Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tập bài giảng xã hội học...

Tài liệu Tập bài giảng xã hội học

.PDF
219
230
97

Mô tả:

fBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ThS. Nguyễn Thùy Linh TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM (Lưu hành nội bộ) HÀ NỘI – NĂM 2017 ThS. Nguyễn Thùy Linh TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM (Tài liệu dùng cho hệ sư phạm Lịch sử) HÀ NỘI – NĂM 2017 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: NGOẠI GIAO VIỆT NAM TỪ THỜI KỲ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945).................................................. 8 1.1. Ngoại giao thời Ngô – Đinh – Tiền Lê..................................................................... 8 1.1.1. Thời Ngô – Đinh ............................................................................................... 8 1.1.2. Thời Tiền Lê.................................................................................................... 10 1.2. Ngoại giao thời Lý – Trần – Hồ ............................................................................. 14 1.2.1. Thời Lý ............................................................................................................ 14 1.2.1.1. Ngoại giao với nhà Tống ....................................................................... 14 1.2.1.2. Ngoại giao với Champa......................................................................... 18 1.2.2. Thời Trần......................................................................................................... 19 1.2.2.1. Ngoại giao với phong kiến Trung Hoa .................................................. 19 1.2.2.2. Ngoại giao với Champa ........................................................................ 27 1.2.3. Ngoại giao thời Hồ .......................................................................................... 29 1.3. Ngoại giao thời Lê .................................................................................................. 31 1.3.1. Ngoại giao giành độc lập trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ............................. 31 1.3.2. Ngoại giao thời Lê........................................................................................... 45 1.3.2.1. Ngoại giao với Trung Hoa .................................................................... 45 1.3.2.2. Ngoại giao với Ai Lao ........................................................................... 45 1.3.2.3. Ngoại giao với Champa......................................................................... 45 1.3.2.4. Ngoại giao với các nước khác ............................................................... 47 1.4. Ngoại giao thời Tây Sơn......................................................................................... 47 1.5. Ngoại giao thời Nguyễn ........................................................................................ 48 1.5.1. Ngoại giao thời Gia Long................................................................................ 48 1.5.1.1. Ngoại giao với Trung Hoa .................................................................... 48 1.5.1.2. Ngoại giao với Xiêm .............................................................................. 49 1.5.1.3. Ngoại giao với Chân Lạp ...................................................................... 49 1.5.1.4. Ngoại giao với các nước phương Tây ................................................... 49 1.5.2. Ngoại giao thời Minh Mạng ............................................................................ 50 1.5.2.1. Ngoại giao với Xiêm .............................................................................. 50 1.5.2.2. Ngoại giao với Vạn Tượng .................................................................... 50 1.5.2.3. Ngoại giao với Trung Hoa .................................................................... 50 1.5.2.4. Ngoại giao với các nước phương Tây ................................................... 51 1.5.3. Ngoại giao thời Thiệu Trị................................................................................ 53 1.5.3.1. Ngoại giao với Trung Hoa .................................................................... 53 1.5.3.2. Ngoại giao với Cao Miên ...................................................................... 53 1.5.3.3. Ngoại giao với các nước phương Tây: ................................................. 53 1.5.4. Ngoại giao thời Tự Đức .................................................................................. 55 1.5.5. Ngoại giao từ năm 1883 đến năm 1884 .......................................................... 61 Chương 2. NGOẠI GIAO VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 – 1954) ........................................................................................... 64 2.1. Thời kỳ bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng 1945 – 1946 ......................... 64 2.1.1. Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) ................................... 64 2.1.2. Sách lược ngoại giao hòa hoãn của Đảng ....................................................... 64 2.1.3. Ý nghĩa của sách lược ngoại giao hòa hoãn ................................................... 72 2.2. Thời kỳ từ sau hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đến toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) .................................................................................................................. 74 2.3. Thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) ................................... 78 2.3.1. Giai đoạn 1946 – 1949. ................................................................................... 78 2.3.2. Giai đoạn 1950 – 1953. ................................................................................... 87 2.3.3. Đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. ................................................................................... 93 2.3.3.1. Hoàn cảnh ........................................................................................... 93 2.3.3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương ....................................................... 96 Chương 3. NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) .............................................................................. 106 3.1. Đấu tranh ngoại giao giai đoạn 1954 – 1968........................................................ 106 3.1.1. Tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ ................................................. 106 3.1.2. Nhiệm vụ mới của dân tộc ............................................................................ 107 3.1.3. Đấu tranh ngoại giao sau hiệp định Giơnevơ ................................................ 108 3.1.4. Ngoại giao Việt Nam từ năm 1960 đến 1968 ............................................... 113 3.2. Đấu tranh ngoại giao từ 1968 đến 1972 ............................................................... 119 3.3. Hiệp định Paris năm 1973 .................................................................................... 137 Chương 4. NGOẠI GIAO VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015 ..... 142 4.1. Ngoại giao Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985 ............................................... 142 4.1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam sau năm 1975 .............................................. 142 4.1.2. Chủ trương đường lối đối ngoại của Đảng.................................................... 142 4.1.3. Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại sau năm 1975 .................... 143 4.2. Ngoại giao Việt Nam từ 1986 đến 2015 ............................................................... 145 4.2.1. Những biến đổi mới của thế giới................................................................... 145 4.2.2. Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới ..... 147 4.2.3. Những kết quả nổi bật của ngoại giao từ năm 1986 đến năm 2015 .............. 163 4.2.3.1. Bình thường hóa và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc .... 163 4.2.3.2. Đấu tranh phá bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Mỹ .......... 174 4.2.3.3. Cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN ... 183 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 206 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 210 LỜI NÓI ĐẦU Xưa nay, truyền thống ngoại giao của Việt Nam là hòa hiếu, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Chiến tranh là bất đắc dĩ, bởi không còn con đường nào khác bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, sau những cuộc chiến tranh ấy, vượt qua những mất mát đau thương, trên một tinh thần hòa hảo, khoan dung, Việt Nam lại mềm dẻo thực hiện chính sách ngoại giao tích cực và thân thiện. Có thể nói, ngoại giao Việt Nam là hồn của dân tộc, nó phản ảnh tính cách của dân tộc, đó là cách ứng xử khéo léo, tinh tế, linh hoạt nhưng vẫn cứng rắn vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Xưa kia, vua Hùng đã từng cử sứ thần vượt đường xa vạn dặm, đem chim quý biếu Chu Thành vương để tỏ lòng hòa hiếu. Vua Chu đã đáp lại bằng việc tặng lại sứ giả năm cỗ xe có kim chỉ nam để về nước khỏi lạc phương hướng. Tiếc thay, sau đó, đất nước trải qua cuộc xâm lược của quân Tần rồi đến nghìn năm bị các triều đại phương Bắc đô hộ. Trải dài thời kì phong kiến, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập và phát triển quốc gia, bên cạnh nền bang giao hòa hảo với các quốc gia láng giềng, là việc thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắn và quyết liệt để đối phó với các cuộc xâm lược từ thế lực bên ngoài. Đấu tranh quân sự luôn kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Nền ngoại giao không chỉ đơn thuần là ngoại giao hòa bình mà còn mang đậm tính chiến đấu. Sự kết hợp đó nhằm giữ vững nền độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Tới đầu thế kỉ XIX, khi các nước phương Tây đang lăm le dòm ngó và sau đó là xâm lược đất nước, ngoại giao “đóng cửa” đã khiến dân tộc Việt bị cô lập trước họng súng phương Tây. Ngoại giao mất đi sự tự chủ, phụ thuộc vào thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam không chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc, đòi quyền tự do dân chủ mà còn là đấu tranh để vươn ra thế giới bên ngoài. Cuộc đấu tranh giành độc lập kéo dài. Sự chuyển biến bắt đầu từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp đó, 15 năm vận động, Cách mạng tháng Tám thắng lợi, đưa đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây, Việt Nam sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới. Sau năm 1945, sự chuyển mình của ngoại giao gắn với vận mệnh dân tộc, phối hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược và mở cửa hội nhập với thế giới. Để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đường lối hay chính sách của một quốc gia bao giờ cũng gồm hai mặt: Đối nội và đối ngoại. Đường lối đó trước hết xác định bởi tính chất của chế độ kinh tế, xã hội, của quốc gia. V.I. Lênin nói: "Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội lẫn đối ngoại của nhà nước chúng ta đều có lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quyết định. Những luận điểm đó vốn là cơ sở toàn bộ của thế giới quan của những người Mácxit... đã được kinh nghiệm chứng thực"1. Hai mặt đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và dân tộc trong quốc gia và quan hệ giữa giai cấp, dân tộc trên trường quốc tế. Song, từng quốc gia lại thi hành chính sách thống nhất để thực hiện những lợi ích chiến lược của giai cấp cầm quyền ở trong nước và tạo điều kiện tốt nhất thực hiện lợi ích ấy trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại thống nhất với chính sách đối nội ở nội dung giai cấp, xuất xứ và phương hướng. Nói cách khác, chính sách đối nội và đối 1 Lênin (V.I) (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, trang 403-404. 5 ngoại của một quốc gia đều giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ, duy trì hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội hiện hành ở quốc gia đó. Lênin thường nhấn mạnh: Đem tách chính sách đối ngoại ra khỏi chính trị nói chung, hay hơn nữa, đem đối lập chính sách đối nội, đó là tư tưởng hoàn toàn sai lầm, không Macxit, không khoa học. Trong mối liên hệ trên, vai trò quyết định thuộc về chính trị đối nội, vì nó gắn trực tiếp, sâu sắc hơn với cơ sở hạ tầng kinh tế như V.I.Lênin đã khẳng định: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế". Chính trị đối nội quyết định nội dung, phương hướng chính trị đối ngoại, đặt yêu cầu cho chính trị đối ngoại. Tuy nhiên, chính trị đối ngoại có tính độc lập nhất định và tác động trở lại chính trị đối nội. Chính sách đối ngoại bao gồm mục đích, lợi ích của một quốc gia, phương pháp hoạt động của nó trên trường quốc tế. Phương pháp giải quyết các nhiệm vụ đối nội bằng cách Nhà nước nắm quyền lực chính trong xã hội. Điều đó không thể áp dụng được trên lĩnh vực đối ngoại. Trên sân khấu quốc tế không có một trung tâm quyền lực thống nhất, trái lại, sự tồn tại các hoạt động của nhiều Nhà nước mà về nguyên tắc thì các nhà nước này đều có quyền bình đẳng với nhau. Quan hệ giữa các nhà nước này với nhau được thực hiện thông qua các cuộc đấu tranh thương lượng, thông qua các hiệp định, thoả hiệp song phương hoặc đa phương. Mục đích và lợi ích của một quốc gia trong quan hệ quốc tế được thực hiện trước tiên thông qua quan hệ chính thức giữa các Chính phủ, nhưng đồng thời cũng thực hiện thông qua quan hệ kinh tế và văn hoá dưới sự bảo trợ của Chính phủ cũng như của các công ty, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi Chính phủ... Cuối cùng được thực hiện thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang này tuỳ thuộc vào tính chất giai cấp của nhà nước và chính sách đối ngoại mang tính chất mục đích xâm lược hay tự vệ. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ xưa, ông cha ta đã đánh giá cao vai trò của ngoại giao, đã kết hợp hết sức tài tình giữa đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao. Tiêu biểu là vua Lê Đại Hành trong kháng chiến chống Tống; nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên; đặc biệt là Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống Minh. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã đúc kết nên nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác ngoại giao, đó là: Kiên quyết giữ vững độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, giữ vững nguyên tắc: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "biết mình, biết người" để đưa ra mục tiêu chính sách kịp thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa chính sách đối nội và đối ngoại, đánh giá cao vị trí, vai trò đối ngoại, vai trò của nhân dân quốc tế, nhân tố bên ngoài đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tư tưởng của Người về đường lối cách mạng Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại đã dần dần hình thành, phát triển. Trong cuốn sách: "Phép dùng binh của Tôn Tử", Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Đánh hơn trăm trận, không phải là giỏi nhất. Giỏi nhất là không đánh mà quân địch phải thua. Cho nên dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba là đánh bằng binh. Điều này nói lên rằng, vào giai đoạn quyết định của cách mạng, ngoại giao phải là một mặt trận quan trọng ngang với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Trong quá trình kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của đế quốc, đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự nhằm mục tiêu cuối cùng là đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, trong đó đấu tranh quân sự là quyết định, đấu tranh ngoại giao phục vụ cho đấu tranh quân sự, cho phát triển lực lượng và phát huy thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: "Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn". Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam chính thức ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước 6 dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á mà người đặt nền móng là Hồ Chí Minh. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngoại giao trở thành "một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược và dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động ngoại giao đã gắn liền với các giai đoạn phát triển của cách mạng. Ngoại giao luôn thể hiện là vũ khí bảo vệ và phát huy thành quả, là một mặt trận đấu tranh góp phần tích cực giành và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước"2. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong đấu tranh cách mạng, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại. Phương thức ngoại giao được biểu hiện đa dạng, bao gồm: ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân, ngoại giao song phương, đa phương, ngoại giao phòng ngừa, ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung của Tập bài giảng, tác giả tập trung khai thác khía cạnh ngoại giao nhà nước của Việt Nam từ thời phong kiến độc lập đến năm 2015. Đã có nhiều công trình viết về ngoại giao Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Dựa trên các công trình của các tác giả đi trước, tập bài giảng “Lịch sử ngoại giao Việt Nam” dưới đây khái quát những nét nổi bật và hệ thống nền ngoại giao Việt Nam từ những năm đầu của nền phong kiến độc lập cho đến thời kì đổi mới. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng tập bài giảng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu xót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của người đọc để chỉnh sửa, bổ sung cho tập bài giảng hoàn thiện hơn! 2 Vũ Dương Huân (2001), Công tác đối ngoại với sự nghiệp cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 336. 7 Chương 1: NGOẠI GIAO VIỆT NAM TỪ THỜI KỲ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945) 1.1. Ngoại giao thời Ngô – Đinh – Tiền Lê 1.1.1. Thời Ngô - Đinh Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, đầu năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, cầm quyền trị nước, bỏ danh hiệu tiết độ sứ, dứt khoát cắt đứt quan hệ lệ thuộc các vương quyền phương Bắc. Ngô Quyền lập triều đình, đặt trăm quan, sau này sách sử ghi là Ngô Vương. Về đối ngoại, Ngô Quyền không giao thiệp với Nam Hán mà Ngô Quyền vừa đánh cho đại bại và cũng không liên hệ với nước nào trong "Ngũ đại thập quốc" lúc ấy. Nhưng Ngô Quyền cho phép những người Trung Quốc chạy loạn được sang sinh cơ lập nghiệp ở lãnh thổ do mình cai quản. Ngô Quyền cũng tiếp nhận những tướng sĩ Trung Quốc bị thất bại trong nội chiến xin sang trú ngụ ở nước ta. Một số tướng sĩ Trung Quốc được Ngô Quyền thu dung cho làm việc tại triều hoặc tại các địa phương. Ngô Quyền làm vua được 6 năm thì mất. Theo quy định thì con Ngô Quyền lên nối ngôi cha, nhưng em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha cướp ngôi vua. Dương Tam Kha làm vua được 6 năm. Tới năm 950, con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn cùng một số tướng cũ của Ngô Quyền nổi lên đánh úp, bắt được Dương Tam Kha. Năm sau (951), Ngô Xương Văn lên ngôi vua lấy hiệu là Nam Tấn Vương. Nhưng nạn sứ quân cát cứ các địa phương vẫn không xóa bỏ được mà ngày càng tăng. Trước tình hình trong nước rối ren, sợ nước ngoài xâm lược, năm 954 Ngô Xương Văn cho sứ sang giao hảo với Nam Hán . Vua Nam Hán lúc ấy là Lưu Thanh cho ngay sứ sang nhận ta là phiên thần, lại phong chức tiết độ sứ cho Ngô Xương Văn, âm mưu kiếm cớ xâm nhập tiến tới chiếm đóng nước ta. Được tin ấy, Ngô Văn Xương cho ngay người đi sang chặn sứ Nam Hán lại trước khi tới biên giới, và dọa sứ Nam Hán rằng: giặc biển đương làm loạn, đường đi rất khó, đừng sang mà chết. Sứ Nam Hán hoảng sợ quay về. Mộng bành trướng của Nam Hán tới đây chấm dứt. Ở nước ta, tình trạng sứ quân cát cứ kéo dài hơn 20 năm. Một trong thủ lĩnh 12 sứ quân là Đinh Bộ Lĩnh3 đánh tan các sứ quân khác, thống nhất được đất nước. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua. Khác với Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh lập hẳn một triều đại, lên ngôi hoàng đế, xưng là Minh Hoàng đế, đặt mình ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. Về quan hệ ngoại giao với phong kiến Trung Hoa thì từ thời Ngô đã không có. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, quan hệ ngoại giao với phong kiến Trung Hoa cũng chưa đặt ra ngay, vì Trung Hoa chưa chấm dứt được nạn “Ngũ đại thập quốc". Ở nước ta, trong khi Đinh Bộ Lĩnh tiến hành thống nhất đất nước thì Triệu Khuông Dận ở Trung Hoa cũng nổi lên dẹp loạn "Ngũ đại thập quốc". Năm 960, Triệu Khuông Dận diệt được nhà Hậu Chu - một triều đại cuối cùng của "Ngũ đại", nhưng còn "thập quốc". Triệu Khuông Dận lập nên triều Tống và tiếp tục thanh toán "thập quốc”. Năm 970, Tống Thái Tổ (tức Triệu Khuông Dận) tiến quân xuống phía nam đánh Nam Hán. Năm 971, Nam Hán bị diệt. Từ đấy biên giới Tống sát với nước ta. Tống đặt quan hệ giao hảo với nước ta, chưa có ý đồ gì khác, vì Trung Hoa chưa thống nhất, Tống còn phải lo đối phó với một số nước "thập quốc” ở phía bắc và phía đông. 3 Đinh Bộ Lĩnh là con của Đinh Công Trứ - một người bạn chiến đấu của Ngô Quyền, từ thời hai người còn là tướng thân cận của Dương Đình Nghệ. 8 Cho nên quan hệ buổi đầu giữa hai nước là hòa bình hữu nghị. Có điều đặc biệt trong đường lối, phong cách ngoại giao của Đinh Tiên Hoàng là ông vẫn làm vua, vẫn cầm quyền trị nước, nhưng trong các văn bản quan hệ ngoại giao thì Đinh Tiên Hoàng lại cho con trai là Đinh Liễn đứng tên, tức là ông cho con ông ra mặt giao thiệp với hoàng đế nhà Tống. Thái độ đó của Đinh Tiên Hoàng, triều Tống không bằng lòng. Tới năm 979, nhà Tống diệt được nước cuối cùng trong “thập quốc" là nhà Bắc Hán ở phía bắc, thống nhất được Trung Hoa rộng lớn. Do đấy, nhà Tống lúc này quân đông thế mạnh. Trong khi đó ở ta, cũng năm 979 vua Đinh Tiên Hoàng và con lớn là Đinh Liễn đều bị cận thần sát hại. Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, vua Tống âm mưu chuyện xâm lược nước ta. Quan hệ ngoại giao giữa nước ta và nhà Tống trở nên xấu. Khoảng những tháng đầu năm 980, viên quan Tống coi Ung Châu (tức miền Quảng Tây bây giờ) báo cáo về triều đình Tống tình hình sau: An Nam quận vương và con là Liễn đều bị giết, nước đã gần mất, có thể nhân lúc này đem quân địa phương đánh lấy được, nếu bỏ lúc này không mưu sự sợ mất cơ hội... Tống triều vội nắm lấy cơ hội. Sang tháng 8, vua Tống hạ lệnh cho các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Khích Thủ Tuấn (có sách viết là Hác Thủ Tuấn.), Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn... "họp quân bốn mặt, hẹn ngày cùng sang xâm lược". Khí thế quân Tống rất mạnh. Tháng 9, vua Tống cho đem thư sang hăm dọa nướcta, coi như một tối hậu thư. Đây là một văn kiện ngoại giao của kẻ xâm lược mà sử sách nước ta lần đâu tiên ghi lại. Đó là một văn kiện khá dài, lời lẽ rất thô bạo, hống hách. Có những đoạn viết: Nay thành triều ta, lòng nhân trùm muôn nước; cơ nghiệp thái bình kể cũng đã thịnh, điều lễ phân phong đã sắp sửa làm, muốn ngươi đến chầu cho ta được vui khỏe, mà ngươi khỏi cái tủi áp mặt vào góc nhà để làm rầy cho ta, khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước người, lúc ấy hối sao kịp. . . Người có theo về không? Chớ rước lấy tội lỗi. Ta đương chỉnh bị xe ngựa, quân lính, sắp sửu các thứ chiêng trống, nếu quy thuận thì ta tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ, tự người nghĩ lấy. Đe dọa ngoại giao như thế này không phải là một việc làm ngẫu nhiên mà là quốc sách của kẻ bành trướng, một bước mở đầu của chiến tranh xâm lược. Binh thư tối cổ và tối ưu của đường lối chiến tranh xâm lược rất coi trọng biện pháp "phạt giao"4(Binh pháp Tôn Tử. Thiên thứ ba: Mưu công). Nhưng nhà Tống đe dọa nước ta vô ích. Quân dân ta quyết không đầu hàng và sẵn sàng vũ lực bảo vệ đất nước. Lúc này trong nước, vua Đinh tuy còn nhỏ, nhưng có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm nhiếp chính, giữ chức Phó vương, trông nom mọi việc quân việc dân. Khi được tin nhà Tống chuẩn bị ra quân xâm lược nước ta, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cử tướng Phạm Cự Lạng làm Đại tướng quân để điều động quân sĩ và định kế hoạch ra quân đánh địch. Trước khi lên đường dẹp giặc, Đại tướng quân Phạm Cự Lạng cùng các tướng lĩnh quyết định làm một cuộc đảo chính vì lợi ích của nhà nước. Trong một buổi triều 4 "Phạt giao” có nghĩa là đánh bằng ngoại giao, tức là dùng ngoại giao để đe dọa, nạt nộ, lừa gạt người để bắt người phải hàng phục, phải cống nạp, phải chịu sự thống trị của mình. "Phạt giao" thành công thì khỏi phải vũ trang xâm lược. “Phạt giao" dù không hoàn toàn được như ý muốn thì cũng làm cho kẻ bị đe dọa phải e sợ, giảm sút tinh thần chiến đấu, khiến kẻ xâm lược đánh cướp nước người được dễ dàng, nhanh chóng. 9 đình đương họp, Phạm Cự Lạng cùng các tướng lĩnh nhung phục oai nghiêm, đem quân tiến thẳng vào triều. Tại giữa điện đình, Phạm Cự Lạng nói với mọi người: Nay chúa thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, mong lập được chút công thì ai biết cho. Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh giặc thì hơn. Trăm quan tại triều và Dương Thái Hậu mẹ vua nhỏ Đinh Toàn đều “vui lòng quy phục". Tháng 4 năm 981, cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lược bắt đầu. Quân Tống theo ba đường đánh sang ta. Một đường bộ vào Lạng Sơn (Có tài liệu viết đạo quân bộ vào theo cửa ải Thông Quốc ở Quảng Ninh ngày nay). Một đường thủy theo ven biển vào sông Bạch Đằng. Một đường thủy thứ hai vào Tây Kết. Nhưng trên cả ba đường hành quân, giặc đều bị quân ta đánh cho bại trận. Đạo bộ binh tiên phong của giặc đi tới Chi Lăng thì bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn. Chủ tướng quân tiên phong là Hầu Nhân Bảo bị quân ta bắt và giết chết. Đạo bộ binh đi sau khiếp sợ, quay đầu chạy về nước. Đạo thủy quân của giặc vào sông Bạch Đằng bị quân ta đánh bật ra, tan vỡ gần hết. Tướng thủy quân của giặc phải đem tàn quân chạy về Quảng Châu. Đạo thủy quân thứ hai của Tống bị quân ta đánh cho đại bại ở Tây Kết; quân sĩ “chết đến quá nửa, thây chất đầy đồng". Hai tướng giặc là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân bị quân ta bắt sống. Với trận Tây Kết, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất kết thúc. Quân ta đại thắng. Các tướng Tống chạy về nước đều bị vua Tống hành tội và giết chết. Chỉ có một tướng thoát tội xử tử, nhưng bị giáng chức. Cuộc chiến tranh xâm lược bị thất bại rất lớn là một đòn vào âm mưu xâm lược nhà Tống, khiến gần 100 năm sau, nhà Tống nhiều lần muốn xâm lược nước ta mà không dám tính đến việc đem quân sang đánh. Không những thế, nhà Tống còn phải nhượng bộ trước thái độ ngoại giao cứng rắn của Lê Hoàn và e dè cả trong quan hệ đối ngoại với con Lê Hoàn là Lê Long Đĩnh. 1.1.2. Thời Tiền Lê Người "vác núi lật biển" (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người Tống dùng để chỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự. Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt. Họ nhìn nhận Lê Hoàn như một nhân vật thật sự kiên cường, dũng mãnh, không biết sợ là gì, có thể làm những việc kinh thiên động địa. Đúng là Lê Hoàn giỏi về nhiều mặt: giỏi quân sự, giỏi nội trị, mà ngoại giao cũng rất giỏi. Riêng về ngoại giao, trong quan hệ với nhà Tống, Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng cứng rắn để hạn chế những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống. Sau khi đánh thắng quân Tống, Lê Hoàn chủ động cho sứ sang Tống. Trong thời gian từ năm 982 đến 985, sứ thần hai nước, nước ta và Tống thường qua lại, nhưng Lê Hoàn không đả động gì đến việc trả tù binh cho Tống. Mãi tới năm 986, tức 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Hoàn mới chấp nhận giải quyết vấn đề tù binh và báo cho nhà Tống biết. Cuối năm 986, vua Tống cho hai quan văn là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang nước ta để nhận tù binh và mang sắc vua Tống phong Lê Hoàn chức "Tiết độ sứ”. Sắc phong này chỉ có ý nghĩa là nhà Tống phải chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cầm quyền trị nước của ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế, Lê 10 Hoàn vẫn là hoàng đế của một nước độc lập, không phải tiết độ sứ của một địa phương nào của Tống. Lê Hoàn trao trả cho Tống những binh sĩ và hai tướng Tống bị bắt tại trận là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Năm sau (987), vua Tống lại cho Lý Giác sang sứ nước ta, sử không ghi rõ là sang về việc gì. Lý Giác là một văn thần, học vấn rộng, thơ văn giỏi. Lần này, muốn để cho sứ Tống thấy nước ta là một nước thi thư, có văn hiến, có nhiều nhân tài, nhiều trí thức, nên Lê Hoàn cử một nhà sư là Đỗ Thuận tham gia tiếp sứ. Thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, các nhà sư là tầng lớp có học thức nhiều hơn cả. Sư Đỗ Thuận giả làm một người "nhà đò" chở thuyền đi theo đoàn thuyền lên đón sứ Tống tại chùa Sách, ở hạ lưu sông Thương. Đoàn sứ nhà Tống đi đường bộ từ biên giới tới chùa Sách thì xuống thuyền đi đường thủy vào kinh thành Hoa Lư. Đoàn đón sứ của ta bố trí cho Lý Giác đi trên chiếc thuyền có nhà sư Đỗ Thuận mang danh chủ thuyền, cùng một vài quan lại của ta tham dự vào việc thù tiếp Lý Giác trên dọc đường đi. Có một buổi Đỗ Thuận cầm chèo đưa thuyền đi, Lý Giác đứng ở mạn thuyền, ngắm cảnh trời mây, sông nước, nhìn thấy hai con ngỗng bơi lội dưới sông liền ngâm hai câu thơ: Nga nga lưỡng nga nga Ngưỡng diện hướng thiên nha. Lái đò Đỗ Thuận ngâm tiếp theo ngay: Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba. Dịch: (Ngỗng ngỗng, hai con ngỗng . Ngửa mặt nhìn chân trời Nước xanh phô lông trắng Chèo hồng đẩy sóng xanh). Bốn câu của hai người hợp thành một bài thơ hay. Lý Giác rất khâm phục. Không phải chỉ khâm phục vì thấy một người lái thuyền biết làm thơ, họa thơ, ứng đối nhanh, mà còn khâm phục vì thấy mình ngâm hai câu có sẵn trong một bài thơ tứ tuyệt của một nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Lạc Tân Vương và thay đổi một vài chữ cho hợp với cảnh vật lúc ấy, vậy mà người lái thuyền Đại Việt ngâm tiếp ngay hai câu, lại chính cũng là hai câu cuối bài thơ của Lạc Tân Vương, và cũng thay đổi vài chữ cho thích hợp. Bài thơ của Lạc Tân Vương là: Nga, nga, nga Khúc hạng hướng thiên ca Bạch mao phù lục thủy Hồng chúy bát thanh ba Dịch: (Ngỗng, ngỗng, ngỗng Nghếch cổ lên trời kêu 11 Lông trắng phô nước biếc Chân hồng quẫy sóng xanh) Bốn câu thơ của Lý Giác và Đỗ Thuận hợp lại là: Nga nga lưỡng nga nga Ngường diện hướng thiên nha Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba Dịch: (Ngỗng ngỗng, hai con ngỗng . Ngửa mặt nhìn chân trời Nước xanh phô lông trắng Chèo hồng đẩy sóng xanh). Lý Giác rất khâm phục người lái đò thông minh, uyên bác, và qua tài trí của người lái đò, Lý Giác rất khâm phục trình độ văn hiến và tài năng của nhân dân ta. Như thế là việc nhà sư Đỗ Thuận chèo thuyền tiếp sứ đã đạt được mục đích của Lê Hoàn. Khi tới Hoa Lư, Lý Giác làm một bài thơ gửi tặng người lái đò thi sĩ. Trong bài thơ có câu "Thiên ngoại hữu thiên ửng viễn chiếu” (Ngoài trời lại có trời soi nữa), có ý nói: ngoài vị thiên tử của nhà Tống còn có vị thiên tử nữa ở Đại Việt. Sử cũ ghi rằng "Nhà sư Đỗ Thuận đem thơ này dâng vua. Vua đưa cho nhà sư Ngô Khuông Việt xem. Khuông Việt nói: "Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống ". Khi Lý Giác trở về nước, vào triều từ biệt Lê Hoàn, sử ghi "Lý Giác lạy ra về”. Đây là trường hợp hiếm có. Sứ thần phương Bắc sang nước ta, thường cậy mình là người thay mặt thiên tử, thiên triều, coi mình như ngang hàng vua, nên rất ngạo nghễ, hống hách, có khi bắt bẻ cả vua, nói gì đến lạy. Vậy mà sứ Tống đã lạy vua Lê Hoàn khi ra về vì Lý Giác rất mực khâm phục và tôn quý Lê Hoàn. Năm 990, vua Tống lại cho một đoàn sứ giả sang nước ta, mang chiếu thư của vua Tống phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “Đác tiến". Việc chỉ có thế mà nhà Tống phái một đoàn sứ giả đi, đứng đầu là Tống Cảo chánh sứ và Vương Thế Tác phó sứ. Hai viên chánh, phó sứ này tỏ ra ngạo mạn, hống hách. Chúng báo sang là ta phải cho thuyền sang đón chúng tại Liêu Châu (thuộc Quảng Đông). Để giữ giao hảo giữa hai nước, Lê Hoàn cho một tướng đem chín thuyền to và 300 quân sang Liêu Châu đón sứ. Thuyền đón sứ đi khoảng một tháng mới tới trạm tiếp sứ của ta đặt ở gần kinh thành Hoa Lư. Từ trạm tiếp sứ, sứ Tống nhìn ra thấy dưới sông thuyền chiến san sát, quân sĩ ta đương chèo thuyền, đánh chiêng trống, hò reo tập trận. Bên sườn núi gần kinh thành, cờ xí, khí giới rợp trời, quân sĩ binh phục sặc sỡ, đi lại tấp nập. Đây là một cách uy hiếp tinh thần sứ Tống ngay khi chúng mới tới. Công việc của sứ là đem một chiếu thư của vua Tống tới vua nướcta. Theo lễ nghi ngoại giao phong kiến, khi nhận chiếu thư của thiên tử nước lớn, vua nước ta phải lạy bức chiếu thư đó. Nhưng nhận chiếu thư của vua Tống, Lê Hoàn không lạy, sứ Tống cũng đành chịu. Mở tiệc chiêu đãi sứ thần nhà Tống, Lê Hoàn cho đặt yến tiệc tại bãi biển, để chủ và khách vừa ăn yến, vừa liên hoan múa hát, lấy trò bắt cá làm vui. Tổ chức chiêu đãi như thế là rất trọng thể, nhưng lại rất bất tiện khó xử cho sứ, ăn mất ngon. Vì trong 12 khi yến tiệc, Lê Hoàn tuy là vua, nhưng tự cởi mũ áo, bỏ giày, đi chân không lội xuống nước đâm cá. Các quan dự tiệc cũng cởi đai, mũ, đi chân không lội xuống nước tham gia trò đâm cá như Lê Hoàn. Mỗi khi có người đâm trúng cá thì mọi người hò reo nhảy múa. Sứ nhà Tống tại bàn tiệc trở nên lúng túng, không dám làm theo. Trong khi ăn uống, Lê Hoàn thường tự hát để mời rượu các sứ thần. Sứ nhà Tống đón cốc rượu mà không hát đáp lại được nên rất ngượng ngùng, không ăn uống được. Sau bữa tiệt ở bãi biển, một hôm Lê Hoàn cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến sứ quán, nói với sứ nhà Tống: Nếu ăn được, sẽ cho làm cỗ để mời. Sứ khiếp sợ, không dám nhận. Một buổi khác, Lê Hoàn cho dắt hai con hổ tới sứ quán để cho sứ thần vui chơi. Sứ càng sợ, không dám nhận. Khi Tống Cảo, Vương Thổ Tác xin phép về nước, Lê Hoàn bảo thẳng vào mặt sứ: Sau này có quốc thư thì nên để giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa. Khi về tới nước, bọn Tống Cảo phải tâu đúng như thế với vua Tống. Vua Tống bằng long. 5 năm sau (tức năm 995), tại miền biên giới giữa nước ta và nước Tống, đôi khi có những cuộc xung đột vũ trang nhỏ do quân địa phương gây nên. Theo báo cáo của quan lại nhà Tống ở Quảng Tây, Liêm Châu là Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu gửi vua Tống thì ta đã cho hơn 100 thuyền chiến sang đánh cướp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, gần biên giới nước ta, rồi lại cho hơn 5.000 hương binh đánh sang đất Ung Châu (Quảng Tây). Không rõ đó là những sự việc có thật hay quan lại nhà Tống ở vùng biên giới có ý vu cáo để gây chuyện với nước ta. Nhưng vua Tống bỏ qua những lời tâu ấy, không muốn có điều gì bất hòa với nước ta. Sau đó, bọn Trương Quan, vệ Chiêu Tiểu lại tâu dối vua Tống là vua Lê Hoàn đã bị mất ngôi, phải chạy ra hải đảo làm nghề cướp biển và cũng đã chết rồi. Vua Tống phải cho người đi dò xét xem hư thực thế nào thì thấy không đúng sự thật. Vua Tống cho đem hành tội bọn Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu. Vệ Chiêu Tiểu bị xứ chém; Trương Quan sợ, phát bệnh mà chết. Sau đó, vua Tống cho Lý Nhược Chuyết sang sứ nước ta, mang chiếu thư và đai ngọc tặng vua Lê Hoàn mong nước ta vẫn giữ quan hệ láng giềng tốt. Lê Hoàn nhận chiếu thư và đai ngọc một cách bình đẳng với thiên tử nhà Tống, chứ không làm lễ phiên thần. Năm 997, theo yêu cầu của Lê Hoàn, vua mới cửa nhà Tống là Tống Chân Tông phải hạ lệnh không cho sứ sang Việt Nam, mỗi khi có gì đưa sang Việt Nam thì chỉ cho quan đem đến biên giới rồi báo sang ta; ta cho người lên biên giới nhận. Từ đây cho tới khi Lê Hoàn mất, đôi khi chỉ có sứ nước ta sang Tống mà không có sứ Tống sang nước ta. Đây là một thắng lợi ngoại giao tỏ rõ sức mạnh của dân tộc ta vào thời kỳ Lê Hoàn làm vua và ưu thế của người Việt trong quan hệ đối ngoại thời đó. Đối với nhà Tống, quan hệ hòa hảo giữa hai nước vẫn giữ vững, nhưng chỉ mình sang nước người mà người không được sang nước mình, chấm dứt mọi hành động hống hách, hạch sách của sứ Tống đối với nước ta. Năm 1005 Lê Hoàn mất, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế, sách sử thường viết là Lê Đại Hành. Cuối năm 1005, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi, nhưng chưa đặt quan hệ với nhà Tống ngay, vì sau khi Lê Hoàn qua đời, vua chúa nhà Tống mưu tính đánh cướp nước ta. 13 Vua Tống cho viên tri châu Quảng Châu là Lăng Sách và viên an phủ sứ miền biển là Thiệu Việp tìm hiểu tình hình và chuẩn bị kế hoạch xâm lược nước ta. Sau hơn một năm liệu định phương lược, tháng 7 năm 1006, bọn Lăng Sách tâu lên vua Tống xin đem quân đánh nước ta và khẳng định: Nếu triều đình chuẩn y, xin lấy binh ở các châu Quảng Nam và cho thêm 5.000 quân tinh nhuệ ở Kinh Hồ, theo hai đường thủy bộ cùng tiến thì lập tức bình định được. Nhưng vua Tống không dám quyết. Sức mạnh của dân tộc ta thời Lê Hoàn trị nước vẫn làm cho vua Tống lo lắng. Vì vậy, nhà Tống và nước ta tiếp tục giao hảo. Năm 1007 Lê Long Đĩnh cho sứ sang biếu vua Tống một tê ngưu và đề nghị mấy điều: 1. Vua Tống cho vua ta một bộ áo giáp, mũ trụ trang sức bằng vàng. 2. Để người Việt Nam sang buôn bán tại Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh). Vua Tống nhận lời tặng áo giáp, mũ trụ cho Lê Long Đĩnh và nhận để người Việt sang buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Về con tê ngưu, vua Tống không muốn nhận, lấy lý do là tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ, muốn trả lại, nhưng vì giữ hòa hiếu, vua Tống để sứ nước ta về rồi mới cho đem con tê ngưu thả ra bãi biển. 1.2. Ngoại giao thời Lý – Trần – Hồ 1.2.1. Thời Lý 1.2.1.1. Ngoại giao với nhà Tống Năm 1010, nhà Lý thay nhà Lê lên cầm quyền nước ta. Lý Thái Tổ cho sứ sang giao hảo với nhà Tống. Triều thần nhà Tống có ý muốn từ chối, không nhận quan hệ với triều Lý, tức là có ý muốn kiếm chuyện với nước ta. Nhưng vua Tống do dự, nên nhà Tống vẫn tiếp nhận sứ ta. Tuy vậy, nhà Tống không thật tâm giao hảo vẫn để cho quan quân vùng biên giới thường xuyên lấn chiếm, cướp đất, cướp người, cướp của, nhiều cuộc giao tranh xảy ra tại biên giới. Năm 1014, một cuộc xung đột tương đối lớn xảy ra. Hai viên tướng nhà Tống là Dương Trương Huệ và Đoàn Kính Chi đem 20 vạn quân Hạc Thác (là thổ dân vùng Tả giang, Hữu giang, Quảng Tây), tiến sang đánh cướp vùng Cao Bằng. Vua Lý Thái Tổ cho quân lên đánh. Giặc tan ngay, hơn một vạn giặc chết tại trận. Quân ta bắt sống rất nhiều quân giặc và ngựa của chúng. Sau trận đánh này, vua Lý cho đem một trăm con ngựa trong số ngựa bắt được của giặc sang biếu vua Tống, vừa cố giữ giao hảo, vừa gián tiếp cảnh cáo trìêu đình Tống về những vụ xâm lấn mà quân Tống gây ra. Vua Tống hạ lệnh cho quan lại các địa phương phải đón tiếp sứ nước ta thật chu đáo và chính vua Tống cũng tiếp sứ ta rất trọng hậu. Năm 1028, nhà Tống lại cho quân cướp phá vùng châu Lạng. Thủ lĩnh người Tày vùng châu Lạng là Thân Thừa Quí đem quân đánh đuổi giặc sang tận đất Tống, giết tướng Tống và bắt nhiều quân Tống. Viên quan Tống coi Ung Châu phải cầu hòa, khi đó Thân Thừa Quí mới rút quân về . Năm 1034, quan lại nhà Tống dụ dỗ bọn Trần Công Vĩnh ở vùng biên giới đem 600 dân chạy sang theo Tống. Vua Lý Thái Tổ cho hơn một nghìn quân sang đất Tống đuổi bắt. Thấy quân ta sang, vua Tống sợ chiến tranh xảy ra, phải hạ lệnh cho quan lại địa phương trả lại ta bọn Trần Công Vĩnh và hơn 600 dân. Năm 1050, viên quan Tống ở Ung Châu dụ dỗ bọn tù trưởng ở châu Tô Mậu của ta đem hơn ba nghìn dân sang với Tống và Tống cho đưa cả vào thành Ung Châu. Vua Lý Thái Tông cương quyết đòi lại Vua Tống buộc phải cho đem trả tất cả hơn ba nghìn người mà bọn quan lại nhà Tống đã dụ dỗ . 14 Năm 1059, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ một số dân vùng châu Lạng sang Tống. Thân Thiệu Thái là phò mã nhà Lý, cai quản vùng châu Lạng, được lệnh triều đình đưa quân lên vùng biên giới đòi nhà Tống trả lại dân. Tướng Tống ở Ung Châu là Tống Sĩ Nghiêu đem quân đánh sang châu Lạng, bị quân ta do Thân Thiệu Thái chỉ huy đánh cho đại bại. Tướng giặc Tống Sĩ Nghiêu phải đem tàn quân chạy về nước. Tướng nước ta đưa quân vào đất Tống giết chết Tống Sĩ Nghiêu. Triều đình Tống cho viên quan coi Quế Châu là Tiêu Cố đem quân xuống tăng viện cho vùng Ung Châu, cùng viên quan coi Ung Châu là Tiêu Chú và các tướng Tống ở Ung Châu phải quyết chiến, đánh lui kỳ được quân ta. Quân ta lại từ biên giới tiến thêm sang. Cả Ung Châu náo động. Các tướng Tống phải xin thêm 3.000 quân thiện chiến ở Kinh Hồ xuống cứu viện. Thân Thiệu Thái vẫn rầm rộ tiến quân lên Ung Châu, bắt sống tại trận viên chỉ huy quân Tống là Dương Bảo Tài và nhiều quân giặc, trâu, ngựa... Triều đình Tống hoảng sợ, Vua Tống cách chức hai viên quan coi Quế Châu và Ung Châu là Tiêu Cố và Tiêu Chú, cho một viên triều thần là Dư Tĩnh làm an phủ sứ đem thêm quân xuống Ung Châu cùng các tướng Tống tại đây lo tính việc bảo vệ Ung Châu. Vua Lý cho quân tăng viện sang đất Tống. Thanh thế quân ta trên đất Tống càng mạnh. Các tướng Tống ở Ung Châu bất lực. Triều đình Tống phải xin thương lượng với ta. Các tướng Tống ở Ung Châu là bọn Dư Tĩnh, Lý Sự Trung phải chủ động nhận lỗi với ta rằng những cuộc xung đột ở biên giới là do các tướng Tống ở biên giới gây ra, đề nghị ta cử người cùng thương lượng giải hòa. Thấy nhà Tống không còn hống hách, phải xin lỗi cầu hòa, triều đình nhà Lý chấp nhận thương lượng, lệnh cho Thân Thiệu Thái đem quân về, cho đại học sĩ Phí Gia Hựu sang Tống hội thương. Trong cuộc thương lượng, tướng Tống là Dư Tĩnh đề nghị ta trả lại tướng Dương Bảo Tài và các binh sĩ nhà Tống bị ta bắt. Dư Tĩnh được lệnh vua Tống đem nhiều tiền bạc tặng Phí Gia Hựu để mong được như ý. Nhưng đề nghị của Tống không được chấp nhận. Bên ta chỉ đồng ý không đưa quân vào đất Tống, nhưng cương quyết giam giữ trừng trị bọn Dương Bảo Tài, để trả đũa việc nhà Tống dụ dỗ, lừa bắt dân ta ở vùng biên giới. Nhà Tống đành phải chịu. Năm 1062, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ người Tày là Nông Tôn Đán ở phía tây bắc Cao Bằng đem dân, nhường đất, theo về Tống. Nhà Tống lấy vùng đất ấy đặt thành châu Thuận An và bổ dụng cha con Nông Tôn Đán làm quan của nhà Tống. Không chịu mất đất mất dân, vua Lý Thánh Tông cho phò mã Lê Thuận Tôn, người dân tộc thiểu số là châu mục châu Phong đi sứ sang Tống đòi đất, đòi dân. Nhà Tống buộc lòng phải trả ta vùng đất ấy, nhưng không trả dân và giữ cha con Nông Tôn Đán làm quan cho Tống. Ta không cho sứ đi đòi nữa, nhưng cho quân đi đánh đồn, lấy lại tất cả những vùng đất ở biên giới đã bị lấn chiếm; nhà Tống đành chịu. Nhưng trong những năm sau đó, quan hệ với nhà Tống ngày càng căng thẳng. Cuối năm 1073, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ Nông Thiện Mỹ, một thủ lĩnh vùng gần Thất Khê (Cao Bằng ngày nay) đem 700 dân chạy sang theo Tống. Đầu năm 1075, triều đình nhà Lý viết thư sang triều đình Tống đòi Tống trả lại ta Nông Thiện Mỹ và 700 dân, Tống không trả lời. Bởi lẽ nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta và Quảng Tây là trung tâm chuẩn bị chiến tranh. Triều đình Tống dồn nhiều tiền của, công sức, binh lính, quân trang, quân dụng cho Quảng Tây. Triều đình nhà Lý và danh tướng Lý Thường Kiệt quyết đánh trước, phá tan những căn cứ chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống ở Quảng Tây và Quảng Đông. Chỉ có thế mới xóa bỏ được ý đồ xâm lược của Tống. 15 Trước khi tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho truyền “Lệ bố" đi khắp miền Quảng Đông, Quảng Tây5. Lệ bố của Lý Thường Kiệt truyền đi, được nhân dân Tống hoan nghênh. Cho nên khi quân Lý Thường Kiệt tiến vào nội địa Tống, người dân Tống không hoang mang, không sợ chạy, không chống đối cuộc hành quân của ta. Sau khi đã truyền lệ bố đi các nơi và biết chắc dân Tống không phản đối cuộc hành quân của ta, quân ta từ nhiều ngả tiến vào đất Tống. Quân ta chiến thắng liên tiếp, lần lượt tiêu diệt hơn 10 căn cứ quân sự của Tống ở Quảng Tây. Cuộc hành quân của ta trên đất Tống làm cho triều đình nhà Tống hoang mang lúng túng và quân tướng Tống ở miền nam nước Tống thua thiệt nghiêm trọng. Sau khi hạ thành Ung Châu và giành nhiều thắng lợi lớn trên đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về nước. Mùa thu năm 1076, sau khi đem quân từ Quảng Tây về, Lý Thường Kiệt cho đắp ở bờ sông Cầu một khúc đê cao như bức thành đất, dài gần 7 vạn bước (khoảng 30 kilômét), chạy dài từ bến đò sông Như Nguyệt tới chân núi Nham Biền. Bên ngoài đê, đóng cọc tre mấy lớp để làm giậu, giữ lấy chân đê . Toàn bộ khúc đê cao này là một chiến lũy kiên cố để chặn đánh địch, không cho chúng qua sông Cầu tiến vào Thăng Long. Những ngày đầu năm 1077, tướng Tống là Quách Quỳ đem đại quân vượt biên giới tiến sang ta. Sau 10 ngày hành quân rất chật vật, ngày 18 tháng 1 năm 1077, quân Tống mới tới bờ bắc sông Cầu, nhưng không sang được vì không có thuyền. Đối diện với quân Tống bên bờ bắc là phòng tuyến kiên cố của ta ở bên bờ nam và có đại quân ta đóng ngay tại phòng tuyến. Quân Tống nửa đêm bắc cầu phao qua sông, đánh sang bờ nam. Quân ta kiên quyết chống lại. Giữa lúc chiến sự diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ khích lệ tướng sĩ: Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên đinh phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 5 "Lệ bố": "Lệ" là để ngỏ, “bố” là bố cáo. Lệ bố là những tờ hịch nói công khai cho dân chúng biết. Nội dung các lệ bố nhằm mấy điều: 1. Nói rõ mục đích cuộc hành quân của ta không phải là để cướp nước hại dân. 2. Vạch rõ những sai trái, ngang ngược của triều đình nhà Tống và quan lại Tống đối với nước ta. 3. Kể tội tể tướng Tống là Vương An Thạch và triều đình Tống đã dùng “tân pháp” để đàn áp, bóc lột nhân dân Tống. 4. Nêu cao ý nghĩa cuộc hành quân của ta không phải chỉ vì lợi ích của ta mà còn vì lợi ích của nhân dân Tống. Có lệ bố viết cụ thể: "… Nay bản chức vâng lệnh Quốc vương, chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp tan làn sóng yêu nghiệt, làm phân rõ đất đai nhưng không phân biệt dân chúng.... … Ta nay ra binh cứu dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền đi để mọi người biết. . . " Có lệ bố nêu lý do cuộc hành quân của ta: "Có những dân làm phản trốn sang Tống. Các quan Tống dung nạp và giấu đi. Ta đã cho sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì thế, quân ta tới đuổi bắt nhưng dân trốn ấy...”. 16 Nhữ đẳng hành kham thủ bại hư. Dịch là: Sông núi nước Nam, Nam đế ở Điều này sách trời đã ghi rõ Giặc càn sao vẫn sang xâm phạm Bay phải chịu đòn thất bại to Được động viên, quân ta đánh càng mạnh. Quân giặc thiệt hại rất nặng. Sau trận đánh này, quân Tống bị quân ta vây chặt ở bờ bắc sông Cầu trong 40 ngày liền. Quân Tống sang Đại Việt 10 vạn, bị chết 8 vạn, chỉ còn 2 vạn; 20 vạn phu cũng chết một nửa, 1 vạn ngựa thì còn hơn 3 nghìn. Lương ăn cũng đã cạn. Quân Tống ở thế không thể tiếp tục chiến tranh được nữa. Biết quân Tống đã cùng đường, Lý Thường Kiệt mở đường cho giặc: "Dùng biện sĩ để bàn hòa, khiến tướng giặc phải buông vũ khí, quân ta đỡ tốn xương máu mà giữ yên xã tắc” và đưa tin: "Rút quân về thì giao hảo". Tướng Tống là Quách Quỳ buộc phải nhận lời Lý Thường Kiệt, xin rút quân về nước. Tuy đình chiến, nhưng quân Tống vẫn sợ; mấy vạn người nửa đêm ù té chạy khỏi chiến trường, không dám để quân ta biết. Thấy thế, quân ta không truy kích, để cho quân Tống rút chạy an toàn. Thế nhưng, dọc đường chạy về nước, chỉ huy quân Tống để một số tướng sĩ ở lại chiếm giữ mấy châu vùng biên giới của nước ta. Biết vậy, nhưng nhà Lý không cho quân đuổi theo đánh chiếm lại ngay. Ta chủ trương để cho đạo quân Tống xâm lược rút về nước, chấm dứt chiến tranh, sau sẽ thu hồi những vùng đất giặc còn giữ bằng đàm phán ngoại giao kết hợp với uy hiếp quân sự. Khi quân Tống đã rút đi, Lý Thường Kiệt cho quân lên thu hồi bốn châu vùng biên giới mà quân Tống còn chiếm đóng. Thấy quân ta tới, quân Tống ở đây cũng rút hết. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc, nhà Tống không muốn trả. Lý Thường Kiệt một mặt cho quân đóng uy hiếp bên ngoài Quảng Nguyên, phao tin sẽ đánh vào Quảng Nguyên, một mặt cùng triều đình cho sứ sang Tống đàm phán. Đầu năm 1078, một sứ bộ của nhà Lý do Đào Tôn Nguyên dẫn đầu đem 5 con voi tặng vua Tống và đòi lại châu Quảng Nguyên. Tháng 10 năm 1078, sứ bộ Đào Tôn Nguyên tới Kinh đô nhà Tống, vào gặp vua Tống. Vua Tống nhận lời trả lại châu Quảng Nguyên cho Đại Việt khi Đại Việt trả lại cho nhà Tống những tù binh ta đã bắt trên đất họ và trên chiến trường nước ta. Triều đình nhà Lý nhận lời trả tù binh cho nhà Tống. Cuối năm 1079, nhà Lý trả cho nhà Tống 221 tù binh. Vua Tống đành phải bằng lòng và chỉ thị cho quan lại của họ ở Quảng Tây phải nhận tù binh và trả Quảng Nguyên cho ta. Trong triều đình có một bộ phận chê trách, mỉa mai vua Tống: Nhân tham Giao Chỉ tượng Khước thất Quảng Nguyên kim. Dịch là: Vua tham voi Giao Chỉ Nên mất vàng Quảng Nguyên. Thật ra vua tôi triều đình Tống lúc ấy không bằng lòng. Nhưng thế không lấy được, đành phải trả. Không những phải trả những đất mới chiếm giữ trong chiến tranh, mà mấy năm sau, vì nhà Lý đòi nhiều quá, nên nhà Tống còn phải trả cho Đại Việt tất 17 cả vùng đất sáu huyện gần biên giới mà nhà Tống đã chiếm đoạt từ trước khi có chiến tranh. 1.2.1.2. Ngoại giao với Champa Từ khi nhà Lý mới thành lập, Đại Việt và Champa bắt đầu chủ trương thông sứ và giao hảo với nhau sự kiện ghi nhận đầu tiên là việc nước Champa sang tặng sư tử vào năm 1011, ngay sau khi mà Vua Lý Thái Tổ lên ngôi. Thế nhưng không lâu sau không biết tại sao mà vua Lý Thái Tổ lại sai quân đánh Champa, cụ thể: năm 1020, Vua Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chăm Pa ở trại Bố Chính thẳng đến núi Long Tị, chém được tướng Chiêm Thành là Bố Linh tại trận, người Champa chết đến quá nửa. Trong những thập niên tiếp theo, quan hệ hai nước trở nên tạm bình yên và không những cuộc xung đột như trước kia nữa, Champa lại thường sang quy phục Nhà Lý giữ quan hệ giao hảo với nhau. Nhưng ít lâu sau đó chiến sự giữa hai bên lại bùng phát khi vua Champa là Simhavarman II (Sạ Đẩu) đưa quân sang xâm lấn biến giới Đại Việtvào năm 1043. Đó chính là điều kiện để vua Lý Thái Tông quyết định chinh phạt Champa vào năm 1044. Nguyên nhân của cuộc chiến này xuất phát từ việc Champa xâm lấn biên giới và từ đã lâu không có quan hệ giao hảo với Đại Việt: “Tiên đế mất đi, đến nay đã được 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một người sứ thần nào sang là cớ gì? Hay uy đức của Trẫm không đến họ chăng? Hay họ cậy có núi sông hiểm trở chăng? Các quan đáp: Bọn thần cho là đức của bệ hạ tuy có đến, nhưng uy thì chưa rộng thôi. Sao thế? Là vì từ khi bệ hạ lên ngôi đến giờ, nó trái mệnh không đến chầu, bệ hạ chỉ bố đức ban ơn để vỗ về, chưa từng ra oai dùng võ để đánh, không phải cách làm cho người xa sợ oai. Bọn thần e rằng các chư hầu khác họ trong nước, đều như Chiêm Thành cả, không những một người Chiêm Thành mà thôi”6. Vì thế vua Lý Thái Tông đã quyết định đánh Chiêm Thành và giành thắng lợi. Sau trận chiến năm 1044 thì Champa thường sai sứ sang cống Đại Việt 1055, 1068. Nhưng cũng trong năm 1068 phía Champa lại sang tấn công biên giới Đại Việt. Lúc này vua Lý Thánh Tông đang trị vì, ông vua mà nổi tiếng với các hành động, chính sách liên tục nhầm tăng cường sức mạnh quân sự cho Đại Việt chính vì thế đó là điều kiện để vua Thánh Tông phát binh chinh phạt Champa để trừng phạt Champa vào năm 1069. Năm 1073 vua Lý Thánh Tông băng hà, hoàng tử Càn Đức lên ngôi tức vua Lý Nhân Tông. Khi Lý Nhân Tông vừa lên ngôi đã phải găp phải một liên minh quân sự của Tống – Champa – Chân Lạp âm mưu xâm lược Đại Việt. Quân Tống tập trung quân ở biên giới, thuyền bè trên biển và chuẩn bị đánh Đại Việt, cuộc kháng Chiến chống Tống của nhân dân Đại Việt bùng nổ. Cũng trong khoảng thời gian đó, năm 1074 vua Rudravarman III (Chế Củ) mất, ngay sau đó Harivarman IV nối ngôi. Vừa lên ngôi, Chế Củ đã phải đối mặt với cuộc viễn chinh từ phương Bắc của Lý Thường Kiệt năm 1075. Năm 1080 Harivarman IV truyền ngôi cho con ông là hoàng tử Văk, ông lên ngôi lấy hiệu là Indravarman II. Ngay sau khi nắm quyền, vua Indravarman II lại tái lập bang giao với Trung Hoa và gửi lể vật sang cống Đại Việt các năm 1091, 1095, 1102. 6 Đại Việt sử kí toàn thư, Tr.305 18 Thời gian này nhìn chung thì các cuộc chiến quy mô giữa hai nước không còn nữa nhưng về phía Champa do đã suy yếu với các cuộc chiến tranh và đặt biệt là các cuộc căng thẳng với Chân Lạp trong thế kỷ XII, nhưng không lúc nào Champa từ bỏ quyết tâm “báo thù” và giành lại những phần đất đã bị vua Thánh Tông chiếm vào năm 1069. Chính vì thế lúc này chủ trương của Champa là vừa thông sứ liên tục để tỏ ra thần phục và thân thiện với Đại Việt, nhưng khi nào có điều kiện là lại phát quân đánh Đại Việt. Về phía Đại Việt thì cứ mỗi lần mà phía Chăm Pa có biến như các lần họ sang cướp phá vào năm 1074, 1103,1266 thì vua Lý lại cử các tướng quân đi đánh, dẹp Chăm Pa ổn định tình hình biên giới, chủ hòa là chính. Nhìn chung, trừ những năm xảy ra xung đột ở biên giới, quan hệ giữa Đại Việt và Champa ngày thân thiện. Vua Champa cho sứ đem nhiều sản vật quý hiếm biếu nhà Lý. 1.2.2. Thời Trần 1.2.2.1. Ngoại giao với phong kiến Trung Hoa Ở nước ta, đầu thế kỷ XIII, nhà Trần lên cầm quyền thay thế nhà Lý, quan hệ đối ngoại với nhà Tống vẫn tiếp tục bình thường, mặc dầu có dấu hiệu trục trặc lúc ban đầu. Nhà Trần được thiết lập đầu năm 1226. Nhà Tống không chấp nhận quan hệ ngoại giao với nhà Trần, ý muốn kiếm chuyện, nhưng còn do dự, vì sự thất bại của nhà Tống thời Lý Thường Kiệt còn ám ảnh vua tôi nhà Tống. Năm 1229, Trần Thái Tông cho sứ sang Tống cầu phong. Nhà Tống không đáp lại. Nhà Trần không có quan hệ gì thêm. Nhưng Tống cũng không yên ổn để có thái độ trịch thượng lâu dài đối với nước ta. Đến năm 1232, người Mông Thát đã bắt đầu đánh chiếm, mở rộng lãnh thổ, lập nên triều đại nhà Nguyên. Trước hết họ đánh phá nước Kim, lúc ấy là một nửa lãnh thổ Trung Hoa về phía bắc. Năm 1234, Mông Thát chiếm đóng cả nước Kim và bắt đầu đe dọa nước Tống, lúc ấy là nửa phía nam Trung Hoa. Năm 1234, Mông Thát cho hai đạo quân tiến đánh Tống, một đạo đánh xuống Tương Dương, Phàn Thành; một đạo tiến xuống Thành Đô (Tứ Xuyên). Đầu năm 1236, Mông Thát đánh Thành Đô. Cuối năm 1236, nhà Tống phải đặt quan hệ giao hảo với nhà Trần, họ cho sứ mang các thư phong vương cho vua Trần. Cuối năm 1240, giặc cướp trên đất Tống tràn qua biên giới vào vùng Lạng Giang (tức Lạng Sơn) giết người cướp của. Viên quan trấn thủ Lạng Giang đưa tin cáo cấp triều đình. Đây chưa phải là giặc Mông Thát mà là người nước Tống. Triều đình nhà Trần có thái độ và phương hướng xử trí khôn khéo, cương quyết không dung thứ mọi hành động xâm lấn từ bên ngoài, bất luận kẻ xâm lấn là ai. Sử cũ ghi: "Nhà vua sai thị thần là Bùi Khâm đi trù liệu sắp xếp việc này", "đi chỉnh lý công việc biên thùy ở mặt bắc". Thực chất của sự việc là Bùi Khâm được lệnh cầm quân lên Lạng Giang dẹp giặc và củng cố biên phòng. Một năm sau (1241), một bộ phận giặc cướp bên Tống lại tràn sang cướp phá miền biên giới Đại Việt. Triều đình nhà Trần cho đốc tướng Phạm Kính An đem quân lên biên giới dẹp yên. Chính vua Trần lúc ấy là Trần Thái Tông cũng tự cầm đầu một đạo quân, theo đường thủy tiến ra vùng biển Quảng Ninh. Vua Trần đưa quân vượt biên thùy, sang hẳn đất Tống để đánh giặc cướp trên suốt một dải ven biển, từ trại Vĩnh Bình lên Khâm Châu, Liêm Châu rồi mới trở về. Hành động quân sự này của vua Trần vừa giúp Tống đánh dẹp giặc cướp, bảo đảm an ninh miền biên giới nước ta vừa tạo điều kiện cho vua Trần và các tướng lĩnh đi cùng hiểu sâu hơn tình hình quân dân Tống, thấy được tận mắt khả năng tiến triển của cuộc chiến tranh Mông - Tống, từ đó định ra sách lược của ta để đối phó với cả hai bên Mông và Tống, khi chiến tranh lan tới biên giới nước ta. 19 Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng xấu. Quan lại nhà Tống vùng này bất lực. Quân ta rút về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên giới nước ta. Nhà Trần thấy cần phải hành động mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Năm 1242, vua Trần cho tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất Tống, cách biên giới nước ta chừng vài chục kilômét. Khi quân của triều đình nhà Tống xuống đảm nhiệm được việc giữ gìn trật tự miền biên giới thì quân ta rút về. Do đấy miền biên giới nước ta và Tống tạm yên. Nhưng miền biên giới nước ta giáp Vân Nam thì dần dần biến động nghiêm trọng. Vân Nam thời đó chưa phải là đất Trung Hoa, mà là lãnh thổ của một số dân tộc độc lập, trong đó có nước Đại Lý ở liền sát biên giới nước ta. Giữa ta và Đại Lý trải mấy trăm năm, quan hệ biên giới được duy trì tốt. Nếu Mông Thát đánh chiếm Đại Lý thì miền biên giới nước ta giáp Đại Lý sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Mà Đại Lý mất nước là điều không tránh được. Quân Mông Thát đánh Vân Nam từ năm 1253. Tới năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây bắc. Ngay năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam, tướng Mông Thát là Ngột Lương Hợp Thai vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa ngoại giao để mở đường xâm lược nước ta. Tháng 9 năm 1257, sứ của Ngột Lương Hợp Thai tới trước cửa ải nước ta, chủ trại ở Quy Hóa là Hà Khuất cho chạy trạm về triều tâu là có sứ Nguyên tới. Được tin báo, triều đình nhà Trần lệnh cho sứ nhập cảnh và đưa sứ vào triều. Thấy sứ đi không về, Ngột Lương Hợp Thai cho sứ sang ta lần thứ hai, hy vọng có thể đe dọa dụ hàng được ta, để chúng đỡ hao binh tổn tướng. Nhưng sứ đi lần thứ hai, tới được Thăng Long, cũng bị tống giam như lần thứ nhất. Thấy thất bại về ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai quyết định tiến công quân sự Đại Việt. Nhưng, khi đưa quân tới biên giới, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang lần nữa. Lần này tập trung quân ở biên giới làm áp lực cho đe dọa ngoại giao, thế nhưng sứ giả của nhà Mông Cổ sang ta lần thứ ba cũng không gì may mắn hơn, cũng bị đưa vào giam trong ngục như những sứ giả của hai lần trước. Đe dọa ngoại giao thất bại, không có kết quả gì mà lại mất người, mất cả uy danh, Ngột Lương Hợp Thai đưa quân vượt biên giới Vân Nam đánh sang nước ta. Nhà Trần chủ trương để cho giặc vào thẳng Thăng Long. Nhưng tuy vào được Thăng Long mà giặc lại khiếp sợ. Đưa quân vào đóng trong một kinh thành trống rỗng, không người, không lương ăn, là họa lớn của các đạo quân viễn chinh xâm lược. Chúng phải đưa quân ra đóng ở ngoài thành Thăng Long. Nhưng dù ở trong thành hay ngoài thành, giặc cũng đã sa vào cái thế cô quân trong một vùng thành không, nhà trống. Lương ăn năm bảy ngày đã cạn. Lương cạn thì quân đói. Quân đói thì không còn làm gì được nữa. Ngột Lương Hợp Thai phải từ bỏ mọi mưu đồ quân sự, phải vận dụng ngoại giao cầu hòa, để được đem quân an toàn trở về nước. Triều đình nhà Trần không chấp nhận lời cầu hòa, cho trói sứ đuổi về trại. Quân ta tổ chức một trận tập kích lớn, đánh vào toàn bộ quân của Ngột Lương Hợp Thai. Quân Mông Cổ không chống đỡ nổi, thiệt hại nặng, phải dồn toàn lực đem tàn quân chạy về nước. Ngay sau khi đem quân từ Thăng Long chạy về tới Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam. Và mặc dù hòa hoãn với quân Mông 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất