Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tài liệu ôn thi công chức, viên chức chuyên ngành công tác hội hội cựu chiến bin...

Tài liệu Tài liệu ôn thi công chức, viên chức chuyên ngành công tác hội hội cựu chiến binh

.DOCX
91
1950
90

Mô tả:

TÀI LIỆU ÔN THI CC,VC CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC HỘI HỘI CỰU CHIẾN BINH NGHỊ QUYẾT VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI (Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) Đất nước ta trải qua một thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu nước lâu dài. Sau khi hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang nhân dân, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ đã trở về quê hương; một bộ phận chuyển ngành sang công tác ở các cơ quan Đảng và Nhà nước, các lĩnh vữc kinh tế, văn hóa – xã hội… Trực yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng cần tăng cường lãnh đạo cộng tác vận động cựu chiến binh để tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, phát huy tiềm năng to lớn của cựu chiến binh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. I- Tình hình cựu chiến binh và công tác của Hội Cựu chiến binh Việt Nam Từ ngày thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự giúp đỡ của chính quyền và sự phối hợp của các ngành, các đoàn thể quần chúng, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ chức rộng khắp trong cả nước, hoạt động đạt được nhiều kết quả, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nươc. Trong điều kiện mới, tuyệt đại đa số cựu chiến binh tiếp tục hăng hái tham gia các cuộc vận động, các phong trào cách mạng ở cơ sở, có nhiều gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Tỉ lệ cựu chiến binh tham gia trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhẩt là ở cơ sở khá cao. Nhiều cựu chiến binh đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường hợp đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hội đã động viên, hướng dẫn anh chị em cựu chiến binh tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, nhất là góp phần giữ 1 vững ổn định chính trị ở cơ sở. Tổ chưc và hoạt động của Hội ngày càng được mở rộng: phong trào cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo thu được nhiều kết quả tốt; Hội tích cực tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương; tích cự đấu tranh chống những quan điểm sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Hội đề xuất được nhiều kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, góp ý bổ sung, sửa đổi nhiều chính sách liên quan đến cựu chiến binh, người có công với cách mạng; phối hợp với Đòan thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; tham gia bước đầu có hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân. Hội Cựu chiến binh Việt Nam xứng đáng là một đoàn thể chính trị xã hội, là chỗ dựa tin cậy của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động của Hội và đội ngũ cựu chiến binh còn một mặt yếu: - Chưa thu hút được hầu hết cựu chiến binh vào Hội. Phong trào hoạt động của Hội chưa đồng đều giữa các vùng, các địa phương, nhất là chưa đi sâu vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vào từng đối tượng cựu chiến binh; còn chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đầy dủ, thường xuyên việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh. - Đời sống vật chất và tinh thần một bộ phận cựu chiến binh, nhất là ở vúng sâu, vùng xa, miền núi còn nhiều khó khăn. - Khi trở về sinh sống tại địa phương, một số cựu chiến bin ít được thông tin, học tập thường xuyên nên hiểu biết về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. - Một số cựu chiến binh thiếu tu dưỡng rèn luyện, không giữ vững và phát huy truyền thống phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong cuộc sống mới, chưa hăng hái tham gia nhiệm vụ chính trị - xã hội; một số ít còn biểu hiện bảo thủ, trì trệ, hoặc công thần, tiêu cực. Có người còn giảm sút lòng tin vào sự lãnh dọa của Đảng, suy thoái về đạo đức, thậm chí tham gia vào một só vụ gây rối trật tự xã hội. II- Quan điểm của Đảng về cựu chiến binh. 1- Cựu chiến binh Việt Nam xuất thân từ các tầng lớp xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mà phần lớn là từ các giai cấp lao động, đã chiến 2 đấu, trưởng thành trong các lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng thành lập, tổ chức và lãnh đạo, được rèn luyện qua các cuộc kháng chiến oanh liệt, có những cống hiến rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng cách mạng tuyệt dối trung thành với Đảng; có kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước; phần lớn còn sức lao động. Đảng, Nhà nước, toàn xã hội cần tạo điều kiện, bồi dưỡng và vận động để cựu chiến binh tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đóng góp vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới. 2- Công tác cựu chiến binh là một trong những công tác vận động quần chúng quan trọng của Đảng, là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các cấp, cách ngành, của toàn xã hội, trong đó Hội Cựu chiến binh là nòng cốt, nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của cựu chiến binh đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3- Đảng, Nhà nước, xã hội động viên cựu chiến binh phát huy tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết, tương thân, tương ái để giúp nhau cải thiện và nâng cao đời sống; đồng thời, quan tâm chăm lo đến đời sống và các quyền lợi hợp pháp của cựu chiến binh. 4- Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện ý chí và quyền lợi của cựu chiến binh, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội. III- Nhiệm vụ. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ “đối với cựu chiến binh, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp nhau cải thiện đời sống; góp phần giáo dục truỳên thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ”. Trong giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động cựu chiến binh cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: 1- Bồi dưỡng cựu chiến binh tiếp tục rèn luyện phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kiến thứ về kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật…Kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm, tư tưởng sai trái, ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, công thần. 3 2- Động viên cựu chiến binh tích cực học tập, phát huy tiềm năng, kinh nghiệm của mình cùng các tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh. 3- Giúp đỡ thiết thực, cụ thể phong trào cựu chiến binh đoàn kết, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa trong hội viên cựu chiến binh. 4- Động viên cựu chiến binh phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và bằng sự gương mẫu của mình giáo dục con cháu xây dựng gia đình văn hóa mới, góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ. 5- Tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. IV- Tổ chức thực hiện. 1- Hội Cựu chiến binh: - Tham mưu giúp cấp ủy đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên thực hiện tốt 5 nhiệm vụ nêu trên. - Các cấp hội cần chủ động đổi mới nội dụng, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp, sinh hoạt hội viên; coi trọng sinh hoạt tư tưởng văn hóa, dân chủ, gắn bó tình đồng đội; đi sau vào từng đối tượng, từng thế hệ, từng lứa tuổi cựu chiến binh, các vùng, miền khác nhau, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chính. - Đối với anh chị em hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, Hội Cựu chiến binh các cấp phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan quân sự địa phương, các ngành chức năng cùng cấp, bằng các hình thức thích hợp, tập hợp, bồi dưỡng, động viên anh chị em phát huy vai trò tích cực và tiềm năng của cựu quân nhân trong các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở. 2- Các cấp ủy và tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những việc sau: - Thường xuyên chỉ đạo, phổ biến kịp thời những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nứơc cho hội cựu chiến binh, lãnh đạo công tác vận động cựu chiến binh tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước; tăng 4 cường lãnh đạo, chỉ đạo về chính trị, tư tưởng, tổ chức và định hướng hoạt động của các cấp hội, nhất là cấp cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để các cấp hội góp ý kiến xây dựng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể nhân dân các cấp xấy dựng mối quan hệ và phối hợp hoạt động với Hội Cựu chiến binh trong các nhiệm vụ liên quan, tạo sức mạnh tống hợp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách cần thiết cho hoạt động của Hội theo chính sách chung của Nhà nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội. - Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp cùng Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các ban, ngành có liên quan giúp Bộ Chính trị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết này và hằng năm báo cáo kết quả với Bộ Chính trí và Ban Bí thư. Nghị quyết này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ đảng và chi hội cựu chiến binh. 5 KẾT LUẬN VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHOÁ IX) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI (Kết luận số 66 –KL/TW, ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng) Sau khi xem xét báo cáo của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09NQ/TW, ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng kết luận như sau: I. Tình hình thực hiện Nghị quyết Sau khi có Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, các cấp uỷ đảng đã có nhiều biện pháp tích cực lãnh đạo, triển khai thực hiện, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tạo được sự chuyển biến quan trọng về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác cựu chiến binh. Quán triệt các quan điểm của Đảng nêu trong Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam ngày 18/10/2005; Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cựu chiến binh; ban hành chính sách đối với quân nhân tham gia chống Pháp, chống Mỹ chưa được hưởng chế độ, tạo điều kiện pháp lý cho hoạt động của Hội Cựu chiến binh, kịp thời động viên, phát huy được vai trò của cựu chiến binh trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc, hoạt động có hiệu quả, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; hoạt động tình nghĩa, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm và các tệ nạn xã hội; giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; vận động, tập hợp, phát huy vai trò tích cực của cựu quân nhân ở cơ sở; tham gia công tác đối ngoại nhân dân... 6 Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục khẳng định là một đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động có hiệu quả, được cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân tin tưởng, ghi nhận và đánh giá cao; nhất là việc tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở và hoà giải trong nhân dân. Tuy nhiên, trong thực hiện Nghị quyết còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, đó là: - Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, một số ít cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng về cựu chiến binh và công tác cựu chiến binh, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên việc triển khai thực hiện Nghị quyết nên kết quả còn hạn chế. Sự phối hợp của một số cơ quan chức năng trong hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh chưa chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, có mặt chưa phù hợp với thực tiễn; một số nơi triển khai chậm, chưa thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh. - Hội cựu chiến binh một số nơi quán triệt chưa sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của Hội nên thiếu tích cực, chủ động trong việc tham mưu với cấp uỷ đảng, phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể. Tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh chưa được rộng khắp trong các cơ quan, doanh nghiệp, chậm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; còn một số ít cựu chiến binh thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ vững và phát huy được bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trong tình hình mới. II. Nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết 1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) và Kết luận này của Ban Bí thư (khoá X), tạo sự thống nhất về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hôi các cấp, của cán bộ, đảng viên đối với công tác cựu chiến binh và hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết đã nêu, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 2. Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của cựu chiến binh trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân...góp phần bảo đảm sự 7 đồng thuận xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. 3. Các cấp uỷ đảng chỉ đạo hội cựu chiến binh cùng cấp chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, liên kết, liên tịch phù hợp với chức năng, nhiệm cụ của hội; xác định rõ trách nhiệm, cơ quan chủ trì; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả. 4. Kết hợp chặt chẽ việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", động viên cựu chiến binh nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trong tình hình mới. 5. Chăm lo xây dựng tổ chức hội cựu chiến binh trong sạch, vững mạnh; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động. Chú trọng tới các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các đơn vị sự nghiệp và các loại hình doanh nghiệp đang còn lúng túng trong tổ chức và hoạt động. Tích cực tham gia giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và nhân dân. 6. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới. III. Tổ chức thực hiện 1. Các cấp uỷ đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ban, ngành, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh căn cứ nội dung Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng để triển khai tổ chức thực hiện. 2. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành chức năng tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cựu chiến binh để bổ sung, điều chỉnh chính sách và các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cựu chiến binh và hội cựu chiến binh thực sự đi vào cuộc sống. 3. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể về tổ chức, biên chế ở các cấp hội cho phù hợp; cơ cấu nhân sự tham gia cấp uỷ cơ sở; tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; chế độ tiền 8 lương, phụ cấp của cán bộ quân đội đã nghỉ hưu tham gia công tác hội các cấp cho phù hợp với đặc thù của Hội Cựu chiến binh và Luật Cán bộ, công chức. 4. Hội cựu chiến binh chủ động tham mưu với cấp uỷ đảng, làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động cựu chiến binh tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) và nội dung Kết luận này của Ban Bí thư (khoá X), xây dựng thành chương trình, kế hoạch hoạt động ở từng cấp. Hội Cựu chiến binh chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành chức năng cùng cấp làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền để tập hợp những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trở về địa phương, đơn vị sinh hoạt trong các câu lạc bộ cựu quân nhân ở cơ sở. Chính quyền địa phương, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi để các câu lạc bộ cựu quân nhân ở cơ sở hoạt động có hiệu quả. 5. Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kết luận, hằng năm, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư; định kỳ 3 năm tiến hành sơ kết và sau 5 năm tổ chức tổng kết trên phạm vi toàn quốc. Kết luận này được phổ biến đến chi bộ./. 9 PHÁP LỆNH CỰU CHIẾN BINH CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ vào Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25 tháng 11 năm 2004 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005; Pháp lệnh này quy định về Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng áp dụng Pháp lệnh này áp dụng đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cơ quan, tổ chức, đơn vị và mọi công dân. Điều 2. Cựu chiến binh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm: 1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945; 2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; 3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; 4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; 5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 10 Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 3. Hội Cựu chiến binh Việt Nam Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều 4. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh Ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh. Điều 5. Hành vi bị nghiêm cấm 1. Lợi dụng danh nghĩa, uy tín Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 2. Ngăn cản hoạt động hợp pháp của Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 3. Xâm hại sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh. Chương 2: CỰU CHIẾN BINH Điều 6. Chính sách đối với Cựu chiến binh 1. Nhà nước có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Cựu chiến binh; tập hợp, động viên và phát huy tiềm năng của Cựu chiến binh, tạo điều kiện để Cựu chiến binh tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm điều trị, phục hồi sức khỏe và các hoạt động tình nghĩa đối với Cựu chiến binh. 3. Trong từng thời kỳ, Nhà nước ban hành chính sách, chế độ cụ thể đối với Cựu chiến binh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 7. Quyền lợi của Cựu chiến binh 1. Cựu chiến binh là người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 11 2. Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ. 3. Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo. 4. Cựu chiến binh hết tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội. 5. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ và được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ. 6. Cựu chiến binh được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo quy định của Điều lệ Hội, của pháp luật. Điều 8. Nghĩa vụ của Cựu chiến binh 1. Cựu chiến binh phải phát huy truyền thống cách mạng, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích của dân tộc. 2. Cựu chiến binh phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, học tập, tuyên truyền, vận động nhân dân, gia đình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 3. Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tham gia hoà giải, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Chương 3: HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM Điều 9. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện. 12 2. Hội Cựu chiến binh Việt Nam hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội. Điều 10. Tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam 1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến cơ sở, bao gồm: a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn. 2. Trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức thích hợp của Cựu chiến binh hoạt động theo quy định của Pháp lệnh này và Điều lệ Hội. Điều 11. Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 1. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. 2. Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh. 3. Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở. 4. Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức các hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. 13 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh. 6. Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. 7. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ. Điều 12. Bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh Việt Nam Hội Cựu chiến binh Việt Nam có bộ máy giúp việc. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. Điều 13. Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam Kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Hội Cựu chiến binh Việt Nam được nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật đối với tài sản mà Nhà nước giao và tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tặng cho. Chương 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH, HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM Điều 14. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ 1. Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành hoặc kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Cựu chiến binh hoạt động. Điều 15. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cấp kinh phí cho Hội Cựu chiến binh cùng cấp hoạt động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Cựu chiến binh, tạo điều 14 kiện để Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Cựu chiến binh tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật. Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Cựu chiến binh hoạt động. Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17. Hiệu lực thi hành Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Điều 18. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Ban chấp hành trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. 15 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU PHÁP LỆNH CỰU CHIẾN BINH (Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, ngày 12/12/2006 của Chính phủ) Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh về Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Điều 2. Cựu chiến binh Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau: 1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. 2. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng). 3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm: a) Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương); 16 b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc); c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước. 4. Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước. 5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm: a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành. 6. Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau: a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc; b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích. 7. Việc xác nhận cựu chiến binh: a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận; b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận; 17 c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận. 8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Điều 3. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 1. Ngày 6 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống cựu chiến binh. 2. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh nhằm: a) Tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta; b) Động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương sáng trong giáo dục cho thế hệ trẻ. 3. Kịp thời tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của cựu chiến binh; tuyên truyền về cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động khác để động viên, giúp đỡ Cựu chiến binh. Chương 2: CỰU CHIẾN BINH Điều 4. Chính sách đối với Cựu chiến binh 1. Cựu chiến binh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, tài sản để đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, thể dục dưỡng sinh đối với Cựu chiến binh và tài trợ cho các hoạt động giúp đỡ Cựu chiến binh ở cộng đồng dân cư hoặc trung tâm điều trị, phục hồi sức khoẻ. 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ Cựu chiến binh tổ chức tham quan du lịch, nghỉ ngơi, điều dưỡng. Điều 5. Quyền lợi của Cựu chiến binh 18 1. Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 2. Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội: a) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giao đất, giao rừng, giao mặt nước thực hiện theo quy hoạch của Trung ương, địa phương và quy định của pháp luật về đất đai; b) Khi được giao đất, giao rừng, giao mặt nước Cựu chiến binh có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật; 3. Nhà nước khuyến khích Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật. 4. Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động. 5. Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được: a) Ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế; b) Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách - xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo; chính quyền địa phương, Ngân hàng chính sách - xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để Cựu chiến binh được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật. 6. Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc, được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh theo các quy định và chế độ bảo hiểm y tế hiện hành. 7. Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội. 8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi 19 thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện. 9. Cựu chiến binh trong biên chế làm công tác Hội Cựu chiến binh được Hội cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành. 10. Cựu chiến binh được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Chương 3: HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM Điều 6. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thực hiện theo Điều 9 Pháp lệnh Cựu chiến binh. Điều 7. Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm: a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn. 2. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. 3. Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau: a) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; b) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan