Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp nghiên ...

Tài liệu Tăng cường thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp nghiên cứu điển hình trên địa bàn tỉnh thái nguyên

.PDF
99
219
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG THÚY NGÂN TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG THÚY NGÂN TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC SƠN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn và không trùng lặp với bất kỳ luận văn hoặc công trình nào khác. Các tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn gốc đáng tin cậy. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Thúy Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi trong việc hoàn thành công trình luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã có những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi được đi học nâng cao trình độ trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Thúy Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG DOANH NGHIỆP ..................................... 5 1.1. Vai trò của lao động nữ đối với sự phát triển kinh tế ................................ 5 1.1.1. Quan niệm về phụ nữ .............................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm của lao động nữ ....................................................................... 7 1.1.3. Vai trò của lao động nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ................ 9 1.2. Chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp ở Việt Nam .. 12 1.2.1. Chính sách về việc tuyển dụng và sử dụng lao động nữ ....................... 13 1.2.2. Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội ........................................... 18 1.2.3. Chính sách về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện lao động ......... 22 1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ ở một số nước .................................................................................................... 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 1.3.1. Công ước quốc tế về lao động nữ ......................................................... 23 1.3.2. Chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại một số nước................... 27 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và với địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng .................................................................................... 32 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 34 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn ........................................................... 34 2.2.2. Phương pháp điều tra ............................................................................ 35 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 37 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 ............................................................ 40 3.1. Tổng quan về lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................... 40 3.1.1. Về số lượng lao động nữ ....................................................................... 40 3.1.2. Về chất lượng lao động nữ .................................................................... 44 3.1.3. Về cơ cấu việc làm của lao động nữ ..................................................... 46 3.2. Tình hình thực thi chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp - nghiên cứu điển hình trên địa bàn Thái Nguyên........................................... 47 3.2.1. Chính sách về việc tuyển dụng và sử dụng lao động nữ ....................... 47 3.2.2. Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội ........................................... 51 3.2.3. Chính sách về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện lao động ......... 56 3.2.4. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ ... 62 3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp .......................................................................................... 63 3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.3.2. Những tồn tại của việc thực thi chính sách lao động nữ ....................... 65 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ..................................................... 66 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................. 70 4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường thực hiện chính sách đối với lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 70 4.1.1. Quan điểm về phát triển lao động nữ .................................................... 70 4.1.2. Định hướng tăng cường thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 72 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp...................................................................... 72 4.2.1. Tăng cường rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ .......................................................................... 72 4.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ........................................................ 75 4.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của lao động nữ trong các doanh nghiệp .................................................................................................. 77 4.2.4. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động ......................................................................... 78 4.2.5. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động nữ đáp ứng yêu cầu CHN-HĐH và hội nhập kinh tế ................................................................ 79 4.3. Kiến nghị với cấp trên .............................................................................. 81 4.3.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 81 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BLLĐ Bộ luật Lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BNN Bệnh nghề nghiệp CĐCS Công đoàn cơ sở CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CP Cổ phần CT-XH Chính trị - xã hội DN Doanh nghiệp DS PHSK Dưỡng sức phục hồi sức khỏe ILO Tổ chức Lao động Quốc tế LĐ Lao động MTV Một thành viên NN Nhà nước THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNLĐ Tai nạn lao động UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 .......................................................41 Bảng 3.2: Lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân theo địa bàn giai đoạn 2012 - 2014 .......................................................43 Bảng 3.3: Lao động nữ trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2014 ...........................45 Bảng 3.4: Lao động nữ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 - 2014 ..................................46 Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng của 10 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014 ....................................................................................49 Bảng 3.6: Mức thu nhập trung bình tháng của lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 . 52 Bảng 3.7: Tình hình tham gia BHXH đối với lao động nữ theo loại hình DN được Thanh kiểm tra năm 2014 .............................................................53 Bảng 3.8: Tình hình chậm đóng, nợ đóng BHXH giai đoạn 2012 - 2014 .......54 Bảng 3.9: Tình hình thực hiện chế độ BHXH giai đoạn 2012-2014.................55 Bảng 3.10: Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện chế độ thai sản với lao động nữ .....56 Bảng 3.11: Điều kiện vệ sinh nơi làm việc của lao động nữ trong doanh nghiệp .58 Bảng 3.12: Điều kiện vệ sinh tại nơi làm việc cho LĐ nữ xét theo loại hình DN .....................................................................................................58 Bảng 3.13: Môi trường làm việc của lao động nữ trong các doanh nghiệp .....59 Bảng 3.14: Môi trường làm việc của lao động nữ trong các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp ...................................................................60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng trang bị bảo hộ lao động cá nhân của lao động nữ trong các doanh nghiệp .............................................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại đã qua biết bao thời đại, bấy nhiêu hình thái xã hội đã đi qua, sự thăng trần, thịnh suy thời nào cũng có. Nhưng hình bóng người phụ nữ ở bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào, thời nào cũng được coi là biểu tượng cao đẹp nhất. Bước vào thời kỳ đổi mới, khi tham gia vào thị trường lao động, bên cạnh mặt tích cực là tính năng động xã hội của phụ nữ được phát huy thì do đặc điểm về giới tính (hạn chế về sức khỏe, nặng về vấn đề gia đình…) khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trường lao động kém hơn nam giới - cơ hội để phụ nữ tiếp cận các nguồn lực cũng có nhiều hạn chế. Vì vậy, lao động nữ bị đặt vào những tình thế bất lợi do những nguyên nhân khách quan khác nhau. Sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995 đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong hệ thế chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để lao động nữ có thể cạnh tranh và có những chính sách ưu tiên hơn đối với lao động nữ, tạo điều kiện cho lao động nữ tiến bộ và phát triển. Bộ luật đã dành một chương, gồm 10 điều cho lao động nữ. Để thực hiện Bộ luật, Chính phủ còn ban hành Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 và hai thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính. Đến năm 2012, Bộ luật Lao động đã được sửa đồi và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động 2012 vẫn dành riêng một chương quy định riêng đối với lao động nữ, với nhiều nội dung thay đổi so với trước, theo hướng đảm bảo tốt hơn về bình đẳng giới, về quyền lợi cho lao động nữ. Tuy Bộ luật Lao động 2012 đã sửa đổi cho phù hợp hơn nhưng trên thực tế các chính sách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 trên chưa đi sát với người lao động, do đó làm giảm tính hiệu quả của các chính sách trong thực tiễn. Đồng thời với Nghị định số 23/CP đã được ban hành 19 năm, hiện nay có những điều khoản không còn phù hợp với thời kỳ này. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách cũng như việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay là rất quan trọng, rất cần thiết để tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy hết khả năng của mình tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng vào mọi lĩnh vực của kinh tế, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một công chức nhà nước, hiện đang công tác tại Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên, chuyên môn trực tiếp liên quan đến vấn đề lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp - nghiên cứu điển hình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách của nhà nước về lao động nữ, đánh giá tình hình thực tiễn thực thi pháp luật tại các doanh nghiệp từ đó đề xuất ra một số giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình triển khai các chính sách đối với lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất các giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu như sau: - Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về lao động nữ, chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chính sách của một số nước trên thế giới để rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 - Phân tích tình hình thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên). - Đề xuất định hướng và một số giải pháp thích hợp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Về thời gian: Các thông tin, số liệu phản ánh trong luận văn tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến cuối năm 2014 và đề xuất giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách đến năm 2020. + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. 4. Những đóng góp mới của luận văn Đề tài tổng hợp lại việc thực hiện những chính sách của nhà nước dành riêng cho lao động nữ trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách này từ đó rút ra được những tồn tại trong chính sách và việc thực hiện chính sách pháp luật. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp với chính quyền tỉnh Thái Nguyên, các ban ngành liên quan góp phần tăng cường thực hiện các chính sách đối với lao động nữ và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 một số kiến nghị với Chính phủ để hoàn thiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong doanh nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Vai trò của lao động nữ đối với sự phát triển kinh tế 1.1.1. Quan niệm về phụ nữ 1.1.1.1. Quan niệm xưa về phụ nữ a. Quan niệm về phụ nữ thời phong kiến Do những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam không chỉ có vai trò to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong gia đình, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến, Nhà nước đã lấy Nho giáo làm nền tảng cho việc trị nước và đẩy mạnh giáo dục nho học. Nho giáo lấy thuyết “Tam cương” làm trụ cột trong việc trị nước, thuyết “Tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), “Tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh) để ràng buộc phụ nữ vào gia đình, vào người đàn ông. Người phụ nữ không được đi học, đi thi và vì thế không được tham gia vào bộ máy quyền lực cũng như không có tiếng nói trong các cuộc thảo luận thậm chí chỉ trong phạm vi làng xã. b. Quan niệm về phụ nữ trong thời kỳ Pháp thuộc Năm 1958, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến nông nghiệp tiểu nông trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Để phục vụ cho công cuộc cai trị, người Pháp đã dần dần thay thế nền giáo dục nho học bằng nền giáo dục phương Tây. Lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam được đi học với cùng một chương trình giáo dục như nam giới. Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của các chương trình khai thác thuộc địa, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp, ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 trên thế giới, Việt Nam có sự thay đổi trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục… Khi xã hội thay đổi, tất cả đều ảnh hưởng tới phụ nữ. Cùng với sự ra đời của giai cấp công nhân là bộ phận nữ lao động làm thuê có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế. Họ làm việc trong các hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền… Số đông phụ nữ còn được đưa vào làm công việc dịch vụ trong các đô thị, làm người bán hàng, đi ở, làm con sen, bồi bếp và thậm chí cả nghề mãi dâm… Bên cạnh đó chính sách văn hóa giáo dục của Pháp cũng tạo nên một tầng lớp phụ nữ trí thức, làm thư ký, làm giáo viên, nhà thơ, nhà báo… phụ nữ trở thành một lực lượng xã hội, một đối tượng quan tâm, tranh thủ của mọi khuynh hướng chính trị. c. Quan niệm hiện đại về phụ nữ Trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Ngày nay, chị em phụ nữ lại tiếp tục sát cánh cùng với nam giới phấn đấu xây dựng đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Và trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam năm 2007, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại.” Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn, nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động. Còn với vai trò người vợ, người mẹ, phụ nữ cũng có những cống hiến xuất sắc trong việc xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình, nuôi dưỡng các thế hệ công dân của đất nước trở thành những người có sức khoẻ, trí tuệ để đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước. Phụ nữ cũng là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giữ gìn nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Như vậy, có thể nói, phụ nữ ngày nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và đóng góp công lao to lớn vào sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập. 1.1.2. Đặc điểm của lao động nữ 1.1.2.1. Đặc điểm mang tính tự nhiên Cùng với sự phát triển của tiến trình lịch sử, sự tiến hóa hoàn thiện của con người và với trình độ kỹ thuật ngày càng cao (đặc biệt là những bước phát triển nhảy vọt của ngành công nghệ sinh học), người ta đã giải thích về mặt khoa học sinh học sự khác nhau về giới tính của con người. Trước hết do tạo hóa sinh ra phụ nữ nhìn chung có cấu tạo hình thể bên ngoài là nhỏ bé hơn nam giới, do đó những công việc đòi hỏi chiều cao, thể hình bên ngoài thì người lao động nam có lợi thế hơn. Hơn thế nữa do cấu tạo sinh học của nam giới với nhiều mô cơ bắp còn phụ nữ có nhiều mô mỡ nên sức mạnh và độ dẻo dai của người lao động nữ kém hơn lao động nam. Thứ hai do chức năng thiên bẩm của phụ nữ là tái sản xuất giống nòi, vì vậy cho nên trong cuộc đời họ cần một khoảng thời gian nhất định để sinh nở, mà trong khoảng thời gian đó đòi hỏi người nam giới phải gánh vác trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 trách nuôi sống gia đình. Có lẽ chính chức năng duy trì nòi giống đó đã tạo cho phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng tính kiên trì, chịu đựng cao. Thứ ba do cấu tạo sinh học, do tự nhiên ban cho phụ nữ chức năng điều hòa cuộc sống gia đình cho nên có lẽ đó họ có tuổi thọ nhìn chung cao hơn nam giới. Những đặc điểm trên nhấn mạnh đến đặc điểm mang tính bản chất, nguyên thủy của người lao động nữ. Mà con người là một cơ thể sống cấp cao, với tư duy, trí tuệ hơn những cơ thể sống khác, ở họ ngoài phần “con” còn có phần “người” mà phần người luôn được đề cao hơn. Do vậy khi xem xét đặc điểm lao động nữ ta phải xem xét khía cạnh về đặc điểm phần “người” hay nói cách khác là khía cạnh mang tính cộng đồng, tính xã hội. 1.1.2.2. Đặc điểm mang tính xã hội Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người đã có quan niệm cho rằng người phụ nữ là một phần của nam giới (truyền thuyết ADAM và EVA đó là AVA được sinh ra từ xương sườn của ADAM) cho nên họ quan niệm rằng phụ nữ là một phần tất yếu của nam giới, do đó họ luôn luôn nhỏ bé và yếu đuối hơn nam giới. Như trên đã định nghĩa thì khi nói đến giới là nói đến vị thế và hành vi xã hội của con người, cả người đàn ông và đàn bà trong một hoàn cảnh cụ thể do các điều kiện và các yếu tố xã hội quy định. Chính vì vậy mà vị trí, vai trò, hành vi của nam giới, nữ giới không phải bất biến mà phụ thuộc vào các điều kiện và các yếu tố xã hội, khi các điều kiện và các yếu tố xã hội quy định chúng thay đổi thì chúng cũng thay đổi theo. Trong khi đó, nói đến giới tính (hoặc giống) là nhấn mạnh tính ổn định về mặt sinh học trong tương quan giữa nam và nữ và nói rộng ra là trong tương quan giữa con đực và con cái. Đây là tính tự nhiên của thế giới động vật do gen quy định và chúng hầu như bất biến đối với con đực và con cái (trừ khi có sự can thiệp của con người về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 mặt y học). Giới tính là tiền đề sinh học của sự khác biệt về giới còn bản chất của sự khác biệt về giới thì lại do xã hội quy định. Chính vì vậy những quan niệm về mặt xã hội có tác động không nhỏ đến phụ nữ nói chung cũng như lao động nữ nói riêng. Người phụ nữ thường được xã hội gán cho nhiều chức năng cùng một lúc và phải gánh vác nhiều trách nhiệm nặng nề. Họ ngoài việc đảm nhận chức năng tái sản xuất dân số (chức năng sinh đẻ) thì phải kiêm thêm chức năng sản xuất của cải cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy nếu xét về đặc điểm của lao động nữ với chức năng sản xuất của cải thì gánh nặng của họ so với nam giới là rất nhiều. Mà phụ nữ lại là phái yếu cho nên chính điều này làm cho trách nhiệm gánh nặng càng cao. Đây là một đặc điểm mang tính bất lợi cho phụ nữ nói chung cũng như cho lao động nữ nói riêng trong tiến trình phát triển của xã hội. Hơn thế nữa, nếu xét về hiện tại, thì quan niệm của đại đa số người dân Việt Nam vẫn cho rằng người phụ nữ luôn là thứ yếu so với nam giới, họ thường cho rằng phụ nữ thích hợp với việc nhà hơn là những việc ngoài xã hội, có chăng nếu có đảm nhận một công việc gì đó thì những công việc đó phải mang tính đơn giản, thứ yếu. Cùng với quá trình đổi mới về kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây, người phụ nữ Việt Nam hiện đại cũng có nhiều đặc điểm mới. Người lao động nữ ngoài những đặc điểm trên còn có tinh thần học hỏi và sáng tạo điều này được thể hiện rõ qua số lượng số học sinh, sinh viên nữ và đội ngũ nữ cán bộ nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó người lao động nữ còn có khả năng thu xếp công việc một cách khoa học nhất và họ thường trội hơn nam giới về khả năng hoà hợp và thân thiện trong công việc, có khả năng gây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên tốt hơn nam giới rất nhiều. 1.1.3. Vai trò của lao động nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Lao động nữ chiếm đa số trong các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan