Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tách, tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất curcumin từ bột c...

Tài liệu Tách, tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất curcumin từ bột curcuminoid thương phẩm

.PDF
99
570
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ HÓA – THỰC PHẨM -----E D----- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÁCH, TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC DẪN XUẤT CURCUMIN TỪ BỘT CURCUMINOID THƯƠNG PHẨM. CAO THỊ KIM ANH LƯU THỊ NGỌC VĨNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ HÓA – THỰC PHẨM -----E D----- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÁCH, TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC DẪN XUẤT CURCUMIN TỪ BỘT CURCUMINOID THƯƠNG PHẨM. Sinh viên thực hiện : CAO THỊ KIM ANH LƯU THỊ NGỌC VĨNH Giáo viên hướng dẫn : ThS. HOÀNG MINH HẢO ThS. PHAN THỊ HOÀNG ANH BIÊN HÒA, THÁNG 11/2010 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Hoàng Minh Hảo, Khoa Công Nghệ Hóa -Thực Phẩm, Trường Đại học Lạc Hồng và Cô Phan Thị Hoàng Anh, Bộ Môn Kỹ thuật Hữu cơ, Trường Đại học Bách Khoa, Tp.HCM đã hướng dẫn tận tình chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn phòng thí nghiệm hóa hữu cơ, Trường Đại Học Bách Khoa và phòng thí nghiệm Trường Đại học Lạc Hồng đã hỗ trợ dụng cụ, máy móc thiết bị. Cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Biên Hòa, ngày 22 tháng 11 năm 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình Danh mục bảng biểu Danh sách các sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................4 1.1 Curcuminoid............................................................................................4 1.1.1 Đặc điểm và sự phân bố của cây nghệ ........................................4 1.1.1.1 Đặc điểm cây nghệ ...........................................................4 1.1.1.2 Sự phân bố của cây nghệ ..................................................5 1.1.2 Thành phần hóa học trong thân rễ của cây nghệ..........................5 1.1.3 Cấu trúc của các dẫn xuất curcuminoid .......................................6 1.1.4 Tính chất hóa lý của curcuminoid ................................................9 1.1.4.1 Lý tính .............................................................................9 1.1.4.2 Hóa tính ...........................................................................9 1.1.5 Hoạt tính sinh học của curcuminoid..........................................17 1.2 Các nghiên cứu về imin và dẫn xuất imin-curcumin ............................20 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................25 2.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................25 2.2 Phương pháp thực hiện..........................................................................26 2.2.1 Phân lập curcumin......................................................................26 2.2.1.1 Quy trình phân lập curcumin .........................................26 2.2.1.2 Kết tinh bột Curcuminoid thương phẩm.........................26 2.2.1.3 Sắc ký bản mỏng (TLC) .................................................27 2.2.1.4 Sắc ký cột.......................................................................29 2.2.2 Tổng hợp các dẫn xuất imin – curcumin ...................................29 2.2.2.1 Tổng hợp 3,5- Difluorophenylhydrazinocurcumin ........29 2.2.2.2 Tổng hợp 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin................34 2.2.3 Phân tích độ tinh khiết và cấu trúc của các dẫn xuất vừa tổng hợp...........................................................................................38 2.2.3.1 Phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis).....................................38 2.2.3.2 Khối phổ (MS)................................................................39 2 2.3.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ..............................39 2.2.4 Khảo sát hoạt tính sinh học........................................................39 2.2.4.1 Đánh giá hoạt tính kháng oxy hoá..................................39 2.2.4.2 Đánh giá hoạt tính kháng ung thư ..................................41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................43 3.1 Phân lập curcumin.................................................................................43 3.1.1 Kết tinh curcumin ......................................................................43 3.1.2 Sắc ký cột phân lập curcumin ....................................................44 3.2 Tổng hợp dẫn xuất 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin .................46 3.2.1 Theo dõi phản ứng .....................................................................46 3.2.2 Sắc ký cột phân lập sản phẩm ....................................................48 3.2.3 Nhận danh cấu trúc ...................................................................49 3.2.3.1 Tính chất vật lý đặc trưng...............................................49 3.2.3.2 Biện luận cấu trúc hóa học của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin ...............................................................50 3.3 Tổng hợp dẫn xuất 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin ......................52 3.3.1 Theo dõi phản ứng .....................................................................52 3.3.2 Sắc ký cột phân lập sản phẩm ....................................................54 3.3.3 Nhận danh cấu trúc ....................................................................55 3.3.3.1 Tính chất vật lý đặc trưng..................................................55 3.3.3.2 Biện luận cấu trúc của 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin .......................................................................................57 3.4 Kết quả khảo sát hoạt tính sinh học .....................................................59 3.4.1 Hoạt tính kháng oxy hóa theo phương pháp DPPH...................59 3.4.2 Hoạt tính kháng tế bào gây độc .................................................60 Kết luận và kiến nghị...........................................................................................62 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BDMC: Bisdemethoxycurcumin. Cur: Curcumin. DMC: Demethoxycurcumin. 3,5-DFPHC: 3,5 –Difluorophenylhydrazinocurcumin. 4-FPHC: 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin. HTCO: Hoạt tính kháng oxi hoá IC50: Nồng độ hoạt chất để ức chế 50% vi khuẩn, vi nấm, tế bào ung thư hoặc gốc tự do (half maximal (50%) inhibitory concentration). CS: Khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ nào đó của chất thử tính theo % so với đối chứng. DPPH: Chất thử 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl. MS: Khối phổ (Mass spectrometry). NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic resonance spectroscopy). TLC: Sắc ký bản mỏng (Thin layer chromatography). DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1 Cây nghệ vàng Curcuma longa L. ..............................................................5 Hình 1.2 Công thức hóa học chung của curcuminoid................................................7 Hình 1.3 Đồng phân cis – trans curcumin .................................................................8 Hình 1.4 Các đồng phân enol − ceton của curcumin .................................................8 Hình 1.5 Quá trình tautomer hóa của các hợp chất curcuminoid ..............................8 Hình 1.6 Các dạng phân ly của curcuminoid ...........................................................10 Hình 1.7 Phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng .......................................................11 Hình 1.8a Sự phân hủy của curcumin trong môi trương kiềm.................................12 Hình 1.8b Sự phân hủy của curcumin trong môi trường kiềm ................................12 Hình 1.9 Phản ứng cộng H2 ................................................................................................................................ 13 Hình 1.10 Phản ứng imin hóa ..................................................................................14 Hình 1.11 Phản ứng của curcuminoid với gốc tự do ...............................................15 Hình 1.12 Phản ứng tạo phức với kim loại ..............................................................16 Hình 1.13 Anion dicetonat .......................................................................................16 Hình 1.14 Công thức cấu tạo của curcumin.............................................................17 Hình 1.15 Phản ứng tổng hợp hydrazinocurcumin ..................................................20 Hình 1.16. Phản ứng tổng hợp hydrazinobenzoylcurcumin ....................................20 Hình 1.17 Phản ứng tổng hợp một số dẫn xuất imin từ curcuminoid......................22 Hình 1.18 3-Nitrophenylpyrazolecurcumin .............................................................22 Hình 1.19 Hydrazinocurcumin.................................................................................22 Hình 1.20 Công thức cấu tạo của curcuminsemicarbazone ....................................23 Hình 3.1 TLC kiểm tra hỗn hợp curcuminoid sau các lần kết tinh..........................44 Hình 3.2 Sắc ký cột phân lập curcumin ...................................................................45 Hình 3.3 TLC phân đoạn tinh từ sắc ký cột .............................................................45 Hình 3.4a Phản ứng 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin...................................46 Hình 3.4b Phản ứng tổng hợp 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin ..................47 Hình 3.5 Theo dõi bản mỏng bằng TLC ..................................................................47 Hình 3.6 Sắc ký cột thô ...........................................................................................48 Hình 3.7 Sắc ký cột tinh...........................................................................................48 Hình 3.8 TLC của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin .....................................49 Hình 3.9 Phổ UV-Vis của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin ...................................... 50 Hình 3.10 Công thức phân tử của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin, C27H22N2F2O4 (M=477,04) ....................................................................51 Hinh 3.11a Phản ứng tổng hợp 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin .......................53 Hình 3.11b Phương trình phản ứng tổng hợp 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin .53 Hình 3.12 TLC của tổng hợp 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin ..........................54 Hình 3.13 Sắc ký cột thô ..........................................................................................54 Hình 3.14 Sắc ký cột tinh.........................................................................................54 Hình 3.15 TLC của 4-Fluorophenylhydrazincurcuin...............................................56 Hình 3.16 Phổ UV-Vis của 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin trong dung môi CH2Cl2................................................................................................................................................................................... 56 Hình 3.17 Cấu trúc của 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin, C27H23N2FO4 (M=458 đ.v.C)......................................................................................57 Hình 3.18 Hoạt tính kháng oxy hóa của Cur, 3,5Difluorophenylhydrazinocurcumin, 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin và Vitamin C theo phương pháp DPPH ..................................59 Hình 3.19 Đồ thị tính giá trị IC50 của mẫu.............................................................60 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần hóa học các chất trong thân rễ nghệ .......................................6 Bảng 1.2 Cấu trúc các thành phần của curcuminoid..................................................7 Bảng 3.1 Kết quả kết tinh bột curcuminoid .............................................................43 Bảng 3.2 Một số tính chất của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin ..................50 Bảng 3.3 Dữ liệu phổ NMR của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin trong dung môi CDCl3 ................................................................................................................................... 51 Bảng 3.4 Một số tính chất của 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin ........................57 Bảng 3.5 Dữ liệu phổ NMR của 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin .....................58 Bảng 3.6 Giá trị IC50 trong thử nghiệm hoạt tính kháng oxy hoá DPPH ................60 Bảng 3.7 Kết quả xác định giá trị IC50 trong khảo sát hoạt tính kháng ung thư của 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin và 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin với 3 dòng tế bào Hep-G2, Lu và RD ........................61 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Quy trình thực nghiệm.............................................................................25 Sơ đồ 2.2 Quy trình phân lập cur .............................................................................26 Sơ đồ 2.3 Quy trình tổng hợp 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin ...................30 Sơ đồ 2.4 Quy trình tổng hợp 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin.........................34 1 MỞ ĐẦU ™ Lý do chọn đề tài Từ lâu con người đã biết sử dụng nghệ như là một loại gia vị, thuốc gia truyền và chữa được nhiều bệnh. Ngày nay nhu cầu của con người ngày phát triển, nên nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực như mỹ phẩm, dựơc phẩm, thực phẩm... Thành phần chính trong củ nghệ là hỗn hợp curcuminoid bao gồm curcumin 1, 2, 3, tương đối trơ và không gây độc đối với người ngay cả khi dùng với liều lượng lớn, chính vì tính an toàn nên curcuminoid ứng dụng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm. Những nghiên cứu gần đây chứng tỏ curcuminod có nhiều hoạt tính quan trọng như: chất chống ung thư, chống oxi hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa, chống thiếu máu cục bộ và kháng viêm...Ngoài ra, trong một số nghiên cứu tại Trường Y Khoa Havard cho biết dẫn xuất curcuminoid còn có tác dụng trong việc điều trị HIV, Alzheimer… Ở nước ta, tuy trữ lượng nghệ rất dồi dào nhưng việc tổng hợp dẫn xuất curcuminoid và nghiên cứu hoạt tính sinh học vẫn còn hạn chế. Những nghiên cứu gần đây cho thấy dẫn xuất imin của curcumin có hoạt tính sinh học tăng đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực y dược. Chính vì lí do trên mà nhóm chúng tôi nghiên cứu về đề tài "Tách, tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất curcumin từ bột curcuminoid thương phẩm”. ™ Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài • Tình hình nghiên cứu trong nước Lê Xuân Tiến[4], “Nghiên cứu tổng hợp hydrazincurcumin và isoxaxolcurcuminKhảo sát hoạt tính sinh học của chúng”. Trần Thanh Vũ[6], “Tổng hợp và xác định hoạt tính sinh học của dẫn xuất phenylhydrazinocurcuminoid”. 2 Đặng Thị Mỹ Lệ, Đỗ Thị Xuân Vui[2], “Điều chế và khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất imin 2-hydrazinobenzothiazolcurcumin và 2,4- Difluorophenylhydrazinocurcumin từ curcumin”[2]. • Tình hình nghiên cứu ngoài nước S. Mishra cùng các cộng sự[13] đã tổng hợp được 2 dẫn xuất: hydrazinocurcumin (HC) và 3-Nitrophenylpyprazolcurcumin có khả năng ức chế sự phát triển của Plasmodium falciparum cao hơn so với cur. C. Selvam và cộng sự [18] đã tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của một số dẫn xuất imin–curcumin. Kết quả cho thấy dẫn xuất hydrazinocurcumin và isoxazolcurcumin kháng viêm cao hơn cur tương ứng. J.S.Shim và cộng sự[20] cũng đã tổng hợp được một số dẫn xuất hydrazinocurcumin (HC) và hydrazinobenzoylcurcumin (HBC). Nhóm chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu về tạo dẫn xuất imin của curcumin, nhưng tính nổi bật của đề tài là đã tạo ra được hai dẫn xuất imin và khảo sát hoạt tính sinh học của hai dẫn xuất này. ™ Mục tiêu đề tài - Tổng hơp, phân lập và khảo sát hoạt tính sinh của các dẫn xuất: 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin và 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin. Sau đó khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất vừa tổng hợp được. ™ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Bột curcuminoid thương phẩm của Viện Dược Liệu Hà Nội được chiết xuất từ nghệ vàng (Curcuma Longa L.). - Phạm vi nghiên cứu: Curcumin. - Lĩnh vực nghiên cứu: Tổng hợp, phân lập và khảo sát hoạt tính sinh học các dẫn xuất của curcumin. ™ Phương pháp nghiên cứu - Phân lập curcumin từ bột curcuminoid thương phẩm. 3 - Tổng hợp các dẫn xuất của curcumin vừa phân lập được. - Sắc ký cột phân lập sản phẩm. - Khảo sát hoạt tính sinh học của dẫn xuất trên. 9 Hoạt tính kháng oxi hóa. 9 Hoạt tính kháng ung thư. ™ Những đóng góp mới của đề tài và những vấn đề chưa làm được Những đóng góp của đề tài: Tổng hợp được hai dẫn xuất 4-Fluorophenylhydrazinocurcumin (4-FPHC) và 3,5-Difluorophenylhydrazinocurcumin (3,5-DFPHC). Xác định cấu trúc và một số tính chất vật lý, thử hoạt tính kháng ung thư và kháng oxi hóa của chúng. Những vấn đề chưa làm được: - Phân lập các dẫn xuất curcumin (cur) với hiệu suất thấp. - Chưa thử nghiệm hoạt tính sinh học với các chuẩn tế bào khác nhau nhằm nâng cao khả năng ứng dụng. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Curcuminoid 1.1.1 Đặc điểm và sự phân bố của cây nghệ [11] 1.1.1.1 Đặc điểm cây nghệ Nghệ còn gọi là nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, khinh lương (Tày). Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có tên khoa học là Curcuma longa L., thuộc họ gừng. Cao khoảng 0,60 đến 01 mét. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm do có chứa chất màu curcumin. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới 18cm, lá khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá non hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy. Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm. chứa tinh dầu (3-5%) màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo. Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Cây mọc lại vào giữa mùa xuân, có hoa sau khi đã ra lá. Hoa mọc trên những thân của những chồi năm trước. Những thân đã ra hoa thì năm sau không mọc lại nữa và phần thân rễ của chúng trở thành những "củ cái" già, sau 1 – 2 năm bị thối, cho những nhánh non nảy chồi thành các cá thể mới. 5 Hình 1.1: Cây nghệ vàng Curcuma longa L. 1.1.1.2 Sự phân bố của cây nghệ Nghệ có nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ, ở đây nó được trồng ở vùng đồng bằng và trên các đảo. Người Ấn dùng một loại tinh chất từ nghệ để rửa mắt trong việc chữa viêm kết mạc. Từ thời xa xưa, cây nghệ đã được trồng ở nhiều nơi về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Ngày nay, nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước vùng nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và Đông Á. Ở Việt Nam, nghệ có trữ lượng khá dồi dào và được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500m. Ở một số nơi thuộc huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Lâm Đồng, Mèo Vạc (Hà Giang), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu)…. Bên cạnh nguồn cung cấp do trồng trong nhân dân, ở một số địa phương phía bắc, nghệ mọc hoang dại ước tính trữ lượng đến 1000 tấn. 1.1.2 Thành phần hóa học trong thân rễ nghệ [11] Thành phần hóa học chính quan trọng nhất của thân rễ nghệ là curcuminoid (6%), là thành phần tạo màu vàng cho nghệ, trong đó lượng curcumin chiếm khoảng 70-80% khối lượng. Trong thân rễ nghệ còn chứa tinh dầu (2-7%) với các thành phần chính là artumeron, zingberen, borneol. 6 Ngoài ra còn có những thành phần với hàm lượng thấp hơn như demetoxycurcumin, bisdemetoxycurcumin, dihydrocurcumin, phytosterol, các acid béo và polysaccharid và một số thành phần khác như bảng 1.1 Bảng 1.1: Thành phần các chất trong thân rễ nghệ [12,11] Thành phần Đơn vị Khối lượng/100g Nước g 6,0 Năng lượng thực phẩm kcal 390 Protein g 8,5 Chất béo g 8,9 Carbohydrat g 69,9 Calcium g 0,2 Phosphorous mg 260 Sodium mg 30 Potassium g 2 Iron g 47,5 Thiamine mg 0,09 Riboflavin mg 0,19 Niacin mg 4,8 Acid ascorbic mg 50 1.1.3 Cấu trúc của các dẫn xuất curcuminoid [11,12,13] Curcuminoid là nhóm chất màu chiết xuất từ thân rễ cây nghệ vàng (Curcuma longa L.). Curcuminoid là những dẫn xuất diarylheptan gồm curcumin, 7 demetoxycurcumin, bisdemetoxycurcumin và gần đây còn tìm thấy có một ít cyclocurcumin. Chúng là những hợp chất phenolic, hầu hết các dẫn xuất đều khác nhau nhóm thế trên gốc phenyl. Lượng curcumin trong bột nghệ khoảng 3-6%. Hỗn hợp curcuminoid khoảng 77% curcumin (cur), 17% demetoxycurcumin (DMC), 3% bisdemetoxycurcumin (BDMC)[8]. Hình 1.2: Công thức hóa học chung của curcuminoid[7] Bảng 1.2: Cấu trúc các thành phần của curcuminoid [7] Hợp chất R1 R2 CTPT M (đ.v.C) Cur OCH3 OCH3 C21H20O6 368 DMC OCH3 H C20H18O5 338 BDMC H H C19H16O4 308 Danh pháp quốc tế của: - Curcumin: 1,7-bis-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione - Demetoxycurcumin: 1-(4-hydroxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-hepta1,6-diene-3,5-dione. - Bisdemetoxycurcumin: 1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione Ngoài thành phần chính là curcuminoid như trên, trong thân rễ nghệ còn có một số đồng phân hình học của chúng, như đồng phân cis – trans cur. 8 Hình 1.3: Đồng phân cis – trans curcumin Curcuminoid là những β-diceton tồn tại ở dạng đồng phân tautomer: cis – diceton hoặc trans – diceton và dạng enol (cis – enol). Trong dung dịch, các hợp chất β-diceton như vậy tồn tại dưới dạng hỗn hợp ceton và enol do quá trình tautomer hóa. Trong cấu trúc của enol có liên kết hydro. Hình 1.4: Các đồng phân enol − ceton của curcumin Hình 1.5: Quá trình tautomer hóa của các hợp chất curcuminoid Các phân tử curcuminoid chứa hệ thống liên hợp mở rộng với các vòng phenyl nằm cuối mạch (trong cấu dạng enol). Ngoài ra, curcuminoid còn chứa các nhóm carbonyl, metoxy và hydroxyl, góp phần tạo nên hoạt tính sinh học đa dạng của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan