Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Điện - Điện tử Tài liệu hướng dẫn sửa ti vi màu...

Tài liệu Tài liệu hướng dẫn sửa ti vi màu

.DOCX
57
914
159

Mô tả:

Tài liệu hướng dẫn sửa ti vi màu
Nguyên lý truyền hình mầu là nguyên lý có bản nhất cho tất cả các dạng truyền dẫn hình ảnh mầu đa sắc được áp dụng không chỉ ở trên tivi mầu mà còn áp dụng trên hầu hết các thiết bị điện tử khác... 1 - Tổng quát về kỹ thuật truyền hình màu Truyền hình màu ra đời khi truyền hình đen trắng đã trưởng thành và vẫn còn đang được sử dụng rộng dãi, vì vậy khi xây dựng truyền hình màu thì toàn bộ hệ thống truyền hình đen trắng vẫn được giữa nguyên và người ta chỉ truyền thêm các tín hiệu màu. Các tín hiệu FM tiếng, tín hiệu đồng bộ dòng và đồng bộ mành không thay đổi, riêng tín hiệu Video nay được đổi thành hai tín hiệu là Y và C, Y là tín hiệu chói mang thông tin về hình ảnh đen trắng và C là sóng mang phụ mang thông tin về tín hiệu màu. Như vậy trong tín hiệu truyền hình màu thì tín hiệu Video tổng hợp bao gồm :  Tín hiệu chói ký hiệu là Y - mang thông tin về hình ảnh đen trắng, đây chính là tín hiệu Video được giữ lại khi phát triển truyền hình màu, nhằm tương thích với các máy thu hình đen trắng.  Tín hiệu C là sóng mang phụ, mang thông tin về màu sắc  Tín hiệu FM là sóng mang điều tần của tín hiệu tiếng  Xung H.syn là xung đồng bộ dòng (ngang).  Xung V.syn là xung đồng bộ mành (dọc). So với truyền hình đen trắng thì tín hiệu Y là tín hiệu thị tần, xung H.syn, xung V.syn, và tín hiệu FM là không thay đổi, như vậy truyền hình màu thực chất là truyền hình đen trắng có thêm tín hiệu sóng mang màu C , điều này có nghĩa là tất cả các kiến thức về truyền hình đen trắng đều được tận dụng lại, vì vậy hiểu được truyền hình đen trắng sẽ giúp bạn hiểu truyền hình màu dễ dàng hơn. 2 - Nguyên tắc truyền hình ảnh màu Tất cả các nguyên tắc của truyền hình đen trắng đều được tận dụng ở truyền hình màu, nói khác đi truyền hình màu trước hết phải làm lại các công việc đã có của truyền hình đen trắng. Điểm khác biệt giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu chỉ ở chỗ: Thay vì chỉ truyền đi cường độ sáng của từng điểm ảnh thì bây giờ truyền hình màu phải truyền đi cả tính chất về màu sắc của từng điểm ảnh đó. * Phân tích ảnh màu thành ba hình ảnh đơn sắc Một bức ảnh màu gồm hàng nghìn màu sắc khác nhau, nhưng truyền hình màu không truyền đi tất cả các màu sắc đó mà chỉ truyền đi ba màu cơ bản của mỗi điểm ảnh. Mỗi hình ảnh màu đầy đủ được hệ thống lọc màu phân tích thành ba hình ảnh đơn sắc mang ba màu cơ bản như sau: Sau khi phân tích thành 3 bức ảnh, các bức ảnh được đổi thành tín hiệu điện thông qua nguyên lý quét, bức ảnh được tia điện tử quét từ trái qua phải, từ trên xuống dưới với vận tốc 15625 dòng/giây, tín hiệu điện lấy ra từ lớp phim là tín hiệu Video mang thông tin về độ chói của màu sắc ảnh, bức ảnh màu đỏ cho ta tín hiệu Video đỏ gọi là tín hiệu R, bức ảnh màu xanh lá cho ta tín hiệu G, bức ảnh màu xanh lơ cho ta tín hiệu B. * Quá trình điều chế tín hiệu màu R - G - B thành tín hiệu Video tổng hợp Ba tín hiệu R, G, B là các tín hiệu màu có cả thành phần chói, nếu truyền trực tiếp các tín hiệu này sang máy thu thì các máy thu đen trắng sẽ không nhận được tín hiệu như mong muốn, vì vậy để tương thích với các máy thu hình đen trắng vốn vẫn còn được sử dụng rộng rãi, người ta phải tách thành phần tín hiệu chói (Y) ra khỏi các tín hiệu màu thông qua mạch Matrix, sau khi tách tín hiệu, các tín hiệu màu trở thành tín hiệu thiếu chói và có ký hiệu là R-Y , G-Y , B-Y, các tín hiệu này tiếp tục được điều chế vào sóng mang phụ f.osc để tạo thành tín hiệu C (Choma - sóng mang màu) cuối cùng tín hiệu C lại được trộn với tín hiệu chói thông qua mạch trộn tín hiệu Mixer để tạo ra tín hiệu Video tổng hợp.  Mạch ma trận tách tín hiệu chói ra khỏi các tín hiệu màu, tín hiệu chói luôn luôn có các tín hiệu xung đồng bộ đi cùng và ta có tín hiệu Y + H.syn + V.syn đi theo một nhánh. Các tín hiệu màu sau khi tách thành phần chói , tín hiệu thu được là tín hiệu màu thiếu chói RY , G-Y , B-Y.  Ba tín hiệu R-Y , G-Y , B-Y được gói vào trong một tín hiệu duy nhất thông qua mạch điều chế ở tần số 3,58MHz (điều chế hệ NTSC) hoặc 4,43MHz (điều chế hệ PAL) để tạo thành sóng mang C (Choma)  Mạch Mixer trộn tín hiệu sóng mang C vừa được điều chế vào tín hiệu Y để tạo thành tín hiệu Video tổng hợp .  Ngõ ra của tín hiệu Video tổng hợp có 4 thành phần tín hiệu là tín hiệu chói Y, sóng mang màu C, xung đồng bộ dòng H.syn, xung đồng bộ mành V.syn, đây là tín hiệu ngõ ra của Camera, tín hiệu này có thể truyền truyền trực tiếp đến máy thu hình thông qua đường AV hoặc có thể gửi tới đài phát tiếp tục điều chế vào sóng mang và phát thành sóng điện từ truyền đi xa trong không gian. * Quá trình giải mã tín hiệu màu ở máy thu hình Giả sử ta cắm trực tiếp tín hiệu Video tổng hơp sang máy thu theo đường AV, quá trình giải mã và tổng hợp tín hiệu để khôi phục lại hình ảnh gốc được minh hoạ như hình ảnh dưới đây:  Tín hiệu Video đi vào máy thu hình được khuếch đại đệm qua mạch Damper sau đó tín hiệu tách làm hai đường, tín hiệu Y đi tới mạch xử lý Y, tín hiệu C đi tới mạch giải mã.  Mạch xử lý chói: khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi độ tương phản và độ sáng của ảnh sau đó cung cấp tín hiệu Y cho mạch ma trận.  Mạch giải mã: Giải mã tín hiệu sóng mang C để tái tạo lại ba tín hiệu màu thiếu chói là R-Y, G-Y và B-Y.  Mạch ma trận: trộn tín hiệu màu thiếu chói với tín hiệu chói => để tái tạo lại tín hiệu màu đầy đủ R, G, B cung cấp cho đèn hình màu. Đèn hình mầu là thiết bị vừa làm nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh, vừa tổng hợp ba bức ảnh đơn sắc thành bức ảnh mầu đầy đủ mầu sắc màu đầu, đèn hình có ba katốt là KR, KG, KB phát xạ ra ba dòng tia điện tử mang thông tin về ba bức ảnh mầu, ba tia điện tử quét trên cùng một màn hình => tạo thành ba bức ảnh mầu chồng khít lên nhau => hình ảnh tổng hợp từ ba bức ảnh đơn sắc cho ta bức ảnh màu. 3 - Quá trình điều chế tín hiệu phát của đài truyền hình  Hình ảnh được thu vào và được đổi thành tín hiệu Video tổng hợp thông qua Camera, tín hiệu Video tổng hợp gồm bốn tín hiệu là :Y (tín hiệu chói), C (sóng mang màu) , H.syn (xung đồng bộ dòng) và V.syn (xung đồng bộ mành)  Cũng như truyền hình đen trắng, truyền hình màu phải truyền đi tín hiệu tiếng, tín hiệu âm tần được điều vào sóng FM ở tần số 6,5MHz theo kiểu điều tần, sau đó sóng FM được trộn với tín hiệu Video tổng hợp tạo thành tín hiệu có 5 thành phần là Y, C, FM, H.syn và V.syn  Để truyền đi xa, toàn bộ 5 tín hiệu này được điều chế vào sóng siêu cao tần ở dải VHF họăc dải UHF theo phương pháp điều biên => tạo thành sóng mang, sau đó sóng mang được khuếch đại ở công xuất lớn rồi đưa ra an ten phát xạ thành sóng điện từ truyền đi trong không gian với vận tốc ánh sáng.  Phổ của toàn bộ tín hiệu Video tổng hợp là từ 0 đến 6,5MHz, do đó khi điều chế vào sóng mang thì sóng mang cũng chiếm một dải tần rộng 6,5MHz và toàn bộ dải tần này được gọi là một kênh sóng.  Sóng điện từ của đài phát sẽ truyền theo đường thẳng và cũng có một số tính chất phản xạ, khúc xạ tương tự ánh sáng. Kênh sóng là gì? Mỗi kênh sóng truyền hình là một giải tần có độ rộng khoảng 8MHz nằm trong khoảng tần số siêu cao tần và được chia làm hai dải: dải VHF có tần số từ 45 MHz đến 230 MHz, còn dải UHF có tần số từ khoảng 420 MHz đến 880 MHz . Vì mỗi kênh truyền hình chiếm một giải tần khá rộng vì vậy số lượng kênh truyền hình là có hạn. Sóng truyền hình do quốc tế quản lý, vì vậy các Đài truyền hình khi muốn phát ở một kênh nào đó phải tuân thủ theo các quy định chung của quốc tế. Khi đài truyền hình phát sóng, các sóng điện từ bức xạ từ Anten đài phát đi thẳng theo phương nằm ngang mặt đất, sóng truyền hình có hạn chế hơn sóng phát thanh là không truyền được đi xa, chỉ giới hạn khoảng vài trăm Km theo đường chim bay, vì vậy các điểm ở xa đài phát do trái đất cong hoặc do địa hình khuất núi sẽ không thu được tín hiệu. Bài 2 - Sơ Đồ Khối Tivi Màu 1 - Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi màu Về mặt chức năng có thể chia làm hai nhóm chính như sau:  Nhóm thứ nhất - Có chức năng tạo ánh sáng trên màn ảnh: Bao gồm khối nguồn nuôi, khối quét dòng và khối quét mành (quét dọc), nhóm này hoạt động trước.  Nhóm thứ 2 - Có chức năng thu và xử lý tín hiệu hình ảnh và âm thanh, bao gồm: Bộ kênh & trung tần, khối chuyển mạch AV, khối xử lý tín hiệu chói, khối giải mã màu, khối khuếch đại công suất sắc và khối đường tiếng, các khối trong nhóm này hoạt động sau. 2. Phân tích nhiệm vụ của các khối trong Tivi màu Khối nguồn: Có nhiệm vụ cung cấp hai điện áp một chiều ổn định là điện áp B1 = 110V cho mạch cao áp, và áp B2 = 12VDC cho mạch dao động dòng và giảm xuống 5VDC cho mạch vi xử lý, điện áp đầu vào của khối nguồn là điện xoay chiều AC 50Hz có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 90V đến 280V. => Máy bị hỏng nguồn, không vào điện, đèn báo nguồn không sáng. Khối quét dòng (khối quét ngang): Nhiệm vụ của khối quét dòng là điều khiển biến thế cao áp hoạt động để tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình như điện áp HV (Height Vol) cung cấp cho cực Anôt khoảng 15KV, điện áp Focus cung cấp cho lưới G3 khoảng 5000V, điện áp Screen cung cấp cho lưới G2 khoảng 400V, điện áp Heater 4,5V hoặc 6,3V cung cấp cho sợi đốt, xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái dòng. Ngoài ra biến thế cao áp Tivi màu còn cung cấp các mức điện áp cho các khối xử lý tín hiệu như: Cung cấp áp B3 = 180V cho mạch KĐ công xuất sắc, cung cấp áp B4 = 24V cho tầng công xuất mành, cung cấp áp B5 = 12V cho các khối Kênh, trung tần, xử lý chói, giải mã màu và khối đường tiếng. => Máy có đèn báo nguồn nhưng không lên màn sáng là do khối quét dòng không hoạt động. Khối quét mành (khối quét dọc): Nhiệm vụ của khối quét mành là cung cấp xung mành cho cuộn lái tia, lái tia điện tử quét theo chiều dọc. => Máy còn một vạch sáng ngang do khối quét mành không hoạt động Bộ kênh và trung tần: Nhiệm vụ của bộ kênh là thu tín hiệu sóng mang từ đài phát thông qua Anten, sau đó đổi tần về tín hiệu chung IF để dễ dàng khuếch đại . Nhiệm vụ của mạch KĐ trung tần là khuếch đại tín hiệu IF lên biên độ đủ lớn sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu Video tổng hợp. => Máy chỉ có nhiễu không thu được tín hiệu do hỏng bộ kênh Chuyển mạch AV: Nhiệm vụ của chuyển mạch AV là tiếp nhận thêm tín hiệu Video từ bên ngoài như tín hiệu của đầu VCD. Mạch xử lý tín hiệu chói: Nhiệm vụ của mạch xử lý tín hiệu chói là khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi biên độ và điện áp thềm (thành phần một chiều) của tín hiệu Y => chức năng chỉnh tương phản và chỉnh độ sáng của ảnh, khi mạch chói không hoạt động sẽ sinh hiện tượng mất hình, mất nhiễu. => Màn ảnh không hình, không nhiễu do hỏng mạch xử lý tín hiệu chói. Mạch giải mã màu: Nhiệm vụ của mạch giải mã màu là giải mã tín hiệu sóng mang C (Choma) để lấy ra 3 tín hiệu màu thiếu chói R-Y, G-Y, B-Y, cung cấp cho mạch ma trận để khôi phục lại ba tín hiệu màu đưa vào đèn hình, nếu hỏng khối giả mã thì chỉ có tín hiệu Y (đen trắng) đi vào đèn hình. => Hình ảnh bị mất màu do hỏng mạch giải mã. Mạch ma trận và KĐ công suất sắc: thông thường mạch ma trận kiêm luôn KĐ công suất sắc, ma trận là mạch trộn tín hiệu chói Y vào các tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y là các tín hiệu màu thiếu chói để tạo ra tín hiệu màu đầy đủ là R, G, B. Mạch khuếch đại công suất sắc, khuếch đại ba tín hiệu R, G, B lên biên độ đủ lớn cung cấp cho đèn hình, trong quá trình khuếch đại tín hiệu sắc, mạch KĐ công suất sắc kiêm luôn việc xoá tia quét ngược. => Màn ảnh không có hình, không nhiễu, có tia quét ngược do hỏng mạch khuếch đại công suất sắc Khối đường tiếng: Nhiệm vụ của khối đường tiếng là tách tín hiệu FM ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp, sau đó khuếch đại trung tần tiếng và tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần, tiếp tục khuếch đại tín hiệu âm tần qua mạch công suất rồi đưa ra loa. => Khi hỏng khối tiếng thường sinh hiện tượng máy có hình nhưng không có tiếng hoặc tiếng bị rồ, bị nghẹt. Mạch vi xử lý: Nhiệm vụ của mạch Vi xử lý là tạo ra các điện áp điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy như: Điều khiển tắt mở nguồn từ xa, điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản, màu sắc của ảnh, điều khiển quá trình dò kênh và nhớ kênh v v... => Khi hỏng vi xử lý thường làm cho máy không hoạt động nhưng có đèn báo nguồn, một số trường hợp máy vẫn có màn sáng nhưng không có hình, điều chỉnh các phím đều vô tác dụng. Đèn hình màu: Là linh kiện chiếm tới 50% giá thành của Tivi, đèn hình màu có nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh và tổng hợp màu sắc để trả lại hình ảnh ban đầu. => Khi hỏng đèn hình có thể gây hiện tượng không có màn sáng (nếu đèn bị cháy) hoặc ảnh bị mờ (nếu đèn hình bị già) hoặc ảnh bị sai màu, mất một màu (nếu đèn bị lệch tia). 3 - Mạch cấp nguồn cho các khối Khi sửa chữa một bệnh bất kỳ, ta thường quan tâm đến nguồn nuôi và tín hiệu. Nếu như ta nắm chắc được đường đi của điện áp, giá trị các mức điện áp, hiểu được bản chất của tín hiệu và đường đi của tín hiệu, chúng ta sẽ dễ dàng trong việc kiểm tra sửa chữa. Đường đi và giá trị của điện áp cấp cho các khối: Trong Tivi màu thông thường khối nguồn không cung cấp điện áp cho toàn bộ máy mà chỉ cung cấp cho Vi xử lý và khối quét dòng, sau khi cao áp hoạt động, cao áp sẽ cung cấp nguồn nuôi cho các khối còn lại. * Các khối sử dụng điện áp được cung cấp từ bộ nguồn  IC vi xử lý được cung cấp 5V , điện áp này đựơc cung cấp từ nguồn 12V lấy từ bộ nguồn và được ổn áp xuống 5V thông qua IC ổn áp LA7805  Mạch dao động dòng được cung cấp điện áp 9V , điện áp này được lấy từ nguồn 12V sau khi giảm qua IC ổn áp LA7809  Tầng kích dòng và Cao áp được cung cấp nguồn từ 95V đến 130V tuỳ theo loại máy, điện áp này xuất phát từ bộ nguồn. * Các mức điện áp từ khối cao áp cung cấp cho đèn hình và các khối còn lại  Điện áp HV cung cấp cho Anôt đèn hình, điện áp này khoảng 15KV  Điện áp Focus khoảng 5KV cung cấp cho lưới G3  Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2  Điện áp 180V DC cung cấp cho mạch khuếch đại công suất sắc  Điện áp 24V DC cung cấp cho IC công xuất mành  Điện áp 16V sau ổn áp xuống 12V cung cấp cho các mạch Kênh, trung tần, Xử lý tín hiệu chói, Giải mã mầu, đường tiếng và mạch dao động mành * Quá trình phân chia tín hiệu video trong tivi màu: Tivi thu sóng thông qua bộ kênh, khuếch đại qua mạch trung tần và tách sóng => lấy ra tín hiệu Y đi tới mạch xử lý chói và tín hiệu C đi tới mạch giải mã màu lấy ra 3 tín hiệu R-Y, G-Y, B-Y sau đó nhập các tín hiệu này lại với tín hiệu chói Y thông qua mạch ma trận để tạo lại 3 tín hiệu màu đơn sắc R, G, B và đưa đến đèn hình. Bài 3 - Khối nguồn xung của TiVi CRT Phân tích sơ đồ tổng quát và phân tích nguyên lý hoạt động của nguồn xung trên các máy Tivi, hiểu được nguồn xung của Tivi CRT bạn sẽ hiểu được nguyên lý chung của các khối nguồn trên các thiết bị điện tử khác... 1 - Tổng quát về khối nguồn Khối nguồn có thể chia làm hai phần chính: Phần mạch đầu vào: Hầu hết các bộ nguồn xung đều có mạch đầu vào giống nhau, mạch có nhiệm vụ cung cấp nguồn một chiều DC phẳng và sạch cho nguồn xung, phẳng là không còn gợn xoay chiều, sạch là không có can nhiễu, mạch đầu vào bao gồm các mạch:  Mạch lọc nhiễu: Lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây không cho lọt vào nguồn xung.  Mạch chỉnh lưu và lọc: Đổi điện áp xoay chiều AC 50Hz thành điện áp một chiều DC phẳng, điện áp DC thu được bằg 1,4AC, khi ta cắm 220V AC ta thu được điện áp khoảng 300V DC. Một số máy có mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động khi ta cắm điện AC 110V ta vẫn thu được 300V DC.  Mạch khử từ: Khử từ dư trên đèn hình thông qua cuộn dây khử từ (mạch này không có liên quan đến sự hoạt động của nguồn). Phần nguồn xung: Phần nguồn xung có nhiều loại khác nhau nhưng về cơ bản chúng có 3 mạch chính:  Mạch tạo dao động: Có nhiệm vụ tạo xung dao động để điều khiển đèn công suất đóng mở, tạo thành điện áp xoay chiều đưa vào biến áp xung.  Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra: Mạch dao động chỉ tạo ra điện áp ra nhưng điện áp ra không cố định. Mạch hồi tiếp có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không đổi khi điện áp vào thay đổi hoặc dòng tiêu thu thay đổi.  Mạch bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ đèn công suất nguồn khi phụ tải bị chập hoặc điện áp đầu vào tăng cao, và bảo vệ các mạch phía sau khi khối nguồn ra điện áp quá mạnh.  Đèn công suất (transistor): Có nhiệm vụ ngắt mở để tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao chạy qua biến áp xung. Đèn công suất đồng thời tham gia tạo dao động nếu nguồn sử dụng kiểu dao động nghẹt, không tham gia dao động nếu nguồn sử dụng dao động đa hài. 2 - Khối nguồn xung * Mạch đầu vào của bộ nguồn:  SW là công tắc tắt mở chính, Fuse là cầu chì  C1, T1, C2 là mạch lọc nhiễu cao tần.  TH (Themmistor) là điện trở khử từ, Degauss là cuộn dây khử từ gắn vòng quanh đèn hình.  R1 là điện trở sứ hạn dòng hạn chế dòng nạp vào tụ (tạo khởi động mềm cho mạch), D1 D4 là mạch chỉnh lưu cầu, C3 là tụ lọc nguồn chính. * Mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động: Nếu ta dùng 2 tụ lọc có điện dung bằng nhau đấu nối tiếp, khi ta đấu điểm giữa của hai tụ lọc vào một đầu của nguồn xoay chiều AC (trước cầu diode) thì ta sẽ thu được điện áp DC đầu ra tăng gấp 2 lần. Nguyên lý hoạt động của mạch nhân 2 tự động:  Khi cắm điện AC 220 thì mạch chỉnh lưu bình thường.  Khi cắm điện AC 130V trở xuống thì mạch tự động nhân 2. Để thực hiện chức năng trên người ta phải lắp một mạch dò áp để phát hiện điện áp thấp và mạch công tắc nối từ điểm giữa hai tụ với một đầu điện áp AC, khi áp AC vào < 130V thì mạch dò áp xuất hiện áp điều khiển đưa tới đóng mạch công tắc, mạch công tắc trong thực tế thường sử dụng Thiristor có điều khiển. Bất kể nguồn xung nào cũng có 3 mạch điện cơ bản sau đây:  Mạch tạo dao động  Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra  Mạch bảo vệ 3 - Mạch tạo dao động Nhiệm vụ của mạch tạo dao động là tạo ra xung điện để điều khiển đèn công xuất ngắt mở liện tục => tạo ra dòng điện xoay chiều tần số cao chạy qua biến áp => cho ra điện áp thứ cấp. Nếu không có mạch dao động <=> đồng nghĩa với đèn công xuất không hoạt động <=> đồng nghĩa với không có điện áp ra trên các cuộn thứ cấp. Nguồn sử dụng mạch dao động nghẹt: Các linh kiện không thể thiếu của mạch dao động nghẹt là :  Điện trở mồi R1: có giá trị lớn khoảng 470KOhm, có nhiệm vụ mồi cho đèn Q1 dẫn.  Tụ hồi tiếp C1: đưa điện áp từ cuộn hồi tiếp về để chuyển trạng thái đèn Q1 từ đang dẫn => sang ngắt.  Điện trở hồi tiếp R2: hạn chế dòng hồi tiếp đi qua tụ C1.  Đèn công suất Q1 : Tạo dòng điện ngắt mở đi qua cuộn sơ cấp biến áp, dòng điện ngắt mở này tạo thành từ trường cảm ứng tạo ra điện áp hồi tiếp trên cuộn hồi tiếp duy trì dao động, đồng thời cảm ứng lên cuộn thứ cấp để tạo thành điện áp đầu ra. Trong nguồn sử dụng dao động nghẹt, Đèn công suất Q1 vừa tham gia dao động vừa đóng vai trò như một công tắc ngắt mở, đèn công suất của nguồn dao động nghẹt là đèn BCE. Nguồn sử dụng mạch dao động đa hài (IC dao động): Dao động đa hài là mạch dao động không có sự tham gia của cuộn dây, mạch dao động đa hài thường sử dụng IC kết hợp với điện trở, tụ điện để tạo thành dao động, đèn công suất trong nguồn dao động đa hài không tham gia dao động và sử dụng đèn Mosfet để ngắt mở.  R1 là điện trở mồi nhưng có nhiệm vụ cấp nguồn cho IC tạo dao động, R1 có giá trị từ 47K đến 68K.  Đèn công suất của mạch nguồn dao động đa hài là đèn Mosfet DSG, không tham gia tạo ra dao động.  Mạch hồi tiếp về IC là để giữ cho điện áp ra ổn định, không có nhiệm vụ trong việc tạo dao động. 4. Mạch hồi tiếp để giữ ổn định điện áp ra Điện áp ra thường thay đổi tỷ lệ thuận với điện áp vào và thay đổi tỷ lệ nghịch với dòng điện tiêu thụ, nghĩa là khi điện áp vào giảm hoặc dòng tiêu thị tăng thì điện áp ra có xu hướng giảm xuống. Để giữ cho điện áp ra cố định thì khi điện áp vào tăng / giảm, người ta phải điều chỉnh cho dòng điện qua đèn công xuất giảm / tăng (với mạch dao động nghẹt) hoặc thời gian mở của đèn giảm / tăng (với mạch dao động dùng IC). Để điều khiển đèn công xuất một cách tự động, người ta sử dụng mạch hồi tiếp, có hai loại mạch hồi tiếp là hồi tiếp trực tiếp và hồi tiếp so quang (ghép quang). * Mạch hồi tiếp trực tiếp: Mạch hồi tiếp trực tiếp (phần mạch màu xanh) có tác dụng giữ cho điện áp ra cố định khi áp vào thay đổi, mạch này vẫn bị sụt áp khi mạch cao áp chạy (mạch cao áp tiêu thụ dòng lớn bên thứ cấp, gây sụt áp).  D1, C3 tạo ra điện áp hồi tiếp một chiều, áp hồi tiếp này tỷ lệ thuận với điện áp vào.  R3, R4 là cầu phân áp tạo ra điện áp lấu mẫu ULM từ áp hồi tiếp, do đó khi áp hồi tiếp tăng thì áp lấy mẫu cũng tăng.  Q2 là đèn sửa sai, nếu Q2 dẫn mạnh sẽ làm biên độ dao động đi vào chân B đèn Q1 giảm => dòng qua đèn Q1 sẽ giảm. Nguyên lý hoạt động của mạch như sau: Giả sử khi điện áp vào tăng => điện áp ra và điện áp hồi tiếp tăng => điện áp lấy mẫu tăng => đèn Q2 dẫn tăng => dòng qua đèn Q1 giảm => điện áp ra giảm xuống chống lại sự tăng áp lúc đầu, quá trình này điều chỉnh rất nhanh và không làm ảnh hưởng tới điện áp đầu ra. Trong trường hợp ngược lại ta phân tích tương tự. Ưu điểm và nhược điểm của mạch hồi tiếp trên: - Mạch trên có ưu điểm là đơn giản, dễ cân chỉnh. - Nhược điểm của mạch trên là điện áp ra vẫn bị sụt áp khi cao áp hoạt động, bởi vì cuộn thứ cấp và cuộn hồi tiếp là hai cuộn dây khác nhau nên có sự sụt áp khác nhau. Để khắc phục nhược điểm trên người ta phải sử dụng đường hồi tiếp từ cao áp về chân B đèn công suất nguồn, khi đó điện áp ra được giữ cố định khi dòng tiêu thụ thay đổi, mạch hồi tiếp trên gọi là mạch hồi tiếp ổn định dòng. * Mạch hồi tiếp so quang (ghép quang): Mạch hồi tiếp so quang giữ cho điện áp ra cố định trong cả hai trường hợp: điện áp vào thay đổi và khi cao áp chạỵ.  Cầu phân áp R4, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu đưa vào IC tạo áp dò sai KA431  KA431 là IC tạo áp dò sai.  IC so quang (ghép quang, opto) truyền điện áp dò sai về bên sơ cấp  Q2 là đèn sửa sai  D1 và C3 là mạch chỉnh lưu tạo điện áp DC đưa vào mạch so quang. Nguyên lý hoạt động của mạch: Mạch trên giữ được điện áp ra cố định trong cả hai trường hợp: điện áp đầu vào thay đổi và khi cao áp chạy (dòng tiêu thu thay đổi). Giả sử khi điện áp đầu vào giảm hoặc khi cao áp hoạt động (dòng tiêu thụ tăng cao) khi đó điện áp ra (110V) có xu hướng giảm => điện áp lấy mẫu giảm => dòng điện qua KA431 giảm => dòng qua LED so quang giảm => dòng qua Photo Diot so quang giảm => điện áp đưa về chân B đèn Q2 giảm => đèn Q2 dẫn yếu đi => đèn Q1 dẫn tăng lên => điện áp ra tăng lên bù lại sự giảm áp lúc đầu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan