Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tăng cường kiểm soát chống thất thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế, thị ...

Tài liệu Tăng cường kiểm soát chống thất thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế, thị xã thuận an, tỉnh bình dương

.PDF
108
1
72

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHỐNG THẤT THU THUẾ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG - 2019 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHỐNG THẤT THU THUẾ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN HIỂN MINH BÌNH DƯƠNG - 2019 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là TS. Phan Hiển Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tác giả luận văn Trần Thị Thuỳ Dương i Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn luận văn thầy TS. Phan Hiển Minh đã giúp em hoàn thiện bài luận một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị trong Chi cục Thuế Thị xã Thuận An. Đặc biệt là đội kiểm tra thuế thu nhập cá nhân và đội kiểm tra thuế số 2 đã ân cần chỉ dẫn em, cung cấp các tài liệu cần thiết cho bài luận được hoàn thiện. Những yếu tố trình bày trong bài luận này có thể còn nhiều sai sót rất mong được sự thông cảm cũng như góp ý của quý thầy cô, các cô chú và anh chị để giúp em hoàn thiện bài luận văn. Xin chúc sức khỏe đến toàn thể thầy cô, cùng ban lãnh đạo, cô chú và anh chị công tác tại Chi cục Thuế Thị Xã Thuận An. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 11 năm 2019 ii MỤC LỤC Lời cam đoan........................................................................................................i Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ....................................................................................vii Danh mục bảng ............................................................................................... viii Danh mục hình, đồ thị ........................................................................................ ix Tóm tắt ....................................................................................................... x MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 4 7. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn .............................................. 5 8. Bố cục đề tài luận văn ...................................................................................... 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .... 9 1.1. Khái quát kiểm soát nội bộ trong khu vực công......................................... 9 1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực công ................................... 9 1.1.2. Sự cần thiết của việc kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực công ................... 9 1.1.3. Các thành phần của kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực công ................... 10 1.2. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân ......................................................... 11 1.2.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân .................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân .................................................... 12 1.2.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân ........................................................ 12 iii 1.3. Nội dung cơ bản về thuế thu nhập cá nhân .............................................. 13 1.3.1. Đối tượng chịu thuế ............................................................................. 13 1.3.2. Đối tượng nộp thuế .............................................................................. 14 1.3.3. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân.............................................. 15 1.3.3.1. Đối với cá nhân cư trú .................................................................. 15 1.3.3.2. Đối với cá nhân không cư trú........................................................ 17 1.3.4. Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế ............................... 20 1.3.4.1. Đối với cá nhân cư trú .................................................................. 20 1.3.4.2. Đối với cá nhân không cư trú........................................................ 24 1.3.5. Các khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế ................................... 25 1.3.5.1. Thu nhập miễn thuế ...................................................................... 25 1.3.5.2. Giảm thuế ..................................................................................... 26 1.3.6. Các khoản giảm trừ.............................................................................. 27 1.4. Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân .......................................................... 28 1.4.1. Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân ............................................ 28 1.4.2. Vai trò của quản lý thuế thu nhập cá nhân............................................ 28 1.4.3. Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân .............................................. 29 1.4.3.1. Đăng ký thuế ................................................................................ 29 1.4.3.2. Kê khai và nộp thuế ...................................................................... 31 1.4.3.3. Quyết toán thuế ............................................................................ 31 1.4.3.4. Thanh tra, kiểm tra công tác kê khai, quyết toán nộp thuế thu nhập cá nhân ................................................................................................... 32 1.4.3.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ................................................. 33 1.4.3.6. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.............................................. 34 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN .................... 34 1.4.4.1. Nhân tố từ cơ quan quản lý nhà nước ........................................... 35 1.4.4.2. Nhân tố từ cơ quan thuế và công chức thuế .................................. 36 1.4.4.3. Nhân tố từ người nộp thuế ............................................................ 37 Tóm tắt chương 1 .............................................................................................. 38 iv Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN ................... 39 2.1. Tổng quan về Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .................................. 39 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 39 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Thị xã Thuận An ........................................ 40 2.2. Giới thiệu Chi cục thuế Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.................... 41 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 41 2.2.2. Bộ máy quản lý................................................................................... 42 2.2.3. Trình độ học vấn của cán bộ tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An ......... 43 2.2.4. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Chi cục..................... 44 2.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thị xã Thuận An ............................................................................................................... 44 2.3.1. Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thị xã Thuận An . 44 2.3.2. Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại CCT Thị xã Thuận An ............. 49 2.3.2.1. Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế ............................ 49 2.3.2.2. Công tác quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế........... 53 2.3.2.3. Quản lý nợ, cưỡng chế nợ và xóa nợ tiền thuế, tiền phạt ............... 56 2.3.2.4. Công tác kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ...................................... 58 2.3.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân ............................ 60 2.3.2.6. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ................................ 63 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thị xã Thuận An ................................................................................. 65 2.4.1. Kết quả đạt được................................................................................. 65 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................. 66 2.4.2.1. Các hạn chế .................................................................................. 66 2.4.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế ....................................................... 68 Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 74 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THÂT THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN.. 75 v 3.1. Điều kiện tiên quyết trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.... 75 3.1.1. Các dự báo.......................................................................................... 75 3.1.2. Các văn bản pháp quy của Nhà nước .................................................. 76 3.1.3. Mục tiêu tổng quát về quản lý thuế của Cục thuế Tỉnh Bình Dương ... 76 3.1.4. Yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thị xã Thuận An ........................................................................... 77 3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thị xã Thuận An ............................................................................ 78 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân ................. 78 3.2.2. Quản lý đăng ký thuế và quản lý đối tượng nộp thuế .......................... 79 3.2.3. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân ....................................................... 80 3.2.4. Quản lý nợ, cưỡng chế nợ và xóa nợ thuế ........................................... 80 3.2.5. Kiểm tra thuế ...................................................................................... 83 3.2.6. Xử lý vi phạm thuế ............................................................................. 84 3.2.7. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế .................................................... 85 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 92 vi Danh mục các từ viết tắt Tên viết tắt Nghĩa từ viết tắt CCNT Cưỡng chế nợ thuế CCT Chi cục thuế MST Mã số thuế NNT Người nộp thuế QLN&CCNT Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế QLT Quản lý thuế TNCN Thu nhập cá nhân TTHTNNT Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế UBND Ủy ban nhân dân vii Danh mục bảng Bảng 1.1: Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định từ hoạt động kinh doanh ................... 15 Bảng 1.2: Biểu thuế lũy tiến từng phần ................................................................ 16 Bảng 1.3: Biểu thuế suất áp dụng trong hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú ........................................................................................................... 17 Bảng 2.1: Cơ cấu theo giới tính của CCT Thị xã Thuận An ................................. 43 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện dự toán thu thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An46 Bảng 2.3: Tình hình thu thuế TNCN theo nguồn thu nhập tại CCT Thị xã Thuận An................................................................................................................ 48 Bảng 2.4: Tình hình cấp mới MST Cá nhân trên địa bàn Thị xã Thuận An giai đoạn 2016-2018 ........................................................................................... 50 Bảng 2.5: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNCN .................................................. 53 Bảng 2.6: Kết quả quyết toán thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An................... 54 Bảng 2.7: Kết quả quyết hoàn thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An .................. 56 Bảng 2.8: Tình hình nợ thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An ............................ 57 Bảng 2.9: Tình hình CCNT TNCN tại CCT Thị xã Thuận An ............................. 58 Bảng 2.10: Tình hình kiểm tra thuế TNCN .......................................................... 60 Bảng 2.11: Tình hình vi phạm liên quan đến thuế TNCN .................................... 62 Bảng 2.12: Đánh giá tình hình vi phạm liên quan đến thuế TNCN với tình hình vi phạm chung ................................................................................................. 62 Bảng 2.13: TTHTNNT TNCN tại CCT Thị xã Thuận An .................................... 64 viii Danh mục hình, đồ thị Hình 1.1: Mối quan hệ giữa mục tiêu tổng quát và các thành phần kiểm soát nội bộ .............................................................................................................. 11 Hình 2.1: Bản đồ thị xã Thuận An ..................................................................... 39 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức CCT Thị xã Thuận An ................................................. 42 Hình 2.3: Tỷ lệ thu thuế TNCN/Thu NSNN tại một số địa phương .................... 47 Hình 2.4: Tình hình quản lý kê khai, nộp thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An52 Hình 2.5: Tỷ lệ số người có thu nhập thực hiện quyết toán thuế so với số cá nhân có MST và số cá nhân kê khai nộp thuế TNCN.......................................... 55 ix Tóm tắt Thuế là nguồn thu quan trọng đối với Nhà nước và là khoản đóng góp bắt buộc do pháp luật quy định đối với các tổ chức và cá nhân có tham gia hoạt động trên lãnh thổ đất nước. Thuế TNCN là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong nền kinh tế thị trường và sắc thuế này có vai trò ngày càng quan trọng trong nguồn thu NSNN. Tuy nhiên việc quản lý thu thuế TNCN để đảm bảo mục tiêu NSNN đặt ra luôn là một thách thức cho cơ quan thuế nói chung và CCT Thị xã Thuận An nói riêng. Nghiên cứu "Tăng cường kiểm soát chống thất thu thuế thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương" đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là đề xuất các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế TNCN trên địa bàn Thị xã Thuận An. Nghiên cứu đã đề xuất 07 giải pháp gồm: (1) Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế TNCN; (2) Quản lý đăng ký thuế và quản lý đối tượng nộp thuế; (3) Quyết toán thuế TNCN; (4) Quản lý nợ, cưỡng chế nợ và xóa nợ thuế; (5) Kiểm tra thuế; (6) Xử lý vi phạm thuế; (7) TTHTNNT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng kiến nghị với các bên liên quan để hỗ trợ cho giải pháp đề ra. x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu đối với Ngân sách Nhà nước (NSNN) của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, chính vì vậy hệ thống và chính sách thuế được xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện – kinh tế - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sự nhất định của mỗi quốc gia. Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc do luật pháp quy định đối với các tổ chức và cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Năm 2013, tỷ trọng đóng góp thuế so với GDP chiếm khoảng 18%, tỷ trọng này tuy có giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn là nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam (Huỳnh Thế Du, 2016). Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trọng trong các nền kinh tế thị trường. Hiện nay hơn 180 quốc gia trên Thế giới đã áp dụng thuế TNCN, tỷ trọng thuế TNCN chiếm khoảng 13-40% tổng số thu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuế của từng nước. Chính sách thuế TNCN là chính sách thuế có nội dung phức tạp nhất trong hệ thống thuế và vấn đề quản lý thuế (QLT) TNCN được xem là vấn đề thực tiễn tại các quốc gia vì vấn đề thuế TNCN không chỉ là sự thay đổi chính sách thuế mà còn liên quan đến chính trị, kinh tế xã hội của đât nước đó (Nguyễn Thị Mai Dung, 2018). Luật thuế TNCN tại Việt Nam trong những năm qua đã có những tiến bộ để theo kịp thực tiễn phát triển của đất nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai vận hành của hệ thống ngành thuế nói chung. Cụ thể như cơ quan thuế chưa kiểm soát tốt thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp 1 thuế TNCN, nhiều quy định chưa đảm bảo sự bình đẳng nghĩa vụ thuế TNCN, quy định khởi điểm chịu thuế chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, việc ban hành chính sách còn chồng chéo, tổ chức thực hiện chính sách chưa hiệu quả, bộ máy thực hiện quản lý cồng kềnh và kiểm soát thực hiện chính sách, tuyên truyền chính sách thuế TNCN đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội chưa đạt hiệu quả, công tác QLT TNCN còn tình trạng vừa khó thực hiện, khó quản lý, kiểm tra, giám sát. Về phía người nộp thuế (NNT), nhận thức của một bộ phận người dân còn thấp cũng gây khó khăn trong việc triển khai chính sách thuế, một bộ phận khác thiếu trung thực trong việc kê khai hoặc việc chưa nhận thức được các rủi ro thuế đối với bản thân nên vẫn còn thờ ơ với nộp thuế TNCN. Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu thuế TNCN tại các đơn vị thực hiện, cụ thể là tại các Cục thuế và Chi cục thuế (CCT) cấp cơ sở. Bình Dương là địa phương có số thu NSNN đứng thứ ba cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Năm 2018, toàn tỉnh Bình Dương đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ tài chính - NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong năm, thu cân đối NSNN đạt 1.422,7 nghìn tỷ đồng, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng tương đương vượt 7,8% so với dự toán. Trong đó, thu ngân sách Trung ương vượt 4,3%; thu ngân sách địa phương vượt 12,5% dự toán. Nhờ thu ngân sách đạt khá, các nhiệm vụ chi ngân sách được đảm bảo theo dự toán. Bội chi NSNN năm 2018 dưới 3,6% GDP. Tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP, dư nợ Chính phủ dưới 52% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia đạt khoảng 49,7% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép (Phương Chi, 2019). Kết quả này đạt được có phần đóng góp không nhỏ của công tác QLT trong đó có QLT TNCN. CCT Thị xã Thuận An là đơn vị trực thuộc Cục thuế Bình Dương. Kết quả thu NSNN năm 2018 tăng 20% so với năm 2017, tỷ lệ tăng này cao hơn so với mức tăng năm 2017 là 11,2%. Cùng với mức tăng thu NSNN thì thu thuế TNCN cũng tăng cao với tỷ lệ tăng năm 2017 và 2018 lần lượt là 28,9% và 37%. Tuy tăng cao nhưng tỷ trọng thuế TNCN trong thu NSNN năm 2018 chỉ bằng 8,2% 2 trong khi năm 2017 là 9,3%. Những bất cập và hạn chế trong việc triển khai công tác quản lý thu thuế TNCN tại Chi cục cũng tương tự như tình hình chung cả nước nhưng mức độ và phạm vi sẽ có những khác biệt cần có cách tiếp cận giải quyết khác nhau. Trong bối cảnh một số hạn chế về công tác lập dựa toán, triển khai thu, và công tác tự khai và tự nộp của NNT vẫn còn chưa có nhiều thay đổi tích cực nên đây là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bình Dương cũng như lãnh đạo CCT Thị xã Thuận An để đảm bảo mục tiêu thu NSNN. Bên cạnh đó, qua khảo lược nghiên cứu chưa thấy đề tài nào nghiên cứu về vấn đề chống thất thu thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An. Vì những lý do trên nên học viên chọn "Tăng cường kiểm soát chống thất thu thuế thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương" để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp Tăng cường kiểm soát chống thất thu thuế thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá thực trạng QLT TNCN trên địa bàn Thị xã Thuận An để xác những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. (2) Đề xuất các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế TNCN trên địa bàn Thị xã Thuận An. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng QLT TNCN trên địa bàn Thị xã Thuận An như thế nào? (2) Giải pháp gì cần tăng cường để chống thất thu thuế TNCN trên địa bàn Thị xã Thuận An? 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chống thất thu thuế TNCN trên địa bàn Thị xã Thuận An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về chống thất thu thuế được thực hiên với số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ 2016-2018.  Phạm vi về không gian: Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.  Phạm vi về nội dung: Chống thất thu thuế TNCN. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến QLT nói chung và thuế TNCN nói riêng nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho đề tài. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng để tổng hợp các tài liệu từ các nguồn như sách, tạp chí, các chính sách, quy định, luật để hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan làm nền tảng cho nghiên cứu của đề tài luận văn Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng QLT TNCN trên cơ sở so sánh qua các năm tại CCT Thị xã Thuận An, Bình Dương dựa vào các số liệu thứ cấp được thu thập và thống kê tại CCT Thị xã Thuận An, Bình Dương. Trên cơ sở đó đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân từ đó có hướng đề xuất các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế TNCN tại đơn vị 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài hệ thống một số cơ sở lý thuyết về QLT TNCN. Kết quả nghiên cứu trong đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho đơn vị là CCT Thị xã Thuận An trong việc nhận dạng được các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trên cơ sở phân tích hệ thống và có tính khoa học, đồng thời các 4 khuyến nghị trong nghiên cứu sẽ giúp tìm ra được giải pháp hiệu quả hơn trước trong việc QLT TNCN. Kết quả nghiên cứu trong đề tài đồng thời làm nguồn tài liệu tham khảo cho các độc giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên quan tâm đến vấn đề về QLT TNCN. 7. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Đã có nhiều nghiên cứu về QLT TNCN nhằm chống thất thu thuế được thực hiện tại Việt Nam. Phần tóm tắt các nghiên cứu dưới đây giúp xác định được các ưu điểm và hạn chế của các nghiên cứu để từ đó xác định được khoảng trống nghiên cứu trong đề tài. Trương Thị Như Ngọc (2018) nghiên cứu chủ đề "Hoàn thiện công tác QLT TNCN tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình". Nghiên cứu đã hệ thống hóa, kế thừa các vấn đề lý luận về QLT TNCN nói chung và tại mô hình cấp tỉnh nói riêng được đề cập trong các tài liệu và các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng QLT TNCN trên địa bàn cho thấy mỗi địa phương, loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, điều kiện QLT khác nhau. Tuy nhiên việc áp dụng và thực hiện nó trước hết phải tuân thủ với nguyên tắc chung của pháp luật thuế, các quy trình quản lý của ngành Thuế và phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp gồm: (1) Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính và quy trình quản lý thu thuế TNCN; (2) Hoàn thiện công tác lập dự toán thuế TNCN; (3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (TTHTNNT); (4) Hoàn thiện công tác quản lý kê khai nộp thuế TNCN; (5) Hoàn thiện công tác quyết toán thuế TNCN; (6) Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra thuế; (6) Tăng cương đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế (CCNT); (7) Một số giải pháp khác như: (a) Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đồng thời, tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của chính sách thuế TNCN; (b) Nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ, phẩm chất cho 5 đội ngũ cán bộ công chức Thuế; (c) Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong công tác QLT TNCN; (d) Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác QLT TNCN. Nguyễn Thị Mai Dung (2018) với chủ đề "Hoàn thiện pháp luật QLT TNCN ở Việt Nam hiện nay". Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về QLT TNCN tại Việt Nam gồm: (1) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế TNCN; (2) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về QLT TNCN; (3) Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về QLT TNCN. Lý Phương Duyên (2017) nghiên cứu chủ đề "Mở rộng cơ sở thuế đối với thu nhập ở Việt Nam hiện nay". Nghiên cứu phân tích một số cách thức đã được các quốc gia áp dụng để mở rộng cơ sở thuế đánh vào thu nhập và đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng cho mọi đối tượng có thu nhập, tăng thu cho ngân sách nhà nước nhưng không để xảy ra tình trạng lạm thu hay gia tăng gánh nặng thuế đối với NNT. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đề xuất đối với thuế TNCN như: (1) Loại bỏ một số khoản trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế và đưa lương hưu vào thu nhập chịu thuế; (2) Thu hẹp đối tượng được giảm trừ gia cảnh bằng cách quy định về người phụ thuộc là con của đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn điều kiện chưa kết hôn; (3) Thu hẹp quy định về nhóm đối tượng “cá nhân khác không nơi nương tựa” được coi là người phụ thuộc; (4) Cần bổ sung quy định về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập nhận được từ quỹ tín thác, đặc biệt trong trường hợp người hưởng lợi là các cá nhân dưới 18 tuổi và thu nhập nhận được là số tiền thừa kế thông qua các quỹ tín thác. Lê Quốc Công (2017) nghiên cứu chủ đề "Hoàn thiện công tác QLT TNCN tại Kontum". Nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý thuyết về QLT TNCN, trên cơ sở lý thuyết đã hệ thống, nghiên cứu phân tích thực trạng công tác QLT TNCN trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các nguyên nhân của hạn chế, các giải pháp gồm: (1) Hoàn thiện công tác lập dự toán thuế TNCN; (2) Hoàn thiện công tác tổ chức thu thuế TNCN; (3) Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý các vị phạm về thuế TNCN; (4) Hoàn thiện công tác kiểm soát quản lý thu thuế TNCN; (5) Các giải pháp khác. 6 Trần Thanh Tân (2016) nghiên cứu chủ đề "Giải pháp hoàn thiện QLT TNCN trên địa bàn Thị xã Ngã bảy, tỉnh Hậu Giang". Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác QLT TNCN còn nhiều vấn đề bất cập. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách; về biện pháp tổ chức quản lý điều hành trong công tác QLT cũng như ý thức chấp hành của NNT. Qua nghiên cứu đề tài đƣa ra được những giải pháp áp dụng vào công tác quản lý thu thuế TNCN chủ yếu là các thủ tục cần thiết để NNT không lợi dụng được sự thông thoáng, kẽ hở của Luật thuế để làm giảm hoặc không phải nộp thuế làm gây thất thu cho NSNN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện QLT TNCN nâng cao chất lượng đội ngũ công chức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và đạo đức; ứng dụng công nghệ thông tin vào QLT và phục vụ cho NNT; tăng cường hiệu quả công tác TTHTNNT. Nguyễn Hồng Nga & Nguyễn Thị Thu Phương (2013) nghiên cứu chủ đề "Nâng cao hiệu quả QLT TNCN tại Việt Nam". Nghiên cứu đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết về thuế TNCN, và hiệu quả của hệ thống QLT TNCN. Thông qua phân tích các số liệu thống kê, các quy trình quản lý và thu thuế TNCN tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp gồm: (1) Đề xuất mức thuế 10% cho tất cả loại thu nhập và thu nhập chịu thuế được tính bằng tổng thu nhập – các khoản miễn trừ thuế; (2) Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ NNT; (3) hoàn thiện website riêng hướng dẫn chính sách, thủ tục về thuế TNCN; (4) Đẩy mạnh thanh tra khấu trừ thuế TNCN; (5) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hài hòa các quy định chủ chốt về chính sách trong Luật thuế TNCN và các luật Bảo hiểm xã hội. Tổng hợp các khảo lược nghiên cứu trên cho thấy các nghiên cứu về QLT nhằm chống thất thu thuế TNCN đã được thực hiện ở một số địa phương tại Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là các khảo lược trên chưa cho thấy nghiên cứu nào về QLT chống thất thu thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An, Bình Dương. Từ thực tế này cho thấy nội dung nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn phù hợp, đồng thời đáp ứng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu trong đề tài này. 7 8. Bố cục đề tài luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba (03) chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về QLT TNCN. Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thuế TNCN trong QLT TNCN tại CCT Thị xã Thuận An. Chương 3: Giải pháp tăng cường chống thất thu thuế TNCN tại CCT Thị xã Thuận An. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan