Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc...

Tài liệu Tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh

.DOCX
126
1
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN NGỌC LÝ TÂM THỨC THỜI HẬU CHIẾN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH VÀ HEINRICH BỠLL DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BÙI THỊ KIM HẠNH •• Bình Định - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình nghiên cứu luận văn về đề tài: Tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll dưới góc nhìn so sánh, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi cam đoan đề tài này không trùng với các đề tài khác và kết quả đạt được không trùng với kết quả của các tác giả đã được công bố ở Việt Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung đề tài. Bình Định, ngày 10 tháng 06 năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Lý LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học Quy Nhơn, dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo - TS Bùi Thị Kim Hạnh. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô hướng dẫn, người đã dành cho tác giả những gợi dẫn khoa học quan trọng trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo sau đại học, Thư viện trường Đại học Quy Nhơn... và quý thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tác giả theo đuổi và hoàn thành luận văn này. Bình Định, ngày 10 tháng 06 năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Lý MỤC LỤC •• LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 10 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: BẢO NINH VÀ HEINRICH BỒLL - NHỮNG NHÀ VĂN CẦM SÚNG, NHỮNG NHÀ VĂN CỦA THỜI HẬU CHIẾN ................ 12 1.1. Hành trình sáng tác ......................................................................... 12 1.1.1. Bảo Ninh với hành trình giữa hai dòng trong đục - tình yêu và chiến tranh .........................................................................................................12 1.1.2. Heinrich Boll với hành trình đi tìm sự sống trong những cỗ xe tăng rỉ sét và hoang tàn ....................................................................................16 1.2. Quan niệm về chiến tranh ................................................................ 20 1.2.1. Bảo Ninh - Chiến tranh là nỗi buồn nguyên khối .........................20 1.2.2. Heinrich Boll - Chiến tranh là nỗi đau không vương mùi thuốc súng... 25 1.3. Vấn đề tâm thức thời hậu chiến............................................................29 1.3.1. Bảo Ninh với tâm lý ám ảnh .........................................................30 1.3.2. Heinrich Boll với những mối phức cảm riêng tư...........................34 CHƯƠNG 2: CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MANG TÂM THỨC THỜI HẬU CHIẾN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH VÀ HEINRICH BỒLL ...................................................................................... 38 2.1. Cuộc sống mang tâm thức thời hậu chiến ..................................... 38 2.1.1. Những ký ức chất chứa suy tư trong truyện ngắn Bảo Ninh........38 2.1.2. Những ký ức chất chứa sự vô nghĩa trong truyện ngắn Heinrich Boll. 41 2.2. Con người mang tâm thức thời hậu chiến..................................... 46 2.2.1. Con người công dân .....................................................................46 2.2.2. Con người cô đơn ........................................................................53 2.2.3. Con người tha hóa ........................................................................61 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM THỨC THỜI HẬU CHIẾN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH VÀ HEINRICH BỒLL....69 3.1. Tình huống truyện............................................................................ 69 3.1.1. Bảo Ninh - Tình huống bi kịch và bất ngờ....................................69 3.1.2. Heinrich Boll - Tình huống bi kịch và tượng trưng......................74 3.2. Không gian nghệ thuật .................................................................... 80 3.2.1. Bảo Ninh - Không gian tù túng, chật hẹp......................................82 3.2.2. Heinrich Boll - Không gian rộng mở, bao la ................................86 3.3. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 91 3.3.1. Bảo Ninh - Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại ..............92 3.3.2. Heinrich Boll - Thời gian đan xen giữa quá khứ, hiện tại và ý niệm về tương lai ..............................................................................................98 KẾT LUẬN..................................................................................................107 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh chưa bao giờ thôi là nỗi đau của toàn nhân loại. Hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, đâu đó tiếng súng vẫn nổ và những con người vô tội vẫn vô cớ lặng im vào cõi bất tử. Chiến tranh không có chỗ của chân lý và càng không có khái niệm chiến thắng hay thất bại bởi tận cùng của nó là đau đớn, mất mát không gì bù đắp nổi. Và chiến tranh cũng chưa bao giờ thôi là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ cầm bút bởi tính nhân văn của nó. Có thể nói, đó là một đề tài lớn trong văn học thế giới xuyên suốt mọi thời đại. Có nhà văn viết về chiến tranh như một sự tri âm, cũng có nhà văn viết về nó như một sự chiêm nghiệm để người đọc hiểu thêm về ngày hôm qua và trân trọng hơn những gì họ có hôm nay. Ở Việt Nam, chiến tranh đã đi qua hơn bốn mươi năm nhưng những dấu vết về một quá khứ đau thương vẫn in đậm trong tâm thức mỗi con người. Thời gian có thể làm lành những đau đớn trên da thịt, che đi nỗi nhọc nhằn bằng những vết sẹo hằn nhưng những vết thương trong tâm hồn dường như vẫn mãi khắc sâu. Đề tài chiến tranh và người lính vẫn luôn là đề tài lớn của văn học nước nhà nhưng nó đã được thể hiện với “những cảm hứng mới, những cách thức tiếp cận mới, những cách viết mới chứ không phải là sự nối dài của quá khứ” (Phong Lê). Văn đàn văn học Việt Nam những năm sau đổi mới đã có rất nhiều tác phẩm hay, giá trị về đề tài này nhưng dường như thế hệ những nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng vẫn chưa thể hài lòng với những đứa con tinh thần của mình. Họ luôn luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới trong tư duy và bút pháp để cho ra đời những tác phẩm xứng tầm với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Trong bối cảnh đó, văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 mà đặc biệt là thể loại truyện ngắn với dung lượng nhỏ và khả năng nắm bắt những nét bản chất nhất của cuộc sống đã có những bước chuyển mới mẻ và đạt được 2 những thành tựu nhất định. Năm 1987, với truyện ngắn Trại bảy chú lùn, nhà văn Bảo Ninh chính thức xuất hiện trên văn đàn. Từ đó đến nay, trên hành trình sáng tạo gần ba thập kỷ, Bảo Ninh đã có nhiều đóng góp với nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là dòng văn học hậu chiến. Viết về mảng hiện thực này, với Bảo Ninh nói riêng và các nhà văn quân đội nói chung chính là niềm khao khát, niềm hạnh phúc, say mê và cũng là món nợ văn chương cần phải trả đối với cuộc đời. Nói như nhà văn Chu Lai: “Bây giờ, sau ba mươi lăm năm, có thể gác lại quá khứ nhưng không có nghĩa là quên đi quá khứ. Vì nếu chúng ta quên đi quá khứ thì lại là có lỗi với những người đã hi sinh, với những bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Cùng chung đề tài ấy, ở bên kia trời Âu, bên cạnh những cây bút đại thụ như Lev Nikolayevich Tolstoy, Ernest Miller Hemingway, Mikhail Aleksandrovich Sholokhov... còn có Heinrich Theodor Boll với những đóng góp nhất định trong thể loại truyện ngắn về chiến tranh. Quê hương ông được xem là một trong những chiến trường tàn khốc nhất của Đại chiến thế giới lần thứ hai. Nhắc đến sự thảm khốc của chiến tranh, phải chăng người ta chỉ nhắc đến máu, bom đạn và mùi thuốc súng? Đó có phải là nỗi đau duy nhất mà chiến tranh mang lại? Bằng một cái nhìn sâu sắc và trái tim đầy nhân đạo, Boll đã đề cập đến nỗi đau khủng khiếp của chiến tranh, một nỗi đau “không vương mùi thuốc súng” - nỗi đau thời hậu chiến. Truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll đều đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về chiến tranh: những âu lo, bộn bề của cuộc sống, vấn đề đạo đức, mối quan hệ giữa thế hệ hôm qua và thế hệ hôm nay... được đặt ra một cách thường trực, đầy ám ảnh. Nếu như trong truyện ngắn của mình, Heinrich Boll không miêu tả trực tiếp chiến tranh, mà chậm rãi quét ống kính qua các mảng hiện thực rạn vỡ của nước Đức thời hậu chiến để gợi nỗi khắc 3 khoải, trầm tư sâu lắng về bản chất con người thì ngược lại Bảo Ninh dùng ngòi bút sắc sảo của một nhà văn cầm súng để đào sâu hiện thực chiến tranh một cách trực tiếp, bằng những trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử một cách đầy cảm động, để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Và tuy cách thể hiện vấn đề có khác nhau nhưng Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 dành cho Bảo Ninh và đặc biệt là Giải Nobel văn chương danh giá năm 1972 dành cho Heinrich Boll là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp lớn lao, không mệt mỏi của mỗi nhà văn đối với nền văn học dân tộc và của cả thế giới. Như vậy, hai nhà văn đến từ hai đất nước tuy cách xa về địa lí nhưng lại gặp gỡ nhau trong tư tưởng nghệ thuật, đó quả là điều đáng quý. Dù gián tiếp miêu tả chiến tranh hay trực tiếp nhận thức lại bằng trải nghiệm cá nhân thì Heinrich Boll và Bảo Ninh đều có những đóng góp xứng đáng cho quá trình đổi mới văn học. Nhân loại sẽ mãi nhớ đến Boll như là người khởi đầu cho “dòng văn học hoang tàn” và nhớ đến Bảo Ninh với tư cách là nhà văn dám nói “Nỗi buồn chiến tranh”. Với việc chọn đề tài Tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll dưới góc nhìn so sánh chúng tôi hy vọng sẽ làm rõ nét đặc sắc văn chương của mỗi nhà văn, thấy được những gặp gỡ và khác biệt, từ đó mở rộng việc tiếp nhận một đặc trưng văn hóa, một phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Đức trong cái nhìn tương quan so sánh với Bảo Ninh - một cây bút truyện ngắn xuất sắc viết về chiến tranh thời hậu chiến ở Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về Bảo Ninh và vấn đề tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của ông Bảo Ninh là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau Đổi mới. Ngay khi xuất bản tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã trở thành một hiện tượng văn học được chú ý trên văn đàn, thu hút 4 nhiều độc giả với những ý kiến đánh giá, phê bình rất khác nhau. Có thể nói so với tiểu thuyết thì mảng truyện ngắn của Bảo Ninh được các nhà nghiên cứu, phê bình chú ý ít hơn. Nhưng không vì thế mà truyện ngắn của ông mất đi sự quan tâm và đánh giá cao của người đọc. Bùi Việt Thắng trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX khẳng định Bảo Ninh là “một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn” [20; tr.337]. Với “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Nguyễn Bích Thu cũng xem Bảo Ninh là “một cây bút ấn tượng với người đọc” [75; tr.32]. Còn tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài viết Bảo Ninh - nhìn từ thân phận truyện ngắn có đưa ra một nhận xét khá chính xác, sắc sảo: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đa cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc ông phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ” [16]. Với Bảo Ninh, chiến tranh là chấn thương luôn cầm cố trong lòng. Bởi thế trở về sau chiến tranh, nhà văn luôn ám ảnh những gì mà cuộc chiến mang lại và ông trở thành kẻ ăn mày ký ức: “ký ức là chất liệu chủ đạo trong sáng tác của Bảo Ninh, còn Bảo Ninh là kẻ “ăn mày ký ức” ấy [16]. Bên cạnh đó, trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Bảo Ninh - tác phẩm chọn lọc, Nguyễn Chí Hoan đã đề cập đến Bảo Ninh với: “Một lối văn chương độc đạo của nỗi u sầu như vốn thế toát lên từ các ký ức thời chiến mà không gợi gì hờn oán hay ngạo nghễ hay nuối tiếc phân vân” [58; tr.5]. Và tác giả cũng có cùng suy nghĩ với Đoàn Ánh Dương khi bàn về chủ đề chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh. Đó là một sự lặp lại chủ đề về những buồn đau, những éo le thời chiến: “Tất cả những truyện anh viết đều dưới những thôi thúc của ký ức - mà sự lặp lại một chủ đề những buồn đau và những éo le thời chiến là một căn bệnh minh bạch ” [58; tr.11]. Với Mai Quốc Liên khi Đọc truyện ngắn Bảo Ninh đã nhìn thấy được ý 5 nghĩa cao nhất qua những câu chuyện mà nhà văn gửi gắm. Truyện ngắn Bảo Ninh “đã đưa người đọc đi qua biết bao cảnh đời, tình người cảm động, xót xa, cay đắng nữa - những cảnh đời hết sức bình dị... Những ký ức về cuộc chiến, những éo le, những đau khổ, những vết thương không phương hàn gắn của những cuộc đời đi qua chiến tranh. Một cách mô tả, một cái nhìn đã bình tĩnh hơn sau nhiều năm tháng. Một nỗi buồn, một nỗi xót xa thấm đượm những trang sách. Những số phận rất khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự mất mát trong chiến tranh. Có điều là nỗi buồn ở đây không tuyệt vọng mà có hiệu ứng thanh lọc con người, làm cho nó “người” hơn một chút. Đó có lẽ là ý nghĩa cao nhất của những trang truyện” [46]. Rõ ràng không chỉ khẳng định mình ở thể loại tiểu thuyết, Bảo Ninh còn khẳng định được mình qua nhiều truyện ngắn với những tìm tòi, khám phá mới cả về nội dung và nghệ thuật. Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến bài viết Bảo Ninh - Thời tiết của ký ức của Trung Trung Đỉnh, tác giả đã đưa ra những nhận xét hết sức thấu đáo: “Đọc những truyện ngắn đầu tiên của Bảo Ninh, người ta nhận ngay ra một người lính có tâm hồn khá lãng mạn và phóng túng. Một người lính từng trải dễ xúc động bởi những gợi cảm ngẫu hứng do tác động mạnh của thời chiến khốc liệt” [21]. Một tác giả nữa là Trần Sáng trong Âm hưởng chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh cũng khẳng định: “chiến tranh là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo của Bảo Ninh...số lượng những tác phẩm chỉ thuần viết về chiến tranh không nhiều, nhưng số lượng những tác phẩm có yếu tố liên quan đến chiến tranh hoặc hậu chiến thì lại chiếm số lượng áp đảo” [63]. Thụy Khuê với bài viết Tình thế của những người viết trẻ hôm nay đưa ra nhận định: “Bảo Ninh có lối viết trữ tình bi đát rất độc đáo về chiến tranh, nhưng nỗi buồn cũng như văn phong của Bảo Ninh ít ai bắt chước được” [41]. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cũng đưa ra ý kiến: “Cá nhân tôi thích 6 truyện ngắn của Bảo Ninh hơn tiểu thuyết của anh. Trước hết vì anh có một giọng văn “trắng”, thoạt nghe tưởng như vô cảm, dường như anh đã thừa hưởng được điều đó từ cha - nhà ngôn ngữ Hoàng Tuệ, một người có giọng văn tưng tửng, thâm thúy và rất có duyên. Bàng bạc trong tiểu thuyết và truyện của Bảo Ninh là nỗi buồn mang ý nghĩa sâu sắc về khoảng cách thế hệ, về vấn đề cha và con...Điều đó chứng tỏ anh vẫn thấy được vẻ đẹp thời đã qua và lưu luyến với nó ” [31]. Bên cạnh những bài phê bình, đánh giá thì cũng đã có nhiều khóa luận, luận văn, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Bảo Ninh như: Khóa luận Nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh của Lê Thị Lan Anh, Đại học Vinh (2007) đã đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật thể hiện nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh; Luận văn Đề tài chiến tranh chống Mĩ trong truyện ngắn Bảo Ninh của Lưu Thị Thanh Trà, Đại học Vinh (2006) đã đi sâu vào khai thác mối quan hệ giữa chiến tranh và nhân cách con người, chiến tranh và tình yêu, hai điểm nhìn chiến tranh; Luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh của Bùi Đỗ Kim Thuần, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2013) tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh từ một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật... 2.2. Những nghiên cứu về Heinrich Boll và vấn đề tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của ông Ở Việt Nam, cuộc đời và văn nghiệp của Heinrich Boll mới chỉ được tìm hiểu, nghiên cứu ở dạng những phác thảo. Bạn đọc chỉ mới biết đến ông với tư cách là chủ nhân của giải Nobel Văn chương năm 1972 và tiếp xúc với các tác phẩm của ông qua bản dịch Tiếng Việt của các dịch giả: Lý Quốc Sinh, Huỳnh Phan Anh, Hoài Liên, Trần Văn Điền, Vũ Hương Giang, Quang Chiến, Phạm Hải Hồ... Còn các công trình nghiên cứu về Heinrich Boll, hầu hết, cũng chỉ mới dừng lại ở các bài viết mang tính chất cảm nhận, giới thiệu, chứ chưa có những công trình mang tính hệ thống. Có thể kể đến một số bài viết như 7 sau: Bài viết Sự tàn khốc của chiến tranh từ bức tranh hậu chiến của tác giả Quỳnh Anh đã giới thiệu một cách khái quát những hình tượng nhân vật tiêu biểu xuất hiện trong các truyện ngắn của Heinrich Boll được tuyển in trong cuốn Nàng Anna xanh xao và nhiều truyện ngắn khác. Đồng thời, người viết cũng khẳng định thành tựu của Heinrich Boll trong nền văn chương Đức: “Những trang viết của Heinrich Boll tập trung miêu tả sự khốc liệt của chiến tranh, với bom đạn và thuốc súng. Ông khắc họa nỗi đau của con người thời hậu chiến để từ đó lên án sự phi nghĩa của chiến tranh. Bằng lối hành văn hàm súc, ngắn gọn cùng nhịp điệu chậm rãi, không có ẩn dụ hay so sánh, chỉ với trần thuật và miêu tả, tác giả vẽ nên một không gian u tối, hoang tàn và tuyệt vọng của nước Đức thời hậu chiến. Ở đó, người ta sống một cách chậm rãi và u uất, cố gắng ru mình bằng những hồi ức tốt đẹp trước khi chiến tranh nổ ra. Đó dường như là cách duy nhất để con người ta không bị những vết thương chiến tranh hành hạ” [4]. Với những nội dung trên, bài viết chính là gợi ý quan trọng khơi nguồn cảm hứng cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Còn trong bài giới thiệu của Hoài Liên cho bản dịch tác phẩm Dưới cái nhìn anh hề của Heinrich Boll, dịch giả cũng có điểm qua vài nét về Heinrich Boll nhưng chủ yếu là về cuộc đời và sự nghiệp. Tác giả khẳng định: “Heinrich Boll được trao giải vì những tác phẩm kết hợp tầm bao quát hiện thực rộng lớn với nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình, đã trở thành đóng góp to lớn vào sự phục hồi nền văn học Đức’” [45]. Ngoài ra, cũng phải kể đến Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển dành cho sự nghiệp văn chương của Heinrich Boll. Trong đó, có đoạn viết: “Ông kể về một xã hội không có mái nhà che, một thời đại trật khớp, đứng ở mỗi góc đường chìa tay xin của bố thí từ kẻ tương lân và đồng loại. Đây là tình cảnh làm nền cho mỹ học nhân bản của Boll” [19]. Những lời tuyên 8 dương này cho thấy tầm bao quát hiện thực và giá trị nhân bản nổi bật trong các tác phẩm của Heinrich Boll. Qua đó, có thể thấy rằng, số công trình nghiên cứu về Heinrich Boll ở Việt Nam còn quá ít ỏi và chưa mang tính hệ thống, chưa tương xứng với những đóng góp của ông đối với văn chương Đức nói riêng và văn chương nhân loại nói chung. Về vấn đề tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Heinrich Boll, như đã trình bày, số lượng công trình nghiên cứu về Heinrich Boll ở Việt Nam quá ít ỏi, những nghiên cứu một cách chuyên sâu trên một đề tài xuyên suốt như vấn đề tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của nhà văn này lại còn ít ỏi hơn. Hiện nay, mới chỉ có một số bài viết mang tính giới thiệu, cảm nhận, chủ yếu đăng trên mạng Internet, có đề cập đôi chút về vấn đề này. Có thể kể đến những bài viết Nàng Anna xanh xao (Hồ Hương Giang), Sự tàn khốc của chiến tranh từ bức tranh hậu chiến (Quỳnh Anh), Nàng Anna xanh xao và nhiều truyện ngắn khác (Cao Việt Dũng)... Năm 2015, chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài Tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Heinrich Boll và đạt được kết quả khả quan khi nghiên cứu vấn đề một cách cụ thể trên ba phương diện: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Những gợi dẫn khoa học trước đó và kết quả nghiên cứu ban đầu của bản thân đã gợi mở cho chúng tôi những ý tưởng quan trọng, phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai nội dung đề tài. 2.3. Những nghiên cứu về vấn đề tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll dưới góc nhìn so sánh Với nguồn tài liệu hiện nay chúng tôi tiếp cận được vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về Bảo Ninh và Heinrich Boll dưới góc nhìn so sánh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 Ở luận văn này, chúng tôi tập trung phân tích, tìm hiểu vấn đề tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll trên cơ sở so sánh, đối chiếu lẫn nhau nhằm làm nổi bật những điểm gặp gỡ cũng như khác biệt thú vị. Ở đây, chúng tôi hiểu “tâm thức” vừa là trạng thái tâm lý, một ám ảnh trở đi trở lại, vừa là cách cảm nhận đời sống của con người. “Tâm thức thời hậu chiến” là những ám ảnh, những vết thương tinh thần thường trực nơi tâm hồn con người, chi phối cách cảm nhận cuộc sống của họ trong bối cảnh hậu chiến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Heinrich Boll và Bảo Ninh sáng tác ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, phê bình, tiểu luận... Ở đây, luận văn của chúng tôi chỉ tập trung vào thể loại truyện ngắn. Trong truyện ngắn của hai nhà văn, chúng tôi tập trung khai thác các khía cạnh thể hiện rõ vấn đề tâm thức thời hậu chiến như: tình huống truyện, không gian và thời gian nghệ thuật, nhân vật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll, tập trung chủ yếu ở các tập truyện: - Đêm thánh vô cùng, tập truyện, Phạm Hải Hồ dịch, NXB Trẻ, 2000. - Nàng Anna xanh xao và nhiều truyện ngắn khác, NXB Văn học, 2014. - Trại bảy chú lùn, NXB Văn học, 1987. - Khắc dấu mạn thuyền, NXB Văn học, 1996. - Lan man trong lúc kẹt xe, NXB Hội nhà văn 2005. - Chuyện xưa kết đi, được chưa?, NXB Văn học 2009. - Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc, NXB Phụ nữ, 2011. - Bảo Ninh - Những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2013. 10 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp 5.2 Phương pháp thống kê, phân loại 5.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh 5.4 Phương pháp hệ thống Ngoài ra, để có cái nhìn toàn diện, khách quan khi đánh giá vấn đề, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng phối hợp các phương pháp khác như: phương pháp khảo sát, phương pháp lịch sử-xã hội,... nhằm làm rõ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn của hai nhà văn. Song song với việc vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi còn vận dụng những kiến thức đã học về các khoa học liên ngành. 6. Đóng góp của luận văn 6.1 Trong công trình của mình, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ mảng văn học viết về đề tài hậu chiến của hai nhà văn. 6.2 Làm rõ sự gặp gỡ, những điểm tương đồng cũng như những sự khác biệt về vấn đề tâm thức thời hậu chiến thể hiện trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll. 6.3 Chúng tôi cũng mong muốn làm rõ thêm sự sâu sắc mang tính đặc thù của văn hóa mỗi dân tộc thể hiện qua mỗi tác giả và chỉ ra sự khác biệt trong cách thể hiện chủ đề chiến tranh của hai nhà văn. Đồng thời, mong muốn làm rõ rằng hai nền văn hóa Việt Nam - Đức tuy cách xa nhau về địa lý nhưng vẫn có những cách cảm, cách nghĩ rất gần gũi, nó chứng minh sức lan tỏa và tinh thần nhân văn của văn chương nghệ thuật là vô bờ bến. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm những đặc trưng của văn học hậu chiến Đức cũng như bản sắc văn hóa của dân tộc Đức trong tương quan so sánh với văn học Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của 11 luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Bảo Ninh và Heinrich Boll - Những nhà văn cầm súng, những nhà văn của thời hậu chiến Chương 2: Cuộc sống và con người mang tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của Bảo Ninh và Heinrich Boll CHƯƠNG 1 BẢO NINH VÀ HEINRICH BOLL - NHỮNG NHÀ VĂN CẦM SÚNG, NHỮNG NHÀ VĂN CỦA THỜI HẬU CHIẾN 1.1. Hành trình sáng tác 1.1.1. Bảo Ninh với hành trình giữa hai dòng trong đục - tình yêu và chiến tranh Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, cùng với niềm hạnh phúc của hai chữ “độc lập”, dân tộc ta cũng đứng trước vô vàn khó khăn, thách thức, tuy tiếng súng đã dứt, tiếng bom đã lùi xa nhưng ai dám chắc cái tốt và cái xấu, thật và giả, thiện và ác... không ngừng đấu tranh. Và con người lại tiếp tục sống, chiến đấu với các mối quan hệ đa đoan, phức tạp, đan chìm vào những mạch ngầm và mạch nổi của cuộc sống. Hiện thực đâu chỉ là đời sống cộng đồng cá nhân mà còn là hiện thực của mỗi con người với những vấn đề riêng tư cá thể. Bằng sự nhạy cảm bản năng, có lẽ đội ngũ nhà văn là người nhận ra điều này sớm nhất và nếm trải nó sâu sắc nhất. Trong đó, Bảo Ninh cũng không phải là một ngoại lệ. Năm 1987, ông ra mắt bạn đọc tập truyện đầu tay mang tên Trại “bảy chú lùn” gồm 5 truyện ngắn: Trại “bảy chú lùn”, Âm vang những người mất tích, Bên lề cuộc tấn công, Tiếng vọng và Loan. Tất cả đều viết về chiến tranh. Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của ông xuất hiện. Đến năm 1991, tác phẩm đoạt giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn cùng với hai tác phẩm khác Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng thì tên tuổi của Bảo Ninh mới thực sự nhận được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tâm sự về thành công ban đầu ấy, nhà văn bộc lộ: “Thật ra, đấy là sự ghi dấu của nền văn học Việt Nam thời đổi mới nên một tác giả mới như tôi vẫn được chú ý và cuốn Nỗi buồn chiến tranh đã được nhận giải thưởng vào thời kì đặc biệt đó, thời kì văn học có những thay đổi sâu sắc và đích thực”. Là ông khiêm tốn vậy thôi chứ nhìn vào lịch sử văn học Việt Nam những năm sau Đổi mới, không nhiều cây bút có được tác phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước như Bảo Ninh. Cho đến nay, Nỗi buồn chiến tranh đã được chuyển ngữ và giới thiệu hơn 18 quốc gia trên thế giới. Vậy điều gì đã làm nên sự lan tỏa đặc biệt này? Về cơ bản, Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những mảng hồi ức chắp nối của nhân vật Kiên - một người lính của tiểu đoàn 27 hoạt động trên địa bàn B3 còn sống sót sau cuộc chiến tranh và về mối tình với cô bạn học trường Bưởi tên Phương. Bước ra từ cuộc chiến, Bảo Ninh không nhìn chiến tranh bằng những con số khô khan, những tấm huân chương lấp lánh, những bản anh hùng ca khải hoàn như một số tác phẩm viết trong chiến tranh (như Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...). Trong Nỗi buồn chiến tranh, người lính được nhìn nhận bằng thái độ khách quan với sự thật trần trụi về nỗi đau, nỗi mất mát không gì bù đắp nổi còn chiến tranh hiện lên với tất cả sự ghê rợn, ám ảnh kinh hoàng. Nó không chỉ bi tráng, bi hùng mà còn là bi thảm. Tất cả những gì khốc liệt nhất, đau thương nhất đều được Bảo Ninh thể hiện trong tác phẩm. Nhưng song song với dòng chảy đầy bom đạn và cả máu ấy vẫn còn một mạch nguồn yêu thương âm ỉ, đó là tình yêu, là nội lực sức mạnh giúp người lính vượt qua tất cả. Chiến tranh và tình yêu là hai dòng trong - đục của một dòng sông. Hai đối cực của một hiện thể. Tình yêu thì tạo sinh, chiến tranh thì hủy diệt. Bước ra từ cuộc chiến, Kiên lại đối mặt với những phũ phàng mới của thời hậu chiến, những mặt trái của xã hội - điều mà Kiên gọi là “tấn trò đời: Phương - người yêu của Kiên - một mối tình trinh trắng, đắm say... đẹp như một bài thơ giờ trở thành tan nát - đau như một vết thương lòng. Phương trở thành một gái điếm, một ca kỹ. Bi kịch của người lính sau chiến tranh là chỗ đó họ không thể dung hòa với thực tại. Cuối tác phẩm hai nhân vật chính Kiên và Phương đều bỏ đi, mỗi nhân vật là mỗi kiểu chối bỏ thực tại... Vậy bức thông điệp của Nỗi buồn chiến tranh là gì, nếu không phả là sự phản ứng của Bảo Ninh đối với những mặt trái của xã hội Việt Nam sau chiến tranh? Tính chân thực của tác phẩ m là ở đó. Bảo Ninh đã đem đến vinh quang cho nền văn học nước nhà bằng Giải thưởng châu Á 2011 - Nikkei Asia Prize. Đây là giải thưởng thường niên của báo Kinh tế Nhật Bản dành cho những cá nhân và tập thể người châu Á có cống hiến xuất sắc trên 3 lĩnh vực: kinh tế, kĩ thuật và văn hóa. Bảo Ninh được vinh danh ở hạng mục văn học với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Cuốn tiểu thuyết sau đó đã được dịch, giới thiệu tại Nhật Bản liên tiếp trong hai năm 1997, 1999 và được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới về chiến tranh. Sau Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn. Có người cho rằng dường như ông đã trút hết tâm huyết và bút lực vào cuốn tiểu thuyết đầu tay và sự thành công vang dội của nó đã thoải mãn niềm thôi thúc mạnh liệt là viết để giãi tỏa hết những mặt trái đồ sộ của chiến tranh nên sau này ông chuyển sang thể nghiệm với một thể loại mới - truyện ngắn. Với thể loại tự sự cỡ nhỏ này. Ông cũng là một cây bút “có duyên” và gây được ấn tượng ban đầu với bạn đọc. Trong cuốn Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an nhân dân ấn hành 2004 và cuốn Bảo Ninh - Lan man trong lúc kẹt xe - Những truyện ngắn hay nhất và mới nhất của Nxb Hội nhà văn 2005 có 28 truyện ngắn thì đến 22 truyện viết về đài tài chiến tranh và người lính, gồm: Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Bí ẩn của làn nước, Cũ xưa, Giang, Mùa khô cuối cùng, Gọi con, Hà Nội lúc không giờ, Hỏa điểm cuối cùng, Hữu khuynh, La Mác - xây - e, Ngàn năm mây trắng, Rửa tay gác kiếm, Thách đấu, Tình thư, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Kì ngộ, Lá thư từ Quí Sửu, Ngôi sao vô danh, Thời tiết của kí ức, Trại “Bảy chú lùn”, Khắc dấu mạn thuyền. Sáu truyện ngắn còn lại viết về đề tài khác trong cuộc sống hiện tại sau chiến tranh. Mặc dù không viết trực tiếp về chiến tranh nhưng những tác phẩm ấy đều là hệ lụy nảy sinh từ chiến tranh. Trong 22 truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh và người lính chỉ có ba truyện được kể ở thời điểm hiện tại: La Mác - xây - e, Ngàn năm mây trắng, Kì ngộ còn lại là truyện xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại. Trong 22 truyện ngắn ấy có 15 truyện nhân vật chính là người lính, gồm: Trại “Bảy chú lùn”, Ba lẻ một, Lá thư từ Quí Sửu, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Bên lề cuộc tấn công, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ, Vô cùng xưa cũ, Giang, Mùa khô cuối cùng, Hỏa điểm cuối cùng, Thách đấu, Tình thư. Sự thống kê cho thấy viết về chiến tranh và người lính vẫn là “đề tài ruột” của Bảo Ninh. Đầu năm 2009, Nxb Văn học cho ra mắt tập truyện ngắn mới có cái tên đặc biệt Chuyện xưa kết đi, được chưa? gồm 14 truyện ngắn, trong đó có 7 truyện ngắn đã được đông đảo bạn đọc biết đến trước đó gồm: Mắc cạn, Bội phản, Gọi con, Thách đấu, Vô cùng xưa cũ, Giang, Hữu khuynh. Còn lại 7 truyện ngắn mới là: Sách cấm, Cái búng, Mối ngờ, Bằng chứng, Chuyện xưa kết đi, được chưa?, Đêm trừ tịch, Quay lưng thì chỉ có Cái búng là không tác phẩm viết về chiến tranh. Tập truyện mang dáng vẻ giản đơn, là kí ức nho nhỏ của các cô cậu tuổi hồng với tình yêu trắng trong, thuần khiết, những câu chuyện gia đình... nhưng thực chất là những câu hỏi lớn của người lính hậu chiến, họ bơ vơ, mất phương hướng và không hiểu vì đâu những tình cảm vô tư ấy lại bị chết yểu? Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, họ trở nên bỡ ngỡ và lạ lẫm với hiện thực thời bình. Họ như bị “mắc cạn” vào cái bản lề chuyển giao khắt khe của thời đại. Đó là những câu chuyện chưa bao giờ hết của hai thế hệ hôm qua và hôm nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan