Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tài chính tiền tệ

.PDF
193
174
59

Mô tả:

Mục lục CHƢƠNG I: TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ ..............................4 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ. ......................................................................... 4 1.1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ ....................................................................................... 4 1.2. Các hình thái của tiền tệ ................................................................................................. 5 1.2.1. Hoá tệ. ..................................................................................................................... 5 1.2.2.Tín tệ ........................................................................................................................ 6 1.2.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ).................................................................................................. 8 1.2.4. Tiền điện tử ............................................................................................................. 8 1.3. Bản chất, chức năng của tiền tệ.................................................................................... 11 1.3.1. Bản chất của tiền tệ............................................................................................... 11 1.3.2. Chức năng ............................................................................................................ 12 1.4. Cung - cầu tiền tệ ......................................................................................................... 15 1.4.1. Cầu tiền tệ và các qui luật lưu thông tiền tệ ......................................................... 15 1.4.2. Cung tiền tệ ........................................................................................................... 17 1.5. Chế độ lƣu thông tiền tệ ............................................................................................... 18 1.5.1. Nh ng n i ung c ản của ch đ tiền tệ............................................................ 18 1.5.2. Các ch đ tiền tệ.................................................................................................. 21 2. TỔNG QUAN VỀ T I CH NH ......................................................................................... 26 2.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 26 2.2. Chức năng của Tài chính. ............................................................................................ 28 2.2.1 Chức năng huy đ ng nguồn tài chính .................................................................... 28 2.2.2 Phân ổ nguồn tài chính ........................................................................................ 29 2.2.3 Kiểm tra tài chính .................................................................................................. 30 2.3.3. Công ty ảo hiểm, công ty tài chính, các nhà đầu tư: .......................................... 32 2.3.4. Ngân hàng thư ng mại.......................................................................................... 33 2.3.5. Các định ch tài chính trung gian đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm ............................................................................................................................... 33 2.3.6. Các định ch tài chính trung gian đóng vai trò là ên thứ a trong quá trình chứng khoán hoá............................................................................................................. 33 2.4. Thị trƣờng tài chính .................................................................................................... 34 2.4.1. Khái niệm .............................................................................................................. 34 2.4.2. Phân loại thị trường tài chính............................................................................... 35 2.4.3. Các công cụ của thị trường tài chính.................................................................... 39 2.4.4. Vai trò của thị trường tài chính ............................................................................ 49 CHƢƠNG II: LẠM PHÁT VÀ ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ..............................52 2.1. KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 52 2.2. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT ............................................................................................... 52 2.3. NGUYÊN NHÂN ............................................................................................................ 56 2.3.1. Lạm phát cầu kéo ...................................................................................................... 56 2.3.2. Lạm phát chi phí đẩy................................................................................................. 57 2.3.3. Lạm phát o thi u hụt mức cung............................................................................... 58 2.3.4. Hệ thống chính trị không ổn định. ............................................................................ 58 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ ................................................... 58 2.4.1. Tác đ ng tích cực ...................................................................................................... 58 2.4.2. Tác đ ng tiêu cực ...................................................................................................... 59 2.5. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT........................................................................ 59 CHƢƠNG III: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT .............................................65 3.1. T N DỤNG ...................................................................................................................... 65 3.1.1. Khái niệm và ản chất của tín ụng ......................................................................... 65 3.1.2. Chức năng, vai trò của tín ụng ............................................................................... 67 3.1.3. Các hình thức của tín ụng ....................................................................................... 70 3.2. LÃI SUẤT T N DỤNG ................................................................................................... 76 3.2.1. Các vấn đề c ản về lãi suất ................................................................................... 76 3.2.2. Phư ng pháp tính lãi ................................................................................................ 83 CHƢƠNG IV: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ............................................................................................86 4.1. QUÁ TRÌNH HÌNH TH NH V PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN H NG ............ 86 4.1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng................................................................................... 86 4.1.2. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng .................................................................. 86 4.1.3. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh t thị trường ................................................. 88 4.2. NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG V CH NH SÁCH TIỀN TỆ ...................................... 88 4.2.1. Ngân hàng Trung ư ng............................................................................................. 88 4.2.2. Chính sách tiền tệ...................................................................................................... 95 4.3. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..................................................................................... 102 4. 3. 1. Định nghĩa............................................................................................................... 102 4. 3. 2. Các chức năng của ngân hàng thư ng mại (NHT M) .............................................. 102 4. 3. 3 Các nghiệ p vụ của ngân hàng thư ng mại:.............................................................. 104 4. 3. 4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thư ng mại ................................................... 107 CHƢƠNG V: NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .............................................108 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NH NƢỚC ..................................... 108 5.1.1. Khái niệm NSNN ..................................................................................................... 108 5.1.2. Bản chất của NSNN ................................................................................................ 108 5.1.3. Vai trò của NSNN trong nền kinh t thị trường ...................................................... 108 5.2. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NH NƢỚC ..................................................................... 111 5.2.1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ................................................................... 111 5.2.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN....................................................................... 112 5.2.3. Phân cấp quản lý NSNN ......................................................................................... 112 5.2.5 N i ung chi của ngân sách nhà nước..................................................................... 122 5.3. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH, BỘI CHI NGÂN SÁCH V PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH ............................................................................................................... 125 5.3.1. Nguyên tắc cân đối ngân sách ................................................................................ 125 5.3.2. B i chi ngân sách .................................................................................................... 126 5.3.3. Xử lý i chi ngân sách nhà nước........................................................................... 126 CHƢƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM .....................................128 6.1. SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI V PHÁT TRIỂN CỦA B O HIỂM ..................................... 128 6.1.1. Sự cần thi t của ảo hiểm. ...................................................................................... 128 6.1.2. Khái niệm ảo hiểm. ............................................................................................... 129 6.1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của ảo hiểm .............................................................. 129 6.1.4. Vai trò của ảo hiểm ............................................................................................... 131 6.2. BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI (BHTM) .......................................................................... 131 6.2.1. Khái niệm:.............................................................................................................. 131 6.2.2. Đặc điểm BHTM .................................................................................................... 132 6.2.3. Phân loại BHTM .................................................................................................... 132 6.2.4. M t số khái niệm c ản trong ảo hiểm thư ng mại ............................................ 133 6.2.5. Doanh thu, chi phí của oanh nghiệp ảo hiểm thư ng mại................................. 141 6.3. BẢO HIỂM XÃ HỘI ( BHXH) ..................................................................................... 142 6.3.1. Khái niệm:............................................................................................................... 142 6.3.2. Đối tượng tham gia BHXH. ................................................................................... 143 6.3.3. Đặc điểm hoạt đ ng của BHXH.............................................................................. 144 6.3.4. Hoạt đ ng thu, chi của BHXH ................................................................................ 145 6.3.5. Vai trò của ảo hiểm xã h i .................................................................................... 146 CHƢƠNG VII: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................148 7.1. BẢN CHẤT V CHỨC NĂNG CỦA T I CH NH DOANH NGHIỆP. ..................... 148 7.1.1. Bản chất của tài chính oanh nghiệp: .................................................................... 148 7.1.2. Vai trò của TCDN ................................................................................................... 148 7.2. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................ 149 7.3. T I SẢN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 150 7.3.1. Tài sản cố định. ....................................................................................................... 150 7.3.2. Tài sản lưu đ ng và vốn lưu đ ng........................................................................... 155 7.4. CHI PH V GIÁ TH NH SẢN PHẨM ..................................................................... 164 7.4.1. Khái niệm và n i ung chi phí ................................................................................ 164 7.4.2. Khái niệm, phân loại và k t cấu giá thành sản phẩm ............................................. 170 7.5. DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP ......................................... 172 7.5.1. Khái niệm và n i ung của oanh thu .................................................................... 172 7.5.2. Lợi nhuận và ý nghĩa của lợi nhuận trong oanh nghiệp ....................................... 174 CHƢƠNG VIII: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ .............................178 8.1. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) .......................................................... 178 8.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 178 8.1.2. Các khoản mục chính của cán cân TTQT ............................................................... 178 8.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (TGHĐ) ........................................................................................ 180 8.2.1 Các khái niệm c ản về tỷ giá hối đoái .................................................................. 180 8.2.2. C sở hình thành tỷ giá hối đoái............................................................................. 182 8.2.3. Phân loại tỷ giá hối đoái......................................................................................... 182 8.2.4. Các phư ng pháp niêm y t tỷ giá hối đoái. ............................................................ 184 8.2.5. Phư ng pháp xác định tỷ giá chéo.......................................................................... 185 8.2.6. Vai trò của tỷ giá hối đoái. ..................................................................................... 185 8.2.7. Các nhân tố tác đ ng đ n tỷ giá hối đoái. .............................................................. 187 8.2.8. Các iện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái ............................................................... 189 Bài tập luyện tập lãi đơn - lãi kép ...........................................................191 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................193 CHƢƠNG I: TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ. 1.1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, với công cụ lao động thô sơ, cuộc sống của con ngƣời chủ yếu là tự cung tự cấp. Khi sản xuất phát triển, ý thức phân công lao động đƣợc hình thành, xã hội có ngƣời chuyên trồng lúa, một số ngƣời khác chuyên săn bắn, dệt vải, số khác là nhiệm vụ bảo vệ xã hội… Năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra nhiều hơn, mặt khác mỗi ngƣời không thể tồn tại đƣợc với một loại sản phẩm duy nhất do mình làm ra nên mọi ngƣời cần trao đổi với nhau để cùng tồn tại một cách đầy đủ hơn và tốt hơn. Trong gian đoạn này, hình thức trao đổi mang tính ngẫu nhiên và đƣợc thực hiện bằng cách trao đổi trực tiếp H - H‟. Đây là bƣớc tiến lớn để xã hội công xã nguyên thuỷ thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên hình thức trao đổi này bộc lộ nhiều sự bất tiện và tốn kém nhƣ ngƣời trao đổi cần phải tìm ngƣời có nhu cầu phù hợp về hàng hoá, tốn chi phí tìm kiếm và chờ đợi. Mặt khác, hàng hoá trên thị trƣờng đã phong phú và đa dạng hơn đòi hỏi phạm vi trao đổi phải đƣợc mở rộng hơn. Chính vì thế ngƣời ta đặt ra vật trung gian làm phƣơng tiện trao đổi nghĩa là đã tách biệt hai giai đoạn mua - bán thành hai quá trình độc lập: H - vật trung gian - H’ Giai đoạn bán Giai đoạn mua VD: Một ngƣời có sản phẩm là vải muốn đổi lấy gạo để ăn, anh ta sẽ mang vải của mình tìm đến ngƣời sản xuất lúa để tiến hành trao đổi. Nhƣng ngƣời có gạo lại không muốn đổi lấy vải, anh ta muồn đổi lấy cừu, nhƣ vậy là quá trình trao đổi sẽ không thể diễn ra vì có sự khác biệt về nhu cầu giữa hai ngƣời. Nếu ngƣời có vải vẫn muốn đổi lấy gạo thì anh ta sẽ có hai lựa chọn. Một là tìm đến ngƣời khác có gạo hoặc là đi tìm ngƣời có cừu, đổi vải lấy cừu rồi mang cừu tới đổi lấy gạo. Giả sử anh ta tìm đƣợc ngƣời có cừu, nhƣng ngƣời này lại không muốn đổi cừu lấy vải mà muốn đổi lấy rìu nhƣ vậy, ngƣời có vải lại phải tìm ngƣời có rìu và nếu vận may mỉn cƣời với anh ta, ngƣời có rìu chấp nhận đổi lấy vải thì anh ta phải cầm rìu đến đổi lấy cừu, sau đó mang cừu đổi lấy gạo và quá trình trao đổi đƣợc hoàn thành. Quá trình phức tạp và tốn kém trên sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có một vật trung gian trao đổi đƣợc mọi ngƣời chấp nhận nhƣ là vật ngang giá chung. Trong trƣờng hợp của ngƣời có vải nhƣ ví dụ trên, anh ta có thể mang bán vải cho ngƣời có nhu cầu, sau đó mang vật trung gian trao đổi này tới ngƣời có gạo để mua theo giá thoả thuận nhƣ vậy sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí thời gian. KL: Sự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời là bƣớc chuyển hoá từ nền kinh tế đổi chác sang nền kinh tế tiền tệ. Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dƣới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế. 1.2. Các hình thái của tiền tệ 1.2.1. Hoá tệ. Hóa tệ là hình thái cổ xƣa và sơ khai nhất của tiền tệ theo đó một loại hàng hóa nào đó do đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để thực hiện các chức năng của tiền tệ, tức là thực hiện các chức năng mà các hàng hóa thông thƣờng khác không có đƣợc. Hàng hóa đặc biệt này đóng vai trò vật ngang giá chung và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác Hóa tệ có thể chia thành 2 loại: hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loại Hoá tệ phi kim loại. Trong thời kỳ đầu khoảng 2.000 năm trƣớc công nguyên, vật trung gian trao đổi thƣờng đƣợc chọn từ một loại hàng hoá có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều ngƣời, có thể bảo tồn lâu ngày đồng thời mang tính chất phổ biến, đặc trƣng cho từng địa phƣơng, nơi diễn ra quan hệ trao đổi. VD: Thời cổ đại, Trung Quốc đã từng dùng da, vỏ trai, gạo, vải làm vật ngang giá. Hy Lạp, La Mã dùng súc vật, Tây Tạng, Mông Cổ, Indonexia dùng chè, Bắc Mỹ dùng thuốc lá. Và cho đến nay, một số bộ lạc thổ dân ở Châu Phi, Châu Úc còn dùng cá khô, thuốc lá làm vật trung gian trao đổi.. Việc sử dụng hàng hoá làm tiền tệ gây nhiều khó khăn, bất lợi. Đó là khó bảo quản, thƣờng cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển và đặc biệt là không thể chia nhỏ theo những tỷ lệ nhất định khi trao đổi. Mặt khác phạm vi trao đổi chỉ hạn chế trong một vùng, một địa phƣơng nhất định vì mỗi vùng chọn một vật trung gian riêng, điều đó không khuyến khích giao thƣơng và sản xuất hàng hoá phát triển. Chính điều này đã khiến cho hoá tệ không kim loại dần bị đào thải và thay thế vào đó là thời kỳ sử dụng hoá tệ kim loại. Hoá tệ kim loại. Khi phát hiện ra kim loại, ngƣời ta nhận thấy kim loại có thể khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của hóa tệ phi kim loại, chẳng hạn nhƣ bền hơn, dễ bảo quản hơn, dễ vận chuyển hơn, có thể chia nhỏ. Với những thuộc tính ƣu việt này, ngƣời ta có khuynh hƣớng nhanh chóng chuyển sang sử dụng kim loại làm tiền tệ. Lúc đầu là những kim loại rẻ nhƣ đồng, kẽm, chì đƣợc sử dụng làm tiền tệ, về sau ngƣời ta nhận thấy trong số những loại kim loại tìm thấy có bạc và vàng là hai thứ kim loại ƣu việt hơn hết nếu sử dụng làm tiền tệ. Ngoài tính chất bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, vàng và bạc là những kim loại quý nên chỉ cần một lƣợng nhỏ cũng đủ đại diện cho một hàng hóa có giá trị tƣơng đối lớn. Do vậy nếu dùng chúng làm tiền tệ thì rất tiện lợi cho lƣu thông, không cần khối lƣợng lớn nhƣng có thể trao đổi đƣợc với những hàng hóa có giá trị cao. Ngoài ra việc chia nhỏ thành đơn vị và nhập những đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn rất dễ dàng và hầu nhƣ vẫn bảo tồn đƣợc giá trị của chúng. Từ đó, bạc và sau này là vàng độc chiếm ngôi vị tiền tệ lâu dài cho đến khi nhân loại phát minh ra tiền giấy. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng tăng đòi hỏi cần thêm nhiều tiền hơn thì tiền vàng và bạc không đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền kinh tế. Nếu trao đổi với một lƣợng hàng hoá lớn, giữa các vùng, quốc gia với nhau thì tiền vàng tỏ ra cồng kềnh, khó vận chuyển và dễ bị cƣớp bóc. Khối lƣợng kim loại vàng chỉ có hạn, không chỉ dùng để làm tiền, vàng còn đƣợc sử dụng trong một số lĩnh vực sản xuất hàng hoá khác và dùng dự trữ. Mặt khác, trong quá trình lƣu thông, tiền vàng dần bị hao mòn tự nhiên, hàm lƣợng vàng pháp định trong đồng tiền bị giảm đi nhƣng khi thực hiện chức năng phƣơng tiện thanh toán ngƣời dân vẫn chấp nhận những đồng tiền này nhƣ những đồng tiền mới đúc. Phát hiện ra điều này, sở đúc tiền của các quốc gia đã chủ động giảm bớt hàm lƣợng vàng trong các đồng tiền này. Dần dần, ngƣời ta không dùng vàng để làm tiền nữa mà dùng các kim loại rẻ tiền nhƣ sắt, đồng hoặc hợp kim làm tiền. Xã hội chuyển sang sử dụng một loại tiền mới đó là tín tệ. 1.2.2.Tín tệ Tín tệ là loại tiền tệ đƣợc đƣa vào lƣu thông nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Nó đƣợc sử dụng thay thế cho tiền vàng và tiền bạc (là những loại tiền thực). Tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy Tín tệ kim loại Là loại tín tệ đƣợc đúc bằng kim loại. Đặc điểm của tín tệ kim loại là giá trị của kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, tức là giá trị danh nghĩa cao hơn giá trị thực tế. Tín tệ kim loại ra đời giúp sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn, nhu cầu tiền không còn phải phụ thuộc vào khối lƣợng vàng nữa. Tuy nhiên, với sự nền kinh tế ngày càng phát triển thì tín tệ kim loại lại bộc lộ những nhƣợc điểm vốn có của kim loại. Nếu trao đổi với khối lƣợng hàng hoá lớn, chủ thể trao đổi cách xa nhau về địa lý thì việc thanh toán rất bất tiện, nặng nề, tốn kém chi phí lƣu thông. Vòng quay của tiền dài nên cần nhiều tiền hơn nhu cầu thực tế. Để giải quyết nhƣợc điểm này, xã hội chuyển sang sử dụng một loại tiền mới có nhiều ƣu điểm hơn đó là tiền giấy. Tiền giấy Từ khi ra đời cho đến nay, tiền giấy nói chung có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Tiền giấy khả hoán Là thứ tiền giấy đƣợc lƣu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi ngƣời cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hoặc bạc có giá trị tƣơng đƣơng với giá trị đƣợc ghi trên tiền giấy khả hoán đó. Nhƣ vậy, tiền giấy khả hoán thực chất là loại tiền thay mặt vàng trong lƣu thông. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, nguồn dự trữ vàng của các nƣớc giảm sút, cơ sở đảm bảo cho tiền giấy phát hành không chỉ đƣợc đảm bảo bằng vàng mà còn đƣợc đảm bảo bằng đồng tiền của các cƣờng quốc kinh tế bấy giờ nhƣ đồng bảng Anh, đồng USD. Chế độ tiền giấy khả hoán chỉ tồn tại ở một số quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhƣ Anh, Pháp, Mỹ ở thời điểm trƣớc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 Tiền giấy bất khả hoán Là thứ tiền giấy đƣợc lƣu hành nhƣng khi cần vàng hoặc bạc ngƣời ta không thể chuyển đổi nó ra vàng hay bạc theo hàm lƣợng đã quy định mà phải mua vàng hay bạc theo giá thị trƣờng. Ngày nay, việc sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do tính thuận lợi của nó trong việc làm phƣơng tiện trao đổi hàng hóa. Đó là: Dễ mang theo để làm phƣơng tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ Thuận lợi khi thực hiện chức năng dự trữ giá trị Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lƣợng giá trị lớn hay nhỏ đƣợc biểu hiện 1.2.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ) Bút tệ ra đời vào giữa thế kỷ 19 khi các ngân hàng ở Anh tìm cách né tránh các thể lệ phát hành tiền giấy quá cứng nhắc nên đã sáng chế ra hệ thống thanh toán bằng cách ghi trên sổ sách ngân hàng. Đó là những khoản tiền do hệ thống NHTM tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng bút tệ đƣợc thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Ngày nay bút tệ đƣợc sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nƣớc, nhƣng ở các nƣớc phát triển dân chúng có thói quen sử dụng bút tệ hơn ở các nƣớc kém phát triển. Cùng với trình độ ngân hàng ngày càng hiện đại, bút tệ đã giữ vị trí chủ yếu trong tổng mức cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại, bút tệ (tiền ghi sổ) ngày càng phát triển bởi nó có những ƣu việt vốn có: Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí về lƣu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói,… Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ thể tham gia thanh toán qua ngân hàng. Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế đƣợc những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ hối lộ, tham nhũng, hoạt động rửa tiền… Bút tệ tạo ra điều kiện thuận lợi cho NHTW trong việc quản lý và điều tiết lƣợng tiền cung ứng 1.2.4. Tiền điện tử Tiền điện tử là tiền tồn tại dƣới hình thức dữ liệu điện tử đƣợc số hoá. Việc sử dụng tiền điện tử giúp tốc độ chuyển tiền tăng lên rất nhanh, giảm bớt đƣợc chi phí về giấy tờ so với lƣu thông tiền mặt và séc. Ngoài dùng trong các hoạt động chuyển khoản, tiền điện tử còn đƣợc sử dụng trực tiếp trong các giao dịch dƣới các hình thức sau: Các thẻ thanh toán: là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát hành mà nhờ đó ngƣời ta có thể lƣu thông những khoản tiền điện tử. Thẻ thanh toán có một số dạng sau: Thẻ rút tiền tự động ATM (ATM card - bank card). Thẻ ATM đƣợc dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM (Automated teller machine). Việc sử dụng thẻ chỉ đơn giản là nhét thẻ vào máy, nhập mã số, màn hình ATM sẽ xin lệnh. Chỉ trong khoảng thời gian 30 giây, mọi hoạt động thanh toán hoặc rút tiền ngay tại máy đƣợc hoàn thành. Thẻ tín dụng (credit card) Khi sử dụng thẻ tín dụng, thực chất là ta đi vay của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đó. Khi thanh toán tiền mua hàng hoá và dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra trả thay cho ngƣời sử dụng, sau đó ngƣời sử dụng thẻ có trách nhiệm thanh toán tiền cho ngân hàng cộng với tiền lãi và phí thanh toán hộ sau một thời gian nhất định. Ngoài ra, ngƣời sử dụng thẻ cũng có thể rút tiền tại ngân hàng hoặc trong hạn mức cho phép. Thẻ tín dụng ngày nay đƣợc sử dụng ở các nƣớc phát triển cũng phổ biến không kém séc. Nó có rất nhiều loại, chỉ riêng ở Mỹ đã có trên 3.000 loại khác nhau lƣu hành. Phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là các thẻ Master card, Visa card và AMEX. Thẻ ghi nợ (debit card). Về hình thức thẻ ghi nợ tƣơng tự nhƣ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không phải là công cụ để vay tiền mà để tiêu tiền trong tài khoản. Khi thanh toán, ngƣời thu tiền sẽ quẹt thẻ qua một máy đọc thẻ (card reader), sau đó yêu cầu chủ thẻ ký xác nhận vào hoá đơn mua hàng. Sau đó một số ngày nhất định (thƣờng là 2 ngày) tiền sẽ đƣợc chuyển từ tài khoản chủ thẻ sang tài khoản ngƣời bán hàng. Thẻ thông minh (smart card). Thẻ thông minh thực chất chính là dạng thẻ ghi nợ, chỉ có khác là trên thẻ còn gắn thêm một bộ mạch xử lý cho phép lƣu trữ ngay trên thẻ một lƣợng tiền số (digital cash). Tiền số này có thể nạp từ tài khoản ở ngân hàng vào thẻ thông qua các máy ATM, máy tính cá nhân hoặc các điện thoại có trang bị bộ phận nạp tiền. Các thẻ thông minh cao cấp hơn gọi là Super smart card còn cho phép ghi lại các giao dịch của ngƣời sử dụng thẻ và có màn hình hiển thị, thậm chí cả bàn phím. Các thẻ thông minh còn tiến xa hơn, gần giống với những cái ví điện tử nhờ khả năng có thể chuyển tiền trực tiếp từ thẻ thông minh này sang thẻ thông minh khác qua một thiết bị không dây cầm tay. Ngoài tính năng dùng làm phƣơng tiện thanh toán, có thể dùng nó nhƣ thẻ gọi điện thoại, thẻ căn cƣớc trong đó lƣu trữ các thông tin về ngƣời dùng thẻ, thậm chí cả nhóm máu của ngƣời đó. Tiền mặt điện tử (E-cash): Đây là một dạng tiền điện tử đƣợc sử dụng để mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ trên Internet. Những ngƣời sử dụng loại tiền này có thể tải tiền từ tài khoản của mình ở ngân hàng về máy tính cá nhân, rồi khi duyệt Web mua sắm có thể chuyển tiền từ máy mình đến máy tính ngƣời bán để thanh toán. Séc điện tử (E-check) Séc điện tử cho phép những ngƣời sử dụng Internet có thể thanh toán các hoá đơn qua Internet mà không cần phải gửi những tờ séc bằng giấy (paper check) nhƣ trƣớc nữa. Những ngƣời này có thể viết một tờ séc điện tử hợp pháp trên máy tính của mình rồi gửi cho ngƣời đƣợc thanh toán. Ngƣời này sẽ chuyển tờ séc điện tửđó tới ngân hàng của mình. Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc sẽ thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản của ngƣời viết séc sang ngƣời đƣợc thanh toán. Bởi vì toàn bộ việc thanh toán này đƣợc thực hiện dƣới hình thức điện tử nên rẻ và tiện hơn nhiều so với sử dụng các tờ séc bằng giấy. Các chuyên gia dự tính rằng, chi phí cho lƣu thông séc điện tử sẽ chỉ bằng 1/3 chi phí lƣu thông séc giấy. Những lợi thế về tiền điện tử nêu trên khiến chúng ta có thể nghĩ rằng nền kinh tế sẽ mau chóng tiến tới không dùng đến tiền giấy hoặc séc. Tuy nhiên có nhiều lý do khiến cho điều này không thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Thứ nhất: việc thiết lập một hệ thống các máy tính, các máy đọc thẻ, mạng truyền thông cần thiết cho phƣơng thức thanh toán điện tử là rất tốn kém. Thứ hai: việc sử dụng các tờ séc bằng giấy có lợi thế là chúng cung cấp các chứng từ xác nhận việc thanh toán, trong khi tiền điện tử không có đƣợc điều này. Thứ ba: việc sử dụng séc bằng giấy để thanh toán luôn mất một khoảng thời gian xử lý từ lúc ký séc đến lúc ngƣời nhận séc rút tiền. Ngƣời chủ tài khoản séc rất thích điều này vì họ vẫn đƣợc hƣởng lãi đối với số tiền mà mình đã thanh toán nhƣng chƣa bị trừ khỏi tài khoản. Với tiền điện tử, họ không có đƣợc khoảng thời gian này. Thứ tƣ: việc sử dụng tiền điện tử gặp phải nguy cơ đe doạ tính an toàn do các hoạt động tin tặc, đánh cắp mật khẩu hoặc gian lận trong thanh toán. Đối phó đối với điều này không phải là một công việc dễ dàng và mất khá nhiều thời gian. Tóm lại: Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn mang dấu ấn của nền văn minh nhân loại. Điều này đã đƣợc minh chứng qua quá trình hoàn thiện các hình thức tiền tệ, từ hình thức sơ khai ban đầu là hoá tệ phi kim loại cho đến tiền điện tử ngày nay. Ngoài ra, quá trình phát triển của tiền tệ còn biểu hiện cho sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm tiền tệ của con ngƣời, đó là quan điểm tiền tệ không chỉ là phƣơng tiện trao đổi mà còn phải đƣợc thừa nhận là biểu trƣng cho của cải xã hội (hoá tệ, kim tệ) cho đến tính phi vật chất hoá tiền tệ (bút tệ, tiền giấy, tiền điện tử) đã ngày càng đƣợc xem là nét đặc trƣng cơ bản của quan niệm tiền tệ hiện đại. 1.3. Bản chất, chức năng của tiền tệ 1.3.1. Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là một khái niệm rất quen thuộc với tất cả mọi ngƣời. Có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu thực chất của tiền tệ. Học thuyết tiền tệ kim loại ra đời từ thế kỷ 16 với đại diện là Thomas-Mun (1576-1641) đã cho rằng:” Vàng bạc tự nhiên là tiền tệ, vàng bạc là của cải chính tông”. Với sự đề cao quá mức tiền kim loại, trƣờng phái này đã nhận định sai lầm rằng chỉ có kim loại quý mới thực hiện đƣợc các chức năng của tiền tệ. Đầu thế kỷ 18, khi các loại tiền dấu hiệu nhƣ tiền giấy, tiền tín dụng ra đời nhƣng vẫn phục vụ cho trao đổi thì trƣờng phái tiền duy danh lại quá đề cao tiền dấu hiệu. Họ cho rằng tiền giấy và tiền kim loại là nhƣ nhau, chỉ là dấu hiệu thanh toán hay nhãn hiệu mà nhờ đó hàng hoá đƣợc lƣu thông. Từ đó họ kết luận: tiền tệ chỉ là một công cụ kỹ thuật tiện cho việc trao đổi hàng hoá, chỉ là đơn vị tính toán trừu tƣợng nên bản thân tiền tệ không cần có giá trị nội tại và nhà nƣớc hoàn toàn có thể phát hành tiền giấy với những dấu hiệu quy ƣớc là có thể phục vụ cho trao đổi hàng hoá. Theo quan điểm của K.Marx (1818-1883), xuất phát từ cơ sở nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ ông cho rằng: tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hoá, từ thế giới hàng hoá tách ra. Ông chỉ ra rằng vàng chỉ trở thành tiền tệ trong những điều kiện lịch sử nhất định trƣớc khi là tiền tệ và sau khi đƣợc thừa nhận đóng vai trò là tiền tệ thì vàng vẫn giữ nguyên bản chất là hàng hoá. Nhƣ vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật trung gian trao đổi với các hàng hoá khác. Theo quan điểm của P.A. Samuelson:” Bản chất của tiền tệ ngày nay đã đƣợc phơi bày rõ ràng, ngƣời ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng hoá, không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó sẽ mua đƣợc”, “bản chất của tiền tệ là để dùng làm phƣơng tiện trao đổi” KL: “Tiền tệ là một phƣơng tiện trao đổi đƣợc pháp luật thừa nhận và ngƣời sở hữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội” Quan điểm về tiền tệ theo nghĩa rộng hay hẹp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, và để đi đến một khái niệm thống nhất về tiền tệ là một điều không hề đơn giản. Song một thuộc tính vốn có đặc trƣng của tiền tệ là bất cứ một vật gì đƣợc xã hội chấp nhận trong việc thanh toán cho hàng hoá dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ đều đƣợc coi là: TIỀN 1.3.2. Chức năng Chức năng phƣơng tiện trao đổi Thực hiện chức năng này, các hàng hóa, dịch vụ đầu tiên đƣợc đổi ra tiền rồi sau đó chúng ta dùng tiền để mua các hàng hóa và dịch vụ khác theo nhu cầu. Nhƣ vậy, tiền không phải là mục đích cuối cùng của con ngƣời, tức là “ngƣời ta đổi lấy tiền không phải vì bản thân nói mà vì những thứ mà dùng nó sẽ mua đƣợc” (P.A. Samuelson). Do vậy, tiền tệ đƣợc xem là phƣơng tiện để trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế. Cần lƣu ý khi thực hiện chức năng phƣơng tiện trao đổi, tiền chỉ xuất hiện thoáng qua với vai trò là môi giới hay “bôi trơn” giúp tách biệt hai quá trình mua và bán. Trong trao đổi hàng hóa, chúng ta chỉ cần bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua những hàng hoá mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà mình muốn. Nhờ đó, việc lƣu thông hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng đƣợc thuận lợi, tránh đƣợc ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển.Vì thế, khi tiền thực hiện chức năng này, nó không cần thiết phải là tiền đủ giá, chỉ cần dấu hiệu giá trị của tiền tệ đƣợc xã hội thừa nhận (nhƣ tiền giấy), tiền tệ vẫn có thể phát huy đƣợc chức năng phƣơng tiện trao đổi. Để thực hiện chức năng phƣơng tiện trao đổi, tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định: Đƣợc chấp nhận rộng rãi Dễ nhận biết Có thể chia nhỏ đƣợc Dễ vận chuyển Không bị hƣ hỏng một cách nhanh chóng Đƣợc tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng Có tính đồng nhất Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị trao đổi, nhƣng xét trên phƣơng diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả. Sự giàu có của một quốc gia đƣợc đo lƣờng bằng tổng số sản phẩm mà nó sản xuất ra chứ không phải là số tiền tệ mà nó nắm giữ. Lý do là vì, xét trên phƣơng diện đó, tiền tệ chỉ xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi giới, giúp cho trao đổi dễ dàng hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho xã hội. Nó đóng vai trò bôi trơn cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào của guồng máy đó. Chức năng thƣớc đo giá trị. Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, để thuận tiện cho việc tính toán hay so sánh giá trị các hàng hoá với nhau ngƣời ta qui giá trị của các hàng hoá ra tiền, tức là tính xem một đơn vị hàng hoá đổi đƣợc bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Khi đó tiền tệ đã trở thành phƣơng tiện để biểu hiện, đo lƣờng giá trị của các hàng hoá đem ra trao đổi. Biểu hiện bằng ti ền của giá trị hàng hoá gọi là giá cả hàng hoá. Để thực hiện đƣợc chức năng thƣớc đo giá trị, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Giá trị của tiền tệ đƣợc đặc trƣng bởi sức mua tiền tệ tức là khả năng đổi đƣợc nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền tệ dƣới dạng dấu hiệu giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng...) thì giá trị của tiền tệ không còn đƣợc đảm bảo bằng giá trị của nguyên liệu dùng để tạo ra nó mà phụ thuộc vào tình hình cung cầu tiền tệ trên thị trƣờng, mức độ lạm phát, vào tình trạng hƣng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế và cả niềm tin của ngƣời sử dụng vào đồng tiền đó. Việc đƣa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hoá làm cho việc tính toán giá hàng hoá trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với khi chƣa có tiền. Để thấy rõ đƣợc điều này, hãy thử hình dung một nền kinh tế không dùng tiền tệ: Giả định nền kinh tế chỉ có 3 hàng hóa, dịch vụ cần trao đổi là bánh mì, cắt tóc, và vải. Nhƣ vậy, chúng ta chỉ cần biết 3 giá để để tiến hành trao đổi là: giá của bánh mì tính bằng vải, giá của bánh mì tính bằng lần cắt tóc và giá của lần cắt tóc tính bằng vải. Song nếu có 10 mặt hàng cần trao đổi thay vì chỉ có 3 nhƣ trên thì chúng ta sẽ cần biết 45 giá để trao đổi một thứ hàng này với một thứ hàng khác; với 100 mặt hàng, chúng ta cần tới 4950 giá; và với 1.000 mặt hàng cần 499.500 giá !!. Sẽ thật khó khăn và tốn kém khi bạn muốn bán một mặt hàng vì bạn sẽ phải niêm yết giá của mặt hàng này với tất cả các hàng hóa còn lại. Và chúng ta chẳng còn thời gian đâu để mua bán nữa vì thời gian đã dành hết cho việc đọc và ghi nhớ giá của các mặt hàng với nhau. Nhƣng khi đƣa tiền vào, chúng ta có thể định giá các mặt hàng bằng đơn vị tiền. Giờ thì với 10 mặt hàng chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng thì 100 giá...và tại siêu thị có 1.000 mặt hàng nay chỉ cần 1.000 giá để xem chứ không cần 499.500! Thêm nữa, nhờ có chức năng này, mọi hình thức giá trị dù tồn tại dƣới dạng nào đi nữa cũng có thể dùng tiền tệ để định lƣợng một cách cụ thể. Chẳng hạn để tính tổng giá trị tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị của cái nhà anh ta đang ở, giá trị các trong thiết bị trong nhà, các đồ vật quý... Sẽ không thể có đƣợc kết quả nếu không có sự tham gia của tiền tệ vì không có cách nào để cộng giá trị của các tài sản đó (có bản chất tự nhiên khác nhau) với nhau đƣợc. Nhƣng một khi qui tất cả các giá trị đó ra tiền tệ thì công việc thật đơn giản. Chính vì vậy mà ngày nay việc định lƣợng và đánh giá, từ GDP, thu nhập, thuế khoá, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hoá, dịch vụ cho đến sở hữu... đều có thể thực hiện đƣợc dễ dàng. Chức năng dự trữ giá trị Khi tạm thời chƣa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phƣơng tiện trao đổi và thanh toán, nó đƣợc cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tƣơng lai. Khi đó, tiền có tác dụng nhƣ một nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua hàng qua thời gian. Đây là một chức năng rất hữu ích. Bởi sẽ là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán hàng hoá của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hoá khác. Mà ngay cả khi đó, chúng ta vẫn cầm tiền nhƣ là phƣơng tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời gian từ lúc bán đến lúc mua cái khác. Khi cất trữ, điều đặc biệt quan trọng là tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng qua thời gian. Vì vậy, đồng tiền đem cất trữ phải đảm bảo yêu cầu: Giá trị của nó phải ổn định. Sẽ không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị giảm giá trị hoặc mất giá trị trong tƣơng lai, khi cần đến cho các nhu cầu trao đổi, thanh toán. Chính vì vậy mà trƣớc đây để làm phƣơng tiện dự trữ giá trị, tiền phải là vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng. Còn ngày nay, đó là các đồng tiền có sức mua ổn định. Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quí cũng đều là phƣơng tiện cất trữ giá trị. Nhiều thứ trong số những tài sản đó lại xét thấy có lợi hơn so với tiền về mặt chứa giá trị, chúng có thể đem lại cho ngƣời chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc thu nhập (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa). Trong khi đó, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hoá tăng nhanh. Song một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao ngƣời ta vẫn giữ tiền nếu nó không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất. Điều này liên quan đến một khái niệm gọi là tính lỏng, tức là khả năng chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt. Khi xét dƣới góc độ nhƣ vậy thì tiền sẽ là một tài sản lỏng nhất. Khi có nhu cầu trao đổi, các tài sản khác sẽ đòi hỏi chi phí để chuyển thành tiền. Chẳng hạn, khi bạn bán một căn biệt thự, xe hơi nhiều khi bạn phải trả một khoản phí cho ngƣời môi giới, và nếu cần tiền ngay bạn còn phải bán rẻ. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những nhu cầu trong tƣơng lai gần, ngƣời ta có xu hƣớng cất trữ giá trị dƣới dạng tiền. Bởi vì tiền có tính chất đặc biệt là có thể đổi lấy một lƣợng giá trị hàng hoá hay dịch vụ. Do vậy việc cất trữ tiền cũng tƣơng tự nhƣ cất trữ một lƣợng giá trị hàng hoá hay dịch vụ mà nó có thể đổi đƣợc. 1.4. Cung - cầu tiền tệ 1.4.1. Cầu tiền tệ và các qui luật lƣu thông tiền tệ Cầu tiền tệ Cầu tiền tệ là tổng khối lƣợng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏa mãn các nhu cầu. Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cung ứng vì mức tiền cung ứng nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của NHTW, mà nó chỉ có tác động gián tiếp đến mức cung tiền thông qua sự biến động về giá cả trên thị trƣờng, lãi suất… Nhìn chung, trong nền kinh tế có hai nhu cầu lớn chi phối nhu cầu tiền đó là nhu cầu đầu tƣ và nhu cầu tiêu dùng. Rõ ràng, nền kinh tế muốn phát triển đƣợc đòi hỏi các chủ thể cần gia tăng đầu tƣ, tạo thêm nhiều của cải vật chất. Khi nhu cầu đầu tƣ càng tăng thì đòi hỏi nhu cầu tiền dành cho đầu tƣ càng lớn. Nhu cầu tiền dành cho đầu tƣ phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tƣ và chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nƣớc. Đặc biệt, Nhà nƣớc có thể khuyến khích các chủ thể gia tăng đầu tƣ bằng việc sử dụng công cụ lãi suất và chính sách thuế, chính sách chi tiêu công cộng. Việc Nhà nƣớc khuyến khích hay hạn chế nhu cầu đầu tƣ còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển quá “nóng” hoặc khi đang lạm phát cao thì cần hạn chế khối lƣợng tiền trong lƣu thông, vì thế có thể làm giảm nhu cầu đầu tƣ của các chủ thể. Nhu cầu tiêu dùng tăng hay giảm cũng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập và lãi suất. Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tƣ gia tăng sẽ làm thu nhập của các chủ thể tăng lên. Điều đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế, làm gia tăng nhu cầu tiền cho tiêu dùng. Mặt khác, lãi suất cũng là một trong những yếu tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng. Nếu lãi suất cho vay tiêu dùng càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng có xu hƣớng giảm và ngƣợc lại. Các qui luật lƣu thông tiền tệ Qui luật lƣu thông tiền tệ của K.Marx Khối lƣợng tiền tệ cần thiết trong lƣu thông sẽ bằng thƣơng số của tổng giá cả hàng hoá cần thiết và tốc độ luân chuyển tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm. Nhƣ vậy, lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông phụ thuộc vào hai yếu tố: Tổng giá trị của hàng hóa lƣu thông. Tốc độ trung bình của lƣu thông tiền tệ. Ông đã đƣa ra công thức xác định lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông nhƣ sau: H Kct = V Trong đó: Kct : Khối lƣợng tiền cần thiết trong lƣu thông H : Tổng số giá cả hàng hóa cần lƣu thông V : Tốc độ lƣu thông tiền tệ. Gọi Ktt là khối lƣợng tiền thực tế trong lƣu thông. Ta có: Nếu Kct = Ktt : Khối lƣợng tiền và hàng tƣơng đƣơng nhau. Nếu Kct > Ktt : Khối lƣợng tiền tệ lƣu thông trên thị trƣờng bị thiếu, do đó sản xuất lƣu thông hàng hoá bị đình trệ. Lúc này cần có chính sách tăng thu nhập cho ngƣời dân, giảm giá cả hàng hoá, giảm thuế, tăng xuất khẩu... Nếu Kct < Ktt : Khối lƣợng tiền tệ đang lƣu thông trên thị trƣờng lớn hớn khả năng cung cấp hàng hoá, hay nói cách khác là lƣợng tiền lƣu thông trên thị trƣờng bị dƣ thừa. Vì vậy phải có biện pháp rút bớt tiền thừa trong lƣu thông, đồng thời kích thích sản xuất kinh doanh... Qui luật lƣu thông tiền tệ của Irving Fisher Ông đƣa ra phƣơng trình trao đổi nhƣ sau: MxV =PxQ Trong đó: (I) M: tổng khối lƣợng tiền mặt trong chu chuyển V: tốc độ lƣu thông của tiền tệ P: giá cả hàng hóa cá biệt Q: số lƣợng hàng hóa Trong phƣơng trình (I), vế phải (P*Q) là tổng giá cả hàng hóa tham gia giao dịch và vế trái (M*V) là tổng lƣợng chi trả Từ phƣơng trình (I), ta có M= QxP V P= và MxV Q Từ đó I.Fisher rút ra 3 kết luận: Mức giá thay đổi tỷ lệ thuận với số lƣợng tiền có trong lƣu thông. Đây là tƣ tƣởng trung tâm của học thuyết của ông. Mức giá thay đổi tỷ lệ nghịch với khối lƣợng buôn bán đƣợc thực hiện bằng tiền. Mức giá thay đổi tỷ lệ thuận với tốc độ lƣu thông của tiền tệ. 1.4.2. Cung tiền tệ Khái niệm: Cung tiền tệ là khối lƣợng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Nói cách khác, mức cung tiền tệ là toàn thể khối tiền đã đƣợc cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Mức cung tiền tạo thành khối tiền tệ (Monetary Block) và bao gồm các thành phần sau: Tiền giao dịch (M1): Là khối tiền có tính “lỏng” cao nhất trong các khối tiền, nó bao gồm: Tiền mặt (Tiền pháp định/giấy bạc ngân hàng trung ƣơng): có tính lỏng cao nhất. Tiền mặt do Ngân hàng trung ƣơng (ở Việt Nam gọi là NHNN) phát hành. Các chi tiết về mệnh giá, tên gọi, quy ƣớc giá trị của đồng tiền đều đƣợc quy định bằng luật. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Các thẻ thanh toán Ngoại tệ tự do chuyển đổi Vàng Séc các loại Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán Khối M2 : Gồm những phƣơng tiện có tính “lỏng” thấp hơn khối M 1, nó bao gồm: M1 Tiền gửi có kỳ hạn Khối M3 : Có tính lỏng thấp nhất. Nó bao gồm: M2 Thƣơng phiếu Tín phiếu Cổ phiếu Khối lƣợng tiền trong lƣu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là: Số lƣợng các phƣơng tiện thanh toán đƣợc phát hành từ ngân hàng Các phƣơng tiện thanh toán đƣợc phát hành từ doanh nghiệp Các phƣơng tiện thanh toán đƣợc phát hành từ chính phủ Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế Ngân hàng trung ƣơng (NHTW) NHTW là cơ quan độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng cho nền kinh tế. Cơ sở để NHTW quyết định việc cung ứng tiền. Tốc độ phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát. Tình trạng của cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế. Chính sách động viên và phân phối các nguồn lực tài chính của nhà nƣớc. Ngân hàng trung gian (chủ yếu là NHTM): cung ứng cho nền kinh tế loại bút tệ thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền. Các chủ thể khác. Ngoài NHTW và các NHTM các chủ thể khác nhƣ nhà nƣớc, doanh nghiệp có thể cung ứng cho nền kinh tế những phƣơng tiện chuyển tải giá trị có thể thay thế cho tiền trong một số chức năng Tóm lại: NHTW là chủ thể quan trọng nhất. Tuy giấy bạc không phải là thành phần duy nhất trong khối tiền tệ nhƣng giấy bạc là thành phần chi phối quyết định các thành phần khác của khối tiền. Đồng thời NHTW nắm trong tay các công cụ thực thi chính sách tiền tệ, do đó có thể tác động đến việc cung ứng tiền của các chủ thể khác. 1.5. Chế độ lƣu thông tiền tệ 1.5.1. Những nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ Định ngh a về chế độ lƣu thông tiền tệ Tiền là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa. Nhƣng chế độ lƣu thông tiền tệ lại do nhà nƣớc quy định. Sự phát triển của chế độ lƣu thông tiền tệ không những tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức của nhà nƣớc. Trong quá trình phát triển, chế độ lƣu thông tiền tệ ở mỗi quốc gia đƣợc hoàn thiện, dần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay, bên cạnh những đồng tiền quốc gia đã xuất hiện một số đồng tiền quốc tế của các liên minh kinh tế khu vực. Những đồng tiền này dù xuất hiện dƣới dạng nào cũng đều đƣợc điều chỉnh nghiêm ngặt bởi chế độ lƣu thông tiền tệ. Vậy chế độ lƣu thông tiền tệ là tập hợp các quy định pháp luật của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế về quản lý và lƣu thông tiền trong phạm vi không gian và thời gian. Các yếu tố cơ bản của chế độ lƣu thông tiền tệ Trong chế độ công xã nguyên thủy, trao đổi diễn ra tự phát, dƣới hình thái giá trị giản đơn là những vật ngang giá chung nên chế độ lƣu thông tiền tệ chƣa xuất hiện. Khi nhà nƣớc xuất hiện, cùng với sự xuất hiện của tiền kim loại thì chế độ lƣu thông tiền tệ mới hình thành. Trƣớc chủ nghĩa tƣ bản, các nƣớc đang trong thời kỳ thực hiện chế độ lƣu thông tiền đúc với các đặc điểm : Tiền bạc chiếm vị trí vật ngang giá chung, tiền vàng cũng tồn tại nhƣng chỉ là thứ yếu Nhà nƣớc nắm độc quyền đúc tiền nhƣng việc tổ chức đúc tiền và lƣu thông tiền đúc lại phân tán tản mạn Tiền đúc ngày càng bị biến chât, mất giá giảm uy tín trong dân cƣ và từ đó làm cho lƣu thông tiền đúc bị bấp bênh, kém ổn định và rối loạn Khi Chủ nghĩa tƣ bản ra đời, chế độ lƣu thông tiền tệ không ngừng đƣợc sửa đổi cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xét một cách khái quát, chế độ lƣu thông tiền tệ của các nƣớc bao gồm các nội dung chủ yếu sau : Kim loại tiền tệ Đây là nhân tố cơ bản của chế độ lƣu thông tiền tệ một quốc gia, việc lựa chọn kim loại đóng vai trò vật ngang giá chung không phải là ngẫu nhiên mà tùy thuộc vào điều kiện khách quan về kinh tế chính trị và địa vị của quốc gia đó trên thế giới trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong thời kỳ đầu của chế độ tƣ bản chủ nghĩa, bạc vẫn tiếp tục đƣợc thừa nhận là kim loại tiền tệ, nhƣng từ cuối thế kỷ 19, vàng đã bắt đầu chiếm lĩnh vai trò này của bạc. Đơn vị tiền tệ Nếu nhân tố kim loại tiền tệ đƣợc quy định tƣơng đối thống nhất giữa các quốc gia thì nhân tố đơn vị tiền tệ lại tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt ở mỗi quốc gia đó Đơn vị tiền tệ bao gồm : Tên gọi của đồng tiền và quy định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Đồng tiền của mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau nhƣ đồng Việt Nam (VND), Dollar Mỹ (USD), đồng Sterling của Anh (GBP). Tiêu chuẩn giá cả là trọng lƣợng kim loại đƣợc quy định cho mỗi đơn vị tiền tệ. Nó không đƣợc quy định cố định mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế khách quan trong từng thời kỳ của từng quốc gia. Ví dụ : Trƣớc năm 1930, Mỹ quy định 1USD = 1,540 gr vàng. Sau năm 1945 thì chỉ còn 1USD = 0,888671 gr vàng Từ tiền tệ đơn vị, nhà nƣớc sẽ phát hành tiền ƣớc số và tiền bội số của đồng tiền nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong giao dịch. Ví dụ : Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là Đồng (ký hiệu là VND). Nƣớc ta quy định 1 đồng =10 hào, 1 hào = 10 xu. Ngoài ra, tiền bội số là 100 đ, 200 đ, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồ ng, 200.000 đồng và 500.000 đồng. Quy định chế độ đúc và lƣu thông tiền đúc Các quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng về việc đúc tiền và thiết kế họa tiết, hoa văn trên đồng tiền để dễ nhận biết và phân biệt với tiền của các quốc gia khác. Các nƣớc còn quy định chế độ đúc tiền nhằm đảm bảo quyền lực kinh tế đƣợc tập trung vào nhà nƣớc. Thông thƣờng, các nƣớc thƣờng quy định hai chế độ đúc tiền sau: Đối với tiền đúc bằng kim loại quý, nhà nƣớc cho phép ngƣời dân mang vàng, bạc tới sở đúc tiền đổi lấy những đồng tiền đúc (đủ giá) mà không phải chịu bất kỳ một khoản chi phí nào. Đối với loại tiền đúc bằng kim loại thƣờng (là loại tiền mà giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực) thì nhà nƣớc nắm độc quyền phát hành để ngăn chặn việc lạm phát tiền và có thêm thu nhập. Quy định về phát hành và tổ chức lƣu thông tiền dấu hiệu Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tiền càng tăng, trong khi hàm lƣợng vàng không đủ đáp ứng nhu cầu tiền, vì vậy các nƣớc phải chuyển sang sử dụng tín tệ. Tuy nhiên, vì tín tệ không có giá trị thực nên nếu phát hành nhiều sẽ gây tình trạng lạm phát nên nhà nƣớc phải quy định việc phát hành tiền và tổ chức lƣu thông đồng tiền hợp lý. Trƣớc đây, khi các nƣớc áp dụng chế độ bản vị vàng, thì mỗi nƣớc đều quy định chế độ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan