Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh bà rịa ...

Tài liệu Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
91
1
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC Và ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ----------------------- LÊ THỊ HƢƠNG TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ----------------------- LÊ THỊ HƢƠNG TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Hải Quang Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Hƣơng - học viên lớp cao học khoá 14 chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Trƣờng đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS. Nguyễn Hải Quang. Các số liệu, kết quả và thông tin trong luận văn của tôi là trung thực, đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng, minh bạch. Học viên thực hiện Luận văn Lê Thị Hương ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Quý Thầy cô đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Hải Quang đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu phục vụ cho đề tài. Cho phép tôi đƣợc cảm ơn các anh, chị học viên cao học khóa 14 (MBA20K14) của trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhiệt tình, hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Và cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng! Ngƣời thực hiện Lê Thị Hương iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nƣớc, thuế không chỉ tạo nguồn thu chính cho Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) mà còn là công cụ để phân phối lại thu nhập, tạo ra công bằng xã hội. Chính vì vậy, thuế là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Trong hệ thống các sắc thuế của Việt Nam, thuế giá trị gia tăng (GTGT) có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều tiết rộng rãi tới mọi đối tƣợng sử dụng hàng hóa, dịch vụ lƣu hành trên thị trƣờng. Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 (thay cho Luật thuế Doanh thu) là một trong những đột phá quan trọng trong cải cách thuế, có ý nghĩa lịch sử trong hoạt động quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày một nhiều, sự giao thƣơng của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc ngày càng lớn. Từ đó, nguồn thu của Nhà nƣớc cũng tăng thêm trong đó thuế GTGT vẫn giữ một tỷ trọng lớn trong nguồn thu NSNN. Sau hơn 20 năm thi hành luật thuế GTGT, cùng với nhiều lần cải cách, thay đổi về cơ chế, chính sách và luật thì các vấn đề về thuế GTGT vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Một trong những vấn đề bất cập đó là hoàn thuế GTGT. Lợi dụng ―kẽ hở‖ của luật thuế GTGT, nhiều doanh nghiệp đã móc nối với nhau hoặc cố tình làm trái các quy định của pháp luật để bòn rút NSNN. Để hạn chế điều này cũng nhƣ tránh tình trạng hoàn thuế GTGT không đúng đối tƣợng, không đúng số tiền, tránh gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu NSNN, cần phải tăng cƣờng công tác hoàn thuế GTGT. Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thu hút đầu tƣ, đặc biệt là FDI. Ngoài ra, chính quyền các cấp của tỉnh Bà Rịa – Vũng cũng tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hỗ trợ cao nhất cho nhà đầu tƣ. Chính vì thế, số lƣợng doanh nghiệp hoàn thuế GTGT về dự án đầu tƣ và xuất khẩu không hề nhỏ. Công tác hoàn thuế GTGT trong thời gian qua đem lại những iv kết quả đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vẫn còn tồn tại một số Doanh nghiệp lợi dụng việc hoàn thuế Giá trị gia tăng nhằm gây thất thoát cho Ngân sách nhà nƣớc. Những hạn chế này đặt ra một yêu cầu là phải tăng cƣờng công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng Qua nghiên cứu cũng nhƣ có thời gian công tác thực tiễn, em đã chọn đề tài ―Tăng cƣờng công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu‖ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. v DANH MỤC VIẾT TẮT BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CCHC Cải cách hành chính CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp FDI Đầu tƣ nƣớc ngoài GTGT Giá trị gia tăng KBNN Kho bạc Nhà nƣớc NNT Ngƣời nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nƣớc TCT Tổng Cục Thuế TTHC Thủ tục hành chính vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG...................................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .....................................................................1 3. Mục tiêu của đề tài..........................................................................................4 4. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ..................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................4 6. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................5 7. Kết cấu luận văn .............................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ..................................................................................................6 1.1. Khái niệm thuế.............................................................................................6 1.2. Thuế giá trị gia tăng .....................................................................................7 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................7 1.2.2. Lƣợc sử thuế giá trị gia tăng .....................................................................7 1.2.3. Tác động của thuế GTGT .......................................................................10 1.3. Hoàn thuế và quản lý hoàn thuế GTGT.....................................................12 1.3.1. Hoàn thuế GTGT ....................................................................................12 1.3.2. Quản lý thuế GTGT ................................................................................14 1.3.3. Quản lý hoàn thuế GTGT .......................................................................16 1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT .........................21 vii 1.4.1. Cơ cấu, trình độ, năng lực quản lý thuế của các cơ quan quản lý thuế. .21 1.4.2. Về trình độ, năng lực quản lý thuế của các cơ quan này. .......................21 1.4.3. Về cơ chế quản lý thuế............................................................................21 1.4.4. Về công tác thu nợ và cƣỡng chế thuế. ...................................................21 1.4.4. Về các hoạt động tuyên truyền thực hiện các văn bản thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng .................................................................................22 1.4.5. Về các phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ việc quản lý thuế. ...........................22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU .........................24 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ....................24 2.2. Tổng quan về Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ......................................24 2.2.1. Giới thiệu chung .....................................................................................24 2.2.1. Kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .....26 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020 ........................................................................33 2.2.1. Kết quả hoàn thuế GTGT so với dự toán hoàn .......................................33 2.2.2. Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế ....................................39 2.2.3. Thanh tra, kiểm tra đối với công tác hoàn thuế GTGT ..........................44 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoàn thuế GTGT .................46 2.3.1. Chính sách thuế GTGT ...........................................................................46 2.3.2. Trình độ của cán bộ thuế.........................................................................47 2.3.3. Hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT .........................................49 2.4. Đánh giá công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..........................................................................................................50 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc .....................................................................................50 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .................................................53 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU .................60 3.1. Định hƣớng phát triển của Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................60 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..............60 3.1.2. Định hƣớng phát triển của Tổng Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...61 viii 3.1.3. Định hƣớng của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..............................61 3.2. Một số thách thức trong quản lý thuế GTGT trong giai đoạn hiện nay ....63 3.3. Giải pháp ....................................................................................................64 3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách thuế ................................................64 3.3.2. Về công tác tuyên truyền ........................................................................64 3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ, công chức .................................65 3.3.4. Về thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT .................................................66 3.3.5. Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoàn thuế ...........................................................................................................67 3.3.6. Về công tác phối hợp với ban ngành ......................................................68 3.3. Kiến nghị ...................................................................................................69 3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính ....................................................................70 3.3.2. Kiến nghị với Tổng Cục Thuế ................................................................71 3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh .......................................................................73 Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................73 KẾT LUẬN ...............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................76 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Số lƣợng các quốc gia áp dụng thuế GTGT ...................................................... 9 Hình 1. 2 Cơ cấu thuế trung bình hàng năm tính theo tỷ trọng của tổng số thuế ở các nƣớc đang phát triển ....................................................................................................... 10 Hình 1. 3 Quy trình giải quyết hoàn thuế GTGT ........................................................... 17 Hình 2. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............ 25 Hình 2. 2 Kết quả thu NSNN (gồm dầu và ngoài dầu) giai đoạn 2017-2010 ................ 26 Hình 2. 3 Kết quả thu NSNN từ dầu thô giai đoạn 2017-2020 ...................................... 27 Hình 2. 4 Kết quả thu ngoài dầu giai đoạn 2017-2020 .................................................. 27 x DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Kết quả thu NSNN phân theo khu vực và sắc thuế tại Cục Thuế ............31 Bảng 2. 2 Thu ngân sách tại Cục Thuế theo Khu vực kinh tế năm 2021..................32 Bảng 2. 3 Bảng kết quả hoàn thuế GTGT so với dự toán hoàn giai đoạn 2017-2020: ...................................................................................................................................34 Bảng 2. 4 Kết quả tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế ..........................40 Bảng 2. 5 Trình độ đào tạo CBCC ............................................................................48 Biểu đồ 2. 1 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN từ năm 2019-2021 ......................... 29 Biểu đồ 2. 2 Thu NSNN Khu vực DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................................ 30 Biểu đồ 2. 3 Tỷ trọng thu NSNN theo khu vực kinh tế năm 2021 ................................ 32 Biểu đồ 2. 4 Tổng hợp dự toán hoàn thuế GTGT giai đoạn từ năm 2017-2020 ............ 33 Biểu đồ 2. 5 Trình độ đào tạo CBCC ............................................................................. 48 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi quốc gia, thuế luôn đóng vai trò trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và không thể thay thế. Bên cạnh vai trò là nguồn thu chủ yếu của NSNN, thuế còn liên quan đến các vấn đề tăng trƣởng kinh tế, công bằng trong phân phối, ổn định xã hội. Thuế là một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý thu nhập quốc dân. Đóng góp của thuế vào GDP vẫn luôn ở mức thấp và tƣơng đối thu hẹp do mức độ tuân thủ thuế thấp (Akalu, 2016). Mục đích chính của thuế là tạo ra đủ doanh thu để tài trợ cho các hoạt động của khu vực công theo cách không lạm phát. Trong hệ thống các sắc thuế hiện nay của Việt Nam, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một sắc thuế có vai trò quan trọng không chỉ trên góc độ là công cụ mạnh của Nhà nƣớc trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tƣ mở rộng sản xuất - kinh doanh (SXKD) hợp lý, mà sắc thuế này còn đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN) hàng năm (trên 20%). Tuy nhiên, đi cùng với đó thì tình trạng thất thu NSNN do hoàn thuế GTGT cũng ngày càng tăng về số lƣợng và tinh vi hơn về tính chất vi phạm. Một trong những giải pháp ƣu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn thu, chống thất thu NSNN chính là kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế GTGT. Thời gian qua, tỉnh BR-VT luôn là điểm sáng về các hoạt động SXKD trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dịch vụ. Nhờ đó nguồn thu ngân sách từ thuế GTGT luôn cao, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát việc hoàn thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua nghiên cứu cũng nhƣ có thời gian công tác thực tiễn, với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đề tài về thuế GTGT không mới và đã đƣợc các tác giả nghiên cứu với nhiều góc độc khác nhau. Một số nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thuế GTGT mà tác giả tìm thấy bao gồm: 2 Nguyễn Cẩm Nhung , Lê Minh Tuấn (2021) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Thanh Hóa dƣới góc độ của doanh nghiệp. Nhóm tác giả thực hiện khảo sát 250 doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc quản lý của Cục Thuế Thanh Hóa. Kết quả hồi quy bội OLS cho thấy các nhân tố (1) Hình thức cƣỡng chế thuế, (2) Tính minh bạch thông tin, (3) Công tác thanh kiểm tra, (4) Phƣơng tiện cơ sở vật chất, (5) Công tác tuyên truyền hỗ trợ có mức độ ảnh hƣởng giảm dần đến chất lƣợng quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Thanh Hóa. Sự dễ dàng sử dụng hệ thống thuế online và cán bộ công chức thuế không ảnh hƣởng tới chất lƣợng quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Thanh Hóa. Nguyễn Thành Cƣờng và Trƣơng Hồng Sơn (2020) đánh giá thực trạng thất thu thuế GTGT, công tác chống thất thu thuế GTGT tại Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua. Bằng phƣơng pháp phân tích mô tả, tổng hợp và so sánh các chỉ tiêu qua các năm trên dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo của chi Cục Thuế TP. Bảo Lộc, kết quả nghiên cứu đã phát hiện nhiều vụ trôn thuế, gian lận thuế lớn đến mức báo động tại TP. Bảo Lộc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác chông thất thu thuế GTGT trên địa bàn TP. Bảo Lộc trong thời gian tới. Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2018) đánh giá tác động của tăng thuế giá trị gia tăng đến tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình. Để đánh giá tác động vĩ mô của việc tăng thuế suất thuế GTGT, nghiên cứu đã sử dụng mô hình Cân bằng tổng thể khả toán (CGE). Mô hình CGE trong nghiên cứu bao gồm 28 ngành nghề, 5 yếu tố sản xuất và ba tổ chức: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Về dữ liệu, nhóm tác giả sử dụng Ma trận Hạch toán Xã hội SAM 2011, đƣợc xây dựng dựa trên Bảng Đầu vào-Đầu ra năm 2007 và Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2010. Nhóm tác giả đã xây dựng 7 kịch bản mô phỏng vĩ mô để đánh giá tác động của tăng thuế suất thuế GTGT. Hai kịch bản quan trọng nhất là kịch bản1 (giống với dự thảo tăng thuế suất thuế GTGT lên 1,2 lần của Bộ Tài chính) và kịch bản 2 (áp dụng thuế suất GTGT thống nhất là 10%). Kết quả phân tích cho thấy Phƣơng án 1 của Bộ Tài chính (tăng thuế suất lên 1,2 lần) có tác động tới hộ gia 3 đình mạnh hơn Phƣơng án 2 (áp dụng thuế suất thuế GTGT thống nhất 10%). Cụ thể, Phƣơng án 1 làm giảm chi tiêu đi 0,89% trong khi Phƣơng án 2 làm giảm 0,32%. Số ngƣời nghèo tăng lên từ những ngƣời ở ngƣỡng cận nghèo trong hai phƣơng án lần lƣợt là 240 và 202 nghìn ngƣời. Các hộ gia đình có đặc điểm nhƣ đông ngƣời, có tỷ lệ trẻ em và ngƣời già trên 80 tuổi cao hơn, tỷ lệ lao động nữ lớn, chủ hộ có học vấn thấp và kỹ năng thấp, hộ làm việc trong nông nghiệp dễ rơi vào nghèo đói hơn các nhóm khác khi tăng thuế suất thuế GTGT. Vũ Thị Thuỳ Linh (2019), Quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế thành phố Hà Nội: Hệ thống hóa một số vấn đề về thuế GTGT, hoàn thuế GTGT và quản lý hoàn thuế GTGT. Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý hoàn thuế GTGT của Cục Thuế thành phố Hà Nội. Phạm Thị Minh Ngọc (2019), Bảo đảm quyền của người nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế Giá trị gia tăng: Phân tích những kết quả đạt đƣợc và những bất cập còn đang tồn tại trong việc đảm bảo quyền của ngƣời nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học đã công bố, luận văn tiếp tục tìm hiểu, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của ngƣời nộp thuế, đặc biệt là đảm bảo quyền của ngƣời nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng. Vũ Thị Minh Trang (2020), Tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác hoàn thuế nói chung, hoàn thuế GTGT nói riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; Đánh giá thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây. Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản lý công tác hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4 3. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý hoàn thuế GTGT trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế GTGT và quản lý hoàn thuế GTGT. + Đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoàn thuế GTGT ở Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. + Về thời gian: từ năm 2017 đến năm 2020 5. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phƣơng pháp thu thập thông tin: dữ liệu đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng nhƣ các báo cáo của các Bộ, Ngành, các website, các nguồn sách, báo chí. Và đặc biệt, việc sử dụng các ứng dụng tra cứu thông tin của ngành Thuế nhƣ: TINC, QLT, QTT, QHS, QLAC, TMS, TPH, TTR, TPR, Thuế điện tử ...; + Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp: Tác giả phân tích các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế để tổng hợp đƣợc kết quả đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động nói chung và công tác quản lý hoàn thuế GTG nói riêng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu 5 + Phƣơng pháp thống kê, mô tả: Phƣơng pháp thông kê nhằm đánh giá tình hình thực hiện, thực trạng hoạt động, những mặt còn tồn tại trong thời kỳ 20172020. Phƣơng pháp mô tả đặc điểm của thuế GTGT, hoàn thuế và quản lý hoàn thuế GTGT. Đồng thời, mô tả chi tiết các số liệu liên quan đến hoàn thuế bằng các biểu đồ và bảng biểu. + Phƣơng pháp phân tích: đánh giá những biến động, các tiêu chí liên quan đến công tác quản lý hoàn thuế; đƣợc sử dụng hầu hết trong bài luận văn. + Phƣơng pháp xử lý thông tin: Các thông tin thu thập đƣợc làm sạch và đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel. 6. Ý nghĩa của luận văn Về lý luận: đề tài một lần nữa củng cố những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các cấp lãnh đạo tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị. 7. Kết cấu luận văn Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. Chƣơng 2: Thực trạng về công tác quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Khái niệm thuế Nguồn gốc của thuế giá trị gia tăng là từ thuế doanh thu và Luật thuế giá trị gia tăng đƣợc ban hành đầu tiên trên thế giới tại nƣớc Cộng hoà Pháp. Vào năm 1954, thuế GTGT đƣợc nghĩ ra bởi nhà kinh tế học ngƣời Pháp (Maurice Lauré), lần đầu áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, sau đó mở rộng ra áp dụng toàn lãnh thổ nƣớc Pháp để thay thế thuế sản xuất và một vài sắc thuế gián thu khác. Thuế là một khoản phí mà ngƣời dân phải nộp bắt buộc cho chính phủ mà không phải trả lại trực tiếp cho NNT (Parameswaran, 2005). Các chính phủ đánh thuế vì nhiều mục đích, nhƣng chủ yếu là gây quỹ để trang trải các khoản chi tiêu công và mặt khác để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý. Thuế là nguồn thu chính của chính phủ (Beza, 2014). Mục tiêu cơ bản của thuế là chuyển các nguồn lực từ nhóm này sang nhóm khác để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển nhất định mà không gây nguy hại đến các mục tiêu kinh tế. Công bằng trong thuế có cả thành phần theo chiều ngang và chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang thể hiện khi có sự đối xử bình đẳng về thuế đối với những ngƣời nộp thuế có khả năng nộp thuế ngang nhau. Công bằng theo chiều dọc liên quan đến mối quan hệ thích hợp giữa gánh nặng thuế tƣơng đối do các cá nhân có năng lực nộp thuế khác nhau phải trả. Không có công thức nào để thiết lập mức độ lũy tiến thích hợp của việc đánh thuế. Nó phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ mức độ đoàn kết giữa các cá nhân trong xã hội hoặc mức độ trốn tránh của những ngƣời nhận chuyển giao tiềm năng. Từ quan điểm này là cần thiết để luôn so sánh và kiểm tra các nhóm ngƣời nộp thuế giống nhau. Theo truyền thống, thuế đƣợc phân loại là trực tiếp (thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập khác và thuế vốn) hoặc gián tiếp (GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, các loại thuế khác đối với sản phẩm và sản xuất). Nói chung, nhóm đầu tiên cho phép phân phối lại nhiều hơn vì không thực tế khi đƣa ra tính lũy tiến trong 7 thuế gián thu (Musgrave và Thin, 1948). Do đó, việc truy đòi thuế trực thu, vốn dễ ―nhìn thấy‖ hơn, có xu hƣớng lớn hơn ở các quốc gia nơi mục tiêu phân bổ lại thuế rõ ràng hơn; điều này thƣờng dẫn đến mức thuế TNCN cao hơn. Trong khi các nhà hoạch định chính sách không thể điều chỉnh trực tiếp gánh nặng thuế của thu nhập, nhƣng họ có thể cải cách các yếu tố luật định của hệ thống thuế, cuối cùng xác định mức thuế trung bình và thuế cận biên (Torres và cộng sự, 2012). 1.2. Thuế giá trị gia tăng 1.2.1. Khái niệm Năm mƣơi năm trƣớc, thuế GTGT hiếm khi đƣợc nghe thấy bên ngoài nƣớc Pháp và một số cuốn sổ tay chuyên ngành. Ngày nay, nó đƣợc tìm thấy ở hơn 130 quốc gia, nơi thƣờng tăng 20% hoặc hơn tất cả các khoản thu từ thuế. Đƣợc áp dụng rộng rãi ở khu vực cận Sahara, Châu Phi và các nơi khác, nó đã trở thành trọng tâm của cải cách thuế ở nhiều quốc gia đang phát triển. Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, việc tăng thuế GTGT là sự phát triển đáng kể nhất trong chính sách thuế và quản lý thuế trong những thập kỷ gần đây. GTGT là loại thuế đánh vào sự gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ ở mỗi giai đoạn sản xuất và tuần hoàn, và nhìn từ khía cạnh khác nhƣ thuế đánh vào tiêu dùng đƣợc đánh vào mọi giai đoạn của phiên kinh tế, và đƣợc áp dụng theo quy định nói cách khác, lƣợng tiêu thụ gây ra. (McLure. C., 2000). Hay nói cách khác, thuế GTGT là loại thuế đánh vào nhiều giai đoạn ở mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị gia tăng, với điều khoản cho phép khấu trừ thuế đầu vào đối với khoản thuế đã nộp ở giai đoạn trƣớc, khoản thuế này có thể đƣợc khấu trừ vào nghĩa vụ thuế GTGT khi bán hàng tiếp theo. Thuế GTGT nhằm đánh thuế mọi công đoạn bán hàng trong đó một số giá trị đƣợc thêm vào nguyên liệu thô, nhƣng NNT sẽ nhận đƣợc khoản khấu trừ thuế đã trả cho các công đoạn mua sắm. 1.2.2. Lƣợc sử thuế giá trị gia tăng Doanh nhân ngƣời Đức Wilhelm Von Siemens đƣợc cho là ngƣời đƣa ra ý tƣởng về thuế GTGT vào những năm 1920 (Liam Ebril và cộng sự, 2001). Điều chỉ 8 là ý tƣởng kể từ đó đã đƣợc xây dựng thành một hệ thống bởi ngƣời đƣợc gọi là cha đẻ của VAT, Maurice Lauré, ngƣời khi đó là công ty kinh doanh giám đốc các cơ quan thuế của Pháp. Thuế GTGT đƣợc thực hiện ở Pháp vào năm 1954. Thuế GTGT cấp sản xuất đã đƣợc áp dụng ngay sau đó ở Côte d‘Ivoire và Senegal vào những năm 1960, vào khoảng thời gian các thuộc địa cũ của Pháp này giành độc lập. Brazil, nhờ cải cách tài khóa năm 1965, đã áp dụng thuế VAT truyền thống áp dụng cho tất cả các khâu sản xuất. Sự mở rộng của VAT đƣợc giới hạn ở dƣới 10 quốc gia vào cuối những năm 1960 (Stéphane Buydens, 2008). Năm 1965, thuế GTGT vẫn chƣa thành công trên toàn thế giới, vì hầu hết các loại thuế tiêu dùng chung trong OECD là thuế bán lẻ (OECD, 2007). Tuy nhiên, đến năm 1989, 48 quốc gia, chủ yếu nằm ở Tây Âu và Mỹ Latinh, nhƣng cũng bao gồm một số quốc gia đang phát triển, đã áp dụng thuế GTGT (John Norregaard và Tehmina S. Kahn, 2007). Sự lan rộng của thuế VAT ở Châu Âu đƣợc thúc đẩy bởi thực tế là nó là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu (trƣớc đây là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu). Sự lan rộng của nó đã tăng nhanh kể từ đó, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ IMF, vì nó hiện đã đƣợc thực hiện ở hơn 140 quốc gia, nơi nó thƣờng chiếm 1/5 tổng thu nhập từ thuế. Ở hầu hết các quốc gia, nó đã đƣợc sử dụng để tăng thu, nhƣng ở một số nƣớc, nó cũng giúp giảm thuế thu nhập và thuế tiêu thụ đặc biệt. Doanh thu do thuế tiêu thụ chung tạo ra (tức là thuế GTGT hoặc thuế hàng hóa và dịch vụ) chiếm 18,6% tổng thu thuế của các nƣớc OECD năm 2007 (so với 13,5% năm 1970) và lên tới 19,8% tổng thu thuế của các nƣớc OECD châu Âu (so với 15,2% năm 1970) (OECD, 2009). Phần thuế tiêu dùng chung tính theo phần trăm GDP gần nhƣ tăng gấp đôi từ năm 1970 đến 2007 (3,3% năm 1970 so với 6,7% năm 2007 đối với các nƣớc OECD và 3,7% so với 7,5% đối với các nƣớc OECD châu Âu). 32 trong số 33 nƣớc OECD đã áp dụng thuế VAT. Hình 1.1 dƣới đây cho thấy bức tranh phát triển của thuế GTGT: bắt đầu với một vài ngƣời tiên phong trong những năm 1960, thuế GTGT bắt đầu lan rộng khắp thế giới. Đến năm 1992, khoảng 80 quốc gia đã áp dụng nó; đến năm 2008, ít nhất 136 quốc gia có thuế GTGT. Kể từ đó, vẫn có nhiều quốc gia tham gia vào hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan