Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tên nhân vật trong truyện ngắn lỗ tấn...

Tài liệu Tên nhân vật trong truyện ngắn lỗ tấn

.PDF
72
449
68

Mô tả:

Luận văn Tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  NGUYỄN THỊ KIM ANH MSSV: 6062096 TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ Văn, Khóa 32 (2006 -2010) Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, tháng 5/2010 CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 1 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp A. MỞ ĐẦU CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 2 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trung Quốc vốn là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có những thời kỳ đạt đến đỉnh cao của văn minh nhân loại (tiêu biểu ở thể loại thơ Đường). Nhưng người Trung Quốc “đi trước về sau”, chế độ phong kiến kéo dài cùng với sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc: Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức…đã biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến thuộc địa ốm yếu, què quặt, lạc hậu và ngày càng lụn bại. Trong hoàn cảnh ấy, tuyệt đại bộ phận nhân dân Trung Quốc lại ngu muội, lạc hậu. Trình độ về mọi mặt giữa Trung Quốc và các nước phương Tây có sự chênh lệch cực lớn. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhân dân Trung Quốc đứng dậy đấu tranh, song mọi cuộc vận động và phong trào cách mạng diễn ra trong suốt thời kỳ cận hiện đại đều lần lượt thất bại (Cách mạng Tân Hợi) tuy có lật đổ triều đại Mãn Thanh mang lại cho đất nước một cái tên mới “Trung Hoa dân quốc” song tổ chức nền tảng của xã hội vẫn không thay đổi “thay thang mà không thay thuốc” vì vậy cần có một liều “thuốc” mới để chữa trị. Lỗ Tấn là một trong những nhà văn đi tiên phong, tìm mọi cách để giúp đất nước Trung Quốc thức tỉnh, tiến kịp trào lưu tiến bộ của nhân loại. Ông là nhà văn, đồng thời cũng là một chiến sĩ cách mạng. Ông sớm có tinh thần hiến dâng mình cho đất mẹ thân yêu, suốt cả cuộc đời ông luôn theo đuổi tiến bộ, theo đuổi chân lý, không bao giờ ông “dừng bước”. Trong bài “Tự đề tiểu tượng” (Tự đề sau ảnh mình) được viết năm 1903, ông bày tỏ như sau “Ngã dĩ ngã huyết tiến Hiên Viên”- Ta nguyện lấy máu mình để dâng cho Tổ quốc. Lỗ Tấn đã từng học khai khoáng, từng học y khoa, cuối cùng ông chọn văn nghệ làm vũ khí chiến đấu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội Trung Quốc. Lỗ Tấn xứng đáng là một chiến sĩ bất hủ, những sáng tác của ông, nền tảng tư tưởng của ông là một di sản tinh thần có sức sống vĩnh hằng, luôn luôn cổ vũ động viên và là tấm gương sáng về nghị lực cho thanh niên Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Trung Quốc và Việt Nam có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó từ bao đời. Nhưng “Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối chậm” (Đặng Thai Mai). Tuy vậy, Lỗ Tấn là một trong những nhà văn nước ngoài được trân trọng và yêu mến ở Việt Nam. Lỗ Tấn cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học hiện đại Trung Quốc bởi vì ông có những đóng góp quý báu, quyết định việc đổi mới thi pháp của nền văn học CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 3 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp truyền thống, đặc biệt là thi pháp tiểu thuyết, đưa nền văn học Trung Quốc bước sang trang mới. Lỗ Tấn viết rất nhiều thể loại văn học nhưng thành công nhất là ở thể loại truyện ngắn, Lỗ Tấn còn được mệnh danh là “bậc thầy truyện ngắn thế giới” và ông thật xứng đáng với những lời nhận xét đó. Nhiều truyện ngắn tiêu biểu của ông chính là “mặt xén ngang của cuộc sống”. Nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa khối lượng tư tưởng, chủ đề rộng lớn với tính chất xúc tích, cô đọng cao độ của nhà văn. Nó đúng là “tòa đại lầu chứa đựng tinh thần thời đại”. Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn, về “mặt ngang” chúng ta có thể thấy được quan hệ xã hội phức tạp và rộng rãi, về “chiều dọc” chúng ta sẽ thấy được nguồn gốc của những dòng mạch đã chảy trong lịch sử. Bên cạnh nội dung tư tưởng thâm thúy và sâu sắc trong sáng tác của Lỗ Tấn thì sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật cũng góp phần quan trọng làm nên Lỗ Tấn – một danh thủ truyện ngắn. Trong quá trình học tập và nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình, chuyên đề, bài viết nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn trên nhiều phương diện khác nhau. Và truyện ngắn của ông vẫn là đề tài thu hút nhiều công trình nghiên cứu nhất. Với tư cách là một độc giả với tuổi đời còn khá trẻ nhưng xuất phát từ tấm lòng khâm phục, ái mộ trước tài năng và bản lĩnh của ông, chúng tôi tiếp bước các bậc cha chú, các anh chị đã đi trước xin đi sâu tìm hiểu một vấn đề trong nghiên cứu về những sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn, đó là: “Tên nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn”. Khi quyết định chọn đề tài này để làm Luận văn tốt nghiệp, chúng tôi sẽ có điều kiện và thời gian để đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về nhà văn Lỗ Tấn cũng như thể loại truyện ngắn của ông, mà đặc biệt là hình thức đặt tên nhân vật của nhà văn để từ đó chúng tôi cố gắng đưa ra những dụng ý nghệ thuật mà ông đã “ký thác” thông qua “tên nhân vật”. Việc khai thác “thế giới” tên các nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, chúng ta sẽ thấy được tư duy nghệ thuật của nhà văn khi đặt tên các nhân vật đồng thời khám phá nội dung tư tưởng của tác phẩm, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về nhà văn cũng như những sáng tác của ông, và là cơ hội để chúng tôi thử sức góp mặt vào văn đàn nghiên cứu về truyện ngắn của Lỗ Tấn. Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi là sinh viên năm cuối của khóa học chuyên ngành Ngữ văn, chúng tôi muốn trang bị cho mình một khối lượng kiến thức vững vàng về chuyên ngành mình đã học và là tiền đề để sau này nâng cao trình độ chuyên môn khi có điều kiện. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 4 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp Vẫn biết đây là một đề tài khá mới mẻ, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu, vì thế, có thể chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện đề tài nhưng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của giới yêu văn học mà đặc biệt là lòng yêu mến nhà văn Lỗ Tấn và những sáng tác của ông, chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài này một cách nghiêm túc và có hiệu quả, hy vọng mang lại cho độc giả cũng như chính bản thân người thực hiện có được những giá trị, ý nghĩa nhất định. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Lỗ Tấn là nhà văn lớn trên thi đàn văn học thế giới và là nhà văn được mệnh danh là linh hồn của dân tộc Trung Hoa. Suốt cuộc đời ông luôn trăn trở “tìm đường” để giúp nhân dân Trung Hoa thức tỉnh. Hơn 20 năm sử dụng ngòi bút như vũ khí, Lỗ Tấn tập trung mổ xẻ căn bệnh tinh thần của đồng bào mình. Ông lên án mạnh mẽ các kẻ thù của nhân dân, của cách mạng như bọn phong kiến, bọn quân phiệt tay sai đế quốc, chính quyền tư sản phản động cùng bọn bồi bút chó săn. Sự xuất hiện của nhà văn trên văn đàn rất có ý nghĩa không chỉ riêng nền văn học hiện đại Trung Quốc mà còn ảnh hưởng nhiều nước khác trên thế giới, tiêu biểu là Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có rất nhiều công trình, chuyên đề, bài báo trong và ngoài nước nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về cuộc đời cũng như những sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn. Có thể kể đến những công trình như sau: - Nguyễn Hiến Lê: “Văn học Trung Quốc hiện đại” ngoài những đánh giá của riêng ông về Lỗ Tấn, ông còn trích dẫn những lời đánh giá khác của các học giả người Mỹ gốc Hoa như: + Hạ Tế An từng là giáo sư Đại học California trong cuốn: “Lỗ Tấn và sự tan rã của Tả Liên” (1959),ông coi Lỗ Tấn là nhà thiên tài nhưng nhà thiên tài bệnh hoạn. + Hạ Tế Thanh cũng là giáo sư Đại học California trong cuốn: “Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại” (1951) vẫn thừa nhận: “Lỗ Tấn là người Trung Quốc đầu tiên viết truyện ngắn theo lối phương Tây cũng là người được công nhận là nhà văn vĩ đại nhất của văn học hiện đại Trung Quốc”. - Giáo sư Lâm Chí Hải trong cuốn Lỗ Tấn truyện (đã đạt giải thưởng sách Bắc Kinh, được tái bản nhiều lần và đã được dịch ra tiếng Pháp) đã viết: “Lỗ Tấn là con người khổng lồ của thời đại, hoạt động thực tiễn của ông đã xúc tiến sự phát triển của thời đại nhưng không thoát khỏi sự ràng buộc của thời đại”. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 5 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp - Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong bài nói chuyện nhân kỉ niệm 110 năm ngày sinh của Lỗ Tấn (24.9.1881- 24.9.1991) ông đã đề cập đến vấn đề: “Tiến thêm một bước học tập và phát huy tinh thần của Lỗ Tấn”. Bên cạnh đó còn có một số nhà nghiên cứu khác cùng nghiên cứu về Lỗ Tấn như: Mao Trạch Đông, Ba Kim, Mao Thuẫn, Hạ Kính Chi, Lý Hà Lâm, Đinh Linh, Trần Thuấn Du… ngoài những nhà nghiên cứu người Trung Quốc, chúng tôi còn thấy những nhà văn nước ngoài nghiên cứu về Lỗ Tấn một cách đầy trân trọng như: - Pha-đê-ép (nhà văn Xô Viết) nhận xét: “Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc một trăm phần trăm. Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được” (Bàn về lỗ Tấn, Thượng Hải, 1953, Lương Duy Thứ dịch). - Rômanh Rôlăng (nhà văn Pháp) nhận xét: “Tác phẩm tả thực châm biếm này (AQ Chính truyện) là của thế giới. Thời đại cách mạng Pháp cũng đã từng có AQ. Tôi không bao giờ quên được bộ mặt khổ não của AQ” (trích “Lỗ Tấn theo nhận xét của tôi” của Chu Hà Thọ, Lương Duy Thứ dịch). - PaNaChi (Ấn Độ) trong bài: “Diễn văn nhân dịp lễ kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn ở Bắc Kinh”, Lương Duy Thứ dịch, ông cũng có nhận xét: “AQ, cái tên chỉ ở Trung Quốc mà thôi, nhưng tính cách và tâm lý của AQ…nhân vật này ở Ấn Độ chúng tôi cũng đã từng có”. Còn ở Việt Nam, Lỗ Tấn như là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách của một nhà cách mạng vĩ đại. Bác Hồ là người đầu tiên tiếp xúc với văn chương Lỗ Tấn, sinh thời Bác rất “thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc” (Ấn tượng về người bạn quá cố Lỗ Tấn, Hứa Thọ Tường). Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người vẫn thỉnh thoảng nhắc đến Lỗ Tấn, đặc biệt qua 2 câu thơ: “Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ, Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu” (Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ, Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng) của ông. Lỗ Tấn là một trong những nhà văn nước ngoài được yêu mến và trân trọng nhất ở Việt Nam, với Lỗ Tấn đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về ông và những sáng tác của ông. Hầu hết những sáng tác của ông đều được dịch sang tiếng Việt. Đặng Thai Mai là người đầu tiên dịch và giới thiệu Lỗ Tấn vào Việt Nam, kế đến là giáo sư Trương Chính và giáo sư Lương Duy Thứ - đây là 2 chuyên gia quen thuộc chuyên nghiên cứu về Lỗ Tấn. Sau đó, xuất hiện hàng loạt các nhà văn, các nhà CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 6 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp nghiên cứu phê bình văn học tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về Lỗ Tấn trong đó có: Phan Khôi, nhà văn Nguyễn Tuân, nhà văn Anh Đức, nhà văn Trần Áng…Những công trình nghiên cứu của họ đánh giá rất cao giá trị tác phẩm của Lỗ Tấn nói riêng và về Lỗ Tấn nói chung. Các tập tài liệu, tập sách, bài viết về Lỗ Tấn của giáo sư Lương Duy Thứ và Nguyễn Khắc Phi như: + Lỗ Tấn tác phẩm và tư liệu, NXB Giáo dục, 1998. + Văn học Trung Quốc tập 2, NXB Giáo dục, 1998. + Bài giảng văn học Trung Quốc, Tủ sách tổng hợp TP HCM, 1995. + Lỗ Tấn vẫn được tôn vinh, tạp chí văn hóa văn nghệ Công An số 11/2001, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Lỗ Tấn. + Một số bài viết về Lỗ Tấn trong “Kiến thức Ngày nay” năm 2001. Như vậy, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đi sâu khám phá và luận giải rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh trong những sáng tác cũng như cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Mà đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn của ông. Tuy nhiên, phần lớn những công trình này chỉ tìm hiểu về đề tài, chủ đề, phân tích một số truyện ngắn hay đặc điểm về thi pháp trong sáng tác của Lỗ Tấn chứ chưa có sự quan tâm chú ý nhiều đến hình thức xây dựng tên nhân vật trong truyện ngắn của ông. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài này làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn sẽ làm sáng tỏ những ý đồ nghệ thuật mà nhà văn gởi gắm trong tác phẩm. Khi thực hiện đề tài “Tên nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn”, chúng tôi đã tiếp thu những thành tựu của các bậc thầy đi trước đề làm cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu kết hợp với kiến thức của bản thân đã học được, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành luận văn đạt hiệu quả cao nhất. 3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Vì mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu “Tên nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn”, đây là đề tài nghiên cứu thiên về phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố gắng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và rút ra nhận xét về những dụng ý nghệ thuật mà tác giả “ký gởi” qua tên nhân vật trong truyện ngắn của ông. Vì vậy, mục đích của chúng tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này là: CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 7 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp - Xác định nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn chương, tên gọi của nhân vật là một khía cạnh nghệ thuật, không chỉ là dụng ý nghệ thuật mà nó còn liên hệ gắn bó chặt chẽ với nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Phân loại hệ thống tên nhân vật để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn, chi tiết hơn về tên nhân vật, đồng thời qua đó chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát hơn về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng tên nhân vật của Lỗ Tấn đối với xã hội Trung Quốc đương thời. - Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ thấy được những sáng tạo độc đáo và công phu của nhà văn trong những sáng tác của ông. Mặt khác, chúng ta sẽ thấy được những đóng góp rất quý giá của nhà văn đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc. Đồng thời, chúng ta càng yêu mến và trân trọng nhà văn hơn – một người suốt cả cuộc đời luôn trăn trở “tìm đường” cho dân tộc Trung Hoa, luôn phấn đấu không ngừng nghỉ trong việc thức tỉnh ý thức dân tộc. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn rất đồ sộ. Ông viết rất nhiều thể loại, song có lẽ truyện ngắn là “đặc sản” của ông, vì thế, ông được mệnh danh là bậc thầy truyện ngắn. Truyện ngắn của ông có tính hàm xúc rất cao, lại vừa “rộng” về tầm khái quát, vừa “sâu” về ý tứ. Lỗ Tấn sáng tác truyện ngắn không nhiều chỉ có 33 truyện, chủ yếu tập hợp thành 3 tập truyện “Gào thét” (14 truyện), “Bàng hoàng” (11 truyện), và “Chuyện cũ viết lại” (8 truyện). Khi thực hiện đề tài này chúng tôi khảo sát chủ yếu những tác phẩm trong 2 tập: Gào thét và Bàng hoàng vì Chuyện cũ viết lại được nhà văn viết mang sắc thái riêng. Đồng thời, khi nói đến những truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn thì trước hết chúng ta nghĩ ngay những tác phẩm trong Gào thét và Bàng hoàng. Qua 2 tập truyện này, nó đã phản ảnh những vấn đề trọng đại của xã hội Trung Quốc trong giai đoạn chuyển mình từ Cách mạng dân chủ cũ sang Cách mạng dân chủ mới. Là một nhà văn yêu nước và cách mạng, Lỗ Tấn luôn luôn quan tâm đến vận mệnh của Trung Quốc, đời sống của nhân dân, do đó, ngòi bút của ông thường xuyên đề cập đến những vấn đề nóng hổi mà Cách mạng dân chủ mới đặt ra. Do đề tài chúng tôi thực hiện với mục đích chủ yếu là làm rõ những dụng ý nghệ thuật mà tác giả “ký gởi” thông qua tên nhân vật cho nên chúng tôi khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải vì sao mà Lỗ Tấn sử dụng những tên gọi đó cho nhân vật của mình, từ đó rút ra những kết luận chính xác, có ý nghĩa liên quan đến nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như tư tưởng, tình cảm của nhà văn muốn gởi đến độc giả. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 8 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương hướng nghiên cứu mà chúng tôi tiến hành thực hiện Luận văn này là chúng tôi sẽ thống kê, tập hợp tư liệu, kinh nghiệm của những người đi trước kết hợp với năng lực của bản thân mà tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh tập hợp những công trình nghiên cứu, những ý kiến có liên quan đến đề tài chúng tôi cố gắng tìm tòi, đưa ra và bổ sung những phát hiện mới, lạ của bản thân để cuối cùng tổng hợp thành vấn đề nghiên cứu có khoa học và có hệ thống. Với việc định ra phương hướng như trên, chúng tôi cũng tìm ra cho mình những phương pháp mà chúng tôi cho là phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu một cách có hiệu quả nhất. Cụ thể là: - Phương pháp lịch sử - xã hội. - Phương pháp khái quát vấn đề. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Ngoài những phương pháp được nêu ở trên, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch kết hợp với quy nạp, phương pháp chứng minh luận điểm… Với những phương pháp này có tác dụng bổ trợ làm cho vấn đề đưa ra giải quyết một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 9 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp B. NỘI DUNG CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 10 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LỖ TẤN VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG 1. Bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại Lỗ Tấn Thời đại Lỗ Tấn là một thời đại có nhiều biến động, nhất là sau năm 1919, trước sự kiện của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Trung Quốc. Ngày 4.5.1919, phong trào quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến bùng nổ. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh trước Thiên An Môn đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Sau ngày 3.6.1919, trung tâm của phong trào yêu nước từ Bắc Kinh đã chuyển đến Thượng Hải – một thành phố lớn, trung tâm công thương nghiệp lớn ở Trung Quốc. Từ đây, quân chủ lực của phong trào từ học sinh chuyển sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ Tứ đã nhanh chóng mở rộng ra các tỉnh và nhiều thành phố của Trung Quốc bao gồm các tầng lớp nhân dân rộng rãi mà đội quân chủ lực là giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ Tứ đã đánh dấu thời kỳ giai cấp công nhân Trung Quốc đã trở thành lực lượng chính trị lớn mạnh và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mac-Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào tháng 6.1923 tại Quảng Châu đã đề ra phương châm lập Mặt trận thống nhất cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tập hợp các lực lượng cách mạng đoàn kết lại chống đế quốc và phong kiến, và cùng nhau tiến hành đấu tranh cách mạng. Bản thân Lỗ Tấn đã từng chứng kiến, từng sống và trải qua hai cuộc cách mạng lớn của dân tộc đó là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ kiểu cũ (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo)- đây là hai cuộc cách mạng đã gây ấn tượng rất lớn làm thay đổi diện mạo bộ mặt xã hội Trung Quốc đương thời và lịch sử của đất nước đã in rõ nét và sâu sắc trong quá trình chuyển biến tư tưởng cũng như những sáng tác của Lỗ Tấn về sau. 2. Cuộc đời và bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn 2.1. Cuộc đời của Lỗ Tấn Lỗ Tấn 鲁 迅 tên thật là Chu Thụ Nhân (chữ Hán phồn thể: 周 樹 人, chữ Hán giản thể: 周 树 人), tên chữ là Dự Tài 豫 才. Ông sinh ngày 25.9.1881, tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 11 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp Gia đình ông là một gia đình quan lại sa sút trong giai đoạn đất nước Trung Hoa có nhiều biến động. Ông nội là Chu Giới Phu 周 介 孚 từng làm quan trong triều đình nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì ông nội của Lỗ Tấn bị cách chức hạ ngục. Từ ấy gia đình của Lỗ Tấn bị sa sút. Thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi 周 伯 宜, đỗ tú tài nhưng không ra làm quan, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh, 3 năm sau vì không thuốc chữa trị mà qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy 鲁 瑞 - một người phụ nữ nông thôn trung hậu, kiên định, đảm đang và rất mực yêu thương con. Bà là người thường kể cho nhà văn nghe nhiều truyện cổ. Vì vậy, có thể nói bà là người có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành tài năng của Lỗ Tấn. Vì gia đình sa sút gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên ông theo mẹ về quê ngoại sinh sống và học tập. Bút danh Lỗ Tấn là lấy từ chữ Tấn 迅 trong chữ Tấn hành 迅 行 có ý nghĩa là muốn đi nhanh hơn về phía trước, còn chữ Lỗ 鲁 là lấy từ họ của mẹ - bà Lỗ Thụy 鲁 瑞. Vì để tưởng nhớ công ơn sinh thành, suốt cuộc đời chăm lo cho gia đình và nhất là nhà văn, cho nên nhà văn quyết định lấy bút danh là Lỗ Tấn và đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến con đường sáng tác văn chương sau này của nhà văn. Thời thơ ấu, từ 6 tuổi đến 17 tuổi, Lỗ Tấn học ở trường tư thục quê nhà. Ông là người rất thông minh và lanh lợi luôn được mọi người yêu mến và khen ngợi. Lỗ Tấn rất thích đọc dã sử, thích nghe chuyện truyền thuyết, thích xem hát tuồng và tranh dân gian. Thị hiếu và sở trường văn nghệ sớm được hình thành ở nhà văn. Đồng thời, do có điều kiện sống gần gũi với con em nông dân lao động ở quê nhà nên Lỗ Tấn có điều kiện hình thành và tắm mình trong tình cảm chân thành và đôn hậu với mọi người xung quanh. Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn đến Nam Kinh thi vào Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, Lỗ Tấn thi vào Khoáng Lộ học đường (trường đào tạo kỹ sư mỏ). Đây là những trường “Tây học” dạy cho học sinh tầm nhìn và tri thức khoa học mới. Những kiến thức mới này mở rộng tầm nhìn của Lỗ Tấn, đặc biệt nó đã góp phần cho sự thay đổi về nếp suy nghĩ của nhà văn. Lỗ Tấn bắt đầu hoài nghi những giá trị truyền thống văn hóa cũ và hướng đến cải cách chúng. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 12 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp Năm 1902, sau khi tốt nghiệp Khoáng Lộ học đường, Lỗ Tấn chuyển sang học ngành y, ông muốn dùng y học để cứu dân, trước hết là chữa trị cho những người nghèo đói, dốt nát và mê tín mà phải chết như thân sinh của ông. Nhưng rồi một hôm xem phim về chiến sự Nga - Nhật, thấy lính Nhật chém đầu một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, mọi người xung quanh cảm thấy thích thú và dửng dưng cười nói đều này đã kích động đến ông một cách mạnh mẽ, nhà văn cảm thấy chẳng những mình bị xúc phạm mà còn xúc phạm đến cả dân tộc Trung Hoa, ý thức cá nhân và ý thức dân tộc ở ông trỗi dậy và nhà văn nghĩ “Chữa bệnh về thể xác cho họ vào lúc này không quan trọng bằng chữa bệnh về tinh thần”. Từ đó ông đi vào con đường văn nghệ, quyết tâm dùng ngòi bút để đánh thức tinh thần dân tộc, ý chí tự lực tự cường của dân tộc Trung Hoa. Ngoài việc sáng tác, Lỗ Tấn còn tham gia chỉ đạo thực tế phong trào yêu nước của thanh niên và ông trở thành lãnh tụ tư tưởng của giới thanh niên Trung Hoa yêu nước lúc bấy giờ. Cuộc sống và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Suốt cuộc đời Lỗ Tấn chỉ theo đuổi sự nghiệp đó là sáng tác văn nghệ và tham gia hoạt động cách mạng với mục đích cải tạo “Quốc dân tính” mà nhà văn cho là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc bấy giờ. Vì làm việc quá sức, sau một thời gian lâm bệnh ngày 19.10.1936 Lỗ Tấn đã qua đời tại nhà số 9, phố Đại Lục, Thượng Hải. Bất chấp sự ngăn cấm và đàn áp của chính quyền phản động, nhân dân và quần chúng cách mạng ở Thượng Hải đã phủ lên quan tài ông một lá cờ đỏ thêu ba chữ “Dân tộc hồn”. 2.2. Bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn Cuộc đời Lỗ Tấn là cuộc đời của một con người không ngừng theo đuổi tiến bộ, theo đuổi chân lý. Lỗ Tấn đã sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Để xứng đáng với danh hiệu “linh hồn dân tộc” là một nhà văn được mọi người trân trọng và yêu mến, Lỗ Tấn đã trải qua ba giai đoạn để “tìm đường” và đi đúng hướng trong sự nghiệp văn chương vĩ đại của mình. *Giai đoạn từ 1881- 1918 Đây là giai đoạn của nhà văn yêu nước. Thời kỳ này Lỗ Tấn chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin từ cuốn sách Thiên diễn luận - đây là cuốn sách tuyên truyền cho học thuyết tiến hóa Darwin do Nghiêm Phục (nhân vật quan trọng của phái Duy tân) biên dịch theo tác phẩm “Thuyết tiến hóa và luận lý học” của nhà sinh vật CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 13 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp học nổi tiếng người Anh Huxây (Henry Huxley 1825- 1895). Khi mua được sách, trước mắt Lỗ Tấn hiện lên một thế giới tư tưởng mới mẻ mà trước đây ông chưa hề nghe nói đến bao giờ, ông đọc sách một cách say mê. Vào thời gian này, quan điểm của thuyết tiến hóa làm cho rất nhiều phần tử trí thức Trung Quốc nhận thức rằng: trong thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt mạnh được yếu thua, nếu dân tộc Trung Hoa vẫn giữ mãi lề lối, phương thức cũ thì không thể tiếp tục tồn tại và sinh tồn được…Vì vậy họ đòi hỏi “tự cường bảo chủng” (tự cường để bảo vệ nòi giống) mà cứu đất nước Trung Hoa đang trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng”. Hơn ai hết, Lỗ Tấn đã tiếp thu thuyết tiến hóa với mục đích như trên. Tuy “tiến hóa luận” trong nhận thức của Lỗ Tấn có phần “động” hơn trong nguyên lý của nó nhưng cách lý giải của Lỗ Tấn chưa có cơ sở sát thực đối với lịch sử xã hội Trung Hoa. Nhà văn cho rằng: phải kiên quyết vứt bỏ những thứ lạc hậu, mục nát của xã hội cũ, xã hội phong kiến, cố gắng tìm ra và phát triển một số điều mới mẻ, tiên tiến như thế mới có thể tìm ra con đường sinh tồn cho nhân dân Trung Quốc. Những sáng tác cũng như việc làm của Lỗ Tấn lúc này đều tập trung đánh thức ý thức dân tộc, tiêu biểu là tác phẩm Nhật ký người điên (1918) đây là phát súng đầu tiên đánh vào thành lũy kiên cố của lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào tâm khảm nhân dân Trung Hoa đã hơn bốn ngàn năm lịch sử. *Giai đoạn 1918- 1927 Đây là thời kỳ quá độ từ quan điểm tiến hóa sang quan điểm giai cấp, từ một người dân chủ đến một chiến sĩ cộng sản. Đây là quá trình đánh dấu một bước ngoặc lớn, một bước phát triển mới trong nhận thức tư tưởng và sáng tạo của Lỗ Tấn. Ngày 4.5.1919, phong trào Ngũ Tứ nổ ra. Đây là phong trào đấu tranh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Tiếng vang của Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm thức tỉnh dân tộc Trung Hoa, bên cạnh đó còn làm rung động sâu sắc tâm hồn nhà văn yêu nước Lỗ Tấn. Từ 1920- 1925, Lỗ Tấn làm giáo sư trường Đại học Bắc kinh và trường Đại học Nữ Sư phạm Bắc kinh. Vào thời gian này, Lỗ Tấn đã tổ chức các nhóm nghiên cứu văn học trong sinh viên, ông cũng nhiệt liệt ủng hộ các cuộc đấu tranh của sinh viên trường Đại học Nữ Sư phạm Bắc kinh chống lại bộ trưởng giáo dục phản động Chương Sĩ Chiêu, ông trở thành lãnh tụ tư tưởng và chỗ dựa tinh thần trong phong trào đấu tranh của sinh viên yêu nước thời bấy giờ. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 14 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp Tháng 4.1927, Tưởng Giới Thạch ly khai cách mạng, khủng bố Đảng Cộng sản và các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo. Hàng chục vạn đảng viên và quần chúng cách mạng bị giết hại, tận mắt chứng kiến thanh niên yêu nước bị sát hại dã man với sự thực tàn khốc đó khiến ông bắt đầu có sự thay đổi trong cách nhìn. Quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lênin từ đây bắt đầu soi sáng cho ông. Từ 1918- 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn, tiêu biểu là 2 tập Gào thét và Bàng hoàng, Lỗ Tấn còn sáng tác tập thơ văn xuôi Cỏ dại, tạp văn hồi ức Nhặt cánh hoa tàn, và nhiều tạp văn khác như: Nấm mồ, Gió nóng, Hoa cái Hai lòng, Tam nhàn… Bên cạnh đó ông còn dịch và giới thiệu nhiều sách lý luận và sáng tác văn nghệ của Liên Xô và thế giới. *Giai đoạn 1928- 1936 Đây là thời kỳ của nhà văn vô sản, người chiến sĩ cộng sản Lỗ Tấn. Tháng 10.1927, do có nguy cơ bị ám hại, Lỗ Tấn rời Quảng Châu đến Thượng Hải và ông ở lại đây cho đến khi mất. Trong giai đoạn này Lỗ Tấn tập trung dịch và giới thiệu nhiều công trình văn nghệ lý luận Macxit. Nhà văn còn chăm lo cho việc thành lập và xây dựng tổ chức đội ngũ các nhà văn Trung Quốc. Năm 1928, ông xuất bản tạp chí Bôn lưu (Dòng nước xiết) phiên dịch giới thiệu có hệ thống lý luận văn nghệ Mác- Lênin. Tháng 5.1930, Hội Liên minh nhà văn cánh tả (gọi tắt là Tả Liên) được thành lập ở Thượng Hải. Lỗ Tấn đã đứng ra lãnh đạo Hội. Cùng lãnh đạo Hội còn có Cù Thu Bạch- một người chiến sĩ cộng sản chân chính. Tình bạn thắm thiết giữa ông và Cù Thu Bạch đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm khảm ông và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chiến đấu của ông. Trong những năm đầu của Tả Liên (1930- 1933) tuy Hội gặp nhiều khó khăn nhưng Lỗ Tấn vẫn đứng vững trên lập trường Macxit. Lỗ Tấn trở thành một chiến sĩ kiên định, một văn hào vô sản vĩ đại. Trong thời gian này, Lỗ Tấn viết 9 tạp văn: Nam xoang Bắc điệu tập, Tả tự do thư, Hoa biên văn học, Thả giới đình tạp văn…, tập truyện lịch sử Cố sự tân biên (Chuyện cũ viết theo lối mới) cũng được hoàn thành trong thời gian này. Giai đoạn này ông còn trực tiếp tham gia các hoạt động chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lỗ Tấn đã đi từ chủ nghĩa hiện thực đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 15 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp nghĩa, vì thế cuộc đời và văn nghiệp của ông luôn gắn liền với từng bước nhận thức và sáng tạo của một con người yêu nước đến một nhà văn cộng sản chân chính. Từ tiến hóa luận sang giai cấp luận, từ “đứa con phản nghịch, kẻ tôi hai lòng” của giai cấp thân sĩ để trở thành người bạn rồi đến người chiến sĩ chân chính của giai cấp vô sản và quần chúng lao động, Lỗ Tấn phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu, không ngừng đấu tranh trong tư tưởng để hoàn thiện mình. Ông đã kết hợp chặt chẽ thế giới quan và phương pháp luận Macxit tinh thần cách mạng và lập trường kiên định của giai cấp vô sản, với nhận thức sâu sắc về xã hội Trung Quốc, tri thức uyên bác cũng như kinh nghiệm đấu tranh của mình ông luôn trăn trở và “tìm đường”. Điều bức thiết với ông, quan trọng với ông, khiến ông luôn nóng lòng chính là vấn đề lối thoát cho dân tộc Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc nên dựa vào ai? lực lượng xã hội nào? nên dùng biện pháp nào?... giá trị chính trong tư tưởng Lỗ Tấn đó là nhà văn đã mổ xẻ sâu sắc có tính cảnh báo về xã hội cũ Trung Quốc, những thám hiểm nhân sinh của dân tộc ông, tư tưởng đó có phần tiếp thu từ phương Tây nhưng được xây dựng lại từ cảm thụ cháy bỏng của một con người yêu quê hương, đất nước suốt cuộc đời luôn nghĩ về hạnh phúc của dân tộc. Chính vì điều này ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ cũng như việc làm của nhà văn, suốt cuộc đời ông luôn theo đuổi mục tiêu là cải tạo “Quốc dân tính”, chữa bệnh tinh thần cho nhân dân - điều này làm nên một Lỗ Tấn vĩ đại. 3. Truyện ngắn của Lỗ Tấn 3.1. Giới thuyết về truyện ngắn và truyện ngắn của Lỗ Tấn Truyện ngắn theo định nghĩa của “Từ điển thuật ngữ văn học” (NXB Giáo dục) do Lê Bá Hán chủ biên thì truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi. Nhưng cái độc đáo của nó là truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế. Chức năng của truyện ngắn là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc hiện tượng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 16 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xắn và đầy truyền cảm, truyền dẫn nhanh thông tin nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại. Raymond Carver (1939-1988) – nhà văn, nhà thơ người Mỹ và là một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới có ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn nhất và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ là tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Chúng ta thấy truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối “trống” điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Lỗ Tấn cũng là một trong những nhà văn đã đạt tới đỉnh cao đó. Lỗ Tấn viết nhiều thể loại văn học, song có lẽ truyện ngắn chính là “đặc sản” của nhà văn. Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn, ta bắt gặp một tài năng nghệ thuật độc đáo. Ông đã biến ngòi bút của mình thành một loại vũ khí sắc bén, góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh của dân tộc, giúp ông thực hiện hoài bão lớn của cuộc đời. Ông đã dùng ngòi bút của mình để vạch trần bản chất xấu xa của chế độ phong kiến, đưa tội ác của bọn chúng ra ánh sáng, đồng thời mổ xẻ, phanh phui những thói hư tật xấu của một xã hội mê muội. Cũng chính nhờ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, nội dung tư tưởng sâu sắc và nghệ thuật độc đáo “có một không hai” được thể hiện qua trang viết của ông đã đưa Lỗ Tấn lên vị trí bậc thầy về truyện ngắn. 3.2. Nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn chương. Có thể nói nhân vật là “xương sống”, là linh hồn của mỗi tác phẩm, nhân vật cũng là người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Văn chương là sản phẩm tinh thần của con người mà nhân vật trong tác phẩm văn chương là hình bóng của con người, chính vì thế mà không có tác phẩm văn chương nào lại không có sự hiện diện của nhân vật. Đại văn hào Macxim Gorki đã đưa ra luận CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 17 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp điểm về nhân vật trong tác phẩm văn chương như sau: “Văn học là nhân học” – là khoa học về con người. Nhân vật trong tác phẩm văn chương là sự phân thân của nhà văn vì thế nhân vật mang lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cho nên nhân vật luôn được gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính là đầu mối, là sợi dây liên kết từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm, tạo nên những tình huống, xung đột hấp dẫn lôi cuốn người đọc, vì vậy nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện. Khi các nhà văn xây dựng, miêu tả nhân vật của mình thì phải hết sức thận trọng, khéo léo, phải có sự sáng tạo kỹ càng, làm nổi bật được hành vi, tính cách của mỗi nhân vật. Phải xây dựng nhân vật của mình thật sự điển hình, tiêu biểu cho tầng lớp, giai cấp nhất định, phải có sự khái quát cao nhưng cũng phải cụ thể, chi tiết. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người thật trong đời sống. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, sự liên tưởng của mình để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Trên cơ sở của sự sáng tạo, không bước theo “lối mòn văn chương” cho nên hầu hết những truyện ngắn của Lỗ Tấn đều mang giá trị nghệ thuật cao. Là một bậc thầy của truyện ngắn thế giới, Lỗ Tấn thấy rõ đặc điểm của truyện ngắn và đánh giá cao tác dụng của nó. Ông đã nhận ra rằng, chỉ có văn chương mới là liều thuốc hiệu quả để chữa trị căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Hoa đang chìm đắm trong ngu muội. Chỉ có văn chương mới cổ vũ, động viên họ tự đứng dậy giải phóng mình, giải phóng dân tộc. Vì văn chương có chức năng cơ bản là khái quát tính cách con người, chú ý, quan tâm đến con người, đến số phận, tâm tư, nguyện vọng của con người, vì vậy sứ mệnh thiêng liêng của văn chương theo ông lúc bấy giờ là phải thức tỉnh được lương tri của người dân Trung Quốc đang “ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ”. Bên cạnh nội dung tư tưởng rất lớn được chứa đựng trong tác phẩm, thì yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong sáng tác của Lỗ Tấn đó còn là tài năng xây dựng nhân vật rất công phu, sáng tạo nhưng cũng thật sinh động, ấn tượng về tính cách, hành động và ngay cả ngôn ngữ của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm của Lỗ Tấn là những con người tiêu biểu đại diện cho hầu hết đại bộ phận con người trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ, cũng chính vì thế mà những nhân vật đó rất điển hình và ấn CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 18 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp tượng, tiếng nói của họ là tiếng nói chung của nhiều tầng lớp người trong xã hội đương thời. Chẳng hạn, khi viết về người trí thức tiểu tư sản, hình tượng nhân vật Khổng Ất Kỷ trong truyện Khổng Ất kỷ cũng đồng thời là đại diện tiêu biểu cho cả tầng lớp trí thức dưới chế độ phong kiến đã bị chế độ khoa cử đầu độc trở thành con người vô dụng. Trong sáng tác của Lỗ Tấn, ta còn bắt gặp hình ảnh của những chàng nho sĩ là nạn nhân của xã hội Trung Quốc bạo tàn, ở đó hội tụ những thói hư tật xấu của cả thời đại như: Trần Sĩ Thành 陳 士 誠、(Luồng ánh sáng), Lã Vi Phủ 呂 微 (Trong quán rượu)… Đó còn là nhân vật người điên trong Nhật ký người điên và nhân vật được mệnh danh là điên 瘋 子 trong Cây trường minh đăng - họ là những nhân vật tiêu biểu cho thái độ chống lại lễ giáo phong kiến một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Đây là hai nhân vật rất điển hình và sống động, những hành động, ngôn ngữ của họ điều bị người đời chê cười và cho rằng họ là “điên” nhưng ẩn đằng sau của những sự việc hành động đó thì ta thấy thật chất họ là những con người tỉnh táo nhất, họ có ý thức làm những điều mà trong hoàn cảnh lúc bấy giờ chưa ai làm nhưng rất cần thiết. Chính Lỗ Tấn đã từng lý giải về nguyên nhân của sự lựa chọn những nhân vật này làm đề tài cho những sáng tác của ông: “Tôi vẫn ôm cái mộng “khởi mông” mười năm về trước, cho rằng cần phải “vị nhân sinh”, và lại phải cải tạo cái nhân sinh đó” cho nên mỗi khi chọn đề tài ông đều “chọn những người bất hạnh trong xã hội, với mục đích là tôi lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa” (Vì sao tôi viết tiểu thuyết - Lỗ Tấn). Như vậy, ta thấy Lỗ Tấn đem cái ngu muội, xấu xa của người dân Trung Quốc ra phơi bày trên trang viết của mình không phải để giễu cợt, mua vui mà nhà văn muốn đánh thức lương tri của họ, muốn họ nhìn ra được nguyên nhân căn bệnh của mình mà tìm ra được “phương thuốc” hiệu quả để chữa trị. Khi khảo sát truyện ngắn của Lỗ Tấn, ta thấy phần lớn các sáng tác của ông chủ yếu tập trung ở hai mảng đề tài đó là: đề tài về người trí thức và đề tài về người nông dân. Ở đề tài về người nông dân thì dưới ngòi bút sắc bén, tinh tế của Lỗ Tấn, nhân vật lão Hoa Thuyên 老 華 栓 trong Thuốc đã hiện lên như một hình tượng tiêu biểu cho lớp người nông dân ngu muội trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhân vật Nhuận CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 19 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Luận văn Tốt nghiệp Thổ 閏 土 trong Cố hương là hình ảnh tượng trưng - đại diện cho người nông dân Trung Quốc luôn phải gánh chịu tầng tầng lớp lớp sự áp bức, bóc lột, sự bất công và nỗi buồn khổ của kiếp người nô lệ. Qua nhân vật Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã lột tả được không chỉ tính cách “không đấu tranh” mà còn chỉ rõ nỗi “bất hạnh” của người nông dân Trung Quốc. Khi viết về đề tài người phụ nữ thì Lỗ Tấn không chỉ dừng lại ở nỗi đau về thể xác mà ông còn quan tâm đến trạng thái bi kịch trong tâm hồn của họ. Tiêu biểu là hình ảnh chị Tư Thiền 單 四 嫂子(Ngày mai), chị Tường Lâm 祥 林 嫂(Lễ cầu phúc), bi kịch của họ mang đậm màu sắc tố cáo, họ đều không nhận ra hoàn cảnh của mình mà tình nguyện hòa hợp với chế độ phong kiến trong từng hơi thở - đây là những nhân vật khuất nhục, không ý thức được vị trí của mình. Ở nhân vật Ái 愛 姑 trong Ly hôn thì Ái là một người phụ nữ mạnh mẽ, một hình ảnh biết khao khát đòi quyền lợi, lẽ phải - cô là hình tượng phụ nữ đầu tiên của Lỗ Tấn dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô nhân đạo, sự tôn vinh chế độ nam quyền. Nhưng sự vùng dậy của Ái còn mang tính chất tự phát và có nhiều hạn chế, cô chưa hiểu được nguyên nhân sâu xa quyết định số phận của mình. Vì thế, Ái đã thất bại, thất bại do nhận thức còn hạn chế trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi và ngay cả trong tư tưởng của cô. Nhân vật Tử Quân 子 君(Tiếc thương những ngày đã mất) là một trí thức tiến bộ mang tư tưởng thanh niên thời Ngũ Tứ. Qua nhân vật Tử Quân, Lỗ Tấn đã chỉ ra nguyên nhân xã hội và đặc biệt là nguyên nhân tính cách trong bi kịch của cuộc đời cô. Tử Quân là con người trong xã hội tư sản mà ở đó cô vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm gây ra bi kịch của bản thân mình nhưng cô không hề nhận thức được. Thông qua hình tượng Tử Quân, Lỗ Tấn nêu ra một vấn đề mang ý nghĩa thời đại sâu sắc: yêu cầu giải phóng cá tính và tự do hôn nhân không thể giải quyết đơn độc tách rời yêu cầu giải phóng xã hội. Dù viết ở đề tài nào đi nữa , Lỗ Tấn luôn có ý thức sáng tạo, xây dựng nhân vật một cách độc đáo, sống động nhưng cũng rất điển hình, tiêu biểu cho một tầng lớp, giai cấp nhất định trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Ẩn bên trong những trang viết của nhà văn là trái tim sôi sục, rướm máu của ông trước thời đại, của một con người mà suốt cuộc đời luôn nặng lòng với quê hương đất nước. Đó còn là bức chân dung CBHD: Bùi Thị Thúy Minh 20 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan