Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Tài liệu ôn tập môn ngữ văn lớp 12 phần 3...

Tài liệu Tài liệu ôn tập môn ngữ văn lớp 12 phần 3

.PDF
306
1350
70

Mô tả:

Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn 1. H.A.N.N.A.P.A NHÂN VẬT A PHỦ Bấy giờ đƣơng Tết cả của ngƣời Mông trên núi. Tết không một ngày mà hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mƣa để làm mùa, thế là nghỉ ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, hôm nay cả xóm chén ở nhà này, mai nhà khác mổ lợn, tiết canh cả chậu xắn từng miếng cứ linh đình, ăn tết lần lƣợt mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái ném pa pao – một kiểu bóng chuyền thô sơ... Câu chuyện kể lại bây giờ đã ngót năm mƣơi năm về trƣớc. Mùa thu 1952, trong chiến dịch Tây Bắc, khi Nghĩa Lộ đã đƣợc giải phóng, tôi lên các khu du kích ở huyện Văn Chấn là vùng trạm Tấu, sang huyện Phù Yên là Bản Thái, khu du kích ngƣời Mông. Ngƣời Mông, ngƣời Dao trên dãy núi bí danh là 99 (do viết tắt bến Pắc Lừm, Pắc Ngà, hai chữ P giống con số 9) chỗ ấy bí mật qua sông Đà sang Sơn La. Bấy giờ đƣơng Tết cả của ngƣời Mông trên núi. Tết không một ngày mà hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mƣa để làm mùa, thế là nghỉ ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, hôm nay cả xóm chén ở nhà này, mai nhà khác mổ lợn, tiết canh cả chậu xắn từng miếng cứ linh đình, ăn tết lần lƣợt mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái ném pa pao – một kiểu bóng chuyền thô sơ. Trẻ em đánh quay, con quay gỗ to bằng cái bát. Hay là đuổi bắt chim sẻ, chim sâu, con chim nhỏ bay trên bạt ngàn núi đá chỉ một lúc đã mỏi cánh ngã lăn xuống, chỉ việc nhặt về nƣớng ăn. Ở trạm Tấu, tôi gặp A Phủ cùng vợ sắp về ăn tết bên Tà Sùa ở Phù Yên. (Tiếng Mông nói lơ lớ Phử tôi viết là Phủ cho dễ đọc). Tiếng Mông nhiều chữ gốc Hán. Con trai thƣờng tên là Páo (do chữ Bảo), co gái là Mỵ hoặc Mỷ (do chữ Mỹ). Tôi đƣơng muốn sang Phù Yên rồi vào các khu du kích Sơn La lên Điện Biên trên Lai Châu. Thế là tôi cùng sang Phù Yên với vợ chồng A Phủ. Từ trạm Tấu đi Tà Sùa đƣờng núi chỉ một hai ngày. Chúng tôi đã đi lâu cả hai phiên chợ. Vì gặp nhiều nhà nƣơng, đến nhà nƣơng nào có ngƣời cũng nán lại ăn tết. Làng kháng chiến trên núi, cai đồn Pháp hay lùng lên đốt phá. Cho nên mỗi nhà đều làm nƣơng bí mật trong rừng sâu. Những cái nhà nƣơng một gian vững chãi xinh xắn, nho nhỏ nhƣ cái nhà của trẻ con chơi. Những chân cột ngoàm nâng sàn đứng con – con hổ, con gấu không trèo lên đƣợc. áp mái, kho đựng ngô. Ngoài nƣơng trƣớc mặt các thức ăn hàng ngày. Rau cải, đậu răng ngựa, bụi chuối. Cây ớt, búi gừng, cụm hành, hẹ, lá sả… Săn con chuột, con nhím đã có bẫy, nỏ. Thịt khô phơi xếp trên sàn bếp, hiếm muối, thịt ƣớp rễ chanh đậm mà chát. Những cái nhà nƣơng, lều nƣơng này đều có ở suốt truyện Vợ chồng A Phủ. Năm 1970 tôi có dịp đi lâu vùng Luang Prabang – bên Thƣợng Lào, những cái nhà nƣơng 1|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A quyến luyến tôi vẫn thấy nhiều trong tiểu thuyết Họ Giàng ở Phìn Sa. A Phủ không phải là sự tích một ngƣời thật việc thật. Tất cả tai nghe mắt thấy và những trải biết của tôi từ những sự thật ấy tổng hợp vào sáng tạo. Dọc đƣờng A Phủ đã kể những gian truân của vợ chồng anh và mọi sinh hoạt, khó khăn ở khu du kích đã bao năm. Tôi đã đến dự một đêm xử ngƣời bẻ trộm ngô, hệt nhƣ đám xử kiện khủng khiếp đã miêu tả trong truyện và trong phim Vợ chồng A Phủ mà nhà văn Kim Lân đã đóng vai pụ pạng (thằng mõ) rất xuất sắc. Chỉ có điều là ngƣời đứng ra xử kẻ trộm ngô không phải là thống lý Pá Tra mà là cán bộ ta. Mới giải phóng, địa phƣơng có chủ trƣơng giữ mọi phong tục tập quán không phân biệt là tốt hay là lạc hậu, dã man. Ngƣời cán bộ kết nghĩa anh em với A Phủ là những hoạt động thật của cán bộ địch hậu Chi Mai, cán bộ phụ trách khu du kích Phù Yên. Chi Mai quê ở Hà Đông đã xung phong công tác Tây Bắc. Và phần nào trong tinh thần ngƣời cán bộ hậu địch có cả tôi. Tôi đi với Chi Mai, nhiều xóm muốn giữ tôi lại làm thày giáo. Trong bữa rƣợu, ngƣời ta hay đọ cánh tay, nếu dài bằng nhau mà lại bằng tuổi thì nhất định chúng tôi phải kết làm anh em. Phong tục ―ăn sùng‖ này gốc của ngƣời Tày, ngƣời Thái, một nếp sống vui và có ý nghĩa, nhiều dân tộc khác đã bắt chƣớc. Câu chuyện A Phủ kể, tôi đã ngẫm nghĩ mọi mặt tƣ tƣởng, tình cảm của đối tƣợng và của tội, tất cả đã sáng tạo nên Vợ chồng A Phủ mà các bạn đã đọc. Có một quang cảnh khác là khu du kích trạm Tấu và bên bản Thái đều ở sâu trong rừng không trông đƣợc xuống núi nhƣ trong truyện kể. Cũng chuyến đi ấy, tôi đã sang nhà lão du kích Triệu Văn Khìn ngƣời Dao, ở mƣờng Cơi. Đồn Tây dƣới cánh đồng đã đánh lên núi, mấy lần bị bố con ông Khìn lăn đá xuống, chết mấy đứa, không dám lên nữa. Ở chỗ nƣơng nhà ông Khìn trông xuống thung lũng, đồn mƣờng Cơi rõ mồn một. Hôm ấy uống rƣợu ủ bột báng nhắm thịt phƣợng hoàng đất ông Khìn vừa đi bắn đƣợc, tôi nhìn xuống và quyết định đƣa cái động trông thấy ở mƣờng Cơi sang cánh đồng dƣới chân núi nhà nƣơng của vợ chồng A Phủ. Câu chuyện này nếu không nói bạn đọc có thể khó hiểu. Truyện Vợ chồng A Phủ, những lần in đầu – năm 1954, có nhân vật thống lý Chống Lầu. Các lần in sau và bây giờ, tôi đổi tên là thống lý Pá Tra. Tại sao vậy? Chống Lầu là tên ông thống lý ở Háng Chu, tôi đã nhiều lần đến chơi, ông thết khách thịt ngựa không muối. Tên ông Chống Lầu cũng điển hình tên con ngƣời ở tầng lớp trên. Ông không biết chữ, lại ở khu du kích hẻo lánh thế này, ông biết đâu tôi mƣợn tên ông. Năm 1954 miền Bắc giải phóng, ông Chống Lầu đƣợc cử ra làm phó chủ tịch khu tự trị Tây Bắc, cơ quan ở thủ phủ Sơn La. Anh Hoàng Nó bấy giờ là bí thƣ tỉnh ủy Sơn La đã nhắn tôi viết hỏng rồi. Nếu đứa nào xấu mách ông Chống Lầu là thằng nhà báo năm ấy đã viết sách bảo Mo Chống Lầu là phản động thì nguy quá. Các buổi phát thanh tiếng Mƣờng ở Sơn Dƣơng đọc Vợ chồng A Phủ đều phải bỏ. Một lần đi huyện Than Uyên, tôi mƣợn quyển sổ ghi tên các ngƣời tù đƣơng bị giam ở đây. Tôi nhặt ra tên một ngƣời tù là Pá Tra. Tôi đổi là thống lý Pá Tra từ ngày 2|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A ấy, chắc không lo trùng tên TRÕ CHUYỆN VỀ BÀI THƠ "TRÀNG GIANG" Thứ ba, 04 Tháng 9 2007 21:39 Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe đạp, có đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá: Nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa nhƣ gần gũi, nửa nhƣ xa vời quạnh hiu... Nhà thơ HUY CẬN Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe đạp, có đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá: Nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa nhƣ gần gũi, nửa nhƣ xa vời quạnh hiu. Tôi dừng ở quãng bến Chèm (bây giờ là chân cầu Thăng Long) và vang lên trong tâm tƣởng mấy câu lục bát: Tràng Giang sóng gợn mênh mông Thuyền trôi xuôi mái, nước song song buồn Rêu trôi luồng lại nối luồng Về đâu bèo dạt, mây lồng núi xa Tôi còn định làm tiếp bài thơ bằng lục bát và đặt tên bài là Chiều trên sông... Nhƣng đạp xe về nhà (ở số 40 Hàng Than) lại vang trong đầu nhạc điệu của thơ bảy chữ, âm hƣởng Đƣờng luật nhƣ quyến rũ tai tôi, cổ họng tôi và tôi liền chuyển mấy câu đầu sang thể bảy âm, bắt đƣợc ngay hai câu đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Hai câu đầu này sẽ đứng vững nguyên cho đến bản thảo cuối cùng Rồi tôi viết tiếp. câu thứ 3 không khó, nhƣng đến câu thứ 4 thì thôi xao Một chiếc bèo đơn lạc giữa dòng... Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng... Củi một cành trôi lạc mấy dòng... Sau cùng đến bản thảo thứ 14 mới bật ra Củi một cành trôi khô lạc mấy dòng vừa tự nhiên vừa hàm ý sâu (đã chết khô rồi mà còn lạc mấy dòng). Chữ khô hơn hẳn chữ đơn, vì cái ý cô đơn sẽ toát lên từ toàn bài. Đoạn 2 cũng phải tìm, nhƣng có sẵn cảnh trƣớc mắt: Các cồn nhỏ giữa sông... gió hiu hiu... và lại có trong tâm trí 2 câu của Chinh phụ ngâm, Non Kỳ lặng lẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gờ Cho nên tôi viết ngay đƣợc câu Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu nhờ bà Đoàn Thị Điểm... gà 3|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A cho... nửa câu Đoạn thứ tƣ thì tôi học đƣợc chữ đùn trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ (bản dịch của Nguyễn Công Trứ) Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Và tôi viết Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Cả khổ thơ thứ tƣ thì tôi buồn hơnThôi Hiệu nên mới hạ 2 câu Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Nhớ câu Yên ba giang thượng sử nhân sầu cốt để nói mình buồn hơn, cần gì phải có khói, sóng mới nhớ nhà. Bài thơ không phải tả cảnh mà tả tâm hồn, trạng thái tâm hồn, hay nói đúng hơn là mƣợn cảnh để nói lòng mình, hồn mình.... Nói đúng hơn nữa là: Hồn đã nhập vào cảnh cho nến nói đến cảnh là nói đến hồn vậy. Một gợi ý với ngƣời đọc: Cũng là cảnh trời nƣớc mà sao trƣời nƣớc trong Tràng Giang thì vắng lạnh thế, xa vắng thế buồn thê lƣơng thế. Mà trời trong bài Đoàn thuyền đánh cá (mênh mông hơn vì là biển) mà không vắng lặng, mà lại vui, lại xôn xao một niềm hào hứng nhƣ con ngƣời đã làm chủ đất trời Câu hát căng buồm cùng gió khơi Cho hay văn thơ là con ngƣời, là trạng thái hồn 2. NHỚ VỀ TÂY TIẾN Đối với tôi, những ngày Tây Tiến không hẳn là những ngày in kỷ niện sâu sắc hơn cả. nhƣng có lẽ nhiều ngƣời hay hỏi về bài thơ Tây Tiến của tôi viết ở giai đoạn này. VŨ VĂN SỸ (Ghi theo lời kể của nhà thơ Quang Dũng) Tôi nhập ngũ đúng ngày cách mạng Tháng tám thành công. Năm đó tôi hai mƣơi sáu tuổi. Trƣớc cách mạng, tôi học Ban trung học trƣờng Thăng Long. Tốt nghiệp, tôi đi dạy học tƣ ở Sơn Tây để kiếm sống. Những ngày đầu vào quân đội, tôi nhận công tác ở Phòng công vụ Bắc Bộ. Phòng này do anh Nguyễn Văn Chân phụ trách. Tôi làm phái viên của phòng, có nhiệm vụ đi thu mua vũ khí ở vùng Hà Nam – Sơn Tây. Thấy tôi có chút học hành, lại yêu mến văn chƣơng, anh Chân liền giới thiệu tôi lên chiến khu làm công tác báo chí. Ngày đó văn hóa, văn nghệ, báo chí, uyên truyền trong quan niệm và cả trong công việc, ranh giới không rõ. Nhƣ vậy là ―sự nghiệp‖ văn chƣơng của tôi bắt đầu bằng nghề báo. Tôi trở thành phóng viên tiền phƣơng của tờ báo Chiến đấu thuộc Khu II. Tờ báo do anh Văn 4|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Phác phụ trách, sau này, anh Văn Doãn lên thay. Tôi yêu thơ và làm thơ hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời đi học tôi rất mê Đường chi tam bách thủ, nhất là những bài dịch của nhà thơ Tản Đà. Tôi cũng say thơ mới nhƣ bất cứ một học sinh nào thời đó. Nhƣng tôi thích thơ Thế lữ hơn cả, đặc biệt bài Nhớ rừng, bởi tâm trang sơn dã của nó. Một nhà văn nữa là Thạch Lam. Thạch Lam không chỉ viết văn mà còn dịch những bài thơ văn xuôi của Pháp. Và có lẽ tôi tiếp thu đƣợc gì ở thơ ca Pháp ngày ấy, cũng do đọc các bản dịch này. Khi làm công tác báo chí tôi lại càng thấy thích văn phong của Thạch Lam. Hà Nội ba mươi sáu phố phương của Thạch Lam là một tập bút ký giàu chất thơ. Nhƣng phải nói đến một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga Gôgôn: Tarax Bunba. Tôi yêu những con ngƣời Côdắc dũng cảm, yêu tự do, sống phóng khoáng, gắn bó với thanh gƣơm, yên ngựa và những chiến công trên những thảo nguyên mênh mông nhƣ những chiến khu di động chống lại bọn phong kiến xâm lƣợc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tôi thấy có một sự đồng cảm nào đó giữa mình với các nhân vật của truyện. Sau này đi Tây tiến, tôi vẫn còn mang Tarax Bunba theo trong ba lô của mình. Tôi ở báo Chiến đấu đến đầu năm 1947 thì đƣợc điều đi học Trƣờng bổ túc Trung cấp (tức Trƣờng bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây). Trƣờng chuyên bổ túc kỹ thuật quân sự cho cán bộ chuẩn bị nhận nhiệm vụ chiến đấu mới. Việc mặc áo lính, và là một cán bộ trong quân đội, đối với tôi ngày ấy có ý nghĩa thiêng liêng và tự hào lắm. Những tháng học ở trƣờng, tôi nhớ mãi hình ảnh vị giáo sƣ quân sự ngƣời Nhật nhƣ một kiểu mẫu sĩ quan mà chúng tôi mơ ƣớc và kính nể. Giáo sƣ có cái tên Việt Nam là Lâm Sơn. Đại tá Lâm Sơn. Ông là sĩ quan cao cấp trong Bộ chỉ huy, thành lập từ ngày đầu kháng chiến. Giáo sƣ lên lớp bằng tiếng Nhật, có ngƣời thông ngôn. Giọng ông sang sảng nghe đầy uy quyền. Kỷ luật trong trƣờng quân sự hồi đó rất nghiêm khắc, nếu nhƣ bây giờ có thể gọi là ―quân phiệt‖. Giờ học đã đành, giờ nghỉ cũng rất ―khuôn phép‖. Có lần tôi uống cà phê về muộn, cảnh vệ bắt đƣợc, cứ lo nhƣ ngày nhỏ trốn học bị thầy bắt đƣợc. Anh biết sau đó tôi bị phạt thế nào không? Sangds thứ hai đầu tuần, sau lúc chào cờ, đại tá bắt tôi bò bốn vòng quanh cột cờ. Tôi bò mộtcách tự giác, bởi nghĩa rằng , đã mặc áo lính tất phải chịu nhữnh hình phạt đại loại nhƣ thế, nếu nhƣ mình vi phạm kỉ luật. Có lần Bác Hồ đến thăm trƣờng. Tôi nhớ Bác còn nói cho chúng tôi nghe một cuốn sách viết về chiế tranh du kích. Vốn giàu óc tƣởng tƣợng về hành động chiến đấu của ngƣời lính, tôi rất thú hình ảnh ngƣời du kích. Bac nói: ―lại vô ảnh, khứ vô hình‖, nghĩa là đến và đi không ai thấy. Chỉ nội mấy cái âm chữ Hán, đọc lên nghe đã xuất quỷ nhập thần rồi, chƣa nói đến việc vận dụng nó vào chiến thuật quân sự. Hôm bế mạc lớp, đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng tham mƣu trƣởng quân đội, và 5|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A đồng chí Đàm Quang Trung, có đến dự và nói chuyện. Sau lớp học, tôi về Trung đoàn Tây Tiến, tức là Trung đoàn 54. Anh Tuấn Sơn làm Trung đoàn trƣởng. Tôi ở đại đội bộ, làm đại độ trƣởng. Tiểu đoàn 212 của tôi là tiểu đoàn trƣớc đây đã từng làm náo động các sân bay Cát Bi, Bạch Mai… bây giờ chuyển sang nhận nhiệm vụ Tây Tiến. Tây Tiến là mộ chiến dịch tiến quân từ Khu III, Khu IV lên Khu X tức là Tây Bắc, vùng Điện Biên Phủ. Đây là chiến dịch có ý nghĩa chiến lƣợc. Năm 1945 khi khắp nơi nổi dậy cƣớp chính quyền thì nhân dân vùng này nhiều nơi vẫn chƣa đƣợc giác ngộ cách mạng. Nam 1946, trung đoàn Sơn La có đánh vào Tây Bắc, nhƣng mới chỉ có ý nghĩa thăm dò. Đầu năm 1947 ta thành lập Trung đoàn Tây Tiến đầu tiên, gồm các chiến sĩ tình nguyện của Khu III, Khu IV và tự vệ Thành Hà Nội trƣớc thuộc Trung đoàn Thủ đô. Đợt Tây Tiến đầu tiên, ta đánh sâu nhƣng phải rút lui ngay, vì lực lƣợng địch tập trung và mạnh. Tôi đi đợt hai. Nhiệm vụ của chúng tôi là mở đƣờng qua đất Tây Bắc. Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là công tác dân vận gây dựng cơ sở, tranh thủ sự giác ngộ của nhân dân. Vì thế đi đôi với chức vụ đại đội trƣởng, tôi còn dƣợc cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt. Giai đoạn này Hà Nội đang có tiếng súng ở ngoại thành. Chúng tôi xuất phát từ Sơn Tây. Lúc đầu rất đàng hoàng đi bằng ô tô, các ôtô nổi tiếng lúc bấy giờ nhƣ của hãng Con Thỏ, Trung Hà, Từ Đƣờng, Mỹ Lâm… đều đƣợc Chính phủ công làm nhiệm vụ quân sự. Chúng tôi đi qua đƣờng số 6 qua suổi Rút. Thị trấn Hoà Bình năm ấy còn tự do. Sau, chúng tôi chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực sự nếm mùi Tây Tiến: mơt rừng, ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm ―Heo hút cồn mây súng ngửi trời‖, những chiều ―oai linh thác gầm thét‖, những đêm ―Mƣờng Hịch cọp trêu ngƣời‖, rồi rải rác dọc biên cƣơng những ―nấm mồ viễn xứ‖… tôi mô tả trong bait thơ Tây Tiến là rất thực, có pha chút âm hƣởng Nhớ rừng của Thế Lữ, mà sau này vô tình tôi mới nhận ra… trong bài thơ Tây Tiến, tôi còn viết ―Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc‖. Hồi ấy trong đoàn chúng tôi rất nhiều ngƣời sốt rét trọc cả đầu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, mình lại không giữ vệ sinh, và lại có giữ cũng chả đƣợc, nên bộ đội không njững bị ốm, mà còn chết vì sốt rét rất nhiều. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung đến nhà trƣởng thôn để tiễn một con ngƣời vĩnh biệt rừng núi. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng cồng. Anh Nhƣ Trang hồi ấy là tiểu đoàn phó, có viết ca khúc tiếng cồng quân y là vì vậy. Đối với miền Tây, gay nhất là thuốc, vì đƣờng tiếp tế rất khó. Tôi nhớ có lần đƣợc thuóc từ Khu II gửi lên. Cụ Thi Sơn trong Mặt trận Liên Việt tặng thuốc (nguyên cụ Thi Sơn là tƣớng của Đề Thám). Trong buổi lễ trao thuốc long trọng này, Anh Hồng Thanh, chính uỷ Trung đoàn, đã thay mặt bộ đội nhận thuốc. Anh còn làm cả thơ. Tôi còn nhớ mấy câu: Một buổi sớm mọi người đều hoan hỉ 6|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Từ bệnh nhân đến bác sĩ đều vui Vì được tin kháng chiến chiến Khu II Vừa gửi tặng 3.000 viên thuốc sốt… Không hiểu cảm đọng vì có thuốc hay vì nghe thơ, mà anh Hồng Thanh đọc xong, ai cũng rƣng rƣng nƣớc mắt... Tôi muốn gợi thêm một ý của bài thơ Tây Tiến để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn ở miền Tây. Ngay cả khi nằm xuống, nhiều tử sĩ cũng không có đủ manh chiếu liệm. Nói ―áo bào thay chiếu‖ là cách nói của ngƣời lính chúng tôi, cách nói ƣớc lệ của thơ trƣớc đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống giữa đƣờng. Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III, làng Phù Lƣu Chanh (ten một tổng của Hà Nam thời Pháp). Tôi làm thơ rất nhanh, làm xong đọc trƣớc Đại hội, đƣợc mọi ngƣời hoan nghê liệt nhiệt. Nhân có Nguyễn Huy Tƣởng, đại biểu nhà văn ở Việt Bắc về dự, lúc đi, tôi gửi anh luôn. Sau anh Xuân Diệu cho in ngay ở Tạp chí Văn nghệ. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút lý luận gì về thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có cái hào khí của lãng mạn một thời gắn với lịch sƣở kháng chiến anh dũng của dân tộc… Từ Tây Tiến trở đi tôi làm nhiều thơ hơn. Các bài Đường mươi hai, Ngược đường số 6, Đôi mắt người Sơn Tây cũng là những bài thơ mà tôi thích. Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, tôi về làm trƣởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52… Rồi làm trƣởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Tháng 8 năm 1951, tôi xuất ngũ. Còn cái trung đoàn Tây Tiến của tôi, hình nhƣ sau này đƣợc phân chia, bổ sung để thành lập sƣ đoàn 320 thì phải. V.V.S 3. ĐẤT NƢỚC ĐỨNG LÊN … Theo chỗ tôi đƣợc biết thƣờng ngƣời đọc hay có sự tò mò muốn đƣợc biết những ―bí mật‖ có tính chất bếp núc của nhà văn trong công việc viết một cuốn sách. Tôi nghĩ đó là một sự tò mò lành mạnh và chính đáng. Song nói thật tình, những‖bí mật‖ ấy chính tác giả cũng không biết đƣợc hết. Nhà văn NGUYÊN NGỌC Ngƣời mẹ làm sao biết đƣợc hết những bí mật trong suốt quá trình huyền diệu hình thành và sinh ra đứa con. Ở khu vực này, tôi tin vậy, mãi mãi còn những bí ẩn chỉ có thể ƣớc đoán ra thông qua những dấu hiệu bên ngoài nào đó. Đôi điều ―bí mật‖ tác giả sẽ tiết lộ với bạn đọc sau đây cũng vậy. Xin các bạn xem nhƣ chừng nào đấy là những ƣớc đoán ít nhiều đáng tin cậy thôi. 7|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Gần đây, có lẽ chủ yếu do chẳng viết đƣợc cái gì mới, có đôi lần tôi một mình lẩn thẩn ngồi dở ra đọc lại quyển sách đã cũ mòn của mình. Cho phép tôi thú thật: tôi đọc… say mê và cảm động. Và cũng buồn nữa. Tôi thấy hình nhƣ bây giờ tôi không còn có thể viết đƣợc nhƣ ngày ấy. Ngày ấy tôi đã viết đƣợc những trang, đã viết đƣợc một cuốn sách thật giản dị, trong sáng. Và đẹp. Một vẻ đẹp, chừng mực nào đó gần nhƣ đến hoàn chỉnh. (Bây giờ mình có thể sâu sắc hơn, từng trải hơn nhƣng cũng lại rắc rối hơn, phức tạp và tối tăm hơn). Tôi cứ tự hỏi: cái gì đã làm nên đƣợc sự giản dị, trong sáng, đáng quý đó? Ông Đinh Núp nguyên mẫu anh hùng Núp Ở đây tôi có thể tiết lộ với các bạn một điều ―bí mật‖ (mà trƣớc đây, thật buồn cƣời và xấu hổ thay, do những thứ giữ gìn vô lý nào đó, ta – và chính tôi – thƣờng thấy ―không tiện nói ra‖): Tôi đã chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc, có thể đến tận máu thịt mình, của văn học, hay nói cho thật chính xác hơn, của văn chƣơng Pháp. Văn chƣơng Pháp đƣợc học trong các trƣờng ―Thực dân‖ thời bấy giờ. Cả một nền văn chƣơng lớn, với những Anatole France và Alphonse Daudet, Chateaubriand, Victor Hugo và Balzac, Flaubert và Stendhal, Guy De Maupassant và George Sand, Lamartine và Alfred De Musset… Tôi nghĩ mãi mãi nghĩ có một thời gian khá dài chúng ta đã nói quá là lôi thôi lẩn thẩn về cái gọi là nội dung và hình thức trong nghệ thuật. Những câu văn chƣơng tôi đã từng đọc trong tác phẩm của họ, từng từ, các từ của nó, từ này đứng cạnh từ kia, câu này nói theo câu nọ, cả những chỗ đọc nối giữa các từ nữa… là nội dung hay là hình thức? Quả thật tôi không biết. Tôi chỉ biết nó đã tạo nên tâm hồn tôi, con ngƣời và văn chƣơng tôi, về sau này, có lẽ, cả một thế hệ chúng tôi. Thế hệ, hầu hết, ít năm sau sẽ đi vào cách mạng và kháng chiến, trở thành những ngƣời lính nồng nàn yêu nƣớc, trung thành với nhân dân, với cách mạng… Kể cũng lạ – nhƣng ngẫm kỹ lại thì cũng rất phải, rất tất yếu thôi – chính cái nền văn chƣơng Pháp vĩ đại đƣợc dạy trong các trƣờng‖Thực dân‖ ấy, ít nhất cũng có góp phần tạo ra – cả một thế hệ thanh niên cách mạng kiên cƣờng và trung thành ở nƣớc ta, thế hệ chúng tôi. Văn chƣơng là một cái gì đó vừa hiển nhiên vừa bí ẩn nhƣ vậy đó. Nó tạo nên con 8|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A ngƣời, có khi định hƣớng cả cuộc đời con ngƣời bằng những con đƣờng nào đó vừa tất yếu vừa có gì nhƣ là nghịch lý vậy. Có lúc đã nghĩ lẩn thẩn: giá nhƣ tôi đã đƣợc ―tạo nên‖ từ buổi ban đầu của đời mình không phải một phần hết sức quan trọng bằng nền văn chƣơng Pháp ấy mà chẳng hạn bằng văn chƣơng Nga – một nền văn chƣơng hình nhƣ sâu sắc hơn và cũng nặng nề, bệ vệ hơn – thì rồi ra tôi sẽ trở nên thế nào nhỉ? Có thể tôi sẽ trở nên một ngƣời tốt hơn nhiều, hoặc thế nào khác đó… Nhƣng sẽ là tốt một cách khác, thế nào đó một cách khác… Vở nhạc kịch Đất nƣớc đứng lên do diễn viên trường ĐH VHNT Quân đội thể hiện Tôi nói điều này có thể là hơi lạ với ai đó: khi bắt đầu cầm bút tôi đã viết bằng cái ―lối‖ văn chƣơng ―Pháp‖ đó, tất nhiên nó đã đƣợc khúc xạ, qua tôi. Tôi đã viết Đất nước đứng lên bằng cái văn chƣơng ấy. Hoặc nói cho chặt chẽ, chỉn chu hơn: viết bằng cái lối tâm hồn đã đƣợc tạo nên một phần rất quan trọng bằng văn chƣơng ấy. Bấy giờ có lẽ đến lúc nói về sự khúc xạ. Anh sáng khúc xạ khi nó đi từ một môi trƣờng này sang một môi trƣờng khác. Ở trƣờng hợp của tôi hồi bấy giờ, môi trƣờng kia, môi trƣờng mới, là Tây Nguyên. Đó là một môi trƣờng rất mạnh. Bất cứ ai đến đó, đi vào đó, lập tức chịu ngay một sức cuốn hút mãnh liệt, không gì cƣỡng lại nổi. Nói đến Tây Nguyên ngƣời ta thƣờng hay nghĩ, nói ngay đến thiên nhiên, núi non, rừng rú, cảnh quan lạ lùng của nó. Tất nhiên cái đó là đúng và cũng tác động mạnh đến ngƣời mới bƣớc chân tới đây. Nhƣng còn quan trọng hơn hiều, theo tôi, là nền văn hóa của nó. Có nhiều cách nói khác nhau về văn hóa. Riêng tôi, tôi thích diễn đạt khái niệm này nhƣ trong một số ngôn ngữ phƣơng Tây: Culture. Tôi hiểu trong cách diễn đạt đó, ngƣời ta muốn coi văn hóa là tất cả những gì con ngƣời ―cấy trồng‖ nên trái đất này. Trƣớc khi có con ngƣời, chƣa có những cái đó. Con ngƣời làm cho trái đất trở thành một trái đất khác bằng toàn bộ sự ―cấy trồng‖ của mình, đời này qua đời khác, thế hệ này qua thé hệ khác. Các dân tộc Tây Nguyên đã ―cấy trồng‖ trên đất đai núi rừng của mình một nền văn hóa lớn, cực kỳ độc đáo và đặc sắc, lâu đời và bền vững. Tôi không dám cả gan phát biểu về những đặc điểm khái quát của nền văn hóa ấy. Song dẫu sao cũng xin thử nói đôi điều riêng tôi cảm nhận đƣợc, thấm thía yêu mến và kính trọng ở đây. Có lẽ trƣớc hết là ở đây con ngƣời hài hoà gần nhƣ đến tuyệt đối với tự nhiên, với thiên nhiên, con ngƣời đồng hòa mình, với thiên nhiên và đồng hóa thiên nhiên với mình, gần nhƣ không còn chút cách biệt, chút ranh giới nào. Thiên nhiên cũng hữu trí, hữu tình nhƣ con ngƣời và con ngƣời lại cũng vô trí, vô tình nhƣ thiên nhiên. Đây là một thê giới sống động lạ thƣờng, trong đó con ngƣời vì gắn liền khăng khít, thân tình, 9|Page Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A hòa hợp đến cùng với tự nhiên, cho nên nó cũng đƣợc hƣởng tất cả sức mạnh và vẻ đẹp có khi nhƣ man dại của chính tự nhiên. Sức mạnh, sự hùng dũng của núi cao, đá lớn, sông dữ, rừng thẳm, của những cây đại thụ trƣờng sinh và của muôn loài cầm thú… cũng là sức mạnh, sự hùng dũng của con ngƣời. Vẻ yêu kiều của mây nƣớc, của trăm vạn loài chim trời, của sông suối, của gió rừng… Cũng là vẻ yêu kiều của con ngƣời. Và con ngƣời ở đây trong sạch, lành mạnh, tự do, thanh thản nhƣ chinh thiên nhiên vậy. Ở Tây Nguyên mối quan hệ hài hòa đến tuyệt đối, tuyệt diệu giữa tự nhiên và con ngƣời bao trùm, chi phối sâu sắc tất cả các mối quan hệ khác, kể cả những mối quan hệ xã hội phức tạp nhất: gia đình, tình yêu, xóm làng, cộng đồng, xã hội, đất nƣớc, kẻ thu… đi vào đây, bỗng vừa giản lƣợc hóa đi vừa sâu đậm thêm, đƣợc tắm đẫm và hòa nhập trong cái tinh thần tự do vừa nguyên sơ vừa luôn luôn mới mẻ trƣờng tồn đó. Tinh thần thƣợng võ Tây Nguyên cũng là bắt nguồn từ đó. Các cô gái Tây Nguyên phơi bộ ngực trần vừa mơn mởn vừa mãnh liệt của mình ra giữa thanh thiên bạch nhật; các pho tƣợng nhà mồ tuyệt vời của Tây Nguyên vừa cổ sơ vừa hết sức hiện đại cứ nhƣ là chân dung của một con ngƣời, những con ngƣời mà là chân dung của cả loài ngƣời và của cả tự nhiên, của thế giới của cuộc đời; những nóc nhà rông Tây Nguyên uyển chuyển mà mạnh mẽ đến quyết liệt... Tất cả cái văn hoá thấm sâu một triết lý bền vững không có tên gọi nào đó, lại chính là cái cơ sở bất khả chiến thắng của quá trình cuộc chiến đấu cách mạng và kháng chiến suốt mấy chục năm ở đây... Tôi có may mắn hạnh phúc đƣợc sống với bà con các dân tộc Tây Nguyên gần suốt thời chiến tranh chống thực dân Pháp, đƣợc cùng tham gia cuộc chiến đấu gian nan anh hùng của họ. Nhƣng có lẽ điều còn quan trọng hơn đối với tôi là đã dần tự ―đồng hoá‖ mình cùng với họ, đƣợc tắm mình trong cái văn hoá kỳ diệu ấy. Tây Nguyên cũng tạo nên cho tôi, tâm hồn, cuộc đời, và rồi văn chƣơng của tôi. Có một nhà văn bạn tôi rất tinh vi trong nghề bảo rằng điều đáng chú ý nhất trong Đất nước đứng lên là ở chỗ tôi đã tạo nên đƣợc một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật riêng, mà về sau hình nhƣ ai có viết về miền núi cũng sẽ ít nhiều phụ thuộc vào đó. Còn tội, tôi nghĩ rằng chính nền văn hoá Tây Nguyên mà tôi có hạnh phúc đƣợc thấm đẫm đã tạo chho tôi hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ấy, gần nhƣ là một cách hoàn toàn tự nhiên, trƣc giác vậy. Có lẽ, nói cho đúng hơn, ở trong tôi cái văn hoá Tây Nguyên, với cái mà tôi đã gọi trên kia là ―nền văn chƣơng Pháp‖ tốt đẹp tôi từng hƣởng từ bé – đã hoà quyện với nhau, từ lúc nào đó, bằng cách nào đó chính tôi cũng không rõ hết đƣợc. Sự hoà quyện may mắn ấy đã tạo thành một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật riêng, vừa cũ vừa mới, vừa có vẻ thô sơ tự nhiên mà cũng không đến nỗi cách xa với cái hiện đại. Tôi nghĩ rằng sở dĩ câu chuyện về anh Núp của tôi đến đƣợc với tâm hồn ngƣời đọc là vì nó đã đƣợc kể, hay đúng hơn, nó vận động trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật 10 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A đó. Nó ăn khớp đƣợc với hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật đó. Theo tôi đó là điều quan trọng nhất cần chú ý trong khi tiếp cận một cách nghệ thuật tác phẩm này. Nói về quá trình hình thành một tác phẩm của chính mình, đối với ngƣời cầm bút, bao giờ cũng là một sự tự thú. Tôi đã cố gắng làm một cuộc tự thú chân thành. Không biết nó có giúp đƣợc chút gì cho ai đó quan tâm trong khi tiếp cận quyển sách đầu tay đã cũ của tôi không? Mong bạn đọc sẽ lƣợng thứ nếu nhỡ ra nó vô ích đối với bạn sau khi bạn đã bỏ công đọc những dòng muộn mằn này. 4. Nghệ thuật trần thuật mang tính hài của vũ trọng phụng trong tiểu thuyết số đỏ Th.S Hoàng Diệu Thuý Trong tác phẩm tự sự, nghệ thuật trần thuật có vai trò quan trọng, góp phần làm thêm tài năng, phong cách nhà văn. Theo từ điển thuật ngữ văn học, "Trần thuật" phƣơng diện cơ bản của phƣơng thức tự sự là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một ngƣời trần thuật nhất định (...). Thành phần của trần thuật không chỉ là lời thuật mà chức năng của nó còn là kể việc. Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tƣợng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả (...). Trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm. (tr 246 - 247). Trong nghệ thuật trần thuật của Vũ Trọng Phụng ở tiểu thuyết số đỏ, ngƣời đọc có ấn tƣợng về tiếng cƣời vô song của ông từ năm 1943, Vũ Ngọc Phan đã công nhận: "Số đỏ không ai nhịn đƣợc cƣời". Năm 1992, Hoàng Thiếu Sơn cũng chung một cảm tƣởng ấy: "Đọc số đỏ, ngƣời nghiêm đến mấy, ngƣời buồn đến đâu, ai mà chẳng cƣời". Ngƣời ta có thể so sánh tiếng cƣời của ông Nguyễn Công Hoan và tiếng cƣời Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan rất sở trƣờng trong công việc tạo tác những truyện ngắn trào phúng. Chính ông đã từng tự bạch về kinh nghiệm của mình: Ông luôn biết "Ăn dè" cốt truyện. Mỗi truyện ngắn của ông chỉ triển khai trên cái nền một tình huống trào phúng, một mâu thuẫn trào phúng, hƣớng tới một chủ đề nhất định nào đó. Sở trƣờng của Vũ Trọng Phụng lại nghiêng về trƣờng thiên, nên tác phẩm của ông thƣờng là một chuỗi những tình huống, mâu thuẫn trào phúng kế tiếp nhau, móc xích với nhau với nhiều tầng nghĩa tạo ra một hệ thống phong phú, phức tạp. Việc các nhà nghiên cứu thƣờng nhấn mạnh đến tiếng cƣời ghê gớm của kiệt tác Số đỏ quả là điều dễ hiểu. Vì Số đỏ tiêu biểu nhất cho hình thức nghệ thuật trần thuật mang tính hài của thiên hƣớng Vũ Trọng Phụng. 1. Nghệ thuật xây dựng các tình huống trào phúng 11 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Là một nhà văn hiện thực, Vũ Trọng Phung luôn quan tâm sâu sắc đến môi trƣờng, luôn nhìn môi trƣờng nhƣ là cơ sở để giải thích tính cách nên ông rất chú ý xây dựng những tình huống trào phúng làm nền cho nhân vật hài xuất hiện. Có thể làm bảng phân loại các tình huống trào phúng khá tiêu biểu Vũ Trọng Phụng trong số đỏ nhƣ sau: Tình huống ngẫu nhiên (rủi hoá may, may hoá rủi), tình huống lật tẩy tính chất vô nghĩa lý của nhân vật tình huống "Chiếu tƣớng" nhân vật một cách đột ngột, tình huống hiểu lầm (ông nói gà, bà nói vịt). 2. Sự kết hợp giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu Ngẫu nhiên đƣợc xem nhƣ một nguyên tắc xây dựng cốt truyện hài, trở thành một mô típ phổ biến trong sáng tác Vũ Trọng Phụng nói chung, "Số đỏ" nói riêng. Song cái ngẫu nhiên cũng là con giao hai lƣỡi: hoặc tạo ra những đột ngột , bất ngờ, lạ lầm gây hứng thú thẩm mỹ cho ngƣời đọc, hoặc gây tính giả tạo, gò ép cho cốt truyện. Tài năng của Vũ Trọng Phụng là đã tìm ra hạt nhân hợp lý của cái ngẫu nhiên trong cái xã hội nhiễu loạn tạo nên sự thật về cái nhìn "vô nghĩa lí" trƣớc "xã hội chó đểu" (tự dƣng của Vũ Trọng Phụng). Số đỏ rất tiêu biểu cho sự kết hợp giữa thật - giả, ngẫu nhiên tất yếu này. Đó là cái ngẫu nhiên mang vận đỏ trùm lên cuộc đời nhân vật Xuân. Con đƣờng tiến thân vùn vụt của Xuân từ hạ lƣu đến thƣợng lƣu thật quá sức tƣởng tƣợng, nhƣ toàn đƣợc lót bằng chiếu hoa của sự ngẫu nhiên may mắn. Nhƣng ngẫm kỹ Xuân tóc đỏ may mắn đâu chỉ là chuyện "chó ngáp phải ruồi", tất cả đều có tính quy luật của nó. Theo cách lý giải của Vũ Trọng Phụng một phần là ở tƣ tƣởng định mệnh (là số tử vi mở đầu tác phẩm đã dự báo vận đỏ của Xuân). Song toát lên từ hình tƣợng nghệ thuật của tác phẩm đó là quy luật hiện thực. Cái xã hội thƣờng lƣu tƣởng giả bịp bợm, giả dối, lố lăng đã là môi trƣờng tốt cho những tính cách lƣu manh nhƣ Xuân nảy nở. 3. Đối lập các hình diện quan sát, miêu tả Đối lập các hình diện quan sát, miêu tả với Vũ Trọng Phụng cũng là hình thức tƣơng phản để tạo hài. Bởi vì cái hài vốn là một tƣơng phản: nội dung xấu lẩn vào hình thức đẹp, cái nhếch nhác lẩn vào cái trang nghiêm... Nghệ thuật đẩy tƣơng phản lên tính thẩm mĩ, gây khoái cảm nhận thức. Vũ Trọng Phụng tạo ra tƣơng phản bằng cách tạo ra những đối lập lệch pha trong bản thân đối tƣơngj bị châm biếm, nhằm nêu bật cái cọc cạch khấp khểnh ở đối tƣợng, buộc đối tƣợng phải phơi lƣng trƣớc tiếng cƣời. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng tạo đối lập trong những trang miêu tả đám ma cụ cố Tổ (chƣơng hạnh phúc một tang gia). Nhà văn đã kết hợp hai hình diện quan sát của điện ảnh: vừa diễn cảnh vừa cận cảnh và cho hai hình diện này đối lập nhau để tạo tiếng cƣời. 12 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A 4. Trần thuật không xuôi chiều Đọc văn Vũ Trọng Phụng độc giả thấy đày những cú vấp, cú sốc lời văn kể chuyện của ông không phẳng lặng mà luôn trồi lên những mâu thuẫn, nghịch lý, mâu thuận nọ đẻ ra mâu thuẫn kia. Tiếng cƣời chƣa kịp lắng xuống đã lại bùng lên, kết chuỗi nhau, nhất là ở kiệt tác Số đỏ . Vì vậy mà nhiều ngƣời mệnh danh Số đỏ là "tiểu thuyết cƣời dài", "vở đại hài kịch". Có thể kể ra rất nhiều những cuộc xung đột, những màn hài kịch mà sự kiện mở đàu và kết thúc là một chuỗi những tình huống kế tiếp nhau tạo thành dây kịch tính. Chúng tôi gọi nó là dạng xung đột kịch "bền vững" nên tiếng cƣời của thiên hƣ họ Vũ không bao giờ chịu tắt. 5. Kết thúc bất ngờ đầy hài hƣớc Tính kịch và tính hài trong kết thúc của Vũ Trọng Phụng còn là ở sự bất ngờ của nó. Kết thúc của Vũ Trọng Phụng luôn là sự hoà giải tạm thời của xung đột này để mở ra một xung đột khác. Mở nút chỉ là cách tạm thời để xoa dịu những cú sốc. Số đỏ hài hƣớc trong từng chƣơng và xuyên suốt cả tác phẩm. Chƣơng XV tả đám ma nhà cụ Cố Hồng kết thúc bằng một chi tiết hài đặc sắc: Ông con rể quý hoá bên ngoài thì khóc thƣơng ngƣời chết đến mức "lả vặt ngƣời đi" nhƣng lại dúi nhanh vào tay Xuân tóc đỏ "cái giấy bạc năm đồng gấp tƣ" để trả công Xuân về việc đã làm cụ cố tổ chết và ông ta đƣợc chia một món hời. Kết thúc cuốn tiểu thuyết cũng thật thú vị: Xuân tóc đỏ một tên ma cà bông thành anh hùng cứu quốc, bà phó Đoan dâm đãng đƣợc nhận bảng "Tiết hạnh khả phong xiêm la"; Cụ cố Hồng Đƣợc gả Tuyết cho Xuân sung sƣớng đến ngứa ngáy chỉ muốn ai đấm vào mặt mình... Không ai lƣờng trƣớc đƣợc một kết cục lạ lùng hƣ thế. Tính bất ngờ của nó gây nên tiếng cƣời giòn giã. Cùng với một số cây bút hiện thực tiêu biểu khác nhƣ Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tam Lang..., kịch hoá trần thuật là một nỗ lực đổi mới hình thức tự sự của Vũ Trọng Phụng. Nhờ nét mới mẻ này, tiếng cƣời họ Vũ mang giá trị nhân bản và dân chủ sâu sắc hơn. Nghệ thuật trần thuật độc đáo đã góp phần tạo nên giá trị của kiệt tác Số đỏ. Nó cũng góp phần tạo nên phong cách tài năng Vũ Trọng Phụng và là đóng góp quí giá cho nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam hiện đại. 5. Những nhận xét thú vị về tác phẩm và tác giả trong chƣơng trình PT 13 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ TẬP "NGỤC TRUNG NHẬT KÍ": -"...Thơ thiên nhiên trong tập Ngục trung nhật kí thật sự có những bài viết rất hay.Có những phác học sơ sài,chân thực và đậm đà,càng nhìn càng thú vị,nhƣ 1 bức tranh thủy mặc cổ điển.Có những cảnh lộng lẫy sinh động nhƣ những tấm thảm thêu nền gấm chữ vàng.Cũng có những bài thơ làm cho ngƣời đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm ,rộn rịp..."(Đặng Thai Mai) -"...Toàn bộ tập thơ đó là 1 tuyên ngôn về tự do viết với tấm lòng yêu thƣong,tinh thần kiên quyết ,với khí phách anh hùng của 1 ngƣời cộng sản vĩ đại"(Hoàng Trung Thông) -"Trong thơ bác ,trữ tình và tự sự ,lãng mạn và hiện thực,cổ động và giáo dục,phản ánh và triết lí...đã kết hợp với nhau thật chặt chẽ,1 cách nghệ thuật"(Hoàng Trung Thông) "...Điều quan trọng là ,với tất cả phẩm chất của 1 nghệ thuật lớn ,Nhật kí trong tù đã sống cuộc sống xứng đáng của nó,đã gieo trồng đƣợc những giá trị văn minhvà nhân đạo cao nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam.Biết bao ngƣời ,trong đó có không ít nhà văn hóa lớn ,hoặc nghệ sĩ tên tuổi ở trong nƣớc và trên thế giới đã nói về giá trị lớn của tập thơ.."(Phong Lê) NHẬN ĐỊNH VỀ "MỘ "(CHIỀU TỐI): -"HCM rất Đƣờng mà không Đƣờng 1 tí nào.Với 1 chữ 'hồng',Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ,đã làm mất đi sự mệt mỏi ,sự uể oải,sự vội vã,sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu ,đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cco em sau khi xay ngô tối .Chữ 'hồng'trong nghệ thuật thơ Đƣờng ngƣời ta gọi là "con mắt" thơ (thi nhã hoặc nhãn tự) ,nó bùng sáng lên,nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ 'hồng'đó có ai còn cảm giác nặng nề,mệt mỏi,nhạc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm,cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia.Đó là màu đỏ của tình cảm Bác"(Nguyễn Trung Thông) -"Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu thơ đầu thì thơ HCM không khác gì thơ Liễu Tông Nguyên đời Đƣờng: Thiên sơn điêu phi tận Vạn kính nhân tông diệt Cô thuyền xuy lạp ông Độc điếu hàn giang tuyết (Nghìn non chim bay hết Muôn nẻo dấu ngƣời mất Trên thuyền cô độc lão già Một mình cầu sông tuyết lạnh) (Hoài Thanh) 14 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Về ―TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP‖: -Bác có nói:‖Tôi tuy viết nhiều nhƣng chƣa lần nào tạo đƣợc bài viết hữu ích nhƣ lần này‖ -Đồng chí Trƣờng Chinh nhận xét:‖Về văn phong ,cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo :nội dung khảng khái ,thấm thía đi sâu vào tinhf cảm của con ngƣời ,chinh phục cả trái tim và khối óc con ngƣời ta : hình thức sinh động ,giản dị ,giàu tính dân tộc và tính nhân dân.‖ NAM CAO là nhà văn hiện thực lớn ,cũng đã có biết bao nhà phê bình và cũng đã tốn biết bao bút giấy để viết về ông.Nhân đây giới thiệu với mọi ngƣời một vài nhận định về con ngƣời này và văn chƣơng của ông. Đây là những nhận định về con ngƣời Nam Cao: -―Nam Cao lạnh lung quá ,kéo mép lên mới nở đƣợc một nụ cƣời khó nhọc(…)thật ra mặt anh ta lạnh nhƣng lòng anh ta sôi nổi‖(Nhận xét của nhà văn Tô Hoài) -"Con ngƣời Nam Cao mảnh khảnh,thƣ sinh,ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè,mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt"(Nguyễn Đình Thi) -Nam Cao "biến mình thành kẹp chả dƣới tay mình ,tự đem mình ra quat dƣới than hồng "(Nguyễn Minh Châu) -"Nam Cao thƣờng lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm"(Nguyễn Minh Châu) -"Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai,năm năm trung thành với hƣớng đi không nghiêng ngả... năm năm cày xới để tự biếm họa ,tự khẳng định,để có Nam Cao nhƣ hiện nay ta có"(GS Phong Lê) Nhận xét về văn của Nam Cao: -―Dù viết về đề tài nào ,truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tƣ tƣởng chung:nổi băn khoăn đến đau đớn trƣớc thực trạng con ngƣời bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới‖(?) -―Viết về ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo,Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả,không né tránh nhƣ Thạch Lam; không cực đoan,phiến diện nhƣ Vũ Trọng Phụng ,cũng không thi cị hóa nhƣ Nhất Linh,Khái Hƣng ,ngòi bú của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực‖( Hà Minh Đức) -―Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng,nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả.Nhƣng tài năng của ông đã đem đến cho văn chƣơng một lối văn mới sâu xa,chua chát và tàn nhẫn ,thứ tàn nhẫn của con ngƣời biết tin ở tài năng của mình,thiên chức của mình‖(Hà Minh Đức) -―Trong các trang truyện của Nam Cao ,trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con ngƣời để rồi từ đó bắt buộc 15 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A ngƣời ta phải bộc lộ mình ra ,trƣớc hết là tâm lí ,nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con ngƣời‖(Nguyễn Minh Châu) -―Trong văn xuôi trƣớc cách mạng,chƣa có ai có đƣợc ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói nhƣ của Nam Cao‖( Nhà văn Lê Định Kỵ) NHỮNG NHẬN XÉT VỀ THƠ XUÂN QUỲNH VÀ THƠ CỦA CHỊ: -"Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nƣơng thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ... Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tƣơng tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng .Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về ,mệt nhòai giữa biến động và yên định ,bão tố và bình yên,chiến tranh và hòa bình,thác lũ và êm trôi ,tình yêu và cách trở ,ra đi và trở lại,chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan,tổ ấm và dòng đời,sóng và bờ,thuyền và biển,nhà ga và con tàu ,trời xanh và bom đạn,gió Lào và cát trắng ,cỏ dại và nắng lửa,thủy chung và trắc trở,xuân sắc và tàn phai,ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm..." (Chu Văn Sơn) -"Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật ,thành thật trong quan hệ bạn bè,với xã hội và cả tình yêu .Chị quanh co không giấu diếm một điều gì .Mỗi dòng thơ,mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm ,một suy nghĩ của chị .Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tƣ của chị .Thành thật,đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh" (Võ Văn Trực) Về Vũ Trọng Phụng và‖Số đỏ‖: -Lƣu Trọng Lƣ nhận xét về con ngƣời Vũ Trọng Phụng :‖Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy nhiêu.Con ngƣời ấy không giết quá một con muỗi .Nhƣng thật kì diệu,văn chƣơng của con ngƣời ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình,kẻ trƣởng giả phải cáu kỉnh.‖ -Đọc ―Số đỏ‖ nhiều nhà nghiên cứu nhận xét:‖ Đây là cái bi của ngƣời chết ,cái hài của xã hội ,cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhƣng thiếu tình ngƣời‖ Giá trị của đồng tiền trong Truyện Kiều: Đồng tiền lăn tròn trên lƣng con ngƣời. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hoá trắng và ngƣời đàn bà goá phụ trở thành cô dâu mới. (Sheakespear) *Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều: 16 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Lời văn tả ra hình nhƣ máu chảy ở đầu ngọn bút, nƣớc mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi. (Mộng Liên Đƣờng) *Bình luận về tuổi trẻ Việt Nam: Một năm khởi đầu từ mùa xuân.Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. (Hồ Chí Minh) *Hoài bão thời trai trẻ của cụ Phan Bội Châu: Muốn vƣợt bể đông theo chiều cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiến ra khơi. (Phan Bội Châu) *Ca ngợi mùa xuân: Xuân bƣớc nhẹ trên nhành non lá mới, Bạn đời ơi vui chút với trời hồng! Hết lạnh rồi, gió bấc với mƣa đông. (Tố Hữu) *Ca ngợi tình bạn: -Sống không có bạn là chết cô đơn. (Giooc-giơ Hê –be) -Mỗi ngƣời thêm nhiều con mắt Mỗi ngƣời thêm nhiều cảm rung Trời cũng thêm nhiều màu sắc Đất cũng thêm chiều mênh mông. (Trần Lê Văn – Bạn) *Kết hợp giữa tài và đức: Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. (Hồ Chí Minh) *Tự hào về đất nƣớc: Việt Nam đất nƣớc ta ơi Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn. (Nguyễn Đình Thi) 17 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A *Đặc điểm của ngôn ngữ: -Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tƣợng của cuộc sống là chất liệu của Văn học. -Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải đƣợc chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng 1 ngôn ngữ nhƣ vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. -Ngôn ngữ nhân là ―tiếng nói nguyên liệu ― còn ngôn ngữ văn học là ― tiếng nói đã đƣợc bàn tay thợ nhào luyện. (Gorki) *Sử dụng ngôn ngữ thơ để tạo hình: Nhịp điệu của câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức xôn xao và biết bao sung sƣớng êm ái trong lòng ngƣời trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình. (Tố Hữu) *Tính chính xác của ngôn ngữ văn học: Đối tƣợng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó. (Môpat xăng - Pháp) *Nhận xét về bài thơ Thu Vịnh: Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh mùa thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. (Xuân Diệu) *Nhận xét về Thu Điếu: Bài thơ Thu Vịnh có thần hơn hết nhƣng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình ơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. (Xuân Diệu) *Quan niệm về văn chƣơng: - Đối với tôi văn chƣơng không phải là 1 cách đem đến cho ngƣời đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại, văn chƣơng là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng ngƣời trong sạch và phong phú hơn. (Thạch Lam) 18 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A -M.Gorki nói: văn học ― giúp con ngƣời hiểu đƣợc bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con ngƣời khát vọng hƣớng tới chân lý.‖ -Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao – Trăng sáng) * Bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn: Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hƣớng nhƣ tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng) *Nhận định về‖chất thép‖trong thơ Hồ Chí Minh: Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ.Có lẽ phải hiểu 1 cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép. * Ý kiến về văn chƣơng: Văn chƣơng có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chƣơng, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con ngƣời. (Nguyễn văn Siêu) * Vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ: -Thơ phát khởi trong lòng ngƣời ta.(Lê Quý Đôn) -Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.(Ngô Thì Nhậm) *Quan điểm nghệ thuật văn chƣơng: -Văn hoá nghệ thuật là 1 mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.(Hồ Chí Minh) -Văn chƣơng không cần đến những ngƣời thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đƣa cho. Văn chƣơng chỉ dung nạp những ngƣời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những cái gì chƣa có. (Nam Cao-Đời thừa) 6. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ―ĐỜI THỪA‖ CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG 19 | P a g e Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn H.A.N.N.A.P.A Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc dĩ. Đề tài ấy không thật mới: đƣơng thời, đã có Mực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân…, hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo không đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng thƣơng của ngƣời cầm bút. Đời thừa cũng nhƣ một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài, giọng điệu, tƣ tƣởng: Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn… – đã ghi lại chân thật hình ảnh buồn thảm của ngƣời tri thức tiểu tƣ sản nghèo. Tuy không đến nỗi quá đen tối, ―tối nhƣ mực‖ lắm khi ―đen quánh lại‖ – chữ dùng của Nguyễn Tuân -, nhƣ cuộc sống của quần chúng lao động thƣờng xuyên đói rét thê thảm, nhƣng cuộc sống của những ngƣời ―lao động áo trắng‖, những ―vô sản đeo cổ cồn‖ đó cũng toàn một màu xám nhức nhối: ―không tối đen mà xam xám nhờ nhờ‖ (Xuân Diệu). Vì nghèo túng triền miên, vì ―chết mòn‖ về tinh thần. Trong bức tranh chung về cuộc sống ngƣời tiểu tƣ sản nghèo, Nam Cao đã góp vào những nét bút rất mực chân thật và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài của lớp ngƣời này trở nên đầy ám ảnh. Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tƣ sản của Nam Cao, Đời thừa có một vị trí đặc biệt. Cũng nhƣ tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút Nam Cao trong đề tài tiểu tƣ sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tƣ tƣởng nghệ thuật cơ bản của nhà văn. Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấy không xảy ra trên bề rộng mà chủ yếu tập trung đi vào bề sâu. Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thật cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo, đã viết về ngƣời tiểu tƣ sản không phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá, mà còn vạch ra cả những thói xấu của họ v.v… Cách nói đó dƣờng nhƣ xác đáng, song chỉ thấy một lớp ý nghĩa, lớp thứ nhất, lớp bên trên của tác phẩm. Mà với Nam Cao, cách nhìn nhƣ vậy thật tai hại, vì nó ―bất cập‖, vô tình thu hẹp và hạ thấp rất nhiều tầm tƣ tƣởng của truyện. Khác với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, truyện của Nam Cao thuộc loại có nhiều lớp nghĩa, tƣ tƣởng truyện không phải luôn trùng khít với nội dung cuộc sống đựơc phản ánh trong truyện. Trong khi dựng lại chân thật tình cảnh nhếch nhác của ngƣời trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, qua đó, đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội và triết học sâu sắc. Chuyện Hộ ―mê văn‖, có ―hoài bão lớn‖ về văn chƣơng và khao khát tên tuổi chói sáng, là một hiện tƣợng phổ biến, có ý nghĩa điển hình. […] Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn), Nam Cao đã đề cập gần nhƣ trực diện tới vấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu đƣợc khẳng định và phát triển của cá nhân – vấn đề mà lâu nay, ngƣời ta tƣởng đâu chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đƣơng thời. 20 | P a g e
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan