Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường quản lý chi NSNN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...

Tài liệu Tăng cường quản lý chi NSNN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

.DOC
124
172
125

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo PGS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên phòng Tài chính- Kế hoạch, Thanh tra huyện, UBND các xã, TT, Kho bạc Nhà nước, các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục sơ đồ, hình vi PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ 2.1 CHI NSNN 4 Những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN 4 2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4 2.1.2 Quản lý chi NSNN và nội dung của quản lý chi NSNN 10 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN 23 2.1.4 Các yếu tố chủ quan 24 2.2 25 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan 25 2.2.2 Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSNN trong nước và Bắc Giang 26 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 35 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 35 3.1.2 Đặc điểm về kinh tế- xã hội 37 3.2 41 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu iii 41 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 41 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 43 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1 Tình hình thực hiện thu NSNN huyện Tân Yên 44 4.2 Nguyên tắc, định mức phân bổ nhiệm vụ chi trên địa bàn huyện Tân Yên 46 4.2.1 Định mức phân bổ nhiệm vụ chi thường xuyên 46 4.2.2 Nhiệm vụ, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ kinh phí chi đầu tư phát triển 52 Thực trạng quản lý chi NSNN huyện Tân Yên 54 4.3.1 Lập, quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN 54 4.3.2 Chấp hành dự toán 72 4.3.3 Công tác lập, duyệt và công khai quyết toán chi ngân sách 90 4.3.4 Công tác kiểm tra, thanh tra chi NSNN. 93 4.3 4.3.5 Đánh giá công tác quản lý chi NSNN huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang 96 4.4 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 97 4.4.1 Trình độ cán bộ tài chính, kế toán tại các đơn vị 98 4.4.2 Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chi NSNN 99 4.4.3 Chế độ chính sách quy định về quản lý chi NSNN 99 4.4.4 Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị 4.5 100 Giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 100 4.5.1 Nhóm giải pháp trong khâu lập, quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN 102 4.5.2 Nhóm giải pháp trong khâu chấp hành dự toán. 104 4.5.3 Nhóm giải pháp trong khâu lập, duyệt quyết toán chi NSNN 105 4.5.4 Nhóm giải pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách 107 4.5.5 Nhóm giải pháp số lượng và chất lượng cán bộ quản lý NSNN . 108 PHẦN V: KẾT LUẬN 109 5.1 Kết luận 109 5.2 Kiến nghị 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 iv v DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 3.1 Số liệu phiếu khảo sát 42 4.1 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện Tân Yên năm 2012-2014 45 4.2 Bảng phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo nguồn vốn từ năm 2012-2014 56 4.3 Số lượng công trình XDCB từ năm 2012-2014 4.4 Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NS huyện giai đoạn 20122014 4.5 60 Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện giai đoạn 2012-2014 4.6 63 Bảng phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP 4.7 58 65 Bảng phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP 67 4.8 Đánh giá về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN 68 4.9 Cơ cấu lập và giao dự toán chi dự phòng NS huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 4.10 70 Tình hình chấp hành dự toán chi NS huyện Tân Yên giai đoạn 20122014 72 4.11 Công nợ XDCB huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 77 4.12 Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên, chi dự phòng, ghi chi nguồn thu được để lại giai đoạn 2012-2014 4.13 79 Tình hình chấp hành dự toán chi nguồn kinh phí tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ 130/2005/NĐ-CP 4.14 82 Tình hình chấp hành dự toán chi nguồn kinh phí không tự chủ tại các đơn vị được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ 130/2005/NĐ-CP 84 4.15 Tình hình thực hiện tự chủ tại khối giáo dục giai đoạn 2012-2014 85 4.16 Số lượng và ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành chi NS chưa 4.17 đúng qui định 87 Đánh giá về công tác quản lý chi NSNN 96 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ 1 Tổ chức hệ thống NSNN 2 Trình tự lập dự toán NSNN Trang 6 12 DANH MỤC HÌNH Số hình Tên hình Trang 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Yên 36 3.2 Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế ( theo giá hiện hành) năm 2014 39 4.1 Sơ đồ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo nguồn vốn 57 4.2 Tình hình thực hiện chi NSNN huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 95 vii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Chi ngân sách là một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Việt Nam khóa XI ngày 16/12/2012 đã ban hành Luật NSNN và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. trong đó: Ngân sách huyện là bộ phận của ngân sách địa phương (NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương). Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, ngân sách huyện ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp xã trên tất cả các lĩnh vực. Đề cao trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong việc tham gia quản lý tài chính Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện hợp lý cho huyện chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách huyện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá và cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên trong điều kiện NSNN còn eo hẹp, thì việc chi ngân sách thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình trạng thất thoát, thâm hụt luôn là vấn đề được đặt ra. Tân Yên là huyện miền núi, nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Giang, là huyện nông nghiệp thuần túy, theo ranh giới hành chính, huyện bao gồm 24 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 203 km 2. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Tân Yên luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban nhân dân và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực chi NSNN . Công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Tân Yên đã có nhiều đổi mới, đạt được tiến bộ đáng kể, kinh 1 tế ngày càng phát triển, văn hoá xã hội khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. Tuy nhiên với một địa phương nghèo, nguồn thu chủ yếu là thu từ trợ cấp ngân sách cấp trên, với mục tiêu 6/24 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2016 là mục tiêu tương đối khó khăn cho huyện với nguồn vốn eo hẹp hiện nay. Vì vậy quản lý ngân sách như thế nào để mang lại hiệu quả và thiết thực cho địa phương là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với sự nhận thức về tầm quan trọng về quản lý chi NSNN và những tồn tại trong quản lý chi NSNN huyện Tân Yên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý chi NSNN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN huyện Tân Yên thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt chi NSNN huyện thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN ; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tân Yên, Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN tại huyện Tân Yên, Bắc Giang. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Tình hình quản lý chi NSNN tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong những năm qua? 2. Quản lý chi NSNN ở Tân Yên có thuận lợi và khó khăn gì? 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN? 4. Những giải pháp cần đề xuất nhằm tăng cường quản lý chi NSNN tại huyện có hiệu quả? 2 1.4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách huyện. - Đối tượng điều tra: các đơn vị quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, TT có sử dụng nguồn kinh phí NSNN. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách huyện Tân Yên: Quy trình lập, phân bổ dự toán; công khai dự toán; chấp hành chi ngân sách và quyết toán ngân sách và công khai quyết toán ngân sách. - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý chi ngân sách ở huyện Tân Yên trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2012-2014), các giải pháp đến năm 2020. 3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN 2.1 Những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN 2.1.1 . Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. NSNN và nguyên tắc quản lý NSNN * Khái niệm: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều 1- Luật số 01/2002/QH11). * Nguyên tắc quản lý NSNN : NSNN được quản lý thống nhất, tập trung, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng; có phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp: Trong hoạt động NS điều này có tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt đảm bảo sự thống nhất ý trí và lợi ích qua phân bổ NS để có hàng hóa dịch vụ công cộng có tính chất quốc gia. Mặt khác nó phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá địa phương, các tổ chức, cá nhân trong giải quyết từng vấn đề cụ thể. Tập trung không phải độc đoán chuyên quyền mà trên cơ sở phát huy dân chủ cơ sở. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của cá luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Không một khoản chi nào ra khỏi Kho bạc Nhà nước nếu khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. 4 Chi đầu tư chương trình, dự án phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược nợ quốc gia; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; kế hoạch tài chínhNSNN 5 năm, kế hoạch NSNN 3 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán NSNN hàng năm. Việc quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn NSNN phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng; đảm bảo cân đối đủ vốn trước khi quyết định đầu tư, đầu tư tiết kiệm, hiệu quả; trường hợp chương trình, dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của NS cấp trên thì trước khi quyết định đầu tư phải có thỏa thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền về mức vốn hỗ trợ. Việc bố trí chi đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với khả năng cân đối bố trí nguồn vốn theo cam kết bố trí dự toán chi ngân sách cho từng chương trình, dự án; tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án trong từng giai đoạn được cấp có thẩm quyề; tập trung ưu tiêu bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thể theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ, đảm bảo tập trung tránh dàn trải. 2.1.1.2. Hệ thống NSNN Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NS gắn bó hữu cơ với nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình phân phối và sử dụng nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ chi của từng cấp NS. Tổ chức hệ thống NSNN luôn gắn liền với tổ chức bộ máy NN và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Phù hợp với mô hình chính quyền NN ta hiện nay, hệ thống NSNN theo luật định bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, được thể hiện cụ thể qua sơ đồ: 5 NSNN VIỆT NAM Ngân sách TW Ngân sách ĐP Các bộ, ngành trực thuộc Trung ương Ngân sách cấp tỉnh, thành phố Ngân sách quận, huyện Phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện Sở, ban ngành trực thuộc UBND tỉnh Ngân sách cấp xã Sơ đồ 1: Tổ chức hệ thống NSNN Trong hệ thống NSNN ta hiện nay thì NSTW giữ vai trò chủ đạo bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được ngân sách. Ngân sách trung ương đảm bảo 100% cho nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, đối ngoại, chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, thủy lợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mang tính liên kết vùng, khu vực, chi hoàn thuế. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ chi được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp 6 ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. 2.1.1.3. Chi NSNN và phân cấp nhiệm vụ chi NSNN Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của NN theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế chi NSNN là những việc cụ thể, không dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của NN. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp (điểm c Điều 5 Luật NSNN năm 2003). Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó (điểm d Điều 5 Luật NSNN năm 2003). Đặc điểm chi NSNN : Chi NSNN nhằm phục vụ cho lợi ích chung của công đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi một quốc gia. Chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy NN và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà NN thực hiện. Các khoản NSNN do chính quyền NN các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý NSNN và các 7 khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển KT-XH. Chi NSNN mang tính chất không hoàn trả hoặc hoàn trả không trực tiếp. Phân cấp quản lý NSNN là việc xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Phân cấp quản lý NSNN bao gồm phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp trong đó nhiệm vụ chi của các cấp bao gồm: - Tại Điều 21 Luật NSNN năm 2006 có qui định nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm: + Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; + Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương; Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; 8 Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương đảm nhận; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; + Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; + Chi viện trợ; + Chi cho vay theo quy định của pháp luật; + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương; + Chi bổ sung cho ngân sách địa phương. - Điều 24- Luật NSNN năm 2006 nêu rõ nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm: + Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; + Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); 9 Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; + Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; +. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 2.1.2. Quản lý chi NSNN và nội dung của quản lý chi NSNN Quản lý chi NSNN: Quản lý chi NSNN là một bộ phận trong công tác quản lý. Quản lý chi NSNN là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của nhà nước đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng. Nội dung quản lý chi NSNN bao gồm: Quản lý chi NSNN phải theo một chu trình. Một hu trình NS gồm ba khâu nối tiếp nhau: Lập dự toán chi ngân sách, chấp hành NS, quyết toán NS. Chu trình NS thường bắt đầu từ trước năm NS và kết thúc sau năm NS. Trong một năm NS đồng thời diễn ra cả ba khâu của chu trình NS đó là: chấp hành NS của chu trình NS hiện tại; quyết toán NS của chu trình NS trước đó và lập NS cho chu trình tiếp theo (Giáo trình Quản lý tài chính xã-Học viện Tài chính năm 2012). Bên cạnh chu trình quản lý trên, quản lý chi NSNN bao gồm quản lý việc kiểm tra, thanh tra quản lý NS, công khai minh bạch dự toán, quyết toán NSNN. 2.1.2.1 . Lập dự toán chi NSNN a. Công tác hướng dẫn lập dự toán NSNN 10 Dự toán NSNN là bản kế hoạch thu, chi tài chính của NN trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Lập dự toán NSNN là quá trình phân tích, đánh giá giữa khản năng thu và nhu cầu nguồn tài chính của NN, từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ NS một cách đúng đắn có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn. Đồng thời trên cơ sở đó xác lập những biện pháp về mặt KT-XH, tổ chức để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. - Ý nghĩa của việc lập dự toán NSNN Lập dự toán NSNN là khâu mở đầu có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý NSNN. Lập dự toán NSNN thực chất là tính toán dự trù các khoản thu- chi của NS trong một năm NS và kết quả của việc lập dự toán NSNN là dự toán NSNN của cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Căn cứ lập dự toán chi NSNN Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định tư Bộ tàiquy chính hướng dẫn mức chi ngân sách do cấp có Thông thẩm quyền định. xây dựng dự toán NSNN Tình hình thực hiện ngân sách của năm trước. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc Công văn Sởcấp Tài tỉnh chính(Sở hướng lập dự toán NS; hướng dẫn của UBND Tàidẫn chính) về lập dự toán NS ở các cấp địa phương). xây dựng dự toán NSNN Dự toán NSNN được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định. Phòng - Trình tự lập dự toán chiTC-KH NSNNcác huyện thành phố triển khai thực hiện xây dựng dự toán NSNNđến đơn vị sử dụng ngân sách và các xã, TT 11 Các xã, TT, các đơn vị có liên quan đến việc sử dụng ngân sách tiến hành triển khai thực hiện xây dựng dự toán NSNN Sơ đồ 2: Trình tự lập dự toán NSNN b. Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN - Lập dự toán: + Đối với dự toán NSNN và ngân sách trung ương: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán thu-chi NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tổ chức thực hiện NSNN trình Chính phủ. + Đối với ngân sách địa phương: Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổng hợp và lập dự toán ngân sách của địa phương quản lý (gồm dự toán thu –chi trên địa bàn; dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng 12 nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, giao dự toán NSNN . Căn cứ vào dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách của Chính phủ trình Quốc hội trước kỳ họp cuối năm. Quốc hội xem xét và quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước. Trước ngày 20/11 Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan nganh bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cơ quan khác ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ vào quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh về dự toán thu ngân sách, phương án phân bổ chi ngân sách trình HĐND tỉnh. Trước ngày 10/12 HĐND cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách của địa phương mình; căn cứ vào Nghị quyết dự toán NSNN của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành quyết định về giao dự toán NSNN; kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN cho các sở, ban ngành và các huyện thành phố trực thuộc. Chậm nhất là 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của UBND tỉnh, HĐND huyện phải ban hành được Nghị quyết về dự toán NSNN; kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN . Trước ngày 31/12 các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phru, UBND các cấp ở địa phương phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới. 2.1.2.2. Chấp hành ngân sách Chấp hành ngân sách là bước tiếp theo trong chu trình quản lý ngân sách và là khâu cốt yếu, trọng tâm và có ý nghĩa quyết định với quản lý ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản mới dừng ở trên giấy, nằm trong 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng