Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tâm lý học trí tuệ phan trọng ngọ ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvi...

Tài liệu Tâm lý học trí tuệ phan trọng ngọ ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
417
2836
119

Mô tả:

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ Phan Trọng Ngọ (Chủ b iên) LỜI NÓI ĐẦU Trí tuệ là một trong rất ít lĩnh vực được đề cập ngay từ những ngày khai sinh của tâm lí học khoa học. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình đồ sộ nghiên cứu bản chất các quy luật phát sinh, phát triển của nó trong đời sống và hoạt động tâm lí con người. Nhiều nhà Bác học vĩ đại đã trở thành danh nhân văn hoá nhân loại, do có đóng góp lớn lao trong lĩnh vực này như G.Piagie, L.X.Vưgotxki. Nhiều chương trình dạy học có tính chất cách mạng được xây dựng trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu trí tuệ trẻ em. Tuy nhiên, do tầm quan trọng và sự hấp dẫn của nó, nên vấn đề trí tuệ thường xuyên là nơi hội tụ của các quan điểm, các cách tiếp cận khác nhau, phục vụ cho các mục đích khác nhau Thuvientailieu.net.vn Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng vấn đề trí tuệ vào thực tiễn dạy học và giáo dục trẻ em cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong khi đó các công trình nghiên cứu lí luận cơ bản còn ít. Điều này đã gây khó khăn cho việc học tập và nghiên cứu trí tuệ trong khoa học giáo dục nói riêng, trong các lĩnh vực khoa học liên quan tới con người nói chung. Để giúp các học viên, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có thêm phương tiện tiếp cận vấn đề lí thú và phức tạp này, chúng tôi biên soạn tài liệu "Tâm lí học trí tuệ". Nội dung của tài liệu gồm 7 chương. Chương một giới thiệu các hướng tiếp cận vấn đề trí tuệ trong tâm lí học. Chương hai phân tích các mô hình cấu trúc của trí tuệ. Chương ba và chương bốn là nội dung chủ yếu của tài liệu, phân tích sự hình thành, phát triển trí tuệ của cá nhân và các yếu tố chi phối sự phát triển. Chương năm bàn riêng về các phương pháp nghiên cứu trí tuệ trong tâm lí học. Chương sáu đề cập một số vấn đề về trẻ em phát triển chậm về trí tuệ. Chương bảy (chương mở rộng), giới thiệu một số vấn đề về trực giác trí tuệ trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ đại. Trong quá trình biên soạn tài liệu, chúng tôi Thuvientailieu.net.vn đã nhận được sự chỉ dẫn, góp ý nhiệt tình và sâu sắc của PGS Lê Văn Hồng, PGS.TS Nguyễn Thạc, PGS.TS. Nguyễn Văn Thông và nhiều nhà khoa học khác. Từ đáy lòng, chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp đã động viên và góp nhiều ý kiến quý báu. Trí tuệ là vấn đề phong phú và phức tạp trong tâm lí học. Vì vậy, tuy chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn tài liệu, nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên khó tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi vui lòng và biết ơn sự góp ý của đọc giả. Hà Nội Các tác giả Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC Chương 2: CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN Chương 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC Chương 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRẺ CHẬM PHÁT Thuvientailieu.net.vn TRIỂN TRÍ TUỆ Chương 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN Thuvientailieu.net.vn Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ Trí tuệ là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu nhiều và rất sớm trong tâm lí học. Vì vậy, không thể đề cập hết các thành tựu đã có về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu không đi sâu phân tích chi tiết, mà chỉ điểm qua, có tính chất liệt kê, có thể khái quát một số hướng tiếp cận chính sau 1.1. TIẾP CẬN LIÊN TƯỞNG VÀ TIẾP CẬN HÀNH ĐỘNG TINH THẦN 1.2. TIẾP CẬN HÀNH VI 1.3. TIẾP CẬN SINH HỌC 1.4. TIẾP CẬN HÌNH THÁI (GHESTAN) 1.5. TIẾP CẬN PHÁT SINH TRÍ TUỆ (TIẾP CẬN KIẾN TẠO) 1.6. TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG 1.7. TIẾP CẬN LÍ THUYẾT THÔNG TIN - TÂM LÍ HỌC NHẬN THỨC Thuvientailieu.net.vn 1.1. TIẾP CẬN LIÊN TƯỞNG VÀ TIẾP CẬN HÀNH ĐỘNG TINH THẦN TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC Tiếp cận liên tưởng và tiếp cận hành động tinh thần là hai hướng tiếp cận cổ điển và là điển hình của hai trường phái triết học trái ngược nhau được du nhập vào lĩnh vực tư duy, trí tuệ: triết học duy vật - duy cảm Anh và triết học duy lí Đức. 1.1.1. Tiếp cận liên tưởng vấn đề tư duy, trí tuệ Tiếp cận liên tưởng là trường phái tâm lí học Anh, giải thích động thái các quá trình tâm lí theo nguyên tắc kết hợp, liên tưởng các hình ảnh tri giác. Đại biểu của hướng tiếp cận này là các nhà triết học tâm lí học Anh: D.Ghatli (1705 – 1836), D.S.Milơ (1806 – 1873), H.Spenxơ (1820 – 1903). Trong phạm vi tâm lí học nói chung, những luận điểm cơ bản của hướng tiếp cận liên tưởng bao gồm: 1). Tâm lí (hiểu theo nghĩa là yếu tố ý thức) được cấu thành từ các cảm giác. Cảm giác là cái thứ nhất, là cái cơ sở, còn các cấu thành như biểu tượng, ý nghĩ, tình cảm... là cái thứ hai, xuất hiện nhờ liên tưởng các cảm giác; 2). Điều Thuvientailieu.net.vn kiện để hình thành các liên tưởng là sự gần gũi của các quá trình tâm lí; 3). Các mối liên tưởng bị quy định bởi sự linh hoạt của các thành phần được liên tưởng và tần số nhắc lại của chúng trong kinh nghiệm. Sau này thuyết liên tưởng dựa vào cơ chế phản xạ có điều kiện do P.I.Pavlov phát hiện: làm cơ sở sinh lí thần kinh của các mối liên tưởng tâm lí Chuyển vào lĩnh vực tư duy, trí tuệ, các nhà liên tưởng cho rằng tư duy là quá trình thay đổi tự do tập hợp các hình ảnh, là sự liên tưởng các biểu tượng. Tư duy luôn là tư duy hình ảnh. Mối quan tâm chủ yếu của các nhà liên tưởng là tốc độ và mức độ liên kết các hình ảnh, các biểu tượng đã có, tức là quan tâm chủ yếu tới vấn đề tái tạo các mối liên tưởng, nên tư duy theo hướng tiếp cận liên tưởng là tư duy tái tạo. Theo họ, có 4 loại liên tưởng; liên tưởng giống nhau, liên tưởng tương phản, liên tưởng gần nhau về không gian và thời gian, liên tưởng nhân quả. Liên tưởng nhân quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ là quá trình tích luỹ các mối liên tưởng. Sự khác biệt về trình độ trí tuệ được quy về số lượng các mối liên tưởng, về tốc độ hoạt hoá các liên tưởng đó. Như vậy, sự phát triển trí tuệ chỉ là sự Thuvientailieu.net.vn vận động bên trong của các hình ảnh cảm tính mà thôi. Mặc dù có nhiều cố gắng để giải thích các hiện tượng tâm lí ý thức, theo chiều hướng khách quan, bằng cách kéo tâm lí học lại gần với sinh lí học, nhưng về cơ bản thuyết liên tưởng chưa thoát khỏi tư duy siêu hình, với đặc trưng là phương pháp quy nạp hình thức các sự kiện. Vì vậy, thuyết liên tưởng mới chỉ nêu ra nguyên tắc giải thích máy móc về trí tuệ mà chưa đề cập đến bản chất, cấu trúc, vai trò của trí tuệ trong hoạt động của con người. 1.1.2. Tiếp cận hành động tinh thần Tiếp cận hành động tinh thần là đặc trưng của trường phái tâm lí học Vuxbua - một trường phái tâm lí học Đức, theo truyền thống triết học duy lí. Đại biểu của trường phái này là các nhà tâm lí học Đức: O.Quynpe (1862-1915), O. Denxơ (1881-1944) và K.Biulơ (18971963)... Về tổng thể, trường phái Vuxbua đã cố gắng đặt ra và giải quyết hàng loạt vấn đề khác biệt về chất giữa tư duy với các quá trình tâm lí khác, vạch ra sự hạn chế của các nhà tâm lí học liên tưởng trong nghiên cứu tư duy. Thuvientailieu.net.vn Tư tưởng chủ đạo của trường phái Vuxbua là nghiên cứu tư duy, trí tuệ thông qua thực nghiệm giải các bài toán tư duy. Phương pháp chủ yếu sử dụng trong thực nghiệm là tự quan sát (hầu hết các nghiệm thể tham gia thực nghiệm là các nhà tâm lí chuyên nghiệp. Họ có nhiệm vụ thường xuyên thông báo về diễn biến quá trình tư duy của mình khi giải quyết nhiệm vụ). Bằng thực nghiệm, các nhà tâm lí học Vuxbua đã đi đến những kết luận về bản chất của tư duy. Theo họ, tư duy là hành động bên trong của chủ thể nhằm xem xét các mối quan hệ (Quan hệ ở đây là tất cả những gì không mang đặc điểm của hình ảnh cảm tính, là tất cả sự tổng hợp phong phú các khái niệm). Việc xem xét các mối quan hệ này độc lập với việc tự giác các thành phần tham gia quan hệ. Thành thử, quá trình tư duy diễn ra không cần có sự hỗ trợ của các biểu tượng cảm tính, rời rạc. Hành động tư duy là công việc của "cái tôi" của chủ thể. Nó chịu ảnh hưởng của nhiệm vụ (bài toán tư duy). Nhiệm vụ định hướng cho hành động tư duy. Khi chủ thể nhận ra bài toán có nghĩa là đã biến các chỉ dẫn từ bên ngoài thành tự chỉ dẫn trong quá trình giải quyết nhiệm vụ. Tính lựa chọn Thuvientailieu.net.vn của tư duy bị quy định bởi sự vận động của tự chỉ dẫn. Nó được thể hiện ở việc tăng cường một số liên tưởng; ức chế, dập tắt các liên tưởng khác. Trong các công trình của O.Den xơ đã chỉ ra thực chất của tư duy là sự vận hành của các thao tác trí tuệ để giải quyết bài toán tư duy. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn. Trong đó giai đoạn nhận thức đầu bài toán và cấu trúc lại nó, tạo ra tình huống có vấn đề cho tư duy là quan trọng nhất. Có thể nói, thực chất của quá trình giải quyết bài toán tư duy là quá trình cấu trúc lại bài toán đó. Trong quá trình giải các bài toán, chủ thể phải thường xuyên sử dụng các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, tạo ra sự giống nhau (khái quát hoá).v.v. Đánh giá tổng quát, hướng tiếp cận của các nhà tâm lí học Vuxbua đã có đóng góp lớn cho tâm lí học về tư duy, trí tuệ. Lần đầu tiên, trong tâm lí học, tư duy, trí tuệ được nghiên cứu là một hành động bên trong, là một quá trình vận động của các thao tác trí tuệ. Nó có đối tượng là các quan hệ. Đây là bước tiến lớn trên con đường tìm hiểu bản chất của tư duy, trí tuệ và khắc phục các quan niệm giản đơn của thuyết liên tưởng về vấn đề này.Thuvientailieu.net.vn Tuy nhiên, do ảnh hưởng của triết học duy lí Đức (từ I.Cantơ, I.G.Phichtơ đến G.V.Hêghen), nên hành động tư duy, trí tuệ theo quan điểm của phái Vuxbua, chỉ thuần tuý là hành động tinh thần bên trong. Nó không liên quan tới các yếu tố bên ngoài. Bài toán tư duy (hoàn cảnh có vấn đề) chỉ có tác dụng khởi động lúc đầu, còn sau đó các thao tác tự vận động theo lôgic nội tại của chúng. Nội dung khách quan của bài toán và các thao tác chỉ quan hệ về hình thức, còn thực chất chúng tách rời nhau. Nói cách khác, vấn đề quan hệ giữa chủ thể tư duy với các điều kiện bên ngoài của chính quá trình tư duy đã bị loại ra khỏi tầm nghiên cứu của các nhà tâm lí học Vuxbua. Vì vậy, vấn đề bản chất xã hội và lôgic tâm lí của tư duy, trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Thuvientailieu.net.vn 1.2. TIẾP CẬN HÀNH VI TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC 1.2.1 Thuyết hành vi cổ điển Tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lí học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lí người thời đó. Kết quả là, đã hình thành lên trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của tâm lí học Mỹ và thế giới thế kỷ XX: Tâm lí học hành vi, mà đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J.Watson E.L.Toocdai (1878-1958), (1874-1949), E.Tolmen (1886-1959), B.Ph.Skinnơ (1904- 1990)...Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thức con người. Theo họ, ý thức không đóng vai trò gì trong việc điều chỉnh hoạt động của con người và tâm lí học không thể nghiên cứu nó bằng phương pháp khách quan. Vì vậy, tâm lí học chỉ nghiên cứu hành vi con người mà thôi. Tâm lí (của cả người và con vật) chỉ là các dạng hành vi khác nhau. Hành vi là tập hợp các phản ứng của cơ thể đáp Thuvientailieu.net.vn lại các kích thích từ môi trường bên ngoài. Nhiệm vụ của nhà tâm lí học là mô tả và lượng hoá các hành vi đó, đúng như nó diễn ra trong tình huống xác định. Phương pháp của nhà tâm lí học là quan sát khách quan và thực nghiệm các phản ứng của cơ thể khi có tác nhân kích thích, nhằm mục đích xác định tương quan giữa kích thích và phản ứng. Hầu hết các thực nghiệm của trường phái hành vi được thực hiện trên động vật (chuột, chim bồ câu...), sau đó, các kết quả này được ứng dụng trên con người. Cơ sở sinh lí thần kinh được quan tâm trong các thực nghiệm là phản xạ có điều kiện). Cơ chế hình thành các hành vi là sự mò mẫm của chủ thể, theo nguyên tắc "thử và sai," qua nhiều lần, cho tới khi xác lập được các phản ứng phù hợp, luyện tập và củng cố nó. Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trò của kích thích bên ngoài trong việc tạo ra các phản ứng. Vì vậy, nghiên cứu và điều khiển việc hình thành hành vi trí tuệ (cho cả động vật và con người) được quy về việc nghiên cứu tạo ra "môi trường các kích thích", được sắp xếp theo lôgic cho phép hình thành các phản ứng mong muốn, tức là quá trình "điều kiện hoá hành vi." Thuvientailieu.net.vn Theo các nhà tâm lí học hành vi, hành vi trí tuệ (của cả người và động vật) là các phản ứng có hiệu quả mà cá thể (chủ thể) học được, nhằm đáp lại các kích thích của môi trường sống. Trong các công trình của J.Watson, hành vi trí tuệ được đồng nhất với ngôn ngữ bên trong. Từ đó, ông chia tư duy thành 3 dạng: thứ nhất, là các thói quen, kĩ xảo ngôn ngữ đơn giản (đọc một đoạn thơ hay đoạn văn mà không làm thay đổi trật tự từ); dạng thứ hai, giải quyết các nhiệm vụ tuy không mới, nhưng ít gặp và phải có hành vi ngôn ngữ kèm theo (nhớ lại một đoạn thơ hay một sự kiện đã thoảng qua trong kí ức); dạng thứ ba: giải quyết các nhiệm vụ mới, buộc cơ thể lâm vào hoàn cảnh phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước khi thực hiện một hành động cụ thể. Như vậy, vấn đề học tập và kĩ xảo đạt được là trung tâm của tâm lí học hành vi. Theo các nhà hành vi, tư duy giống như kĩ xảo, nó được hình thành theo cơ chế phản xạ và luyện tập chúng. 1.2.2. Các học thuyết hành vi mới Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J.Watson đã dẫn đến phân hoá trường Thuvientailieu.net.vn phái tâm lí học này thành ba nhánh: Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (Thuyết S-R), đại biểu là Skinnơ; Tâm lí học hành vi mới, với ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ kích thích - phản ứng, yếu tố đó chính là quá trình nhận thức (Thuyết S-S), đại biểu là E.Tolmen, tâm lí học hành vi chủ quan (Thuyết "TOTE"chữ đầu của các từ tiếng Anh,T: Test, O: Operate,T: Testt E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác - thử - thoát ra). Đại diện thuyết TOTE là O.Milơ, Galanter, Priham. Sự khác nhau giữa các thuyết trên tập trung ở ba điểm. Thứ nhất, nhân tố phát động một hành vi. Thuyết hành vi cổ điển cho rằng các phản ứng bên ngoài là nhân tố phát động, còn theo thuyết hành vi mới thì đó là các "cấu trúc nhận thức"; đối với thuyết TOTE, nhân tố phát động hành vi của con người và con vật là các quá trình ở trung ương thần kinh, trí nhớ, tâm thế, sự mong đợi...Thứ hai, kết quả học tập. Thuyết (S-R) quan niệm kết quả học tập là kĩ xảo (trật tự nào đó của các cử động). Còn thuyết (S-S), kết quả học tập là "các cấu trúc nhận thức" (hay là sự phản ánh một tình huống Thuvientailieu.net.vn nào đó). Thứ ba: phương pháp ứng xử. Thuyết (S-R) cho rằng phương thức thích ứng là "thử và sai", còn theo thuyết (S-S), tính chất và thành công của các hành vi phụ thuộc vào cấu trúc của tình huống khách quan quy định. Vì vậy, tổ chức (cấu trúc) tình huống quy định sự hoạt hoá của cá thể, nó quy định sự nắm bắt các quan hệ bản chất của tình huống. Ngược lại, thuyết TOTE, đề cao hình ảnh, kế hoạch của các phản ứng. Nói cách khác, theo TOTE, những kinh nghiệm,tri thức đã có về hành vi, sự chỉ dẫn quá trình tiến hành hành vi đó quy định chất lượng của hành vi ứng xử. Ngày nay, nhiều luận điểm của các nhà nghiên cứu trí tuệ theo hướng tiếp cận hành vi không còn phù hợp với sự phát triển của tâm lí học hiện đại. Tuy nhiên công lao không thể phủ nhận của cách tiếp cận này là đã đưa tính chặt chẽ khoa học, khách quan vào việc nghiên cứu trí tuệ con người. Rõ ràng là, muốn nghiên cứu khách quan tâm lí cá nhân phải nghiên cứu hành vi của nó. Muốn huấn luyện một chức năng tâm lí nào đó phải đưa chủ thể vào trong các điều kiện xác định, tức là phải thông minh hoá nội dung dạy học theo một quy trình chặt chẽ để qua đó có thể quan sát và kiểm soát được quá trình hình thành Thuvientailieu.net.vn các hành vi tâm lí của người học. Tuy nhiên, sự cực đoan hoá yếu tố môi trường kích thích, coi nhẹ vai trò chủ thể người học sẽ dẫn đến sự "định mệnh xã hội" trong dạy học và phát triển Thuvientailieu.net.vn 1.3. TIẾP CẬN SINH HỌC TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC Thực ra, cách tiếp cận hành vi cũng bắt nguồn từ hướng tiếp cận sinh học. Tức là chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hoá hành vi cá thể, thu được do tập nhiễm và sự phức tạp hoá các hành vi bản năng của cá thể. Tuy vậy, tâm lí học hành vi mới chủ yếu khai thác quan hệ tương tác giữa hành vi với các kích thích của môi trường. Ngoài ra, còn nhiều công trình cũng tiếp cận tâm lí từ góc độ sinh học, nhưng khai thác khía cạnh khác. Trong số đó có các công trình nghiên cứu cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động trí tuệ; vai trò của yếu tố bẩm sinh và sự di truyền của trí tuệ, trí thông minh. Theo hướng này, có 3 lĩnh vực được quan tâm nhiều 1.3.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở sinh lí- thần kinh của trí tuệ Trong lĩnh vực này, trước hết phải đặc biệt quan tâm tới các nghiên cứu về phản xạ và về quy luật hoạt động thần kinh Thuvientailieu.net.vn cấp cao của các nhà sinh lí học Nga do I.P.Pavlov lĩnh xướng. Kết quả nghiên cứu sự hình thành và dập tắt các phản xạ có điều kiện, các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao ở người là cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động trí tuệ. Các công trình của K.X.Lésli (nhà sinh lí học Mỹ, 1890 - 1958), của K.Gônđơstêin (nhà tâm lí học và sinh lí học Đức 18781965) và của nhiều nhà tâm - sinh lí học cùng xu hướng đã hình thành các lí thuyết về định khu chức năng tâm lí của não bộ. Việc làm tổn thương các vùng thần kinh trên não bộ sẽ dẫn đến làm mất hoặc rối loạn khả năng tiến hành các hành động tâm lí, trí tuệ tương ứng. 1.3.2. Nghiên cứu vai trò và sự phát triển của các hành vi bản năng và tự tạo trong hoạt động tâm trí của người và động vật Việc nghiên cứu về cơ chế dấu ấn của nhà sinh lí học Mỹ R.Lorenz đã cho thấy ảnh hưởng của dấu ấn ban đầu đối với các hành vi tiếp theo. Kết quả nghiên cứu này không chỉ được vận dụng trong quá trình triển khai các thao tác trí tuệ của cá nhân mà còn có ý nghĩa lớn trong ứng xử xã hội của họ. Một trong những lĩnh vực đang được chú ý nhiều của tập tính học về con người hiện nay là nghiên cứu mối quan hệ Thuvientailieu.net.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan