Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tâm lý học trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn - ths. nguyễn ngọc lâm...

Tài liệu Tâm lý học trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn - ths. nguyễn ngọc lâm

.PDF
37
193
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM KHOA XÃ HỘI HỌC TÂM LÝ TRẺ EM TRONG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn Năm 2005 1 - - I. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN CHO TRẺ EM. 1. Khái niệm hoàn cảnh khó khăn. - Phức tạp và do nhiều nguyên nhân Hoàn cảnh gây tổn thương trẻ hoặc khiến trẻ có nguy cơ bị tổn thương. Khi có sự tương phản quá lớn giũa thực trạng và những mong đợi hợp lý của trẻ. Các yếu tố tiêu cực : bị bỏ bê, thiếu ăn, bệnh tật, thất học, bị lạm dụng…bị hành hạ về mặt thể xác và tinh thần. Không đủ các yếu tố tích cực : Yêu thương, cơ hội.. Khái niệm khó khăn : Mức độ khó khăn nào mới gây sự chú ý của quần chúng để được bảo vệ, can thiệp. Thường không có sẳn tài nguyên hỗ trợ, chỉ khi nào một số lớn trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì mới được huy động. 2. Các yếu tố gây khó khăn . Thiếu ăn thiếu mặc Thiếu chổ trú thân Thiếu sự chăm sóc y tế Thiếu tình thương và quan tâm hỗ trợ Thiếu cơ hội học hành, vui chơi, giải trí Người có trách nhiệm thiếu kiến thức về nhu cầu của trẻ Người có trách nhiệm thiếu phương tiện đáp ứng nhu cầu của trẻ Thiếu sự bảo vệ Quá nhiều cám dỗ và thử thách Quá nhiều trách nhiệm trước tuổi. 3. Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn. - Trẻ mồ côi Trẻ em đường phố Trẻ khuyết tật Trẻ nghiện ma túy Trẻ mại dâm Trẻ làm trái pháp luật Trẻ lao động Trẻ bị bỏ rơi, bị bạo hành Trẻ bị nhiểm chất độc màu da cam. Trẻ tị nạn Các dạng hoàn cảnh khó khăn ít được đề cập đến : • • • • Trẻ có trách nhiệm quá nặng nề như nuôi cha mẹ Trẻ bị lạm dụng trong gia đình, âm thầm chịu đựng Trẻ bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại. Trẻ không được đi học. 4. Các nguyên nhân gây ra hoàn cảnh khó khăn. - Thiên tai, chiến tranh 2 - · · · · · Nguyên nhân không do đột biến, từng bước một, tạo sự thử thách sức chịu đựng của trẻ, bề ngoài không nhìn thấy sự tác động. Nếu mạng lưới hỗ trợ của công đồng yếu kém thì không ai thấy và không ai chịu trách nhiệm. Chỉ khi nào có trường hợp thương tâm, gây xúc động cho dư luận xã hội thì xã hội mới quan tâm đến. Nghèo đói Cha mẹ có vấn đề : cơ chế giận cá chém thớt. Các ảnh hưởng như : Những vấn đề gắn bó lúc nhỏ Ảnh hưởng của hành vi vô ích của cha mẹ Ảnh hưởng việc bị lạm dụng Ảnh hưởng của chấn thương Ảnh hưởng di truyền TÌNH HÌNH TRẺ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 1. Những yếu tố ảnh hưởng, liên quan và tác động đến lao động trẻ em* Từ bao đời nay ở Việt Nam, trẻ em lao động và lao động trẻ em không phải là hiện tượng mới lạ. Ở nông thôn, trẻ em là nguồn lao động quan trọng trong gia đình. Trông em, lo cơm nước, chăn trâu, cắt cỏ, chăn nuôi gà vịt, phụ việc cho người lớn và tham gia các công việc đồng áng là những công việc thường ngày của trẻ em ở nông thôn. Trẻ em còn là lao động chính trong những gia đình có nghề phụ. Các em lao động cùng cha mẹ trong bối cảnh gia đình và lao động được coi là quá trình xã hội hóa giúp các em trưởng thành, vững vàng, có thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai bên cạnh việc tăng thu nhập cho gia đình và cho bản thân. Nghèo đói hiện nay vẫn là lý do cơ bản nhất tiếp tục dẫn tới lao động trẻ em. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế đã tăng nhanh trong vài năm qua song Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang phát triển, với mức thu nhập tính theo đầu người khoảng 200 đô-la Mỹ trong một năm, xếp hàng thứ 150 trong số 173 quốc gia trên thế giới. Theo khảo sát năm 1993 của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới, 51% số dân sống nghèo đói và sản xuất lương thực đã khá giả trong những năm qua, song chỉ đủ cung ứng theo kịp mức gia tăng dân số. Thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến hiện nay ở cả nông thôn (30% đến 40%) và thành thị (12%) do hằng năm dân số tăng nhanh (2,1%), do lực lượng lao động cũng tăng nhanh (3,3%), giảm việc làm ở các doanh nghiệp quốc doanh và giảm biên chế ở các cơ quan nhà nước, 20 vạn người Việt Nam ở nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây) hết hợp đồng lao động trở về, 7 vạn người di tản hồi hương từ các trại tị nạn và hàng chục vạn quân nhân giải ngũ … Gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và khoảng 71% số dân làm nghề nông. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là lao động thủ công, chân tay. Nghèo đói và thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn tới việc di cư của người dân nông thôn ra thành phố, làm dân số đô thị tăng nhanh với tỷ lệ 4,3% hằng năm và gây thêm ra nhiều vấn đề khó khăn cho các vùng đô thị. 3 2. Lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trường1[1] Dân số trẻ em (0 – 16 tuổi) ở Việt Nam khá đông, chiếm 43,6% tổng số dân 72,5 triệu người (1994). Hiện có hơn 50% số trẻ em suy dinh dưỡng và hằng năm có hàng triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6 – 11) và trung học cơ sở (12 – 15) không đến trường, lưu ban và bỏ học vì nhiều lý do : nghèo đói, khó khăn về kinh tế, cha mẹ và gia đình chưa nhận thức được giá trị và nhu cầu học tập của con em họ trong thời buổi kinh tế thị trường; các em phải lao động để giúp gia đình tăng thu nhập hay vì sự tồn tại của gia đình; sự thiếu phù hợp và chất lượng sút kém trong giáo dục phổ thôn… Chính các em là nguồn bổ sung thường xuyên cho đội quân lao động, đặc biệt là các em gái vốn phải chịu thiệt thòi nhiều hơn so với các em trai. Tỷ lệ đi học ở các em gái thấp hơn nhiều, chỉ có 50,7% ở tiểu học và 47,3% ở trung học cơ sở. Các tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở các vùng núi và dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh nông thôn. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học trong năm 2001 đã có chiều hướng giảm với năm học trước. Tuy nhiên, ở bậc trung học học cơ sở, bậc học đang tiến hành phổ cập trên quy mô toàn quốc, nhưng mỗi năm cả nước có khoảng 500.000 học sinh bỏ học, bao gồm cả những học sinh đã tốt nghiệp tiểu học nhưng không có điều kiện học lên lớp 6. Trong khi đó, hệ thống giáo dục không chính quy hằng năm mới chỉ huy động được khoảng trên 27.000 người (tính cả những học viên trên 18 tuổi) học bổ túc trung học cơ sở. Chính sách giao đất, giao rừng cho người nông dân đã đưa hàng triệu trẻ em ở nông thôn vào đội quân lao động tự nguyện vì kinh tế gia đình mình. Hiện tại và trong tương lai, khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là khu vực sử dụng nhiều lao động trẻ em nhất chiếm khoảng 91%, rồi mới đến khu vực không chính thức đang gia tăng. Theo Tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ trẻ em hoạt động kinh tế trong độ tuổi 13-15 là rất cao, là 30% với hơn 1,3 triệu trẻ em. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa thì trẻ em trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi bằng sức lao động được trả giá rẻ mạt của các em. Ngày càng có nhiều trẻ em ở nông thôn ra các vùng đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chủ yếu là ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và xu hướng này đang gia tăng trong mỗi năm qua làm con số trẻ em lang thang đường phố đã lên tới hàng vạn. Phần lớn các em đến từ những gia đình khó khăn đông anh em hay trong những hoàn cảnh éo le, túng kế sinh nhai. Hầu hết các em lang thang kiếm sống với nhiều cách : đi làm thuê như phụ nề, làm gạch, khuân vác, bán vé số, hàng rong, bán báo, bán nước chè, đánh giầy, lượm nhặt đồ phế thải… có những em chuyên đi ăn xin và coi đây là nguồn thu nhập chính nuôi gia đình. Tập tục “ăn xin” truyền thống ở một vài làng xã cũng đã làm tăng thêm số trẻ em đi lang thang, đi ăn xin ở các vùng đô thị. Có nhiều em bị đẩy vào vòng trộm cắp, mại dâm, nghiện hút hoặc bị lừa gạt và bóc lột về thể xác, tinh thần và tình dục. Trong đói nghèo lại thiếu thốn vốn sống, có những em đã sa ngã, phạm tội hay bị kẻ xấu lôi kéo, rủ rê. Càng ngày có nhiều trung tâm dạy nghề, công xưởng… thu hút trẻ em lao động dưới danh nghĩa học nghề, tập việc không có tiền công hay thù lao ít ỏi trong khi các em phải lao động quần quật hằng ngày. 1[1] 1[1] Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995 4 Sự tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập quốc tế khuyến khích thành lập và xác định lại vị thể của nhiều xí nghiệp sản xuất thuộc nhà nước cũng như tư nhân sẽ cần nhiều lao động rẻ để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chắc chắn lao động trẻ em sẽ bị sử dụng nhiều hơn. 3. Pháp luật về lao động chưa thành niên2[2] Vấn đề lao động trẻ em cũng được quan tâm, chú ý và đề cập trong nhiều văn bản luật và dưới luật được ban hành từ trước tới nay ở Việt Nam. Sắc lệnh số 29 – SL (12.3.1947) quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mượn (sử dụng) trẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ em làm ca đêm, thời gian nghỉ đêm của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp …Đó là những quy định đầu tiên quan trọng của pháp luật Việt Nam, vừa góp phần bảo vệ người lao động chưa thành niên trong các xí nghiệp thời bấy giờ, vừa là cơ sở để nhà nước tiếp tục hoàn thiện chế độ này. Những văn bản pháp luật lao động đã ban hành trong những năm gần đây như Pháp lệnh hợp đồng lao động (30.8.1990), Pháp lệnh bảo hộ lao động (10.9.1991), Nghị định số 233HĐBT (22.6.1990) có quy định độ tuổi tham gia quan hệ lao động của người lao động chưa thành niên, giới hạn cho phép làm được một số công việc nhất định phù hợp với khả năng, sức khỏe của họ, đồng thời quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, nhất là trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định là các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 4). Luật phổ cập giáo dục tiểu học (ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991) quy định các quyền cơ bản của trẻ em được học tập và những biện pháp cụ thể làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đối với mọi trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 6-14. Đây cũng là một biện pháp cơ bản và quan trọng trong việc xóa bỏ lao động trẻ em. Bộ luật lao động (thông qua ngày 23.6.1994 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1995) có những quy định về lao động chưa thành niên (trong các Điều 22, 119, 120 và 122), đặc biệt là liên quan đến nhiều vấn đề xung quanh mối quan hệ xuyên suốt Bộ luật giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó có người lao động chưa thành niên. Người sử dụng lao động chỉ được phép nhận trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên vào làm việc. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động chỉ được nhận vào làm việc, học nghề, tập nghề, với điều kiện là phải được sự đồng ý và theo dõi của bố mẹ hoặc người đỡ đầu và chỉ giới hạn trong phạm vi một số ngành nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định (Điều 120). 2[2] Vu Ngoc Bình, Van de lao dong tre em, NXB Chính tri QG, Ha-noi, 1995 5 Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại và chỉ được sử dụng các em làm những công việc phù hợp với sức khỏe nhằm vừa bảo đảm sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực, vừa tạo điều kiện để các em học tập, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp, nhân cách và ý thức kỷ luật lao động. Thời gian làm việc của người lao động thành niên là không quá 8 giờ một ngày, hay 48 giờ một tuần và đối với người lao động chưa thành niên thời giờ làm việc tối đa không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Trong những trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động được phép huy động người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm, nhưng chỉ với thời gian hạn chế và với một số nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ấn định (Điều 122). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Bộ Y tế đã có Thông tư liên bộ số 09/TT-LB (ngày 13.4.1995) quy định điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên ( xem trong phụ lục) để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách và đảm bảo an toàn lao động cho người chưa thành niên. 4. Biện pháp do ILO đề xuất và chiến lược giải quyết lao động trẻ em của Việt Nam. 3[3] Những chương trình xóa bỏ lao động trẻ em phải được tiến hành đồng thời ở cả 4 cấp độ trong xã hội : trẻ em, gia đình, cộng đồng và chính phủ như thể hiện trong bảng sau do ILO đề xuất : Biện Trẻ em pháp Đi học Giáo dục và Giáo dục không đào tạo chính quy Dạy nghề Các dịch vụ phúc lợi xã hội 3[3] Thường xuyên theo dõi sức khỏe. Bổ sung dinh dưỡng. Chăm sóc y tế. Đưa ra khỏi những công việc độc hại. Gia đình Cộng đồng Nhà nước Cấp học bổng Điều chỉnh giờ học ở trường phù hợp với nhu cầu gia đình. Thuyết phục cha mẹ học sinh bằng giá trị của giáo dục. Cung ứng học vấn, tổ chức dạy nghề tại trung tâm cộng đồng. Giáo dục sức khỏe. Bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ về phúc lợi và chăm sóc. Tăng thu nhập. Có các trung tâm y tế tại cộng đồng. Có các nhà mới cho trẻ em đường phố. Mở rộng giáo dục, nhất là phổ cập giáo dục tiểu học. Tiến hành các cuộc cải cách để khuyến khích trẻ em đi học, nhất là đối với các em gái và trẻ em ở nông thôn Mở rộng sự cung ứng y tế và phúc lợi xã hội dựa vào sự cung cấp của cộng đồng. Phân quyền cho các cấp cơ sở. Vũ Ngọc Bình, Vấn đề Lao động trẻ em, NXB Chính trị QG, Hànội, 1995 6 Cung cấp công Công tác bảo ăn việc làm ổn định theo nhu cầu vệ phát triển. Các kế hoạch cung cấp việc làm. Các công xưởng có mái che. Tuyên Hình thành tiếp truyền xúc sử dụng đồng đẳng. nâng Phát triển nhận cao thức về tình hình nhận và quyền lợi. thức Xây dựng ý thức của tự khẳng định. công Sử dụng thông chúng tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, tranh biếm họa, múa rối, sách minh họa giải trí. Nâng cao hiểu Quy định và biết về luật lao động. thực Báo cáo các vi hiện phạm. Thông tin về các điều kiện làm việc được cải thiện. Có áp lực đối với người sử dụng lao động. Thông tin pháp lý. Các kế hoạch bảo vệ. Giúp đỡ tự nguyện. Thông tin y tế, giáo dục. Thông tin về pháp luật. Các nhóm công dân, nhà hát cộng đồng. Thông tin đại chúng như đài phát thanh. Huy động giáo viên, các tôn giáo, các tổ chức tự nguyện, các tổ chức của giới chủ và công đoàn Giáo dục gia đình về luật và trách nhiệm gia đình. Đăng ký khai sinh. Huy động các công đoàn thay mặt công nhân không thuộc tổ chức nào và ngoài lề xã hội. Giáo dục những người thuê lao động về pháp luật và tác hại của lao động đối với trẻ em. Các tổ chức của công dân và các nhóm đấu tranh đòi thực hiện. Trợ giúp của chính phủ cho những sáng kiến dựa vào cộng đồng. Thực hiện pháp luật. Tiếp xúc với các tổ chức của người sử dụng lao động. Nâng cao hiểu biết trong các bộ, ngành. Các chiến lược truyền thông, nâng cao hiểu biết trong dân chúng. Ban hành luật pháp về lao động trẻ em. Điều chỉnh luật phù hợp với tình hình địa phương. Mở rộng việc thanh tra và nâng cao chất lượng công tác này. Các chiến dịch đăng ký lao động. 5. Việt Nam tiến tới giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Trong vài năm qua, vấn đề lao động trẻ em ngày càng được chú ý quan tâm, nhất là khi Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ luật lao động và một số văn bản dưới luật khác. Bảo vệ và chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em lao động là một trong những mục tiêu về trẻ em đề ra trong Chương trình hành động quốc gia về trẻ em Việt Nam 1991-2000. Hệ thống Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em được thiết lập trong phạm vi cả nước. Những vấn đề có liên 7 quan đến lao động trẻ em đã bắt đầu được các ngành, các cấp có liên quan bàn bạc, thảo luận để có những hành động giải quyết tích cực. Giải quyết vấn đề lao động trẻ em là công việc khó khăn lâu dài. Áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong thực tế Việt Nam, ta thấy những biện pháp cần tiến hành trước mắt gồm : 1. Thu thập và phân tích những thông tin về lao động trẻ em, xác định những khu vực có sử dụng lao động trẻ em. 2. Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức cho các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, tổ chức công đoàn có liên quan; người sử dụng lao động, trường học, các cơ quan thông tin đại chúng và cho chính trẻ em cùng gia đình các em. 3. Ban hành những chính sách và quy định về lao động trẻ em kể cả trong khu vực nông nghiệp, khu vực không chính thức và có cơ chế phối hợp liên ngành chỉ đạo thực hiện. 4. Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến lao động trẻ em (Bộ luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học…) 5. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và đổi mới các chương trình giáo dục cho trẻ em (chính quy và không chính quy) cho phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của trẻ em trong đó có những trẻ em lao động và phục vụ thiết thực, có hiệu quả việc phát triển dân trí và nhân lực trong một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. 6. Tiến hành đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho những người trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột lao động trẻ em (đội ngũ cán bộ Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thanh tra lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên). 7. Nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo và các chương trình khác. Thực hiện phổ cập giáo dục, đặc biệt là tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi là một biện pháp tốt và cơ bản để tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Tuy nhiên, mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học không thể thực hiện được chừng nào mà lao động trẻ em chưa bị xóa bỏ. Mục tiêu này cũng chỉ thực hiện được khi nào giáo dục có chất lượng, phù hợp và không tốn kém, các bậc cha mẹ nhận thức được rằng việc giáo dục của con em mình là sự đầu tư tốt nhất và nhà nước đầu tư thỏa đáng cho giáo dục. Trẻ em chỉ muốn đến trường khi nội dung giáo dục thiết thực, hữu ích, hấp dẫn và sát với thực tế đời sống thường ngày. Thời gian học tập phải phù hợp với đời sống lao động của trẻ em để các em có thể thu xếp thời gian học tập. Nơi học tập phải thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với hoàn cảnh học sinh. Việc học hành không tốn kém cũng làm cho cả cha mẹ yên tâm và học sinh hào hứng đến trường. TÂM LÝ TRẺ ĐƯỜNG PHỐ VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRẺ ĐƯỜNG PHỐ **** - Mục tiêu : Giúp học viên hiểu vấn đề của trẻ đường phố tốt hơn Giúp học viên biết cách can thiệp hiệu quả trong tiến trình giáo dục trẻ. Nội dung tập huấn : I. Chân dung trẻ đường phố. 8 Trẻ đường phố về cơ bản thuộc 3 nhóm : Nhóm 1 là trẻ không có chỗ ở cố định, không có gia đình hay người bảo hộ, trẻ bị buộc hoặc tự ý rời bỏ gia đình, tr? ki?m s?ng chỉ để nuôi chính bản thân mình; nhóm 2 là trẻ sống ngoài đường cùng với gia đình hoặc người bảo hộ là người nhập cư ; nhóm 3 là trẻ có gia đình hay lang thang ngoài phố ban ngày, đêm mới về nhà ngủ và thường dính líu vào các băng nhóm, tổ chức tội phạm ( có tài liệu gọi là trẻ lang thang)ï hoặc trẻ ra đi vì các lý do nghèo đói và kiếm tiền để giúp gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý là những trẻ có việc làm ổn định không được coi là trẻ em đường phố mà là trẻ lao động. Nhóm 1 : trẻ sinh ra từ những gia đình bất hạnh, bị lạm dụng, bị bỏ rơi, bỏ nhà đi không phải vì lý do kinh tế, mà là chạy trốn nên ít quan tâm đến việc làm, chỉ kiếm miếng ăn qua bữa. Các em này thiếu hẳn sự an toàn tình cảm, có cảm giác bị chối bỏ và đẩy ra ngoài lề của một xã hội bình thường. Về mặt tinh thần, trẻ phải tìm cách đối phó với những áp lực tinh thần liên tục. Nếu chịu thua, trẻ sẽ vào trú ngụ trong một dự án hoặc về nhà, còn không thì sẽ phát triển tính tự vệ bản thân và theo bản năng, trẻ tìm kiến sự liên kết qua nhóm. Trẻ thích nghi với sự thiếu an toàn, bất tiện, thiếu nơi ăn chốn ở và đánh giá cao sự tự do hơn bất cứ cái gì khác. Một số trẻ là nạn nhân của người khác, bị hành hạ, đánh đập. Đây là nhóm dễ bị bóc lột và lợi dụng bởi bọn tội phạm người lớn. Một số trẻ nam nhiều hơn nữ có dính líu đến hoạt động mại dâm. Nhóm 2 : Trẻ và gia đình thường hay thay đổi chổ ngủ vì luôn lo sợ bị bắt. Họ sống trong điều kiện thiếu thốn nhất và thiếu an toàn lớn nhất, nhưng quan hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ rất mạnh mẻ và tùy thuộc lẫn nhau. Nhóm trẻ đến các thành phố do nghèo đói để kiếm tiền nuôi gia đình, họ không phải là những trẻ bỏ nhà ra đi và cũng không phải đi tìm tự do. Nhóm này hiện nay có khuynh hướng ngày càng tăng. Trẻ thường thuê phòng trọ chung bán vé số, đánh giày. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHUNG CỦA TRẺ ĐƯỜNG PHỐ. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Trẻ luôn di động từ nơi này đến nơi khác : Chúng ta khó duy trì mối quan hệ lâu và ổn định với trẻ. Có thể tổ chức các hoạt động ngoài đường để đáp ứng những nhu cầu trước mắt cho trẻ trong thời gian ngắn. Trẻ thường nói dối hoặc không muốn hợp tác : do cơ chế nghi ngờ và phòng vệ, giáo dục viên thiếu kinh nghiệm sẽ sớm chán nản. Trẻ dễ dàng thay đổi tính khí : gây hấn hoặc êm dịu, mệt mỏi hoặc nhiệt tình, thờ ơ hoặc tham gia, chán nản hoặc quan tâm, tích cực hoặc thụ động…Giáo dục viên cần chấp nhận tính khí bất thường đó, tìm hiểu nguyên nhân và thích nghi với trẻ. Trẻ có hành vi phạm pháp và cần sự giúp đỡ : vấn đề là trẻ có những gía trị khác với chúng ta và chúng ta cần xem trẻ là nạn nhân hơn là phạm nhân. Trẻ mất niềm tin nơi chính mình do những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ nên trẻ cần những hoạt động nho nhỏ qua đó trẻ tham gia để lấy lại sự tự tin. Trẻ sống cho từng ngày, ít khi nghĩ đến cuộc sống tương lai. Trẻ có nhiều vấn đề cùng lúc khó được giải quyết. 9 Trẻ chậm phát triển 5.1-Lặp đi lặp lại : Có nhiều trẻ em « bị thúc bách » lặp đi lặp lại suốt ngày một cử chỉ, một câu nói, một điệu bộ... như quay cuồng nhiều vòng, nhún tới nhún lui từ trước ra sau, lấy một cọng cây rung qua rung lại trước mắt… Ý nghĩa thứ nhất : Đó là một hình thức tạo an toàn cho chính mình, một cách làm chủ tình thế rất bị hạn chế và thu hẹp. Nhưng thà làm chủ một việc nho nhỏ, còn hơn là bị tràn ngập, mất mát trong một khung cảnh xa lạ, lớn lao, thoát khỏi khả năng kiểm soát và hiểu biết của mình. Thà rằng « bơi lội bì bạch trong ao nhà đã quen », hơn là bị mất hút giữa một bãi bể mênh mông, trên đó mình không còn là gì cả, không nhận ra mình đang ở đâu. Ý nghĩa thứ hai : Về mặt học tập, sở dĩ trẻ em lặp đi lặp lại, vì các em không biết làm gì khác hơn. Không có một động lực nào thúc đẩy, ngoài nhu cầu và ý thích được an toàn. Đây là điểm duy nhất, luôn luôn tồn tại cho mình bám víu, nương tựa, giữa một cuộc sống luôn luôn thay đổi. Ý nghĩa thứ ba : Lặp lại là một cách « tự kích thích », một cách nối dài niềm vui độc nhất vô nhị của em, mặc dù đó là điều hoàn toàn vô nghĩa đối với kẻ khác. Xu thế thông thường của cha mẹ và thầy cô, khi đối đầu với một trẻ em « cố thủ » như vậy, là cấm đoán, cản trở em tiếp tục. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức một cách sáng suốt rằng : đây là niềm vui độc nhất của em ấy. Càng cấm cản, chúng ta càng củng cố và gia trọng hành vi ấy mà thôi. Thêm vào đó, khi đánh mất niềm vui nho nhỏ nầy, em sẽ đánh mất tất cả chính mình. Đánh mất chính sự sống đang có mặt trong em. Thay vì cấm cản, chúng ta sử dụng cách làm ấy như một nhịp cầu trao đổi. Với em, chúng ta bắt chước, cùng làm. Nếu em chấp nhận, em đã bắt đầu chia sẻ và cho phép chúng ta tạo quan hệ với em. Như trong một vũ khúc, chúng ta vừa làm phối nhân ĐI THEO. Vừa làm một thành viên CHỦ ĐỘNG hướng dẫn, bước tới. Trường hợp em từ chối, đó cũng là một cách em đang trả lời : em đóng lại cái vòng tròn mà chúng ta đã mở ra. Ví dụ một trẻ em đang cố thủ với một câu nói lặp đi lặp tới suốt ngày. Chúng ta cũng lặp lại câu nói ấy, với một tốc độ khác, hay là ngân vang câu nói ấy bằng một cung điệu trầm bổng như trong tuồng cải lương… Trong mỗi tác phong của trẻ em, chúng ta cần phân biệt hai thành tố luôn luôn có mặt: Thành tố thứ nhất là phần vụ hay là chức năng của tác phong. Ở bên dưới của mỗi phần vụ, chúng ta sẽ khám phá nhu cầu hay là sở thích của trẻ em. Khi các em chưa có ý thức rõ rệt về mình, đó là một sức ép hay là một sức đẩy bật cưởng bức trẻ em phải làm, phải nói…Thành tố thứ hai là hành vi cụ thể và khách quan bên ngoài. Nếu chúng ta tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ em, chúng ta sẽ dần dần thay đổi toàn bộ tác phong bên ngoài của các em. Năm vừa rồi, em Kh. đã đến gặp các bạn và tôi tại lớp học này. Em thường hay nhìn lên cửa sổ, với một ánh mắt có vẽ sững sờ, bị thôi miên. Và trong tình trạng như vậy, em không còn nghe ai, không còn muốn thấy một vật gì khác. Nếu đây là phòng học và tôi là một giáo viên của em, tôi sẽ suy nghĩ chế tạo ra một tấm màn đen vào chỗ ấy. Khi em Kh. nhìn lên một cách sững sờ, tôi bấm nút kéo màn lại và mở ra. Tôi biến bức màn thành một trò chơi hấp dẫn cho em Kh. Và từ sở thích ấy, tôi sẽ dạy cho em Kh. biết bấm nút mở ra và đóng lại, theo ý muốn của em và bất cứ khi nào em muốn. Chừng nào em làm được điều ấy, em đã trở nên chủ thể, ý thức mình có khả năng tác động trên sự vật, để thay đổi sự vật. 5.2.-Tự kích thích Vấn đề thứ hai là kích thích chính mình một cách máy móc và tự động, thậm chí làm hại mình, gây thương tích trên mình hay là đập đầu vào tường. Thông thường, đó là những hành vi nhằm bù trừ tình trạng CHẬM PHẢN ỨNG, vì thiếu liều lượng và cường độ kích thích cần thiết. Ngưỡng sơ khởi của loại trẻ em nầy rất cao. Cho nên các em tạo cho mình 10 những loại kích thích mạnh, vượt ngưỡng sơ khởi. Cơ hồ càng uống rượu, chúng ta càng thích uống và càng nghiện những loại rượu mạnh. Để lập quan hệ với loại trẻ em nầy, chúng ta tìm cách điều hợp nguồn kích thích cho trẻ em và đồng thời dạy em phương cách tự điều hợp, như trong ví dụ về em Kh. trên đây. Mục tiêu chúng ta nhắm thâu đạt với loại trẻ em nầy là tận dụng tối đa quan hệ vui thích và gắn bó tình cảm, để dần dần hướng các em đến một hành vi có ý nghĩa, thuộc khả năng điều hợp và kiểm soát của các em. Người lớn đảm nhiệm vai trò trung gian, tạo nhịp cầu, để cho phép trẻ em bước qua một vùng kích thích mới mẽ và thích hợp hơn, so với cách làm « bị thôi miên và khống chế » trước đây. Ý hướng xem ra rất đơn giản, về mặt lý thuyết. Nhưng trong thực tế, để thành tựu, chúng ta cần đầu tư rất nhiều sinh lực và thời giờ trong công việc chuyển hóa nầy. Họa may, trẻ em mới mở ra, đón nhận những kích thích từ môi trường bên ngoài. Lúc bấy giờ, em mới có khả năng học hành, tiếp thu, ghi nhận… - 5.3.-Bùng nổ và tràn ngập trong lãnh vực xúc động Khi trẻ em đã có những quan hệ gắn bó với người lớn và khi các em đã biết mở đóng, điều hợp năm giác quan của mình, để tiếp thu, ghi nhận và học hành , chúng ta lại phải đối đầu với những vấn đề « tràn ngập và bùng nổ », trong địa hạt xúc động và tình cảm, nhất là từ tuổi sáu tháng trở lên. Trong khuôn khổ của lớp học đặc biệt, dành cho trẻ em khuyết tật tâm thần, các thầy cô có thể quan sát những hiện tượng sau đây: Một, trẻ em hay tức giận, đánh đập bạn bè, Hai, trẻ em có thái độ lệ thuộc, bị động, thiếu sáng kiến trong những công việc bình thường hằng ngày, Ba, trẻ em có nếp sống xa cách, lạnh lùng, lủi thủi, chỉ chơi đùa một mình, Bốn, trẻ em buồn bã, sợ sệt, hay ghen tương với bạn bè, Năm, trẻ em lăng xăng, hiếu động, không biết dừng lại, khi đã mệt nhoài, thiếu khả năng tự điều hợp. Hóa giải tình cảm và xúc động là một tiến trình học tập lâu dài. Càng khởi sự sớm, chúng ta càng giúp trẻ em thâu lượm những thành quả khả quan, lúc các em lên 9-10 tuổi. Trong cuốn sách bàn về « Giáo dục con cái » , tôi đã trình bày khá nhiều chi tiết liên hệ đến những bước đi lên, những cạm bẫy cần đề phòng. Ở đây, tôi chỉ nhấn mạnh một ít điểm then chốt như sau: - Nói đến tình cảm và xúc động, chúng ta không phân biệt xấu tốt, để rồi sử dụng những biện pháp cấm cản, la rầy, trừng phạt… - Chỉ trong trường hợp trẻ em có hành vi bạo động với chính mình và người khác, chúng ta cần lập tức cô lập trẻ ấy và khẳng quyết một cách rõ ràng qui tắc hành động : "Chơi với bạn. Thương bạn. Cấm nhặt không được bao giờ đánh bạn" . - Có mặt với trẻ em, cho phép em bộc lộ ra ngoài, theo từng cấp độ phát triển: bằng tác động, tác hành bằng trò chơi hay là diễn xuất, bằng ngôn ngữ, gọi tên hay là đặt tên, bằng hóa giải, chuyển biến… Sau khi trẻ em trở lại tình trạng bình tỉnh, nhất là với những em có ngôn ngữ, giúp các em khám phá nhu cầu và nguyện vọng của mình. Với trẻ em còn thiếu ngôn ngữ, dùng cử chỉ, tròø chơi giả bộ đi kèm theo lời nói. Nếu trẻ em đã gây thiệt thòi cho kẻ khác, yêu cầu các em tái lập quan hệ và tìm cách hàn gắn, sửa sai, tùy theo cấp độ phát triển và hiểu biết . 6.- Những loại trẻ em khác nhau 6.1.-Trẻ em nhạy cảm, nhưng khó tập trung tư tưởng 11 Chập chờn, nhảy vọt từ vật nầy qua vật khác, Không lưu tâm, chú ý đến một cái gì, Chạy vòng quanh, lui tới, để tránh mọi tình trạng căng thẳng, tràn ngập. Về mặt nhu cầu, trẻ em loại nầy cần an toàn tình cảm, Các em thích lời nói nhỏ nhẹ, Thích những xúc giác mạnh, Thoải mái khi được vận động, nhào lộn, chạy nhảy. 6.2.-Trẻ em nhạy cảm và tránh tiếp xúc. Thích chơi một mình, Thích lặp lui lặp tới một điều, cho đến khi quen thuộc, Không dám nhìn thẳng mặt, sợ tiếp xúc. Với loại trẻ em nầy, cần dùng trò chơi « chận đường », để tạo quan hệ, Dùng lời nói nhẹ nhàng, dịu hiền, Tổ chức những loại sinh hoạt thư giản. 6.3.- Trẻ em chậm phản ứng, quá bình lặng và xa vắng. Có thể đứng hằng giờ nhìn qua cửa sổ, Trương lực cơ dưới trung bình, Thường thường trẻ em thuộc diện nầy chậm phản ứng trong một địa hạt, nhưng lại nhạy cảm trong địa hạt khác, Cho nên chúng ta cần nhạy bén, khám phá ý thích của các em, Yêu cầu, khuyến khích các em tìm ra nhiều sáng kiến, trong chiều hướng ý thích của mình. 6.4.- Trẻ em chậm phản ứng, nhưng lăng xăng, hiếu động, rời rạc. Chạy lăng xăng khắp nơi, Đưa tay đụng đến mọi đồ vật, Thích bỏ vào miệng đồ quen dùng, Không thích tiếp xúc. Chúng ta cần dùng trò chơi đuổi bắt, trốn tìm, để tạo quan hệ tiếp xúc với các em, Tận dụng sở thích của các em, Dùng những trò chơi đòi hỏi phải làm, phải chủ động như chơi trống, thổi kèn, vũ khúc… Tổ chức nhiều sinh hoạt tâm vận động, với hai hoặc ba giai đoạn và động tác khác nhau, để trẻ em loại nầy có thể hội nhập, ghi nhớ những qui luật, những cách thực hiện đa dạng… 4.1. Những vấn đề gắn bó lúc nhỏ Từ “gắn bó”, dùng trong sách tâm lý về phát triển, mô tả khuynh hướng của một em bé liên tục tìm kiếm sự gần gũi với một nhân vật đặc biệt, thường là người mẹ, để làm giảm sự căng thẳng bên trong. Mối quan hệ này giữa đứa bé và hình ảnh gắn bó sẽ tạo nên nền tảng yên ổn từ đó bé có thể khám phá và làm chủ thế giới. Một số trẻ không có cơ hội để tạo nên sự gắn bó yên ổn với một người. Các em có thể có những cha mẹ thờ ơ hoặc xử sự quá đáng, hoặc bị nằm viện lâu dài cách ly với cha mẹ, hoặc mất cha mẹ do tai nạn, do chiến tranh, hoặc bị nhiều chấn thương khiến không thể tạo sự gắn bó yên ổn được. Kết quả là các trẻ này phải chịu đựng 12 điều mà người ta gọi là sự rối loạn về gắn bó có thể đem lại cho các em những hậu quả rất trầm trọng. Loại gắn bó mà trẻ tạo ra với người chăm sóc ban đầu có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ suốt cả đời. Sự gắn bó sớm với những người chăm sóc đầu tiên có vẻ có ảnh hưởng nhiều đối với các kinh nghiệm sau này của trẻ em và chi phối cả cách thức trong đó trẻ em giải quyết những tình huống căng thẳng. Sự gắn bó bất ổn hoặc không thỏa đáng trong tuổi ấu thơ được gắn kết với sự lạm dụng các chất gây nghiện sau này : rối loạn về ăn uống, hoạt động tình dục sớm và hành vi tình dục có nguy cơ cao và hình ảnh tự thân yếu kém. Rõ ràng, điều quan trọng đối với các nhà tham vấn là nhận biết một số hành vi thiếu thích nghi ở tuổi trẻ em phần nào có thể là do các mối quan hệ gắn bó yếu ớt với các nhân vật ban đầu lúc ấu thơ. 4.2. Ảnh hưởng hành vi vô ích của cha mẹ Gia đình là nguồn cung cấp chính môi trường vật chất, trí tuệ và tình cảm trong đó trẻ em sinh sống. Môi trường sẽ ảnh hưởng tới quan điểm của trẻ về thế giới sau này trong cuộc sống, và đối với năng lực của trẻ trong việc đối phó với các thách thức về sau. Khi cha mẹ dành ưu tiên cho các nhu cầu của họ mà không quan tâm đúng mức tới nhu cầu của con cái họ, thì các hệ thống gia đình trở nên rối loạn chức năng Cha mẹ cần uốn nắn những hành vi không thích hợp nơi con cái và khuyến khích sự phát triển nhũng hành vi thích hợp về mặt xã hội. Nếu họ không làm việc này, thì sẽ có những hậu quả đến các mối quan hệ xã hội, hoặc ở trong tuổi ấu thơ hoặc khi trẻ đến tuổi trẻ em. Thường thường có một trình tự phát triển trong đó các hành vi gây hấn và chống xã hội phát triển. Các hành vi này thường bắt đầu với các việc như lý sự, khoe khoang và đòi hỏi sự chú ý. Nếu cha mẹ không uốn nắn đúng mức những hành vi này, thì có thể chúng sẽ phát triển ở tuổi thiếu nhi giai đoạn giữa thành những hành vi như hung dữ, đánh nhau, nói dối và lừa gạt, với kết quả là có những mối quan hệ kém với bạn đồng lứa. Phá phách và trộm cắp trong nhà có thể diễn ra. Như thế các hành vi gây hấn và chống xã hội bắt đầu ở dạng nhẹ bằng hành vi không thể chấp nhận được nơi trẻ em và phát triển dần theo cường độ, nhịp độ và hình thức khi trẻ lớn dần. Một số cha mẹ dự vào những hành vi không được xã hội chấp nhận đã tạo hậu quả tai hại cho con cái họ. Tiếc thay, khi cha mẹ dự vào các hành vi không thích nghi và phản xã hội họ làm gia tăng khả năng trẻ hành động giống họ 4.3. Ảnh hưởng của sự lạm dụng Khi trẻ em bị lạm dụng thì sẽ có những hậu quả tâm lý và tình cảm đối với các em vào lúc xảy ra sự lạm dụng, và cả về sau này khi các em tới tuổi trẻ em. Ảnh hưởng tâm lý và tình cảm của sự lạm dụng hầu như chắc chắn dẫn tới phát triển những hành vi không thích nghi nếu trẻ hoặc trẻ em không thể giải quyết những vấn đề phiền phức có liên quan một cách thỏa đáng. · · · Những ảnh hưởng của sự lạm dụng bao gồm : Sự bỏ bê – Không quan tâm Lạm dụng tình cảm Lạm dụng thân thể 13 · Lạm dụng tình dục 4.3.1. Sự bỏ bê – không quan tâm Ảnh hưởng sự bỏ bê đối với trẻ em đã được tập trung chú ý trong nhiều nghiên cứu. Nhiều trẻ em chịu nguy cơ bỏ bê xuất thân từ môi trường kinh tế xã hội thấp và kém may mắn hoặc các nhóm thiểu số bị thiệt thòi về văn hóa. Các em khác đến từ những gia đình loạn chức năng ở đó có những vấn đề tâm lý, lạm dụng ma túy và/hoặc rượu chè hoặc có những vấn đề về tài chánh. Sự bỏ bê có thể dẫn tới những vấn đề về hành vi, chuyên cần kém, điểm học tập thấp và nói chung là thành đạt yếu. Trẻ em bị bỏ bê cho thấy mối nguy cơ cao có triệu chứng sau này trong đời bị rối loạn nhân cách có tính chống xã hội. Khi một trẻ em có tiền sử bị bỏ bê lúc ấu thơ, thì em này có thể mang cảm nghĩ giận hờn đối với những người chăm sóc thờ ơ, và có vẻ có vấn đề đối với những việc như an toàn bản thân, việc cung ứng những nhu cầu thiết yếu, sự công bằng, tính thẳng thắn, sự tin cậy và tinh thần trách nhiệm. 4.3.2. Lạm dụng tình cảm Lạm dụng tình cảm thường kết hợp với các dạng lạm dụng khác. Một khi cha mẹ đặt nhu cầu của họ lên trước trong khi con cái của họ cần sự giúp đỡ, nhìn nhận và ủng hộ để có hành vi tích cực. Như thế, các bậc cha mẹ này đã tự đánh mất tình cảm của con cái họ. Kết quả là có rất nhiều khả năng các em sẽ tìm những phương cách mới để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Chẳng hạn như các em có thể dính dấp vào sự lạm dụng ma túy hoặc gia nhập các nhóm bạn đồng lứa tuổi dính dấp vào những hành vi “sôi nổi” có nguy cơ phạm pháp. Cũng như thế, trong các gia đình lạm dụng ma túy và/hoặc nghiện hóa chất, có thể thiếu sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, kỷ luật không nghiêm và không chặt chẽ trong gia đình, và thiếu gắn bó và sự nâng đỡ tình cảm gần gũi. Trẻ em lớn lên trong các gia đình này có thể mang vết thương tình cảm vào tuổi trẻ em và kết quả là sẽ dễ phát triển hành vi loạn chức năng. 4.3.3. Lạm dụng thân thể Trẻ em bị lạm dụng thân thể chắc chắn sẽ mang những vết thương tâm lý vào tuổi trẻ em của mình. Trong nhiều trường hợp, không những các em chỉ cần giải quyết những kinh nghiệm đau đớn trong quá khứ, mà có thể còn cần giải quyết sự lạm dụng tiếp tục trong hiện tại. Một đặc điểm quan trọng trong lạm dụng thân thể là vấn đề quyền lực và sự kiểm soát. Các cha mẹ lạm dụng có đặc điểm chung là không nhận trách nhiệm về hành vi của họ, đổ tội cho con, không nhất quán nói một đàng làm một nẻo, dùng quyền lực đối với con cái, không tin cậy các con, ích kỷ, và quá quan tâm tới nhu cầu của chính họ. Họ có khuynh hướng áp đặt nhiều lần hành vi lạm dụng của họ. Thường những kẻ lạm dụng thân thể đối với trẻ em đã có niềm tin mạnh mẽ về việc nuôi dạy con, sử dụng hình phạt thân thể và kiểm soát vật chất đối với trẻ như là cách uốn nắn hành vi. Họ không giống như các bậc cha mẹ có uy quyền, trông cậy vào những phương pháp kiểm soát hành vi không thô bạo và vận dụng các chiến lược giao tiếp thích hợp. Các cha mẹ có uy quyền hầu hết đều thành công trong việc tạo ra những người con có trách nhiệm và có năng lực về mặt xã hội. Người ta thấy rằng trẻ em và trẻ em bị lạm dụng thân thể có thể phát sinh triệu chứng giống như các em bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Glod and Teicher, 1996). Glod và Teicher (1996) đã nhận thấy rằng trẻ em bị lạm dụng thân thể có 14 những nét hoạt động chính giống như các trẻ em có triệu chứng rối loạn hoạt động thái quá do thiếu chú ý (ADHD). Ngoài ra, nhiều cha mẹ nghiện rượu và các chất gây nghiện khác có khả năng kềm chế nóng giận rất kém. Các trẻ em bị lạm dụng thân thể từ nhỏ và chịu đựng sự lạm dụng đó kéo dài tới tuổi trẻ em thường phải ứng với sự lạm dụng đó bằng một trong hai cách. Các em có thể bộc lộ cảm nghĩ bằng hành động theo lối chống xã hội với mức độ gây hấn cao, hoặc giữ lại các cảm nghĩ ở trong lòng với hậu quả là phát triển tính trầm cảm và nảy sinh ý tưởng tự tử. Các em giấu cảm nghĩ bên trong cũng có thể thu mình và cắt đứt các giao tiếp xã hội chính thức của trẻ em và bị loại bỏ để rơi vào các nhóm bạn cùng lứa tuổi tách rời khỏi xã hội (Schmidt, 1991). Một vấn đề khác đối với trẻ là chôn giấu cảm nghĩ trong lòng và cảm thấy bất lực, do hậu quả của sự lạm dụng thân thể liên tục từ lúc bé thơ, là mối nguy tự tử. Tự tử và toan tự tử đã được nhận thấy gia tăng như là giải pháp của các trẻ em yếu kém trong ứng phó với khó khăn. 4.3.4. Lạm dụng tình dục Sự xâm hại tình dục trước tuổi trẻ em đã góp thêm nguy cơ phạm pháp nơi trẻ em. Các nạn nhân có thể nhận chịu những di chứng có thể tiếp tục suốt tuổi trẻ em, gồm có những hành vi nhiễm tình dục, ác mộng, tránh giao tiếp, cách ly, khó ngủ, hờn giận, hành vi thiếu kiểm soát, những vấn đề về thân thể và những khó khăn trong học tập. Các nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài về lạm dụng tình dục trẻ em cho thấy rằng, khi lớn lên, các nạn nhân của sự lạm dụng ấy có mức độ cao về những vấn đề thuộc sức khỏe tâm thần, kể cả trầm cảm, rối loạn lo lắng, lạm dụng ma túy, loạn chức năng tình dục và những khó khăn trong giao tiếp với người khác. Garnefski và Diekstra (1996) lưu ý rằng các em trai bị lạm dụng tình dục bị xúc động rất nhiều và có những vấn đề về hành vi, bao gồm hành vi tự tử nhiều hơn là các nạn nhân nữ. Nghiên cứu của các vị ấy cho thấy hậu quả của sự lạm dụng tình dục đối với các bé trai tệ hại và phức tạp hơn đối với các bé gái. Bé gái vị thành niên bị lạm dụng tình dục thường có mặc cảm tự ti hoặc chán ghét nữ tính và tình dục của mình. Rõ ràng là bị lạm dụng tình dục tuổi thiếu nhi và xáo trộn về hình ảnh thân thể là có liên quan với nhau. Trẻ em đặc biệt bị lạm dụng tình dục bởi người mà các em quen biết và tin cậy. Sự lạm dụng ấy có thể kéo dài nhiều năm và thường tiếp tục cho đến tuổi trẻ em. Theo Alexander và Kempe (1984), loại lạm dụng tình dục nguy hiểm nhất là sự loạn luân giữa cha mẹ và con gái. Cũng có tỉ số cao về lạm dụng tình dục giữa các cha kế và con gái của vợ. Thường bé gái bị lừa dối để nghĩ lầm rằng sự lạm dụng hoàn toàn là do lỗi của em. Ngoài ra, em còn bị cảnh cáo là nếu em nói cho ai biết về sự lạm dụng thì em sẽ bị xem là bé hư và cũng có thể bị bắt và bị bỏ tù. Thật tội nghiệp, kết quả của tình cảnh ấy thường khiến em thu mình về mặt xã hội hoặc chạy trốn gia đình. Các em có thể dây vào việc trốn học, chung chạ tình dục bừa bãi và gặp khó khăn trong những mối quan hệ sau này. Một số sẽ vào đường mãi dâm. 4.3.5. Ảnh hưởng của chấn thương 15 Một trong những dạng chấn thương thông thường nhất mà trẻ em ngày nay phải nếm trải là bạo lực trong gia đình. Tiêu biểu là khi bạo lực trong gia đình xảy ra thì sẽ có tổn thương và đôi khi cả cái chết cho người lớn, trẻ em và thiếu nhi trong gia đình. Dù là trẻ em không trực tiếp là nạn nhân, các em cũng sẽ bị chấn thương do chứng kiến cảnh bạo lực và sẽ chịu hậu quả căng thẳng hậu chấn thương. Chịu đựng bạo lực nghiêm trọng có liên hệ cao với rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD). Trong một nghiên cứu của Steiner và các tác giả khác (1997) đã có đánh giá về sự nổi bật của triệu chứng PTSD nơi các trẻ em phạm pháp bị giam giữ. Một nửa các đối tượng mô tả việc chứng kiến cảnh bạo lực giữa nhiều người như là sự kiện gây chấn thương cho các em. Trong số các đối tượng được chẩn đoán về rối loạn căng thẳng sau chấn thương, tất cả đều biểu lộ ở mức độ cao sự phiền muộn, lo lắng, trầm cảm và bị hạn chế ở mức thấp việc kiểm soát kích thích và đè nén tính gây hấn. Các em có mức độ cao về phòng vệ, không chín chắn như phóng ngoại, phòng thân, đổi ý, không giao tiếp và thu mình. Thật đáng tiếc, giống như nạn lạm dụng tình dục mà nạn nhân có thể trở thành người lạm dụng, các em phải nhận chịu, hoặc chứng kiến, cảnh bạo lực trong gia đình có vẻ chính mình cũng trở thành hung bạo. 5. Sự mất mát Trẻ em và trẻ em thường bị chấn thương do mất mát. Các em có thể mất bạn cùng lứa tuổi như bạn trai và bạn gái do tái định cư, bị từ bỏ, chết, hoặc tự tử. Các em cũng trải qua mất mát về cha mẹ do bị từ bỏ, lãng quên, ly dị hoặc chết. Đối với trẻ không nhà cũng có một số mất mát, mà mất mát quan trọng là không được giáo dục (Eddowes and Hranitz, 1989). Khi trẻ em trải qua sự mất mát, quá trình phiền muộn có thể kéo dài đến tuổi trẻ em và có thể ảnh hưởng tới trạng thái tình cảm và hành vi của các em càng ngày người ta càng nhận biết tầm quan trọng của việc các trẻ em phải phấn đấu vượt qua quá trình phiền muộn để cho cuộc hành trình phát triển không bị sự phiền muộn cản trở. Trong khi sự trầm cảm do tang thương là bình thường, điều quan trọng là cần xem xét khi trầm cảm trở thành bệnh lý. Các trẻ em chịu sự mất mát do cái chết của người thân thường bị chấn động thật mạnh, mất niềm tin và cảm nhận rõ sự mất mát. Người ta cũng nhận thấy các trẻ em giận dữ nhiều hơn trước cái chết, rối loạn giấc ngủ, trạng thái chiêm bao và cáu kỉnh hơn người lớn (Meshot and Leitner, 1993). 6. Ảnh hưởng di truyền Khi tham vấn cho trẻ em, chúng ta cần nhận biết rằng, ngoài ảnh hưởng về kinh nghiệm cuộc sống, có thể còn có những điều kiện di truyền đối với những rối loạn về hành vi và tâm lý trong tuổi trẻ em. Comings (1997) cũng gợi ý là các thành tố di truyền của các rối loạn này có một số “gen” chung ảnh hưởng tới các chất dopamine, seratonin và các chất dẫn truyền về thần kinh. 16 7. Tâm trạng của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn. Trẻ trong hoàn cảnh khó khăn thường biểu lộ các tâm trạng như sau : · · · · · · Mất đi sự ham thích và sinh lực : Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt có thể ngồi yên một chổ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cả sinh lực. Ít tập trung và nhiều bức rứt : Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng. Đôi khi căng thẳng quá, trẻ trở nên hết sức năng động, bức rứt : chạy nhảy khắp nơi, không thể ngồi yên và có thái độ gàn dỡ, dễ bị kích động. Hung hăng và phá phách : Trẻ dễ đâm ra hung hăng, phá phách khi có cảm xúc mạnh. Vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hải. Trẻ bắt chước những hành vi hung hăng vì trẻ đã từng là nạn nhân của những hành vi bạo lực. Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đã từng bị người lớn đối xử hung bạo. Tuy nhiên, những trẻ mồ côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ rơi, có trẻ lạI không muốn đem lòng thương mến ai. Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu. Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm trạng của mình. Trẻ có thể vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng. 8. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn. · · · · · Khó diễn tả cảm xúc bằng lời : Có thể do bị choáng ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng. Hoài nghi, thiếu tin tưởng : Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này. Giận dữ và có ác cảm : Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc thích đáng hoặc có thể do các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt. Mặc cảm có tội, tự trách mình : Trẻ hổ thẹn vì những gì đã xảy đến cho mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ được. Không nói thật : Vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn ( cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe. 17 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA SỨC KHỎE TÂM THẦN 1. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh lý tâm thần. Một chức năng quan trọng đối với nhà tham vấn là giúp cho những trẻ không thể phát triển các nguồn lực và các chiến lược ứng phó thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà tham vấn nhận biết các hạn chế của bản thân và nghề nghiệp của mình liên quan đến việc trị liệu cho các trẻ em đang cho thấy có các dấu hiệu bệnh lý phát triển. Điểm quan trọng là nhận biết những hạn chế này và có thái độ cởi mở với các thân chủ có vấn đề. Các nhà tham vấn cần có những người kiểm huấn kinh nghiệm và có năng lực để có thể thảo luận với họ cả những vấn đề riêng lẫn những vấn đề liên quan tới thân chủ. Khi có dấu hiệu chỉ rằng một trẻ đang phát triển bệnh lý, các nhà tham vấn cần trao đổi ý kiến với những người kiểm huấn để quyết định có nên tiếp tục chữa trị hay là chuyển đến cho các chuyên gia. Việc định bệnh đúng đắn về bước đầu bệnh lý có thể là phức tạp, đặc biệt khi thân chủ là một trẻ em. Miller (1983) lưu ý các nhà tham vấn là không nên suy diễn thái quá về những tư tưởng, tình cảm, hành vi tiêu biểu hoặc có vẻ lạ lùng của các trẻ em, được xem như là triệu chứng của bệnh tâm thần trầm trọng. Đó có thể là dấu chỉ về sự đáp ứng thích hợp về phát triển của trẻ em đối với môi trường. Tuy nhiên, mặt phụ là hậu quả của sự bỏ qua một cách sai lầm các dấu hiệu về hành vi tiêu biểu của trẻ em có thể là rất nghiêm trọng và có thể tước đi sự giúp đỡ tâm sinh lý rất cần thiết cho trẻ em. Vì vậy chúng tôi tin rằng điều cần thiết khôn ngoan và hợp đạo lý là tránh sai lầm trong việc lưu ý bằng cách bảo đảm rằng có sự đánh giá của chuyên viên khi có dấu chỉ phát triển bệnh lý tâm thần. Chắc chắn khi một trẻ em liên tục sử dụng những chiến lược ứng phó không thích nghi hoặc loạn chức năng và sự can thiệp về tham vấn bị thất bại, thì đây là dấu chỉ chuyển đi là cần thiết. Các trẻ em ấy cần sự đánh giá của người làm việc có kinh nghiệm về sức khỏe tâm thần có thể đề ra kế hoạch trị liệu thích hợp bao gồm cả sự dụng thuốc và tâm lý trị liệu. 2. Các trẻ em đánh giá cái gì là căng thẳng Trẻ em xem một sự kiện là căng thẳng khi sự kiện ấy có những ý nghĩa tiêu cực đối với sự yên vui của các em. Sandler và các tác giả khác (1997) nhận thấy rằng trẻ em tự đặt cho mình ba câu hỏi : 1. 2. 3. Ta có nên quan tâm không ? Điều này là tích cực hay tiêu cực ? Bản thân tôi, hoặc mục đích của tôi hoặc các cam kết của tôi có dính dáng như thế nào ? 18 Một khi sự kiện bị đánh giá là căng thẳng, các nguồn lực ứng phó của trẻ em sẽ được vận dụng. 3. Các nguồn lực ứng phó của trẻ em Các nguồn lực ứng phó riêng của trẻ em là những đặc tính tương đối ổn định của cá nhân. Quan trọng nhất là các nguồn lực ứng phó bao gồm những đặc điểm về tính khí và nhân cách. Các nguồn lực cũng có thể gồm niềm tin về bản thân và về thế giới. Khi một trẻ em nhận thấy mình là người có năng lực đối phó, và tin rằng môi trường cơ bản là thân thiện, hay ít ra cũng dễ chịu thì khả năng sử dụng các chiến lược ứng phó thành công sẽ gia tăng. Rõ ràng là các nguồn lực ứng phó của trẻ em có liên quan đến lòng tự trọng của cá nhân, vị trí kiểm soát, tinh thần lạc quan và kỹ năng, sự hiểu biết các kỹ thuật giải quyết vấn đề (Sandler và các tác giả khác, 1997). Các cá nhân thường ứng phó thành công là những người sử dụng tốt nhất những nguồn lực riêng của mình và cũng vận dụng nguồn lực của người khác có giá trị và có thể dùng được. Chẳng hạn như một trẻ em có thể vận dụng bạn bè, cha mẹ hoặc nhà tham vấn như là nguồn lực vào những lúc mà các nguồn lực của em như đã được vận dụng quá mức. Cũng thế, các em có thể sử dụng một nguồn lực về môi trường, chẳng hạn như một nơi an tĩnh trong đó các em có thể thư giãn, suy nghĩ và quyết định. 4. Các kiểu ứng phó của trẻ em Mỗi cá nhân sẽ có một kiểu ứng phó riêng. Điều này có thể bị chi phối bởi các nhân tố văn hóa, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội và các nhân tố môi trường hiện tại. Frydenberg và Louis (1993) nêu lên ba kiểu ứng phó như sau : 1. Giải quyết vấn đề : các hành vi như tìm kiếm sự ủng hộ xã hội, tập trung tìm kiếm giải pháp, tìm hướng thoát thảnh thơi, đầu tư nơi các bạn thân, tìm kiếm nơi nương tựa, làm việc tích cực để hoàn thành và trở nên tích cực. Trong kiểu ứng phó này cá nhân làm việc để giải quyết vấn đề trong khi vẫn giữ được lạc quan, thích nghi, thư giãn và liên hệ với xã hội. 2. Nhờ tới người khác : hướng về những người khác như bạn đồng trang hoặc những nhà chuyên nghiệp, để tìm sự ủng hộ tinh thần và xã hội. 3. Kiểu ứng phó không có lợi : lo âu, tìm nơi nương tựa, suy nghĩ mong ước, không ứng phó, làm ngơ vấn đề, giữ các chuyện cho riêng mình và trách cứ bản thân. Các kiểu ứng phó 1 & 2 gắn với một quá trình tích cực, trong khi kiểu ứng phó 3 thì tiêu cực. Trong quá trình tích cực, cá nhân có hành động để ứng phó với sự căng thẳng và yếu tố gây căng thẳng. 4.1. Dùng nhận thức trong ứng phó Các chức năng nhận thức có thể có một vai trò quan trọng trong việc ứng phó với những biến cố gây căng thẳng. Do suy nghĩ sâu về các sự việc, quá trình ứng phó có 19 thể nhắm thẳng tới mục tiêu và uyển chuyển trong khi vẫn cho phép giữ một mức biểu lộ tình cảm hợp lý. Vì vậy điều hữu ích đối với các nhà tham vấn là giúp trẻ em học các chiến lược nhận thức để đánh giá các biến cố gây căng thẳng và tìm ra những cách đáp ứng có thể đưa tới kết quả tích cực. 4.2. Cần đáp ứng tức khắc với sự căng thẳng Phương cách thích nghi nhất đối với các cá nhân để xử lý sự căng thẳng là phải giải quyết những kết quả tâm lý và tình cảm càng sớm càng tốt sau khi sự kiện căng thẳng xảy ra. Khi trẻ em không thể ứng phó hữu hiệu với các sự kiện căng thẳng, thì sự giúp đỡ của các nhà tham vấn có thể hiệu quả nhất nếu được đưa ra vào thời điểm sớm nhất. 5. Sự phát triển tính rối loạn tâm lý như là cách đáp ứng với sự căng thẳng Simeonsson (1994) đưa ra nhiều nghiên cứu ước lượng rằng từ 15 đến 18 phần trăm trẻ em và trẻ em với các rối loạn về hành vi là do nguồn gốc tâm lý. Các rối loạn này phần lớn có thể là rối loạn bên trong và bên ngoài. Các rối loạn hướng nội biểu lộ bằng sự thu mình về xã hội, cảm thấy cô đơn, trầm cảm và âu lo. Trái lại, các rối loạn hướng ngoại biểu lộ bằng các hành vi như hành động bùng phát, gây hấn, hoạt động thái quá và các hành vi khác tiêu biểu cho sự rối loạn hạnh kiểm. Khi trẻ em không thể đáp ứng thích nghi với những nhân tố gây căng thẳng, có thể bệnh lý sẽ phát triển. Vì vậy điều quan trọng các nhà tham vấn phân biệt được giữa các trẻ em biết sử dụng các quá trình ứng phó thích nghi và các trẻ em sử dụng các cơ chế phòng vệ không thích hợp để tránh đối mặt với các nhân tố gây căng thẳng. Một số các rối loạn tâm lý : · · · · · Trầm cảm Các rối loạn âu lo Hành vi và ý tưởng tự tử Các dấu hiệu ban đầu của sự phát triển chứng loạn tinh thần Rối loạn căng thẳng sau chấn thương Các nhà tham vấn cần có thể nhận biết các triệu chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương để có thể đưa ra cách trị liệu và quản lý cần thiết. 5.1. Trầm cảm Trầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ ràng với sự mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động vui vẻ bình thường. Chứng trầm cảm có thể ở dạng nhẹ, vừa phải hoặc trầm trọng, như mô tả dưới đây (Tổ chức Y tế Thế giới, 1994) - Trầm cảm nhẹ : Cần có cố gắng để làm các việc bình thường hàng ngày. - Trầm cảm vừa : Liên quan đến sự giảm sút trong hoạt động xã hội và phải nghề nghiệp. Chứng trầm cảm cản trở cá nhân làm các 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan