Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tay du ky ...

Tài liệu Tay du ky

.DOCX
66
322
147

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bộ phim truyền hình Tây Du Ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên một trong tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Cho tới ngày nay, bộ phim vẫn có sức lan tỏa và ảnh hưởng nhất định tới không chỉ lứa tuổi thanh thiếu niên – đối tượng chính mà các bộ phim cùng thể loại nhắm đến, mà ngay cả lứa tuổi trung niên, thậm chí cả những người khá lớn tuổicũng vẫn rất yêu thích. Chính vì sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ trong lòng khán giả Việt Nam của bộ phim, mà nhóm nghiên cứu chúng tôi nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và lí giải lí do tại sao bộ phim lại có được sức hấp dẫn bền bỉ tới như vậy. Bản thân lại là những người rất yêu thích các tác phẩm điện ảnh Trung Quốc do đó chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu từ khắp các nước trên thế giới nghiên cứu về tiểu thuyết Tây Du Ký, thậm chí đã có một hội thảo về bộ tiểu thuyết nổi tiếng này diễn ra tại Sở Châu – Trung Quốc từ ngày 16-17/10/2010, thu hút hơn 100 nhà nghiên cứu về Tây Du Ký tại khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên những nghiên cứu về bộ phim truyền hình Tây Du Ký và sự thành công của nó, đặc biệt là sức ảnh hưởng của bộ phim này tới người dân Việt Nam thì hầu như rất ít. Ngoại trừ một bài tham luận của dịch giả Lệ Chi về “Hình ảnh và vị trí của nhân vật Tôn Ngộ Không trong lòng trẻ em Việt Nam, cũng như ảnh hưởng và tác động của nhân vật này với quá trình trưởng thành ở trẻ nhỏ” tại Hội thảo văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất thì hầu như chưa có ai nghiên cứu về sự thành công và tầm ảnh hưởng của bộ phim truyền hình này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 1 Lý giải sức hấp dẫn mãnh liệt, bền bỉ của bộ phim truyền hình Tây Du Ký trong lòng khán giả Việt Nam. 4. Mẫu khảo sát  Trường Tiểu học Nguyễn Du – Quận Hà Đông – TP Hà Nội  Trường THCS Văn Yên – Quận Hà Đông – TP Hà Nội  Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Quận Hà Đông – TP Hà Nội  Trường Đại học KHXH&NV 5. Phạm vi nghiên cứu Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 6. Vấn đề nghiên cứu Tại sao bộ phim Tây Du Ký lại có sức hấp dẫn bền bỉ đến vậy trong lòng khán giả Việt Nam? 7. Giả thuyết nghiên cứu Bộ phim có sức hấp dẫn từ nội dung, nghệ thuật và những sức hấp dẫn vô hình mà đặc biệt khác đối với khán giả Việt Nam 8. Phương pháp nghiên cứu  Điều tra bằng bảng hỏi  Phỏng vấn sâu  Thống kê, phân tích  So sánh B. PHẦN NỘI DUNG DẪN NHẬP Mỗi khi mùa hè tới, cùng với tiếng trống trường rộn rã báo hiệu những ngày nghỉ ngơi sắp tới thì cũng là lúc các nhà đài rộn vang âm hưởng khúc ca hào hùng “Tây Du Ký”. Dường như cứ như đến hẹn lại lên, hè năm nào trên khắp các kênh truyền hình cả nước lại nô nức chiếu Tây Du Ký.Các em nhỏ hào hứng chào đón Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 2 mùa của Tây Du Ký. Dù là trẻ em thành phố hay nông thôn, tất cả đều gặp nhau ở một điểm đó là sở thích xem Tây Du Ký. Đến bây giờ rất nhiều người vẫn còn nhớ như in hình ảnh thông minh, lanh lợi, với những màn nhào lộn bay nhảy, biến hóa tài tình của lão Tôn, sự ngốc nghếch , tham ăn của chàng Trư, dáng vẻ lom khom, vất vả của Xa hòa thượng, dáng vẻ nho nhã, điềm tĩnh của Đường sư phụ. Tất cả những hình ảnh đó đã và đang tồn tại song hành với ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam.Nó là tuổi thơ của một thế hệ người. Một bộ phim hay sẽ khiến khán xem xong là nhớ, nhưng bộ phim mà khiến cho khán xem xong mà không thể quên, xem đi xem lại vẫn vẹn nguyên cảm xúc thuở ban đầu thì đó không còn là một bộ phim, mà nó là một đoạn ký ức. Phàm đã là ký ức thì thường khắc sâu, khó phai mờ.Người ta xem Tây Du Ký như được tìm lại chính mình trong quá khứ. Sự lan tỏa của Tây Du Ký ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Đến tận bây giờ, mỗi khi xem lại những thước phim thân quen ấy, tôi vẫn bồi hồi những cảm xúc từ thời thơ bé, những cảm xúc cổ tích ngây thơ nhất. Chính vì sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ trong lòng khán giả Việt Nam của bộ phim, mà nhóm nghiên cứu chúng tôi nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và lí giải lí do tại sao bộ phim lại có được sức hấp dẫn bền bỉ tới như vậy. Bản thân lại là những người rất yêu thích các tác phẩm điện ảnh Trung Quốc do đó chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài này I. Sức sống của phim truyền hình Tây Du Ký trong lòng khán giả Việt Nam 1. Tây Du Ký ở Việt Nam 1.1. Phim truyền hình TDK (1986) 1.1.1. Tóm tắt nội dung bộ phim Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 3 Tây Du Ký là câu chuyện kể về 4 thầy trò Đường Tam Tạng (Đường Tăng), Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng (Trư Bát Giới), Sa Ngộ Tĩnh (Sa Tăng) đi thỉnh kinh ở Tây Trúc (khu vực nay thuộc Ấn Độ). 3 đệ tử của Đường Tăng đều có xuất thân thần thánh: Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ rất thần thông, tự phong là Tề Thiên Đại Thánh; Trư Ngộ Năng vốn là Thiên Bồng Nguyên soái của thiên đình và Sa Ngộ Tĩnh, vốn là Quyển Liêm Tướng quân. Ngoài ra, con ngựa mà Đường Tăng cưỡi vốn là Thái tử của Long vương (Bạch Long Mã) bị đày do từng lập mưu ăn thịt Đường Tăng. Đường tăng là một nhân vật có thật trong lịch sử. Ông tên thật là Trần Vỹ, sinh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế - Dương Kiên, tại huyện Câu Thi ( hiện là huyện Yêm Sư), tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nhưng lại làm bề tôi dưới đời Đường Thái Tông. Chuyến đi của Đường Tăng kéo dài 17 năm, qua 128 quốc gia lớn nhỏ, khi về nước ông phải dùng 24 ngựa, voi, lạc đà để tải 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh cốt Phật), tượng Phật. “Tây Du Ký” của tác giả Ngô Thừa Ân là tác phẩm được xếp vào hàng “Tứ đại danh tác” nổi tiếng của văn học Trung Quốc, gồm có: “Hồng Lâu Mộng”, “Tây Du Ký”, “Thủy Hử truyện” và “Tam Quốc Chí”. Hai thập niên qua, bốn tác phẩm danh tiếng này lần lượt được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh, trong đó tác phẩm được chọn chuyển thể nhiều nhất là “Tây Du Ký”. Trong các phiên bản đó phiên bản phim Tây Du Ký (1986) của nữ đạo diễn Dương Khiết, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất được coi là phien bản phim thành công hơn cả. Bộ phim kể về câu chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang Tây phương (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc) thỉnh kinh. Đường đi gặp bao gian nan trắc trở, trải qua tổng cộng đến 81 nạn, bốn thầy trò cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông. Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 4 1.1.2. Các thông tin liên quan đến bộ phim:  Đạo diễn : Dương Khiết là nữ đạo diễn chính của Tây Du Ký . Bà là một nữ đạo diễn tài năng của điện ảnh Trung Quốc . Bà sinh năm 1929 ở Hồ Nam. Năm 1945 tham gia quân giải phóng Trung Quốc, được tổ chức phân công tới làm diễn viên trong đoàn văn công. Sau đó tới bà lần lượt phái tới làm phát thanh viên ở các đài truyền hình tân hoa ở các khu vực Sơn tây – Hà Bắc, phía bắc Thiểm tây , đài truyền hình Tề Nam. Đặc biệt là bà đã từng đảm nhiệm chức vụ phát thanh giải phóng ở Tề Nam. Sau khi ủy ban quân sự Thanh Đảo thành lập, nhóm phát thanh cũng được hình thành, Dương Khiết được phân công làm chủ nhiệm. 2-6-1949 quân đội nhân dân Trung Quốc giải phóng Thanh Đảo, ngày đó, đài đổi tên thành đài phát thanh nhân dân Thanh Đảo, Dương Khiết đảm nhiệm vị trí phát thanh viên. tối 2-6-1949 Dương Khiết đọc bản tin “giải phóng Thanh Đảo” đầu tiên cho nhân dân Thanh Đảo. Sau giải phóng, Dương Khiết chuyển tới làm việc ở đài phát thanh Bắc Kinh, năm 1961 phụ trách chuyên mục nhạc kịch, chế tác bản kinh kịch “ Hương lúa phách”. Năm 1981 chương trình được bình chọn là chương trình xuất sắc toàn quốc. 1980 bắt đầu làm đạo diễn phim truyền hình, trong 6 năm đã hoàn thành “Tây Du Ký” với 25 tập liên tiếp. Bộ phim sau khi ra đời đã xưng bá trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Năm 1988 bộ phim nhận được hai giải thưởng “Phi Thiên” và giải “Chim Ưng” của khán giả xem truyền hình. Cùng năm đó, bước vào cuộc bầu chọn 10 đạo diễn xuất sắc nhất toàn quốc giai đoạn 1978- 1987, Dương Khiết xuất sắc trở thành người đứng đầu danh sách 10 đạo diễn xuất sắc nhất. Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 5  Diễn viên: Phim Tây Du Kí có lực lượng diễn viên đông đảo, với sự góp mặt của đội ngũ diễn viên có tên tuổi lúc bấy giờ và một số diễn viên không chuyên. Tuy nhiên, vì số lượng tập phim là 25 và lực lượng diễn viên đông nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng thiếu diễn viên. Phim cá biệt một vai có tới 3 diễn viên thủ vai (Tam Tạng - 3 diễn viên) và một diễn viên đóng tới 4-5 nhân vật khác nhau (Từ Thiếu Hoa và Lục Tiểu Linh Đồng). Có những vai diễn gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của các diễn viên. Đặc biệt là vai diễn Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng được đánh giá là thành công hơn cả so với các thế hệ diễn viên trong các phiên bản khác. Hay như các vai diễn của Tả Đại Phân vai Quan Thế Âm bồ tát, Triệu Hân Bồi vai Hồng Hài Nhi, Chu Lâm vai Tây Vương nữ quốc vương。 Đoàn làm phim Tây Du Ký trong một chương trình đón năm mới 1987  Số tập Ban đầu đoàn làm phim dự định làm 30 tập nhưng do kinh phí chỉ đủ cho 25 tập phim, nên đoàn làm phim đành bỏ dở 5 tập phim còn lại. Sau này đến năm 2000 đoàn làm phim quyết định dựng lại 5 tập phim còn thiếu, nhưng do 5 tập ngắn quá mà những tập hay đều làm hết ở phần 1 nên ban biên tập đã cải biên 5 tập phim đó thành 16 tập với lối dẫn chuyện ban đầu khác. Ở phần 2 nhiều diễn viên đóng phim ở phần 1 vẫn đóng tiếp tuy tuổi Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 6 tác có phần già đi nhiều. Với 25 tập phim của phần I - dường như nó quá ngắn để diễn tả hết nội dung của Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, thế nhưng chính nội dung phim không quá rườm rà, cô đọng khiến phim luôn diễn tiến liên tục. Ngoài 25 tập phim chúng ta xem ngày nay, trong thời gian 1982 -1988 còn một phiên bản "Trừ yêu Ô Kê quốc" quay năm 1982 (sau được quay lại năm 1986) và một phiên bản "Ăn trộm quả nhân sâm" (khởi quay lại năm 1984) nhưng sau không sử dụng Dưới đây là danh sách 25 tập phim Tây du ký: 1. 猴猴猴猴猴 – Hầu vương sơ vấn thế: Tôn Ngộ Không theo học phép Bồ Đề sư tổ, tương ứng nguyên tác hồi 1-2; 2. 猴猴猴猴猴 – Quan phong Bật Mã Ôn: Tôn Ngộ Không náo loạn Long cung..., được phong Bật Mã Ôn, tương ứng nguyên tác hồi 2-4; 3. 猴猴猴猴猴 – Đại Thánh náo thiên cung: Tôn Ngộ Không - Tề Thiên Đại Thánh náo Thiên cung, tương ứng nguyên tác hồi 4-7; 4. 猴猴猴猴猴 – Giam cầm Ngũ Hành Sơn: Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ giam cầm dưới núi Ngũ Hành, Đường Tăng thỉnh kinh, tương ứng nguyên tác hồi 7-9 và 12-13; 5. 猴猴猴猴猴 – Hầu vương hộ Đường Tăng: Ngộ Không, Bạch Mã hộ giá Đường Tăng, tương ứng nguyên tác hồi 13-15; 6. 猴猴猴猴猴 – Họa khởi Quan Âm viện: Tôn Ngộ Không và Quan Âm thu phục Hắc Hùng Tinh trộm cà sa, tương ứng nguyên tác hồi 16-17; Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 7 7. 猴猴猴猴猴 – Kế thu Trư Bát Giới: Thu phục Trư Bát Giới tại Cao Lão trang, tương ứng nguyên tác hồi 18-19; 8. 猴猴猴猴猴 – Khảm đường gặp tam tai: gặp nạn Hoàng Phong động, thu phục Sa Tăng, các Bồ Tát thử lòng Trư Bát Giới, tương ứng nguyên tác hồi 2024; 9. 猴猴猴猴猴 – Thâu ngật nhân sâm quả: Tôn Ngộ Không trộm nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên, tương ứng nguyên tác hồi 24-26; 10. 猴猴猴猴猴 – Tam đả Bạch Cốt tinh: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và bị đuổi về núi Hoa Quả, tương ứng nguyên tác hồi 27; 11. 猴猴猴猴猴 – Trí kích Mĩ Hầu vương: Ngộ Không trở lại thu phục Hoàng Bào quái tại Bảo Tượng quốc, tương ứng nguyên tác hồi 28-31; 12. 猴猴猴猴猴 – Đoạt bảo Liên Hoa động: trừ yêu quái Kim Giác và Ngân Giác, tương ứng nguyên tác hồi 32-35; 13. 猴猴猴猴猴 – Trừ yêu Ô Kê quốc: trừ yêu đạo tại Ô Kê quốc, cứu sống quốc vương Ô Kê, tương ứng nguyên tác hồi 36-39; 14. 猴猴猴猴猴 – Đại chiến Hồng Hài Nhi: Quan Âm hỗ trợ thầy trò Đường Tăng thu phục Hồng Hài Nhi, tương ứng nguyên tác hồi 40-42; 15. 猴猴猴猴猴 – Đấu phép hạ tam quái: tại Xa Trì quốc, Ngộ Không đấu phép ba yêu quái lốt đạo sĩ, tương ứng nguyên tác hồi 44-46; 16. 猴猴猴猴猴 – Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc: Đường Tăng qua Tây Lương nữ quốc, trừ bọ cạp tinh, tương ứng nguyên tác hồi 53-55; Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 8 17. 猴猴猴猴猴 – Tam điệu Tì Bà phiến: thầy trò qua Hỏa Diệm Sơn, thu phục Ngưu Ma Vương, tương ứng nguyên tác hồi 59-61; 18. 猴猴猴猴猴 – Tảo tháp biện kì oan: qua Sái Trại quốc, Bạch Mã giúp thu phục Cửu Đầu Trùng, tương ứng nguyên tác hồi 62-63; 19. 猴猴猴猴猴 – Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm: thày trò gặp Hạnh Tiên, gặp yêu quái Hoàng Mi, tương ứng nguyên tác hồi 64-66; 20. 猴猴猴猴猴 – Tôn hầu xảo hành y: Tôn Ngộ Không thu phục quái Trại Thái Tuế tại Châu Tử quốc, tương ứng nguyên tác hồi 68-71; 21. 猴猴猴猴猴 – Rơi nhầm Bàn Tơ động: thày trò gặp bảy nhện tinh và Đa Mục quái, tương ứng nguyên tác hồi 72-73; 22. 猴猴猴猴猴 – Tứ thám vô đáy động: thầy trò gặp nạn tại động không đáy, thu phục Bạch Thử tinh, tương ứng nguyên tác hồi 80-83; 23. 猴猴猴猴猴 – Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu: đến Ngọc Hoa châu, và thu phục Cửu Linh nguyên thánh, tương ứng nguyên tác hồi 84-85 và 88-90; 24. 猴猴猴猴猴 – Thiên Trúc thâu Ngọc Thố: đến Thiên Trúc quốc, thu phục Ngọc thố tinh, tương ứng nguyên tác hồi 93-95; 25. 猴猴猴猴猴 – Ba thăng Cực lạc thiên: thầy trò bái yết Phật Tổ và về đất Đường, tương ứng nguyên tác hồi 98-100.1  Âm nhạc: Tây du ký là bản giao hưởng về những nỗ lực của thầy trò Đường tăng trên nền của của những tình khúc bất hủ. Những ca khúc ấy là những nét điểm xuyết Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 9 quan trọng trong Tây Du Ký. Với 25 tập phim, bộ phim có đến 20 ca khúc sử dụng trong phim và có 30 khúc hòa tấu.  Võ thuật: Phim Tây Du Kí có đến 3 nhà chỉ đạo võ thuật: Lâm Chí Khiêm, Hạng Hán Hạ và Bá Hoa. Lâm Chí Khiêm là diễn viên của đoàn ca múa Phúc Kiến. Ông đảm nhiệm vai Nhị Lang thần, Hồn Thế ma vương và nhiều vai diễn nhỏ khác trong Tây Du Ký. Lâm Chí Khiêm vốn là người có sở thích và đam mê luyện tập võ thuật từ nhỏ. Ông là đồ đệ của võ sư nổi tiếng Vạn Lại Thanh- vốn từng là vệ sĩ của Tưởng Giới Thạch. Trong phim Tây du ký, Lâm Chí Khiêm không chỉ đóng vai Nhị Lang thần mà còn vào vai Hồn Thế ma vương và nhiều vai diễn nhỏ khác. Cả Hạng Han và Hạ Bá Hoa đều là những huấn luyện viên võ thuật nổi tiếng.  Ngoại cảnh : Ngoại cảnh phim Tây Du Kí được quay xuyên suốt Trung Hoa từ Bắc chí Nam: từ Bắc Kinh, Hồ Nam, Sơn Đông, Tam Hiệp, Tứ Xuyên, Dương Châu, Thổ Lỗ Phồn - Hỏa Diệm Sơn- Tân Cương, Nội Mông, Quảng Châu, Hàng Châu, Giang Tô, Phúc Kiến, Hà Bắc, Vân Nam… và còn sang tận đất nước Thái Lan. Lúc bấy giờ, một bộ phim ra nước ngoài quay ngoại cảnh được xem là sự kiện đình đám trong giới làm phim. Tập 1 – Bắc Đới Hà tập 2 – Giới Đài tự – Bắc Kinh tập 4,11 và 12 – Hồ Nam tập 7 – Sơn Đông Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 10 tập 8 – Tam Hiệp tập 9 – Tứ Xuyên tập 10 – Trương Gia giới tập 13 – Dương Châu tập 17 – Thổ Lỗ Phồn Hỏa Diệm Sơn tập 21 – Cửu Trại Câu tập 23 – Quảng Châu tập 24 – Thái Lan tập 25 – Thái Lan và Hồ Nam.  Những cảnh tráng lệ, hùng vĩ nhất trong Tây Du Ký Một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn khán giả trong Tây Du Ký đó chính là những cảnh quay hoành tráng, dàn dựng công phu. Để quay được những cảnh đó, đoàn làm phim đẫ bỏ ra không ít công sức. Đoàn làm phim đã phải vượt đèo lội suối, băng qua hàng ngàn cây số từ bắc tới nam, tung hoành đông tây bằng đủ các phương tiện từ máy bay, tàu hỏa, ô tô, thuyền... để tìm ra những bối cảnh quay tráng lệ nhất, hùng vĩ nhất cho bộ phim. Trầần Thị Thu Hà – Nghiêm Thị Thu Trang 11 Vườn thực vật Lô Sơn ở Giang Tây. núi Võ Di, tỉnh Phúc Kiến 1984 Rừng dừa Văn Xương ở Hải Nam Cửu Trại Câu, Tứ Xuyên, 1987 Hỏa Diệm Sơn, Tân Cương, 1986. 1985 Trường Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm, Phong cảnh núi sông hùng vĩ ở Tân Cương, 1986. Trương Gia Giới tỉnh Hồ Nam cảnh quay  Võng Sư, tỉnh Tô Châu 1986 (Bối tập “Thỉnh kinh Nữ Nhi Quốc”) Quá trình làm phim : Phim bắt đầu được bấm máy quay từ năm 1982. Sau một thời gian chuẩn bị, câu chuyện Trừ yêu Ô Kê quốc được chọn lựa quay đầu tiên. Đến năm 1983, các tập Họa từ Quan Âm viện, Thâu ngật nhân sâm quả, Tam đả Bạch Cốt tinh được khởi quay và hoàn thiện. Tập Kế thu Trư Bát Giới khởi quay ngay tại Sơn Đông, và công chiếu ngày 3/2/1984, cùng tập Tam đả Bạch cốt tinh. Đầu năm 1984 đoàn đến Hồ Nam để quay tập Hầu vương sơ vấn thế. Mùa xuân 1985, từ Bắc Kinh đoàn xuôi đến Giang Tô, Chiết Giang quay tập Hầu vương hộ Đường Tăng và Khảm đường gặp tam tai. Tại đây khi khởi quay nạn các Bồ Tát hoá thân thử lòng Trư Bát Giới. Sau đó ngược lên Tứ Xuyên để hoàn tất một số phân cảnh khác. Tập Thỉnh kinh Nữ nhi quốc khởi quay cuối 1985 tại Tô Châu và Hàng Châu. Sau khi 11 tập được hoàn thiện, CCTV cho công chiếu trong dịp Tết Nguyên đán năm 1986. Có thể nói giai đoạn này đoàn phim gặp nhiều khó khăn nhưng sự cổ vũ và động viên to lớn của đông đảo khán giả sau khi bộ phim công chiếu đã khích lệ mọi người, và cũng buộc họ phải nỗ lực làm nhanh hơn với một sức ép lớn hơn. Tháng 4/1986 tập Tảo tháp biện kỳ oan được khởi quay tại Hàng Châu và Tô Châu. Tháng 9/1986, đoàn thực hiện quay một số phân cảnh tập Tam điệu Tì Bà phiến tại Quảng Tây và đáp máy bay đi Urumqi (Tân Cương) để quay cảnh ở Hoả Diệm Sơn. Mùa xuân năm 1987, đoàn qua Phúc Kiến, Quảng Đông quay câu chuyện Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu và đầu tháng 4/1987 đến Vân Nam lần hai để quay một số phân cảnh hai tập cuối. Một số cảnh tập Thiên Trúc thâu Ngọc thố được thực hiện ngay tại vùng biên giới Bảo Sơn, Vân Nam, một số phân cảnh còn lại của tập được thực hiện tại Thái Lan. Ngày 5/11/1987 đoàn chỉ có 20 người (bao gồm 1 phiên dịch) đáp máy bay từ Quảng Châu đến Bangkok. Đây là lần đầu tiên một đoàn phim Trung Quốc qua nước ngoài quay phim. Tại đây đoàn đã được các cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong vỏn vẹn 20 ngày, với kinh phí chắt chiu, họ đã thực hiện được khá nhiều cảnh quay ấn tượng cho hai tập cuối tại Ayutthaya, “kinh đô Phật giáo” của Thái Lan. Chuyến bay từ Bangkok về Trung Quốc vào một ngày cuối tháng 11/1987 đã kết thúc hành trình làm phim đầy gian khổ và cực nhọc của đoàn phim Tây Du Ký kéo dài 6 năm. Sau một thời gian làm hậu kỳ hoàn thiện các tập, từ ngày 1/2/1988, CCTV phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký gồm 25 tập.  Thời gian phát sóng ở Trung Quốc: Thời điểm phát sóng: Do thời gian làm phim kéo dài, nên Tây Du Kí đã được quay và phát sóng theo kiểu cuốn chiếu. Tháng 8/1982, bấm máy câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”, lễ Quốc Khánh cùng năm, CCTV phát sóng câu chuyện đó. Năm 1983, quay các tập “Họa từ Quan Âm viện”, “Thâu ngật nhân sâm quả”, “Tam đả Bạch Cốt tinh”. Ngày 3/2/1984, CCTV phát sóng 2 tập phim: “Kế thu Trư Bát Giới” và “Tam đả Bạch cốt tinh”. Tết Nguyên Đán năm 1986, CCTV chiếu 11 tập của bộ phim. Trong năm 1986, quay tiếp các tập: “Đoạt Bảo Liên Hoa động”, “Đại chiến Hồng Hài Nhi”, “Đấu phép hạ tam quái”, “Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc”, “Tam điều Tì Bà phiến”, “Tảo tháp biện kỳ oan”, “Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm”, “Tôn hầu xảo hành y”. Năm 1987: quay tiếp “Rơi nhầm Bàn Tơ động”, “Tứ thám Vô đáy động”,“Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu”, “Thiên Trúc thâu Ngọc Thố”, “Ba thăng cực lạc thiên”. Ngày 1/2/1988, CCTV phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký gồm 25 tập. 1.2. Quá trình lên sóng Bộ phim lên sóng ở Trung Quốc vào năm 1986, thì đến năm 1990, đài truyền hình Việt Nam được Đại sứ quán Trung Quốc tặng cho một bản phim Tây Du Ký. Lúc đó, đài truyền hình còn không có người thạo tiếng Trung nên phải nhờ bộ ngoại giao để dịch phim. Tây Du Ký lần đầu tiên ra mắt khán giả Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh và ái mộ nồng nhiệt. Tính đến nay đã được 23 năm tính từ lần đầu tiên Đài truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim Tây Du Ký đầu tiên, nhưng sức hấp dẫn và thu hút của Tây Du Ký trong lòng khán giả Việt Nam vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Mỗi năm cứ đến hè là hàng chục nhà đài khắp nơi trên cả nước cùng chiếu Tây Du Ký. Theo thống kê, tất cả các đài truyền hình từ Trung Ương tới các tỉnh đều đã từng phát sóng bộ phim này : Đài phát ít nhất 1 lần, đài phát nhiều nhất 12 lần. Mùa hè là mùa của Tây Du Ký. Ngày nay dù cho thời đại công nghệ thông tin vô cùng phát triển, nhiều hình thức giả trí khác cũng ra đời, kèm theo đó là nhiều bộ phim hoạt hình, nhiều trò chơi game thú vị hơn nhưng tất cả cũng khó mà thay thế được vị trí của Tây Du Ký trong lòng khán giả Việt Nam. 2. Hiện tượng “Tây Du Ký” Tây Du Ký đã và đang len lỏi và tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế cũng như tâm lý tình cảm của người Việt Nam. Dù cho bộ phim đã tồn tại trong lòng người Việt hơn 20 năm nhưng nó chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ bị cho vào quên lãng, mà thậm chí nó ngày càng thấm sâu hơn vào ngõ ngách tâm hồn nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ. Cứ mỗi dịp trung thu đến, phố phường nơi nơi bày bán đồ chơi cho trẻ, và một món đồ chơi không thể thiếu đó chính là những chiếc mặt nạ hình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng… hay những chiếc cặp sách, thước kẻ, vở viết, bút chì, bút bi …đều có hình những nhân vật ngộ nghĩnh đáng yêu trong Tây Du Ký. Phải chăng đó là những dư vị mà bộ phim còn vương vấn trong lòng khán giả Việt Nam, là sức sống tiềm tàng của chính bộ phim đó. Các nhân vật từ trang sách đầu thai trong Tây Du Ký, rồi lặng lẽ, nhẹ nhàng từ trong phim bước ra cuộc đời, đi vào từng góc gách tâm hồn, tuổi thơ của nhiều người Việt Nam.  “Bệnh nghiện” Tây Du Ký: An, sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội thú nhận: “Tới giờ em còn bị cái tật méo mồm giống Tề thiên trong Tây Du Ký. Thỉnh thoảng không biết cớ gì còn lấy 2 tay gãi đầu như Tề thiên vậy”! Nhưng “nghiện” Tây Du Ký đến “phát bệnh” học theo Tề thiên nhiều nhất vẫn là các em nhỏ. Anh Thanh, làm ở Hoàn Kiếm, Hà Nội kể: “Mấy đứa con tôi đều bị ảnh hưởng từ Tây Du Ký tới mức mà chúng cứ lấy gậy múa, nhảy nhót, nhe răng cười khè khè, rồi nhảy lên đòi đi đánh đuổi yêu quái…”. Ở nông thôn, sức thu hút của Tây Du Ký còn ghê gớm hơn. Trong những ngày hè này rất dễ bắt gặp hình ảnh mấy đứa trẻ cầm cành tre quật nhau, bụi bay mù mịt, giống như cảnh Ngộ không đánh nhau với yêu quái. Hoặc hình ảnh mấy đứa trẻ chăn trâu “đóng” cảnh thầy trò Đường tăng đi Tây trúc, đứa ngồi trên lưng trâu, vài đứa vác cây nhảy nhót chạy theo, một đám khác “vai” yêu quái xuất hiện. Thế là đánh nhau túi bụi, tiếng hò la rộn lên… Đầu tháng 6 năm 2012, cứ đến 19h30 là nhiều gia đình có con nhỏ muốn hay không muốn cũng phải chuyển qua kênh số 32, đài Let Việt, SCTV 15 để xem Tây Du Ký. Đài Dramas (VTCV7) vốn kinh doanh phim cũng nhảy vào cuộc rất rầm rộ. Ở nhiều gia đình, ông bố theo dõi thời sự ngồi riêng một mình ở phòng khách. Bà mẹ và 2 đứa nhỏ dán mắt theo dõi hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng. Dù đã xem nhiều lần, thuộc đường đi nước bước của phim, nhưng kỳ lạ thay, họ vẫn say mê theo dõi như xem lần đầu! Nhiều nhà đài nhập cuộc phát Tây Du Ký ở những giờ khác nên khán giả được xem thỏa thích. Mới xem xong lúc chiều trên đài này, tối xem đài khác, vẫn hấp dẫn như thường! Kỳ diệu nhất là đài nào phát Tây Du Ký đều có đông đảo khán giả xem, nhất là khán giả nhí… Người lớn cũng bị Tây Du Ký cuốn hút. Trừ những công chức, cán bộ nhà nước, doanh nhân không bỏ qua thời sự, còn lại nếu trùng hợp giờ, họ đều “ưu tiên” cho thầy trò Đường Tăng. Thậm chí, ở nhiều quán cà phê, chủ quán nắm bắt được tâm lý của khách đều “sưu tầm” đài nào, giờ nào phát Tây Du Ký để mở phục vụ khách. Vậy điều gì đã làm nên sức hấp dẫn kỳ lạ của Tây Du Ký ở Việt Nam: một bộ phim nước ngoài, nội dung và bối cảnh đều là ở nước ngoài nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn lao như vậy trong lòng người Việt Nam. Hơn hai mươi năm chưa phải là quá dài so với cuộc đời một con người, nhưng lại không hề ngắn ngủi đối với tuổi thọ và sức “hot” của một bộ phim. II. Lý giải sức hấp dẫn của Tây Du Ký trong lòng khán giả Việt Nam: 1. Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Tây Du Ký (1986) 1.1. Nội dung 1.1.1. Triết lý nhà Phật sâu sắc ở 'Tây du ký' : Trí thông minh có thể chiến thắng mọi thứ thiên tai nhân hoạ Bốn nhân vật của Tây du ký biểu hiện cho bốn "cái thức" của mỗi con người chúng ta. Tam Tạng là tiêu biểu cho "A-lại-da thức", có vẻ vô tư, vô thiện, vô ác, vô phú, vô ký tính. Trư Bát giới là tiêu biểu cho "đệ thất thức", say mê ăn, ngủ, ưa chấp ngã lắm cho nên bao nhiêu cái hư hỏng, phiền não là do anh mà ra hết. Rồi "ý thức" là Tề Thiên Đại Thánh, anh bay trên trời cũng được, lặn xuống nước cũng xong. Quá khứ, vị lai hiện tại, Tôn Ngộ Không đều biết cả. "Tiền ngũ thức" là Sa Tăng, gặp đâu hay đó, gặp sắc thì hay sắc, gặp tiếng thì nghe tiếng, hễ tiếng qua đi rồi thì thôi. Kể từ khi nhận giới hạnh, trở thành đệ tử của Phật giáo, Ngộ Không bao giờ cũng thể hiện niềm kính tín đối với Phật tổ và các vị Bồ Tát. Tuy nhiên, đức tin của Ngộ Không xuất phát từ sự minh triết, giác ngộ thực sự và luôn luôn tiềm ẩn tinh thần phê phán chứ không giống như sự cuồng tín và cố chấp của Đường Tăng. Bằng chứng rõ nhất là tuy ở cương vị đồ đệ nhưng chính Ngộ Không lại là người rất nhiều lần giảng giải giáo lý Phật cho sư phụ của mình. Điều này có nguồn gốc từ bản thân lý tưởng bình đẳng, bác ái và tinh thần đề cao giác ngộ bằng sự thể nghiệm cá nhân của Phật giáo nói chung. Mặt khác, nó là sản phẩm của tinh thần thực tiễn vốn được thể hiện rất rõ trong Phật giáo Thiền tông. Nó tạo nên cung cách ứng xử cũng khá ngang tàng giữa Ngộ Không với các thần thánh Phật giáo: phản ứng tức khắc mỗi khi cảm thấy các "bề trên" không minh chính hoặc tỏ ra không xứng đáng. Như lần đến mời Quan Âm Bồ Tát hàng phục Hắc đại vương, Bồ Tát vừa mở miệng hỏi, Ngộ Không đã nói ngay ý nghi ngờ của mình, chẳng cần úp mở: "Sư phụ tôi dọc đường có gặp một ngôi chùa thờ ngài, ngài được người ta thờ cúng mà lại cho con yêu tinh gấu đen ở bên cạnh để nó ăn trộm áo cà sa của sư phụ tôi, mấy lần đòi, nó không trả, nay tôi đến đòi ngài đấy". Mỹ Hầu Vương đặc biệt có đôi mắt vàng sáng chói, chiếu suốt qua các cung trời làm Ngọc Hoàng rung động, kinh ngạc. Đôi mắt vàng ấy phân biệt rõ chính tà, hư thật. Đôi mắt vàng ấy đã giàn giụa nước mắt trước cảnh đời vô thường, khổ đau đi tìm đường học đạo bất sinh, bất diệt từ Tôn giả Tu Bồ Đề tại một xứ xa xăm. Đôi mắt vàng ấy đã là linh hồn của cuộc hành trình thỉnh Kinh mà thiếu nó thì tức thời phái đoàn rơi vào ma nạn. Đề tài của Tây du ký là chuyến đi lấy kinh. Bản thân câu chuyện này được phát triển với tiền đề định sẵn là khẳng định Phật giáo nên chính nó đã mang màu sắc tôn giáo rồi. Trải qua một quá trình lưu truyền lâu dài, được bao người bổ sung, sửa chữa, trau chuốt, ngoài việc phản ánh tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân, nó còn mang theo những tạp chất khác. Trong xã hội phong kiến, thế lực Phật giáo tỏa ra khắp nơi vì trình độ nhận thức của thời đại hạn chế, người ta rất dễ bị ảnh hưởng. Ngô Thừa Ân không tránh khỏi những quan niệm tôn giáo nào đó. Bởi thế, trong Tây du ký cũng tồn tại tư tưởng định mệnh, tư tưởng nhân quả báo ứng và Phật pháp vô biên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan