Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn

.PDF
90
461
54

Mô tả:

1 HỘI ĐỒNG BỘ MÔN NGỮ VĂN SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN Biên tập, phát hành năm học 2012 - 2013 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh Biên soạn: Đào Minh Trung - ĐT: 0987007361 mail: [email protected] CÂU HỎI 2 ĐIỂM Câu hỏi: Anh/ chị hãy trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh Đáp án: - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. - Người luôn chú ý đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ cho tình cảm chân thật. Mặt khác, nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Khi cấm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích) rồi mới đến Viết cái gì? (nội dung) và Viết như thế nào? (hình thức). Câu hỏi: Anh/ chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh Đáp án: Phong c¸ch nghÖ thuËt cña Hå ChÝ Minh ®éc ®¸o, ®a d¹ng. -V¨n chÝnh luËn: Ng¾n gän, sóc tÝch, lËp luËn chÆt chÏ, lÝ lÏ ®anh thÐp, b»ng chøng thuyÕt phôc, giµu tÝnh luËn chiÕn vµ ®a d¹ng vÒ bót ph¸p, giµu h×nh ¶nh, giäng ®iÖu ®a dang. -TryÖn vµ kÝ: ThÓ hiÖn tÝnh chiÕn ®Êu m¹nh mÏ vµ nghÖ thuËt trµo phóng s¾c bÐn. TiÕng c−êi trµo phóng nhÑ nhµng mµ th©m thuý s©u cay. ThÓ hiÖn chÊt trÝ tuÖ s¾c s¶o vµ hiÖn ®¹i. -Th¬ ca: Phong c¸ch hÕt søc ®a d¹ng, hµm sóc, uyªn th©m, ®¹t chuÈn mùc vÒ nghÖ thuËt, sö dông thµnh c«ng nhiÒu thÓ lo¹i th¬. Cã lo¹i th¬ tuyªn truyÒn cæ ®éng lêi lÏ méc 1 2 m¹c gi¶n dÞ, cã lo¹i th¬ hµm sóc uyªn th©m kÕt hîp gi÷a mµu s¾c cæ ®iển vµ bót ph¸p hiÖn ®¹i. Câu hỏi: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp) - Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu...) - Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương Hồ Chí Minh) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Nhật kí trong tù,Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khua...). Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: -19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Câu hỏi: Mục đích sáng tác tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: Tuyên bố với nhân dân trong nước và trên thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định chính thức quyền tự do độc lập và quyền được hưởng độc lập, tự do của nước ta. Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm. 2 3 Tuyên bố về quyền được hưởng tự do độc lập và khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư luận tái chiếm Việt Nam. Câu hỏi: Bố cục của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh ? Đáp án: + Đoạn l (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập. + Đoạn 2 (từ Thế mà đến d©n chñ céng hoµ): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Câu hỏi: Anh/ chị hãy trình cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” . Bác đã trích dẫn những bản Tuyên ngôn nào? Hãy giải thích vì sao Bác lại trích dẫn những bản Tuyên ngôn ấy? Đáp án: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) Việc trích dẫn nhằm khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, Cách mở bài rất đặc sắc: +Từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. +Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến II vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của câu: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” – trích “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh 3 4 Đáp án: Người đã nâng vấn đề Nhân quyền, Dân quyền lên tầm vóc cao hơn, rộng hơn. Từ quyền bình đẳng, tự do, hạnh phúc của cá nhân lên thành vấn đề quyền của các dân tộc: “suy rộng ra... Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...”. Đây là một suy luận rất quan trọng đối với các nước thuộc địa vì trước khi nói đến quyền con người thì phải đòi lấy quyền của dân tộc. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã vạch trần những Đáp tội án:ác về chính trị của thực dân Pháp đối với dân ta? - Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân Pháp đối với dân ta? Đáp án: - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã vạch trần những tội ác của thực dân Pháp đối với dân ta như thế nào? Đáp án: Pháp kể công "khai hóa", bản Tuyên ngôn kể tội áp bức bóc lột tàn bạo và tội diệt chủng của chúng. Tội nặng nhất là gây ra nạn đói năm giết chết hơn hai triệu đồng bào ta từ Bắc Kì đến Quảng Trị. Pháp kể công "bảo hộ", bản tuyên ngôn kể tội hai lần chúng dâng Đông Dương cho Nhật. Pháp nhân danh Đồng minh đã chiến thắng phát xít, giành lại Đông Dương, bản Tuyên ngôn kể tội chúng phản bội đồng minh: đầu hàng Nhật, khủng bố Cách mạng Việt 4 5 Nam đánh Nhật cứu nước. Bản Tuyên ngôn nói rõ: Dân tộc Việt Nam giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết trong phần cuối tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã tuyên bố với thế giới như thế nào? Đáp án: - Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên) - Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước). Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết giá trị của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do. - Giá trị văn học: + Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc. + Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết đối tượng hướng tới và mục đích của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp. - Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân. Câu hỏi: Anh/ chị hãy cho biết phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện qua “Tuyên ngôn Độc lập’? 5 6 Đáp án: - Văn phong của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập rất đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết phục - Cách lập luận chặt chẽ: dẫn trích mở đÇu bằng lời văn trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Pháp (1791 ) làm cơ sở pháp lí. Dùng thủ pháp tranh luận theo lối: “gậy ông đập lưng ông”, lập luận theo lôgíc tam đoạn luận. - Bằng chứng hùng hồn, không ai chối cãi được. (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hoá ) - Ngòi bút chính luận vừa hùng biện vừa trữ tình, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt. - Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là tác phẩm văn chương đích thực, có thể xem là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới. Câu hỏi: Vì sao xem bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh là áng văn chính luận mẫu mực? Đáp án: Về nội dung: - Là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm đã khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc VN. Tư tưởng ấy phï hîp víi t− t−ëng, tuyªn ng«n cña c¸c cuéc c¸ch m¹ng lín trªn thÕ giíi (Ph¸p vµ MÜ) ®ång thêi gãp phÇn lµm phong phó thªm lý t−ëng cña c¸ch m¹ng thÕ giíi. - B¸c ®· ®øng trªn quyÒn lîi cña d©n téc, cña ®Êt n−íc ®Ó tiÕp cËn ch©n lý cña thêi ®¹i qua lËp luËn suy réng ra “TÊt c¶ c¸c d©n téc trªn thÕ giíi ®Òu sinh ra b×nh ®¼ng, d©n téc nµo còng cã quyÒn sèng, quyÒn sung s−íng vµ quyÒn tù do.” - B¸c ®· ®øng trªn quyÒn lîi cña d©n téc ®Ó kÓ téi thùc d©n Ph¸p. Về nghệ thuật: - Nã thuyết người đọc bằng những lÝ lẽ đanh thÐp, những chứng cứ kh«ng ai chỗi c·i được. - Kết cấu t¸c phẩm mạch lạc, chặt chẽ lập luận sắc bÐn, giµu sức thuyết phục, t¸c động mạnh vµo t×nh cảm người đọc - V¨n phong gi¶n dÞ, ng¾n gän, sóc tÝch, giµu h×nh ¶nh - Giäng v¨n hïng hån, ®anh thÐp cã sù kÕt hîp gi÷a lý trÝ vµ t×nh c¶m Câu hỏi: Trong “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã tạo giá trị pháp lí vững chắc như thế nào? Đáp án: 6 7 - Hồ Chí Minh đã khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập, tự do, quyền bất khả xâm phạm bằng việc trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. - Chứng minh việc xoá bỏ mọi sự dính lứu của Pháp đến Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. - Tuyên bố độc lập, tự do trước toàn thế giới. Câu hỏi: Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh? Đáp án: - Giá trị lịch sử. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của Việt Nam với thế giới; là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta. - Giá trị nghệ thuật: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận đặc sắc, mẫu mực; lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc… ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh Gợi ý làm bài a.Mở bài: Giới thiệu khái quất về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Giới thiệu về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập: là một trong những áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc; đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên Độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước và quyết định vận mệnh của mình. b.Thân bài: b.1.Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. - Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp: + trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại + sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới ->đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. -Ý nghĩa của việc trích dẫn: 7 8 + Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương. + Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc CM, 3 nền Độc lập, 3 bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.) ->cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo. Cách mở đầu tác phẩm rất đặc sắc: từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. ->đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả. Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng. * Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc. b.2.Cơ sở thực tiến của bản Tuyên ngôn * Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp. - Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. - Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện. - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945. ->Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo; hình ảnh gợi cảm, giọng văn hùng hồn. - Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”. - Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. => Lời kết án đầy phẩn nộ, sôi sục căm thù: + Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối, đầu hàng, bỏ chạy..) + Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,... từ đó..) Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ. * Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta - Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh. - Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. 8 9 - Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ :(thoát ly hẳn, xóa bỏ hết.....) mọi đặc quyền, đặc lợi của chóng đối với đất nước ta. - Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”: “Một dân tộc đã gan góc ...được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập” => Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: đó là lối biện luận chặt chẽ, lô gíc, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích ... 3.Lời tuyên bố với thế giới - Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên) - Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước). => Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. c.Kết bài: - Bản Tuyên ngôn Độc lập là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút - Bản Tuyên ngôn Độc lập là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. Đề 2: Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh viết : “Hỡi đồng bào cả nước , “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” . Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do . Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” . Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” . (Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh ) Anh ( chị ) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận . Gợi ý làm bài. a. Mở bài : 9 10 - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào . - Bản Tuyên ngôn Độc lập vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn vừa là một áng văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục. b. Thân bài : - Phân tích giá trị nội dung tư tưởng Đoạn văn khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của dân tộc ta cũng như các dân tộc khác trên thế giới . Hồ Chí Minh đồng tình với những tư tưởng tiến bộ của các bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng ba cuộc cách mạng, ba bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam, Mỹ, Pháp nhằm quốc tế hoá vấn đề độc lập của dân tộc ta. Đoạn văn muốn gợi lại niềm tự hào cao cả của lịch sử dân tộc Việt Nam về các triều đại: Đinh, Lý, Trần, cùng sánh vai với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên đã được Nguyễn Trãi ghi trong Bình Ngô Đại Cáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm chuẩn bị phê phán bản chất phản động của thực dân Pháp đi ngược lại tư tưởng tiến bộ của tổ tiên họ đã 80 năm qua chúng đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. - Phân tích giá trị nghệ thuật Hồ Chí Minh đã dẫn chứng chính xác, từ ý tưởng lời văn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Pháp để tạo cơ sở pháp lý, dùng lời nói của đối phương để so sánh, phản bác âm mưu và hành động trái với công lý của chúng, dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”. Đoạn văn dùng lý lẽ đanh thép, tư duy lý luận sáng tạo “suy rộng ra” , đưa vấn đề độc lập của dân tộc Việt Nam thành vấn đề tiêu biểu cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới . Lập luận của đoạn văn chặt chẽ bằng cách sử dụng nhiều câu văn khẳng định để phủ định những nội dung phản động của hai đế quốc Mỹ và Pháp . Lời văn mạnh mẽ, trong sáng dễ hiểu làm tăng thêm sức thuyết phục bằng lý lẽ của đoạn văn . c. Kết bài : Tóm lại, qua phân tích đoạn văn ta thấy được giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận khéo léo của Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là một trong những đoạn văn chính luận mẫu mực, ngắn gọn súc tích, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn chương bền vững . Với những gi trị đó, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định một chân lý lớn về dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập tự do” với cảm hứng trang trọng, giọng văn tha thiết hùng tráng. Đề 3: Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Gợi ý làm bài a.Mở bài : 10 11 Giới thiệu giá trị to lớn của Tuyên ngôn Độc lập, trong đó nhấn mạnh đến sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn… b.Thân bài : - Bình luận về đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng tới không chỉ đồng bào ta, mà còn có nhân dân thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp… - Bình luận vì sao Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Và từ tuyên ngôn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Người “suy rộng ra” quyền của các dân tộc. - Bình luận về những dẫn chứng Hồ Chí Minh đưa ra để vạch trần tội ác của Pháp với nhân dân ta, sự phản bội phe Đồng minh của Pháp… - Bình luận về những lí lẽ Người đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp… - Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến quyền, đến sự thật chính là để khẳng định quyền của Việt Nam, sự thật về cuộc cách mạng giành chính quyền của Việt Nam… - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, lý lẽ sắc sảo, Người đã thuyết phục toàn thế giới về quyền chính đáng được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam… c.Kết bài: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá. Một trong những giá trị to lớn của nó chính là sức thuyết phục của một áng văn chính luận được coi như “thiên cổ hùng văn”. Đề 4 “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, trang trọng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước vµ thế giới. “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm có giá trị pháp lí, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. Anh/chị hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản “Tuyên ngôn Độc lập” Gợi ý làm bài a.Mở bài: -Văn chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết với mục đích đấu tranh chính trị hoặc thể hiện những nhiệm vụ các mạng qua từng chặng đường lịch sử. -“Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lớn được Hồ Chí Minh viết ra để tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc Việt Nam. -Tác phẩm có giá trị nhiều mặt (nêu nhận định ở trên). b.Thân bài: b.1/Giá trị lịch sử to lớn: - Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong thời điểm lịch sử trọng đại: cách mạng thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”. - Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản “Tuyên ngôn Độc lập” mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác. - “Tuyên ngôn Độc lập” khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp, vạch rõ bộ mặt tàn ác, xảo quyệt của Pháp ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... - “Tuyên ngôn Độc lập” nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để dẫn đến kết luận: “trong 5 năm Pháp bán nước ta 2 lần cho N”. 11 12 - “Tuyên ngôn Độc lập” khẳng định một sự thật lịch sử: gần 1 thế kỉ, nhân dân Việt Nam không ngừng đấu tranh giành độc lập. - “Tuyên ngôn Độc lập” còn chỉ ra một cục diện chính trị mới: đánh đổ phong kiến, thực dân, Phát xít, lập nên chế độ cộng hoà. Lời kết bản “Tuyên ngôn Độc lập” khép lại thời kỳ tăm tối, mở ra 1 kỷ nguyên mới. b.2/ Giá trị pháp lí vững chắc: - Hồ Chí Minh đã khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập, tự do, quyền bất khả xâm phạm bằng việc trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn của Pháp –Mỹ. - Chứng minh việc xoá bỏ mọi sự dính líu của Pháp đến Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. - Tuyên bố độc lập, tự do trước toàn thế giới. b.3/ Giá trị nhân bản sâu sắc: - Trên cơ sở quyền con người, Hồ Chí Minh xây dựng quyền dân tộc. Điều đó có ý nghĩa nhân bản đối với toàn nhân loại đặc biệt nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức, bị tước đoạt quyên con người, quyền dân tộc. - Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp. - Ngợi ca sự anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. - Khẳng định quyền độc lập, tự do và tinh thần quyết tâm bảo vệ chân lí, lẽ phải. b.4/ Giá trị nghệ thuật cao: TN là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại: + Kết cấu hợp lý, bố cục rõ ràng. + Hệ thống lập luận chặt chẽ với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic. + Lời văn sắc sảo, đanh thép, hùng hồn. + Ngôn từ chính xác, trong sáng, giàu tính khái quát, tính khoa học và trí tuệ. Các thủ pháp tu từ được sử dụng tạo hiệu quả diễn đạt cao. c. Kết bài: - TN là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút - TN là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. Đề 5: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh/ chị hãy phân tích bản Tuyên ngôn để làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý làm bài a.Mở bài - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam. 12 13 b.Thân bài b.1/“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá: - Trong bối cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời mang một ý nghĩa lịch sử to lớn, nó là một văn kiện trọng đại, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Nó đánh dấu sự chấm dứt, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân, phong kiến, khép lại một thời kì lịch sử tăm tối, nô lệ hàng trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, mở ra một kỉ nguyên mới - độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. - Mặt khác, với nội dung khái quát sâu sắc, trang trọng cùng tầm vóc của tư tưởng, tầm văn hóa lớn, bản Tuyên ngôn ra đời đã khẳng định được vị thế bình đẳng, lập trường chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX; đồng thời, đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân đế quốc, vạch trần dã tâm quay trở lại xâm lược cùng bản chất tàn bạo của chúng trước dư luận quốc tế. b.2/“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc: - “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn mà còn là một văn bản chính luận đặc sắc, nối tiếp tự nhiên các “áng hùng văn” trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương. - Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mĩ của Hồ Chí Minh. Điều đó trước hết được thể hiện ở: *Cách nêu vấn đề và khẳng định chân lí khách quan của vấn đề: Người nhằm nêu lên vấn đề Nhân quyền, Dân quyền - quyền của con người và quyền của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Người dẫn: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” (Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ). “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp, 1791). Từ những “lời bất hủ” của hai nước, Người “suy rộng ra” câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả mọi người sinh ra trên trái đất đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp - thế kỉ XVIII – là di sản tư tưởng của nhân loại, đánh dấu buổi bình minh của cuộc cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến và có công lao nêu lên thành nguyên tắc pháp lí, quyền cơ bản của con người thì không có lí gì những quyền ấy chỉ thuộc về hai nước. Vì vậy, Người đã lấy hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của lịch sử nhân loại để mở đầu cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam, để khẳng định quyền của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trước nhân dân thế giới. “Suy rộng ra”, đó là chân lí khách quan, là lẽ phải, không ai chối cãi được.’ Cách viện dẫn của Người mang lại ý nghĩa rất sâu sắc: vừa khôn khéo, vừa kiên quyết, vừa sáng tạo. - Khôn khéo, kiên quyết ở chỗ: lấy “gậy ông đập lưng ông”. Người vừa tỏ ra tôn trọng những danh ngôn bất hủ của họ, vừa nhắc nhở họ đừng phản bội lại tổ tiên mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ “tự do, bác ái” mà họ đã giương cao trong các cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc họ. 13 14 - Khôn khéo và sáng tạo ở chỗ: Người viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới có nghĩa là Người đã đặt ba cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của ba nước ngang hàng nhau; ba nền độc lập và ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau. Đó là mạch ngầm văn bản khiến cho bất cứ ai tinh tế trong nhận định phải giật mình vì sự thâm thúy, sâu sắc của Người. Trong bản Tuyên ngôn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi khi xưa, người anh hùng đã khẳng định chủ quyền độc lập của mỗi quốc gia: Đinh, Lí, Trần ... cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên... mỗi bên xưng đế một phương, thật rạch ròi, rõ ràng và đối xứng. Đó là chân lí bất khả xâm phạm của mỗi nước. Trong bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh cũng vậy, Người đặt quyền của ba nước là ngang hàng nhau là thể hiện niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khẳng định vị thế của một đất nước đầy kiêu hãnh trước thế giới. Đó là hành động cách mạng táo bạo, tài tình trong xử thế chính trị của Người. -Sáng tạo ở chỗ: Người đã nâng vấn đề Nhân quyền, Dân quyền lên tầm vóc cao hơn, rộng hơn. Từ quyền bình đẳng, tự do, hạnh phúc của cá nhân lên thành vấn đề quyền của các dân tộc: “suy rộng ra... Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...” -Cụm từ “Suy rộng ra” thật thông minh, chặt chẽ, đanh thép như: “Một phát súng lệnh khởi đầu cho sự tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới” (Nguyễn Đăng Mạnh), là đòn đánh phủ đầu vào âm mưu tái chiếm của Pháp và sự can thiệp của các thế lực vào nền độc lập, tự chủ của Việt Nam; đồng thời, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của dư luận quốc tế. Nhà xuất bản Sự thật năm 1967 cũng viết: “Cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã nhìn quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đề có quyền quyết định lấy vận mệnh của riêng mình.” ->Cách viện dẫn bằng những danh ngôn bất hủ, nổi tiếng của hai cường quốc, đó là hành động táo bạo, là tài nghệ sáng suốt của Hồ Chí Minh. Người đã đưa ra những lí lẽ ngắn gọn, sắc sảo, “lạt mềm buộc chặt”; những bằng chứng; những chân lí không ai chối cãi được. Tất cả kết tinh từ tầm tư tưởng, văn hóa lớn của Hồ Chí Minh nói riêng và của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì Nhân quyền, Dân quyền của dân tộc và của cả nhân loại nói chung. Có thể nói đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn tiêu biểu cho vẻ đẹp văn chương chính luận mẫu mực. *Cách tác giả luận tội kẻ thù: - Người lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với Đông Dương. + Người vạch trần bản chất lợi dụng lá cờ “tự do, bác ái” để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta của bọn chúng. Đó là hành động phi nghĩa, phi nhân đạo. + Người tố cáo những hành động: .Bóc lột về kinh tế: chúng bóc lột nhân ta đến tận xương tủy, cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng; đặt ra trăm thứ thuế khóa nặng nề cho nông dân; không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên; công nhân bị bóc lột tàn nhẫn... .Đàn áp về chính trị: chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do nào, chúng thi hành những luật pháp dã man, chia để trị, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu... .Nô dịch về văn hóa: chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm suy nhược giống nòi của ta... 14 15 .Tội ác chúng gây ra ở mọi mặt đời sống, ở mọi đối tượng nông dân, công nhân, thợ thủ công. Kết quả là bọn chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp “từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói” + Người nhắc đi nhắc lại bằng các điệp ngữ và các động từ mạnh chỉ hành động tội ác khác nhau của chúng: chúng thi hành.., chúng lập ra..., chúng chém giết..., chúng tắm..., chúng ràng buộc..., chúng dùng..., chúng độc quyền..., chúng đặt ra..., chúng không cho..., chúng bóc lột... + Kết hợp với giọng điệu đanh thép liên hoàn, trùng điệp làm nổi bật lên tội ác chồng chất của giặc. -Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo trá, vô liêm xỉ của thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã từng huênh hoang “bảo hộ”, “khai hóa văn minh” cho nước ta, Người chứng minh: + Mùa thu năm 1940: Nhật xâm lược nước ta thì Pháp quỳ gối đầu hàng, Pháp đã bỏ chạy, đầu hàng, kết quả là trong 5 năm, Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật. Vậy là “bảo hộ” hay hèn nhát? Là có công hay có tội? + Người khẳng định: chúng ta lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Sự thật là từ năm 1940 ta là thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp. Nhật đầu hàng Đồng minh, ta nổi dậy giành chính quyền: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Ta đánh đổ chúng dựng lên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Người láy đi láy lại hai chữ “sự thật...”, “sự thật là...”, “sự thật là...”, vì không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn là lí lẽ của sự thật. Sự thật còn là những bằng chứng xác đáng không ai có thể bác bỏ được. - Bản Tuyên ngôn ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa và tinh thần nhân đạo của dân tộc ta. Người đưa ra những mặt đối lập làm nổi bật bản chất giữa ta và địch: + Khi phát xít Nhật vào Đông Dương thì Pháp đầu hàng, trong khi đó thì ta tiến hành kháng Nhật. + Trong khi thực dân Pháp đầu hàng Nhật và không hợp tác với ta mà ngược lại còn khủng bố, giết chết số đông tù chính trị của ta ở Yên Bái và Cao Bằng. + Khi người Pháp thua chạy, ta đã “giúp, cứu, bảo vệ” tính mạng và tài sản cho họ. Như vậy thì ai đã bảo hộ cho ai? Những hành động ấy chẳng phải đã chứng minh bản chất vô nhân đạo, hèn nhát của chúng và tinh thần chính nghĩa, thái độ khoan hồng, nhân đạo của ta? => Với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, Người đã vạch rõ tội ác bản chất tàn bạo, hèn nhát, huênh hoang của giặc; đồng thời ca ngợi tinh thần chính nghĩa, anh dũng, nhân đạo của nhân dân ta. *Tuyên ngôn của bản Tuyên ngôn: - Người đã sử dụng câu văn chỉ có chín chữ mà tóm lược đầy đủ các sự kiện: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Người đã dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và vô cùng oanh liệt của dân tộc, đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như một tất yếu lịch sử. Đó cũng chính là lời tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam độc lập. - Tất cả các sự kiện trên là “sự thật” nên Người đã ràng buộc các nước Đồng minh phải công nhận nền độc lập của Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn”, “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”. Đó là cách nói 15 16 “lạt mềm buộc chặt”, đánh vào lòng tự trọng của họ và buộc họ phảo ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. - Người còn tuyên bố thoát li, xóa bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. - Người khẳng định quyền độc lập của một dân tộc đã phải đổi bằng xương máu của mình “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” - Người còn cảnh báo đối với kẻ thù: để bảo vệ thành quả thì dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo về, giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. => Lời kết như sấm truyền cảnh báo cho kẻ thù từ ngàn xưa vọng về tinh thần bất khả xâm phạm của dân tộc: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm - Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” *“Tuyên ngôn độc lập” là áng văn sắc sảo mà giàu tính thẩm mĩ, có sức thuyết phục, lay động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam: - Khi luận tội kẻ thù, Người thể hiện thái độ căm phẫn “chúng lập ra ... chúng thẳng tay...” - Người xót thương khi nói đến nỗi đau của dân tộc “Chúng chém giết ... tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu... nòi giống ta suy nhược... dân ta nghèo, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều...”. - Tình cảm tha thiết, mãnh liệt; thái độ kiên quyết khi Người nói đến quyền được hưởng độc lập, tự do của dân tộc cũng như quyết tâm đến cùng bảo vệ nền độc lập ấy: “Sự thật là... sự thật là... chúng tôi tin rằng... quyết không thể... một dân tộc... một dân tộc, dân tộc đó...”. Điệp ngữ được nhấn đi nhấn lại toát lên khát vọng, ý chí mãnh liệt của Người cũng như của cả dân tộc Việt Nam. - Giọng điệu khi nồng nàn, tha thiết, khi xót xa thương cảm, khi hừng hực căm thù, khi hào sảng khích lệ. Tất cả tạo nên “áng hùng văn” của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. c.Kết bài “Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh, Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Tác phẩm được đánh giá là văn bản chính luận mẫu mực bởi kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kì lạ, có sức lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam và cả thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” rất xứng đáng là áng văn muôn đời. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Phạm Văn Đồng Biên soạn: Phan Đặng Trung – ĐT: 0984997966 mail: [email protected] A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906-2000), quê: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi. - Qúa trình tham gia cách mạng: Tham gia cách mạng từ năm 1925. Năm 1929 bị bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1936 ra tù tiếp tục hoạt động. - Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Chính phủ Lâm thời và giữ nhiều chức vụ quan trọng. 16 17 - Là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, nhà văn hóa lớn được tặng Huân chương Sao vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác. - Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, ông còn có những tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật: Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ,… II. Tác phẩm: 1. Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí văn học số 7-1963, nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888). 2. Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1963, tình hình ở miền Nam có nhiều biến động lớn. Phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công được phát động ở khắp nơi. - Mĩ-Ngụy thay đổi chiến thuật, chiến lược chuyển từ chiến trnh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. - Những nhà sư tự thiêu: Hòa thượng Thích Quảng Đức (Sài-Gòn 11/6/1963), Tu sĩ Thích Thanh Huệ (Huế 13/8/1963) . 3. Mục đích: - Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. - Bài viết có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiếm lĩnh kiến thức về tác gia Nguyễn Đình Chiểu. - Nhằm khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiều. Đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của ông, đồng thời khôi phục giá trị đích thực cho tác phẩm “Lục Vân Tiên”. - Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời. - Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc. 4. Bố cục: Chia làm ba đoạn - Đoạn 1: từ đầu đến “một trăm năm”. Cách nêu vấn đề: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. - Đoạn 2: tiếp đến “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”. Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước. Thơ Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam bộ. “Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của NĐC. - Đoạn 3: phần còn lại. Nêu cao địa vị tác dụng của văn học nghệ thuật. Nêu cao sứ mạng lịch sử của người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa tư tưởng. B. CÂU HỎI LÍ THUYẾT: Câu 1: Vì sao Phạm Văn Đồng lại ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc? Gợi ý trả lời: Phạm Văn Đồng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là vì: - Nguyễn Đình Chiểu có khí tiết của một người chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn. - Ở Nguyễn Đình Chiểu, quan niệm về văn chương hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người, “văn tức là người”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của người chiến sĩ. “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu.” - Ánh sáng rực rỡ nhất làm nên “ngôi sao” Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn yêu nước: 17 18 + “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu “ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục, nhưng vĩ đại”. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người rung động trước những hình tượng sinh động và não nùng của những con người suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho dân tộc những hình tượng nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước đó: người chiến sĩ xuất thân từ nông dân, “xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đóa hoa, những hòn ngọc rất đẹp như bài Xúc cảnh. - Làm nên vị trí “ngôi sao sáng” của Nguyễn Đình Chiểu còn có ánh sáng tỏa ra từ truyện Lục Vân Tiên - “tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu và rất được phổ biến trong dân gian”. + Lục Vân Tiên là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!” + Lục Vân Tiên mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân, cả thời xưa lẫn thời nay, và do đó, được họ cảm xúc và thích thú. Truyện Lục Vân Tiên lại có một lối kể chuyện, nói chuyện nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian. Câu 2: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời, giá trị tư tưởng và nghệ thuật chủ yếu của bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Gợi ý trả lời: 1. Nêu hoàn cảnh ra đời: Bài viết đăng trên Tạp chí văn học số 7- 1963, nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.( 3/7/1888), khi phong trào đấu tranh chống Mĩ – Diệm đang lên cao ở miền Nam, nhất là cuộc Đồng Khởi ở Bến tre, nơi Nguyễn Đình Chiểu đã trút hơi thở cuối cùng. 2. Trình bày ngắn gọn giá trị tư tưởng và nghệ thuật chủ yếu: a) Về tư tưởng: - Phạm Văn Đồng đã thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ về con người và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: trong bầu trời văn nghệ của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu là “một vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn thì càng thấy sáng”: - Qua cảm nhận của tác giả, Nguyễn Đình Chiểu có khí tiết của một người chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn. - Ở Nguyễn Đình Chiểu, quan niệm về văn chương hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người, “văn tức là người”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của con người chiến sĩ. “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu.” - Phạm Văn Đồng nhận thấy thơ văn yêu nước là đóng góp vô giá của Nguyễn Đình Chiểu: + “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu “ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở 18 19 chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục, nhưng vĩ đại”. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người rung động trước những hình tượng sinh động và não nùng của những con người suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho dân tộc những hình tượng nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước đó: người chiến sĩ xuất thân từ nông dân, “xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đóa hoa, những hòn ngọc rất đẹp như bài Xúc cảnh. - Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của truyện Lục Vân Tiên trong mối liên hệ mật thiết với đời sống của nhân dân và nhận thấy Lục Vân Tiên là “tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu và rất được phổ biến dân gian”. + Phạm Văn Đồng cho thấy, Lục Vân Tiên là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!” + Lục Vân Tiên mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân, cả thời xưa lẫn thời nay, và do đó, được họ cảm xúc và thích thú. Truyện Lục Vân Tiên lại có một lối kể chuyện, nói chuyện nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian. - Giá trị của bài văn còn ở chỗ, viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã thể hiện nhiệt huyết của một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết kết hợp hài hoà giữa sự trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại của mình. b) Về nghệ thuật: - Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn được làm nên từ kết cấu thống nhất và chặt chẽ, các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc. - Tác giả luôn giữ được sự trung thực và công bằng trong khi nghị luận khi thừa nhận những sự thật như: “Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, hay “văn chương của Lục Vân Tiên” có những chỗ “lời văn không hay lắm”. Câu 3: Anh/chị hãy trình bày vắn tắt những luận điểm chủ yếu trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng. Anh/chị có nhận xét gì về trật tự sắp xếp của những luận điểm ấy? Gợi ý trả lời: - Trình bày vắn tắt những luận điểm chủ yếu: “Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu) là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn”; “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bĩ…”; “Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian…”. - Nhận xét về trật tự sắp xếp: Không theo trật tự thời gian, nhằm làm nổi bật mục đích nghị luận. C. DÀN BÀI THAM KHẢO 1. Đặt vấn đề: Luận đề “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đãng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là lúc này”: 19 20 Cách nêu vấn đề mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn. Với 4 câu ngắn, dài và vừa nêu 4 nhiệm vụ khác nhau: - C1: “Ngôi sao…lúc nay” giới thiệu khái quát tầm vóc của Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của nước ta bằng hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao” và nghịch lý. Thể hiện sự nhiệt tình ngợi ca, gợi tò mò. - C2:Tiếp tục phát triển và làm rõ hình ảnh biểu tượng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu “Vì sao…càng thấy sáng” cái nhìn khoa học có ý nghĩa như một định hướng tìm hiểu văn chương Nguyễn Đình Chiểu. - C3: khẳng định và nhấn mạnh ý câu 2 “Văn chương … đống thóc mẩy vang” đó là văn chương đích thực. - C4: “Có người … một trăm năm” nêu ra hiện tượng hiểu biết, đánh giá chua đầy đủ và sâu sắc về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để có cái nhìn toàn diện, chính xác về thơ văn của ông trong mối quan hệ với thời đại và lịch sử qua hình ảnh so sánh biểu tượng xác đáng “khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nưóc chống bọn xâm lược Pháp”. Cách đặt vấn đề phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học của Phạm Văn Đồng; Trân trọng, đúng đắn, toàn diện và mơi mẻ. 2. Giải quyết vấn đề: a. Luận điểm 1: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta” Đánh giá về cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: * Cuộc đời: Tác giả chọn lọc, làm rõ những đặc điểm riêng nổi bật của ông: ảnh hưởng của quê hương, gia đình và hoàn cảnh lịch sử, bị mù giữa tuổi thanh niên, công danh dang dở Câu “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” chỉ phẩm chất tính cách của Lục Vân Tiên – nhưng cũng là phẩm chất con người Nguyễn Đình Chiểu. Nhận định “Đời sống… tôi tớ của chúng” thật xác đáng và sâu sắc. “Sự đời … tấm gương” thể hiện rõ hoàn cảnh, tâm trạng và khí tiết, tâm nguyện của nhà thơ mù nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đánh giá về cuộc đời nhưng tác giả không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu mà nhấn mạnh khí tiết của “một chí sĩ yêu nước” trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn. * Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người “Văn tức là người”. Với ông viết văn làm thơ là một thiên chức. Văn thơ là vũ khí, là thuyền chở đạo lí; chiến đấu với bọn gian tà; ca ngợi chính nghĩa , đạo đức quí trọng ở đời “Chở bao….bút chẳng tà”. Luận điểm có tính khái quát, luận cứ cụ thể, tiêu biểu , có sức cảm hóa. b. Luận điểm 2: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau suốt 20 năm trời” Phân tích, đánh giá giá trị thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu: - Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng đau thương và anh dũng của dân tộc: dẫn chứng bằng thực tế lịch sử: triều đình nhà Nguyễn bạc nhược từng bước đầu hàng, nhân dân Nam Bộ vùng lên làm cho kẻ thù khiếp sợ và khâm phục. - Thơ văn tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của thời đại. - Phần lớn thơ văn của Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước và than khoc những người nghĩa sĩ dã trọn nghĩa vì dân, đặc biệt là người 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan