Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tai lieu on- mon nvcn kiem lam vien 2015...

Tài liệu Tai lieu on- mon nvcn kiem lam vien 2015

.PDF
34
281
109

Mô tả:

Thi công chức cấp huyện, tỉnh năm 2015
Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2015 TÀI LIỆU ÔN TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM VIÊN (Dành cho thí sinh dự tuyển vào ngạch Kiểm lâm viên, mã số ngạch:10.226) Kon Tum, tháng 6 năm 2015 Trang 0 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM Ngạch: Kiểm lâm viên I. NỘI DUNG VỀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ, CHƢ́C TRÁCH CỦA NGẠCH CÔNG CHỨC DỰ TUYỂN: Các nội dung về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiểm lâm viên : Quy đị nh tại Quyết định Số 09/2006/QĐ-BN, ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Kiểm lâm. 1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiểm lâm viên: a. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công. b. Nhiệm vụ: - Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Theo dõi,báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công. - Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản. - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công. - Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công. - Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công. - Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền. c. Tiêu chuẩn về phẩm chất: Trang 1 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung. - Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng. - Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ. - Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân. - Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ. - Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân. d. Tiêu chuẩn về năng lực. - Có khả năng độc lập chủ động làm việc. - Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật. e. Tiêu chuẩn về trình độ. - Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. - Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên. - Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số. - Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng. II. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NGÀNH , LĨNH VƢ̣C ĐƢỢC QUY ĐỊ NH , PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TƢ̀ TRUNG ƢƠNG ĐẾN ĐỊ A PHƢƠNG. Trang 2 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập 1. Các nội dung về phân loại rừng , công tác bảo vệ rừng, những hành vi bị nghiêm cấm ...: Quy đị nh trong Luật Bảo vệ và Phát triển rƣ̀ng năm 2004. 1.1. Định nghĩa về rừng Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 1.2. Bảo vệ hệ sinh thái rừng - Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 1.3. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng - Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. - Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. - Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. - Chính phủ quy định Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng, công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; chủng loài, kích cỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai thác, săn bắt; khu vực cấm khai thác rừng. 1.4. Phòng cháy, chữa cháy rừng Trang 3 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng. - Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả. Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. 1.5. Phân loại rừng: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây: * Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: - Rừng phòng hộ đầu nguồn; - Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; - Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; - Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; * Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: - Vườn quốc gia; Trang 4 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; - Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; * Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: - Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; - Rừng sản xuất là rừng trồng; - Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. 1.6. Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm - Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. - Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. - Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng. - Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. - Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. - Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng. - Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. - Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp. - Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non. - Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. - Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật. Trang 5 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. - Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. 2. Nội dung về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ , tình tiết tăng nặng; các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng; lập biên bản vi phạm hành chính: Quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 2.1. Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: - Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: + Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; + Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; + Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; + Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; + Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; + Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Trang 6 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm: + Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này; + Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định: nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật + Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; + Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. 2.3. Tình tiết giảm nhẹ: - Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; - Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; - Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; - Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; - Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; - Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; - Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. 2.4. Tình tiết tăng nặng: - Vi phạm hành chính có tổ chức; - Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; - Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành Trang 7 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập chính; - Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính; - Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính; - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính; - Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; - Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó; - Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính; - Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn; - Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai. 2.5. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trƣờng hợp sau đây: - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; 2. 6. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng: 1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất. 2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 nói trên chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Trang 8 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 nói trên có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. 3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 nói trên. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. 2.7. Lập biên bản vi phạm hành chính: 1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản (trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. 3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi Trang 9 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. 3. Các nội dung về quản lý thực vật rừng , động vật rừng nguy cấp , quý, hiếm: Quy đị nh tại Nghị đị nh số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rƣ̀ng nguy cấp, quý, hiếm. 3.1. Khái niệm: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. 3.2. Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm như sau: * Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao . Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành: . Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng. Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng. * Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành. Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng. Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng. 3.3. Nội dung quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm: - Theo dõi diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm - Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm - Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trang 10 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập 4. Các nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm lâm từ trung ương đến đị a phương : Quy đị nh tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. 4.1. Kiểm lâm: là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Lực lượng kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm: + Kiểm lâm trung ương; + Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. * Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh): Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. *. Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Huyện): Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã. * Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật. 4.2. Nhiệm vụ của Kiểm lâm: - Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. - Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng. - Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng. Trang 11 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại. - Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm. - Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng. 4.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm: - Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây: + Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật; + Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự; + Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. - Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 5. Nhiệm vụ , trách nhiệm của công chức Kiể m lâm đị a bàn: Qui định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quy đị nh về nhiệm vụ công chƣ́c kiểm lâm đị a bàn cấp xã. 5.1. Kiểm lâm địa bàn cấp xã: là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ (dưới đây gọi chung là Hạt Kiểm lâm) phân công về công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây gọi chung là Kiểm lâm địa bàn) chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. 5.2. Trách nhiệm Kiểm lâm địa bàn: - Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường và thị trấn có rừng (dưới đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, bao gồm: + Xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; + Đề xuất việc quy hoạch diện tích sản xuất nương rẫy và kiểm tra việc thực hiện; hướng dẫn công tác giao rừng; Trang 12 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập + Xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; + Huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép, phòng trừ sâu hại rừng; + Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; + Xác nhận về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật; - Thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ sau: + Báo cáo và đề nghị với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; + Phát hiện những vụ phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản và động vật rừng trái phép báo cáo kịp thời với Hạt trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ngăn chặn, xử lý kịp thời; + Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; + Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; + Hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gây nuôi trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã; + Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; + Xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền. - Tham gia các hoạt động về lâm nghiệp khác khi Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao: + Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng; + Các hoạt động về phát triển rừng và khuyến lâm; + Các hoạt động khác trong lĩnh vực lâm nghiệp. 6. Các nội dung quy định về phòng cháy chữa cháy rừng: Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về PCCCR và Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6.1. Các biện pháp phòng cháy rừng: - Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong toàn xã hội. Trang 13 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng. - Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng. - Áp dụng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô nỏ của vật liệu cháy trong rừng. - Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy lan. - Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng. - Xây dựng các công trình và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng. 6.2. Các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng: - Đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa, suối, hồ, đập, kênh, mương, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo để phục vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; - Chòi quan sát phát hiện cháy rừng; - Hệ thống biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; - Hệ thống thông tin liên lạc; - Trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy - Các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng. 6.3. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng: - Khi lập dự án trồng rừng phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau: + Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; + Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có; + Hệ thống quan sát, thông tin phát hiện và báo cháy rừng; + Hệ thống đường giao thông, bãi đỗ cho các phương tiện chữa cháy cơ giới phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng, đảm bảo đủ kích thước, tải trọng để vừa kết hợp sử dụng đường vận chuyển sản xuất và cho các phương tiện chữa cháy cơ giới; + Nguồn nước, hệ thống cấp nước chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khác đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy, phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng; Trang 14 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập + Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng. - Đối với dự án trồng rừng tập trung, rừng quy mô lớn và thuộc loại rừng dễ cháy, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có ý kiến chấp thuận về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền. - Đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng công trình. 6.4. Các phƣơng châm trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng: - Phòng là chính; chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời và hiệu quả - Chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ * Phƣơng châm 4 tại chỗ: - Lực lượng tại chỗ: Kiểm lâm địa bàn; tổ, đội quần chúng BVR-PCCCR xã; các chủ rừng, lực lượng dân quân tự vệ, công an, nhân dân địa phương và các tổ chức đóng chân trên địa bàn xã… Ngoài ra căn cứ vào tình hình, diễn biến thực tế ở mỗi tình huống cháy, người chỉ huy chữa cháy không nhất thiết phải áp đặt những quy định trên mà căn cứ vào tình hình thực tế để dự tính, dự báo tính chất nguy hiểm của đám cháy có thể lan rộng điểm cháy, ở nơi cao, xa, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn kết hợp với gió mạnh thì có thể báo trước về Ban thường trực PCCCR để cấp trên sẵn sàng ứng cứu kịp thời. - Chỉ huy tại chỗ: Chủ tịch UBND xã (hoặc phó chủ tịch xã); trạm trưởng kiểm lâm; trưởng thôn; bí thư chi bộ, cán bộ kiểm lâm địa bàn, tổ BVR-PCCCR Nếu chủ tịch xã không có mặt thì phó chủ tịch xã chỉ huy; nếu người chỉ huy là chủ tịch xã, phó chủ tịch xã không có mặt thì đại diện thành viên Ban chỉ huy PCCCR; trạm trưởng kiểm lâm hoặc trưởng thôn chỉ huy - Phương tiện tại chỗ: Đối với địa hình phức tạp, địa hình cao, dốc không thể áp dụng phương tiện chữa cháy là cơ giới thì sử dụng phương tiện tại chỗ là xe ô tô, xe máy chở người, dụng cụ… đồng thời áp dụng các dụng cụ thủ công để dập lửa rừng như: dao phát, cào, bàn dập, cuốc, xẻng, cành cây tươi… - Hậu cần tại chỗ: Đối với cấp xã thì cần đèn pin, túi thuốc cứu thương, xăng xe máy, ô tô, giầy, tất đi rừng, nước uống, thực phẩm khô (bánh mỳ, lương khô…). Việc chuẩn bị công tác hậu cần trên là khâu cơ bản cần phải có và luôn luôn sẵn sàng phục vụ khi có cháy rừng xảy ra. Trang 15 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập Chủ rừng chịu trách nhiệm chính trong công tác PCCCR; lực lượng kiểm lâm là nòng cốt; UBND xã, công an, lực lượng xung kích và dân quân tự vệ là chủ lực; các lực lượng khác là ứng cứu. 6.5. Biện pháp giới hạn đám cháy: - Trong điều kiện thời tiết hạn kiệt, vật liệu trong rừng khô, độ ẩm vật liệu từ 20% trở xuống khi cháy rừng phải: + Tạo ngay băng trắng đón đầu ngọn lửa theo một cự ly sao cho phù hợp, thi công xong trước khi ngọn lửa tràn đến. Trên băng, phải dọn và vun hết vật liệu cháy vào giữa băng và cho đốt hết vật liệu đó trên băng. + Cự ly của hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy quy định như sau: . Nếu ít gió thì khoảng cách giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 20m 30m. . Nếu gió to thì khoảng cách giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 30m50 m. - Trong trường hợp có nguồn vật liệu lớn, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, gió thổi mạnh, cả những cây còn sống cũng bị khô héo, khi chữa cháy phải làm đai cản lửa dự phòng để ngăn lửa làm giảm tốc độ lan tràn với hướng gió chính trong thời kỳ cháy. - Một số quy định khi xây dựng đường băng cản lửa + Lợi dụng tối đa các đặc điểm tự nhiên như: Sông suối, đường phân lô, phân khoảnh,... + Đối với rừng đặc dụng, rừng cảnh quan không được xây dựng đường băng trắng cản lửa. + Đối với rừng trồng có độ dốc trên 25° không làm được đường băng trắng. + Đối với rừng trồng có độ dốc dưới 25° chỉ được xây dựng băng trắng trong 1 - 2 năm đầu khi chưa có điều kiện. + Xây dựng các đai cây xanh phòng cháy xung quanh hoặc dọc theo các đường băng cản lửa. + Các đường băng cản lửa phải được khép kín. * Các biện pháp nói trên được quy định tại quyết định số 01/2013/QĐUBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6.6. Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã quy định cụ thể trong đốt dọn nƣơng rẫy để đảm bảo an toàn phòng cháy rừng: Trang 16 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Chỉ được đốt dọn trong vùng được phép làm nương rẫy. - Khi làm rẫy phải phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải rộng 2-3 m, khoảng cách các dải là 5 - 6 m; dải sát bìa rừng cách xa rừng 6 - 8 m. - Khi đốt thực bì phải đốt lúc gió nhẹ, đốt vào chiều tối hoặc sáng sớm, đốt lần lượt từng dải, thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi. - Trước khi đốt rẫy phải báo với Kiểm lâm địa bàn, chủ rừng và chính quyền xã, thôn. - Khi đốt rẫy phải có người canh gác, khoảng 10 - 15 m có một người gác trên dải để đề phòng và dập tắt ngay các đám lửa cháy lan, không để lửa cháy lan vào rừng. - Đốt xong phải kiểm tra toàn bộ nương rẫy, khi lửa tắt hẳn mới ra về. 7. Các nội dung về việc phối hợp hoạt động giữa lực lƣợng dân quân tự vệ và lực lƣợng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng: Quy định trong Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ 7.1. Việc phối hợp trao đổi, xử lý thông tin: - Việc trao đổi, xử lý thông tin về bảo vệ rừng giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác phải bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời. Khi có những thông tin khác nhau, các bên phải phối hợp xác minh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời báo cáo lên cấp trên và cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đột xuất, cần thiết có thể báo cáo vượt cấp, sau đó phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp trong thời gian nhanh nhất. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng văn bản, điện thoại, thư điện tử hoặc trao đổi trực tiếp. - Nội dung trao đổi thông tin giữa cơ quan quân sự và cơ quan kiểm lâm + Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng do cơ quan quân sự nắm được qua báo cáo của các lực lượng thuộc quyền; + Kế hoạch phối hợp và kết quả hoạt động bảo vệ rừng của lực lượng dân quân tự vệ. - Nội dung trao đổi thông tin giữa cơ quan kiểm lâm với cơ quan quân sự + Tình hình chung về bảo vệ rừng thuộc phạm vi quản lý; + Các tụ điểm về phá rừng, khai thác rừng trái phép, buôn bán động vật hoang dã; các trọng điểm về cháy rừng, loài cây, diện tích có nguy cơ cháy rừng cao và dự kiến các tình huống có thể xảy ra cháy rừng để có kế hoạch phối hợp phòng, chống các hành vi xâm hại rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; + Tình hình giao đất, giao rừng, canh tác nương rẫy và sinh vật gây hại rừng; Trang 17 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập + Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ rừng của cơ quan kiểm lâm và Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy những vấn đề cấp bách về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; + Các nội dung khác liên quan đến công tác bảo vệ rừng và tình hình phối hợp của hai lực lượng. 7.2. Xây dựng kế hoạch phối hợp bảo vệ rừng giữa lực lƣợng kiểm lâm và lực lƣợng dân quân tự vệ: - Nội dung kế hoạch phối hợp hoạt động + Đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ rừng; + Nhiệm vụ phối hợp hoạt động; + Lực lượng, phương tiện tham gia; + Thời gian phối hợp; + Công tác bảo đảm; + Tổ chức thực hiện và phân công chỉ huy. - Trách nhiệm xây dựng kế hoạch + Kiểm lâm địa bàn chủ trì, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự cấp xã xây kế hoạch phối hợp hoạt động giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng dân quân trong công tác bảo vệ rừng được xây dựng ở cấp xã; + Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở gọi chung là Chỉ huy tự vệ) chủ trì, phối hợp với Kiểm lâm địa bàn xây kế hoạch phối hợp hoạt động giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng tự vệ trong công tác bảo vệ rừng được xây dựng ở cơ quan, tổ chức cơ sở có trụ sở trên địa bàn cấp xã. - Phương pháp xây dựng kế hoạch + Kiểm lâm địa bàn chủ trì, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự cấp xã khảo sát, nắm chắc tình hình có liên quan và triển khai xây dựng kế hoạch; + Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ chủ trì, phối hợp với Kiểm lâm địa bàn khảo sát, nắm chắc tình hình có liên quan và triển khai xây dựng kế hoạch; + Kiểm lâm địa bàn báo cáo bằng văn bản với Hạt Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ báo cáo bằng văn bản với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; khi có ý kiến của Hạt kiểm lâm cấp huyện và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Kiểm lâm địa bàn, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ hoàn chỉnh kế hoạch, đồng ký chịu trách nhiệm, trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở cơ sở phê chuẩn; Trang 18 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập + Trên cơ sở thống nhất Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ; Kiểm lâm địa bàn chủ trì tổ chức hiệp đồng, đề xuất nhiệm vụ cho từng lực lượng thực hiện công tác bảo vệ rừng; + Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy tự vệ trực tiếp giao nhiệm vụ bảo vệ rừng cho lực lượng thuộc quyền. 7.3. Các hoạt động phối hợp bảo vệ rừng giữa lực lƣợng kiểm lâm và lực lƣợng dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ bao gồm: - Luyện tập, diễn tập chữa cháy rừng + Hàng năm, trước thời gian cao điểm về cháy rừng, cơ quan kiểm lâm chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp (ở cấp xã, Kiểm lâm địa bàn chủ trì phối hợp với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) tổ chức luyện tập, diễn tập chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng dân quân tự vệ. + Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp tổ chức lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng kiểm lâm trong luyện tập và diễn tập chữa cháy rừng; + Nội dung, hình thức, phương pháp luyện tập, diễn tập chữa cháy rừng do Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. - Chữa cháy rừng + Khi xảy ra cháy rừng, lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng kiểm lâm cùng các lực lượng tại chỗ phải chủ động chữa cháy, đồng thời thông báo cho các lực lượng khác đến phối hợp; + Khi cần phải huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy theo quy định của pháp luật, cơ quan kiểm lâm chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự (ở cấp xã, Kiểm lâm địa bàn chủ trì, phối hợp với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả cháy rừng. - Tổ chức kiểm tra, truy quét những tổ chức, cá nhân phá rừng Lực lượng kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, chủ rừng và các lực lượng khác trên địa bàn tổ chức kiểm tra, truy quét những tổ chức, cá nhân phá rừng. Cụ thể: + Kiểm tra truy quét tại các trọng điểm vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; + Bố trí lực lượng tại các trạm, chốt cửa rừng, các điểm lưu thông, chế biến kinh doanh lâm sản tập trung; + Truy bắt những đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng có hành vi trốn chạy, tẩu tán tang vật, chống người thi hành công vụ; Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan