan có quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động lưu trữ ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước là các công ty Cổ phần và công ty TNHH. - Khảo sát trực tiếp và qua phiếu một số công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước về các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động lưu trữ trong doanh nghiệp như: việc ban hành văn bản quy định về lưu trữ của doanh nghiệp, việc bố trí cán bộ phụ trách lưu trữ của doanh nghiệp, thực tế việc thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp,… - Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát các văn bản pháp lý và thực trạng hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. 6 - Tìm hiểu thực trạng việc thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước của các cơ quan quản lý liên quan trong thời gian qua. - Phân tích, đánh giá những ưu điểm, những tồn tại trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các doanh nghiệp. - Đề xuất một số biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ trong các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Thẩm quyền quản lý nhà nước và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. - Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ. - Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. - Tác động của những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam lên hoạt động lưu trữ của một số công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Từ năm 2002 trở lại đây (từ khi Nghị định số 64/2002/NĐCP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty Cổ phần có hiệu lực). - Không gian: tại một số cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ và một số công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo 5.1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và lý luận thực tiễn công tác lưu trữ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài bằng các phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhằm nắm vững các kiến thức lý luận về công tác lưu trữ và các vấn đề liên quan. - Phương pháp khảo sát thực tế: Tiến hành khảo sát thực tế để thu thập thông tin tổng hợp về thực tế thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước về lưu trữ của các cơ quan, tổ chức. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Thép Việt Nam để có sự hiểu biết nhất định về việc thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước cũng như những tác động của việc thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước đến hoạt động quản lý của các cơ quan có liên quan đối với hoạt động lưu trữ ở các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước thời gian qua. - Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Chúng tôi đã tiến hành xây dựng mẫu bảng hỏi để tiến hành khảo sát qua Phiếu (xem phục lục 1). Phiếu khảo sát đã được chúng tôi gửi tới các doanh nghiệp là các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp được gửi Phiếu khảo sát rất đa dạng về tỷ lệ góp vốn của nhà nước (từ 2% đến dưới 100% vốn) và ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đồng thời, các doanh nghiệp được gửi phiếu khảo sát cũng trải rộng ở mọi vùng miền kinh tế trên cả nước từ các thành phố lớn như Hà Nội (Công ty CP Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Trường Phát, Công ty TNHH Sản xuất Hàng thủ công mỹ nghệ Phú Thượng, Công ty Nhân 8 lực và Thương mại vinaconex) , Hải Phòng (Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình Thủy lợi, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy An Đồng), Đà Nẵng (Công ty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng, Công ty CP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ G.D), Hồ Chí Minh (Công ty TNHH Kỹ thuật Nhật minh Sài Gòn, Công ty CP Đào tạo Bay Việt, Công ty TNHH Thương mại Quốc Tấn) đến các tỉnh trung du, miền núi, đồng bằng sông cửu long như: Công ty CP Nam Phong (Bình Dương), Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai, Công ty CP Mía đường Tuy Hòa, Cong ty CP Bao bì và Thương mại Lâm Thao, Công ty TNHH Xây dựng Tuyến Hà (Hòa Bình), Công ty CP Xây dựng Thủy lợi Điện Biên, Công ty CO Xi măng Mai Sơn (Sơn La)… Hình thức gửi phiếu khảo sát gồm: gửi trực tuyến qua địa chỉ thư điện tử của doanh nghiệp và gửi qua bưu điện. Sau một thời gian gửi phiếu, chúng tôi thu về được 31 phiếu tham gia khảo sát của các doanh nghiệp, trong đó có 23 Công ty Cổ phần và 8 công ty TNHH (xem phụ lục 2). Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu Luận văn như: đánh giá của doanh nghiệp về việc ban hành pháp luật và hướng dẫn thực thi pháp luật về lưu trữ của các cơ quan, tổ chức liên quan; thực trạng hoạt động lưu trữ của doanh nghiệp; đề xuất của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tài liệu, thông tin thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá những thông tin cần thiết, chân thực và có giá trị làm tư liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổng hợp một số công trình nghiên cứu có liên quan để có sự kế thừa và phát hiện những điểm mới. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý và thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ hiện đang công tác tại cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, giảng 9 viên của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội là những người có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hiện các đề tài khoa học liên quan đến Lưu trữ. Các phương pháp này không tiến hành độc lập mà được kết hợp linh hoạt trong quá trình thực hiện Luận văn. 5.2. Tài liệu tham khảo Trong quá trình thực hiện Luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tư liệu sau: - Các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Luật Thương mại số 36/2002/QH11 ngày 14/6/2005, Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Luật Doanh nghiệp số 68/2013/QH13 ngày 26/11/2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Nghị định số 388HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước … - Sách, kỷ yếu và các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học là các giáo trình chuyên ngành lưu trữ, Kỷ yếu các Hội thảo khoa học về lưu trữ doanh nghiệp, các Luận văn của học viên cao học Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, các công trình nghiên cứu liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước được đăng tải, công bố trên các Tạp chí chuyên ngành. - Tài liệu tiếng Pháp : Lưu trữ Quốc gia Pháp, Sách: Hướng dẫn tổ chức lưu trữ doanh nghiệp, năm 1980. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. 10 Trong Chương 1, chúng tôi tập trung nghiên cứu và trình bầy về cơ sở lý luận như: các khái niệm cơ bản, tầm quan trọng của việc xác định thẩm quyền và áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước … Đồng thời nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ của công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. Chương 2. Thực trạng thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. Chương 2 của Luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu và trình bày việc thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền và biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước trong thực tế cũng như sự tác động của các quy định đó lên hoạt động lưu trữ của các doanh nghiệp là các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nhận xét, đánh giá về việc thực thi thẩm quyền cũng như biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước thời gian qua. Chương 3. Đề xuất một số giải pháp, biện pháp để thực thi thẩm quyền và áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Chương 1 và Chương 2, trong Chương 3 này, chúng tôi đưa ra một số đề xuất về giải pháp, biện pháp để thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước thời gian tới. Những đề xuất này mang tính thực tiễn cao giúp cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ 11 các cấp có những giải pháp, biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước của mình trong việc quản lý hoạt động lưu trữ tại các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước thời gian tới. Đồng thời, những giải pháp trên cũng là cơ sở để các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng trong việc tổ chức hoạt động lưu trữ của doanh nghiệp như nhóm giải pháp về mô hình tổ chức lưu trữ trong các công ty Cổ phần và công ty TNHH có sự góp vốn của nhà nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện luận văn. Nhân đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Văn Khảm - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này và trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quan trọng trong suốt khóa học năm 2013 - 2015. Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác văn thư, lưu trữ tại một số doanh nghiệp có sự góp vốn của nhà nước;Lãnh đạo, viên chức Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn. 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LƢU TRỮ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TNHH CÓ SỰ GÓP VỐN CỦA NHÀ NƢỚC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản a) Thẩm quyền Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2002, thì: Thẩm quyền: là “quyền xem xét để kết luận và định đoạt mọi vấn đề theo pháp luật. Thẩm quyền xét xử của một cấp tòa án. Đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” , “Tư cách về chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về một vấn đề. Có tính thẩm quyền về kỹ thuật.Hỏi ý kiến những nhà chuyên môn có thẩm quyền” [28]. Theo Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, Nhà xuất bản khoa học Xã hội ấn hành năm 1994, thì: Thẩm quyền: là “quyền đầy đủ để xét đoán, định đoạt vấn đề gì”[24]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu “Thẩm quyền” như sau: Thẩm quyền là quyền được xem xét để kết luận và quyết định một vấn đề theo pháp luật; quyền chính thức được quyết định một vấn đề gì đó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì: Thẩm quyền là việc pháp luật cho phép hay quy định bổn phận (trách nhiệm) cho một cá nhân, một tổ chức được (hay phải) làm một việc gì đó. b) Biện pháp Theo Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 1994, thì: 13 Biện pháp được hiểu là: - Cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích. - Hành động có cơ sở pháp lý hay dựa trên một quyền lực[24]. Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2002, thì: Biện pháp được hiểu là: cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể[29]. c) Quản lý, quản lý nhà nước Theo Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 1994, thì: Quản lý được hiểu là: - Tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện như đường lối của chính quyền quy định. Ví dụ: Quản lý thị trường, quản lý xí nghiệp. - Quản lý hồ sơ và lý lịch cán bộ, quản lý thư viện[24]. Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2002, thì: Quản lý được hiểu là: - Động từ: Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Ví dụ: Quản lý hồ sơ, quản lý vật tư. - Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Ví dụ: Quản lý lao động, người quản lý[28]. Quản lý Nhà nước: là việc “Tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tếxã hội theo pháp luật”[28]. Quản lý nhà nước bao gồm các nội dung: Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật; Tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật[15]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan