Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam ...

Tài liệu Tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
107
206
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ PHƯƠNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ PHƯƠNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP HCM – Năm 2012 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tại trường. Xin Chân thành cảm ơn ! Tác giả Lê Phương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi Lê Phương, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Tác giả Lê Phương iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt Vấn Đề 1 2. Mục Tiêu Nghiên Cứu 1 3. Phạm Vi Nghiên Cứu 2 4. Phương Pháp Nghiên Cứu 2 5. Đóng Góp Của Luận Văn 2 6. Cấu Trúc Của Luận Văn 2 U CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG SAU KHỦNG HOẢNG 4 1.1 Khái Niệm Khủng Hoảng Tài Chính – Ngân Hàng Và Tái Cấu Trúc 4 1.2 Các Lý Thuyết Về Khủng Hoảng Tài Chính - Ngân Hàng 5 1.3 Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Tác Động Của Khủng Hoảng Kinh Tế Tài Chính Toàn Cầu Đến Tình Hình Tài Chính Của Hệ Thống Ngân Hàng Trên Thế Giới 7 1.4 Tái Cấu Trúc Tài Chính Hệ Thống Ngân Hàng 10 1.5 Kết Luận Chương I 21 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 23 2.1 Tổng Quan Về Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu 23 2.2 Nguyên Nhân Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu 25 2.3 Tái Cấu Trúc Tài Chính Ngân Hàng Mỹ Và Châu Âu Sau Khủng Hoảng 29 2.4 Tác Động Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Tình Hình Tài Chính Của Hệ Thống NHTM Việt Nam 32 2.4.1 Tác Động Trực Tiếp 32 2.4.2 Tác Động Gián Tiếp 33 iv 2.4.2.1 Nợ xấu NHTM gia tăng 34 2.4.2.2 Cổ Phiếu NHTM Giảm Mạnh 43 2.4.2.3 Khó khăn về thanh khoản của các NHTM: Phân tích theo mô hình CAMELS 45 2.4.2.4 Làm Bộc Lộ Những Điểm Yếu Về Mô Hình Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam 2.5 Kết Luận Chương II 54 55 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 56 3.1 Tái Cấu Trúc Vốn 56 3.1.1 Vốn Điều Lệ 56 3.1.2 Hệ Số An Toàn Vốn (CAR) 58 U 3.2 Tái Cấu Trúc Nợ Xấu 60 3.3 Tái Cấu Trúc Về Thanh Khoản 63 3.4 Mua Bán Và Sáp Nhập Các NHTM Yếu Kém Về Tài Chính 64 3.5 Kết Luận Chương III 69 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 74 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NH TMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần CAR : (Capital Adequacy Ratio) Hệ số an toàn vốn TTCK : Thị trường Chứng khoán TTBĐS : Thị trường bất động sản BĐS : Bất động sản DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DN : Doanh nghiệp MBS : (Mortgage Backed Securities) chứng khoán có thế chấp bảo đảm CDO : (Collateralized debt obligations) nghĩa vụ nợ được thế chấp hóa vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 1.1 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tên bảng Các công cụ tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng Các chính sách để ổn định và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng Tổng hợp các biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng của các quốc gia Bảng 2.3 Tổng nguồn hỗ trợ vốn cho ngân hàng của các quốc gia G-20 Bảng 2.4 Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) giai đoạn 2008-2011 Bảng 2.5 Bảng 3.1 Bảng 1 Phụ lục Bảng 2 Phụ lục Bảng 3 Phụ lục Bảng 4 Phụ lục Bảng 5 Phụ lục Bảng 6 Phụ lục Bảng 7 Phụ lục Tình trạng thanh khoản của 8 NHTM lớn nhất trước, trong và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu Vốn điều lệ các ngân hàng nhỏ Những sự kiện chính trước bùng nổ khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 Diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 tại Mỹ Các tổ chức tài chính Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng Diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 tại các quốc gia khác Những biện pháp mà Chính phủ Mỹ đã thực hiện để đối phó khủng hoảng. Những biện pháp mà Chính phủ các quốc gia khác thực hiện để đối phó khủng hoảng. Lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước Basel 3 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Hình 2.1 Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng hàng đầu nước Mỹ Q1/2008 Hình 2.2 Từ khủng hoảng tài chính đến suy thoái kinh tế Hình 2.3 Tỉ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng, 2002 – 2011 Hình 2.4 Tỉ lệ nợ xấu một số ngân hàng, 2007 – 2011 Hình 2.5 Nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011 Hình 2.6 Tỉ lệ nợ xấu (nhóm 3,4,5) của 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011 Hình 2.7 Cơ cấu nợ xấu của 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011 Hình 2.8 Nợ nhóm 3 của 9 NH niêm yết (triệu VND), tính đến 31/12/2011 Hình 2.9 Nợ nhóm 4 của 9 NH niêm yết (triệu VND), tính đến 31/12/2011 Hình 2.10 Nợ nhóm 5 của 9 NH niêm yết (triệu VND), tính đến 31/12/2011 Hình 2.11 Tỉ lệ nợ nhóm 2 của 9 NH niêm yết trên tổng dư nợ, tính đến 31/12/2011 Hình 2.12 Chỉ số VN-Index giai đoạn 2007 - 2011 Hình 2.13 Giá cổ phiếu ACB, 2007 - 2011 Hình 2.14 Giá cổ phiếu STB, 2007 - 2011 Hình 2.15 Tỷ lệ cho vay/(huy động/ tài sản/ GDP) các NHTM một số quốc gia Hình 2.16 Tỉ lệ cho vay/huy động (LDR) trong nhóm 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011 Hình 2.17 Cơ cấu tiền gửi khách hàng của các NHTM tại 30/9/2011 Hình 2.18 Cơ cấu cho vay của các NHTM niêm yết tính đến 31/12/2011 Hình 2.19 Tình trạng thanh khoản của 8 NHTM lớn nhất trước, trong và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu Hình 3.1 Quy mô ngành ngân hàng một số quốc gia Hình 3.2 Chỉ số CAR của các NHTM Việt Nam, 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt Vấn Đề Những năm qua, nền kinh tế nước ta trãi qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu: tăng trưởng thấp, lạm phát cao, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả và phá sản nhiều. Trước những khó khăn này, TW Đảng đã đề ra chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tháo gỡ những thách thức hiện hữu và tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 5 năm tới (2011-2015), tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: Một là, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; Hai là, cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính; Ba là, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Trong ba trọng tâm của tái cơ cấu, chủ đề tái cấu trúc tài chính NHTM đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà làm chính sách, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội trong thời gian gần đây. Thực tế cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn: tính thanh khoản kém, nợ xấu gia tăng, chất lượng tài sản kém, quy mô vốn tự có nhỏ. Những khó khăn này càng bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là tác động của khủng hoảng như thế nào, Chính phủ và các NHTM cần có những biện pháp gì để tái cơ cấu thành công sau tác động của khủng hoảng. Đây là những câu hỏi nóng bỏng về mặt lý luận và thực tiễn; do vậy cần có các nghiên cứu có giá trị phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến tái cấu trúc tài chính NHTM Việt Nam. 2. Mục Tiêu Nghiên Cứu Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: (1) Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tái cấu trúc tài chính hệ thống NHTM Việt Nam (2) Đề xuất giải pháp để thực hiện tái cấu trúc tài chính NHTM Việt Nam 2 3. Phạm Vi Nghiên Cứu Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tái cấu trúc tài chính NHTM Việt Nam. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, định tính, và một phần phương pháp phân tích định lượng theo mô hình CAMELS. Phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích các tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Phương pháp định tính nhằm tìm ra khung phân tích chính sách để tái cấu trúc về mặt tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Phương pháp phân tích định lượng theo mô hình CAMELS giúp phân tích, đánh giá hoạt động của các ngân hàng trước, trong, và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. 5. Đóng Góp Của Luận Văn Lý Luận Về mặt lý luận, trong bối cảnh nước ta đang tái cơ cấu nền kinh tế theo chủ trương của Đảng và Chính phủ thì tái cấu trúc tài chính hệ thống NHTM được xem là một khâu đột phá. Do vậy, nghiên cứu sẽ đóng góp vào kho lý luận chung về tái cấu trúc nền kinh tế dưới góc độ tái cấu trúc tài chính, một trong những khâu quan trọng nhất của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thực Tiễn Về mặt thực tiễn, nghiên cứu góp phần giúp NHNN và Chính Phủ đưa ra các chính sách thích hợp và có hiệu quả thực hiện tái cấu trúc về mặt tài chính hệ thống NHTM Việt Nam hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng hệ thống NHTM, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu cũng giúp cho từng NHTM nắm được thực trạng và các biện pháp tái cơ cấu hệ thống về mặt tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và từng bước hướng ra quốc tế. 6. Cấu Trúc Của Luận Văn Luận văn được trình bày như sau: 3 Phần mở đầu giới thiệu đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của luận văn. Chương 1 Cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng Chương 2 Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hệ thống tài chính thế giới và tình hình tài chính các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3 Giải pháp tái cấu trúc tài chính Ngân hàng thương mại Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Phần kết luận tổng kết các kết quả nghiên cứu chính của luận văn. 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG SAU KHỦNG HOẢNG 1.1 Khái Niệm Khủng Hoảng Tài Chính – Ngân Hàng Và Tái Cấu Trúc Khủng Hoảng Tài Chính Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khủng hoảng tài chính tùy thuộc vào từng trường phái kinh tế. Đề tài sử dụng định nghĩa sau về khủng hoảng tài chính vì nó có nội hàm rộng, bao quát những khía cạnh cơ bản nhất của khủng hoảng tài chính. “Khủng hoảng tài chính được hiểu là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến cho nó không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản nhất: (1) ổn định giá trị đồng tiền hoặc các tài sản tài chính như một phương tiện giao dịch, cất trữ tài sản, và (2) là trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư có hiệu quả nhất” (Lê Hồng Nhật, 2009). Khủng Hoảng Ngân Hàng Khủng hoảng ngân hàng được hiểu là tình trạng các ngân hàng bị phá sản hàng loạt do các tổ chức vay vốn không có khả năng trả nợ. Do vậy nợ xấu tăng lên khiến nguồn vốn của ngân hàng suy giảm. Đi kèm với tình trạng này thường là sự giảm giá tài sản (ví dụ, thị trường bất động sản) (Contessi & El-Ghazaly, 2011). Tái Cấu Trúc Ngân Hàng Tái cấu trúc được hiểu là quá trình tổ chức lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành. Trong tình hình Việt Nam, tái cấu trúc ngân hàng được xác định là cơ cấu lại quản trị, điều hành và cấu trúc lại tình hình tài chính của các ngân hàng để ngân hàng hoạt động tốt hơn (Bùi Thị Hồng Thu, 2011). 5 1.2 Các Lý Thuyết Về Khủng Hoảng Tài Chính - Ngân Hàng Thế giới đã trãi qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử. Các nhà kinh tế học luôn quan tâm nghiên cứu nguyên nhân và cơ chế của khủng hoảng. Các lý thuyết phổ biến nhất về khủng hoảng tài chính bao gồm: thuyết tiền tệ (Monetarist View) của Friedman và Schwartz, quan điểm của trường phái Keyn (Keynesian View), và quan điểm về bản chất rủi ro của hoạt động tài chính của Stiglitz và Weiss. Thuyết tiền tệ (Monetarist View) của Friedman và Schwartz (1963). Theo Friedman và Schwartz, khủng hoảng tài chính là do sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng (banking panics). Khủng hoảng khiến cho cung tiền tệ co hẹp, dẫn đến tổng cầu tiêu dùng và đầu tư giảm. Các nguyên nhân thực, ví dụ như sự suy sụp của nhiều doanh nghiệp, sụt giảm hiệu quả của nền kinh tế bị bỏ qua. Theo họ, không cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ. Các can thiệp này thậm chí có hại bởi vì những doanh nghiệp đáng ra phải bị phá sản lại được cứu vớt. Điều này gây nên sự gia tăng quá mức về cung tiền tệ và dẫn tới lạm phát. Quan điểm của nhà kinh tế theo trường phái Keyn (Keynesian View), tiêu biểu là Misky (1972) và Kindleberger (1978) lại ngược lại. Khủng hoảng tài chính và tiền tệ được hiểu rộng hơn là sự mất giá của hầu hết các cổ phiếu, sự vỡ nợ của nhiều công ty tài chính và phi tài chính. Kèm theo đó là tình trạng giảm phát và rối loạn thị trường ngoại hối. Các yếu tố này khiến tổng cầu đầu tư và tiêu dùng giảm mạnh. Do vậy Nhà nước cần phải can thiệp. Tuy nhiên các đặc trưng rõ ràng về nguồn gốc của khủng hoảng không được đưa ra. Do vậy khiến cho sự can thiệp của Chính phủ thiếu cơ sở vững chắc, dễ dẫn đến lạm phát và trì trệ, như chủ thuyết tiền tệ đã đề cập. Bên cạnh hai nhóm lý thuyết trên còn có nhóm quan điểm nhấn mạnh tới bản chất rủi ro của hoạt động tài chính, đại diện là Stiglitz và Weiss (1981). Hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt là ngân hàng được xem là chịu rủi ro cao. Các ngân hàng đầu tư hay tổ chức cho vay gặp vấn đề thông tin bất đối xứng (asymmetry of information) bởi họ không nắm rõ thông tin về khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro 6 của dự án đầu tư bằng cá nhân hay tổ chức đi vay. Các ngân hàng có xu hướng muốn lãi suất cho vay cao và gia tăng các phí dịch vụ cho vay để bù đắp cho rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Điều này khiến nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các dự án có độ rủi ro cao, nhằm mang lại lợi nhuận cao để đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng (nếu may mắn thành công). Ngược lại, nếu đó là dự án có mức độ rủi ro thấp (mức sinh lãi ít hơn) sẽ ít có cơ hội tiếp cận vốn. Do đó, khi lãi suất cho vay tăng lên thì: (i) Những chủ các dự án với độ rủi ro cao hơn (như đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán thời bong bóng) sẽ dễ tiếp cận vốn hơn những nhà đầu tư cẩn trọng với những dự án có độ rủi ro thấp. Người ta gọi đây là sự chọn lầm phải điều nguy hại (adverse selection) (Akerlof, 1974). (ii) Với những chủ dự án lớn đã vay được vốn, thì họ có xu hướng làm thay đổi bản chất dự án hay mục đích sử dụng vốn vay, khiến cho dự án mang tính đầu cơ cao hơn (hoặc có vẻ “quan trọng” hơn, để Nhà nước không thể để thất bại). Do vậy, họ có thể giàu lên nhanh chóng, nếu việc đầu cơ thành công; nhưng nếu thất bại những doanh nghiệp này sẽ để ngân hàng gánh chịu những khoản nợ xấu hay xã hội phải gánh vác tổn thất qua gánh nặng cứu trợ ngân sách. Người ta gọi đây là hiểm họa do sự vô trách nhiệm (moral hazard). Chính vì những lý do trên đây, những người theo trường phái kinh tế học thể chế (institutional economics) cho rằng, hoạt động của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, phải được giám sát hết sức cẩn trọng, nhằm hướng các giao dịch tới sự an toàn (Aoki, 1991; Mc Kinnon, 1991). Ví dụ, với những dự án có độ rủi ro rất cao (nhưng cũng có thể là những cơ hội đầu tư có tiềm năng nhất về hiệu quả, chứ không phải đầu cơ), thì cần phải có những quỹ đầu tư đặc biệt nhằm thẩm định, giám sát, rót vốn ban đầu, và lập cơ chế chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn như các quỹ đầu tư mạo hiểm (vetunture capital funds). Theo Stiglitz-Weiss, do rủi ro chọn lầm và hiểm họa của sự vô trách nhiệm (adverse selection and moral hazard), hệ thống các ngân hàng kinh doanh hoạt động theo hình thức cho vay lấy lãi phải bị hạn chế và không được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư có độ rủi ro quá cao này. 7 Ngoài sự phân loại chức năng các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu tư theo mức độ rủi ro của từng lĩnh vực đầu tư, cần phải có nhiều tổ chức trung gian khác làm chức năng giám sát và cảnh báo rủi ro. Chẳng hạn như các tổ chức xếp hạng (rating companies). Các công ty này thường xuyên theo dõi sự thay đổi trạng thái tài chính của các công ty tài chính và phi tài chính. Sự xếp hạng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của các công ty trong việc gây quỹ từ thị trường vốn hay thị trường chứng khoán. Tuy mỗi trường phái kinh tế có cách nhìn nhận khác nhau về khủng hoảng nhưng vẫn có sự thống nhất là hệ thống tài chính cần được giám sát chặt chẽ bởi tính phức tạp và rủi ro cao của nó. Nếu sự quản lý, giám sát không chặt chẽ, các bong bóng đầu cơ sẽ diễn ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ khi nền kinh tế vĩ mô trở nên mất cân đối rất nghiêm trọng thì bong bóng đầu cơ mới có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế trên quy mô lớn như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 -2008 mà bắt đầu là sự vỡ bong bóng của giá nhà đất (Lê Hồng Nhật, 2009). 1.3 Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Tác Động Của Khủng Hoảng Kinh Tế Tài Chính Toàn Cầu Đến Tình Hình Tài Chính Của Hệ Thống Ngân Hàng Trên Thế Giới Trong nghiên cứu “Bank capital: Lessons from the financial crisis” (2010) của IMF, Demirguc-Kunt, Detragiache & Merrouche nghiên cứu liệu nguồn vốn và cơ cấu vốn của ngân hàng có ảnh hưởng tới lợi nhuận cổ phiếu (stock returns) của ngân hàng đó trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 381 ngân hàng ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ (Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hồng Kông, Italia, Nhật, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đài Loan, Anh, Mỹ) trong giai đoạn quý 1/2005 đến quý 1/2009. Không phải ngân hàng nào cũng có dữ liệu theo từng quý, do vậy kích cỡ mẫu trong mỗi quý dao động từ 273 đến 313. Kết quả hồi quy cho các giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng cho thấy 8 (i) trước khủng hoảng, sự khác biệt về vốn không có tác động nhiều đến lợi nhuận của cổ phiếu; (ii) trong cuộc khủng hoảng, những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào hơn sẽ có lợi nhuận cổ phiếu cao hơn, đặc biệt đối với các ngân hàng lớn hơn; (iii) mối quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và vốn trở nên mạnh mẽ hơn khi vốn được đo bằng tỉ lệ đòn bẩy tài chính hơn là tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh cho rủi ro; đặc biệt khi nguồn vốn có chất lượng cao như vốn cổ phiếu phổ thông (tangible common equity - TCE) và vốn cấp 1 (Tier 1). Trong nghiên cứu “Bank funding structures and risk: Evidence from the global financial crisis” (2012) của IMF, Vazquez & Federico nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đến khả năng phá sản của ngân hàng đó trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 11000 ngân hàng ở Mỹ và châu Âu – những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng tài chính. Số liệu được lấy theo năm từ 2001 đến 2009 để đánh giá được tình hình trước (2001–2007) và trong khủng hoảng (2008–2009). Các ngân hàng được phân loại theo những ngân hàng hoạt động hướng vào quốc tế và những ngân hàng hoạt động hướng vào trong nước, giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Kết quả ước lượng từ mô hình Probit cho thấy rằng các ngân hàng có thanh khoản yếu và tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao trong giai đoạn trước khủng hoảng có nhiều khả năng phá sản sau khủng hoảng. Các ngân hàng hướng vào hoạt động trong nước dễ bị rủi ro thanh khoản, trong khi các ngân hàng hoạt động mang tính quốc tế dễ bị các rủi ro thanh toán do tỉ lệ đòn bẩy tài chính quá mức. Kết quả nghiên cứu ủng hộ các quy định của Basel III về thanh khoản và tỉ lệ đòn bẩy tài chính, đặc biệt về quy định đòn bẩy tài chính. Trong nghiên cứu “How risky are banks’ risk weighted assets? Evidence from the financial crisis” (2012) của IMF, Das & Sy nghiên cứu mối quan hệ giữa tài sản đã điều chỉnh rủi ro (risk weighted assets) và lợi nhuận cổ phiếu trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 808 ngân hàng ở 35 quốc gia ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á (Áo, Bangladesh, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, 9 Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Philippines, Ba Lan, Nga, Serbia, Singapore, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Anh, Mỹ). Số liệu được lấy từ 2004 đến 2010. Kết quả hồi quy cho thấy rằng các ngân hàng với tài sản đã điều chỉnh rủi ro thấp hơn hoạt động tốt hơn trong cuộc khủng hoảng. Mối quan hệ này yếu hơn ở châu Âu, nơi mà các ngân hàng áp dụng chặt chẽ các quy định Basel II. Trong nghiên cứu “Impact of the global crisis on banking sector soundness in Asian low-income countries” (2011) của IMF, Ree nghiên cứu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu lên các quốc gia có thu nhập thấp và mới nổi ở châu Á. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 523 ngân hàng từ 6 quốc gia có thu nhập thấp (Campuchia, Lào, Mông Cổ, Sri Lanka, Bangladesh, Việt Nam) và 4 nền kinh mới nổi (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan). Số liệu được lấy theo năm từ 2002 đến 2009 từ Bankscope. Kết quả phân tích dữ liệu ở mức độ từng ngân hàng và hồi quy cho thấy khủng hoảng tác động khá mạnh đến các ngân hàng ở những nước có thu nhập thấp, mạnh nhất là ở các khoản cho vay liên quốc gia, đặc biệt đối với các ngân hàng lớn. Trong khi đó, các ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự cắt giảm nguồn tài chính một cách đột ngột từ các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngược lại, tài sản của các ngân hàng của các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng khá tiêu cực từ khủng hoảng tài chính. Ảnh hưởng này hạn chế hơn nhiều ở hệ ngân hàng các nước có thu nhập thấp bởi mức độ hội nhập không sâu vào thị trường tài chính toàn cầu. Trong nghiên cứu “U.S. bank behavior in the wake of the 2007–2009 financial crisis” (2010) của IMF, Barajas, Chami, Cosimano, và Hakura nghiên cứu tác động của vốn và thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 88 ngân hàng của Mỹ với giá trị tài sản trên 10 tỷ USD. Số liệu được lấy theo quý từ quý 1/2006 đến quý 2/2009 từ Bankscope. Kết quả từ kiểm định Peek & Rosengren (1995) được tiến hành để 10 kiểm tra liệu các ngân hàng có gặp các khó khăn về vốn hay thanh khoản trong khủng hoảng. Kết quả cho thấy vốn hơn là thanh khoản là cản trở chính cho việc mở rộng hoạt động của các ngân hàng. Cùng chịu chung ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng, nhưng các ngân hàng có ít vốn hơn lúc đầu sẽ có ít tăng trưởng tiền gửi và cho vay hơn. Nhìn chung, mặc dù các nghiên cứu trên sử dụng các phương pháp khác nhau, nhưng điều có chung một kết luận rằng khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng không chỉ ở các quốc gia phát triển mà cả ở các quốc gia đang phát triển thông qua các kênh như vốn, thanh khoản, nợ xấu. 1.4 Tái Cấu Trúc Tài Chính Hệ Thống Ngân Hàng Tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng bao gồm nhiều khía cạnh và có nhiều quan điểm khác nhau về việc thực hiện tái cấu trúc. Nghiên cứu trình bày một số quan điểm chính được chấp nhận rộng rãi về tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng. Theo Hoelscher & Quintyn (2003) trong nghiên cứu “Managing Systemic Banking Crises” của IMF, mục tiêu chính của việc tái cơ cấu là khôi phục lợi nhuận và khả năng thanh toán của từng ngân hàng và cả hệ thống. Các biện pháp cụ thể bao gồm tăng cường năng lực của các ngân hàng tốt, nâng cao môi trường hoạt động cho tất cả các ngân hàng, và giải quyết những ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Quá trình tái cấu trúc ngân hàng là một quá trình kéo dài nhiều năm, yêu cầu phải sửa đổi hay thiết lập mới các quy định pháp luật để tăng thanh khoản, hợp nhất, tái cấp vốn cho ngân hàng, tái cấu trúc tài sản của ngân hàng. Tái cơ cấu có thể dẫn đến việc thu hẹp hay thay đổi quyền sở hữu các ngân hàng trong hệ thống. Để quá trình tái cơ cấu diễn ra hiệu quả, cần thiết lập những cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về việc tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng dựa trên các bộ phận của ngân hàng trung ương, bộ tài chính, cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Sẽ có hiệu quả kinh tế hơn nếu dựa vào các cơ quan hiện tại thay vì thành lập
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất