Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tap chi stereo so 13 thang 12 2015...

Tài liệu Tap chi stereo so 13 thang 12 2015

.PDF
45
338
130

Mô tả:

Số 13 - Tháng 12/2015 NNVN đánh giá Âm thanh » 90% Thiết kế » 90% Tính năng » 90% Xu hướng Giá trị » 90% 2016: Đĩa Vinyl tiếp tục tăng trưởng mạnh Thử máy Audio Technica ATH-W1000Z, Dynaudio Xeo 2, Chord Electronics MoJo, Jeff Rowland Continuum S2, Blue Horizon Burnin Proburn... Đời sống Mở cửa phòng nghe Tháng 12 Ra mat an ban in Stereo tÙ thÁn g 1/2016 Phong cách sống Mini Clubman 2016, Nhà thờ chính tòa Đà Lạt Thường thức Edvard Grieg, Franz Schubert Solo Piano, Album nhạc hay Tháng 12 LÍi d…n Quý độc giả kính mến, N hư vậy, thời gian Stereo đồng hành cùng quý độc giả trong và ngoài nước đã tròn một năm. Stereo trân trọng cảm ơn độc giả đã gắn bó cùng chúng tôi từ số đầu tiên, với số lượng người đọc, ý kiến phản hồi ngày một nhiều, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh nội dung để Stereo ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của những người yêu nhạc, chơi máy trong và ngoài nước. Các bài viết, sản phẩm của Stereo đã không còn bó hẹp trong cách thể hiện dành riêng cho những người am tường về thiết bị, mà đã được mở rộng ra để sao cho những người không rành, và không có nhiều thời gian chỉ cần đọc các bài viết cũng cũng có thể đi đến những kế hoạch mua sắm từ ngắn hạn, cho tới trung và dài hạn một cách hợp lý, hiệu quả. Nhân tiện, chúng tôi cũng vui mừng thông báo, để đáp ứng nhu cầu của đại đa số độc giả, bắt đầu từ tháng 1/2016, Stereo sẽ chính thức phát hành ấn bản giấy trên toàn quốc. Ấn bản được phát hành vào cuối tháng với trên một trăm trang in được trình Tháng 12/2015 STEREO bày bắt mắt bằng giấy đẹp. Độc giả vui lòng xem thông tin đặt báo được đăng tải riêng trong số này. Trở lại nội dung của số báo cuối năm, chúng tôi có dịp giới thiệu tới độc giả một loạt các thiết bị lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cũng như trên thị trường audio thế giới như hệ thống dây dẫn ultra hi-end Nordost Odin 2, cặp loa đầu bảng Ultimatium XL10 của Neat Acoustics, đôi loa không dây liền ampli đa năng Dynaudio Xeo 2, chiếc DAC mini Mojo của Chord Electronics… Chúc độc giả có những giây phút thư giãn với cuốn tạp chí của chúng tôi. Trân trọng, STEREO Merry Christmas & Happy New Year! Stereo Channel Phụ trách nội dung: Hoàng Nguyên Biên tập viên chính: Công Tiến Mỹ thuật - thiết kế: CrabARTS Nhóm chuyên gia audio: Huy Anh, Thế Bằng, Như Dũng, Nam Phong, Thế Anh, Mai Quân,Thụy Miên và các CTV. Nhóm chuyên gia âm nhạc: Như Dũng, Hoàng Cương. Liên hệ nội dung và quảng cáo: [email protected] Website: www.stereo.vn * Bản quyền thuộc NewAge Media Group Tháng 12/2015 STEREO MÙc LÙc Xu hướng Phong cách sống 8 56 62 > 2016: Đĩa Vinyl tiếp tục tăng trưởng mạnh 8 > Mini Clubman 2016 > Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt (*) 56 Thử máy 20 16 20 26 30 36 41 47 50 Đời sống > Chord Electronics MoJo 68 > Dynaudio Xeo 2 > Totem Wind Design > Jeff Rowland Continuum S2 > Furman Stable Power Regulator SPR - 16Ei > Nordost Odin 2 > Blue Horizon - Burnin Proburn > Audio Technica ATH-W1000Z > Mở cửa phòng nghe tháng 12: Neat Acoustics Ultimatum XL10 68 Thường thức 74 76 82 > Giới thiệu nguồn nhạc hay: Franz Schubert Solo Piano > Edvard Grieg: Nhạc sĩ xuất sắc nhất nền âm nhạc Na Uy > Album nhạc hay tháng 12 82 Xu h≠Ìng 2016 ßèa vinyl ti⁄p t|c t°ng tr¶ông mÑnh Liên tiếp trong những năm qua, thị trường âm nhạc chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của đĩa vinyl (đĩa nhựa) với 49% năm 2014, 55% năm 2015. Trong năm 2016, dự báo tăng trưởng của đĩa nhựa còn tiếp tục gia tăng, đồng thời, dòng sản phẩm mâm quay đĩa cũng nở rộ ở nhiều phân khúc. 8 Tháng 12/2015 STEREO Tháng 12/2015 STEREO 9 Xu h≠Ìng Chỉ tính riêng thị trường Mỹ, doanh số bán năm 2015 ước đạt 20 triệu chiếc, chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 26 năm qua, tương đương mức đỉnh năm 1989, trước thời điểm bùng nổ của đĩa CD. Các nhà sản xuất đĩa nhựa còn rất nhanh nhạy trong việc xuất bản album của các ngôi sao đương đại để thu hút lượng fan khổng lồ. nhựa loại tự động 3 tốc độ được thiết kế theo hình dáng máy chơi nhạc vali thường thấy trong các thập kỷ trước. Đặc biệt là sản phẩm này đi kèm kết nối USB để chuyển các đĩa nhựa thành nhạc số vào máy tính. Lại nói về tính phổ thông của thú nghe nhạc bằng đĩa nhựa, thời gian gần đây, hàng loạt nhà sản xuất thiết bị audio đã cho ra mắt những mâm quay đĩa giá cực “mềm”, chỉ từ một, vài trăm USD là đã có một bộ nghe đĩa nhựa đầy đủ, hát tốt. Có thể kể đến như loạt sản phẩm giá rẻ như Denon DP-300F, Pioneer’s PL30, Stanton’s T.92 USB, RP-2000 DJ hay Audio Technica AT-LP120 USB… C 10 Tháng 12/2015 STEREO Một chi tiết khác cho thấy sự thức thời của các nhà sản xuất mâm đĩa nhựa là việc họ tích hợp cả cổng đọc USB vào máy, vừa giúp cho người chơi lưu những bản nhạc hay và hiếm trên đĩa nhựa sang file nhạc số, vừa sử dụng như một nguồn phát USB để nghe nhạc. Chính những tính năng “kim - cổ” này hỉ tính riêng thị trường Mỹ, doanh số bán năm 2015 ước đạt 20 triệu chiếc, chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 26 năm qua, tương đương mức đỉnh năm 1989, trước thời điểm bùng nổ của đĩa CD. Như vậy, thị trường đĩa nhựa tăng trưởng mạnh không còn là một xu hướng, nó là hiện thực tế và ổn định. Một số yếu tố khiến đĩa nhựa trở lại ngoạn mục đến thế, có thể kể đến như chất lượng âm thanh vẫn tốt hơn hầu hết CD (xét trên góc độ trải nghiệm nghe), đĩa nhựa không thể copy và không thể in lậu như CD, giá trị sưu tầm và trưng bày cao. Đặc biệt, khi nhịp sống ngày càng được đẩy nhanh thì nhu cầu quay về những giá trị căn bản, mang dấu ấn của lịch sử ngày một nhiều. Nói cách khác, chơi đĩa nhựa vừa thỏa mãn sở nguyện hoài cổ, vừa thỏa mãn nhu cầu về âm nhạc, âm thanh. Thú vui này thậm chí cũng không còn dành riêng cho các audiophile mà đã được nhân rộng và đã thu hẹp khoảng cách giữa người nghe nhạc trẻ tuổi tới dòng sản phẩm có vẻ như hoài cổ này. Nó giúp cho giới trẻ dễ tiếp nhận món thiết bị có gốc gác từ thời ông bà, cụ kỵ của họ mà không cảm thấy bị tụt hậu. Không chỉ có vậy, các nhà sản xuất đĩa nhựa còn rất nhanh nhạy trong việc xuất bản album của các ngôi sao đương đại để thu hút lượng fan khổng lồ. Và ngược lại, các nghệ sỹ cũng tỏ ra đầy hứng thú với định dạng này. Nó khiến cho tên tuổi của họ “có vẻ” trở nên kinh điển hơn, ít ra cũng về mặt hình thức, có được bản ghi trên định dạng tương tự của những ngôi sao ca nhạc hàng đầu mà tên tuổi của họ gắn liền với những album được xuất bản trên đĩa nhựa ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp như Nat King Cole, Frank Sinatra, Nana Mouskouri, Elvis Presley… Cụ thể, những ngôi sao hàng đầu như Adele, Lana Del Rey, Carrie Underwood hay Coldplay… đều có sản phẩm âm nhạc xuất bản dưới dạng đĩa nhựa. Với nhiều người, việc ra mắt một album trên định dạng đĩa nhựa cũng giống như thể đạt được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng. Đây là dạng lưu trữ mà thường chỉ có những bản nhạc chất lượng tốt và hàm lượng nghệ thuật cao mới xứng đáng để được ghi lên. Do vậy, việc ra mắt album trên đĩa nhựa cũng được xem như một cách để khẳng định tên tuổi và đẳng cấp của các nghệ sĩ, mặt khác cũng cung cấp thêm lựa chọn thưởng thức âm thanh chất lượng cao cho khán thính giả. phổ biến trong các gia đình. Nhiều người đã coi máy quay đĩa như một thiết bị điện tử giải trí thông thường trong nhà, ngay cả với phụ nữ và trẻ em. Đó là lý do tại sao Jack White, một nhà sáng chế đã tạo ra một máy quay đĩa hoàn chỉnh dành cho thiếu nhi. Dự án này của ông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ các hãng thu âm Third Man Records và Light in the Attic records. Trong bộ sản phẩm này có sẵn một mâm đĩa Tháng 12/2015 STEREO 11 Xu h≠Ìng Alex Gaskarth, thủ lĩnh của nhóm pop-punk All Time Low có album đang đứng đầu bảng xếp hạng tuần trong năm 2015 thể hiện sự lạc quan trước tương lai của đĩa than: “Người ta có thể yêu thích đĩa than dưới nhiều góc độ khác nhau. Với các audiophile thì không có gì thay thế được âm thanh từ đĩa than. Và chúng cũng mang tới cho họ giá trị sưu tầm cao. Còn với người hâm mộ của chúng tôi, việc mua một chiếc đĩa than chỉ đơn giản là để treo lên tường mà ngắm cũng đủ khiến họ thỏa mãn!” Mới đây, Tesco - chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất Anh quốc cũng đã chính thức thêm đĩa nhựa vào danh mục hàng hóa bày bán của mình. Điều này đồng nghĩa với việc lần đầu tiên sau 96 năm kể từ ngày thành lập và hầu như chỉ bày bán các sản phẩm đồ tiêu dùng cùng nhu yếu phẩm thiết yếu, hệ thống siêu thị thuộc sở hữu của tập đoàn lớn thứ 3 thế giới đã bán ra những chiếc đĩa nhựa đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình. Lý giải cho điều này, đại diện của hệ thống cho biết, sự phục hưng nhanh đến mức không ngờ tới của đĩa nhựa đã khiến cho nhiều người biết tìm đến hơn, và thậm chí điều này đang trở thành một trong những xu hướng quà tặng được nhiều người quan tâm nhất trong dịp cuối năm 2015. Một thống kê được thực hiện gần đây cho thấy, thị trường đĩa nhựa tại Anh vào năm 2014 đạt giá trị hơn 26 triệu bảng Anh, tăng 866% so với con số 3 triệu bảng vào năm 2009 trước đó. Chừng ấy thực tế cũng đủ để thấy đĩa nhựa đã vượt qua giai đoạn hồi sinh và đang trong thời kỳ phục hưng mạnh mẽ. Nếu so với thị phần của các định dạng nhạc khác (nhạc lossless, nhạc trực tuyến, CD) thì thị phần của đĩa nhựa vẫn còn cực kỳ khiêm tốn. Nhưng nếu so với chính nó trong lịch sử phát triển, thì những người yêu thứ âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng cũng đầy ma mị từ nguồn phát analog này lại rất đỗi hoan hỉ vì tương lai phát triển bền vững của đĩa nhựa khá rõ ràng. Tùng Thiện 12 Tháng 12/2015 STEREO Thˆ m∏y Thiết kế Khẩu hiệu của Mojo là “The game has changed Cuộc chơi mới”, nhưng nó làm tôi thấy giống như một phiên bản giản lược của Hugo nhiều hơn là một sản phẩm mới hoàn toàn. Theo tôi được biết, Mojo là viết tắt của cụm từ Mobile Joy - niềm vui di động. Theo gu thẩm mỹ cá nhân, tôi thấy lớp vỏ nhôm bóng của Hugo vẫn đẹp hơn so với kiểu sơn đen mờ của Mojo, dù là mức hoàn thiện là rất tốt. Lớp sơn đen này không bị bám dấu vân tay nhiều, song vẫn khiến tôi lo ngại về khả năng bị xước. Tên sản phẩm cũng là sơn vẽ lên thân vỏ, chứ không còn là khắc chìm như trước đây. Thực chất, Mojo vẫn được làm theo dạng nhôm nguyên khối, cắt gọt bằng máy CNC với độ chính xác cao. Sự khác biệt không ở bộ vỏ, mà nằm ở tính thẩm mỹ và đương nhiên là linh kiện điện tử bên trong. Mặc dù Made in China từ lâu đã không thành vấn đề với tôi, nhưng khi được cầm trên tay các sản phẩm Made in USA, German... thì tôi vẫn luôn có cảm tình đặc biệt. Mojo được sản xuất tại Anh Quốc quả là đồ hiếm hiện nay trong giới âm thanh di động. Các nhà sản xuất trước nay thường có xu hướng chuyển nơi sản xuất về Trung Quốc để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, và linh kiện cũng khá sẵn. Ở quan điểm của tôi, đây chỉ là vấn đề về tâm lý, nhưng đa số thì vẫn sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm Made in England hơn Made in China. 16 Tháng 12/2015 STEREO Tôi từng xem một bài viết tiếng Đức về đàn anh của Mojo là Hugo, trong đó có đoạn video quay lại cảnh Hugo bị một chiếc xe quân sự AFV chèn quá mà vẫn hoạt động tốt. Cá nhân tôi không hề nghi ngờ khả năng bền bỉ tương đương trên chiếc Mojo. Kích thước của Mojo khá nhỏ, chỉ nằm trong lòng bàn tay, mà vẫn đầy đủ các tính năng ăn chơi. Đầu tiên, tôi phải nhắc đến 3 cổng nhận tín hiệu kỹ thuật số, bao gồm USB, đồng trục coaxial và cổng quang Optical. Đặc biệt, Chord đã tách chức năng sạc và truyền dữ liệu ra 2 cổng Micro USB. Vậy nên, ngay cả khi cắm với máy tính thì pin cũng không cần phải sạc liên tục. Không cần làm khảo sát cũng biết rằng rất hiếm DAC di động có nhiều cổng kết nối như vậy. Đồng nghiệp tôi còn trêu chọc rằng, Mojo là sản phẩm dành cho đôi yên ương, bởi nó được thiết kế với 2 cổng xuất âm 3,5mm hoạt động song song với cùng mức âm lượng. Tôi không nghĩ rằng đây là một tính năng cần thiết, nhưng nếu có thì tại sao không dùng. Thử tưởng tượng, đặt Mojo ở giữa, cắm 2 chiếc tai nghe vào rồi cùng người yêu thưởng thức nhạc, vẫn riêng tư và vẫn lãng mạn… À, xin lỗi các bạn đọc vẫn đang cô đơn! Vận hành Khi hoạt động, nhất là khi chơi nhạc DSD, Mojo có xu hướng tỏa nhiệt ở mức ấm. Điều này không ảnh hưởng nếu bạn sử dụng trong mùa đông, nhưng nếu ở Sài Gòn thì không nên để Mojo trong túi quần khi sử dụng dù nó khá nhỏ. Khi mở Mojo ra, tôi có nhìn thấy một phần mạch nhỏ có tác dụng đo nhiệt độ và tự động tắt máy khi quá nóng, do vậy không cần lo lắng về độ bền của máy khi sử dụng. Chord Electronics Mojo Với một thương hiệu “đắt” có tiếng như Chord Electronics (các sản phẩm thường ở mức 8.000 bảng Anh trở lên), việc ra mắt một bộ giải mã DAC và ampli dành cho smartphone với giá chỉ từ 400 bảng Anh dường như là một bước ngoặt. Để kết nối Mojo với điện thoại, người dùng sẽ cần mua thêm cáp Apple Camera Connection Tháng 12/2015 STEREO 17 Thˆ m∏y Thông số kỹ thuật  Công suất đầu ra: 600 ohms 35mW hoặc 8 ohms 720mW @ 1kHz Trở kháng đầu ra: 0.075 ohms Dynamic Range: 125dB THD @ 3v - 0.00017% Giá tham khảo: 14,5 triệu đồng Kit (với iPhone, iPad), hoặc cáp USB OTG (với các thiết bị Android), sau đó nối thêm một cáp USB to microUSB. Tin mừng là Chord Electronics hứa hẹn sẽ ra mắt 1 loại cáp (bán rời) để thay cho việc sử dụng 2 cáp cùng lúc như trên. Còn để chơi với laptop thì có sẵn cáp Micro USB đi kèm. Trong bộ phụ kiện, tôi chỉ thấy cảm thấy thiếu một vỏ cao su hay bao vải, bao da để bọc Mojo, tránh xây xước. Nếu có thì mọi việc sẽ trở lên hoàn thiện hơn. Thoạt nhìn, tôi cứ nghĩ trên thân Mojo có 3 chiếc đèn khá đặc biệt, song thực ra đây cũng là 2 nút điều khiển chính của sản phẩm, bao gồm nút nguồn và tăng giảm âm lượng. Ngay khi bật máy lên, 3 nút này cũng đều sáng dậy, tạo sự tương phản so với vỏ đen. Nút nguồn sẽ kiêm luôn đèn báo mức tần số lấy mẫu (sample frequencies) từ 44.1kHz ở màu đo, cho tới 786kHz chuyển sang tím nhạt, và cuối cùng là DSD gần như trắng. Hai nút âm lượng cũng sẽ thay đổi màu khi điều chỉnh. Việc kiểm soát tần số lấy mẫu khá quan trọng để biết được tín hiệu đầu vào đạt chất lượng ra sao, song đèn báo âm lượng thì có lẽ để vui mắt hơn. Dù sao đây cũng là một điểm độc đáo, rất riêng của Chord Electronics. Ba chiếc đèn này được thiết kế dưới dạng 3 khối cầu nhỏ có đèn LED đa sắc phía dưới, và đôi khi tôi “buồn tay” xoay tròn chúng để giết thời than. Có thể tôi lo sợ hơi quá, song kiểu thiết kế này có thể làm bụi lọt vào trong quá trình sử dụng, lâu ngày ảnh hưởng tới linh kiện bên trong chăng? Nhỏ xíu, nhưng công suất của Mojo khá lớn. Nếu chỉ sạc bằng cổng USB thông thường thì điện áp đầu vào không đủ dùng cho Mojo. Theo kinh nghiệm của tôi, nên sử dụng cục sạc tốt với đầu ra cỡ 5v 1A để sạc cho Mojo. Nếu chỉ sạc chứ không sử dụng song thì thường sẽ mất khoảng 4 giờ để Mojo đầy pin. Nhưng nếu vừa sạc vừa dùng thì có thể mất tới 6-8 giờ. Ăn nguồn như vậy, nên khả năng “kéo” các tai nghe trở kháng cao là rất tốt. Chord cho biết Mojo có thể chơi cả các tai nghe có trở kháng lên tới 800Ohm, và chúng tôi cũng cảm thấy Beyerdynamic DT990 phiên bản 600Ohm vẫn là khá thường so với ampli này. Ở mức độ cao hơn, LCD-2 cũng không hẳn đã làm khó được Mojo, và được tạo cơ hội để chơi dải trầm khá tốt. Chord vẫn tiếp tục sử dụng chip DAC FPGA dựa trên nền tảng Xilinx Artix 7 cho sản phẩm này thay vì các chip DAC có sẵn. Dự án Mojo thực chất được Chord Electronics khởi động từ năm 2012, song mất gần 3 năm sau thì sản phẩm mới được hoàn thiện. Nhờ đó, Mojo có thể xử lý được cả nhạc DSD256 hoặc PCM 32bit/786kHz. Tôi không nghĩ rằng mọi người sẽ nghe nhạc với tiêu chuẩn cao như vậy, song thông số vẫn khá ấn tượng. Rob Watts, một trong số kỹ sư chính của Chord Electronics, đồng thời là cha đẻ của Hugo, cho biết: Thực tế là Mojo được chia sẻ bộ mã gần như hệt so với Hugo, song được chỉnh sửa để đáp ứng tần số lấy mẫu 768kHz nhờ bộ lọc Watts Transient Aligned mới. Mạch ampli của Mojo vẫn ở dạng Class A, nhưng sử dụng 6 tụ nhỏ thay vì 3 tụ lớn như Hugo. Trải nghiệm âm thanh Ở gu cá nhân, tôi không phải là fan của Mojo cũng như Hugo trước đây. Tôi chưa được nghe kỹ các bộ giải mã DAC và ampli hi-end dành cho loa của Chord Electronics, nhưng chất âm của Mojo và Hugo khá gần nhau. Mojo rõ ràng là một trong những bộ DAC kiêm ampli di động tốt nhất tôi từng thử, song nó lại hơi ngả ấm và dày một chút khi so với chiếc máy nghe nhạc Astell & Kern Ak100 mkII của tôi. Còn lại thì Mojo rất tuyệt. Lần này, tôi thử với cáp USB đi kèm (với chất lượng cơ bản), tai nghe inear Custom Art Music Two và trình nghe nhạc Foobar 2000 trên nền Windows 10. Có rất nhiều điểm mà Mojo thuyết phục được tôi ngay cả ở mức giá không hề thấp, mà đầu tiên là tốc độ. Mojo đáp ứng nhanh như laser vậy. Âm thanh gọn, chính xác và dứt khoát khi tôi nghe Tears in Heaven của Eric Clapton. Và chủ yếu tôi nghe với album The Wall của Pink Ployd. Nếu bạn nghe thử các bản thu không tốt với Mojo, đó không phải là một trải nghiệm dễ chịu. Điển hình là album “25” của Adele được phát hành trong thời kỳ đầu luôn có cảm giác không được sạch. Đã khá lâu tôi không nghe Centrance M8, song với các máy nghe nhạc ở cùng tầm giá như Astell & Kern AK100 II hay AK120 II thì độ chi tiết của Mojo nhỉnh hơn. Cần phải nhấn mạnh rằng, Mojo thực sự có độ 18 Tháng 12/2015 STEREO chi tiết tốt, chứ không phải cố tình đẩy một vài đoạn lên nổi bật hơn để tạo cảm giác chi tiết giả như phần lớn các sản phẩm bình dân và trung cấp. Do vậy, cảm giác nghe ban đầu trên Mojo có thể không gây ấn tượng mạnh, cần thời gian để nhận ra rằng âm thanh của Mojo đi theo hướng tự nhiên, không gây méo bản nhạc. Đầu tiên, tôi cảm thấy Mojo không gây mệt mỏi, rồi sự thích thú cứ tăng dần theo chiều hướng tốt đẹp. Chi tiết và đầy đặn thể hiện ở dải trầm, là điều không hề dễ dàng với các thiết bị ở tầm dưới 1.000 USD. Bass của Mojo không nhiều để chơi EDM đủ “ép phê”, nhưng Chord làm ra thiết bị này để nghe được hầu hết dòng nhạc, chứ không cho một nhóm đối tượng duy nhất. Nó chơi dứt khoát, lan tỏa vừa đủ để không bị vón cục, nhưng lại không bị kéo đuôi và dính lại. Nói là vậy, nhưng Mojo khó có thể thực sự hoàn hảo. Đôi khi tôi vẫn cảm thấy dải trung âm của hơi nổi lên có phần thái quá, tùy thuộc vào bản nhạc và thiết bị phối ghép. Nhưng đó vẫn chỉ là cảm giác thoáng qua, chứ không gây khó chịu, hay nói một cách tích cực thì là lọt tai, dễ ưa. Nó kết hợp cả treble thoáng, mượt, không hề gai góc. Nhưng treble vẫn có thể đẹp hơn nếu đánh tơi, có nét hơn. Tôi chỉ có Hugo trong một khoảng thời gian không thật dài để so sánh, nhưng dường như Mojo thậm chí còn có nền sạch sẽ hơn cả đàn anh của mình. Do đó, việc dùng tai nghe inear với Mojo cũng là lựa chọn không tồi. Với mức dòng (line level) của cả 2 sản phẩm từ Chord khá cao thì độ động và chi tiết khi chơi ở ngưỡng công suất 5070% sẽ tốt hơn, nên vẫn phù hợp sử dụng kèm các tai nghe trùm đầu trở kháng cao hơn các tai nghe inear độ nhạy tốt. Và như một lẽ dĩ nhiên, âm trường của Mojo không được rộng rãi lắm, cho dù âm hình là khá tốt, rõ ràng. Nếu chưa ưng ý với CEntrance HiFi-M8 thì cũng đừng vội buồn, bởi đó là quá khứ. Giờ đây, chúng ta có một lựa chọn khác, mà theo tôi thì toàn diện hơn, và được chăm chút kỹ lưỡng hơn. Đó không phải chuyện lớp sóng sau xô lớp sóng trước, mà là kẻ thức thời hơn. Minh Đức Tháng 12/2015 STEREO 19 Thˆ m∏y Dynaudio Xeo 2 Được thiết kế hướng tới xu hướng gọn gàng, đa năng và tích hợp tất cả trong một, hãy cùng xem liệu một bộ loa bookself nhỏ nhắn như Dynaudio Xeo 2 có thể làm được những gì với mức giá tương đương với cả một hệ thống dàn phối ghép tầm trung hoàn chỉnh. Thiết kế Xeo 2 là một trong số 3 đại diện mới thuộc dòng Xeo mới được Dynaudio ra mắt như một sự nâng cấp và thay thế cho dòng Xeo số lẻ cũ (Xeo 3/5/7) đã có từ cách đây 2 năm. Về cơ bản, nếu như bạn đã từng được tiếp xúc với những thế hệ Xeo trước đây thì sẽ thấy Xeo 2 có khá nhiều điểm tương đồng về mặt thiết kế. Toàn bộ thùng loa được gia công từ gỗ MDF và mặt trước được đúc từ nhôm tấm nguyên khối. Logo Dynaudio được khắc laser chìm trực tiếp lên trên bề mặt kim loại và ngay bên cạnh đó là 2 đèn báo hoạt động kiêm nhiệm đầu thu tín hiệu từ remote kèm theo máy. Phần mặt nhôm phía trước được gia công khá cầu kì và cẩn thận với độ dày lên đến 10mm để đảm bảo độ cứng cần thiết. Đây cũng là nơi cố định của hai driver woofer 14cm và tweeter 27mm. Tất cả đều được kết nối với hệ thống DAC và khuếch đại tích hợp ngay bên trong loa với công suất 65W. Xeo 2 cung cấp khá đa dạng các giao thức kết nối không dây chất lượng cao thông qua Bluetooth với codec apt-X tân tiến nhất, hoặc thông qua đường truyền cao tần 2.4/5.0 GHz với Xeo Connect, đem lại khả năng truyền dải dữ liệu số đến DAC của loa trực tiếp với chất lượng tối đa 24-bi /96 kHz. 20 Tháng 12/2015 STEREO Thùng loa Xeo 2 khá dễ chịu, khi chạm vào sẽ không có cảm giác như sờ vào các thớ gỗ thô, do nhà sản xuất đã phủ lên đó một lớp vật liệu bề mặt đặc biệt với bề mặt nhám mờ và có khả năng chống xước khá tốt. Trong quá trình sử dụng, bề mặt này khá dễ bám bụi và dấu tay, dễ thấy nhất ở màu đen. Song tin vui là chẳng ai suốt ngày chạm vào loa cả nên đây không phải vấn đề quá đáng bận tâm. Xeo 2 xuất hiện lẻ loi chứ không cùng lúc với Xeo 4 và Xeo 6 nên thiết kế cũng có phần khác biệt. Toàn bộ cụm 3 nút điều khiển âm lượng, bật tắt nguồn và kết nối không dây được đặt ngay phía trên đỉnh dưới dạng phím cảm ứng. Tôi đánh giá rất cao tính thẩm mĩ với giải pháp này thay vì nhô lên trên đầu như Xeo 4 và Xeo 6. Toàn bộ cổng kết nối được đưa hết về phía sau với 2 đầu vào analog dạng RCA và 3,5mm tối ưu cho các thiết bị di động. Ngoài ra, người dùng cũng có thể cấp tín hiệu số trực tiếp đến loa thông qua cổng Toslink với chất lượng tối đa có thể lên đến 24 bit/192 kHz. Điểm đáng tiền nhất của dòng Xeo nói chung và bộ loa Xeo 2 nói riêng này nằm ở việc kết nối tự động thông qua tín hiệu không dây, không cần sử dụng bất cứ dây tín hiệu vật lý nào (vốn là điểm yếu về thẩm mỹ và tính tiện dụng của đa phần loa không dây “chưa tới tầm” như Audioengine). Do đó, quá trình lắp đặt, bố trí vị trí Xeo 2 cực kỳ thuận tiện, dễ dàng. Trải nghiệm sử dụng & chất lượng âm thanh Do dáng vẻ khá nhỏ con và thấp bé của mình, Xeo 2 rất hay bị “xem thường” và đánh đồng với những bộ loa monitor cùng kích thước mà lại quên đi đẳng cấp Tháng 12/2015 STEREO 21 Thˆ m∏y Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng Dynaudio Connect để kết nối và truyền dữ liệu số trực tiếp tới loa thay vì sử dụng các cổng analog truyền thống. Còn nếu bạn chưa có sẵn Dynaudio Connect thì có thể sử dụng cổng Toslink với chất lượng tối đa lên đến 24 bit/192 kHz. hi-fi thực thụ của nó. Điều này đã dẫn đến sự sai lầm và thiếu nghiêm túc trong quá trình set up ban đầu - điều mà chính chúng tôi cũng đã mắc phải với bộ loa này. Thoạt đầu, Xeo 2 được đặt thẳng lên bàn làm việc bằng ván gỗ ép với hai loa cách nhau tầm 1,5m và cách mặt đất khoảng 0,8m, toàn bộ không gian hai bên và phía sau loa khá thoáng và đặt cách xa tường. Sử dụng máy nghe nhạc AK100 làm nguồn phát và kết nối với loa qua cổng 3.5mm với dây cáp đi kèm mặc định từ nhà sản xuất. Ngay từ khi những nốt nhạc đầu tiên vang lên, chúng tôi đã không khỏi bất ngờ vì 22 Tháng 12/2015 STEREO thứ âm thanh dở tệ đang được thể hiện từ một bộ loa giá hơn 30 triệu đồng ngay trước mắt. Đó là không gian tạo bởi những nhịp bass rất lùng bùng, ù đặc và kéo đuôi rất khó chịu, phần dải tần số cao như thể bị giam lỏng trong tweeter và không thể nào thoát ra ngoài được, tạo cảm giác bị cắt rất mạnh và gần như chìm nghìm giữa các dải còn lại. Không đành lòng chấp nhận kết quả tồi tệ như vậy, chúng tôi quyết định thử thay đổi môi trường đặt loa và thực hiện lại toàn bộ quá trình set up ban đầu trong một căn phòng mới với diện tích xấp xỉ 25m2. Hai loa được đặt trên chân loa SolidSteel và cách nhau khoảng 4 mét. Mỗi loa được đặt gần sát vách và cách tường phía sau khoảng 20 cm. Nút cân chỉnh vị trí loa (Speaker Position) được đặt về chế độ Neutral mặc định. Toàn bộ quá trình đánh giá âm thanh được thực hiện với nguồn phát là Macbook Pro kết nối với bộ hub Dynaudio Connect thông qua cổng USB 2.0 và streaming dữ liệu PCM ở mức 24 bit/96 kHz trực tiếp đến bộ phận DAC tích hợp đặt bên trong loa để giải mã và khuếch đại tín hiệu ra ngoài. Cuối cùng, trước khi được đem ra đánh giá chính thức, hệ thống được cho chạy rà (burn-in) trong 2 tuần với thời gian tổng cộng khoảng 100 giờ đồng hồ. Trong quá trình nghe thử, chúng tôi dần nhận ra rằng phần giải mã tín hiệu (DAC) được trang bị trên Xeo 2 có chất lượng không hề tồi, và đủ sức để đáp ứng tốt gần như mọi yêu cầu từ phần còn lại của hệ thống. Tất nhiên, người dùng hoàn toàn có thể nâng cấp bằng cách đầu tư một bộ DAC rời, tuy nhiên chi phí bỏ ra không nhỏ, vả lại không chắc chắn rằng âm thanh sẽ thay đổi tới ngưỡng mà bạn muốn. Bắt đầu quá trình thử nghiệm với một số vài bài nhạc thường nghe của tôi như American Idiot của Green Day, một vài bản soul nhẹ nhàng của Adele và cuối cùng là một chút Electronic dance của Empire of the Sun, bộ loa khiến chúng tôi khá thích thú với sự thay đổi mạnh mẽ của dải âm trầm. Nhờ có không gian đủ rộng, hiện tượng ù, rền và kéo đuôi được giảm thiểu đi rất nhiều với set up mới, từng tiếng trầm được đánh ra rõ, tròn với lực đánh khá mạnh và tương đối sâu. Từng beat đánh được tái tạo gọn gàng, uy lực và đầy dứt khoát dẫn dắt nhịp độ của cả bản nhạc với tốc độ nhanh, chính xác và có độ tách bạch tốt. Những tiếng bass điện tử được tạo ra bởi Synthesizer trên các bản Electronic và EDM cũng được Xeo 2 thể hiện với độ nảy, mềm và lan tỏa khá đặc trưng, và trong phần lớn trường hợp lực đánh đủ để khiến người nghe phấn khích nhưng vẫn kiểm soát và đảm bảo sự hài hòa với hai dải còn lại tương đối tốt. Ngay từ những lần nghe thử đầu tiên và kể cả sau này khi đã bố trí hoàn chỉnh rồi, dải âm bass của chiếc Xeo 2 này luôn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của một con ngựa bất kham chưa được thuần hóa một cách cẩn thận và thường trốn chạy sự kiểm soát khi có cơ hội. Đây cũng là lý do mà tôi đã nói “trong phần lớn trường hợp” ở phía trên. Bình thường thì mọi thứ có vẻ khá tốt đẹp, nhưng khi gặp phải một số bài pop cổ điển với kiểu Tháng 12/2015 STEREO 23 Thˆ m∏y bass chậm và lâu tắt, Xeo 2 có xu hướng cường điệu hóa lên một chút, và bị ù và kéo đuôi không cần thiết. Về cơ bản thì Dynaudio Xeo 2 được xây dựng trên cơ sở mô hình loa 2 đường tiếng - 2 driver với crossover được thiết lập tần số cắt tại 3,1 kHz. Như vậy là woofer sẽ phải gánh lây sang cả một phần dải midrange, còn tweeter thì sẽ có khá nhiều việc để làm khi phải gánh nguyên toàn bộ phần dải tần còn lại. Tuy vậy, việc trải nghiệm bộ loa này với một vài bản vocal nhẹ nhàng lấy từ album The Essential Collection của Celine Dion với chất lượng thu âm tốt và được đầu tư một cách nghiêm túc, Xeo 2 không bỏ lỡ cơ hội thể hiện chất riêng trong dải midrange thông qua việc tái tạo chất giọng full lirico soprano đặc trưng không thể nhầm lẫn của nữ diva này: trong - nhẹ như mây nhưng đầy nội lực, và chan chứa tình cảm. Không gian âm nhạc sạch sẽ và tự nhiên có công lớn thuộc về chất lượng thiết kế của crossover, các dải tần số chuyển đổi rất uyển chuyển và mượt mà, gần như tôi không thể cảm nhận thấy được bất cứ một sự bất thường vào trong quá trình thể hiện giọng hát ca sĩ của bộ loa này. Suốt từ đầu buổi nghe trải nghiệm đến giờ, 24 Tháng 12/2015 STEREO Xeo 2 tỏ ra vẫn khá thoải mái và chưa thực sự gặp nhiều khó khăn, do vậy chúng tôi quyết định chuyển qua một số bản nhạc với mức độ phức tạp cao hơn với thể loại classical và một chút crossover phá cách. Khởi đầu là bản độc tấu Storm với sự thể hiện của violinist lừng danh Vannesa Mae. Đây có thể nói là một bản thu rất đặc biệt với giai điệu violin chính mang đặc trưng không thể lẫn của loại đàn gỗ cổ điển, nhưng lại được chơi trên nền nhạc được hòa âm phối khí với tiết tấu nhanh, dồn dập, mạnh mẽ với một chút hơi hướm của rock và kết hợp phức tạp của nhiều nhạc cụ khác nhau. Xeo 2 vẫn giữ vững phong độ khá tốt vào nửa đầu của bài và gây ấn tượng mạnh với cá nhân tôi qua tiếng violin được tái tạo một cách sắc nét và bay cao vút tưởng như không có giới hạn. Tuy nhiên, khi càng gần về phía cuối bài, đặc biệt là những đoạn tiết tấu được đẩy lên cực nhanh và dồn dập bởi một số lượng lớn các nhạc cụ hòa thanh cùng lúc với âm lượng lớn thì bộ loa này bắt đầu tỏ ra hụt hơi một cách rõ ràng, mọi thứ bắt đầu trở nên rối rắm và không còn giữ được sự tách bạch vốn có trước đó nữa. Bên cạnh đó, với kích thước thùng loa xếp vào hàng nhỏ con như Xeo 2 thì việc bắt bộ loa này phải gắng sức thể hiện những bản giao hưởng kinh điển chơi ở tiết tấu nhanh có sự tham gia của một số lượng lớn các nhạc vụ, đặc biệt là những đoạn có dính dáng đến những “khắc tinh của loa trầm” như contrabass trống định âm thì thật sự, gần như là điều bất khả thi. Tôi có cảm giác rằng Xeo 2 dường như vẫn chưa đủ nội lực và độ động cần thiết để có thể hiện được độ hùng tráng cần thiết trong những bản nhạc như thế này. Nếu nhìn vào mức giá 1.599 USD của Xeo 2, nhiều người sẽ có thiên về phương án lựa chọn mua sắm và phối ghép một hệ thống ampli, nguồn phát và loa rời với hy vọng sẽ thể hiện tốt hơn. Tôi không dám chắc về điều đó, bởi khi ráp một hệ thống lớn cần thỏa mãn nhiều yếu tố hơn, đặc biệt là tính tương thích, tối ưu của từng thiết bị với nhau. Nhưng nếu có thời gian dành cho đam mê, tìm ra từng món đồ mình yêu thích thì cũng là cái hay. Nếu chọn kiểu chơi nà, bạn cũng phải xác định chấp nhận rủi ro và trả giá nhiều hơn. Dynaudio Xeo 2 là một lựa chọn lý tưởng dành cho những người nghe hiện đại có nhu cầu sở hữu dàn nghe nhạc với chất lượng âm thanh đủ tốt, nhưng chú trọng kết nối không dây và thân thiện hơn với smartphone, laptop và không cần phải đau đầu với việc lựa chọn dây dẫn sao cho … phù hợp về âm thanh, tối ưu về thẩm mỹ, hài hòa về giá tiền…! Tiến Dương Thˆ m∏y Totem Wind Design Tiến lên một bước xa hơn so với bản gốc Wind Floorstanding, The Wind Design đã được tinh chế, dễ làm xiêu lòng người nghe. T otem Acoustic được thành lập từ năm 1987 bởi nhà thiết kế âm thanh tên tuổi Vince Bruzzese. Ông có hai đam mê: âm nhạc và “những tác phẩm âm thanh” - loa Totem có khả năng lay động hồn người. Âm nhạc đối với Totem là điều vô cùng quan trọng, do vậy Totem đầu tư sâu vào thiết kế và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ bé nhất của đôi loa. Loa Wind Design là cặp loa điển hình cho triết lý sản xuất của Totem Acoustic với kỹ thuật linh hoạt và giàu tính sáng tạo. Nhà thiết kế Vince Bruzzese thực hiện loa Wind Design với chủ trương “không thỏa hiệp” vì ông coi Wind Design như một tác phẩm nghệ thuật cả về âm thanh và mỹ thuật. Loa Wind Design được thiết kế và chế tác theo phong cách Avant-Garde (tiên phong) - đi trước thời đại -với phần vỏ thùng được thiết kế dựa trên kỹ thuật âm học kết hợp với nghệ thật điêu khắc siêu thực để tạo dáng Wind Design thành một khối gỗ lập phương, hình tháp nhiều góc cạnh nổi bật 3 chiều nom rất độc đáo. Từ cấu trúc bên ngoài, Wind Design đã gây ấn tượng với 4 củ loa gồm 1 tweeter, 2 mid và 1 woofer khá lớn với dáng dấp vừa hiên ngang vừa thanh nhã. Phảng phất trong thiết kế này là sự pha trộn giữa loa Wilson Audio Maxx và Avalon Time với phần đáy vững chắc, rồi càng đi cao lên càng thon gọn. Ở eo loa, từ giữa thân loa trở lên có một số bề mặt vát góc không chỉ làm nổi bật mà còn tối ưu hóa khả năng biểu diễn cho các củ loa của Totem Wind Design. Cách xử lý bên ngoài của Totem là yếu tố chính tạo nên vẻ đẹp cho đôi loa Wind Design: người dùng có quyền chọn 3 mầu căn bản là xanh dương cobalt, trắng và đen nhưng cũng có thể yêu cầu mầu khác nhưng sẽ phải trả thêm chi phí. Loa được sơn sáu lớp theo tiêu chuẩn sơn của các siêu xe Porsche, Ferrari vì mỗi quy trình sơn được làm rất kỹ lưỡng, mỗi lớp sơn sau khi đã khô hẳn, 26 Tháng 12/2015 STEREO sẽ được mài bằng tay đến mức nhẵn bóng và tiếp tục sơn cho đến lớp thứ 6. Ở lớp sơn hoàn thiện này, loa Wind Design sẽ phải qua kiểm tra trong phòng ánh sáng để đảm bảo mọi góc cạnh đồng nhất về tông mầu và độ bóng. Loa Totem Wind Design thế hệ mới nhất có bộ phân tần đáng giá hơn loa Wind cả ngàn USD và một bộ chân làm bằng nhôm máy bay cào xớ xi mạ đẹp mắt. Chân trước là một móng nhôm kiểu mới có thể điều chỉnh cho loa đứng xiên một góc nhỏ. Hệ thống chân đỡ phía sau loa là một tấm nhôm giúp cân bằng vững chắc và phóng thích nhiễu rung động ở đáy loa. Về tính năng kỹ thuật, The Wind Design là hệ thống 4 loa 3 đường tiếng độc quyền với 1 loa woofer, 1 tweeter và 2 loa mid. Bên trong thùng loa Wind Design là nơi để hãng Totem thể hiện trình độ chế tác: các khớp nối được thực hiện theo kiểu thợ mộc cổ điển với mộng, giằng cứng cáp và phun cát thủy tinh để chống sóng đứng hay cộng hưởng vang rền… Để nghe ổn định, theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, loa cần một thời gian chạy rà tối thiểu trước khi cho thưởng thức nhạc thực sự. Trong thời gian chạy rà, chúng tôi hạn chế không chơi ở mức độ âm lượng quá lớn. Sau gần giờ, âm thanh được cải thiện rõ rệt so với khi mới lấy từ thùng ra, tới lúc này, chúng tôi mới bắt đầu tiến hành các hoạt động nghe trải nghiệm chính thức. Trải nghiệm âm nhạc Chúng tôi dùng một bộ dàn máy có cấu hình tương xứng để nghe kiểm tra loa Wind Design gồm bộ pre – đèn ModWright LS36.5 có supply DS-36.5 (giá 10.500USD) và power ampli ModWright KWA Signature150SE (9.000USD). Dây nguồn, dây tín hiệu và dây loa Atmosphere Level Two của Synergistic Research. Đầu phát là CD CEC CD5 chạy bộ cơ cu-roa có DAC USB DSD (3000 USD). Bàn kê Segue của Symposium, chân kê AudioPrism Isobearing. Đầu tiên, chúng tôi nghe CD 1962 Hi-Fi Violin của Western Electric Sound do Sidney Hartb (1925 - 2011) chơi violin. Bài 1 là La Campanella của Paganini, tiếng nhạc lên cực kỳ sạch sẽ, trong như pha lê, rõ ràng, rành mạch từng âm sắc trầm trung bổng. Bài 2 Melodie No.3 trong Souvenir d’un lieu cher Op.42 của P.Tchaikovsky. Những luyến láy nghe sống động như đang được chơi ở bên ngoài trên nền nhạc trong, sạch, đẹp. Trong khi đó, bài 5 Traumerei Op.15-7 của Schumann là một khúc nhạc đầy trữ tình do cây violin đảm nhiệm phần solo và piano chơi phần đệm. Bản nhạc nổi tiếng của thời kỳ đầu chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc cổ điển châu Âu này được đôi loa The Wind Design thể hiện với sự mềm mại, uyển chuyển cùng khả năng ứng biến tốt. Ở bài 12 Vũ khúc Tây Ban Nha No.5 của Granados, violin độc tấu trên nền nhạc đệm của piano sống động. Chúng tôi chuyển sang nghe CD 1963 Hi-Fi Cello Western Electric Sound do Pierre Fournier (1906 - 1986) chơi Cello. Bài 1, trích tổ khúc Pictures At An Exhibition (Những bức tranh trong phòng triển lãm) của Modest Mussorgsky, âm nhạc hòa quện giữa cây đàn cello và dàn nhạc chơi đượm chất Nga. Bài 2 trong CD này là Mozart Fantasia của Nicolo Paganini và cũng là một tác phẩm rất hay. Tiếng cello được chơi bởi Fournier thoạt nghe như gợi nhớ tiếng violin của Paganini hiển thánh vậy. Phải nghe vài nhịp mới nhận ra nhạc đang nghe ở cữ giai điệu thấp hơn đàn violin. Đó chính là tiếng đàn cello chơi ở âm vực cao của cây đàn này. Đoạn giữa rất nổi tiếng của Mozart Fantasia được Fournier chơi đầy bóng bảy. Trong khi đó, bài 3 của CD này là một điệu Flamenco điển hình của tác giả Tageli. Cây cello chơi nhiều kỹ thuật đa dạng và thoải mái. Bài 4 The Swan của SaintSaens là một vũ khúc trữ tình đặc biệt nổi tiếng. Cây cello trong tay Fournier như cất tiếng ca bài hát về tình yêu và hạnh phúc. Âm nhạc của Fournier thật dịu ngọt. Ở bài 5 Serenade của Schubert, Fournier chơi trên nền nhạc đệm thật tuyệt vời của một cây guitar cổ điển. Những bản nhạc trong Hi-Fi Cello phần lớn nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng. Chúng góp phần cho thấy The Wind Design là loa nghe nhạc trữ tình tuyệt vời. Thông số kỹ thuật  Thời gian chạy rà: 200h - 250h Vị trí cách tường sau: 90cm - 200cm - tùy phòng Khoảng cách giữa 2 loa: Từ 1,8m đến 4,2 m Tần số đáp ứng: 24Hz - 21kHz ± 3dB (trong phòng) Trở kháng: 4 Ohm Độ nhạy: 87dB Công suất đề nghị: 80 watt – 250 watt Thành phần củ loa (4): 1 Loa trầm Bass 21cm khung đúc bằng gang, xử lý thấm âm, lực tải cao; 2 trung /trầm Mid-Bass: 7,6cm với khung đúc bằng gang, cuộn dây lớn, nam châm neodymium mạnh chịu lực tải cao; 1 Treble vòm có đường kính 2,54cm màng hợp kim nhôm độ động cao và tuyến tính đồng thời cộng hưởng cực thấp với vỏ thùng loa. Chỉ số âm lượng SPL (sound pressure level): Trong phòng nghe 4m x 6m lên đến 114 dB Kích thước: 27,1 x 112,5 x 35,5 cm (RxCxS). Giá tham khảo: 317.800.000 đồng "Totem Wind Design sÎ h˜u ch†t ©m Æ∆c tr≠ng cÒa Totem: ng‰t ngµo, m“m mπi vµ giµu t›nh tr˜ t◊nh." Chuyển sang nghe CD Linn Records – The Tháng 12/2015 STEREO 27 Thˆ m∏y Ưu điểm: Trong trẻo, sáng sủa, mềm mại, sạch đẹp Nhược điểm: Chỉ hợp với gout thưởng thức theo lối trữ tình, lãng mạn Super Audio Collection Volume 5. Chúng tôi nghe bản 1 Barb Jungr ca Sara thật điệu đà. Những tiếng piano và bass đệm cho bài hát này thật nét và sạch, chúng quện với giọng ca làm nên một màn trình diễn đẹp, chi tiết, cho cảm giác như nghe nhạc sống. Trong khi đó, bài 2 là một độc tấu guitar cổ điển Three Minuets Op.11 No.7 in A minor – Andante của F.Sor. Nghe những độc tấu đơn giản như thế này mới càng thấy bộ dàn có âm thanh thật tinh khiết, sạch sẽ. Tiếp theo là bài 3, Carol Kidd & Nigel Clark hát Moon Blue, nhạc lên rất đẹp. Giọng ca thiên thần của Kidd được hệ thống hỗ trợ hết cỡ. Phần nhạc đệm là guitar mắc dây nylon chơi giàu tình cảm và linh hoạt. Đây là một trong những tiết mục nhạc nghe thú vị nhất. Chuyển sang bài 7, chúng tôi nghe nhóm nhạc The Prince Consort hát bài Early in the morning của Ned Rorem với giọng nam cao trong và khỏe. Bài 8 Artur Pizarro chơi bản El Puerto trong Iberia Book 1 – 2 của I.Albeniz, một độc tấu piano sôi nổi, sâu sắc. Bộ dàn tái tạo một màn trình diễn trong sáng, mạch lạc ngay cả ở những khu vực sử dụng những hòa âm nhiều nốt. Ở bài 14, Classical Opera Company trình bày Artaxerxes, No. 28, Air: The soldier, tir’d of war’s alarms. Ấn tượng nhất là độ sạch sẽ, mềm mại của hệ thống có nhiều tiếng kèn trumpet và những nốt cao do soprano hát. Chuyển sang nghe một CD nhạc Jazz, Diana Krall - The Girl in The Other Room. Bài 1, Stop This World, tiếng hát của giọng nữ trung trầm trên nền nhạc đệm từ bộ gõ và cây piano nghe rất mạch lạc. Bài 2, The Girl in The Other Room, nhạc đệm là cây guitar điện, bộ gõ nhạc nhẹ và piano. Giọng ca nữ mềm mại, chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển, điêu luyện. Bài 3, Templation cho thấy không khí nhạc Jazz khác hẳn những thứ nhạc đã nghe trước đó và loa The Wind Design đã chứng tỏ nó hoàn toàn có thể dùng để nghe nhạc Jazz hay. Bài 6, Love Me Like a Man là một bài hát Jazz ở tốc độ cao, âm lượng lớn. Đôi loa thể hiện chi tiết các dải trầm, trung, bổng với bass sâu, rền, tròn, sạch; mid thật, sáng; treble tơi, mịn, dịu, ngọt. Treble ở đây chủ yếu do hiệu ứng gõ chổi sắt lên mặt trên chũm chọe tạo nên. Đây cũng là hiệu ứng mở màn cho bài 8 Black Crow, chổi sắt quẹt nhẹ lên mặt trên chũm chọe dẫn dụ ca sĩ bắt vào nội dung bài hát. Sau này, chổi sắt còn phát huy cường độ để nâng đỡ giọng ca, nghe rất thích. Bài 8 cũng là bài dùng nhiều đến bộ gõ để đệm hát. Chúng tôi nghe thêm một CD nhạc đồng quê là Don Williams - Audiophile Selection. CD có 13 bài hát do Don Williams trình bày. Bài 2 Where Are You, nhạc dập dìu, mềm mại, hòa quện nghe thật mê đắm. Những tiếng gõ cạnh trống buông nhẹ, dàn dây và bộ nhạc cụ chạy điện hòa vào nhau mang lại một hiệu ứng tuyệt vời. Bài 3 When Im With You có lối hát như nói và có vẻ như ít nhạc đệm ở đầu bài. Sau đó, nhạc đệm nhiều lên, giữa bài là một đoạn nhạc dạo dài rất hay. Bài 5 You’re My Best Friend là một ca khúc đồng quê ở tốc độ vừa phải, giọng người được nâng đỡ bởi nhạc đệm từ bộ gõ nhạc nhẹ, dàn dây và các nhạc cụ điện tử. Dù thế nào thì tính chất mềm mại của bài hát vẫn là chủ đạo. Bài số 13 It Must Be Love là một ca khúc nhạc đồng quê ở tốc độ hơi nhanh. Các giọng người hát bè được đệm bởi bộ gõ là chính và các nhạc cụ điện tử như guitar lead và guitar bass. Trước khi kết thúc phiên khảo sát, chúng tôi còn kịp nghe CD Leonard Cohen – Ten New Songs. Đây là một CD hay. Nó cho thấy hệ thống chơi đầy ung dung với bass xuống sâu, rền; trung âm thật như thấy ca nhạc sỹ chính và dàn bè đang biểu diễn trước mặt; âm cao tơi dịu, ngọt. The Wind Design là loa cột loại lớn, có thể chơi hoành tráng và đĩnh đạc trong không gian rộng từ 30-50m2, thậm chí hơn. Song ngay cả khi bố trí trong không gian nhỏ hơn, loa vẫn thể hiện được sự tinh tế và linh hoạt chứ không quá phụ thuộc vào phòng nghe mà trở nên ì ạch, chậm chạp. Đôi loa này sở hữu chất âm đặc trưng của Totem: ngọt ngào, mềm mại và giàu tính trữ tình. Trung âm của loa hơi đượm hơn một số dòng loa khác, thiên về chất âm trung tính như Dynaudio, Scan Sonic hay Devore Fidelity, hợp với những tác phẩm âm nhạc có xu hướng lãng mạn. Cặp loa phù hợp với những đôi tai và những tâm hồn chuộng sự ve vuốt, chiều chuộng bởi những giai điệu đẹp, tròn trịa và ấm áp. Ngược lại, với những gout nghe “gồ ghề” theo kiểu nghe direct hay âm thanh studio đòi hỏi độ trung thực và mộc mạc thật cao (ít làm màu), hoặc với những thứ âm thanh thô ráp, xù xì thì đây không phải là đôi loa phù hợp. Khang Nguyễn 28 Tháng 12/2015 STEREO Tháng 12/2015 STEREO 29 Thˆ m∏y Jeff Rowland Continuum S2 Không nhiều ampli tích hợp ở đẳng cấp hi-end có khả năng ung dung kiểm soát hầu hết những dòng loa lớn như Continuum S2. Song tất nhiên, chiếc ampli class D mạnh mẽ này cũng không phải để dành cho tất cả các đôi tai, đặc biệt với những đôi tai quá quen thứ âm thanh được “nấu” sao cho màu mè, lòe loẹt. Thông số kỹ thuật  Công suất cực đại ở 8 Ohms: 400 watt/kênh Công suất cực đại ở 4 Ohms: 800 watt/kênh Đáp tuyến tần số: 5 Hz - 70 kHz, -3 dB @ 8 ohms THD & Nhiễu < 0.05%, 20 Hz - 20 kHz Trọng lượng: 15,9 kg Kích thước: 135 x 394 x 380 mm (CxRxS) Giá tham khảo: 231.600.000 đồng Thiết kế Jeff Rowland làm một trong những tên tuổi mà giới chơi audio có nghề thường thích dùng để “thể hiện” với những người không rành về audio bởi lẽ, nó đẹp, lịch lãm. Cái cách mà công ty thiết kế sản phẩm không khiến người ta phải bật ra câu hỏi: “món này có mắc lắm không vậy”?! Đây là câu cửa miệng của dân amateur khi được tiếp xúc với các thiết bị hi-end. Máy mang vẻ đẹp đặc trưng của những thiết kế kinh - điển - bền - vững, không phụ thuộc vào trào lưu, với bộ khung sườn kim loại phủ màu đen bóng cùng tấm nhôm mạ bạc bóng láng dập hình vỏ sò. Toàn bộ khung máy được làm từ hợp kim nhôm cao cấp 6061-T6. Phong cách sản phẩm của Jeff Rowland không khoe khoang mà đi vào chất lượng, kiểu như Leica đầu tư nhiều tiền vào công nghệ xử lý kim loại và thủy tinh để làm ống kính. Nhiều người chỉ có thể cảm nhận được giá trị của thiết bị khi được ngắm tận mắt, sờ tận tay. Continuum S2 là thế hệ sản phẩm thứ 4 của Jeff Rowland thuộc dòng ampli tích hợp. Tuy nhiên, với tầm giá trên 10.000 USD, giới audiophile thường nhắm tới những power mono kích thước lớn nổi tiếng khác. Còn ở tầm giá này, thường những người “chịu chơi” mới đủ bản lĩnh 30 Tháng 12/2015 STEREO Tháng 12/2015 STEREO 31 Thˆ m∏y Jeff Rowland không tự gắn “chết” công nghệ của mình vào một kiểu mạch khuếch đại nào đó. Các model ra đời trong vài chục năm qua đều mang dấu ấn của mỗi thời kỳ, như một biểu đồ thời gian của ngành công nghiệp audio thu nhỏ. xài đồ tích hợp. Bên cạnh thiết kế đậm chất xa hoa, có lẽ Jeff Rowland cũng là thương hiệu nổi nhất và là một trong những nhà sản xuất đồ hi-end chế tạo ampli công suất sử dụng mạch khuếch đại class D. Một điểm thú vị là Jeff Rowland không tự gắn “chết” công nghệ của mình vào một kiểu mạch khuếch đại nào đó. Các model ra đời trong vài chục năm qua đều mang dấu ấn của mỗi thời kỳ, như một biểu đồ thời gian của ngành công nghiệp audio thu nhỏ. Lối thiết kế có phần thực dụng của hãng đã mang lại những dấu ấn riêng về mặt âm thanh, sự tăng tiến có thể nhận biết qua các đời model, nhưng không đi trệch triết lý thiết kế cốt lõi. Ampli tích hợp Continuum S2 vận hành ở chế độ class D để đạt tới công suất thực ở mức tối đa 400 watt tại trở kháng 8 Ohm trong một kích thước vừa phải với trọng lượng chỉ 15,9 kg. Một trong những chỉ số cho thấy Jeff Rowland có nghề với mạch class D là công suất của ampli tăng lên đúng gấp đôi với trở kháng 4 Ohm. Ngược lại, hầu hết các mạch class D thông thường khác đều chơi khá ấn tượng ở tải loa 8 Ohm, nhưng nhanh chóng hụt hơi khi phải “hầu hạ” những đôi loa có trở kháng thấp. Thiết kế tiêu chuẩn của Continuum S2 chỉ có mạch khuếch đại line thông thường với 5 đường tín hiệu vào, hoặc chỉ còn 4 nếu người dùng sử dụng tính năng home cinema by-pass. Tuy nhiên, ngõ nhận tín hiệu số 1 có thể tương thích với nhiều mạch xử lý khác nhau, từ một bo DAC cho đến một bo mạch Phono. Các bản mạch này có thể được thực hiện bởi các nhà phân phối (đã 32 Tháng 12/2015 STEREO được ủy quyền), đặc biệt thuận lợi trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Về mặt kỹ thuật, mỗi bo mạch mới phải có một chốt hãm và một vít định vị trên bộ giá chờ. Những thao tác này không quá phức tạp và có thể được xử lý bởi các kỹ thuật viên tại các nhà phân phối. Nếu có cơ hội chứng kiến các kỹ thuật viên dỡ nắp máy để bổ sung bo mạch mới, người chơi sẽ cảm nhận được ngay triết lý “không thỏa hiệp” ở thiết kế của Jeff Rowland từ trong ra ngoài. Linh kiện bên trong máy được bố trí khoa học, mạch lạc theo tư duy tối thiểu hóa đường truyền tín hiệu để tránh can nhiễu và tối đa hóa tốc độ đáp ứng. Trong bối cảnh vòng đời một sản phẩm hi-end audio kéo dài từ 3-5 năm thì Continuum S2 được Jeff Rowland tạo ra cho một cuộc chơi dài hơi, chắc hẳn nó vẫn còn sức hấp dẫn trong vòng một vài thập niên sau khi ra đời. Hiện có hai trường phái khá rõ ràng, hoặc sử dụng nguồn nhạc analog từ đầu đĩa nhựa, hoặc nghe nhạc lossless và Continuum S2 có khả năng đáp ứng một trong hai sở thích này. Tuy nhiên, có thể những người sở hữu Contiuum S2 sẽ có thiên hướng lắp thêm bo mạch RIAA hơn là bo giải mã để chơi nhạc số, bởi đơn giản là nó thiếu cổng kết nối Ethernet và cổng USB, ngay cả khi Jeff Rowland đã cẩn thận gợi ý người chơi nên dùng kèm bộ chuyển USB qua RCA để cho âm thanh hay nhất. Ở một góc độ khác, mạch Phono MM/ MC là lựa chọn không tồi cho giới audiophile, nhất là khi đĩa nhựa đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tất nhiên việc chơi một mạch phono trong máy khó mà sánh được về độ tinh tế, cầu kỳ và cả chất lượng âm thanh nếu ta dùng một pre-phono đẳng cấp riêng. Song thực tế cũng chứng minh rằng mạch theo máy của Jeff Rowland rất ổn. Cũng giống như hầu hết các sản phẩm khác của Jeff Rowland, Continuum S2 có cổng kết nối balanced nhưng cũng chơi tốt với kết nối single-ended. Kết nối balanced thường được đánh giá là lựa chọn tối ưu, trong khi đó, chỉ có 2 kết nối single-ended (RCA), người chơi có thể chọn lấy một cổng dành cho kết nối Phono. Một số chuyên gia âm thanh nhận có nhận định rằng, Continuum S2 chơi nhạc qua kết nối single-ended xuất sắc hơn nhiều ampli có cổng balanced khác trong cùng khung giá. Dẫu sao, nếu có thể sử dụng đường balanced để kết nối với nguồn phát thì hãy nên tận dụng ưu thế của cổng này. Âm thanh Continuum S2 là kiểu ampli không “hét vào tai” người nghe. Một thực tế khá phổ biến là nhiều hệ thống audio hiện nay có âm thanh theo xu hướng “tươi” và “tiến”: giàu chi tiết ở dải cao và âm trường nhô ra phía trước. Kiểu trình diễn này rất dễ gây ấn tượng và lấy lòng người nghe. Ví như đàn ông dễ xiêu lòng trước phụ nữ gợi cảm và dễ dãi. Nhưng sau khi tất cả những ấn tượng ban đầu qua đi (cũng rất nhanh) thì cảm xúc cũng trôi tuột theo. Việc phải lòng liên tục với tuýp phụ nữ như vậy chỉ cuốn đi thời gian và tiền bạc còn cảm xúc thì ngày một chai sạn. Thưởng thức âm nhạc từ các hệ thống tái tạo cũng tương tự, dễ đến thì dễ đi, âm thanh kiểu gây ấn tượng sẽ khó tạo được cảm hứng nghe lâu dài. Các thiết bị tái tạo âm thanh theo kiểu gây ấn tượng đang ngày một trở nên phổ biến, thậm chí nó làm sai lệch nhận thức của người nghe về âm nhạc, bởi âm nhạc trên thực tế không lấn lướt thính giả, nó thẩm thấu và đồng nhất với thính giả dưới nhiều góc độ. Trên thực tế, sau khi nghe Continuum S2 một thời gian, tôi càng nhận thấy nhiều chiếc ampli khác của mình thực ra có xu hướng tái tạo âm thanh hơn là âm nhạc. Ngoài khía cạnh nổi bật là chất âm tự nhiên, việc chỉ ra các đặc tính âm học khác của Continuum S2 là điều không dễ dàng, nhưng phần lớn đều có chiều hướng tích cực. Âm thanh của thiết bị này không phải là loại có thể tóm lược vắn tắt trong một vài câu, thực ra, đó là sự hạn chế của ngôn từ chứ không phải là khuyết điểm của công nghệ điện tử. Xét trên góc độ một hệ thống khuếch đại 2 Tháng 12/2015 STEREO 33 Thˆ m∏y Đàn ông có thể phải lòng liên tục với tuýp phụ nữ gợi cảm và dễ dãi nhưng chỉ để cuốn đi thời gian và tiền bạc, còn cảm xúc thì ngày một chai sạn. Việc thưởng thức âm nhạc từ các hệ thống tái tạo cũng tương tự, dễ đến thì dễ đi, âm thanh kiểu gây ấn tượng sẽ khó tạo được cảm hứng nghe lâu dài. kênh stereo, âm thanh phát ra từ loa khi chơi cùng Continuum S2 cho tôi cảm giác kéo dài tới khoảng không gian xung quanh vị trí nghe. Không đơn thuần là âm thanh holographic (không gian 3 chiều) mà nó nhặt từng thứ âm thanh trong bản ghi, đặt vào một vị trí nào đó trong phòng theo kiểu khiến bạn nghĩ rằng mình đang ngồi ở một chỗ nào đó khác mà nghe nhạc, rất kỳ lạ! Chiếc ampli này cũng có độ trong sáng đáng nể, nhưng vừa đủ chừng mực, không tới mức mổ sẻ, phân tách bản ghi thành những gói âm thanh vô hồn. Ampli sở hữu một độ tĩnh nền âm vừa đủ thấp để các chi tiết âm thanh nổi lên rõ ràng, người nghe không bao giờ có cảm giác bị làm phiền 34 Tháng 12/2015 STEREO bởi tiếng ồn từ hệ thống, trừ khi bạn đang nghe nhạc trong một môi trường hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài và có đôi tai thật thính nhạy. Tuy nhiên đặc tính này cũng là con dao hai lưỡi, bởi một số thiết bị âm thanh không phủ màu lên bản thu và có âm nền tĩnh thường khiến thính giả nghe được rất nhiều chi tiết, và Continuum S2 cũng chơi nhạc theo hướng này, đôi khi, bạn cũng có thể phải định hướng lại cách nghe của mình để hiểu rằng âm nhạc thực chất là thế nào. Một chiếc ampli class D công suất lớn không có nghĩa là trình diễn phải theo xu hướng “bạo lực, tấn công”, trừ khi người chơi cố tình đẩy hệ thống của mình trình diễn theo kiểu đó. Continuum S2 không chỉ là một ampli class D tốt, nó còn là “ampli Jeff Rowland” hay, thú vị, giàu chi tiết nhưng âm thanh không “tiến”, đĩnh đạc và tự nhiên. Điều đáng trách nhất ở chiếc ampli này là cọc đấu loa chỉ tương thích với jack càng cua, ngay cả khi hãng đã cung cấp bộ chuyển 4mm, nhưng được cắm trực tiếp cáp loa vào ampli thì vẫn hay hơn. Điểm đáng thất vọng thứ hai là mặc dù máy có giá trên mười ngàn USD nhưng chiếc remote đi kèm lại hơi “bèo”, nó khiến người ta liên tưởng đến một chiếc điều khiển nhựa tầm tầm của các món đồ điện tử vài chục năm trước. Tron khi đó, với giá tiền này, thậm chí thấp hơn nhiều, một số hãng dám đầu tư cho remote rất ổn từ kiểu dáng, tính năng đến chất liệu. Tôi thích Continuum S2 bởi cùng một triết lý mà hãng chia sẻ với Conrad Johnson: âm thanh thong thả, đĩnh đạc không gượng ép và “thật”, nhưng không quá chi tiết theo kiểu phân tích và bị cảm giác “lạnh”. Trong giới nghe nhạc, chơi đồ hiện có hai xu hướng chính mà sản phẩm của Jeff Rowland có thể phục vụ tốt cả hai nhóm này. Nhóm thứ nhất gồm những người từng theo đuổi nghiệp audio nhưng vì một số lý do nào đó mà rời khỏi cuộc chơi mươi năm, khi quay lại họ thường nâng cấp thiết bị để thỏa mãn đôi tai. Theo cách này, họ không ngừng khám phá vẻ đẹp mới của âm nhạc - âm thanh và có xu hướng liên tục mua sắm đĩa nhạc, file nhạc. Nhóm thứ hai gồm những audiophile thủ cựu nhưng có xu hướng tìm kiếm đến cái mới mẻ, những hệ thống tái tạo âm thanh thực sự chất lượng mà không cồng kềnh và thân thiện. Continuum S2 đáp ứng ổn thỏa cả hai xu hướng này. Trường Giang Thˆ m∏y Furman Stable Power Regulator SPR - 16Ei Với kinh nghiệm 1/3 thế kỷ, Furman là công ty tiên phong về các sản phẩm ổn định điện áp và lọc điện tuyến tính cho các đài phát thanh, phòng ghi âm, các dàn nhạc nhỏ và lớn. Thiết bị chúng tôi trải nghiệm lần này là chiếc máy Stable Power Regulator SPR-16Ei, máy ổn áp và lọc điện chuyên dụng cho dàn high-end. 36 Tháng 12/2015 STEREO Furman gần đây đưa các công nghệ chuyên nghiệp vào phục vụ hệ thống nghe nhạc, xem phim gia đình bằng 2 thiết bị được giới chế tạo thiết bị audio đáng giá cao có tên Reference IT 16Ei và Reference SPR 16Ei. SPR 16Ei là máy ổn áp đa năng với nhiều công nghệ ưu việt của công ty Furman Sound Hoa Kỳ. Khi được hỏi tại sao lại chọn Furman, một thiết bị có xuất xứ từ nhà sản xuất hàng Pro để phục vụ cho người chơi tại Việt Nam, nhà phân phối Audio Choice cho biết, do những lần dự triển lãm âm thanh tại Hoa Kỳ, thấy nhiều hãng audio sử dụng Furman để bảo vệ thiết bị của mình nên ông đã chủ động tìm hiểu. Các thiết bị của Furman tuy dùng cho dàn hi-end dân dụng nhưng được trang bị những tính năng chuyên nghiệp như lọc điện, chống nhiễu, cách ly và đặc biệt là có khả năng ổn định điện áp cùng chức năng bảo vệ quá tải. Thiết bị trang âm dùng cho biểu diễn vốn rất phức tạp, gồm nhiều chủng loại máy móc khác nhau. Để một buổi biểu diễn được thành công, điều kiện tiên quyết là nguồn điện phải thật ổn định cả về chất lượng lẫn dòng. Ngoài ra, phải sử dụng cả những mạch bảo vệ để tránh cho những dàn âm thanh hàng triệu USD không bị quá tải, shock điện để xảy ra những sự cố đáng tiếc gây gián đoạn sự kiện và hư hỏng thiết bị. Bên cạnh đó, tại các nước Bắc Mỹ, dù điện áp rất ổn định nhưng giới chuyên nghiệp và người cầu toàn vẫn nghĩ đến vấn đề trên. Lý do, với nhu cầu sử dụng điện ngày một gia tăng nên điện thường giảm 10% đến 15% Tháng 12/2015 STEREO 37 Thˆ m∏y Ưu điểm: Lọc sạch điện, nâng cấp bộ dàn ngay lập tức, đem lai sự an tâm cho chủ nhân dàn máy. Nhược điểm: Là một thiết bị cơ bản có mức đầu tư khá lớn. vào ban ngày và “dân pro” muốn âm thanh tuyệt đối thì vẫn sắm ổn áp để giúp dàn phát huy hết khả năng. Còn có cần một lọc điện cho dàn máy không? Hẳn là ai cũng cần vì dòng điện luôn chứa đầy tạp âm và muốn âm thanh hay, hình ảnh đẹp thì sắm lọc điện là điều cần làm. Bên cạnh đó, sự cố sốc điện, tăng vọt điện thế, sét đánh vào lưới điện cũng là một hiểm hoạ tiềm ẩn… Do đó, để giải quyết 3 vấn đề trên cùng một lúc, Furman đã đưa ra giải pháp ổn áp kiêm lọc điện và bảo vệ dàn máy SPR 16Ei. Đặc điểm của Furman SPRi 16Ei Trước tiên, SPRi 16Ei có chức năng ổn áp, cấp điện 230V ổn định và liên tục với lực tải 3.300watt RMS. Kỹ thuật ổn áp công nghệ mạch điện tử cao cấp nhận điện thế đi vào và chọn điện áp xuất ra đúng định mức. Hoạt động tốt nhất ở khoảng điện thế từ 210 245V với sai số 5%. Ngoài ra, Furman SPR 16 sẽ tự động bảo vệ thiết bị và cắt nguồn nếu điện bất ngờ vọt lên 275V. Chứ năng thứ hai, không kém quan trọng khi sử dụng ở môi trường điện kém ổn định như tại Việt Nam chính là hệ thống bảo vệ đa tầng SMP + Serie Multi Stage Protection và cắt nguồn khẩn cấp Extreme Voltage Shutdown. Trong khi các loại ổn áp cơ học thông dụng chỉ lắp mạch bảo vệ thô sơ, ổn áp Furman do nhiệm vụ thiết kế dành cho đài phát thanh, 38 Tháng 12/2015 STEREO truyền hình, phòng ghi âm nên cung cấp mức độ bảo vệ cao nhất, cùng lúc máy chạy mát, không có tiếng ồn công nghệ cho phép đặt ở ngay tại dàn máy. Hệ thống SMP là thiết kế bản quyền nổi tiếng của Furman bảo vệ thiết bị an toàn cho dù sốc điện lên tới 600V. Furman cho biết đã bán được hơn 3 triệu bo mạch SMP cho các nhà sản xuất điện công nghiệp khác. Tính năng cuối cũng khiến nhiều audiophile quan tâm là công nghệ lọc tuyến tính (LIFT Linear Filtering Technology). Trong khi các ổn áp cơ học hầu như không lắp hệ thống lọc điện mà còn tạo thêm nhiễu điện thì Furman cung cấp công nghệ LIFT giúp thiết bị cắm vào SPR 16 hưởng lợi dòng điện tinh sạch, khiến dàn máy xuất âm thanh trong trẻo hơn và chi tiết, âm trường nổi rõ hơn. Âm thanh mạnh mẽ, sạch sẽ Chúng tôi nghe thử Furman Stable Power Regulator SPR – 16Ei với cấu hình gồm CDP CEC CD5; ampli Synthesis Roma 37DC và loa mành Magnepan 1.7i. Dây tín hiệu và dây loa của Synergistics Research serie mới nhất Atmosphere Level Two. Dây nguồn của Furutech. Các thiết bị đều sử dụng điện cấp từ Furman SPR – 16Ei. Chúng tôi nghe CD Diana Krall – The Girl in The Other Room. Giọng ca trung thực, nữ ca sĩ ngồi đàn piano và hát phía trên ban nhạc. Bài hát The Girl in The Other Room lên chậm rãi. Ban nhạc, đặc biệt là bộ trống chơi rất hay. Giữa bài là một dạo nhạc dài “no say”. Máy SPR-16Ei thật sự là một thành phần của bộ dàn chứ không còn là một thiết bị phụ trợ nữa. Trong quá trình nghe kiểm tra, chúng tôi nhận thấy bộ dàn đơn giản này đã chuyển tải đầy đủ các dải âm từ trầm đến bổng. Trầm sâu, trung rõ, cao tơi mịn. Ở bài 3 trong CD Diana Krall là Templation có những tiếng bass sâu, dày và những âm trung của bộ trống và tiếng đàn piano ngọt ngào. Nguồn điện sạch còn cho chúng tôi thấy một sân khấu rất tĩnh lặng, mặc dù có lúc đứng gần loa cũng hầu như không nghe thấy có tiếng ù xì. Chúng tôi chuyển sang nghe CD 1962 – Hi-Fi Violin – Western Electric Sound, một đĩa tuyển chọn các bản nhạc hay cho violin của ABC Records thu thanh analog từ 1962 (do Sidney Hartb chơi Violin). Bài 1 là bản La Campanella của Nicolo Paganini do Kreisler chuyển soạn cho violin, Sidney Hartb chơi violin. Tiếng đàn violin của Sidney Hartb sâu, mượt, tiềm ẩn nhiều năng lượng để có thể bay xa. La Campanella là tiếng chuông và bài nhạc đã được trình diễn như muôn vàn tiếng chuông trung thực, thức tỉnh, quyến rũ. Nhờ có SPR16Ei mà nền âm của cây đàn violin vô cùng trong trẻo, “những tiếng chuông” vì thế rất đẹp, nổi bật. Bài 2 trong CD này là Melodie No.3 from Souvenir d’ un lieu cher, Op.42 của Tchaikovsky có giai điệu miên man, trữ tình, trong sáng, dễ nghe. Bài 5 của CD Hi-Fi Violin là bản Traumerei Op.15-7 (Giấc mơ) của Schuman là một tác phẩm rất nổi tiếng. Chúng tôi thấy bài nhạc đã được chơi rất cuốn hút, thu thanh tốt và tái hiện đáng nể thông qua bộ dàn. năng lực cải thiện bộ dàn từ máy SPR-16Ei là rõ rệt. Đó là một nền âm thanh cực kỳ tĩnh lặng. Giọng ca sĩ và những người hát bè mượt, mịn, dịu dàng. Sang bài 2 là 3 tiểu phẩm (Minuets) cho guitar cổ điển Op.11, No.7 in A minor, Andante cho thấy hòa âm êm dịu của cây đàn guitar cổ điển mới mê hoặc làm sao. Bài 3 Carol Kidd và Nigel Clark hát bài Moon Blue thu hút và quyến rũ. Tiếng cây guitar cổ điển đệm hát mịn mượt, dễ chịu. 16 bài nhạc nhẹ và cổ điển của CD Linn Records này đều rất hay và rất phù hợp với công việc thẩm định bộ dàn hay thiết bị. Được như vậy là do từng bài đã được thu thanh kỹ, biên tập tốt. Bài 12 Magnificat của Philippe Rogier – Missa Domine Dominus Noster – Agnus Dei là một ví dụ. Hợp xướng hát cực nhuyễn. Bản nhạc về chủ đề tôn giáo toát lên một vẻ thành kính vô biên. Bài 13, nhạc sĩ Peter Harvey trình bày tác phẩm của Schubert trong Winterreis Op.89, D.911 – Der Lindernbaum cho thấy giọng nam cũng được hỗ trợ như giọng nữ, đều mịn mượt cả. đúng với vai trò điểm xuyết tuyệt vời trong những bản nhạc cần đến nhạc cụ này. Kết luận Cuối cùng, chúng tôi nghe CD Traditionals, Classics, Jazz – Heartfelt do Arne Domnérus (Sax, Clarinet); Gustaf Sjökvist (Organ) và Rune Gustafsson (Guitar Classical). Bài 1 O God, Source Of Truth (Trad. Choral) cho Clarinet/ Organ là một bài nhạc dân gian được phối và chơi rất hay. Bài 2, By The Frog Pond (Trad. Arr. Rune Gastafsson) cho Sax và Guitar Classical cũng vậy. Đó là những kết hợp hiếm thấy giữa các nhạc cụ nhưng lại mang đến hiệu quả ấn tượng. CD Traditionals, Classics, Jazz – Heartfelt có 16 bài, là một tuyển chọn hay. Tiếng Organ dày, trầm xuống rất sâu (sâu hơn cả Contrabass) và đầy uy lực. Kèn Saxo và Clarinet phát huy tốt khả năng ở dải âm cao hơn Organ còn Guitar là nhạc cụ rất trữ tình Giải pháp của Furman dựa trên công nghệ, kỹ thuật chuyên môn sâu rộng và chất lượng chế tạo cao, đồng thời có chức năng bảo vệ tuyệt đối nên đây là thiết bị phù hợp với những người cẩn trọng, với chủ nhân của những dàn máy hi-end. Tuy giá của nó khá cao nhưng là một thiết bị rất đáng để xem xét vì có Furman SPR 16Ei, các món đồ mắc tiền khá sẽ không bị hư hỏng do các sự cố về điện. Đồng thời, với SPR 16Ei, âm nhạc tĩnh lặng và trong sáng hơn, hạn chế việc phụ thuộc vào quan niệm nghe truyền thống – “nghe nhạc ban đêm hay hơn ban ngày”. Hoàng Tùng Chúng tôi nghe tiếp CD Linn Records – The Super Audio Collection Vol. 5. Bài 1 là Sara do nữ ca sĩ Barb Jungr trình bày cho thấy một "Furman thi’t bfi phÔ hÓp vÌi nh˜ng ng≠Íi c»n tr‰ng, vÌi chÒ nh©n cÒa nh˜ng dµn m∏y hi-end." Tháng 12/2015 STEREO 39
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan