Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường thu hút vốn fdi của mỹ vào việt nam...

Tài liệu Tăng cường thu hút vốn fdi của mỹ vào việt nam

.PDF
54
93
74

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - quốc gia hùng mạnh nhất với tiềm lực kinh tế và quân sự số một thế giới,đƣợc coi là đất nƣớc “lãnh đạo” toàn cầu. Tuy rằng cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ vừa qua đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Mỹ, đã gây ra những cuộc suy thoái tác động không nhỏ đến kinh tế Thế giới, khiến cho vị thế cƣờng quốc số một của Hoa Kỳ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nhƣng không thể phủ nhận những nỗ lực vƣợt bậc của Chính phủ Mỹ đã lèo lái thành công con thuyền kinh tế Mỹ về cơ bản thoát ra khỏi vũng lầy suy thoái, trực tiếp tạo ra những tiền đề quan trọng giúp cho nền kinh tế Thế giới phục hồi và tăng trƣởng. Việt Nam chúng ta cũng đƣợc hƣởng lợi từ sự phục hồi đó. Dẫu biết rằng, quá khứ vẫn mãi là quá khứ. Việt Nam và Mỹ đã từng là kẻ thù, đều đã từng dấn thân vào cuộc chiến khốc liệt và kéo dài nhất thế kỷ XX, đã mất 20 năm để có “bình thƣờng hóa quan hệ” và thêm 5 năm nữa để có đƣợc “Hiệp định thƣơng mại song phƣơng”. Nhƣng tất cả đã là lịch sử. Hiện tại, Hoa Kỳ đã là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam, dòng vốn đầu tƣ có xuất xứ từ nƣớc Mỹ vẫn đang đổ về Việt Nam từng ngày và không ngừng tăng lên cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Và tƣơng lai, Hoa Kỳ sẽ là đối tác quan trọng nhất với nƣớc ta về phƣơng diện kinh tế. FDI (đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) từ Mỹ sẽ dần trở thành một trong những nguồn lực quan trọng nhất, thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trƣởng và phát triển. Khi tôi chọn Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tƣ làm địa điểm thực tập thì mối quan tâm hàng đầu của tôi chính là về vấn đề này. Tình hình vốn FDI từ Mỹ đổ về Việt Nam có sức thu hút rất lớn. Chính sức thu hút đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “ Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam ”, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé cũng nhƣ những cảm nhận của riêng tôi vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc. Mục đích của đề tài là nhằm cung cấp thêm một kênh thông tin bổ ích, mang đến cho các bạn một góc nhìn khác về việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ và những ảnh hƣởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ những phƣơng hƣớng, hoạch định cho sự thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực quan trọng này trong tƣơng lai. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tình hình vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ Hoa Kỳ trong các thời kỳ, ảnh hƣởng của nó đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp cũng nhƣ kiến nghị nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều hơn nữa nguồn vốn quan trọng này cho sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phân tổ thống kê, phƣơng pháp ngoại suy, phƣơng pháp tƣơng quan. Để khảo sát, phân tích thực tiễn trong đề tài sử dụng số liệu thống kê chính thức của các Bộ, Ban, Ngành liên quan. Nhƣ vậy, bố cục đề tài gồm có 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Giới thiệu chung về Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài  Chƣơng 2: Thực trạng thu hút đầu tƣ FDI của Mỹ vào Việt Nam.  Chƣơng 3: Triển vọng đầu tƣ và các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ FDI của Mỹ vào Việt Nam. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀIBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ 1.1. Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tƣ. Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài – FIA (Foreign Investment Agency) là một trong 30 đơn vị trực thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tƣ (6B – Hoàng Diệu – Q.Ba Đình – Hà Nội), thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam và đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam ra nƣớc ngoài. Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội) 1.1.1.Cơ cấu tổ chức. 1.1.1.1.Lãnh đạo:  Cục trƣởng: Phan Hữu Thắng  Các Phó Cục trƣởng: Nguyễn Xuân Trung, Bùi Quốc Trung, Nguyễn Nội, Nguyễn Thị Bích Vân, Đặng Xuân Quang 1.1.1.2.Bộ máy giúp việc Cục trưởng  Phòng Tổng hợp và Thông tin  Phòng Xúc tiến đầu tƣ  Phòng Đầu tƣ nƣớc ngoài  Phòng Đầu tƣ ra nƣớc ngoài  Phòng Chính sách  Văn Phòng 1.1.1.3.Các đơn vị trực thuộc Cục  Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ phía Bắc  Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ miền Trung  Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ phía Nam 1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 1.1.2.1.Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phƣơng soạn thảo chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ phát triển chung của cả nƣớc để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trƣờng hợp cần thiết. 1.1.2.2.Về công tác tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư:  Làm đầu mối tổng hợp kết quả về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân.  Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trƣơng chung về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.  Theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tƣ chung.  Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài; cung cấp thông tin về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quy chế của Bộ.  Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê, tổng hợp, đánh giá về tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài. 1.1.2.3.Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách  Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.  Phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.  Chủ trì hoặc tham gia đàm phán các điều ƣớc quốc tế liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo phân công của Bộ.  Tham gia các chƣơng trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nƣớc, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo sự phân công của Bộ.  Làm đầu mối theo dõi, hƣớng dẫn thực hiện các các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo sự phân công của Bộ. 1.1.2.4.Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.  Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.  Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan hƣớng dẫn thực hiện thủ tục về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.  Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.  Đối với dự án BOT, BTO, BT: Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm tra các dự án BOT, BTO, BT; chủ trì thực hiện thủ tục điều chỉnh các dự án BOT, BTO, BT.  Đối với dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài (bao gồm cả các dự án trong lĩnh vực dầu khí): Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài; tham gia thẩm tra các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài; chủ trì thực hiện thủ tục đăng ký và điều chỉnh đối với các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài. 1.1.2.5.Về xúc tiến đầu tư  Làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động xúc tiến đầu tƣ; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách, định hƣớng đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.  Làm đầu mối tổng hợp, thẩm tra, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ của Bộ.  Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tƣ theo sự phân công của Bộ.  Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tƣ tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tƣ, vận động xúc tiến đầu tƣ theo các chƣơng trình, dự án trọng điểm.  Làm đầu mối quản lý, phối hợp với Vụ Kinh tế đối ngoại, hƣớng dẫn, theo dõi và phối hợp hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tƣ ở nƣớc ngoài. 1.1.2.6.Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thƣởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc thẩm quyền. 1.1.2.7.Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. 1.1.2.8.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 1.1.3.Website chính thức của Cục: http://fia.mpi.gov.vn/ Website cung cấp các thông tin tổng quan về môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam tới các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài muốn tìm hiểu hệ thống quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng nhƣ mô hình các cơ quan xúc tiến đầu tƣ của Việt Nam. Cụ thể, Website của Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài có thể cung cấp những thông tin hữu ích nhƣ: - Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam và đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài - Quản lý nhà nƣớc và các mô hình hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tƣ - Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Thủ tục và chính sách đầu tƣ - Hệ thống văn bản chính sách pháp luật liên quan - Cơ hội đầu tƣ tại Việt Nam - Tin tức và sự kiện liên quan đến đầu tƣ Thông qua đó giúp các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nắm bắt đƣợc các thủ tục hành chính và chính sách đầu tƣ của Việt Nam để việc tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ và hình thành dự án đầu tƣ tại Việt Nam có hiệu quả cao nhất trong thời gian tới. 1.2.Các hoạt động thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam. Trong cơ cấu nền kinh tế của bất kì quốc gia nào, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đó luôn là nguồn lực to lớn, cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Vật chất thể hiện ở những con số cụ thể, đang tăng dần theo từng năm. Còn ý nghĩa tinh thần, đó chính là niềm tin của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, niềm tin của tất cả mọi ngƣời vào tƣơng lai của đất nƣớc. Nền kinh tế Việt Nam mới đang ở thời kì sơ khai của “kinh tế thị trƣờng”, nguồn vốn tích lũy là rất hạn chế, việc nhận viện trợ ODA luôn đi kèm với rất nhiều thủ tục hành chính rắc rối, phiền hà và hiệu quả sử dụng thì không ổn định và ít minh bạch. Khi đó, FDI chính là một trong những động lực quyết định đến sự tăng trƣởng và phát triển của kinh tế nƣớc ta những năm qua. Với hƣớng nhận định nhƣ vậy, tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài này với mục tiêu chính là: chủ yếu xét tới tình hình đầu tƣ FDI của Mỹ vào Việt Nam trên bình diện tổng thể nền kinh tế quốc dân, trọng tâm là nằm ở số lƣợng vốn FDI thuộc sự quản lý và giám sát của Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tƣ. Kèm với đó là tìm hiểu về thực trạng đầu tƣ vốn FDI của Mỹ theo vùng, miền và ở các địa phƣơng (tổng hợp số liệu, nhận định…). Ở đây, do yếu tố thời gian không cho phép và năng lực cá nhân có hạn, tôi xin phép không đề cập đến vấn đề đầu tƣ vốn FDI của Mỹ tại các bộ ngành khác mà tập trung chủ yếu vào nguồn vốn FDI do Cục Đầu Tƣ Nƣớc Ngoài quản lý. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƢ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 2.1. Thực trạng và xu hƣớng đầu tƣ của Hoa Kỳ ở nƣớc ngoài. 2.1.1. Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ thời gian qua. Thời gian vừa qua có thể coi là một trong những trang tăm tối nhất trong lịch sử nền kinh tế Hoa Kỳ cũng nhƣ là của cả nền kinh tế Thế giới. Dƣờng nhƣ cái chu kì 10 năm nghiệt ngã của thế giới tƣ bản đang ngày một trở thành một chu kì hiển nhiên và không thể cƣỡng lại. Các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra nhƣ một sự tất yếu và chúng ta ko thể làm gì để chống lại nó. Nền kinh tế Mỹ đã suy thoái trầm trọng. Các định chế tài chính lao đao, nhiều ngân hàng và các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đã sụp đổ (Bear Sterns, Lehman Brothers…), bong bóng nhà ở vỡ, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của Chính phủ Obama cùng với gói kích cầu kỉ lục (hơn 700 tỷ USD) đã vực dậy phần nào nền kinh tế khổng lồ này. Kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi, dù chƣa hẳn đã thoát ra khỏi suy thoái.Điều này đã có những ảnh hƣởng tích cực đến nguồn vốn FDI đầu tƣ ở Việt Nam. Dòng vốn FDI từ Mỹ nhiều năm qua vẫn đổ về Việt Nam đều đặn và ngày một nhiều hơn. Sự khởi sắc của kinh tế Mỹ đã phần nào giúp cho niềm tin trở lại nơi các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ, dòng vốn FDI đổ về Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế Mỹ luôn đánh giá khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng là khu vực năng động, có một thị trƣờng rộng lớn đầy tiềm năng trong đó Việt Nam là một thị trƣờng mới và đầy triển vọng. điều này cũng đã thúc đẩy hoạt động đầu tƣ của Mỹ vào Việt Nam. 2.1.2. Tình hình đầu tƣ của Hoa Kỳ ở nƣớc ngoài nói chung. Là một nƣớc vừa tiếp nhận đầu tƣ nƣớc ngoài, vừa đầu tƣ ra nƣớc ngoài với số lƣợng lớn, Hoa Kỳ luôn giữ vị trí quan trọng trong dịch chuyển luồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới. Trong thời gian gần đây, do ảnh hƣởng của tình trạng suy thoái kinh tế, đầu tƣ của Hoa Kỳ giảm sút so với Nhật Bản và các nƣớc Tây Âu, nhƣng nhìn chung Hoa Kỳ vẫn là nƣớc đứng đầu thế giới về giá trị đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Các nƣớc và khu vực tiếp nhận vốn đầu tƣ nhiều nhất của Hoa Kỳ gồm: Canada thu hút 126,4 tỷ USD chiếm 10%; Châu Âu thu hút 60,4 tỷ USD, chiếm 47%; Châu Mỹ La Tinh thu hút 18,7 tỷ USD, chiếm 14%; Châu á Thái Bình Dƣơng thu hút 17,7 tỷ USD chiếm 13,6%. Trong các nƣớc và khu vực nói trên, Vƣơng quốc Anh luôn là nƣớc thu hút đầu tƣ lớn nhất của Hoa Kỳ ( 233,4 tỷ USD, chiếm tới 19% ) (Số liệu cập nhật năm 2007). Phần lớn dòng đầu tƣ của Hoa Kỳ ở các nƣớc đang phát triển đổ vào khu vực Châu Mỹ La Tinh, Đông Á và các nƣớc công nghiệp mới Châu Á (ANIEs). Hồng Kông và Singapore cũng là những địa điểm thu hút đầu tƣ lớn nhất của Hoa Kỳ. Các đối thủ cạnh tranh chính của ASEAN là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Mexico, Brazil, Argentina và mới đây là Trung Quốc. Đầu tƣ của Hoa Kỳ vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu khí, các ngành sản xuất ( gồm chế biến thực phẩm, hoá dầu, cơ khí chế tạo, điện tử…) và các ngành dịch vụ ( gồm bán buôn, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác). Trong đó, dịch vụ là khu vực thu hút đầu tƣ của Hoa Kỳ với tỷ trọng cao nhất, chiếm tới trên 50% tổng giá trị đầu tƣ của Hoa Kỳ trong toàn khu vực; tiếp đến là ngành sản xuất, chiếm 34%; dầu khí, chiếm 16,4%. 2.1.2.1. Một số đặc điểm và xu hướng cùa đầu tư Hoa Kỳ: - Với sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử, ngày nay các công ty Hoa Kỳ hầu nhƣ coi địa bàn đầu tƣ cũng nhƣ các ƣu đãi về thuế chỉ là yếu tố thứ yếu trong quyết định đầu tƣ của họ. Điều mà các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ thực sự quan tâm là những lợi thế so sánh về tiếp cận thị trƣờng, chi phí lao động, điều kiện về kết cấu hạ tầng, tính minh bạch của hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý… Trong các yếu tố nói trên, tiếp cận thị trƣờng hàng hóa là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các công ty Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ có khả năng tiếp cận nhất vào những thị trƣờng mà Hoa Kỳ có đầu tƣ lớn. Chính nguồn vốn này đã tạo ra gần 60% giá trị xuất khẩu, góp phần đáng kể vào việc tăng năng lực xuất khẩu của Hoa Kỳ. - Tiến trình nhất thể hoá của liên minh Châu Âu, đặc biệt là việc sử dụng hoàn toàn đồng tiền chung EURO vào năm 2002 đã góp phần thúc đẩy hoạt động mua lại và sáp nhập qua biên giới ( Cross Border M&A ) giữa các tập đoàn Hoa Kỳ và Châu Âu nhằm duy trì sức cạnh tranh ở khu vực này. - Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, đầu tƣ trực tiếp của Hoa Kỳ có ảnh hƣởng quan trọng, thậm chí chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt nhƣ: khai thác khoáng sản, năng lƣợng, cơ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng… Ví dụ, Công ty Caltex kiểm soát trên 80% dầu mỏ khai thác ở Indonexia, đồng thời chi phối luôn tới việc xuất khẩu; đại bộ phận công nghiệp lọc hoá dầu ở Singapore cũng do công ty này chi phối : ở Philippin và Malaixia, đầu tƣ của Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp chủ chốt nhƣ cơ khí chế tạo, sản xuất, lắp ráp hàng điện tử… - Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Hoa Kỳ cũng tác động đáng kể đến cơ cấu công nghiệp của các nƣớc ASEAN, tạo đIều kiện để ngành này dịch chuyển theo hƣớng phù hợp cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ và bổ trợ cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Điều này thể hiện ở chỗ, các công ty Hoa Kỳ chỉ đầu tƣ vào những ngành sản xuất ra sản phẩm mà Hoa Kỳ không có hoặc sản xuất không có hiệu quả. Các công ty Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú ý đến việc đầu tƣ vào các ngành khai thác khoáng sản và chế biến nông sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu năng lƣợng chiến lƣợc phục vụ cho các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ. Trên thực tế, mặc dù rất giàu có về tài nguyên và nguyên liệu cho sản xuất nhƣng để tiết kiệm Hoa Kỳ vẫn muốn sử dụng nguồn từ bên ngoài thay vì khai thác ở trong nƣớc. - Khác với đầu tƣ của Nhật Bản thƣờng ở quy mô vừa phải, áp dụng quy trình công nghệ tƣơng đối đơn giản, đầu tƣ của Hoa Kỳ tuy ít hơn Nhật Bản về số lƣợng dự án nhƣng quy mô khá lớn, sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Xu hƣớng đầu tƣ của Nhật Bản là tập trung vào những ngành công nghiệp truyền thống nhƣ dệt, vải sợi, chế biến nguyên liệu thô, lắp ráp hàng điện tử, trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý đến các ngành khai khoáng và dịch vụ; các ngành cơ khí chế tạo ít đƣợc quan tâm. 2.1.2.2.Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Có thể nói, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng trong đó có Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Xuất phát từ chính lợi ích của chính bản thân nƣớc Mỹ, mà Mỹ đã chủ động đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 quốc gia. Chính điều này sẽ càng thúc đẩy hoạt động đầu tƣ của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Nhƣ ta biết kể từ khi Việt Nam thống nhất đất nƣớc (5/1975) cho đến năm 1995, chính phủ Mỹ đã thi hành chính sách bao vây cấm vận kinh tế chống Việt Nam. Lệnh cấm vận này đã cắt đứt mối quan hệ giữa 2 nƣớc và trở thành vật cản đối với sừ hình thành và mở rộng các quan hệ kinh tế của các nƣớc khác trong khu vực đối với Việt Nam. Các nƣớc nhƣ Nhật Bản, ASEAN, EU đều chậm hƣởng ứng chính sách mở cửa của Việt Nam, vì chính sách kinh tế của họ đối với Việt Nam phải lệ thuộc đáng kể vào chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Đối với Mỹ, là một nƣớc có nền kinh tế lớn nhất thế giới, tuy không phải lệ thuộc nhiều vào bên ngoài nhƣ các nền kinh tế công nghiệp hoá mới Đông á hay Nhật Bản, nhƣng các quan hệ kinh tế quốc tế cũng đóng góp tới trên 30% cho tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội của mình. Do vậy, Mỹ cũng rất cọi trọng các quan hệ kinh tế quốc tế. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Châu Á - Thái Bình Dƣơng chiếm tới 49% ngoại thƣơng của Mỹ, trong đó có các đối tác quan trọng nhất nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, các nền kinh tế mới công nghiệp hoá và các nƣớc ASEAN. Các lợi ích kinh tế ở khu vực này cũng ngày càng trở nên thúc bách hơn đối với Mỹ. Trong khi đó, phẩn lớn các hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ ở Châu á là do các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và Hoa Kiều nắm giữ hoặc chi phối. Các nền kinh tế khác nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan và ASEAN trƣớc đây từng dựa vào Mỹ thì nay đã và đang trỗi dậy và trở thành những địch thủ cạnh tranh thay dần các vị trí kinh tế của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc với tốc độ tăng trƣởng cao nhất thế giới liên tục trong thời gian gần đây cùng với Hồng Kông, Đài Loan, Singapore cũng đang tạo ra “ một vành đai kinh tế Trung Hoa” có phạm vi ảnh hƣởng rộng khắp các nƣớc Châu Á. Tất cả những điều này đã làm cho Mỹ rất lo ngại và buộc Mỹ phải tăng cƣờng sự có mặt ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng vì những lợi ích kinh tế của mình ở khu vực này. Đồng thời, Mỹ cũng hy vọng một thị trƣờng năng động và đầy tiềm năng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng có khả năng giúp Mỹ khôi phục địa vị cƣờng quốc kinh tế của mình. Trong bối cảnh đó, tăng cƣờng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trở thành một khâu quan trọng trong chiến lƣợc của Mỹ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng. Các công ty đa quốc gia dù lớn hay nhỏ đều mong đợi tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam do ngân hàng thế giới tài trợ. Những công ty nhìn xa hơn đã thấy đƣợc Việt Nam là một thị trƣờng tiềm năng, có thể hỗ trợ cho các thị trƣờng Châu Á khác, một thị trƣờng có tiềm năng tiêu thụ lớn gấp 2 lần một số nƣớc mà Bộ Thƣơng mại Mỹ coi là “ những thị trƣờng lớn đang xuất hiện” để tiêu thụ các hàng hoá của Mỹ, và là một cơ hội để di chuyển ít nhất là ngành công nghiệp chế tạo “ kỹ thuật tầm trung” đến đây nhằm giảm chi phí nhân công đang gia tăng liên tục ở Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore. Đối với các doanh nghiệp Mỹ gốc Việt, đây cũng là dịp để họ làm ăn trong một môi trƣờng văn hoá quen thuộc. Và khi Việt Nam đã thực sự hội nhập vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng nếu Mỹ không có quan hệ đối với Việt Nam tức là Mỹ đã mất đi vai trò của mình ở một thị trƣờng quan trọng ở ĐNÁ. Hơn nữa, nếu không đẩy mạnh quan hệ kinh tế – thƣơng mại với Việt Nam, việc thi hành chiến lƣợc kinh tế đƣợc coi là ƣu tiên số một trong điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng thời kỳ sau chiến tranh lạnh sẽ không đạt kết quả mong muốn. Vì vậy, Báo cáo chiến lƣợc an ninh quốc gia Mỹ cho thế kỷ 21 đã xác định, lợi ích chiến lƣợc của Mỹ ở ĐNÁ là phát triển hợp tác khu vực và song phƣơng cùng các quan hệ kinh tế nhằm ngăn chặn và giải quyết các xung đột và nâng cao mức độ tham gia của Mỹ trong nền kinh tế khu vực. Trong lĩnh vực kinh tế, việc duy trì và tăng cƣờng các quan hệ kinh tế ngày càng có hiệu quả với ASEAN là một định hƣớng ƣu tiên trong chính sách của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Mỹ rất quan tâm đến thị trƣờng ASEAN. Các nhà chiến lƣợc Mỹ cho rằng ASEAN có tiềm năng phát triển thành một thị trƣờng lớn, năng động trong khu vực. Theo dự báo, khu vực này đến năm 2010 sẽ bao trùm 686 triệu dân, tổng sản phẩm lên đến 1,1 ngàn tỷ USD và thu nhập từ các dự án hạ tầng cơ sở bao gồm cả các nƣớc ASEAN có thể lên đến 1000 tỷ USD. Chính vì vậy, Mỹ đã mở rộng danh sách “ các thị trƣởng đang nổi lên” sang cả các nƣớc thành viên khối ASEAN. Danh sách này thể hiện sự đánh giá lại của Mỹ đối với các thị trƣờng bên ngoài, xem đây là đIều kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Do đó, việc Mỹ chủ trƣơng cộng tác chặt chẽ với các nƣớc ASEAN không phải là ngẫu nhiên, khi tính đến tiềm năng của khu vực này. Một định hƣớng quan trọng khác trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực ASEAN là xúc tiến tự do hoá hơn nữa chế độ thƣơng mại của các nƣớc này nhằm thúc đẩy những lợi ích kinh tế từ sự tăng trƣởng kinh tế của khu vực này. Dƣới tác động của Mỹ và theo xu thế chung của thời đại, quá trình tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ trong khối ASEAN và trong các nƣớc này đã đƣợc đẩy nhanh. Phƣơng hƣớng chính trong hoạt động của Mỹ ở đây trong những năm tới là thực hiện chính sách tự do hoá các luồng vốn trong nội bộ các nƣớc thành viên của ASEAN. Chính sách kinh tế của Mỹ còn trù định việc tiến hành các sáng kiến song phƣơng cùng với một số nƣớc ASEAN nhằm tạo đIều kiện cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị và cải cách thị trƣờng vì lợi ích của chính bản thân nƣớc Mỹ. Về cơ bản, chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam cũng bao hàm 3 định hƣớng chủ yếu trên. Việc tăng cƣờng hợp tác kinh tế đối với Việt Nam xuất phát từ chính bản thân nƣớc Mỹ và nó cũng phù hợp với xu thế toàn cầu hiện nay: hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI của Hoa Kỳ với những lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn lao động dồi dào với chi phí lao động thấp , lại là một nƣớc có nhiều cảng biển sẽ góp phần thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Vì vậy, Việt Nam sẽ là một địa điểm quan trọng thu hút các doanh nghiệp Mỹ đầu tƣ vào đây. 2.2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ FDI của Mỹ vào Việt Nam. 2.2.1. Giai đoạn trƣớc 1986. Nhƣ chúng ta đều đã biết, trong quá khứ, Việt Nam và Mỹ đã có những kỉ niệm đau thƣơng, và luôn ở thế đối đầu suốt nhiều năm dài. Suốt trong những năm 1975-1986, khi nƣớc ta vừa giành đƣợc độc lập và đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam gần nhƣ coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một, và gần nhƣ không có quan hệ kinh tế. Do vậy, thời kì này là thời kì FDI của Mỹ vào Việt Nam gần nhƣ là con số “0” tròn trĩnh. 2.2.2. Giai đoạn 1986 – 2000. Năm 1986 đƣợc coi là năm đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn lao trong lịch sử dân tộc. Đất nƣớc ta chính thức mở cửa nền kinh tế, gửi tới toàn thế giới thông điệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác, “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nƣớc trên thế giới”. Và đến đầu năm 1995, Việt Nam chính thức bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ, mở ra một trang sử mới trong hợp tác kinh tế giữa hai dân tộc. Từ đây, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn FDI từ quốc gia lớn nhất Thế giới. Tuy nhiên, trong những năm 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế cũng nhƣ các chính sách của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro lớn, và còn tồn tại quá nhiều vấn đề của chế độ cũ khiến cho các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ chƣa thể an tâm đầu tƣ. Điều đó lí giải phần nào việc nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tƣ vào Việt nam giai đoạn này vẫn còn rất khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hai quốc gia. Nhƣ chúng ta thấy trong bảng dƣới đây: BẢNG 1 ĐẦU TƢ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 – 2006 (Số dự án, tỉ lệ phần trăm và giá trị dự án tính bằng triệu USD) Trong giai đoạn từ 1988 đến 2006, tổng số dự án có nguồn vốn FDI mà Mỹ (và cả Canada) đầu tƣ tại Việt Nam chỉ là 459/8237 dự án, chiếm chỉ 5.6%. Và tổng số vốn đăng kí cũng chỉ là 3,630 triệu USD, chỉ chiếm 4.6% tổng số vốn FDI đầu tƣ vào Việt Nam. Những con số thật sự là quá nhỏ bé so với tiềm năng của hai nƣớc. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trƣởng cao, cơ chế dần trở nên thông thoáng và rất hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nguồn vốn FDI ào ạt đổ về Việt Nam. Và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. Niềm tin nơi các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nguồn vốn FDI khổng lồ từ siêu cƣờng số một thế giới bắt đầu chảy về Việt Nam và vẫn đang tăng lên từng ngày. Tôi sẽ phân tích tình hình đầu tƣ FDI của Mỹ vào Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2000 theo 3 ý chính sau: *Theo lĩnh vực đầu tư: Với trên 100 dự án và tổng vốn đăng ký là 1.094.829.771 USD, FDI từ Hoa Kỳ chiếm 3,05% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã có đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế nƣớc ta, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nƣớc ta. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các dự án đầu tƣ của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí...) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhƣng chiếm 62% về vốn đàu tƣ. Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáo dục, tài chính, Ngân hàng...) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275 triệu USD, chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn. Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130.9 triệu USD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn. Chi tiết đƣợc trình bày ở bảng sau. BẢNG 2 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO NGÀNH TT Số dự Ngành án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng 1 Công nghiệp nặng 12 11.81 % 359.017 30.37 % 2 Công nghiệp nhẹ 28 27.72 % 336.421 28.46 % 3 Y tế, văn hoá, giáo dục 17 16.83 % 116.215 9.83 % 4 Kinh doanh, du lịch, khách sạn 6 5.96 % 102.791 8.69 % 5 Xây dựng 7 6.95 % 87.259 7.38 % 6 Nông – Lâm 9 8.91 % 72.664 6.65 % 7 Vận tải 4 3.98 % 40.350 3.41 % 8 Dịch vụ 12 11.88 % 37.502 3.17 % 9 Dầu khí 4 3.98 % 19.200 1.62 % 10 Thủy sản 2 1.94 % 4.816 0.41 % 101 100 % 1,176.236 100 % Tổng Nguồn: “Bộ Kế hoạch & Đầu tư”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan