Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tản mạn tây bắc

.DOC
17
129
108

Mô tả:

TẢN MẠN TÂY BẮC (ghi chép lại chuyến đi Tây Bắc cùng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắc Lắc) Ngày 16 tháng 6 năm 2014 Chiếc transit từ từ lăn bánh qua cổng khách sạn La Thành rồi quẹo phải ra đường Nguyễn Chí Thanh, con đường có tiếng là đẹp nhất Thủ đô. Sáng sớm Hà Nội yên tĩnh quá, ít người xe trên đường, cũng phải thôi bởi lúc này mới hơn 4 giờ sáng. Tôi mở kính xe đón từng làn gió mát lạnh thổi vào và cười thầm nghĩ về câu chuyện ở quê tôi người ta hù nhau khi ra Hà Nội, chuyện rằng: Đường phố Hà Nội người xe chen chúc lắm, đông đến nỗi chỉ cần ai đó vô ý đánh rơi một con bulong từ trên tầng cao xuống là có thể thương vong đến vài ba nhân mạng. Xe tăng tốc lao qua hai cầu vượt đoạn đê La Thành và Trung Hòa hướng về cao tốc Láng – Hòa Lạc. Trên xe có 9 người trong đó 6 là cán bộ chiến sỹ phòng cảnh sát giao thông Đắc Lắc gồm: Đức Trưởng phòng, Kết trạm trưởng một trạm kiểm soát giao thông, Ngọc đội trưởng tham mưu, Thủy, Minh, Lâm là chiến sỹ tuần tra thì phải. Ngoài lái xe tên Thịnh còn có Bình một giám đốc doanh nghiệp ở Đắc Lắc đi cùng, nghe nói Bình chỉ đến Điện Biên thôi rồi phải về Đắc Lắc để lo toan công việc. Tôi là kẻ “ngoại đạo” được đặc cách “ăn theo” chuyến đi này theo lời mời của Đức em trai tôi. Hành trình là chúng tôi sẽ qua các tỉnh Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai – Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn và quay về Hà Nội. Nghe nói phòng cảnh sát giao thông Đắc Lắc đã có công văn cho đồng nghiệp các Tỉnh trên để gặp gỡ, giao lưu, học hỏi. Tôi trộm nghĩ đấy chỉ là “cớ” thôi còn mục đích chính là thăm cái ngút ngàn điệp trùng của đèo mây Tây Bắc, những địa danh nỗi tiếng đã đi vào sử thi và cả văn hóa ẩm thực có một không hai ở nơi địa đầu đất nước này. Thú thật! Ngày đầu đích tới của chúng tôi là Điện Biên Phủ, không chỉ riêng tôi mà cả đoàn đều háo hức với địa danh nỗi tiếng này. Tôi ngồi bên Kết và thầm võ đoán về cậu ta, Kết có dáng người cao và cân đối lắm, mặt hơi “lạnh” nhưng nhìn lâu thấy ở khuôn mặt đó toát lên sự tin cậy, chín chắn và từng trải, có lẽ Kết là tuýp người chỉn chu với công việc, tình cảm luôn ẩn trong đôi mắt và cất dấu tận đáy lòng. Ngọc, Thủy, Minh, Lâm, Bình ngồi hai hàng ghế sau. Ngọc với cặp kính trắng không rõ là “cận” hay “viễn” làm tôn thêm vẻ thư sinh của một khuôn mặt thật đáng yêu, trông mặt cậu ta hiền và khôn lắm, khôn ở đây là khôn của trí tuệ được thể hiện qua các nguyên tắc ứng xử giữa cái cuộc sống xô bồ, ai cũng là người muốn lách lên phía trước. Đã bao năm rồi làm công tác tham mưu, không được ra đường “tiên phong” như những anh em khác, nhưng Ngọc không nề hà gì. Nếu tôi là gái có lẽ phải lòng Ngọc mất thôi. Thủy, Minh, Lâm mỗi người một 3 vẻ, cả 3 đều còn ít tuổi, mới gặp nhau lần đầu thấy ít nói nhưng có điều chắc chắn rằng: phải tốt và “ngoan lắm” thì mới được xếp vào đội hình trong chuyến đi kỳ thú này. Thoáng chốc xe đã qua Xuân Mai hướng về phía Hòa Bình. Im lặng quá! Chỉ nghe tiếng lốp xe rẹt đều trên đường, có lẽ mỗi người đang theo đuổi những suy tư của riêng mình. Hai bên đường nhà cửa thưa dần như báo hiệu một vùng Tây Bắc đã cận kề. Tôi bâng khuâng và cố hình dung những gì mà chúng tôi sẽ đi qua, sẽ được chiêm ngưỡng cái hoang sơ kỳ vĩ của núi rừng, những tộc người anh em trên vùng đất rẻo cao này. Đang trong miên man suy tư chợt Đức em trai tôi quay lại hỏi: Anh Tùng có nhớ bài thơ (Nhìn áo thấy người) của Phạm Tiến Duật không? Được thằng em khơi mào Tôi bắt đầu huyên thuyên về thơ Phạm Tiến Duật về Nguyễn Duy, hai nhà thơ mà Tôi tôn thờ lắm, cả hai đều có cách “nói thơ” mộc mạc, gần gủi, tinh tế và giàu xúc cảm, đó là những tiếng thơ rất quý không dễ có được trong cái “thị trường thơ” thời hiện đại này. Tôi đọc cho cả đoàn nghe những đoạn thơ, bài thơ mà Tôi thích, Tôi kể về cuộc đời, sự nghiệp của PhạmTiến Duật và Nguyễn Duy, cả cái chết bi thương nhưng có hậu của Phạm Tiến Duật năm 2007. Bi thương là Ông lâm trọng bệnh khi tuổi đời chưa phải đã già 67 thôi, bi thương là hạnh phúc vợ chồng không viên mãn khiến Ông sống cô độc những năm tháng cuối đời. Có hậu là cái cô gái TNXP người Hà Tĩnh, cái cô quê ở Thạch Kim nhưng lại trêu Ông nói là “Thạch nhọn” mà Ông gặp, Ông mê rồi Ông thầm nhớ thầm thương trên đường Trường Sơn từ năm 1967 của thế kỷ trước. Năm đó “cô” đã ngoại lục tuần biết tin Ông bệnh nặng đã tìm đến tận Quân y viện 108 chăm nuôi Ông hơn mười ngày trời cho tới phút lâm chung. Tình đời là thế, tình người là thế, nhưng có lẽ sẽ là sự lạ trong cái thời buổi @ này. Đức nói với tôi bài thơ (nhìn áo thấy người) của Phạm Tiến Duật là bài thơ đi tìm người yêu của tác giả, có lẽ không phải thế. Sinh thời Xuân Diệu đã rất tinh tế khi phát hiện bài thơ (tặng em cô TNXP) mới chính là bài thơ đi tìm người yêu của Ông, người yêu đó chính là cái cô “thạch kim, thạch nhọn” đã ra với ông trong những giờ phút cuối đời. Trong bài thơ đó Ông đã trăn trở như: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch kim Thạch nhọn. Hay: Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều Những con đường như tình yêu mới mẻ Đất rất giầu và người rất trẻ Nhưng chẳng thấy em cô gái ở Thạch nhọn, Thạch kim. 3 Còn bài Nhìn áo thấy người chỉ là hoài niệm mãnh liệt một thời đạn bom, một thời hòa bình, hoài niệm về những cung đường Trường Sơn mà Ông đã đi qua, về những cô gái TNXP mà Ông vô cùng yêu thương, về vầng trăng và những quầng lửa. Kiểu như (ăn mày dĩ vãng) của Chu Lai nhưng ông đan thương vào nhớ, đan nhớ vào thương và ở không gian, thời gian gần hơn. Tôi huyên thuyên tiếp về thơ Nguyễn Duy với những Ông già sông Hậu, Mẹ tôi, Tre xanh, Hơi ấm tổ rơm và cả chuyện kỳ lạ có một không hai về triển lãm thơ của Ông trên những mẹt tre, Ông gồng gánh sang tận “Huê Kỳ”, đất nước văn minh là thế mà cũng phải ngả mũ kính phục. Tôi tầm phào về cái thú thích hút thuốc lào của Nguyễn Duy mà Ông ghi lại cho bàn dân đọc. Rít còi phụt khói lên cao Trời lao đao, đất lao đao, lờ đờ. Hết văn chương rồi sang chính trị, kinh tế, thôi thì đủ cả. Cái tính Tôi là vậy không sửa được mặc dù đã có tuổi, cái bệnh nói dai, nói dài và hiếu thắng của tôi lúc này lại có công dụng khi phía trước đã là Thành phố Hòa Bình, con đập hùng vĩ chắn ngang dòng Sông Đà làm nên bậc thang thủy lợi, thủy điện lớn đầu tiên ngay trong tầm mắt. Núi đồi liên miên bắt đầu hiện lên, chúng tôi một chân đã đặt vào Tây Bắc. Xe lao nhanh trên Quốc lộ 6, mật độ dân cư thưa thớt dần, đồi núi nhiều hơn nhưng còn bằng phẳng, chưa có núi cao vực sâu. Thịnh lái xe nói đây là huyện Vân Hồ địa danh nổi tiếng về buôn thuốc phiện, Đức nói đùa xem xuống lấy một cục, vài bánh về chơi. Nơi này giáp Lào đồi trọc còn nhiều, dọc hai bên đường toàn ngô là ngô, những nương ngô dài tít tắp xanh mướt, ngô trồng trên những sườn đồi không bóng dáng cổ thụ trông như một bức tranh mầu xanh thẫm đẹp lạ lùng. Tất cả chúng tôi trừ Thịnh lái xe đều dùng Ipat, điện thoại di động chụp hình, quay camera ghi lại cảnh trí thiên nhiên cửa ngõ vùng Tây Bắc này. Gần 8 giờ đón chúng tôi ăn sáng trên đường là một sỹ quan công an tỉnh Sơn La, tôi thầm nghĩ về sự chu đáo đến cảm động này. Xe táp vào một quán nhỏ ven đường, người gọi phở gà, kẻ gọi phở bò tùy thích, ngon lắm! Gà đồi dai và thơm, bò đồi mềm và ngọt, chắc chắn là thực phẩm sạch rồi. Ăn sáng xong chúng tôi bắt tay tạm biệt nhau, xe lại tiếp tục lao nhanh về thị xã Sơn La, dọc hai bên đường thi thoảng gặp các em thiếu niên người Thái bán đào, Đức bảo lái xe dừng lại để mua. Đào vùng này quả không to lắm, tôi cầm một trái ăn thử, chưa chín! Vị còn chát và hơi đắng. Ăn xong quả đào một lúc cái bụng tôi có hiện tượng không ổn, lâm râm khó chịu, ngộ độc đào tiên chăng? hay do tôi ăn quá nhiều vải mà cô bạn Đức tên Ngà đem biếu đoàn tối qua tại khách sạn La Thành . Đức bảo tôi tiếp tục chuyện văn chương, thơ phú, tôi nói rằng vậy thôi! Nói nhiều quá có 3 khi nhàm, thực ra là tôi đang bị cái bụng hành hạ chẳng còn khí phách để hùng hồn nữa. Gần 12 giờ trưa chúng tôi đến thành phố Sơn La, đón chúng tôi là cán bộ sỹ quan phòng CSGT, không biết hai bên đã gặp nhau lần nào chưa mà tay bắt mặt mừng, nồng ấm quá. Cả đoàn được mời lên một nhà hàng với lối kiến trúc của người dân tộc, sạch sẽ và mát mẻ. Thức ăn, rượu, bia bày la liệt, mọi người giới thiệu nhau rồi nâng cốc chúc mừng. Tôi hớp vài ngụm bia, ăn vài đọt rau rừng cho có lệ rồi tìm cớ thoát xuống đi giải quyết việc riêng, lát sau Thủy cũng xuống ngồi cùng tôi uống nước. Tôi lang thang ra phố đi tìm mua lope để uống, Thủy cũng ra phố cùng tôi nhưng đi hướng khác. Cuộc vui đã đến lúc tàn, chúng tôi chia tay các bạn đồng nghiệp Sơn La tiếp tục hành trình về Điện Biên Phủ, những cái bắt tay, nhưng câu hò hẹn mời chào cứ vậy tự nhiên và chân tình. Lên xe rồi mà chưa thấy Thủy đâu, một lát sau thấy cậu mang về 2 đôi dép, 2 khăn mặt chia đều cho Tôi và Đức, Thủy chu đáo quá tôi thầm biết ơn vì từ giờ lên xuống xe không cần cởi giầy, đi giầy nữa, tiện lắm. Xe bon bon trên đường, tôi vẫn bị cái bụng hành hạ, lúc ở Sơn La đi nhiều nên mệt nhoài, tôi đổi chỗ cho Ngọc ngồi bên Kết và xuống hàng sau nằm gác đầu lên đùi Lâm. Từ Sơn La tới Điện Biên Phủ tôi không sao ngồi dậy được, cái mong ước được mục sở thị và tìm cảm giác mạnh khi xe vượt dốc Pha Đin, vượt đèo Lũng Lô hai địa danh đã đi vào thi ca đã bị cái mệt cướp mất, buồn ơi là buồn! Chắc không có lần thứ 2 qua đây để ngắm, để biết nữa rồi. Gần tối chúng tôi tới thành phố Điện Biên, các đồng nghiệp của Đức đưa chúng tôi về nhà khách nằm bên bờ Nậm Rốn. Gọi là sông nhưng đúng nghĩa hơn có lẽ về mùa lũ, mùa này lòng sông nhỏ hẹp và ít nước quá, có một cây cầu bắc qua dòng Nậm Rốn ngay trước nhà khách này, tôi cứ tưởng đó là cầu Mường Thanh, nhưng không phải! Cầu Mường Thanh sao đẹp thế này vì nó được bảo tồn nguyên trạng là cầu sắt kia mà. Tôi nằm dài trên giường, bụng vẫn chưa có dấu hiệu khỏi hẳn, Kết, Ngọc, Minh, Lâm tỏ ra ái ngại thay cho tôi, chắc là không đi tiệc tùng tối nay được rồi. Tôi bảo đi tìm mua 2 chai lanse để truyền cho đỡ mệt, một lát Minh đem dịch về kèm theo một dây sữa. Tôi hướng dẫn Ngọc cách cắm truyền, lấy vel và điều chỉnh tốc độ giọt dịch, Ngọc mát tay đâm kim một lần là được ngay, tôi nghĩ cái tay Bác sỹ bất đắc dĩ này nếu khoác trên người tấm áo blus với cặp kính sẵn có kia thì ai cũng tưởng là Bác sỹ thứ thiệt mất. Ngày 17 tháng 6 năm 2014 Tôi dậy sớm và thấy người đỡ mệt hơn bụng không còn đau nữa, tinh thần phấn chấn trở lại. Sáng nay chúng tôi sẽ đi Mường Phăng thăm lán chỉ huy của Bác Giáp, đi cùng chúng tôi là xe của công an Sơn La dẫn đường. Đường về 3 Mường Phăng đẹp lắm, chỉ có từ lối rẻ vào là đường nhỏ nhưng ô tô vẫn chạy tốt, chẳng mấy chốc một khu rừng nguyên sinh hiện ra trước mắt, thì ra “Rừng Đại tướng là đây”. Nghe nói người dân nơi này cũng phá rừng nhưng riêng khu rừng này thì 60 năm qua không một ai xâm phạm, lòng dân nơi này kính trọng và yêu quý Đại tướng vô cùng, cái tên “Rừng Đại tướng” là do dân đây đặt. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã xúc động đến trào nước mắt khi nghe tên khu rừng này vì chính Ông cũng đã đi tìm cái tên địa lý cho khu rừng mà tìm mãi không ra. Chúng tôi dừng tại nhà đón tiếp trước khi vào lán chỉ huy của Bác Giáp, một thiếu nữ người dân tộc Thái đon đả mời chào và tiếp đoàn trong căn nhà chờ, cô là hướng dẫn viên du lịch nơi này. Sau khi kính cẩn thắp những nén nhang trên bàn thờ Đại tướng chúng tôi bước lên những bậc thang bê tông để vào lối mòn tới lán chỉ huy, đường từ nhà đón tiếp tới lán chỉ huy của Đại tướng khoảng 800m, hai bên đường được phát quang, lối mòn không rộng lắm chỉ khoảng 0,8m là cùng, mặt đường đã trải sỏi bê tông, hai mép đường có đá hộc che chắn. Cô hướng dẫn viên du lịch vừa đi vừa giới thiệu về khu rừng, về nơi ở và làm việc của Đại tướng trong những ngày chiến trận. Vượt qua hai cầu bắc qua hai con khe nhỏ (gọi là cầu thôi chứ thực ra chỉ là hai đoạn bê tông làm giả thân cây bắc qua) chúng tôi vào tới khu đất trống, lán chỉ huy của Đại tướng đây rồi, tất cả chúng tôi lại ghi hình, quay camera lưu lại thời khắc xúc động này. Bước lên 19 bậc bê tông chúng tôi vào lán chỉ huy, cảm giác đầu tiên là nhỏ và hẹp khoảng 12m 2 là cùng, lán được tôn tạo lại nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên trang diện tích và loại vật liệu kiến trúc. Không lâu đài, không thành quách nhưng tại lán lá đơn sơ này Đại tướng đã đưa ra quyết định thay đổi cách đánh vào phút chót của pháo lệnh, từ cách đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Một quyết định lịch sử cho vận mệnh dân tộc mà sau này Đại tướng từng tâm sự: Đó là quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp cầm quân của Ông. Bộ óc vĩ đại, thông tuệ đó đã làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu mà cho tới ngày nay giới học giả quân sự Đông – Tây vẫn dày công nghiên cứu về Ông, về nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Ông xứng đáng là một trong mười vị tướng tài trong lịch sử quân sự kim cổ mà thế giới thừa nhận, một trong những người có ảnh hưởng và làm thay đổi lịch sử của thế kỷ XX. Phía trái lán chỉ huy là một đường hầm xuyên sang mặt kia sườn đồi, đường hầm không dài lắm chỉ gần 50m, chúng tôi đi vào đường hầm, cảm nhận như vẫn còn đâu đây dấu chân Đại tướng khi mỗi lần Ông sang bàn bạc việc quân với Tướng Hoàng Văn Thái, với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (Vi quốc Thanh), với bộ chỉ huy chiến dịch. Ra khỏi cửa hầm bên sườn dốc là những lán lá cũng đơn sơ nhưng có phần rộng rãi hơn của các thành phần trên. 3 Rời lán chỉ huy của Đại tướng, chúng tôi trở lại nhà đón tiếp, cả đoàn dừng lại bên cột mốc lớn chỉ dẫn sở chỉ huy chiến dịch để chụp ảnh lưu niệm, ảnh chụp lấy ngay nhưng đẹp lắm, nổi nhất là chiếc áo đỏ chót của Thủy, bên kia là dáng kiều nữ với trang phục dân tộc nền nã, mê hồn của cô hướng dẫn viên du lịch. Về tới nhà lưu niệm Thủy mua tặng tôi và Đức mỗi người một tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi thầm cảm ơn Thủy về món quà ý nghĩa này. Rời Mường Phăng chúng tôi trở về thành phố Điện Biên, vẫn còn sớm chưa tới giờ ăn trưa, chúng tôi tranh thủ đi thăm hầm Đờcat, cầu Mường Thanh. Hầm chỉ huy của tướng Đờcat trên một khu đất bằng phẳng khác hoàn toàn với hình dung trước đó của tôi, qua phim ảnh tôi có cảm giác là hầm nằm trên một đồi trọc nhỏ nhưng thấp, té ra không phải vậy, đúng là có đi mới biết. Chúng tôi chui vào hầm, đường trong hầm dích dắc lắm có nhiều phòng, tôi tự hỏi đâu là phòng Đờcat ở? Đâu là phòng chỉ huy? Đâu là … đâu là, những câu tự vấn cứ dồn dập trong đầu. Xa xa là cầu Mường Thanh vẫn là cái cầu sắt được bảo tồn nguyên vẹn. Chiều chúng tôi đi thăm quan bảo tàng Điện Biên Phủ, lối kiến trúc của bảo tàng như một pháo đài kiên cố hình nón cụt, một kiểu kiến trúc lần đầu tiên tôi gặp. Bảo tàng tái hiện lại những hình ảnh tiêu biểu nhất, những hiện vật tiêu biểu nhất của chiến dịch. Rời bảo tàng, chúng tôi vào viếng nghĩa trang Điện Biên, thăm đồi A1, lên tượng đài Chiến Thắng, lại chụp ảnh, quay camera, mệt nhưng lòng vô cùng viên mãn. Tối đó chúng tôi được Cẩn mời cơm, Cẩn nguyên là công an bạn đại học của Đức từ ngày trường còn ở suối hai, sáng nay khi đi Mường Phăng, Cẩn cùng đi với đoàn, nghe Đức nói Cẩn ra khỏi ngành vì có lỗi không tố giác tội phạm trong vụ Vũ Xuân Trường, Cẩn họ Nguyễn quê ở Ninh Bình, sau khi ra khỏi ngành bằng ý chí và nghị lực Cẩn giờ đã là giám đốc một xí nghiệp khai thác đá tận Tây Trang, kinh tế vững vàng lắm. Nhà hàng nơi Cẩn chiêu đãi tọa lạc trên khu đất rộng và thoáng, kiến trúc kiểu nhà sàn người Thái, chúng tôi lên cầu thang vào tầng 2, sàn nhà bằng gỗ bóng và sạch, hai cô gái Thái trong trang phục dân tộc mời chào khách vô cùng chuyên nghiệp. Những món ăn theo văn hóa ẩm thực của người Thái được đem ra, có nhiều món lạ tôi chưa được thưởng thức bao giờ. Tôi đặc biệt chú ý màn mời rượu “khát vọng” của hai cô gái Thái nhà hàng này, có cái gì lạ và biến tướng chăng? Hay do tôi chưa biết kiểu “khát vọng” này. Có một giai thoại về rượu “khát vọng” mà tôi từng biết, chuyện kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa ở một bản người Mảng vùng Tây Bắc này có đôi trai gái yêu nhau, chàng trai tên là Lùng A Sênh, người con gái tên là Chìn Thị Lến, họ yêu nhau thề sống chết có nhau, nhưng khốn nỗi đời nhiều oan trái, cha mẹ Lến nhất quyết không gả con gái 3 cho Sênh vì chàng không lo nỗi 9 trâu 10 lợn để cưới nàng. Sênh nghèo lắm, cha mẹ lại mất sớm, của hồi môn ông cha bao đời tích cóp để lại cho Sênh chỉ là cái nghèo. Buồn chán Sênh rời bản ra đi trong vô vọng. Biết người yêu ra đi Chìn Thị Lến cũng nhất quyết lên đường đi theo tiếng gọi của tình yêu, nàng qua chợ Pa tần mua một ché rượu với khát vọng khi gặp nhau nàng và chàng sẽ cùng cạn ché rượu này. Nàng đi mãi nhưng không gặp được chàng sức nàng yếu dần, trước phút xuôi tay nàng mở ché rượu hớp một ngụm để nuôi niềm khát vọng gặp chàng, nhưng ông trời không rủ lòng thương nàng đã ra đi vĩnh viễn với ché rượu vẫn còn ôm trọn trong vòng tay. Xúc động trước khát vọng về tình yêu tự do, từ đó những cặp trai gái trong vùng này khi yêu nhau thường cùng uống chung một chén rượu, người con gái uống trước con trai uống sau để minh chứng cho trời đất rằng không sức mạnh nào có thể chia lìa đôi lứa. Giai thoại tôi biết về rượu khát vọng là vậy, vì mệt quá tôi bảo Thịnh lái xe đưa tôi về trước nên không biết được tiếp theo màn quỳ gối chạm nhau để uống rượu là những “cung bậc” nào nữa. Ngày 18 tháng 6 năm 2014 Chúng tôi rời Điện Biên khi trời vừa sáng, tạm biệt Điện Biên vùng đất của thi ca, của lịch sử oai hùng. Trên xe bây giờ chỉ còn lại 8 người, Bình sáng nay đã ra sân bay để trở về Đắc Lắc rồi, Đức nói với anh em trong đoàn là sẽ ăn sáng trên đường rồi bất chợt quay lại hỏi Ngọc: Mình có gửi công văn cho Lai Châu không? Ngọc trả lời là có, một thoáng suy nghĩ Đức đưa ra quyết định: Thôi mình chỉ qua Lai Châu thôi, không gặp nữa, có gì điện thoại lại cho họ sau, tối nay mình sẽ đến Sapa – Lào Cai thôi. Xe lao nhanh trên Quốc lộ 6 rồi rẽ sang Quốc lộ 12 đi Lai Châu, từ quốc lộ này ta có thể đi đến cửa khẩu quốc tế Ma lù thàng sang Trung Quốc. Thịnh đúng là một tay lái có nghề đường dốc quanh co nhưng leo đèo, đổ dốc, vào cua cứ ngọt ngào như không vậy. Địa hình từ Điện Biên sang Lai Châu núi đồi xa và dốc, những dãy núi chạy dài theo hướng Tây bắc – Đông nam tạo nên nhiều thung lũng sâu và hẹp. Xe chúng tôi chạy giữa hai dãy núi phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy Sông Mã. Lai Châu có cao nguyên, trên dãy Sông Mã có đỉnh núi Phu sa leng cao 3.096m. Những bản làng người Thái, người Mông, người Mèo … liên tiếp hiện ra thật nên thơ trong cái hùng vĩ của đại ngàn. Chúng tôi như đi trong miên man, mỗi người chiêm ngưỡng Tây Bắc theo cái thú của riêng mình, chụp ảnh, quay camera hay ngồi im lặng phóng tầm mắt vào điệp trùng mây núi. Từ trên cao nhìn xuống những bản làng thoắt ẩn, thoắt hiện, tôi bồi hồi suy tưởng trong số các bạn kia đâu là cái chuồng bò đã trói chặt Aphủ, đâu là cái nhà của cha con Thống lý Pátra, đâu là Hồng Ngài nơi Mỵ và Aphủ trốn tới để nên duyên chồng vợ thoát khỏi kiếp ngựa trâu và áp bức cường quyền, đâu là những bản làng người Mông đỏ hẻo lánh vùng Phìnsa, đâu là những bản 3 người Thái với điệu múa xòe hoa tạo nên không gian văn hóa nỗi tiếng vùng Tây Bắc, đâu là điểm hò hẹn tình yêu trong ngày hội ném Pao của các đôi trai gái, âm hưởng những câu hát dân gian (Anh ném Pao – Em không bắt – Em không yêu – Qủa Pao rơi rồi) cứ như quyện vào không gian rồi đánh thức lý trí, cảm xúc con người. Xe đã đi vào Mường Lay, chúng tôi táp vào một quán ven đường để ăn sáng, tất cả đều ăn mỳ tôm thịt bò, ông chủ nhà hàng làm tô mỳ nhiều quá sợ ăn không hết tôi phải san bớt một phần cho Ngọc. Mường Lay vốn là một tỉnh lỵ của Lai Châu cũ nay thuộc tỉnh Điện Biên, cái thị xã nhỏ bé nằm bên tả ngạn Sông Đà trông xa xa cũng đẹp, Sông Đà mùa này nước cạn, chưa xả lũ mà, vì ở thượng nguồn có đập thủy điện Lai Châu đang tích nước cho đủ cao trình. Chúng tôi đi qua Mường Lay, đường vẫn còn tốt nhưng theo lời ông chủ cửa hàng thì từ đây đến điểm giao kết với Quốc lộ 4D đi Sapa đường sẽ rất xấu. Trưa chúng tôi về tới thành phố Lai Châu, ôi chao! Thành phố mới được xây dựng 10 năm từ khi tách tỉnh mà hoành tráng lạ lùng. Theo Đức nói thì người Pháp đã giúp Lai Châu quy hoạch đô thị này như một nghĩa cử ân tình, vĩnh viễn khép lại quá khứ, Đức liên tục thốt lên đẹp quá, đường rộng và đẹp quá. Xe chúng tôi chạy trên đường 58, dân nơi này gọi là đường 58 theo tôi hiểu có lẽ là rộng 58m thì phải, chúng tôi đi qua quảng trường trên đường Lê Lợi, Đức lại trầm trồ thốt lên đẹp quá, thật quá đẹp! Trong lòng thành phố này có 2 hồ nước tự nhiên nhưng được mở rộng, cảnh hồ trong phố thật thơ mộng và quyến rũ. Chúng tôi cho xe vòng đi vòng lại nhiều lần để ngắm nhìn phố núi và cũng là tìm quán ăn gà Tây Bắc theo lời giới thiệu của người dân xứ này, Đức bảo Minh xuống hỏi đường cho chắc chắn đỡ mất công tìm kiếm. Rồi chúng tôi cũng đến đúng quán gà Tây Bắc trên đường Trần Phú, bữa trưa thật ngon lành, gà Tây Bắc quả không hổ danh với thương hiệu của nó. Rời phố núi Lai Châu chúng tôi leo lên một dốc cao để sang huyện Sìn Hồ, từ trên cao nhìn lại thành phố sướng mắt quá, thành phố nằm gọn trong một lòng chảo bằng phẳng, bốn bề là núi non bao bọc, giữa cái mênh mông liên miên của núi đồi thiên nhiên đã ban tặng cho Lai Châu một mặt bằng lý tưởng để xây dựng đô thị. Chúng tôi đã tới địa phận Sìn Hồ, đường xấu quá ổ gà chằng chịt chọc ngang, đường nơi này một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực sâu thăm thẳm nhiều đoạn thật nguy hiểm. Bỗng nhiều xe dừng lại phía trước chúng tôi dừng theo và xuống xe xem sao thì trời ơi! Tắc đường, một khối lượng đất đá có lẽ tới vài ba trăm khối từ Taly dương đổ ụp xuống lấp kín con đường khoảng 30m, một chiếc xe ủi đang hì hục lùi, tiến để xúc, để gạt đất đá xuống vực sâu, chúng tôi ngao ngán thầm nghĩ: Chỉ một máy ủi con con thế kia thì không biết khi nào mới thông đường được, chưa kể bên trên còn một lượng đất đá cả ngàn khối 3 có thể đổ ụp xuống bất cứ lúc nào, đành phải chờ thôi, chờ và lạy trời cho khối đất kia đừng ụp xuống trước khi thông đường. Tôi đã nghe nhiều về địa danh Sìn Hồ qua đài báo, con đường này không rõ là quốc lộ bao nhiêu 4D – 70 – 32 hay 279. Ở Sìn Hồ này có một bản du lịch nổi tiếng được một tổ chức Anh Quốc bình chọn là một trong 5 địa điểm hấp dẫn nhất Đông Nam Á, đó là bản Púđao của người Mông (Púđao theo tiếng Mông có nghĩa là điểm cao nhất) vậy đâu là bản Púđao trong liên miên bản làng nằm lưng chừng, nằm chót vót trên đỉnh núi mà chúng tôi đã ngắm nhìn, đâu là thác Tắc tình, đâu là động Tiên sơn những địa danh nổi tiếng vùng đất rẻo cao này. Thông đường rồi! nhanh hơn chúng tôi tưởng, lạy trời khối đất đá kia đừng ụp xuống trước khi xe qua, thoát rồi nhưng chúng tôi đều nghĩ chỉ nội chiều hay đêm nay thôi nó sẽ đổ ụp xuống mất. Hết địa phận Sìn Hồ chúng tôi rẽ vào Quốc lộ 4D đi Sapa, đúng như lời ông chủ quán nói, Quốc lộ 4D không rộng nhưng mặt đường được trải thảm bê tông nhựa xe chạy êm ru. Gần tới Sapa rồi sao mà đã thấy sương giăng sườn núi, lác đác ven đồi là những vườn hoa, những vườn cây trái sum xuê. Chúng tôi dừng lại bên Thác Bạc một địa danh du lịch của Lào Cai, Thác Bạc cao khoảng 200m dòng nước trắng xóa đổ từ trên cao xuống đẹp và hùng vĩ vô cùng, chúng tôi đứng bên lan can cầu Thác Bạc chụp hình lưu niệm rồi đi tiếp về Sapa. Đón tiếp chúng tôi tại thị trấn là một sỹ quan công an tên Dũng thì phải, cả đoàn được mời vào nhà khách có lẽ đây là nơi nghỉ đẹp nhất của thị trấn này. Tọa lạc bên sườn núi Lô suây tông, Sapa có địa hình trắc trở nhưng thơ lắm, mặt bằng ở đây hiếm, bên sườn núi mà. Chúng tôi đi tìm chợ tình Sapa nhưng không có ai vì chợ tình chỉ họp và nhộn nhịp từ tối thứ 7 kéo dài đến chủ nhật. Chợ tình là nơi nam nữ người dân tộc H’mông – Dao đỏ nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá thay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình. Cả đoàn dừng lại chụp ảnh trước nhà thờ đá cổ, ảnh không đẹp lắm vì trời gần tối, thiếu sáng. Tối đó chúng tôi được các bạn công an Lào Cai tiếp tại một nhà hàng sang trọng, tôi đã nhớ nhưng giờ lại quên tên nhà hàng này, phải nói rằng văn hóa ẩm thực Tây Bắc thật đa dạng và phong phú, độc đáo lắm, có nhiều món ăn không biết tên. Các bạn Lào Cai nâng cốc chúc mừng đoàn bằng rượu có tên gọi 138, đây là loại rượu được ngâm với hoa thuốc phiện, gọi rượu 138 có lẽ là cách nói “lóng” thôi, theo tôi nghĩ 138 là số của một chỉ thị của Chính phủ cấm và xóa bỏ việc trồng và sử dụng cây thuốc phiện ở vùng Tây Bắc này. Ăn xong chúng tôi tiếp tục dạo quanh Sapa về đêm, đêm Sapa huyền ảo thơ mộng thật khó nơi nào có được. Đức đã về nhà khách Tôi, Thủy, Lâm, Minh ngồi xem một đám thiếu niên người Dao đỏ thổi khèn chắc là mới tập nên động tác quay người trong tư thế khom khom còn vụng về chưa điệu nghệ. Bạn gái Lâm gọi điện thăm hỏi, 3 chà! Quan tâm tới nhau thiệt tuổi trẻ có khác, tôi thầm ghen tị khi thấy mình đã già. Như để minh chứng rằng đang ngồi nói chuyện với đàn ông (vì tiếng khèn ồn ã lắm sợ bạn gái hiểu lầm) Lâm đưa máy cho tôi nói chuyện, bất giác tôi nhớ lại mấy câu thơ trong bài tình ca của Nguyễn Khoa Điềm đọc luôn cho bạn gái Lâm nghe, tôi phịa rằng Lâm nó nhắn nhủ “đừng yêu ai em nhé – Chỉ yêu mình anh thôi – Dẫu tất cả con trai – Bên em đều tốt đẹp” Lâm ghé vào máy nói đây là anh trai của xếp Đức đấy. Ngày 19 tháng 6 năm 2014 Tôi và Đức dậy sớm đi lại một vòng trong cái thị trấn nhỏ bé này, kia là nhà nghỉ công đoàn, đây là đường lên núi Hàm Rồng nơi hội tụ của các loài hoa đẹp, các loại trái thơm, rồi nhà cổ dáng biệt thự xây từ thời Pháp thuộc … Anh bạn công an đón chúng tôi tại nhà khách để đi về thành phố Sapa nơi hai bên chính thức gặp nhau. Thời gian eo hẹp quá giá gì được ở lại Sapa thêm một ngày để lên núi Hàm Rồng chiêm ngưỡng những vườn hoa với muôn sắc mầu rực rỡ, ước gì có thời gian đi thung lũng Mường Hoa để tận mắt chứng kiến 196 hòn đá chạm khắc những họa tiết bí ẩn của người xưa cổ cách đây ngàn vạn năm mà đến nay giới khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin trên đá, để được ngắm nhìn Sapả, Tảphìn ẩn hiện trong sương chiều. Chúng tôi đến thành phố Lào Cai, đội hình của Đức vào cảnh sát giao thông “giao lưu, học hỏi” tôi bảo Thịnh đánh xe đi một vòng qua trung tâm hội nghị tỉnh, vòng tới nghĩa trang Liệt sỹ Lào Cai, đây là khu phố mới xây dựng nên đường rộng và thoáng. Tầm nhìn quy hoạch cả vùng Tây Bắc này đáng nể lắm, đâu ra đấy khác hẳn với “Hoa Thanh quế” nơi tôi, quy hoạch chắp vá, manh mún, chỉ thích khai thác quỹ đất bán lấy tiền chứ ít chú trọng tới đời sống dân sinh và phúc lợi xã hội trong tầm nhìn xa, tư duy nhiệm kỳ mà! Thành phố Lào Cai nằm hai bên bờ Sông Hồng, hai cây cầu Cốc Lếu và Phố Mới nối hai phần thành phố, chúng tôi đi về cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Trung Quốc gọi là Hà Khẩu). Anh bạn đồng nghiệp của Đức dẫn đường vừa đi vừa giới thiệu đâu là phố cổ, công viên, đâu là UBND tỉnh, đâu là cầu Cốc Lếu. Đường phố Lào Cai bằng phẳng, ít người lắm, anh bạn dẫn đường nói đùa rằng vẫn lắp đèn xanh đèn đỏ cho vui cảnh. Thoáng chốc chúng tôi đã tới cửa khẩu, đây rồi dòng Nậm Thi tạo nên ranh giới tự nhiên giữa hai nước, cầu Hồ Kiều mà chúng tôi từng nghe ngay trước mặt, chúng tôi đứng bên cột mốc chủ quyền quốc gia chụp hình lưu niệm, đứng bên cửa khẩu nhìn dòng xe vào làm thủ tục xuất cảnh. Biên giới có cái gì đó mong manh, chỉ một bước chân, chỉ một lối mòn đã là của ta của người. Rời cửa khẩu chúng tôi lên thăm đền Bắc Hà, trước đền là một cây đa cổ thụ dễ đến gần nghìn năm tuổi. Đền Bắc Hà xây dựng từ thế kỷ 19, đó là đền thờ 3 Gia quốc công Vũ Văn Mật có công dẹp loạn, hùng cứ cả một vùng rộng lớn, huy động các dân tộc thiểu số địa phương chấn giữ vùng núi phía bắc, ngăn giặc xâm lấn từ biên ải thời kỳ vua Lê Chiêu Tông (1516) sang thời Nhà Mạc (1592). Thời gian eo hẹp quá chúng tôi không đến được dinh thự Hoàng A Tưởng người dân tộc Tày làm châu úy Bắc Hà. Hoàng A Tưởng người dân tộc Tày là con trai của Hoàng Yến Chao nổi tiếng một thời, không thăm được đền Mẫu nơi khách tâm linh đến Lào Cai không thể không vào. Tạm biệt nhé Lào Cai tạm biệt Tây Bắc, xe chúng tôi đi trên Quốc lộ 70 đến Bảo Yên rẽ sang Quốc lộ 279 về Hà Giang. Thịnh lái xe nói đường này không đến nỗi xấu lắm, chạy tốt chắc chiều tối là đến thành phố Hà Giang thôi, Thịnh là lái xe chuyên nghiệp chở khách du lịch đã qua đường này nhiều lần nên chúng tôi yên tâm lắm. Trưa chúng tôi dừng lại ăn cơm ở quán ven đường (không nhớ là địa danh nào nữa), nhà hàng trên tầng 2 rộng và thoáng, cả đoàn đều dùng cơm, gà rang, rau luộc tôi thích nhất là món cá suối chiên giòn. Xế chiều chúng tôi đã về đến thành phố Hà Giang vùng đông bắc của địa đầu tổ quốc. Thật không thể nhớ hết xe đã vượt qua bao dốc, bao đèo, bao núi cao vực thẳm, bao đỉnh núi quanh năm mây mù che phủ để về tới nơi này. Phòng cảnh sát giao thông tỉnh bạn đón chúng tôi rồi đưa về nghỉ tại một khách sạn khá sang trọng. Tối đó tôi và Lâm cáo mệt không đi dự tiệc được, chỉ có Đức – Kết – Ngọc – Thủy – Minh và lái xe đi thôi, nghe nói tiệc tùng to lắm, vui lắm sau đó lại còn rủ nhau đi Karaoke nữa. Tôi và Lâm lang thang một đoạn trên đường phố Hà Giang, xà vào quán café rồi tìm một quán nhỏ ăn cơm “nhà nông”. Ngày 20 tháng 06 năm 2014 Hôm nay, chúng tôi sẽ đi cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú sau đó qua thị trấn Mèo Vạc đích đến là tỉnh lỵ Cao Bằng. Đại tá Hà trưởng phòng cảnh sát giao thông Hà Giang cho Chiến một lái xe chuyên dẫn đường đi Lũng Cú, Mèo Vạc khi có các đoàn công tác hay thăm quan, Hà chu đáo quá, nghe nói anh là người của công việc (khi về đến Cao Bằng chúng tôi càng hiểu và thầm cảm ơn Hà về việc cử Chiến dẫn đường và lái xe cho đoàn). Đường từ thành phố Hà Giang lên cột cờ Lũng Cú khoảng 200km, ra khỏi địa phận thành phố xe lao nhanh trên Quốc lộ 4C. Thủy hôm nay trông mệt mỏi lắm, lúc lên xe cả đoàn đã phải chờ cậu ta, đêm qua khi tàn tiệc một tốp trong cả hai đoàn còn rủ nhau đi Karaoke và uống tiếp, phía bạn có cả 2 nữ cảnh sát cùng góp vui. Chúng tôi đi trên những triền núi cao nhìn xuống là những thung lũng mây trắng xóa phong cảnh thật hùng vĩ và thơ mộng, Đức lẩm bẩm một mình: tưởng núi này đã là cao nhất tý nữa lại thấy núi cao hơn. Chúng tôi đi vào địa phận huyện Quản Bạ, vừa lái xe Chiến vừa giới thiệu trước mặt là trạm tiếp sóng của đài tiếng nói Việt Nam, vì sao ta gọi đây là cổng trời Quản Bạ. Cổng trời 3 Quản Bạ đây rồi có biển chỉ dẫn ven đường, trên cổng trời có cả trạm dừng nghỉ cho xe và khách lữ hành. Qua cổng trời xe bắt đầu xuống dốc, trước mắt chúng tôi là một danh thắng nổi tiếng núi đôi Quản Bạ, Đức ồ lên: đẹp quá! Tìm chỗ nào đậu lại chụp ảnh đã. Xe táp vào mép vực, mọi người chụp ảnh, ghi hình những bản làng, những ruộng bậc thang trong lũng núi đẹp kỳ vĩ. Chúng tôi vào huyện lỵ Quản Bạ, đón chúng tôi là đại tá Cường cùng 5 - 6 sỹ quan cảnh sát, đại tá Cường vừa là đồng nghiệp và cũng là học sinh của Đức khi còn là giảng viên Đại học cảnh sát, trước kia Cường làm chánh văn phòng tại sở công an vừa được đưa về làm Trưởng công an huyện Quản Bạ vài năm nay, Cường trẻ, chắc còn nhiều cơ hội thăng tiến trên con đường “quan lộ”. Cường cùng anh em tiếp chúng tôi với thái độ trịnh trọng và chân tình, ăn sáng mà có cả rượu, gà luộc, phở gà, men lá rượu ngô trong có khác, tôi cạn nửa chén mà chỉ lát sau đã thấy mặt nóng bừng, phở gà ở đây thơm và ngon lắm, bất giác tôi thốt lên: Chẳng thua gì Hà Nội cả!. Chia tay các bạn công an huyện Quản Bạ, chúng tôi lên đường hướng về Đồng Văn, Thủy giờ đã mệt lắm có dấu hiệu buồn nôn, người lừ đừ như chuột phải khói, tôi chợt nghĩ ra mấy câu văn vần chọc Thủy “cả hai đều đàn chị - sao Thủy còn đam mê – Thu làm sao đủ nắng – Xôn xao như hè về”. Đêm qua Thủy có mặt trong “tiệc karaoke” chắc “xung” lắm vì có 2 nữ cảnh sát hơn tuổi, lại còn lưu luyến tiễn nhau về tận khách sạn nơi đoàn nghỉ kia mà. Đức lấy điện thoại ra gọi điện cho cô bạn cảnh sát Hà Giang đùa rằng: tối qua hát thế nào mà 3 lính của anh say quá, Thủy thì cứ lảm nhảm gọi chị Hạt ơi! Chị Hạt ơi! Kết thì sáng nay chỉ ngồi chống đũa thôi không ăn được không biết là nhớ ai? Còn Ngọc bản lĩnh hơn vì là đội trưởng tham mưu nên chống đỡ được, không biết cô bạn kia trả lời gì mà thấy Đức cười vui vẻ lắm. Chiến vừa lái xe vừa chỉ dẫn cho chúng tôi về địa giới hành chính của Hà Giang về việc huyện Vị Xuyên chia tách, về bức tường thành người Pháp gọi, về biển xanh biển trắng biển nào báo hiệu gần biên giới khi Ngọc hỏi, cứ như là một hướng dẫn viên du lịch vậy. Đường về huyện lỵ Đồng Văn hai bên toàn ngô là ngô, Chiến nói mùa này trông có ngô còn đỡ, chứ mùa đông ở đây nhìn toàn núi là núi. Cao nguyên đá Đồng Văn đây rồi, cái công viên địa chất toàn cầu là đây, thật hùng vĩ và đẹp không bút nào tả xiết, không từ nào có thể nói hết được cảm xúc con người khi qua đây. Cao nguyên này trải rộng qua 4 huyện là Quản Bạ - Yên Minh – Đồng Văn và Mèo Vạc, độ cao trung bình từ 1000 – 1600m. Tôi biết trên cao nguyên này ngoại địa mạo, địa chất độc đáo thì bản sắc văn hóa các dân tộc H’Mông – Lôlô – Pupéo – Dao cũng hết sức độc đáo và ấn tượng. Tôi chợt nhớ bài dân ca đón khách của người Lôlô (tối nay là tối gì? Mà thoang thoảng hương bay. Đêm nay là đêm gì? Mà ấm áp cỏ cây) mê say đến nao lòng. Người Lôlô Đồng Văn có lối kiến trúc nhà khác hẳn các dân tộc khác trên cao nguyên đá này, gọi là nhà 3 Trình tường có nghĩa là: (tường nhà bằng đất sét nện không trát, cứ thế mặc nắng mưa mà trình ra ngoài). Có lễ hội cầu mưa từ 25 tháng chạp đến rằm tháng giêng, đây là lễ hội tín ngưỡng phồn thực, họ tâm nguyện cầu khẩn, ước ao có hạt mưa rơi xuống để cánh đồng xanh tốt, cho dân bản được mùa. Xe chúng tôi chạy qua một chợ vùng cao, chợ họp ngay hai bên đường quốc lộ, đồng bào các dân tộc cao nguyên đi chợ mà trang phục như đi lễ hội, tôi có cảm giác như ngày xuống chợ là ngày hội của họ vậy, muôn sắc mầu rực rỡ, trông xa cứ như một vườn hoa khổng lồ muôn mầu giữa cái mênh mông của cao nguyên đá. Tối qua đại tá Hà có dặn đoàn trước khi lên cột cờ Lũng Cú thì nên qua nhà Vương dinh thự của vua Mèo thăm quan, Chiến quá thuộc đường này nên không phải hỏi han gì. Chúng tôi đến nhà Vương dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình, dinh thự này chúng tôi đã từng được xem qua phim ảnh, giờ là lúc được tận mắt chứng kiến, tận tay sờ vào cột nhà, thú quá! Cô hướng dẫn viên người Thái giới thiệu cho đoàn về lịch sử, con người nơi đây, nhà Vương ở xã vùng cao Xà phìn nhà được xây dựng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, tiêu tốn đến 150 nghìn đồng bạc trắng hoa xòe Đông Dương, di tích này được công nhận là di sản văn hóa năm 1993. Thực ra Vương Chí Sình không làm vua mà người làm vua là Vương Chí Đức bố ông. Vương Chí Sình được giác ngộ cách mạng và đã làm tới chức Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn, là đại biểu quốc hội khóa 1 – 2. Ông được Bác Hồ đặt tên là Vương Chí Thành và trao cho 8 chữ vàng (Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ) và một thanh kiếm. Bao bọc quanh dinh thự vua Mèo là một bức lũy khổng lồ, là điệp trùng của núi non cao vút và thường xuyên mây mù bao phủ. Xe chúng tôi chạy trên những đỉnh núi cheo leo, một bên là vực sâu, một bên là vách đá dựng đứng, cua ở đây không còn là cua tay áo nữa mà là cua khuỷa tay mới đúng. Cậu Lâm đi đường ít nói lắm tự nhiên thốt lên: Dưới kia lại có con đường nữa kìa! Cả đoàn cười ồ, vì thực ra đó là con đường mà chúng tôi vừa đi qua, xe vừa vòng vèo leo lên độ cao hơn mà thôi. Xa xa những thửa ruộng bậc thang bên sườn núi tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp, dọc đường đi chúng tôi gặp rất nhiều khu ruộng bậc thang len lỏi trong cao nguyên đá mênh mông này. Tôi nhìn phía trước thấy thấp thoáng một hồ nước, hồ nước trên đỉnh núi, đang cố tìm cách ghi hình cho rõ thì Đức nói: Hoàng Đức Nhuận có bài thơ “Hồ treo trên núi gọi dân về” anh Tùng có biết không? Tôi chưa biết bài thơ này, chắc là nó phải đi thực tế gặp nhiều hồ kiểu này trên miền núi cao mới có thơ được. Nhuận mà Đức vừa nói là Đại tá – Nhà văn, nhà thơ, nhà báo là thằng em con bà cô ruột của tôi và Đức nay cũng đã 63 tuổi. Cái thằng này nó có nhiều tài và có tật, tài là nó Dazinang trong nghề viết, đã từng đoạt giải cao trong cuộc thi viết văn của tuần báo văn nghệ quân đội thập kỷ 80 thế kỷ trước với tác phẩm “Hồi ức binh 3 nhì”. Tật là thằng này “sài hơi tốn vợ” sang đời thứ 5 rồi, không lẽ nó mê thay vợ như người ta mê xem đá gà chăng. Cô vợ đời 5 của nó trẻ lắm, kém con gái đầu với vợ 1 khoảng 15 tuổi, mỗi khi gặp vợ chồng nó về quê tôi lại tự hỏi không biết trên đầu thằng em đã nhú nhiều sừng chưa? Gần 12 giờ trưa chúng tôi đến Lũng Cú xã cực bắc của huyện Đồng Văn. Xe chúng tôi chạy trên một đoạn đường khá bằng phẳng rồi bắt đầu leo lên đỉnh núi. Cột cờ Lũng Cú là đây, chúng tôi đã đến cái mỏm đất cao nhất của cực bắc tổ quốc rồi. Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng, từ trên đỉnh cao nhìn xuống có hai ao nước hai bên núi không bao giờ cạn gọi là mắt rồng. Cột cờ ở độ cao 1700m so với mặt biển, từ thời Lý Thường Kiệt cha ông ta đã khẳng định chủ quyền lúc đó mốc giới chỉ là thân cây sa mộc, bây giờ thì cột cờ như một lâu đài kiên cố trông hao hao như cột cờ Hà Nội, xung quanh chân cột cờ là những họa tiết của trống đồng Đông Sơn. Đỉnh cột là lá cờ đỏ thắm kích thước 9 × 6 = 54m2 biểu tượng cho 54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S này. Chúng tôi leo lên 839 bậc đá hoa cương đến chân cột cờ, thỉnh thoảng tôi nhìn lại thấy Thủy nặng nề đặt từng bước chân, cố từng bậc một mà thấy thương “ai bảo xung cho lắm vào”, có lẽ nó mệt lắm, tôi cũng phì phò thở mà cứ như là không đủ ô xi vậy. Từ trên cột cờ nhìn xuống những bản làng của người Lô lô chãi sống quanh chân núi Rồng đẹp mê hồn. Tôi đứng tựa vào lan can và mốc giới chủ quyền nhờ Kết chụp hình, có lẽ đây là tấm hình đầu tiên và cũng là cuối cùng tôi có mặt nơi đây, có cái gì đó cay mắt, vừa xúc động vừa nuối tiếc trong lòng. Tháng 7 năm ngoái tôi đã được đến tận mũi Cà Mau cũng đứng chụp hình tại mốc giới cuối cùng của cực nam Tổ quốc, gần một năm sau lại được đến đây tay sờ vào mốc giới cực bắc, đời người thế là viên mãn rồi. Chúng tôi xuống núi vào nghỉ tại nhà đón tiếp và mua quà lưu niệm rồi tranh thủ lên đường, từ đây về Cao Bằng xa lắm, đèo dốc hiểm trở nên phải tranh thủ từng giây. Xe quay trở lại hướng về thị trấn Đồng Văn rồi quẹo trái đi Mèo Vạc. Chúng tôi thầm cảm ơn đại tá Hà vì đã cho Chiến cùng đi, nếu không có Chiến thì việc hỏi đường cũng đã mất nhiều thời gian, Chiến lái xe rất giỏi, đường núi cao vực sâu là vậy mà cậu ta vẫn chạy với tốc độ đáng sợ, leo dốc, vào cua, đổ đèo rất điệu nghệ. Quá trưa chúng tôi đã đến thị trấn Mèo Vạc vào một nhà hàng mà Chiến đã qua lại nhiều lần để ăn cơm, Chiến tự tay đi lấy rượu 138 cậu ấy động viên mọi người uống và bảo rằng: uống loại này tốt có lợi cho sức khỏe và đường ruột. Thị trấn Mèo Vạc bé gọn như lòng bàn tay trong một thung lũng không rộng lắm, bốn bề là núi đá vây quanh. Mèo Vạc có chợ tình Khau Vai nổi tiếng nhưng mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày 27/3 âm lịch, nhưng đêm 26 mới là đêm 3 huyền thoại, đêm của những mối tình dang dở gặp lại nhau, từ thị trấn đến chợ tình phải gần 30km. Ăn xong chúng tôi lại hối hả lên đường chẳng mấy chốc đã tới dốc Mã Phì Lèng nóc nhà của cao nguyên đá. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông Nho Quế như dải lụa uốn lượn theo sườn núi với những vách đá dựng đứng, xe dừng lại để quay phim chụp hình, tôi phải chạy tiến một đoạn dài để tìm địa điểm ghi hình lý tưởng nhất. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đông bắc này cái hùng vĩ của đại ngàn, cái thơ mộng của cảnh trí làm đắm say lòng người, những bản của người Mông, người Nùng, người Mèo nơi thì gần chân núi, lưng chừng núi rồi chót vót trên đỉnh núi, những lối mòn trông như sợi chỉ vàng nghiêng theo sườn núi quanh co uốn lượn, chúng tôi tranh thủ bấm máy lia lịa rồi tiếp tục hành trình. Chiến nói chỉ đưa đoàn đến nút giao với Quốc lộ 34 đi Cao Bằng rồi sẽ quay về Hà Giang có xe của anh em trong phòng đón, rồi ngã ba Bảo Lâm cũng tới, chúng tôi dừng xe và uống nước ở một quán nhỏ ven đường, tạm biệt Chiến rồi, cảm ơn Chiến lắm một con người tốt bụng và chân tình. Phải đến hơn 8 giờ tối chúng tôi mới về đến thị xã Cao Bằng, đón chúng tôi từ xa trước khi chúng tôi vào đô thị là 2 xe ô tô, một của phòng cảnh sát giao thông Cao Bằng, một của Đại tá Bình bạn Đức, trời! Trống dong cờ mở quá. Phòng cảnh sát giao thông Cao Bằng bố trí cho đoàn nghỉ tại nhà khách tỉnh ủy, Đức nói với đồng nghiệp xin phép tối đi ăn cơm với bạn Đại tá Bình. Đại tá Bình là người dân tộc Tày, bạn cùng học với Đức khi Đại học cảnh sát còn ở Suối hai. Bình trạc tuổi tôi đã nghỉ hưu, một thời cũng làm Trưởng phòng cảnh sát giao thông, sau đó chuyển sang làm Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường rồi đến tuổi về nghỉ, trông anh hiền và chân tình lắm nhất là đôi mắt, đôi mắt không biết giả dối luôn ấm và gần. Bình dẫn chúng tôi vào một nhà hàng phòng lạnh hẳn hoi, thống nhất với nhau là tùy thích ai uống bao nhiêu thì uống không mời mọc, chúc tụng, khoái quá! Vì tôi ngại nhất cái khoản uống này. Có một món rau xào thịt bò mà tôi gặp lần đầu tiên (ở bên Tây Bắc không thấy) cọng rau nhỏ dài như tóc tiên, xào rồi mà vẫn xanh mướt, khi ăn thì giòn vị ngọt, tôi hỏi anh đây là rau gì? Bình nói dân gọi là rau “bò khai” và hạ giọng nói nhỏ vì ăn xong khi tiểu sẽ có mùi khai như nước đái bò nên gọi thế, ra vậy! Bây giờ thì tôi biết “bò khai” còn có những tên khác như: rau hiến, khau hương, phắc hiến (Tày), lò châu sói (Dao), còn tên khoa học thì dài lắm, nó thuộc họ dây hương. Ngày 21 tháng 6 năm 2014 Sáng sớm Bình đã có mặt tại nhà khách tỉnh ủy cùng chúng tôi đi Pác bó, Bình đưa chúng tôi vào một quán nhỏ ăn sáng rồi tiếp tục lên đường. Đường từ 3 thành phố lên Pác bó không xa lắm chỉ khoảng 40 km là cùng, đường bằng phẳng không có núi cao vực sâu như những cung đường mà chúng tôi đã đi qua. Chúng tôi đến Pác bó vào khoảng 8 giờ, mãnh đất mà xuân 1941 Bác Hồ trở về tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước là đây. Xe vừa dừng bánh một tốp thợ ảnh đã sang đón mời chào, họ bám riết lấy đoàn không rời nữa bước, chúng tôi lần lượt đứng bên cây đa do Bác Giáp trồng thay nhau chụp hình lưu niệm vào máy của mình, rồi cả đoàn cùng chụp ảnh trước nhà trưng bày bổ sung khu di tích Pác bó, chụp hình bên núi Cacmac – Suối Lenin, vào thắp hương tại nhà tưởng niệm Bác Hồ. Tôi và Lâm nhờ Ngọc chup bức hình hai chú cháu đứng bên sườn dốc lên nhà tưởng niệm, ảnh đẹp và nét, cái điện thoại như con la già của tôi trong chiến đi này cũng có tác dụng lắm. Chúng tôi vào kính cẩn thắp những nén nhang trên bàn thờ Bác trước khi lên đường vào hàng Cốc bó, đường lên hang nơi Bác ở thật thơ mộng, dòng suối Lenin chảy giữa hai triền núi ngút ngàn cây xanh, chúng tôi thay nhau đứng bên thác nước nơi đầu nguồn con suối ghi hình, quay camera, từ đây đến hang Cốc bó dài 600m, khách đến thăm di tích này đông lắm, đường lên hang như trẩy hội. Leo hơn trăm bậc dốc chúng tôi vào tới cửa hang, thật không ngờ cửa hang lại bé và hẹp đến thế, tôi đứng trước lối ra vào nhờ Minh ghi hình trong phút giây xúc động này. Trong hang sáng lờ mờ, diện tích hang nhỏ lắm có kê một tấm phản để Bác nằm nghỉ, trên trần hang là một khối thạch nhủ tự tay Bác tạc hình Cacmac. Nghe nói tháng 2 năm 1979 khi chiến tranh biên giới nổ ra, quân Trung Quốc đã phá khối thạch nhủ này, sau đó ta tôn tạo lại, cả mấy hòn đá chông chênh dịch sử Đảng cũng phải cất giữ để bảo tồn, mấy tấm đá bây giờ là đá thay thế không phải chứng tích. Có đi đến tận nơi này mới thấu hiểu hết con người Hồ Chí Minh, ý chí niềm tin nghị lực phi thường và tấm lòng Hồ Chí Minh với dân với nước. Chúng tôi xuống hang vượt qua những phiến đá lớn nơi đầu nguồn suối Lenin trở về theo lối quy định, đá trơn quá tôi phải bỏ giầy để bước cho vững, cu Minh chủ quan bị té ướt cả áo quần. Trên đường ra chúng tôi dừng lại bên biển chỉ dẫn đường lên mốc 108, từ đây lên đến mốc giới dài 1000m, muốn lên đó lắm nhưng đường dốc khó đi đành thôi vậy! Trên đường trở về thành phố, Bình chỉ cho chúng tôi khu mộ Kim Đồng (Nông Văn Dền) người thiếu niên anh hùng đã đi vào sử thi dân tộc. Trưa hôm đó Bình và các bạn của anh chiêu đãi chúng tôi tại một khu ẩm thực ven sông (tôi không rõ đó là sông gì). Bia, rượu và các món ăn bày la liệt ăn uống gì tùy thích, những miếng gà quay vàng suộm to như nắm tay người, có cả “bò khai” xào thịt món rau mà tôi rất thích. Ăn xong chúng tôi cùng nhau về nhà Bình thăm gia đình anh, nhà Bình rộng lắm, đồ gỗ cũng nhiều, tôi say sưa ngắm nhìn mấy tác phẩm lũa Ngọc am, loại gỗ quý hiếm mà vua chúa Trung Quốc thường làm áo quan khi băng hà, thấy tôi say mê Bình nói thích thì lấy về chơi, 3 tôi thích lắm nhưng không tiện, tôi chắc đó không phải là lời xã giao vì trong đôi mắt anh tôi thấy ánh lên sự chân tình, anh nói thật lòng mình. Buổi chiều Đức cùng Bình đi thăm quan thành phố, tôi tản bộ một mình quanh các phố phường để tìm hiểu thêm về con người, văn hóa nơi đây. Đô thị Cao Bằng còn nghèo nhưng lòng người thì giàu lắm, giàu như Bình đó thôi. Tối đó phòng cảnh sát giao thông Cao Bằng tiếp đãi đoàn ngay tại phòng ăn nhà khách tỉnh ủy, xa cách nhau là thế, chắc cũng chưa biết nhiều về nhau mà sao nồng ấm, có lẽ cái quý ở trên đời là ta tìm đến với nhau. Ngày 22 tháng 6 năm 2014 Bình đến sớm tiễn chúng tôi đi Lạng Sơn, bắt tay tạm biệt nhau tôi nói nhỏ với Bình “khi nào ông điên thì phôn cho tôi để hai mình vào Ban Mê chơi”, tôi nói vậy vì trưa nay hỏi anh có vào Ban Mê lần nữa không? Bình cười nói: “Lúc nào điên lên thì vào cũng nên”. Đường từ Cao Bằng về Lạng Sơn dễ đi hơn nhiều đường lên Tây Bắc, chúng tôi dừng lại ăn sáng trên đường. Trước khi vào phòng cảnh sát giao thông Lạng Sơn, chúng tôi ghé thăm cửa khẩu Tân Thanh, từng đoàn xe chở hàng nông sản bán sang Trung Quốc dồn ứ bên đường có lẽ tới vài km, chợ cửa khẩu vắng tanh, không hiểu là do vụ HD – 981 hay chưa tới giờ mở cửa. Trên đường về thành phố Lạng Sơn, chúng tôi gặp xe của bạn ra đón, lại thêm một sự chu đáo tận tình. Vào phòng cảnh sát giao thông xong, bạn cho 2 nữ cảnh sát dẫn đường cùng chúng tôi đi chùa Tam Thanh, vào chợ Đông Kinh sắm hàng. Cái cô cảnh sát trẻ măng quấn với Lâm lắm, tuổi trẻ mà! Thủy và Lâm mỗi tên mua một bộ kiếm “giá mắc”, không biết đem về bằng cách nào vì đi máy bay khi soi hàng ngộ nhỡ máy phát hiện ra có khi an ninh hàng không tưởng là bọn khủng bố thì nguy. Tôi và Minh dạo quanh chợ, hàng hóa tràn ngập đủ chủng loại phong phú quá, Minh mua bà xã và cháu gái tôi mỗi người một đôi dép, hàng đẹp nhưng giá không đẹp lắm. Trưa các đồng nghiệp của Đức chiêu đãi đoàn trong một nhà hàng sang trọng, tiệc tàn chúng tôi chia tay nhau hẹn ngày gặp lại. Tạm biệt Đông Bắc xe chúng tôi lại bon bon trên đường trở về Hà Nội kết thúc cuộc hành trình kỳ thú, đầy ắp những kỷ niệm không thể nào quên. 18 tháng 7 – 22 tháng 7 năm 2014 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan