Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát...

Tài liệu Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài

.DOCX
132
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRẦN NAM THÔNG TĂNG CƯỜNG KIẺM SOÁT NỘI Bộ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60.34.03.01 Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ LƯU ĐỒ MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài....................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3 6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài .............................................................................4 7. Kết cấu luận văn........................................................................................4 8.......................................................................................................................Tổ ng quan các nghiên cứu...................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIẺM SOÁT NỘI Bộ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI 10 1.1.................................................................................................................... Đ ặc điểm và rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại...................10 1.1.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại................... 1 0 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng......................................................... 13 1.2. Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại.......................................15 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại .....................................................................................................15 1.2.2. Khái niệm, mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại ..................................................................................................................18 1.2.3. Các nguyên tắc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong ngân hàng thương mại.....................................................................................19 1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại.......26 1.3.1. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 26 1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của KSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 27 1.3.3. Phương pháp, thủ tục, nội dung kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng ............................................................................................................... 28 1.3.4. Các tiêu chỉ đánh giá kết quả KSNB hoạt động tỉn dụng trong ngân hàng thương mại ............................................................................................34 1.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng .........................................................................................38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIẺM SOÁT NỘI Bộ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI..............................44 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài..........................44 2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh..................................44 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhảnh Phủ Tài........................................................................49 2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài.........................54 2.2.1. Khái quát tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài............................................54 2.2.2. Qui trĩnh, phương pháp, nội dung, thủ tục kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của BIDVPhủ Tài..............................................................................57 2.2.3. Kết quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDVPhú Tài giai đoạn 2014-2016 67 2.3. Ý kiến của các bên liên quan về kiể m soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài 77 2.3.1. Mục đỉch và phương pháp...................................................................77 2.3.2. Kết quả ................................................................................................77 2.4. Đánh giá tổng hợp thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài...................................................................................................................79 2.4.1. Ưu điểm...............................................................................................80 2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................86 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIẺM SOÁT NỘI Bộ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI......87 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng và công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài.....................................................................87 3.1.1. Định hương phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài đến năm 2018......................87 3.1.2. Định hưởng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài...................................................................................................................88 3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài..........................90 3.2.1. Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thông qua hệ thống SIBS ..........................................................................................90 3.2.2. Hoàn thiện các nội dung kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng 94 3.2.3. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 96 3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm soát sửa sai, phúc tra sửa sai ................... 98 3.2.5. Đảm bảo tỉnh độc lập, khách quan đối với công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng .........................................................................................99 3.2.6. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ 100 3.2.7. Các giải pháp khác .......................................................................... 103 3.3. Kiến nghị................................................................................................104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...........................................................................106 KẾT LUẬN..................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................109 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản Sao) DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮT • BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD QHKH Cán bộ tín dụng Quan hệ khách hàng QTTD Quản trị tín dụng QLRR Quản lý rủi ro COSO Committee of Sponsoring Organizations Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ HĐTD Hoạt động tín dụng HĐQT Hội đồng quản trị HSTD SIBS Hồ sơ tín dụng Hệ thống phần mề m ứng dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của BIDV theo mô hình xử lý tập trung dữ liệu trên máy chủ AS/400. BDS ISA 400 Branch Delivery System (Hệ thống phân phối chi nhánh) International Standard On Auditing 400 (Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm toán) IFAC International Federation of Accountant (Liên đoàn kế KSNB toán quốc tế) Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ KSTT Kiểm soát trực tiếp Kiểm soát gián tiếp KSGT NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TDNH Tín dụng ngân hàng WB Ngân hàng thế giới (World Bank) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2014-2016 46 Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2014 47 2016 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện 1 số chỉ tiêu chủ yếu của Chi nhánh 48 2014-2016 Bảng 2.4 Tổng hợp tồn tại trong thiết lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ 68 khoản vay Bảng 2.5 Số lượng các cuộc KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV 70 Phú Tài năm 2014-2016 Bảng 2.6 Số lượng hồ sơ tín dụng được kiểm tra giai đoạn 2014 - 71 2016 Bảng 2.7 Những sai sót trọng yếu trong tín duing được phát hiện 72 tại BIDV Phú Tài năm 2014-2016 Bảng 2.8 Thống kê kiến nghị sau KSNB năm 2014-2016 74 Bảng 2.9 Tình hình dư nợ theo nhóm của BIDV Phú Tài năm 76 2014-2016 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ LƯU ĐỒ Số hiệu Tên bảng Trang Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của BIDV Phú Tài 49 Sơ đồ 2.2 Mô hình KSNB tại BIDV 55 Sơ đồ 2.3 Mô hình KSNB tại BIDV Phú Tài 56 Sơ đồ 2.4 Mô hình KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài 57 Sơ đồ 2.5 Trình tự thực hiện KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV 58 Phú Tài 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hội nhập quốc tế cũng như khu vực, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suy thoái và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng ngày càng quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp tổ chức hạn chế được những sự cố, mất mát thiệt hại và gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các ngân hàng thương mại Việt Nam với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt; ban đầu với chức năng cơ bản huy động và cung ứng vốn cho thị trường, sau đó dưới áp lực cạnh tranh, các NHTM không ngừng biến đổi về chất và lượng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro và có tác động lớn đến tình hình kinh tế và an ninh trật tự. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính, loại bỏ các rào cản thương mại, tài chính và ranh giới toàn cầu đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng, đa dạng, phức tạp trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đang phải đối mặt ngày càng nhiều rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác...với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng bởi hoạt động tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất cũng như tổn thất lớn nhất cho ngân hàng. Trước những rủi ro và thách thức trên các ngân hàng thương mại không thể né tránh được mà phải đối mặt và tự tìm cho mình những giải pháp tích cực 2 để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tín dụng, hạn chế những rủi ro, tăng quy mô và chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với xu thế chung đó, ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam đã không ngừng quan tâm đến hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và bước đầu đã có những bước tiến quan trọng như phát triển được đội ngũ KSV vừa có kiến thức chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tiễn đã phát hiện và kịp thời đưa ra những đề xuất và các biện pháp, giải pháp cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài là một thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, được thành lập vào ngày 17/07/2006. Trải qua 10 năm hoạt động và phát triển, bên cạnh những thành công thì hoạt động tín dụng của BIDV Phú Tài trong những năm vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ còn một số hạn chế như chưa có một bộ phận KSNB độc lập, đội ngũ cán bộ làm công tác KSNB còn mỏng, mang tính kiêm nhiệm, việc KSNB đối với hoạt động tín dụng tuy đã được chú trọng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao. Vì vậy vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của BIDV Phú Tài đang và ngày càng trở nên cấp thiết. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thực thi một hệ thống KSNB hiệu quả nói chung và đối với hoạt động tín dụng nói riêng sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng, đưa hoạt động này phát triển bền vững trong tương lai. Hiện tại chưa có đề tài nào về KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng được thực hiện tại Chi nhánh mà chỉ có một số báo cáo, kiến nghị về KSNB do phòng QLRR của Chi nhánh thực hiện nhưng còn mang tính khái quát chung, tính ứng dụng chưa bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của hoạt 3 động tín dụng của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài “Tăng cường KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tìm hiểu thực trạng kiểm soát nội bộ rủi ro tín dụng, nhận diện những hạn chế của công tác KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường KSNB đối với hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. 3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có những ưu điểm, hạn chế gì ? Những giải pháp nào cần được triển khai nhằm nâng cao chất lượng KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ở ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đánh giá công tác KSNB đối với hoạt động tín dụng ở BIDV Phú Tài. Số liệu, thông tin có liên quan được thu thập tại Chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp quan sát, mô tả, thống kê, phân tích, đối sánh. Phương pháp quan sát thực tế được vận dụng nhằm tìm hiểu về KSNB hoạt động tín dụng, xem xét hoạt động KSNB được thực hiện như thế nào, đặc điểm của nó ra sao, có những vấn đề gì xảy ra. Sau đó vận dụng phương pháp 4 mô tả để mô tả chi tiết lại cách thức tổ chức kiểm soát, quy trình hoạt động và nội dung kiểm soát của Chi nhánh. Kết hợp giữa thực tế đã được mô tả và cơ sở lý luận về KSNB hoạt động tín dụng từ đó đưa ra những đánh giá ưu điểm, tìm ra những tồn tại trong công tác KSNB và nguyên nhân của sự tồn tại đó. Phương pháp đối sánh được sử dụng để so sánh, lập luận giữa lý thuyết và thức tế để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài. Dữ liệu quá khứ về tình hình hoạt động tín dụng, kết quả KSNB hoạt động tín dụng được thu thập trực tiếp tại Chi nhánh. 6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp Chi nhánh Phú Tài nhận diện rõ những tồn tại của hoạt động kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, qua đó nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Phú Tài. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trang công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Tài. Chương 3: Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài. 8. Tổng quan các nghiên cứu Tồn tại một số nghiên cứu có liên quan đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của nhiều tác giả trong và ngoài nước trong thời gian qua. Đề tài của tác giả Dương Thị Việt Hiền (2010) về “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Miền Trung” đã nghiên cứu nội dung kiểm tra, mô tả thực trạng và nhận xét những ưu điểm và hạn chế của công tác KSNB 5 đối với hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường KSNB hoạt động tín dụng như: Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc phân chia trách nhiệm trong quy trình xét duyệt cho vay và giải ngân, đổi mới quy trình kiểm tra sau khi cho vay, hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra KSNB, phát triển và hoàn thiện hoạt động kiểm tra KSNB để đáp ứng yêu cầu của kiểm toán hiện đại, hệ thống hóa các văn bản cơ chế chính sách tín dụng thành tài liệu cẩm nang cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên luận văn chỉ mới khái quát được lý thuyết về kiểm soát nội bộ nói chung dựa theo các văn bản của NHNN và chưa gắn liền với hoạt động tín dụng nên tầm lý luận chưa cao, chưa xác định được tiêu chí đánh giá KSNB hoạt đông tín dụng, những giải pháp đưa ra còn chung chung tính ứng dụng chưa cao. Đề tài của tác giả Phạm Trà My (2011) về “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Chi nhánh Đà nẵng” ngoài việc đã khái quát được một số lý thuyết cơ bản về kiểm soát nội bộ luận văn còn xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng như: Chính sách tín dụng, quy trình xét duyệt cho vay, quy trình kiểm soát sau giải ngân. Từ đó xây dựng nên các giải pháp liên quan đến các nhân tố đó. Tuy nhiên những tiêu chí này còn chung chung, chưa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KSNB hoạt động tín dụng, luận văn chưa đánh giá được cách thức tổ chức bộ máy KSNB; quy trình, thủ KSNB; kết quả KSNB của Chi nhánh. Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011) với đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng” đã xây dựng các thủ tục KSNB hoạt động tín dụng và đá nh giá quy trình tín dụng tại đơn vị. Đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp như: hoàn thiện quy trình tín dụng; thiết lập thủ tục kiểm soát độc lập với việc thực hiện quy 6 trình. Trong đề tài này tác giả đã nêu rõ được KSNB của hoạt động tín dụng nhưng chưa xây dựng cụ thể các nội dung KSNB hoạt động tín dụng, chưa đánh giá việc tổ chức bộ máy KSNB, quy trình của nó vì vậy các giải pháp mới chỉ tập trung vào quy trình tín dụng. Đề tài của tác giả Lại Thị Thu Thủy (2012) về “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với rủi ro” đã vận dụng quan điểm của COSO trong việc xây dựng hệ thống KSNB và khẳng định việc thiết kế KSNB theo rủi ro là rất cần thiết. Tác giả đánh giá thực trạng KSNB tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến 2012, chỉ ra những mặt đã đạt được và những yếu kém còn tồn tại của các doanh nghiệp về khâu tổ chức bộ máy KSNB, về cơ cấu bộ máy tổ chức, về quan điểm của các nhà quản trị trong quá trình KSNB từ đó đề xuất những việc mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện để khắc phục tình trạng đó. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Tâm (2013) về đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam” đã hệ thống hóa được những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Agribank trong giai đoạn 2009 -2011. Đặc biệt đề tài đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB. Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện KSNB như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; ban hành cẩm nang hướng dẫn khai thác dữ liệu trên IPCAS; xây dựng mô hình KSNB tập trung đối với các chi nhánh thuộc văn phòng đại diện; ban hành quy trình KSNB; tăng cường kiểm tra hoạt động tín dụng. Đề tài chỉ mới khái quát chung về kiểm soát nội bộ, chưa thực sự đi sâu vào KSNB hoạt động tín dụng, các giải pháp chủ yếu tập trung hoàn thiện hệ thống KSNB chưa gắn liền với việc kiểm soát hoạt động tín dụng. Đề tài của tác giả Phạm Thị Thu Phương (2013) về “Hoàn thiện công tác 7 kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam” đã nghiên cứu hệ thống kiểm tra - KSNB và thực tiễn của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra - KSNB. Đề tài đã đưa ra 12 nội dung KSNB hoạt động tín dụng; xây dựng nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả KSNB như: Chỉ tiêu quy mô hoạt động, số lượng sai sót được phát hiện, kết quả chấn chỉnh sửa sai, chỉ tiêu quy mô hoạt động tín dụng và mức giảm rủi ro tín dụng; ngoài ra luận văn còn chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KSNB của NHTM. Trên cơ sở thực trạng luận văn đưa ra các giải pháp như: Chủ động tạo môi trường KSNB, hoàn thiện nội dung KSNB, hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm tra, nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra viên, tăng cường kiểm soát một số nội dung, bảo đảm tính độc lập của bộ phận kiểm tra nội bộ Chi nhánh. Tuy nhiên luận văn còn hệ thống hóa lý thuyết chung về KSNB chưa gắn liền với công tác KSNB hoạt động tín dụng, chưa đánh giá về tổ chức bộ máy KSNB của Chi nhánh và đưa ra nội dung KSNB quá rộng chưa gắn liền riêng với bộ phận KSNB. Hai tác giả Nguyễn Minh Phương và Th.S Lê Hồng Vân (2013) nghiên cứu về “Tương lai của kiểm soát nội bộ chuyên trách sau quy định mới” đã nghiên cứu và phân biệt về hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát nội bộ chuyên trách tại các ngân hàng thương mại sau sự ra đời của thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011, sự cần thiết của bộ phận KSNB chuyên trách trong ngân hàng thương mại, những bất cập trong hoạt động của của bộ 8 phận này và để xuất một số định hướng tổ chức hệ thống KSNB, kiểm toán nội bộ và KSNB chuyên trách nhằm hạn chế sự chồng chéo. Nghiên cứu của hai tác giả TS Đào Minh Phúc và Th.S Lê Văn Hinh (2012) về “Kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đã gắn kết hoạt động KSNB với quản lý rủi ro tín dụng và đưa ra những tính chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng hiện nay cần phải kiểm soát chặt chẽ. Nghiên cứu đã đưa ra nhứng đánh giá vĩ mô về công tác KSNB tại NHTM Việt Nam hiện nay như: Trình độ cán bộ làm công tác KSNB không bắt kịp sự phát triển quá nhanh của hoạt động kinh doanh ngân hàng, thiếu hụt nguồn nhân lực trong công tác KSNB ngân hàng, hệ thống KSNB và các định chế giám sát tại một số ngân hàng có dấu hiệu bị vô hiệu hóa, KSNB mâu thuẫn sung đột lợi ích. Từ những nhận định và đánh giá trên, nghiên cứu gợi ý đối với công tác KSNB tại NHTM. Tóm lại, các nghiên cứu trên đã hệ thống được những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của NHTM với các phương pháp nghiên cứu so sánh thống kê, diễn giải, phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Nhận xét những mặt đạt được và một số hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ góp phần giúp cho hoạt động tín dụng tại NHTM trở nên lành mạnh và có hiệu quả cao. Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề “ Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài” trên cơ sở kế thừa những vấn đề lý luận về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại của các công trình nghiên cứu trên cùng với những cơ sở lý luận của đề tài về các tiêu chí đánh giá hoạt động KSNB; các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB; mục tiêu của hệ thống KSNB... nhằm đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ 9 hoạt động tín dụng rút ra những ưu điểm, hạn chế và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Phú Tài trong điều kiện hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn được tham khảo một số giáo trình về quản trị ngân hàng thương mại cũng như các văn bản pháp luật, sổ tay tín dụng của BIDV, tài liệu đào tạo kiểm soát viên nội bộ BIDV ... Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIẺM SOÁT NỘI Bộ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI 1.1 Đặc điểm và rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại • • •ơ •o o o o• Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn lẫn nhau. Trong thực tế của cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy vào những bối cảnh cụ thể. Nếu xét theo mối quan hệ thì tín dụng có thể hiểu là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể. Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng, ta có các loại tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng hợp tác, tín dụng quốc tế. Trong những hình thức tín dụng trên thì tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng phổ biến nhất có quy mô, phạm vi hoạt động rộng rãi nhất và có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Theo PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương [5, tr.46] thì “đứng trên góc độ là NHTM, tỉn dụng là hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thông qua việc chuyển giao vốn tín dụng cho khách hàng dưới hĩnh thức bằng tiền hoặc tài sản mà khách hàng cam kết hoàn trả nợ và lãi đủng hạn Trước khi đi tìm hiều về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, cần hiểu rõ bản chất về hoạt động tín dụng thông qua đặc điểm của nó. Theo GS.TS Nguyễn Văn Tiến [1, tr.262] thì tín dụng ngân hàng có 5 đặc điểm sau đây. - Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan