Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn-phần nghị luận xã hội (cực hay)...

Tài liệu Tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn-phần nghị luận xã hội (cực hay)

.PDF
221
3846
122

Mô tả:

0 TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 1 MỤC LỤC - Khái quát chung về văn nghị luận xã hội - Hướng dẫn cách làm một bài văn nghị luận xã hội - Những bài văn nghị luận xã hội mẫu hay 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 12 yêu cầu học sinh bộc lộ tư duy, quan điểm, chính kiến của mình về những vấn đề mà lứa tuổi sắp bước vào đời các em quan tâm và cần quan tâm. Đó là vấn đề tư tưởng, lối sông, đạo lý và đặc biệt là các hiện tượng xảy ra trong xã hội thời hiện tại.Do đó học sinh phải biết quan tâm và tỏ thái độ trước các vấn đề xã hội, vấn đề lối sông và lý tưởng của thanh niên trong xã hội hiện nay. 1. Yêu cầu đối với học sinh:  Có khả năng độc lập, có kiến thức về đời sống, dám trình bày chính kiến của mình.  Cần huy động các nguồn kiến thức từ sách vở, đời sống, trải nghiệm bản thân… 2. Các dạng đề: (có 3 dạng đề).  Nghị luận về tư tưởng đạo lý.  Nghị luận về hiện tượng đời sống.  Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG  Bàn về hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ.  Bàn những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống hiện tại.  Vấn đề có tính thời sự.  Vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.  Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trong đối với con người, cuộc sống.  Hiểu rộng hơn là bàn về:  Những truyền thống tốt đẹp trong lối sống con người Việt Nam.  Tư tưởng con người.  Mối quan hệ giữa con người trong xã hội. I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ( 5 tiết ) 1. Lí thuyết 1.1. Khái niệm Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức( lí tưởng, mục đích sống); tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, 3 bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi...); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em...); về quan hệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống.. 1.2. Các thao tác thường sử dụng Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luân 1.3. Cách làm bài Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. 1.4. Dàn ý chung cho bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu  Dẫn dắt vấn đề.  Nêu vấn đề. MỞ BÀI  Viết một đoạn văn.  Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu.  Giải thích tư tưởng đạo lý đề cho  Giải thích.  Đặt câu hỏi: Thế nào? Tại sao?  Phân tích. Câu nói có ý gì?... THÂN  Các biểu hiện của tư tưởng đạo  Chứng minh (Chọn các BÀI nhà khoa học, bậc danh lý. (Viết nhiều nhân…).  Dùng thực tế để soi sáng  Đặt đoạn văn  Bình luận. tương ứng câu hỏi: Ở đâu? Bao giờ? Người thật, việc thật nào?... với luận  Lật đi lật lại vấn đề tư tưởng  điểm) Tại sao đúng, tại sao sai? Đúng, sai chổ nào?  Rút ra bài học cho bản thân.  Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó. KẾT BÀI  Viết một đoạn văn.  Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. 1.5. Yêu cầu hành văn - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng. 4 - Có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần phải phù hợp 2. Thực hành GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham khảo...) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới : Đề 1: Viết một bài văn nghị luận( khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh. Đề 2: Trước lúc ra làm trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Nguyễn Bá Thanh dặn dò lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”. Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ gì về lời dặn dò đó. Đề 3: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm nay. Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Đề 4 Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” (Tục ngữ). Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). Đề 5./ "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn". Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. GỢI Ý Đề 1 5 Giới thiệu và giải thích vấn đề: - Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,… - Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. . => Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức cảu con người. Phân tích, bình luận ý kiến: - Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống. - Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thất được tình cảm của tập thể và cả dân tộc. - Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình. - Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng Bài học nhận thức và hành động: - tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. - sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng. Đề 2: Nêu vấn đề cần nghị luận Giải thích: - Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng. 6 - Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế của con người, khó có thể đạt được. Tham vọng đôi khi chỉ gắn với dục vọng cá nhân. * Về thực chất, lời dặn dò của Bí thư Nguyễn Bá Thanh khẳng định giá trị của khát vọng hướng đến cái chung, phê phán những tham vọng chỉ đem tới cái riêng cho mỗi con người. Phân tích, đánh giá: Phân tích ý nghĩa việc sống có khát vọng:. - Khát vọng là một biểu hiện tâm lí mang tính tích cực, tốt đẹp của con người. Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà còn cho những người xung quanh trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước; ( dẫn chứng thực tế) - Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là ai, mình có thể làm gì cho mình và cho mọi người. Họ có trái tim say mê lý tưởng, có đầu óc tỉnh táo, nhận thức đúng, sai, lợi, hại. Họ có thể điều chỉnh và làm chủ bản thân mình. Vì thế, họ tránh được rủi ro trong cuộc sống;; ( dẫn chứng thực tế) - Khát vọng có thể thành hiện thực, có thể không. Khát vọng đem đến niềm tin, niềm lạc quan cho con người, tạo sức mạnh tinh thần để họ vượt qua thử thách.; ( dẫn chứng thực tế) Phân tích tác hại việc sống trong tham vọng:. - Tham vọng là hiện tượng tâm lý ít nhiều mang sắc thái tiêu cực. Khi đó, con người quá ham muốn đạt điều gì đó lớn lao cho riêng mình. Tham vọng xuất phát từ sự ích kỉ, từ lòng tham. Người có tham vọng chỉ muốn lợi cho bản thân, đôi khi không quan tâm lợi ích của người khác. Khi bị tham vọng làm mờ mắt, con người có thể làm hại người khác để đạt mục đích đề ra;( dẫn chứng thực tế) - Tham vọng xuát hiện khi con người không còn nhận thức đúng đắn về bản thân, mong ước những điều xa tầm xa với, ngoài khả năng của mình. Người có tham vọng sẽ bất chấp đúng sai, luật pháp, tình người để thực hiện bằng được ý muốn của mình. Vì thế, họ sẽ lãnh hậu quả khó lường;( dẫn chứng thực tế) 7 - Khi không thực hiện được tham vọng, con người dễ rơi vào tâm lý xấu, bi quan, chán chường, thù ghét.( dẫn chứng thực tế) - Phê phán những người sống không có khát vọng, làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa, sống thừa; bị tham vọng làm cho mờ mắt, dễ đưa đến con d9u77o2ng tội lỗi, vi phạm pháp luật và đạo đức. Bài học nhận thức và hành động. - Nhận thức: phải hiểu ý nghĩa của khát vọng và hậu quả của tham vọng; - Hành động: Có ý thức nỗ lực vươn lên, biết tỉnh táo để điều chỉnh hành vi sai trái. Biết đấu tranh với chính mình, biến tham vọng ích kỉ thành khát vọng cao đẹp. Đề 3 Nêu vấn đề cần nghị luận Giải thích: Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực hoạt động riêng của mình. Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không giống nhau. Phân tích, đánnh giá Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những biểu hiện lệch lạc. Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình. Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn. Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa. Bàn bạc mở rộng: Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững của cuộc sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không 8 nhất thiết phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu từ những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả. Đề 4 Nêu vấn đề cần nghị luận. Giải thích: “hoà”: khoan hoà, hoà thuận, hoà hoãn; không tranh chấp, không xích mích. “lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được xác định từ truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định bằng hệ thống pháp luật nhất định. “tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống. Cả hai quan niệm: coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà thuận trong đời sống. Bình luận - Mặt tích cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận: + Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân thiện giữa người với người. + Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững. - Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận: + Dễ khiến con người trở nên nhu nhược, thậm chí là hèn nhát. + Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật. (Học sinh cần lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình bàn luận) Trình bày quan niệm sống của mình - Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan điểm sống của chính mình và đề ra được phương hướng để thực hiện quan điểm sống ấy. - Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. Đề 5 Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn. - Giải thích : 9 + Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. + Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác. + Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn. - Phân tích, chứng minh : + Tự hào là cần thiết : Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin. Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công. + Biết xấu hổ còn quan trọng hơn : Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái. Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân. Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người. Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống. - Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống. - Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn. - Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng : + Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống. + Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân. 10 + Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt. II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ( 5 tiết ) 1. Lí thuyết 1.1. Khái niệm Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc như: vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt… Từ những hiện tượng đó người viết tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức mà bàn bạc đánh giá. 1.2. Các thao tác thường sử dụng Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận 1.3. Cách làm bài Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, tốt – xấu, lợi – hại Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. Rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ bản thân. 1.4. Dàn ý chung cho bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bố cục MỞ BÀI THÂN BÀI Nội dung Thao tác chủ yếu  Dẫn dắt vấn đề.  Viết một đoạn văn.  Nêu vấn đề.  Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu.  Nêu thực trạng của hiện tượng (số liệu, sự  Chứng minh. kiện…).  Phân tích.  Nêu nguyên nhân, tác động ảnh hưởng của hiện tượng.  Bình luận.  Giải pháp nào hiệu quả.  Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân. 11  Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. KẾT  Viết một đoạn văn. LUẬN  Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. 1.5. Yêu cầu hành văn - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng 2. Thực hành GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham khảo...) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới : Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Đề 2: Anh ( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng “ nghiện” karaoke và intơnet trong nhiều bạn trẻ hiện nay? Đề 3: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị ) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . a. Hướng dẫn tìm hiều đề b. Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết: - Mở bài - Thân bài - Kết luận c. Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ) d. GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu…) 3. Phần gợi ý nội dung các đề bài Đề 1 12 1. Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Nội dung kiến thức: Sự hiểu biết và kiến thức đời sống, xã hội - Thao tác: Phân tích, so sánh, bác bỏ... 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Khẳng định thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm chung của toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường trực tiếp góp sức và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. b. Thân bài - Tại sao phảo thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông? (Góp phần giữ gìn trật tự xã hội, nếp sống văn minh, lịch sự, giảm thiểu tai nạn không đáng có...) - Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta, đe dọa đến tính mạng, tài sản, và sự phát triển của đất nước. - Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại, tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống. (suy sụp tinh thần, để lại di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tàn tật suốt đời, gây nỗi ám ảnh về tinh thần...). - Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. - Nguyên nhân của tai nạn giao thông: Phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu, say xỉn, không tham gia và thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn giao thông, kém hiểu biết về an toàn giao thông... - Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như thế nào? ( Nguyên túc thực hiện an toàn giao thông, tham gia các cuộc vận động tuyên truyền về an toàn giao thông... ) c. Kết luận - Đánh giá ý nghĩa của việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông 13 - Khẳng định việc thực hiện tốt an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào? - Liên hệ bản thân Đề 2 - Thế nào là " nghiện"? + Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được + Quên thời gian, công việc, học tập + Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu + Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách... - Mặt tích cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét? + Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện + Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác - Mặt tiêu cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét? + Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhân cách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người, ... + Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ + Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình... - Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực? + Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu,... + Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có văn hóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ... - Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng và phù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ... - Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân. Đề 3 14 - Thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. - Để làm được việc đó đòi hỏi có lòng kiên nhẫn. vị tha, đức hi sinh của những tấm lòng vàng. - Những đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thường có tâm trạng mặc cảm. Vì vậy thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm đòi hỏi khéo léo, tế nhị, có tình yêu thương và sự hi sinh rất lớn. - Cần phê phán thái độ ngược đãi trẻ em, thói thờ ơ ghẻ lạnh, vô cảm, vô trách nhiệm đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội. - Khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo lí "thương người như thể thương thân" , lá lành đùm lá rách... của người Việt Nam. - Lấy ví dụ minh họa ( những câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế...) bằng những hoạt động từ thiện mà em biết, hoặc đã tham gia trong trường, lớp, khu dân cư, hoặc trong cuộc sống, xã hội hàng ngày... - Đánh giá liên hệ bản thân . - Đề xuất ý kiến. Đề 4 - Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dục đưa ra cuộc vận động "hai không". - Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật. Hướng tới một nền giáo dục sạch trong toàn quốc. - Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề: + Nói không với tiêu cực trong thi cử. + Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục. - Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì? 15 ( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường...; quay cóp, gà bài để được điểm cao...) - Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì? ( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báo cáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch, thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên...) - Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không? - Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không? - Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động như thế nào? - Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không. - Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này trong giai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cần thiết? thực hiện ở mức độ nào? ) - Hướng phấn đấu và học tập của bản thân. III. NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm 1.1. Tìm hiểu chung a. Đối tượng - Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong TPVH -Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học. b. Mục đích chính của dạng đề nghị luận - Dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học, nhưng tác phẩm văn học chỉ là "cái cớ" khởi đầu. - Mục đích chính là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội , đạo lí, tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống... 16 . + Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong TP văn học đó mà bàn luận, kiến giải. + Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay không. c. Đặc điểm Bài viết cho dạng đề này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn: - Phần 1: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề. + Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm. + Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai. - Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. d. Tác dụng - Giải quyết về văn loại này, học sinh có cơ hội được bộc lộ năng lực đọc- hiểu tác phẩm, những hiểu biết, những kiến thức về xã hội. 1.2. Hướng dẫn cách làm bài Tìm hiểu đề - Dạng đề. - Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận. - Yêu cầu thao tác lập luận. - Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng. Lập dàn ý a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề 17 - Nêu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài: * Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện) - Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó. - Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể). - Giải thích vấn đề (nếu cần thiết) - Phân tích - chứng minh: + Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống...; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?.... + Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó.... - Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay + Đánh giá: . Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí) . Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ? (Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận) + Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận...) * Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân - Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa? - Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết 18 thực. c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm. 2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm Đề số 1: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình. Gợi ý:* Yêu cầu về kĩ năng - Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học. - Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp. * Yêu cầu về kiến thức Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân để làm rõ vấn đề. Tìm hiểu đề - Yêu cầu nội dung: Từ vấn đề người chồng đánh vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bàn luận về nạn bạo hành gia đình. - Yêu cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận - Phạm bi tư liệu: Thực tế xã hội Lập dàn ýa. Mở bài: - Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay. - Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu b. Thân bài: * Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội - Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội: Sau khi chụp được bức ảnh "đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" phóng viên Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã man, độc ác. Từ hành động vũ phu đó của người đàn ông hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta suy nghĩ nhiều về hiện tượng bạo 19 hành gia đình. - Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: + Người đàn bà sau một đêm kéo lưới mệt mỏi, quần áo ướt sũng, hai con mắt như đang buồn ngủ thì lại bị người chồng lôi lên bờ đánh tới tấp, lăng nhục đau khổ + Trước hành động vũ phu của chồng người đàn bà vẫn cam chịu, không van xin, luôn sống trong cảnh "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" từ người chồng thô bạo, vũ phu. + Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác - đứa con trai đã lao thẳng vào đánh bố. Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vô cùng thất vọng. Đó chính là hành động bạo lực. * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận - Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình. - Phân tích, chứng minh + Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức thiết của một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạng này diễn ra thường xuyên. . Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thông, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miền núi. . Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu, con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau... + Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quả đáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ nhau... gây ra biết bao tệ nạn xã hội. + Nguyên nhân: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa tâm hồn. . Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xô bồ của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan