Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thạch thất...

Tài liệu Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước thạch thất

.PDF
111
328
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG _____________________ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bích TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THẠCH THẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Hà Nội – Năm 2015 Thang Long University Libraty BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG _____________________ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bích TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THẠCH THẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Bất Hà Nội – Năm 2015 Thang Long University Libraty MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 : NGÂN SÁCH XÃ VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN ............................................................................................... 4 1.1. NGÂN SÁCH XÃ TRONG HỆ THỐNG NSNN ..............................................................4 1.1.1.Ngân sách nhà nước ............................................................................... 4 1.1.1.1.Khái niệm NSNN .....................................................................................................4 1.1.1.2. Vai trò của NSNN...................................................................................................4 1.1.1.3. Hệ thống NSNN ......................................................................................................5 1.1.2. Ngân sách xã trong hệ thống NSNN .................................................. 6 1.1.2.1. Vị trí của NSX trong hệ thống NSNN...................................................................6 1.1.2.2. Vai trò của NSX trong hệ thống NSNN và trong phát triển kinh tế , xã hội ở địa phương............................................................................................................................6 1.1.3.Chi Ngân sách xã .................................................................................... 8 1.1.3.1.Khái niệm ,đặc điểm chi ngân sách xã .................................................................8 1.1.3.2. Nội dung chi NSX.................................................................................................10 1.2. KIỂM SOÁT CHI NSX QUA KBNN CẤP HUYỆN ................................................... 12 1.2.1.Khái quát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hệ thống của KBNN ..... 12 1.2.2. Kiểm soát chi NSX qua KBNN cấp huyện ...................................... 17 1.2.2.1.Khái niệm kiểm soát chi NSX qua KBNN cấp huyện ........................................17 1.2.2.2. Sự cần thiết của việc kiểm soát chi NSX qua KBNN cấp huyện .................17 1.2.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi NSX qua KBNN cấp huyện .....................................21 1.2.2.4. Nội dung và quy trình kiểm soát chi NSX qua KBNN cấp huyện ...................22 1.2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác KSC NSX qua KBNN cấp huyện .........33 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN THẠCH THẤT .................................................... 36 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KBNN THẠCH THẤT............ 36 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thạch Thất .................................... 36 2.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................36 2.1.1.2. Đặc điểm về Kinh tế xã hội .................................................................................36 2.1.2. Tổ chức bộ máy và hoạt động của KBNN Thạch Thất................. 39 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức KBNN Thạch Thất ....................................................................39 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSX QUA KBNN THẠCH THẤT..................................................................................................................................... 42 2.2.1. Khái quát tình hình chi NSX qua KBNN Thạch Thất.................. 42 2.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSX của KBNN Thạch Thất....... 47 2.2.3. Cơ sở pháp lý của kiểm soát chi NSX qua KBNN Thạch Thất ... 47 2.2.3.1.Cơ sở pháp lý của kiểm soát thanh toán chi đầu tư...........................................47 2.2.3.2.Cơ sở pháp lý của kiểm soát thanh toán chi thường xuyên ..............................49 2.2.4. Nội dung kiểm soát chi NSX qua KBNN Thạch Thất .................. 50 2.2.4.1. Kiểm soát chi thường xuyên NSX .......................................................................50 2.2.4.2. Kiểm soát chi đầu tư NSX ...................................................................................59 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI NSX QUA KBNN THẠCH THẤT ...................................................................................................................................... 65 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 65 2.3.1.1. Trong kiểm soát chi thường xuyên .....................................................................66 2.3.1.2.Trong kiểm soát chi đầu tư...................................................................................67 2.3.2. Những hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi NSX và nguyên nhân chủ yếu............................................................................................................. 68 2.3.2.1. Những hạn chế .....................................................................................................68 2.3.2.2. Những trở ngại trong thực hiện chế độ kiểm soát chi NSX: ............................69 Thang Long University Libraty 2.3.2.3. Những nguyên nhân chủ yếu...............................................................................73 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN THẠCH THẤT .................................................... 77 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NSX QUA KBNN THẠCH THẤT....................................................................................................................... 77 3.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi qua KBNN Thạch Thất ............................ 77 3.1.2. Định hướng kiểm soát chi NSX qua KBNN Thạch Thất ............. 78 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSX QUA KBNN THẠCH THẤT....................................................................................................................... 81 3.2.1. Phân công rõ ràng trách nhiệm phối hợp kiểm soát chi NSX ..... 82 3.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát chi NSX ................................................................................................... 83 3.2.3. Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ........................................ 84 3.2.4. Tăng cường kiểm soát chi đầu tư ..................................................... 89 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, con người ............................................ 92 3.2.6. Phát triển, sử dụng và vận hành có hiệu quả các chương trình phần mềm trong kiểm soát chi NSX........................................................... 93 3.2.7. Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách của các xã ...... 95 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 95 3.3.1. Kiến nghị với Bộ tài chính ................................................................. 95 3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước trung ương ................................ 96 3.3.3. Kiến nghị với Sở tài chính Hà Nội. ................................................... 96 3.3.4. Kiến nghị đối với UBND các xã, thị trấn, đơn vị sử dụng ngân sách....... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác đã công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Thang Long University Libraty DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSX 28 qua KBNN cấp huyện 2 Sơ đồ 2 Quy trình kiểm soát chi đầu tư NSX qua 32 KBNN cấp huyện 3 Sơ đồ 3 3 Biểu 2.1 4 Biểu 2.2 5 Biểu 2.3 6 Biểu 2.4 7 Biểu 2.5 8 Biểu 2.6 Tổ chức bộ máy KBNN Thạch Thất Tình hình thực hiện chi NSNN các cấp qua KBNN Thạch Thất từ năm 2011-2014 Cơ cấu chi NSX trên địa bàn qua KBNN Thach Thất Tổng hợp tình hình cơ cấu chi thường xuyên NSX năm 2011-2014 Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSX qua KBNN Thạch Thất từ năm 2011-2014 Bảng tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSX cuối năm hủy bỏ Tình hình kiểm soát chi đầu tư NSX qua KBNN Thạch Thất từ năm 2011-2014 40 43 46 56 58 59 63 Tình hình bổ sung và điều chỉnh dự toán chi 9 Biểu 2.7 thường xuyên, bổ sung dự toán chi đầu tư tại KBNN Thạch Thất từ năm 2011-2014 65 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 HĐND Hội đồng nhân dân 2 KBNN Kho Bạc Nhà Nước 3 KSC Kiểm soát chi 3 NSNN Ngân sách nhà nước 4 NSX Ngân sách Xã 5 NSTW Ngân sách Trung ương 6 NSĐP Ngân sách địa phương 7 NSTP Ngân sách Thành phố 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 VĐT Vốn đầu tư 10 TTSP Thanh toán song phương 11 TTĐTLN Thanh toán đầu tư liên ngành 12 TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc Thang Long University Libraty LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Công tác kiểm soát thanh toán chi trả các khoản chi NSNN qua KBNN là khâu cuối cùng để hoàn thành quy trình quản lý chi NSNN, với mục tiêu là các khoản chi NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, có kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Ngân sách xã là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, nó gắn liền với việc duy trì các hoạt động của hệ thống quyền lực quản lý nhà nước ở cấp xã với đầu mối là các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội trong một địa phương. Mỗi quốc, mỗi địa phương mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực ngân sách. Một trong những giải pháp để tăng nguồn lực ngân sách chính là phải quản lý chi ngân sách thật tốt và có hiệu quả. Chính vì vậy tăng cường kiểm soát hoạt động chi NSNN luôn là vấn đề thường nhật của mỗi quốc gia mà trước hết là kiểm soát và quản lý chặt chẽ chi tiêu của bộ máy nhà nước. Trong thời gian qua công tác kiểm soát chi NSX qua KBNN Thạch Thất đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình sử dụng ngân sách xã hiện nay còn nhiều bất hợp lý, việc quản lý và kiểm soát chi NSX trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng chi tiêu sai chế độ, vượt định mức, đơn giá so với quy định, không đúng với dự toán được giao, gây lãng phí, thất thoát tiền và tài sản nhà nước. Việc quản lý chi tiêu, sử dụng NSNN tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng NSNN trong đó có hệ thống Kho bạc nhà nước.Với chức năng quản lý quỹ ngân sách tại địa phương, Kho bạc nhà nước Thạch Thất có nhiệm vụ tăng cường kiểm soát chi ngân sách các cấp, đóng vai trò là “ mắt xích” quan trọng trong việc kiểm soát mọi khoản chi NSNN để cấp phát thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng theo đúng luật NSNN. 1 Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chon đề tài : “ Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Thạch Thất” để nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ cơ chế quản lý và tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Thạch Thất để nâng cao hiểu quả chi NSNN. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi NSNN các xã trên địa bàn huyện qua KBNN Thạch Thất trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu, cùng các điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện và tăng cường kiểm soát chi NS cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất trong thời gian tới. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN bao gồm các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB của các xã trên địa bàn qua KBNN Thạch Thất. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động chi NSNN của các xã trên địa bàn qua KBNN Thạch Thất kiểm soát chi với số liệu chi NSNN các xã từ năm 2011 đến năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật, phương pháp phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, suy luận để đánh giá tổng hợp phục vụ quá trình nghiên cứu. 2 Thang Long University Libraty 5. Cấu trúc của luận văn : Trên cơ sở đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn được kết cấu gồm các phần: ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn có 3 chương, bao gồm : Chương 1 : Ngân sách xã và kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước Chương 2 : Thực trạng kiểm soát chi Ngân sách xã qua KBNN Thạch Thất Chương 3 : Giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSX qua KBNN Thạch Thất 3 CHƯƠNG 1 : NGÂN SÁCH XÃ VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN 1.1. NGÂN SÁCH XÃ TRONG HỆ THỐNG NSNN 1.1.1.Ngân sách nhà nước 1.1.1.1.Khái niệm NSNN Theo quy định tại điều 1 của luật ngân sách nhà nước : “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[22] 1.1.1.2. Vai trò của NSNN Trong mọi chế độ xã hội,Ngân sách Nhà nước có vai trò đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước công quyền, duy trì sự tồn tại của hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, Ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế Quốc dân, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, tạo đà tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho sự phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và điều khiển nền kinh tế vĩ mô. Ngoài việc đảm bảo ngân sách cho chi thường xuyên, Nhà nước cần phải tác động vào quá trình phát triển kinh tế bằng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hoặc kế hoạch dài hạn. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc thắt chặt, thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 4 Thang Long University Libraty Hiện nay trong nền kinh tế năng động, thời kỳ kinh tế Việt Nam hội nhập với các nền kinh tế trên toàn cầu, việc sử dụng Ngân sách Nhà nước để tác động vào nền kinh tế là hết sức quan trọng. Do đó luật ngân sách cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện để đáp ứng đúng yêu cầu là vài trò thúc đẩy sự phát triển và ổn định cho một nền kinh tế năng động của nước ta hiện nay. Ngân sách Nhà nước với tư cách là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén, nhạy cảm, hiệu quả để Nhà nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế. Do vậy, Nhà nước cần phải nắm chắc cơ chế tác động của thu, chi ngân sách đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ và làm chủ cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của Ngân sách Nhà nước để tăng cường vai trò thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của Ngân sách Nhà nước. Song song với việc chi đảm bảo cho hoạt động của hệ thống chính trị, đầu tư cho phát triển đem lại những thành tựu to lớn. Nhiệm vụ quan trọng không kém là những khiếm khuyết mà nền kinh tế thị trường đã tạo ra là môi trường sinh thái ô nhiễm, sự mất cân đối về cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, sự chênh lệch giữa các vùng miền trong cả nước. Vì vậy để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo công bằng xã hội thì Ngân sách Nhà nước cần có các biện pháp nhằm giải quyết các hậu quả do nền kinh tế thị thường đã đem lại cho xã hội. 1.1.1.3. Hệ thống NSNN Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam được phân cấp thành 4 cấp tương ứng với hệ thống bộ máy quản lý nhà nước của Việt Nam gồm : - Ngân sách Trung ương - Ngân sách tỉnh, thành phố - Ngân sách quận, huyện 5 - Ngân sách xã, phường, thị trấn Trong đó Ngân sách Trung ương đóng vai trò chủ đạo đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia, ngân sách xã, phường, thị trấn đóng vai trò là ngân sách cấp cơ sở, ngân sách cấp tỉnh, thành phố, quận huyện đóng vai trò trung gian. 1.1.2. Ngân sách xã trong hệ thống NSNN 1.1.2.1. Vị trí của NSX trong hệ thống NSNN Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN). NSX bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và giao cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Ngân sách xã mang tính chất “ lưỡng tính ”. Xã vừa là một cấp ngân sách, tự cân đối thu chi, xã cũng là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách khác, xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc, nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi. 1.1.2.2. Vai trò của NSX trong hệ thống NSNN và trong phát triển kinh tế , xã hội ở địa phương Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là một cấp ngân sách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải có nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội ở xã, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Cụ thể: Thứ nhất, NSX cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở. Thông qua thu NSX đã tập trung 6 Thang Long University Libraty nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ở cấp xã như chi lương, sinh hoạt phí, chi cho quản lý hành chính, mua sắm các trang thiết bị văn phòng… Thứ hai, NSX là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi đúng hướng, đúng chính sách, chế độ và tăng cường mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, công bằng trên địa bàn xã. Bằng việc đề ra hệ thống luật pháp, hệ thống thuế đã kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã, chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thứ ba, NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên, nhờ đó các cụm dân cư dần dần được hình thành, tác động đến sự phát triển và giao lưu kinh tế. Kinh tế nông thôn từng bước có sự chuyển dịch từ kinh tế thuần nông sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, bộ mặt của làng xã từng bước được đổi mới về vật chất và tinh thần, người dân được hưởng lợi ích xã hội lớn hơn từ giáo dục, y tế. Thứ tư, NSX góp phần thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội ở nông thôn. - Với các khoản chi NSX hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao…được quan tâm góp phần nâng cao đời sống văn hóa của người dân ở thôn xã. Chi NSX để xây dựng và phát triển hệ thống truyền thông ở xã nhằm mở mang văn hóa nhận thức của con người, loại bỏ những hủ tục, xây dựng nông thôn mới. - Thông qua các khoản chi như : chi thăm hỏi, chi tặng quà những gia đình có công với cách mạng, chi trợ cấp cho các gia đình thương binh liệt sỹ, chi cứu tế xã hội… được thực hiện thường xuyên và đầy đủ, NSX còn giúp 7 chính quyền địa phương giải quyết được các vấn đề liên quan đến các chính sách xã hội tại địa phương.. NSX đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã. Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân. Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. 1.1.3.Chi Ngân sách xã 1.1.3.1.Khái niệm ,đặc điểm chi ngân sách xã Khái niệm về chi NSX : Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã. Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân. Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có thể hiểu một cách khái quát nhất về bản chất kinh tế của chi NSX như sau: chi NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý. Đặc điểm chi ngân sách xã : Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là: 8 Thang Long University Libraty - Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật. - Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định. - Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã, tác động chi NSX mang tính toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. - Các khoản chi ngân sách xã mang tính cấp phát không hoàn lại. - Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa hoc. Các chỉ tiêu thu chi NSX luôn mang tính pháp lý (nghĩa là các chỉ tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện). Tuy nhiên, với vị trí là cấp cuối cùng trong hệ thống NSNN, Ngân sách xã cũng có những đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác. Các đặc điểm riêng đó là : Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, xã là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Đặc điểm riêng này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết lập các chính sách trong quản lý ngân sách xã Một là, NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX. Thu NSX được hình thành chủ yếu từ các khoản thu nhỏ phát sinh trên địa bàn xã (các khoản phí, lệ phí). Quy mô các khoản thu tại xã thường rất nhỏ và không ổn định, còn lại chủ yếu là được bổ sung từ ngân sách cấp trên. Chi NSX được sử dụng chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu tại xã. Hai là, đằng sau quan hệ thu chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chi NSNN giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng 9 đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế xã hội Ba là, NSX- Ngân sách thuộc chính quyền nhà nước cấp cơ sở- là một cấp ngân sách, chính quyền cấp xã lại là một đơn vị dự toán đặc biệt cuối cùng (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX. Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, gắn bó trực tiếp với người dân và chịu trách nhiệm về kinh tế xã hội của địa phương. Bộ máy quản lý, điều hành NSX là những người tại địa phương đó, điều này ít nhiều ảnh hưởng tới xử lý công việc khi có sẵn mối quan hệ thân quen, nể nang. Hơn nữa, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý NSX còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý NSX tuy không phải là công việc mới đặt ra song lại vô cùng cần thiết để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trong điều kiện hiện nay. 1.1.3.2. Nội dung chi NSX Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. a. Chi thường xuyên NSX : Bao gồm các khoản chi : * Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã : Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã; Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân; Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; Công tác phí; Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc; Chi khác theo chế độ quy định. 10 Thang Long University Libraty
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất