Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tài liệu hướng dẫn setup heli ...

Tài liệu Tài liệu hướng dẫn setup heli

.PDF
40
2149
70

Mô tả:

LƯU HÀNH NỘI BỘ 1 Lôøi noùi ñaàu • Hiện nay với việc ngày càng có nhiều bạn tham gia vào môn chơi mô hình này gặp rất nhiều khó khăn trong việc set up máy bay cho chính mình.Nhờ sự tin tưởng của mọi để Tình có thể viết “tài liêu” này.Khuyến cáo mọi người đây là bộ môn chơi đòi hỏi sự kiên trì ,nhẫn nại .Đọc từ từ xuyên suốt tất cả ý chính và quan trọng nhất là phải hiểu,nếu mọi người bỏ qua vài chi tiết có thể khó khăn trong việc hiểu các phần sau. • Hy vọng với kinh nghiệm ít ỏi cộng thêm học hỏi các đàn anh đi trứơc ,trên các website heli của thế giới,đồng thời có những phần mà Tình tự hiểu nên chắc chắn rằng sẽ gặp ít nhiều sai sót trong “tài liệu” này .Và lần cuối nhấn mạnh là “tài liệu” này hoàn toàn mang tính cách cá nhân ,còn rất nhiều sai sót ,mong mọi người đóng góp để hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Lieân heä email : [email protected] Thaân aùi ! Chí Tình 2 Phuï Luïc Trang Phần 1 : Từ chuyên môn ...................................................................................... 3 – 4 Phần 2 : Các khái niệm .......................................................................................... 5 -11 Phần 3 : DX7 I.Công tắc – System menu ....................................................................... 13 -15 II.Menu chức năng ................................................................................... 18 – 23 Phần 4 : Set up heli ............................................................................................... 24 - 37 Phần 5 : Các bệnh thường gặp của heli .................................................................. 38 - 40 3 Phaàn I : Töø chuyeân moân Trong quaù trình “set up” do coù moät soá töø khoâng theå dòch sang tieáng vieät neân ta söû duïng töø “nguyeân baûn” ,do ñoù,vieäc laøm quen vôùi töø chuyeân moân laø raát caàn thieát. Hình aûnh cuï theå Teân goïi vaø coâng duïng +Servo +Taïo löïc keùo +Arm servo +Motor +Taïo löïc quay cho caùnh +ESC (Electric Speed Control) +Ñieàu toác motor +Gyro +Giöõ ñuoâi,choáng quay ñuoâi +Linkage rod +Lieân keát caùc chi tieát / truyeàn löïc +Ball +Swashplate 4 +UBEC / BEC +Laø thieát bò oån ñònh ñieän caáp cho caùc thieát bò ñieän khaùc.Thoâng thöôøng trong ESC coù tích hôïp saün nhöng ña soá laø”yeáu”. 5 Phần 2 : Các khái niệm 1.Pitch cánh : Pitch là góc tấn của cánh ,khi máy bay quay thì góc tấn này càng lớn,sức tạo gió càng nhiều và ngựơc lại. Chú ý : Nhìn từ trên xuống thì cánh chính quay theo chiều kim đồng hồ ! Pitch cánh có 2 loại : pitch âm và pitch dương. Pitch dương tạo lực nâng Pitch âm tạo lực đè heli xuống Cách đo pitch cánh: Để đo pitch cánh thì ta sử dụng thứơc đo pitch (pitch gauge) Cách đo Thông thường khi đo thì ta nên để phương của cánh chính dọc theo thân heli,xoay đầu heli về hướng người đo. Tăng/giảm giá trị trên thứơc đo sao cho phương của thanh flybar trùng với phương của thanh thứơc. Giá trị trên thứơc tương ứng sẽ là trị số của pitch cánh Chú ý : Khi đo pitch cánh,ta cần thao tác kéo 2 cánh thẳng ra trước khi đo. 6 Ví dụ : -Cụ thể trong hình là pitch = -2 2.Aileron và Elevator Aileron (Ail) và Elevator (Ele) dùng để chỉ phương nghiêng của máy bay. Khi đặt đuôi heli về hướng người điều khiển thì : Ail dùng để chỉ thị động tác heli : Trái / phải Tương tự thì Ele : Tới / lùi Mối liên hệ Ail – Ele và Swashplate Đặt đuôi heli hướng về hướng pilot,swashplate nghiêng hướng nào thì heli nghiêng theo hướng đó. 3.Pitch curve Pitch cure là một chức năng (funtion) của tx cho phép ta điều chỉnh pitch tương ứng với vị trí cần ga.Thông thường thì pitch cure có 5 điểm (5-point) tương ứng với 5 vị trí tư thấp tới cao của cần ga (nhưng trên cần ga,ta chỉ quan tâm 3 điểm 1 , 3 và 5 tương ứng với vị trí thấp nhất ,chính giữa và cao nhất ) Trên Dx7 thì vị trí 1 ghi là L (Low) và vị trí 5 ghi là H (High) Cùng là 1 con heli sau khi đã set up phần cơ khi thi ta sử dụng pitch cure để điều chỉnh pitch cánh sao cho phù hợp với múc đích bay. VD:Bảng dưới đây chỉ là để tham khảo ,không mang tính chất áp đặt (nhất là vòng/phút – Round Per Minute : Viết tắt là RPM) Người mới tập chơi (newbie) – tua cánh cần nhẹ nhàng ~ 2000 vòng/phút(RPM) Bay sport – tua cần cao hơn ~ 2500 RPM Vị trí cần ga trên tx 1 3 5 Vị trí cần ga trên tx 1 3 5 Pitch cánh - 2 +4 + 10 Pitch cánh - 4 0 + 10 7 3D – Tua + 3000 RPM Vị trí cần ga trên tx 1 3 5 Pitch cánh - 11 0 + 11 4.Throttle curve. Tương tự như Pitch curve thì Throttle curve cũng đựơc chia làm 5 điểm tương ứng với cần ga trên tx từ thấp nhất tới cao nhất (1 : thấp nhất ,3 : chính giữa ,5 : cao nhất) Cũng tùy theo mục đích bay mà ta cần phải kết hợp với set up pitch curve để đạt vòng tua cần thiết khi bay.Đây cũng là 1 điều khá phức tạp dành cho người mới. 5.Mối liên hệ Throttle curve và pitch curve. Để nâng cao hiệu suất motor ,pin và chất lượng bay thì việc phối hợp pitch và ga là rất quan trọng.Nhưng để hiểu đựơc vấn đề thì không hề đơn giản,nên phần này mang tính chất là tham khảo,a/e có thể bỏ qua rồi đến phần sau ,hướng dẫn set up,có thể làm 1 cách máy móc nhưng vẫn đảm bảo chất lựơng bay. Nhưng khuyến cáo là nên hiểu phần này để a/e có thể tự tay set up vòng tua theo ý mình. Pitch cánh động (khi tăng ga hay giảm ga thì pitch cánh cũng tang/giảm theo nhưng tăng giảm nhiều ít tùy thuộc vào việc chỉnh thông số trên tx) quyết định chất lượng bay.Để minh họa cho việc này thì ta có ví dụ: VD : Đang hover tầm 1 mét thì bỗng nhiên có 1 cơn gió thổi máy bay ta lên cao 2 – 3m chẳng hạn.Lúc này,ta lại muốn heli giảm độ cao,do đó ta giảm ga xuống (kéo cần ga xuống ) heli vẫn còn tua(quay theo quán tính) và pitch cánh lại dương khi quay tạo nên 1 tiết diện chắn gió,tạo điều kiện cho gió thổi heli lên , heli không thể ngay lập tức hạ độ cao nếu không vững lái thì việc đập khó mà tránh khỏi. Do đó,máy bay cần phải set pitch âm để trong trừơng hợp trên,khi giảm ga,pitch cánh giảm từ dương đến 0 (pitch cánh = 0 thì cho dù heli quay với vòng tua bao nhiêu cũng không thể tạo ra gió để nâng/đè heli xuống) rồi giảm tí nữa là thành pitch cánh âm,lúc này cánh quay với pitch âm sẽ tạo ra lực đè heli xuống – do đó,với việc set heli có pitch âm sẽ giúp ta linh hoạt hơn việc điều tiết độ cao cho heli. Trên chỉ là ví dụ đơn giản về tác dụng của pitch cánh động.Sau đây mới chính là phần quan trọng nhất của vấn đề. Pitch cánh và % ga có mối liên hệ như thế nào và quyết định vòng tua ra sao ? Ví dụ : Khi heli vừa nâng khỏi mặt đất thì có 2 người set tua cánh như sau: Người 1 : Ga = 50% ,pitch = + 4 ,tua khoảng 1800 RPM Người 2 : Ga = 65%, pitch = + 2,tua khoảng 2100 RPM Người 1 bay tua thấp,người 2 chọn bay tua cao hơn. Như vậy để tạo ra cùng 1 lực nâng thì tua tỉ lệ nghịch với pitch cánh (Tua tăng thì pitch giảm và ngựơc lại,tua giảm thì pitch phải tăng mới có thể tạo ra cùng 1 lực nâng). Từ đó đặt ra vấn đề là tăng / giảm tua cánh (khi bay).Đa số a/e thừơng hay nhầm lẫn chỗ này ,nghĩ là để tăng tua thì chỉ cần vào đồ thị ga và tăng % ga ở 3 và 5. 8 Nhưng đôi khi lại không thể tăng tua bằng cách tăng % ga ,ta chỉ có thể giảm pitch xuống để đạt đựơc tua cánh cao hơn .Để giải thích vấn đề này,ta quan sát ví dụ : Vd: Một người khi bay đẩy cần ga từ từ lên cao,khi cần ga gần tới giữa thì heli chuẩn bị cất cánh , pitch = + 5 (với đồ thị pitch là 0 25 50 75 100 tương ứng với 5 điểm), 40% ga (đồ thị ga là 0 25 50 75 100 tương ứng với 5 điểm).Sau khi thấy tua hơi thấp để hover,người này bắt đầu vào đồ thị ga và tăng ga lên như sau ( 0 30 60 80 100),và sau khi bay lại thì cảm giác về tua không tăng. Giải thích : Pitch = + 5, 40 % ga thì heli cất cánh ,vị trí cần ga là 2/5 = 0,4 hành trình.Tua khoảng 1500 RPM. Tăng ga trong đồ thị ga thì : pitch = +4, 45% ga thì heli cất cánh,vị trí cần ga là 3/8 = 0.375 (vị trí cần ga thấp hơn lúc chưa tăng ga) ,tua khoảng 1550 RPM. Do 50 RPM là khá nhỏ nên cảm giác về tua tăng là hầu như không có.Và nhất là việc tăng ga như vậy đôi khi là pitch và ga không đồng đều dẫn đến hiện tượng heli bị “mổ gà”. Do đó để tăng tua thì ta nên vào đồ thị pitch và giảm pitch xuống…chẳng hạn giảm thành ( 0 20 40 60 80 ) thì lúc này tua đựơc tăng lên cao hơn rất nhiều so với việc tăng ga trong throttle curve. 6.Gyro và headlock Hay còn gọi là AVCS – Angular Velocity Control System. Gyro là thiết bị cảm biến sự xoay đuôi,khi đuôi heli bị xoay thì gyro đưa tín hiệu cho servo đuôi (Rudder servo) để chiều chỉnh pitch cánh đuôi tạo ra gió phù hợp để đuôi cân bằng trở lại. Theo cá nhân thì gyro hiện nay gồm 3 loại cảm biến : Cảm biến thủy ngân : Gyro KDS 800 , 401B và 1 số loại gyro ít tên tuổi khác thường dùng cảm biến thủy ngân… Giá từ 20$ đến 40$ Cám biến SMM (Silicon Micro Machine) : Gyro : Futaba 401 ,Align GP750 ,Spartan 760 , KDS 900… Giá từ 100$ đến +150$ Cảm biến MEMS (Micro Electric Machine System) : Gyro : Futaba 520 ,Spartan Quark , JR G370… Giá trên 130$ 9 Công nghệ MEMS mới nhất hiện nay. Thuật ngữ headlock hay AVCS Đa số gyro hiện nay trên thị trường đều là gyro có headlock. Sự khác biệt ở gyro có headlock và gyro không headlock Đều có nhiệm vụ giữ đuôi khi đuôi bị trôi,nhưng chúng có sự khác biệt như sau: Khi có gió thổi vuông góc với phương đi thẳng của heli (như trên hình) ,đuôi bị trôi 1 khoảng thì gyro cảm nhận sự trôi,lập tức truyền lệnh cho rudder servo để làm đôi đứng yên lại.Sau khi đuôi đã giữ lại,gió tiếp tục tác động,đuôi lại trôi 1 khoảng nữa…rồi quá trình tiếp tục cho đến khi nào hướng gió trùng với phương của heli (tính từ đầu đến đuôi). Gyro có headlock thì ban đầu cũng làm việc như gyro không headlock nhưng sau khi bị trôi và dừng lại,gyro ngay lập tức tính toán gốc trôi và đưa tín hiệu cho servo đuôi điều chỉnh đuôi trở lại vị trí ban đầu.Do đó,gyro có headlock đảm bảo đuôi không bị trôi khi gặp gió hay tác động từ bên ngoài. 7.Gain Gyro – độ nhạy của gyro Do trong quá trình bay,ta có thể chọn nhiều servo đuôi (rudder servo) khác nhau nên tốc độ để giữ đuôi của các servo cũng khác nhau.Ví lý do đó,cần phải có chức năng Gain Gyro để điều chỉnh độ nhạy của gyro truyền cho rudder servo phải phù hợp,không quá nhanh (-> đuôi bị vẫy),không quá chậm (đuôi bị trôi hay giữ ,nhưng quờ quạng). 8.Thông số Kv của motor và tính toán tua : Một trong những thông số quan trọng nhất của motor đó là Kv. Chỉ số Kv là số vòng tua của motor tăng thêm khi tăng điện áp 1V. Vd : Motor KDS màu tím có Kv = 3500 ,khi đó,ta tăng 1V điện áp cấp thì motor quay nhanh thêm 3500 vòng/phút. Cách tính vòng tua. Đây chỉ là cách làm chỉ dừng ở mức độ tương đối nhằm giúp a/e có thể hiểu sâu hơn về thông số Kv của motor và 1 phần giúp set up tua tương đối phù hợp khi bay. RPM = ((Kv * V * P ) / M ) * H * (% ga) 10 Trong đó : RPM (Round Per Minute) : Tua cánh chính tính trong 1 phút Kv : Thông số Kv của motor V : Hiệu điện thế của pin P : số răng của pinion (pinion là nhông kim loại,gắn trên cốt motor) pinion có từ 11 đến 15 răng (11T -> 15T),Đa số sử dụng pinion 13T M : số răng của nhông chính (main gear) ,thường thì 150T H : là hiệu suất của motor,thông thường từ 0.8 đến 0.9 Vd : Motor KDS đỏ có Kv = 3650 Hiệu điện thế của pin lipo 3s (3 sell) = 12 Volt (lấy 12 là khoảng trung bình vì số đẹp,chứ thật ra pin lipo khi hết pin thì có điện áp = 11.1Volt ,khi xạc đầy thì 12.6Volt) Pinion 13T Main gear = 150T Tại mức ga là 80% Motor có hiệu suất 85% Vậy vòng tua cánh chính tại 80% ga là : RPM = (3650 * 12 * 13) / 150 * 85% * 80% = 2581 Vòng/phút 9.Lực cản do pitch cánh gây ra Trước tiên để a/e hiểu về lực cản do pitch cánh gây ra thì ta quan sát vd sau đây : Vd: Một heli đang quay với tua 2700 RPM (70% ga) ,pitch cánh lúc này = 0 (không tạo ra gió) cần ga đang nằm ở vị trí chính giữa. Đẩy cần ga lên 1 khoảng rồi dừng lại,tua là 2500 RPM ,pitch = +3 (vẫn là 70% ga) Tiếp tục đẩy cần ga lên cao nhất,tua là 2100 RPM ,pitch = + 10 (vẫn là 70% ga) Sau đó kéo cần ga xuống 1 chút ,tua : 2300RPm ,pitch = +6 ( 70% ga) Cần ga chính giữa thì tua : 2700,pitch = 0 Tiếp tục kéo xuống để có pitch âm thì tua : 2600 ,pich = -2 Kéo cần ga xuống thấp nhất tua : 2100 RPM ,pitch = -10. Kết luận : Với cùng mức ga (% ga) thì pitch cánh càng lớn dù là âm hay dương (tạo ra gió càng nhiều) thì tua cánh càng giảm và ngựơc lại. Do đó,với việc tính toán vòng tua như ở trên mục 7 ,trong vd ,sau khi tính thì tua là 2581,đó chính là tua cánh lúc pitch = 0. 10.Governor Governor là 1 chức năng của ESC nhằm ổn định tua cánh trong quá trình thay đổi pitch. Cách thức hoạt động của governor : Sau khi ga ổn định ,cánh quay với 1 vòng tua nhất định,sau đó pitch cánh tăng lên,lực cản giớ do cánh chính gây ra lớn hơn nên làm giảm tua cánh tất nhiên là cũng làm giảm tua motor,ESC lúc này cảm nhận đựơc tua motor giảm và tự động tăng ga để tăng tua motor bằng tua ban đầu (lúc pitch = 0). Chú ý : Rất nhiều ESC trong manual (tài liệu hứơng dẫn) có ghi chức năng Governor nhưng thật ra thì khi thốc pitch (thay đổi pitch cánh 1 cách liên tục và với biên độ lớn) thì các ESC 11 này không thể giữ tua ,bị tuột tua rất nhiều.Thông thường thì từ pitch = 0 lên pitch +/- 10 ,tua cánh giảm khoảng 500 RPM. ESC hỗ trợ governor thừơng dùng cho size 450: Dưới đây là những ESC có chức năng governor tốt … Giữ tua khá ổn định và thông dụng trên thị trường Việt Nam.Tất nhiên là chức năng và mức độ thỏa mãn sẽ tỉ lệ thuận với giá tiền cho mỗi ESC khác nhau. Hobbywing Platium 40A : Đây là ESC tốt nhất của Trung Quốc.Cá nhân đánh giá cao ESC này. Giá : 50$ Castle Creation (CC35 hoặc CC45):Hàng của mỹ,set up phức tạp nhưng cũng khá rất ngon . Giá : 80 đến 110$ Kontronik (Jazz 40) : Hàng của Đức,set up cực kỳ đơn giản. Giá : 170$ 11.Soft start Đây cũng là 1 chức năng của ESC cho phép motor quay từ từ rồi đạt tới giá trị ga hiện tại. VD : ESC của hãng Align,đa số đều có chức năng soft start.Đẩy cần ga lên 50% ga chẳng hạn,nhả công tắc Throttle hold (nút này dùng để cắt ga motor) thì motor bắt đầu quay …nhưng rất từ từ (do ESC đựơc cài đặt tăng dần % ga lên từ 0 đến 50),khoảng 5giây sau đó thì motor quay đúng với vòng tua của 50% ga. Trong khi đó,ESC KDS ,không có chức năng soft start thì cũng để cần ga 50% và nhả công tắc throttle hold,motor ngay lập tức quay rất mạnh với 50% ga ngay từ giây ban đầu.Đây là điều anh em cần lưu ý khi sử dụng ESC không có soft start vì chính bản thân Tình cũng đã bị cánh chém 2 phát vào tay,may mắn là chỉ cần 2 miếng băng keo cá nhân…hix T_T. 12.Giả Governor. ESC không có Governor (khi thay đổi pitch cánh thì tua cánh cũng thay đổi theo),nhưng nhờ sự hỗ trợ của tx,trong phần Throttle curve gồm có 5 điểm. Khi cần ga ở giữa pitch bằng 0 (vị trí 3 trên throttle curve = 80% ga) ,lúc này khi quay thì cánh ít bị cản gió nhất -> tua sẽ là cao nhất. Khi đẩy cần ga lên thì pitch cánh tăng theo -> lực cản cánh chính tăng nhưng để giữ tua không đổi thì ta phải set up throttle curve tăng lên theo để ổn định tua (thật ra là hạn chế sự tuột tua của cánh chính,vì cách bù ga này khá thụ động ,bù theo cảm tính nên có lúc tua lại cao hơn ,có lúc tua lại giảm đi nhưng nếu bù ga bằng throttle curve hợp lý thì biên độ thay đổi tua cánh sẽ nhỏ VD: Chú thích : Bên đồ thị pitch curve thì vị trí 2 trên đồ thị chính là vị trí cần ga ở giữa trên tx(pitch cánh lúc này phải đựơc set up = 0, L tương ứng vị trí cần ga thấp nhất (pitch = -10) và H là vị trí cao nhất (pitch = +10).Do đó,cần ga mà di chuyển khỏi vị trí giữa (pitch cánh khác 0) thì tua sẽ giảm dần ,tỉ lệ nghịch với pitch cánh. 12 Khi đẩy cần ga lên xuống thay đổi pitch thì nhìn bên đồ thị ga,ta thấy tương ứng với pitch cánh = 0 (ga = 80%) – cần ga đang nằm ở giữa.Đẩy ga lên hay kéo xuống thì pitch thay đổi ,ga cần phải tăng lên để bù cho lực cản của cánh chính,do đó 2 đầu mút đựơc set up phải lớn hơn 80% ,vd trên là 100% ga chẳng hạn. Còn đối với ESC có chức năng governor thì ta phải để đồ thị ga là đường thằng nằm ngang (do ESC đã tự động bù tua,ta không cần phải tăng ga trên tx). 13 Phần 3 : DX7 I.Công tắc - System menu 1.Chức năng và tên gọi của công tắc trên dx7. AUX2 : Aileron Dual Rate : Throttle Hold : Increase/decrease Button : Clear Key : Select Key : năng Up/Down Scroll Button : Elevator Dual Rate : Gear Switch : Công tắc kênh số 7 Nút thay đổi chế độ nhạy trái/phải Công tắc hold ga (cắt ga) Tăng giảm giá trị thông số đang dựơc chọn Xóa / trả về giá trị ban đầu Chọn thông số khác nhau trong cùng 1 chức Thay đổi chức năng trong menu Thay đổi độ nhạy tới/lùi Thay đổi độ nhạy của gyro. Lưu ý : Công tắc “Flight mode switch” và gear switch có thể thay đổi vị trí cho nhau. Thông thường các tay mua ở Nguyễn Toy thì bị Flight mode nằm ở vị trí gear và ngựơc lại. Nếu công tắc Flight mode hay Throttle hold đựơc “kích hoạt” thì khi mở tx lên tx sẽ báo màn hình và tiếng kêu “bíp … bíp …” liên tục 14 2.Cách chọn/thoát menu chức năng. Khi nói về menu thì dx7 có 2 loại menu : Funtion mode và List mode. Cách vào: -Funtion mode : Ta ấn cùng lúc 2 nút “select” và “Down” -List mode : Ta ấn cùng lúc 2 nút “select” và “Up” Khác biệt giữa Funtion mode và List mode: List mode Funtion mode (Đây chỉ là 1 trong những funtion mode) Ở list mode : Cho ta thấy dễ dàng hơn các chức năng của tx và lựa chọn chức năng cần thiết 1 cách nhanh chóng.Nhưng lúc cần thao tác /chỉnh thông số trong tx thì ta phải vào đựơc Funtion mode. Từ list mode ,ta bấm nút “up/down” để di chuyển con trỏ (Hình tam giác) đến funtion cần chọn rồi ta ấn cùng lúc 2 nút “select” và “down” để vào funtion mode. Trong funtion mode thì dùng nút “Select” để chọn các thông số/giá trị hay các vị trí khác nhau. Cách thoát : Để thoát khỏi menu đến màn hình chính thì ta ấn nút “select” và “down”.Đôi khi ấn 1 lần không đựơc thì ta phải ấn 2 hay 3 lần. 15 3.Bind Vì 1 tx Dx7 có thể kết nối với nhiều rx khác nhau (20 rx).Nên để mỗi rx nhận lệnh từ tx thì ta cần bind. Cách bind trong dx7 : -Gắn dây bind vào rx.(Cổng bind trên rx là cổng mà nằm ngang ,khác so với các cổng đứng còn lại) -Cung cấp điện cho rx.Lúc này đèn rx chép chớp liên tục. -Sau dx7 có 1 nút,gọi là nút bind .Ấn và giữ nút đó luôn,rồi mở tx lên (vẫn giữ nút bind). -Đèn rx sẽ chớp chậm lại ….rồi sau khi đèn rx đứng ,không chớp nữa thì ta buông nút bind ra. -Rút dây bind trên rx -Ngắt điện cho rx -Tắt tx. Lúc này quá trình bind đã hoàn tất.Rx đã có thể nhận tín hiệu từ tx. 4.System setup mode. Ngoài funtion mode ra thì system mode là mục mà ta vào đó để lựa chọn mode để bay (20 mode), Lựa chọn loại swashplate đựơc hỗ trợ,đặt tên,chọn chức năng heli hay cánh bằng… Cách vào system setup mode: Ấn cùng lúc 2 nút “select” và “Down” rồi bật tx lên.Trên màn hình sẽ hiển thị chức năng đầu tiên của system setup mode. A.Mục đầu tiên là Model select: Chức năng của mục này là cho ta chọn từ mode 1 đến mode 20 (mỗi mode được tx lưu vào các thông số riêng biệt). Vd:Tôi có 2 con heli và 1 con cánh bằng (tôi cần sử dụng ít nhất là 3 mode). Sau khi set up hoàn tất cho 3 con với 3 mode khác nhau. Khi mỗi lần tôi muốn bay con nào thì chỉ cần chọn đúng mode là có thể bay mà không cần phải set up lại từ đầu. Để thay lựa chọn mode thì ta ấn nút Increase (tăng) hay Decrease (giảm). Khi thoát,ta chỉ cần ấn 2 nút “select” và “down” ,giống như cách ta vào system setup mode. B.Model name Để từ chức năng đầu tiên trong system setup mode ,ta ấn nút up để chuyển sang chức năng thứ 2. Tương tự … ta ấn núp up/down để di chuyển trong các mode của system setup. 16 Mục này là để ta đặt tên cụ thể cho từng mô hình bay. Ấn nút select để mũi tên chạy trên dòng chữ trong < … > từ trái sang phải. Mỗi 1 vị trí (1 lần ấn nút select),là một ký tự. Ấn nút Increase hay Decrease để thay đổi chữ. C.Type select. Chức năng này cho phép ta lựa chọn là heli hay cánh bằng.Nếu bay heli thì chọn heli. Bấm nút select để lựa chọn heli hoặc cánh bằng. Sau khi bấm nút select để chọn thì để xác nhận lại lần nữa,ta ấn nút Clear để đồng ý ! D.Mode reset / Integrated time Mode này cho phép ta đưa các thông số đã tinh chỉnh trong quá trình set up máy bay trở về giá trị ban đầu,để tiện việc set up trên 1 con heli mới. Ta ấn nút select để con trỏ hình tam giác di chuyển xuống DATA RESET. Ấn nút clear để xóa dữ liệu. 17 Còn INTEG-T là dòng thông báo thời gian bật tx trong bộ nhớ đó.(Chức năng này không quan trọng,ít dùng !) E.Input select. Chức năng này khó mà diễn tả bằng lời,chỉ nôm na thế này: Dx7 cùng với Ar7000 (rx 7 kênh ,gồm có : Throttle,aileron,elevator,rudder,gear,AUX1,AUX2) Thông thường ta sử dụng từ kênh 1 tới kênh AUX1,kênh AUX2 thường không dùng. Các kênh Throttle,aileron,elevator,rudder,AUX1 sẽ thay đổi tín hiệu khi ta di chuyển 2 cần trên tx,2 kênh gear và AUX2 không ảnh hửơng bởi quá trình di chuyển 2 cần trên tx.Nếu muốn thay đổi tín hiệu 2 kênh này,chúng ta thường phải thông qua 2 công tắc trên tx là Gear và AUX2. Mà thông thường gyro 1 dây gắn vào cổng Rudder để điều khiển đuôi xoay trái/phải. Dây còn lại để chỉnh độ nhạy của gyro trên tx.Dây này có thể gắn vào cổng Gear hay cổng AUX2 để thay đổi độ nhạy của gyro bằng cách chỉnh sửa thông số Gear và AUX2 trên tx. Ấn nút select để lựa chọn AUX2 hay GEAR.Increase/Decrease để thay đổi giá trị bên dưới. Chú ý : Do có nhiều cách khác nhau để chỉnh độ nhạy của gyro .Tôi chỉ bàn 1 cách dễ hiểu nhất đồng thời cũng là cách dễ diễn giải nhất . Chọn cho AUX2 là INH (tắt kênh AUX2) Chọn GEAR là GEAR (không phải là INH như trong hình). Khi muốn chỉnh độ nhạy gyro thì ta vào chức năng Travel adjust trong tx. Cụ thể sẽ bàn vào phần sau ! F.Swash type. Đây là chức năng cho phép ta lựa chọn loại Swashplate. Ấn Increase/Decrease để thay đổi loại swashplate. Ta chọn swashplate 3servo/120 CCPM (đây là loại thông dụng nhất).Vì Swashplate đựơc điều khiển cùng lúc 3 servo ,nằm cach nhau 120 độ trên đường tròn swashplate. 18 Để thoát ra khỏi System Setup Mode,ta ấn cùng lúc “select” và “Down”. Tx tự nhớ những thông tin mà ta thay đổi ,không cần phải xác nhận lưu lại thông tin khi thoát mà nhiều bạn hiểu nhầm. ------------------------------II.Menu chức năng 1.[D/R & EXP] D/R (Dual Rate) : Cho phép ta điều chỉnh độ nhạy của Aileron/Elevator/Rudder thông qua công tắc trên dx7.(Throttle hold cũng là Rudder D/R),bởi lý do đó,mọi người cần lưu ý khi chỉnh D/R rudder lúc hold và không hold.Nhưng thông thường để chỉnh mức độ nhanh chậm khi xoay đuôi,ít ai chỉnh D/R ,người ta thường chỉnh trong Travel Adjust. D/R càng lớn thì độ nhạy càng cao và ngựơc lại. EXP : Làm mịn đừơng bay hơn.EXP càng cao thì ban đầu heli sẽ di chuyển chậm,nhưng khi gạt hết cần điều khiển thì heli di chuyển nhanh(bằng với khi EXP = LIN = 0) Nôm na là : Stick (cần điều khiển) đi cùng hành trình ban đầu (1/2 chẳng hạn) ,EXP càng cao thì hành trình ban đầu đi ít,nhưng khi gạt stick max thì hành trình swashplate đi bằng nhau. Một cách khác : D/R để chỉnh độ dài đường đi,EXP là cách đi ! D/R càng lớn -> đường đi càng dài. EXP càng lớn -> càng đi chậm (chỉ lúc ban đầu,không làm thay đổi độ nhạy khi max sitck) Ấn nút select để chọn là Aile hay EXP hay D/R Tăng giảm giá trị thì ấn Increase/Decrease Lưu ý : Khi chọn Aileron , tăng giảm gía trị,sẽ thay đổi là Elevator hoặc là Rudder.Cho phép ta lựa chọn để chỉnh độ nhạy cảu trái phải,tới lui hoặc tốc độ xoay đuôi. 2.[Auto D/R EXP] Cho phép ta set up độ nhạy của các chế độ bay Normal /Idle 1/Idle 2 hay ngay cả lúc Hold cũng có thể set độ nhạy khác so với lúc bay bình thường – Normal. Không khuyến cáo sử dụng chức năng này. 19 3.[REVERSING SW] Đây là phần quan trọng,thật ra chức năng này rất dễ sử dụng nhưng do mới tập làm quen nên gây rất nhiều khó khăn cho mọi người. REVERSE SWITCH là chức năng đảo chiều (ngựơc lại) của các lệnh mà rx nhận. VD: 1 servo đựơc gắn vào cổng aileron trên rx chẳng hạn,lắc right stick (cần bên phải trên tx) sang trái,servo chạy theo chiều kim đồng hồ ,khi ta vào chức năng REVERSE SWITCH trên tx,và thay đổi giá trị từ NORM <-> REV thì servo sẽ đi ngựơc chiều kim đồng hồ khi right stick đi sang trái. Cách dùng Reverse switch : Đúng : khi right stick di chuyển hứơng nào thì swashplate phải nghiêng theo hướng đó. Sai : Khi right stick sang trái/phải thì 2 con servo trái phải (đuôi quay về pilot) lại cùng đi lên /xuống -> swashplate nghiêng tới trựơc hoặc ra sau. Lúc này ta cần reverse 1 trong 2 con servo ,chỉ cần right stick di chuyển trái/phải thì swashplate cũng nghiêng trái/phải .Không cần đúng chiều vì đôi khi ta reverse đúng chiều trái phải thì sau đó,tới lui lại bị ngựơc hoặc đẩy ga lên ,swashplate lại đi xuống -> tạo pitch âm,không có lực nâng heli để cất cánh. Để chỉnh cho swashplate nghiêng đúng chiều cùng với right stick thì ta sử dụng chức năng swashplate mix đựơc bàn tới ở phần sau. Nôm na là chức năng này cho phép đảo chiều của tín hiệu (làm cho servo đi ngựơc chiều ,độ nhạy gyro đang dương thành âm…). Khi thay đổi 1 trong 7 kênh trên tx,thì tín hiệu trên rx cũng thay đổi 1 trong 7 kênh. Cách điều chỉnh : Ấn nút select để chọn 1 trong 7 kênh cần reverse ,Increase/Decrease để thay đổi thành Normal/Reverse.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan