Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tạo hình và trang trí trên bàn thờ phật bằng đá (chùa việt nam cuối thế kỷ xiv)...

Tài liệu Tạo hình và trang trí trên bàn thờ phật bằng đá (chùa việt nam cuối thế kỷ xiv)

.PDF
248
100
131

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Biển TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ TRÊN BÀN THỜ PHẬT BẰNG ĐÁ (CHÙA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIV) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2017 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Biển TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ TRÊN BÀN THỜ PHẬT BẰNG ĐÁ (CHÙA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIV) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Thị Thanh Mai Hà Nội – 2017 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá (chùa Việt Nam cuối thế kỷ XIV) là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tƣ liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Trần Thị Biển 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TẠO HÌNH, TRANG TRÍ TRÊN BÀN THỜ PHẬT BẰNG ĐÁ CUỐI THẾ KỶ XIV 1.1. Cơ sở lý luận về tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá 1.3. Giới thuyết khái niệm “tạo hình” “trang trí” “bàn thờ Phật” 1.4. Khái quát lịch sử chùa có bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV Tiểu kết Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ TRÊN BÀN THỜ PHẬT BẰNG ĐÁ CUỐI THẾ KỶ XIV 1 3 4 5 15 15 22 33 43 48 49 2.1. Đặc điểm tạo hình trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV 50 2.2. Đặc điểm trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV 60 2.3. Đặc điểm kỹ thuật thể hiện trên bàn thờ Phật bằng đá cuối TK XIV Tiểu kết Chƣơng 3: NHỮNG BÀN LUẬN, ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ TRỊ TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ TRÊN BÀN THỜ PHẬT BẰNG ĐÁ CUỐI THẾ KỶ XIV 3.1. Bàn luận về sự tƣơng đồng, khác biệt trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV và bàn thờ Phật khác 3.2. Đánh giá về giá trị tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam Tiểu kết KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 94 101 103 103 125 137 139 145 146 159 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT B Bảng BTP Bàn thờ Phật BV Bản vẽ CĐ Cổ đại D Dịch ĐH Đại học ĐVSKTT Đại Việt sử ký toàn thƣ H Hình HCM Hồ Chí Minh KHXH Khoa học xã hội NCMT Nghiên cứu mỹ thuật NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sƣ PL Phụ lục TH Tạo hình TK Thế kỷ TL Tƣ liệu TP Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ VHDT Văn hóa dân tộc VHTT Văn hóa thông tin VMT Viện Mỹ thuật X Xã 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 2.1. Kích thƣớc hình rồng trên bàn thờ Phật bằng đá 64 2.2. Kích thƣớc hình sƣ tử, hổ trên bàn thờ Phật bằng đá 70 2.3. Kích thƣớc hình hƣơu, cá hóa rồng trên bàn thờ Phật bằng đá 74 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việt Nam có một nền văn hóa Phật giáo phong phú, đạt đến trình độ thẩm mỹ cao cũng nhƣ giá trị nhân văn lớn. Có thể nhận thấy tinh thần Phật giáo còn hiện diện trên nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, trang trí qua các giai đoạn lịch sử. Thời kỳ nhà Trần (TK XIII - XIV) là một thời kỳ con ngƣời đã biết khai thác các giá trị truyền thống của dân tộc cũng nhƣ đạo Phật, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của đa số quần chúng nhân dân đƣơng thời. Vì vậy, tinh thần Phật giáo nhƣ đƣợc đánh dấu đậm nét trên bàn thờ Phật (BTP) bằng đá hiện bày tại tòa Phật điện các ngôi chùa trên đất Việt. Cho đến nay, những di tích thời Trần không còn hoàn chỉnh, dấu ấn lịch sử cũng nhƣ hiện vật mỹ thuật đang mờ theo năm tháng. Hiện vật mỹ thuật thời Trần có giá trị nhƣ: Kiến trúc, điêu khắc và trang trí cũng nằm trong bối cảnh, nguy cơ ngày càng ít nguyên vẹn. Đặc biệt, với loại hình BTP bằng đá đƣợc coi là tác phẩm điêu khắc thuộc loại hình đồ thờ Phật, chứa đựng những đặc điểm tiêu biểu của phong cách mỹ thuật cuối thế kỷ XIV, gắn bó mật thiết với ngôi chùa làng đƣơng thời còn tồn tại đến nay. 1.2. Trải qua gần hai trăm năm hình thành và tồn tại của vƣơng triều nhà Trần, đến nay dấu vết của kiến trúc chùa làng thời Trần nói chung, giai đoạn cuối TK XIV nói riêng còn khá ít ỏi. Thực tế, những dấu tích tàn dƣ hiện cho chúng ta hình dung ít nhiều về mô hình mặt bằng cũng nhƣ kết cấu nền các công trình kiến trúc, hay tác phẩm điêu khắc của thời kỳ nhà Trần. Để hiện nay những di tích này vẫn là trung tâm văn hóa, tín ngƣỡng của làng xã thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ở một số chùa hiện còn lƣu giữ tác phẩm điêu khắc đá mang chức năng thờ Phật, đó là bàn thờ Phật bằng đá. Hầu hết, phần chữ Hán cho biết rõ niên đại, cả ba mặt bên trang trí nhiều hoa văn với biểu tƣợng của nhà Phật, gắn bó mật thiết với văn hóa truyền thống dân tộc. 6 Quá trình xây dựng các công trình kiến trúc Phật giáo thời Trần kịp thời đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất, tinh thần về đạo Phật của nhân dân. Đó cũng là sự đồng lòng giữa chính quyền phong kiến và sự góp sức của ngƣời dân. Cho nên chùa làng thời Trần đƣợc xây dựng phù hợp nhu cầu tôn giáo của nhân dân Đại Việt, lấy tinh thần Hòa quang đồng trần làm tƣ tƣởng chính. Vậy nên, các BTP bằng đá cũng đƣợc ra đời trên tinh thần đó. 1.3. Qua khảo sát thực địa cho thấy những BTP bằng đá cuối TK XIV là những hiện vật đơn lẻ, hiện đang nằm trong hệ thống chùa làng khu vực Bắc Bộ. Cấu trúc BTP bằng đá và các mô típ trang trí trên BTP cho thấy nhƣ đƣợc nảy nở trên nền tảng xã hội mang đặc điểm của nghệ thuật hiện thực và biểu cảm cùng ít nhiều lý tƣởng hóa huyền bí. Đôi khi, sự tồn tại của các BTP bằng đá đƣợc coi nhƣ những minh chứng cho sự đổi thay cùng nhiều lớp lang về niên đại tu sửa chùa. Bởi mang tính đặc thù là chất liệu đá khá bền chắc nên phần lớn chúng hiện vẫn còn đƣợc lƣu giữ trong các ngôi chùa làng linh thiêng, đồng thời trở thành minh chứng cho sự hình thành và tồn tại của loại hình điêu khắc trong giai đoạn này. Các BTP bằng đá có niên đại cuối TK XIV hiện đang đƣợc lƣu giữ ở các ngôi chùa thuộc các tỉnh, thành: Hà Nội (gồm cả vùng Hà Tây cũ), Phú Thọ. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta chỉ nhận biết sự hiện hữu của các BTP bằng đá trong một số chùa chứ ít khi đặt vấn đề quan tâm đến việc nó hình thành nhƣ thế nào? BTP bằng đá mang ý nghĩa biểu tƣợng gì? Giá trị nghệ thuật qua tạo hình và trang trí BTP bằng đá kiểu hoa sen hình hộp cuối TK XIV đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Sự tập trung và phân bổ các BTP này ra sao? Tại sao các BTP đƣợc biết về niên đại lại nằm tập trung ở ven triền đê sông Đáy thuộc đất Hà Tây cũ và vùng lân cận với niên đại cụ thể từ năm 1370 - 1391? Mô típ trang trí trên BTP bằng đá cuối TK XIV có hay không sự ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa và văn hóa Champa? Vì sao?. Đó là những vấn đề không dễ phân giải nhƣng đầy thú vị. 7 1.4. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lƣu văn hóa, kinh tế, việc nghiên cứu, đánh giá về giá trị thẩm mĩ tạo hình cũng nhƣ việc khẳng định bản sắc và biểu tƣợng mỹ thuật dân tộc đang trở thành tính cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu về những BTP bằng đá cuối TK XIV dƣới góc độ tạo hình và trang trí hiện đang rất cần đƣợc quan tâm, khai thác, phân tích chuyên sâu. Bƣớc đầu nhằm đƣa ra những cơ sở lý luận khoa học để nhìn nhận, đánh giá về hình thức, giá trị biểu hiện cũng nhƣ phong cách tạo hình và nghệ thuật chạm khắc của tác phẩm điêu khắc truyền thống “đặc biệt” này. Đó chính là những vấn đề nghiên cứu đặc trƣng cơ bản mà đề tài luận án mong muốn đƣợc đề cập và giải quyết. Xuất phát từ lý do trên, cùng những nhận thức và nhu cầu cấp bách của tình hình nghiên cứu hiện nay mà đề tài nghiên cứu:“Tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá (chùa Việt Nam cuối thế kỷ XIV)” đƣợc lựa chọn. Đề tài đƣợc nghiên cứu nhƣ một hiện tƣợng mỹ thuật cần đƣợc nghiên cứu chuyên sâu, nhằm bổ sung hơn nữa về giá trị nghệ thuật truyền thống Việt. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Mục đích nghiên cứu chính của luận án là tập trung theo hƣớng nghiên cứu về tạo hình và trang trí. Qua đó đánh giá, nhận xét về giá trị nghệ thuật của BTP bằng đá cuối TK XIV trong chùa Việt Nam. 2.2. Mục đích cụ thể Luận án xây dựng luận điểm từ đặc điểm về tạo hình và trang trí nhằm nhận xét, đánh giá những giá trị nghệ thuật của BTP bằng đá trong chùa cuối TK XIV. Qua đó, nghiên cứu về tạo hình, trang trí trên BTP bằng đá trong chùa Việt Nam cuối TK XIV, giúp ngƣời xem hiểu hơn về đặc điểm nghệ thuật Phật giáo thời Trần. Mối quan hệ mật thiết giữa BTP bằng đá với ngôi chùa thờ Phật trong không gian chùa làng cuối TK XIV. Việc đƣa ra những 8 kiến giải khoa học với mục đích phần nào đi tìm ý nghĩa qua việc “giải mã” các chủ đề trang trí trên BTP bằng đá cuối TK XIV. Từ đó, có cơ sở để nhận định BTP bằng đá cuối TK XIV tồn tại trong chùa là bằng chứng lịch sử chứa đựng những dấu ấn của mỹ thuật đƣơng thời. Đó chính là việc đề cao giá trị lịch sử, giá trị văn hóa thông qua nghệ thuật tạo hình và trang trí, nhằm đóng góp cho việc quảng bá, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Xác định hệ thống lý luận liên quan đến nội dung đề tài và những yếu tố liên quan đến quá trình phát triển, tồn tại của các BTP bằng đá trong chùa làng khu vực Bắc Bộ Việt Nam cuối TK XIV. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là nghiên cứu tạo hình và trang trí BTP bằng đá cuối TK XIV thông qua việc tìm hiểu, phân tích, so sánh từ các mô típ trang trí đến phong cách, kỹ thuật chạm khắc. Nhằm đƣa ra những nhận định về giá trị thẩm mỹ và đề cao tƣ tƣởng Phật giáo của con ngƣời đƣơng thời. Bên cạnh đó luận án đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của việc tạo hình cho BTP bằng đá “đặc biệt” thời kỳ này, cùng việc khai thác tìm hiểu ý nghĩa biểu tƣợng của các hoa văn trang trí trên BTP bằng đá thông qua quá trình luận bàn và phát triển các vấn đề nghiên cứu. Luận án đặt vấn đề nghiên cứu, so sánh BTP bằng đá cuối TK XIV với một số BTP bằng đá không chạm niên đại ở phía sau, để luận giải có thể đƣợc tạo tác cùng thời nhƣng có nhiều lý do không chạm khắc niên đại. Ngoài ra có những BTP mang niên đại muộn hơn bởi dựa vào các yếu tố mỹ thuật nhƣ: Phong cách chạm, bố cục, đồ án trang trí... Trên thực tế hiện nay có 07 BTP bằng đá cuối TK XIV đƣợc biết chính xác về niên đại từ năm 1370 đến 1391. Vì vậy đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là đề cập nghiên cứu về phong cách tạo hình và các đồ án trang trí trên 07 BTP bằng đá hiện đang tồn tại ở 9 07 ngôi chùa thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó tìm sự gắn kết giữa các đồ án trang trí với tổng thể BTP trong không gian tôn giáo chùa làng. Ngoài ra, ở một số di tích cũng thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ (tính từ Thanh Hóa trở ra) hiện còn một số (khoảng 20) BTP bằng đá có cấu tạo, bố cục tƣơng tự (đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án 07 BTP). Tuy nhiên, những BTP này ở phía sau không có văn tự ghi niên đại khởi tạo, mà từ phong cách chạm khắc có thể cho biết nó mang phong cách cuối TK XIV hoặc giai đoạn sau. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Đƣợc xác định cụ thể là 07 BTP bằng đá có ghi niên đại từ năm 1370 đến năm 1391. Phạm vi không gian: Các BTP bằng đá cuối TK XIV có chung kiểu dáng khối hộp chữ nhật lớn, phần trên là đài sen “khổng lồ”. Hiện nay các BTP còn đƣợc lƣu giữ trong các ngôi chùa thuộc khu vực Bắc Bộ nhƣ: Hà Nội (Hà Tây cũ), Phú Thọ. Hầu hết các BTP bằng đá có niên đại cuối TK XIV đƣợc nhận thấy hiện đang nằm rải rác trong các ngôi chùa, chủ yếu ở vùng đất Hà Tây cũ và 01 BTP bằng đá nằm ở đất Phú Thọ. Song, các BTP bằng đá này chủ yếu tọa lạc trong ngôi chùa nằm ở những vùng đất ven đê: Chùa Hƣơng Trai, chùa Đại Bi (huyện Hoài Đức, Hà Tây cũ); chùa Bối Khê, chùa Ngọc Đình (huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ); chùa Giao Thông, chùa Chân Nguyên (huyện Ứng Hòa, Hà Tây cũ); chùa Phổ Quang (huyện Lâm Thao, Phú Thọ). Ngoài ra, luận án đề cập đến vấn đề so sánh phong cách chạm khắc ở BTP bằng đá không chạm niên đại nhƣng có phong cách thể hiện, các đồ án trang trí có sự tƣơng đồng và khác biệt với các BTP có niên đại cuối TK XIV. Qua đó nhận diện về quá trình hình thành, phát triển của BTP bằng đá trong không gian Phật giáo chùa làng. Vì vậy, đề tài sẽ mở rộng phạm vi không 10 gian tới những nơi khác có BTP nằm trong những ngôi chùa thuộc các tỉnh nhƣ: Hƣng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội (bao gồm Hà Tây cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, ... để so sánh, đối chiếu. 4. Giả thuyết khoa học BTP bằng đá là loại hình điêu khắc đồ thờ Phật giáo gắn với vai trò thờ Phật trong chùa làng của ngƣời Việt. BTP bằng đá cuối TK XIV là biểu tƣợng của BTP linh thiêng, nhất là trong nghi thức hành lễ cúng Phật đƣơng thời. Kiểu dáng, cấu trúc của BTP bằng đá thể hiện sự vững chãi, hài hòa với chức năng thờ cúng trong không gian nội thất chùa. Các đồ án trang trí đƣợc bố cục trong các khung hình vuông, chữ nhật, tròn, elip... tạo ra nét độc đáo của nghệ thuật trang trí truyền thống. Đồ án trang trí nhƣ: rồng, garuda, hổ, sƣ tử, cá hóa long, hƣơu... đƣợc chọn lọc mang tính gắn kết sâu sắc với tƣ tƣởng của Phật giáo Việt Nam. Đồ án trang trí hình chim thần garuda có phong cách nghệ thuật gần gũi với phong cách nghệ thuật Champa. Đồ án này tồn tại trong chùa của ngƣời Việt, mang đặc điểm của tạo hình truyền thống, phản ánh diện mạo nghệ thuật Việt Nam đƣơng thời. Cấu trúc tạo hình và đồ án trang trí trên BTP bằng đá là sự thể hiện bằng tƣ duy mỹ cảm vừa hiện thực vừa linh thiêng, hài hòa trong tƣ tƣởng Phật - Triết, cũng là phong cách tạo hình dân tộc. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện cũng nhƣ các công việc điền dã cơ bản, nhằm thu thập tƣ liệu và xử lý thông tin khoa học. Trên cơ sở quan điểm và phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, liên ngành, so sánh... luận án xem xét, đánh giá các vấn đề về tạo hình và trang trí trên BTP cuối TK XIV. Từ phạm vi nghiên cứu chính nhằm đƣa ra những nhận định mang tính khách quan, đồng thời luận giải các vấn đề mang tính thiết thực, góp phần đề cao, gìn giữ những hiện vật mỹ thuật có giá trị văn hóa dân tộc. 11 5.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Sử dụng, tham khảo những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên hệ với ngành mỹ thuật nhƣ: Văn hóa dân gian, khoa học xã hội, lịch sử... để làm sáng tỏ hơn đặc điểm nghệ thuật của BTP bằng đá cuối TK XIV. Bằng phƣơng pháp này, luận án tiếp cận trên cơ sở tổng hợp, hệ thống các tƣ liệu mang tính tri thức của nhiều lĩnh vực có sự tƣơng tác qua lại của các ngành khoa học. Từ đó tạo điều kiện để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề nghiên cứu logic và hệ thống, thông qua phƣơng pháp đối chiếu giữa hình tƣợng nghệ thuật với văn tự chữ viết và hiện trạng di tích còn lƣu giữ ở các BTP cuối TK XIV. 5.2. Phương pháp điền dã khảo sát và thực chứng lịch sử Thực hiện việc điền dã nhƣ khảo sát, đo đạc, chụp hình, làm bản rập, thu thập số liệu kết hợp với phƣơng pháp đối chiếu tƣ liệu lịch sử thông qua phần chữ khắc đằng sau các BTP. Bằng phƣơng pháp này sẽ tìm ra mối quan hệ cơ bản về niên đại tạo lập BTP cũng nhƣ vị trí đặt để các BTP với mô hình thờ Phật trong xã hội đƣơng thời. Đây đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp quan trọng giúp cho việc giải quyết các vấn đề của luận án từ cơ sở lý thuyết. Đồng thời sử dụng phƣơng pháp điền dã, khảo sát nhằm tổng kết, thu thập tƣ liệu có hệ thống từ vấn đề lịch sử. Cũng từ phƣơng pháp này để triển khai những kiến giải khoa học cùng hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu. Mặt khác, phƣơng pháp chứng thực lịch sử đem lại kết quả nghiên cứu khoa học cho việc diễn giải các vấn đề của luận án thêm phần xác đáng và tin cậy. 5.3. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh đặc điểm nghệ thuật nhìn nhận BTP cuối TK XIV là một biểu tƣợng của Phật giáo. Xét từ tổng thể và các mối tƣơng quan với các hình thức nghệ thuật trang trí nhƣ: Tƣơng quan với nội 12 thất kiến trúc chùa, không gian thờ cúng nhằm mục đích diễn tả chức năng và mối quan hệ biện chứng giữa các hiện vật cũng nhƣ ý nghĩa Phật - Triết của loại hình nghệ thuật này. Áp dụng phƣơng pháp so sánh đặc điểm nghệ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc đƣa ra những nhận định, hoặc chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt ở khía cạnh tạo hình và trang trí trên BTP bằng đá cuối TK XIV, với BTP không ghi niên đại nhƣng đƣợc đoán định cùng thời hoặc giai đoạn sau. Phƣơng pháp này thực hiện trong luận án nhằm hạn chế những võ đoán trong quá trình nghiên cứu, luận giải vấn đề của luận án. Để triển khai thực hiện nội dung luận án còn tiếp thu các học thuyết, lý luận, chắt lọc các khía cạnh khoa học phù hợp từ kho tàng tri thức. Từ đó kết hợp với phƣơng pháp luận nhƣ đối chiếu, so sánh, liên hệ, quy nạp, diễn dịch, kiểm chứng, nhận thức, đánh giá, khẳng định giá trị tạo hình và trang trí trên BTP bằng đá cuối TK XIV trong chùa của ngƣời Việt. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án Tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá (chùa Việt Nam cuối thế kỷ XIV) là công trình nghiên cứu chuyên biệt, đánh dấu một quá trình xem xét, giải quyết các vấn đề về khoa học đƣợc vận dụng từ các luận điểm mang tính lý thuyết khoa học. Luận án hy vọng, từ kết quả nghiên cứu mang tính chuyên biệt này sẽ có những đóng góp bằng các luận cứ và luận chứng hƣớng tới nội dung cơ bản nhƣ: 6.1. Bổ khuyết cho những nghiên cứu sâu về mỹ thuật thời Trần, chứng minh những giá trị văn hóa, nghệ thuật và mở rộng những quan niệm về nghệ thuật thời Trần thông qua biểu tƣợng BTP bằng đá cuối TK XIV. Đó là quá trình xem xét về kiểu dáng, cấu trúc, mô típ trang trí có mối quan hệ với việc thờ Phật trong chùa. Bằng minh chứng, dẫn giải mới về dấu mốc lịch sử ra đời của BTP bằng đá, ví nhƣ có nơi đƣợc chuẩn bị trƣớc 10 năm sau đó mới thực hiện tạo dựng nhƣ: Ở BTP chùa Hƣơng Trai cho biết có sự chuẩn bị từ 13 năm 1360, đến 1370 mới hoàn thành [PL7, tr.225]... Niên đại chữ Hán chạm trên BTP chùa Phổ Quang cho biết năm tạo tác là 1387, chứ không phải 1386 nhƣ các tài liệu đi trƣớc cho biết [PL7, tr.225], cùng việc tìm lại BTP chùa Chân Nguyên có niên đại 1391 là dấu mốc cuối cùng đƣợc biết về lịch sử tạo tác mà các công trình đi trƣớc chƣa khai thác triệt để. Bên cạnh đó là việc xác minh lại vị trí của hình chim thần garuda chùa Phật Tích ở cửa vòm chứ không phải chân tháp, nhằm đƣa ra sự so sánh với hình chim thần garuda trên BTP trong chùa. Bổ khuyết cho quan điểm trƣớc đây về việc thể hiện hình tƣợng chim thần garuda dù có ảnh hƣởng của nghệ thuật Champa nhƣng vẫn bộc lộ tinh thần dân tộc Việt, thông qua lý giải có căn cứ khoa học và quan điểm của tác giả luận án. Từ đồ án cá hóa rồng trên BTP chùa Phổ Quang có thể nhận định kết hợp với nguồn tài liệu đi trƣớc để nhấn mạnh từ cuối TK XIV đã xuất hiện hình tƣợng cá hóa rồng trong nghệ thuật chạm khắc đá ở chùa làng. Góp phần nghiên cứu tổng thể, khoa học và logic hơn về các vấn đề nghiên cứu của nội dung luận án. 6.2. Chỉ ra những đặc điểm mang dấu ấn nghệ thuật tạo hình sâu sắc, đặc biệt trên chất liệu đá bền chắc và chứa đựng tính thiêng. Đó là những trang trí trên bề mặt các cạnh đứng của các BTP quy tụ nhiều mô típ trang trí, đặt ở các vị trí hiện tại cho thấy sự phong phú, đặc sắc về kiểu dáng, mang phong cách tạo hình phóng khoáng gần gũi với nghệ thuật dân gian. Dƣ âm của loại hình nghệ thuật này hiện là bằng chứng, hàm chứa biểu tƣợng riêng của văn hóa dân tộc, dù đã trải qua quá trình Việt hóa. Là chìa khóa khẳng định sức sống bền bỉ cho những biểu cảm thẩm mỹ của ngƣời đƣơng thời, có ảnh hƣởng sâu đậm đến việc hình thành nghi thức thờ Phật ở các giai đoạn sau trong hệ thống chùa làng của ngƣời Việt. 6.3. Luận án góp phần bổ sung kiến thức về lý luận mỹ thuật cho các họa sĩ sáng tác, các nhà nghiên cứu mỹ thuật, giảng viên, sinh viên, học viên, 14 nghiên cứu sinh chuyên ngành mỹ thuật. Cũng nhƣ những ngƣời làm việc và công tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thông qua tƣ liệu điền dã, đạc họa. Góp phần vào việc giải quyết các vấn đề khoa học còn bỏ ngỏ trong thời gian qua. Đó là việc đi tìm hoặc “giải mã” ý nghĩa biểu tƣợng các mô típ trang trí ở nhiều góc độ khác nhau và tính kết nối các vấn đề nghiên cứu. Quá trình ảnh hƣởng của nghệ thuật Trung Hoa và Champa là do sự ảnh hƣởng của quá trình giao lƣu văn hóa. Song, những yếu tố đó đƣợc Việt hóa mang đậm phong cách tạo hình cũng nhƣ tinh thần Phật giáo của ngƣời Việt trong chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. Tất cả đƣợc thể hiện đầy đủ bằng tạo hình và trang trí trên các BTP bằng đá. Qua đó, bổ sung nguồn tƣ liệu chuyên biệt về mỹ thuật thời Trần với những hiện vật có giá trị nghệ thuật cao. Luận án cung cấp số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu mang tính chuyên ngành, nâng cao chất lƣợng đào tạo, giáo dục hơn nữa cho ngành mỹ thuật nƣớc nhà. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu (09 trang), kết luận (05 trang), tài liệu tham khảo (12 trang) và phụ lục (87 trang), bao gồm: 01 sơ đồ di tích; 04 bảng thống kê, phân loại; 07 bản vẽ mặt bằng Phật điện, 08 bản vẽ BTP; 106 hình ảnh minh họa. Các bản rập chữ Hán và phiên âm dịch nghĩa về niên đại và việc tạo tác các BTP. Nội dung luận án gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tạo hình, trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV (33 trang) Chƣơng 2: Đặc điểm tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV (53 trang) Chƣơng 3: Những bàn luận, nhận xét về giá trị tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV (35 trang) 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TẠO HÌNH, TRANG TRÍ TRÊN BÀN THỜ PHẬT BẰNG ĐÁ CUỐI THẾ KỶ XIV 1.1. Cơ sở lý luận về tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá cuối thế kỷ XIV Luận án Tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá (chùa Việt Nam cuối thế kỷ XIV) có mục đích nghiên cứu một hiện tƣợng mỹ thuật có tác dụng về mặt lý luận đối với lý luận và lịch sử mỹ thuật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, luận án quan tâm đến một số lý thuyết nhƣ: Lý thuyết tiếp biến văn hóa, thuyết giải mã biểu tƣợng... qua các công trình nghiên cứu của một số tác giả: Nguyễn Từ Chi [23], Trần Quốc Vƣợng [157], Ngô Đức Thịnh [128], Trần Ngọc Thêm [112]... cùng một số công trình nghiên cứu về “tiếp biến văn hóa” của các học giả nƣớc ngoài. Với mong muốn việc vận dụng những lý thuyết, luận điểm sẽ là những định hƣớng đúng đắn cho quá trình nghiên cứu luận án. Lý thuyết tiếp biến văn hóa với quan điểm của Radugin đƣợc NCS áp dụng làm lý thuyết nghiên cứu trong cách lý giải BTP bằng đá đóng vai trò quan trọng trong việc thờ cúng trong chùa cũng nhƣ khẳng định nét văn hóa và bản sắc riêng của ngƣời Việt cuối TK XIV. Nếu tiếp nhận văn hóa bao gồm việc biến đổi về văn hóa giữa hai bên trong khi tiếp xúc một thời gian dài, thì về cơ bản trong hƣớng tiếp cận và nghiên cứu cho thấy các BTP bằng đá cuối TK XIV vẫn tiếp thu từ điêu khắc thời Lý, đồng thời có sự ảnh hƣởng của nền văn hóa Champa. Bởi lịch sử cho thấy thời Trần từng có mối quan hệ với nền văn hóa Champa, tiêu biểu là nhận thấy trên hình tƣợng chim thần garuda. Đây có thể đƣợc coi là hình tƣợng nghệ thuật đƣa đến sự giao lƣu văn hóa của ngƣời Việt với quá trình ảnh hƣởng văn hóa nghệ thuật của ngƣời Champa. Song, nhìn trong trang trí bốn góc của BTP với bốn hình chim thần 16 garuda toát lên tinh thần biểu tƣợng cho sức mạnh, gắn bó mật thiết với nghệ thuật Phật giáo thời Đại Việt. Về tạo hình, thoạt nhìn ngƣời xem thƣờng có cảm nhận sự tƣơng đồng từ hình chim thần garuda của ngƣời Champa TK XI, XII với hình chim thần garuda trên bốn góc BTP của ngƣời Việt cuối TK XIV. Chính từ lịch sử đã có quá trình vận động, giao lƣu văn hóa với thế giới bên ngoài, điêu khắc cuối TK XIV đã bộc lộ sự tiếp thu tinh hoa có chọn lọc. Điểm nổi bật dễ nhận thấy đó là hình chim thần garuda đứng dạng quỳ đỡ BTP trong nội thất chùa chứ không phải hình sƣ tử đứng/nửa quỳ nửa đứng ở chân công trình kiến trúc tháp ngoài trời của ngƣời Champa. Cũng từ tạo hình cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần thoại và yếu tố người, chim thần garuda đƣợc tạo hình rất chắc khỏe, cơ thể mập mạp, hai cánh xòe rộng, ốp chặt vào hai bên cạnh của BTP. Các chi tiết nhƣ móng chân, tay đƣợc làm rõ, các xiêm y đƣợc trang trí từ trên xuống, tạo nhiều nếp gấp mềm mại, toát lên tinh thần và vẻ đẹp của phong cách chạm khắc cuối thế kỷ XIV rõ nét. Chính vì vậy, thuyết tiếp biến văn hóa đƣợc xem là “phƣơng pháp tiếp cận” mà NCS đã lựa chọn để tìm ra tính hiện thực cũng nhƣ phong cách tạo hình thời Trần nói chung, cuối TK XIV nói riêng. Phong cách ấy nhƣ từng đƣợc hình thành trên cơ sở lấy đặc điểm riêng về tạo hình thời Trần để tạo ra nguyên lý của cái đẹp, nên hình tƣợng chim thần garuda trên BTP gắn với đặc điểm tạo hình chắc khỏe, tinh tế, bình dị mà cƣơng hoạch. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một phần của lý thuyết vùng văn hóa để áp dụng trong quá trình nghiên cứu. Thông qua những quan điểm của các học giả Trần Quốc Vƣợng, Ngô Đức Thịnh về sự phân bố địa lý cũng nhƣ các hiện tƣợng văn hóa, mỹ thuật cần xác định không gian văn hóa nơi tồn tại của các BTP cuối TK XIV để thấy rằng: Sự tập trung ở vùng đất Hà Tây cũ, nơi tọa lạc các ngôi chùa có BTP bằng đá đều nằm rải rác bên triền đê nhìn ra sông Đáy, có lẽ đây (đƣơng thời) vốn là đƣờng giao thông huyết mạch. Cũng 17 theo con đƣờng giao thông sông Đáy đã để lại những ngôi chùa mang dấu tích thời Trần (cuối TK XIV) ở hai ven bờ: Mở đầu là chùa Xuân Lũng (Phú Thọ) đƣợc thấy ở phía trên sông Đáy, rồi trải dần xuống phía dƣới nhƣ chùa Hƣơng Trai, chùa Đại Bi thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ), chùa Bối Khê, chùa Ngọc Đình thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây cũ), các ngôi chùa này còn lƣu giữ những BTP bằng đá kiểu hoa sen hoặc bia ghi niên đại cuối TK XIV. Đặc biệt, phía sau BTP còn ghi lại dấu tích những chữ viết nguyệch ngoạc nhƣ nhau, cùng mang nét tƣơng tự nhƣ trên bia ma nhai đƣợc khắc thẳng vào thành núi đƣợc làm năm 1375 ở cửa động Thiên Tôn, Hoa Lƣ (Ninh Bình). Từ quan điểm về “đặc trƣng văn hóa” hay còn gọi là “địa văn hóa” NCS đề cập tới vấn đề về dấu vết của mỹ thuật thời Trần thông qua những BTP bằng đá để tìm theo các triền sông lan tỏa rộng hơn ở vùng châu thổ thấp của sông Hồng. Cũng nhƣ tìm, lý giải vì sao các ngôi chùa thời Trần đang lƣu giữ các BTP bằng đá lại chủ yếu nằm dọc theo bờ sông Đáy? Theo NCS, có thể là vì lúc đó sông Hồng rộng, sóng to, chƣa có thuyền lớn, con ngƣời chƣa đủ nhân lực và vật lực để chinh phục cũng nhƣ vận chuyển đá. Hoặc là sông Đáy nằm sát cƣ dân nên đáp ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra cho việc xây cất những ngôi chùa có BTP bằng chất liệu đá. Phải đến các giai đoạn sau cụ thể là đời Lê Thánh Tông đã có những chứng cứ cho việc khai phá sông Hồng, xuất hiện các dấu tích văn hóa ở khu vực này rõ nét hơn. Nhƣng có thể thấy đá là chất liệu bền vững và chứa đựng tính thiêng cùng chất liệu đồng, đất và gỗ mít... Nên, đã đƣợc ngƣời xƣa kỳ công chế tác, chọn lựa chất liệu đá cho các BTP, đồng thời xem nhƣ tác phẩm điêu khắc đồ thờ Phật giáo. Vì vậy, việc áp dụng theo hƣớng nghiên cứu vùng văn hóa sẽ xác định không gian văn hóa dựa trên hệ thống giá trị văn hóa dân tộc đƣợc tích hợp cả về không gian và thời gian của BTP bằng đá niên đại cuối TK XIV thuộc các nhánh của khu vực sông Hồng. Việc áp dụng thuyết vùng văn hóa sẽ làm nổi 18 bật lên các giá trị thẩm mỹ cốt lõi của nghệ thuật tạo hình Phật giáo thời Trần nói chung, cuối TK XIV nói riêng theo cƣơng vực địa lý, dân cƣ, của vùng đồng bằng sông Hồng, nơi còn bảo lƣu các BTP trong các ngôi chùa làng. Mặt khác, khi xác định không gian văn hóa của địa bàn lƣu giữ các BTP bằng đá cuối TK XIV cũng cần dựa trên những giá trị cốt lõi văn hóa “vùng” nảy sinh và lan tỏa nhiều BTP theo các lƣu vực khác quanh nó. Dù ở trong một không gian nhất định nhƣng các BTP bằng đá cuối TK XIV đều có chung những mẫu số về tạo dáng, cấu trúc, phong cách chạm khắc nên tạo ra giá trị nghệ thuật mang tính tƣơng đối đồng dạng, đó là nền văn hóa nghệ thuật Phật giáo vùng châu thổ sông Hồng cuối TK XIV. Nếu xem xét thêm yếu tố hành chính thì các BTP bằng đá là đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án lại tập trung hầu hết thuộc địa giới các huyện Ứng Hoà, Thanh Oai, Hoài Đức đi theo các nhánh sông để đến Lâm Thao, Phú Thọ. Vì thế mà yếu tố vùng văn hóa sẽ là điểm nhấn của vùng văn minh Việt Nam cổ truyền, mà nổi bật là nền văn minh thôn dã (civilisation rurale), là nền văn hóa xóm làng (culture villageoise) ghi nhận sự tồn tại của các BTP bằng đá trong chùa cuối TK XIV ở đồng bằng Bắc Bộ. Thuyết giải mã biểu tượng đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện luận án, khi đặt cơ sở quan điểm lý thuyết biểu tƣợng của Turner là việc nhìn nhận các biểu tƣợng nhƣ là cách để điều khiển tiến trình xã hội, duy trì và thống nhất xã hội. Vì thế, sẽ tránh đƣợc những võ đoán, đồng thời là cơ sở khoa học để NCS có thể tìm hiểu ý nghĩa của tạo hình BTP bằng đá nói chung và các mô típ trang trí trên BTP bằng đá cuối TK XIV nói riêng. Theo quan điểm của Turner cho thấy lối diễn giải về đặc tính của văn hóa thông qua các biểu tƣợng trong xã hội loài ngƣời. Mà ở đó quá trình giao thoa văn hóa cũng là quá trình tiếp nhận nhiều thêm các biểu tƣợng mới từ các nền văn hóa bản địa lân cận. Đây chính là quan điểm đƣợc NCS thực hiện nghiên cứu các hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan