Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại tại campuchia...

Tài liệu Tác động tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại tại campuchia

.PDF
45
44
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ---------- Họ và tên học viên: SONG NAM KHORNG TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI CAMPUCHIA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ---------- Họ và tên học viên: SONG NAM KHORNG TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI CAMPUCHIA Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐT SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2012 Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học (tối đa 1 trang A4) 1. Họ và tên học viên: SONG NAM KHORNG Khóa: 19 2. Mã ngành: 60.34.02.01 3. Đề tài nghiên cứu: Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại Campuchia 4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên) ……………………………………….............................................................................. ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... 6. Kết luận: ……………………………………………………………………………... 7. Đánh giá: (điểm / 10). LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO về những ý kiến đóng góp, những hướng dẫn chỉ bảo rất có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp, gia đình và bạn đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013 Học viên SONG NAM KHORNG LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 Tháng 07 Tác giả Song Nam Khorng Năm 2013 Danh mục chữ viết tắt: - ADF: Kiểm định Augmented Dickey-Fuller - PP: Kiểm định Phillips – Perron - AIC: Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion) - HQIC: Tiêu chuẩn thông tin của Hannan Quinn - SBIC: Tiêu chuẩn thông tin Bayes của Schwarz (Schwarz’s Bayesian Information Criterion) - FPE: Tiêu chuẩn thông tin dự đoán sai số cuối cùng (Final Prediction Error) - LR: Likelihood Ratio - LogL: Log Likelihood Ratio - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) - NBC: Ngân hàng nhà nước Campuchia (National Bank of Cambodia) - MOC: Bộ thương mại Campuchia (Ministry of Cambodia) - NIS: Viện thống kê quốc gia (National Institute of Statistics) - MOEF: Bộ kinh tế - tài chính (Ministry of Economic and Finance) - IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) - CNY: Nhân dân tệ của Trung Quốc - HKD: Đô la Hồng Kông - IDR: Đồng Rupiah của Indonesia - JPY: Yên Nhật - KRW: Won Hàn Quốc - MYR: Đồng Ringgit của Malaysia - NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (Nominal Effective Exchange Rate) - PHP: Đồng Peso của Philippine - SGD: Đô la Singapore - THB: Đồng Baht của Thái Lan - USD: Đô la Mỹ - KHR: Riel của Campuchia - VND: Đồng Việt Nam - TB: Cán cân thương mại (Trade Balance) - VAR: Mô hình véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Model) - VECM: Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) Danh mục bảng: Bảng 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp PP (PhillipsPerron) Bảng 4.3. Ma trận tương quan (Correlation Matrix) Bảng 4.4. Kết quả lựa chọn độ trễ cho mô hình Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Trace và Max-Eigen Bảng 4.6. hệ số cân bằng dài hạn và ngắn hạn Bảng 4.7. Kiểm định Granger Causuality Danh mục hình vẽ: Hình 1: Biến động của REER và chỉ số thương mại Hình 2: Chuỗi điều chỉnh theo mùa: TB, REER, GDP,GDP* Hình 3: Đồ thị hàm phản ứng xung lực Hinh 4: Đồ thị phân tích phương sai Hình 5: Đồ thị minh họa của Jarque-Bera test Mục lục Tóm tắt 1. Giới thiệu ....................................................................................................... 2 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .............................................................. 3 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ................................................................ 6 3.1. Khung lý thuyết của bài nghiên cứu .................................................. 6 3.2. Phương pháp và biến nghiên cứu ....................................................... 8 3.2.1. Mô hình thực nghiệm và biến nghiên cứu ........................... 8 3.2.2. Mô tả dữ liệu ...................................................................... 11 3.3. Chuỗi thời gian thuộc tính của dữ liệu ....................................................... 13 4. Phân tích thực nghiệm và kết quả nghiên cứu ............................................... 14 4.1. Một số kiểm định kinh tế lượng ................................................................. 14 4.1.1. Điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp CENSUS X12 ............... 14 4.1.2. Kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF và PP .................... 15 4.1.3. Kiểm định ma trận tương quan cho các biến ................................. 17 4.2. Lựa chọn độ trễ cho mô hình theo các tiêu chuẩn thông tin........................ 18 4.3. Kiểm định mối liên hệ đồng liên kết bằng phương pháp Johansen ............. 19 4.4. Phân tích mối quan hệ dài hạn bằng mô hình VECM và Causuality........... 20 4.5. Phân tích hàm phản ứng xung lực và phân tách phương sai ....................... 24 5. Kết luận ....................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A, B, C, D 1 TÓM TẮT CHUNG Luận văn này nghiên cứu xác định các yếu tố kinh tế chủ yếu tác động đến cán cân thương mại đa phương giữa Campuchia và 10 nước đối tác thương mại. Bài nghiên cứu này, tác giả ước lượng mô hình bằng véc tơ tự hồi quy (VAR), mô hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM) và sử dụng dữ liệu hàng quý từ Q1/2005 đến Q1/2013. Phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen chỉ ra kết quả có hai mối quan hệ dài hạn trong bốn biến vĩ mô gồm có: cán cân thương mại, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm của các nước đối tác thương mại với Campuchia (GDP*) và tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực (REER). Các tham số điều chỉnh ngắn hạn được xác định là hệ số của sai số ngẫu nhiêu (error correction terms). Phương sai trong cán cân thương mại do các biến đổi trong ba biến vĩ mô là tỷ giá hối đoái, GDP và GDP* được kiểm định bằng hàm phản ứng xung lực và phương pháp phân tách phương sai. Việc nghiên cứu chính của phần này là đánh giá tác động của các biến nội sinh tới cán cân thương mại. Việc điều chỉnh tỷ giá có thể làm biến động thặng dư thương mại trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì không có mối quan hệ ổn định. Các dấu hiệu âm của mối quan hệ ngược chiều, không đảm bảo trong trường hợp này, và tăng tỷ giá cũng không chắc chắn có thể điều chỉnh những thâm hụt thương mại giữa Campuchia và các quốc gia đối tác thương mại. Các từ khóa: tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, tổng sản phẩm quốc nội GDP, mô hình véc tơ điều chỉnh sai số VECM. 2 PHẦN I. GIỚI THIỆU Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Campuchia đang thực hiện chính sách kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nên hoạt động xuất nhập khẩu là một tiêu đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp. Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa tiền nội tệ Campuchia Khmer Riels (KHR) và các loại ngoại tệ khác luôn thay đổi theo từng thời điểm gây ra tác động đến hoạt động xuất nhập của Campuchia trong thời gian qua. Về mặt lý thuyết, nếu tỷ giá KHR/Ngoại tệ biến đổi giảm (nội tệ giảm giá so với ngoại tệ) thì nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua hàng nội địa nhiều hơn để xuất khẩu dẫn đến xuất khẩu tăng. Trường hợp ngược lại, nếu KHR/Ngoại tệ biến đổi tăng (nội tệ tăng giá so với ngoại tệ) thì nhà đầu tư nước ngoài mua được hàng nội địa ít hơn dẫn đến xuất khẩu giảm và tăng nhập khẩu. Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đang cố gắng để giải thích tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại của một số nước. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu vai trò của tỷ giá hối đoái đối với thâm hụt cán cân thương mại. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đo lường tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Campuchia trong ngắn hạn và dài hạn. Phần mềm phân tích dữ liệu được sử dụng là Eviews 6.0. Phương pháp Johansen được sử dụng để phân tích mối quan hệ đồng liên kết (cointegration) giữa các biến. Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại trong dài hạn và ngắn hạn, tác giả sử dụng mô hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM) và véc tơ tự hồi quy (VAR). Mối quan hệ của cán cân thương mại với cú sốc của tỷ giá hối đoái được kiểm định bằng hàm phản ứng xung lực IRF và phân tách phương sai (Impulse Response Function and Variance Decomposition). Kết cấu của luận văn được tổ chức như sau: phần I giới thiệu chung, phần II các bài nghiên cứu trước đây, phần III phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3 được sử dụng để phân tích, phần IV phân tích kết quả nghiên cứu và phần V kết luận. 4 PHẦN II. TỔNG QUÁT CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại một số nước phát triển dẫn đến các kết luận khác nhau. Upadhyaya và Dhakal (1997), nghiên cứu tác động của giảm giá tiền tệ trên cán cân thương mại ở 8 nước đang phát triển. Hai nhà nghiên cứu thấy rằng chỉ có Mexico, giảm giá tiền tệ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn. BahmaniOskoose (2001) khi kiểm định trên phân tích dữ liệu từng quý bằng tính đồng liên kết (ARDL) giữa Thái Lan và 5 đối tác thương mại chính trong giai đoạn 1973-1990, bằng chứng tìm thấy phù hợp với đường cong J (J-Curve) chỉ trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản. Nhà nghiên cứu này cũng đã điều tra phản ứng dài hạn cán cân thương mại của các nước Trung Đông đến giảm giá tiền tệ bằng cách áp dụng phương pháp đồng liên kết Engle-Ganger và JohansenJuselius và tìm thấy tác động dài hạn thuận lợi của việc giảm giá thực đối với cán cân thương mại ở 7 quốc gia. Wilson (2001) xem xét mối quan hệ giữa cán cân thương mại thực và tỷ giá hối đoái đối với thương mại hàng hóa song phương giữa Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản nhưng thấy không có bằng chứng về tác dụng của đường cong J (J-Curve) ngoại trừ Hàn Quốc thương mại song phương với Mỹ. Tihomir Stučka (2004), sử dụng phương pháp đồng liên kết (ARDL) cho Croatia tìm thấy mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại và có tác động của J-Curve. Pavle Petrovic và Mirjana Gligoríc (2010) bằng cách sử phương pháp Johansen, ARDL và ECM cho thấy giảm tỷ giá hối đoái tại Serbia đã cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn trong khi đó cán cân thương mại xấu đi trong ngắn hạn. ERIC BEN KAMOTO (2006), nghiên cứu về tác động của đường cong J đến cán cân thương mại tại Malawi và Nam Phi, bằng cách phân tích đồng liên kết và mô hình VECM cho thấy rằng giảm giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thương mại tại Nam Phi và phù hợp với giả thuyết đường cong J. 5 Đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài này tại Campuchia và cũng có một số nhà nghiên cứu định lượng về mối quan hệ này tại Việt Nam. Lục Văn Cường 2012, nghiên cứu định lượng về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại Việt Nam. Kết quả kiểm định giai đoạn 2 của sự chuyển dịch tỷ giá cho thấy sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, sau đó đến chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng. Phân tách phương sai cho thấy chỉ số giá sản xuất tác động đến chỉ số giá tiêu dùng lớn nhất (36% – 38%). Một nghiên cứu của Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007), sử dụng phương pháp Johansen kiểm định đồng liên kết cho dữ liệu hàng quý từ Q1/1995 đến năm Q4/2005 thấy rằng tỷ giá hối đoái thực đã tác động đến cán cân thương mại trong dài hạn. Một phần trăm giảm của tỷ giá hối đoái thực gây ra cán cân thương mại tăng 0.7 phần trăm. Còn nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Trinh về tác động tỷ giá hối đoái biến động cán cân thương mại trong ngắn và dài hạn. Kết quả cho thấy có tác động của tỷ giá hối đoái thực tới cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn. Khi tỷ giá hối đoái thực mất giá, ngay lập tức gây ra tác động tiêu cực đáng kể tới cán cân thương mại. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái thực chỉ tồn tại trong ngắn hạn. 6 PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1. Khung lý thuyết của bài nghiên cứu Trong mô hình nghiên cứu tác giả đưa ra cán cân thương mại chỉ bao gồm thành phần hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Thu nhập và giá nhập khẩu trong nước là những yếu tố quyết định chính của nhu cầu hàng hóa nhập khẩu. Chúng ta có thể thể hiện hàm cầu đối với nhập khẩu như sau: Md = Md(Y, Pm, Pd) (1) Trong đó Md là nhu cầu trong nước đối với hàng nhập khẩu, Y là thu nhập quốc nội, Pm là giá đồng nội tệ và Pd là mức giá chung trong nước. Tương tự như vậy, việc cung cấp cho hàng hóa sản xuất trong nước (tương đương với nhu cầu xuất khẩu của nước đối tác thương mại) thì hàm cung có dạng như sau: Xd = Xd(Y*, Px, E, Pf) (2) Trong đó Xd là số lượng hàng hoá xuất khẩu của đối tác thương mại, Y* là thu nhập của nước đối tác, Px là giá ngoại tệ được trả bởi nhà nhập khẩu trong nước, Pf là mức giá chung tại nước đối tác và E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa nội tệ Riel Campuchia (KHR) và ngoại tệ của các nước đối tác gồm có 10 quốc gia: Việt Nam (VNĐ), Thái Lan (THB), Trung Quốc (CNY), Hồng Kông (HKD), Mỹ (USD), Singapore (SGD), Malaysia (MYR), Indonesia (IDR), Nhật Bản (JPY) và Hàn Quốc (KRW). Trong thời gian qua, các nước này chiếm tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 80% với Campuchia. Trong giả định phương trình (1) và (2) độ co giãn của thu nhập quốc nội và các nước đối tác thương mại là dương, vì vậy đó là co giãn giá chéo trong khi độ co giãn giá riêng là âm. Trong mô hình này, các biến cầu được thể hiện bằng thu nhập hiện tại chứ không phải là thu nhập thường xuyên hoặc tạm thời. Điều này làm cho các nhà kinh tế khẳng định tính đồng nhất các hàm cầu. Do đó người tiêu dùng quyết định dựa trên giá trị thực trái ngược với giá trị danh nghĩa. 7 Để thực hiện việc đồng nhất giả định, bên phải của phương trình (1) và (2) chia cho giá (P) tương ứng của nó thành dạng như sau: Md = Md(Yr, RPm) (3) Yr là thu nhập quốc nội thực, RPm là giá liên quan tới nhập khẩu và Xd = Xd(Yr*, RPx) (4) Yr* là thu nhập thực của nước đối tác, RPx giá liên quan tới xuất khẩu. Khi giá ngoại tệ của nước xuất khẩu Px được điều chỉnh tỷ giá thì nó tương đương với giá liên quan tới nhập khẩu, như vậy ta xây dựng một phương trình như sau: Pm EPx* EPf Px* RPm = P = P = P P = QPx* d d d f (5) Trong đó Px* là giá ngoại tệ thực của đối tác xuất khẩu và Q là tỷ giá hối đoái thực, theo công thức này, nếu Q tăng thì có liên quan với sự mất giá của đồng nội tệ. Từ đó xuất khẩu quốc nội bằng nhập khẩu nước đối tác và nếu lý luận này là đúng thì cầu nhập khẩu quốc nội tương đương với nguồn cung xuất khẩu của nước đối tác và cung xuất khẩu quốc nội tương đương với cầu nhập khẩu nước đối tác, do đó: Md = Xs*, Xd = Ms* (6) Trong đó Xs* và Ms* tương tự là cung xuất khẩu của nước đối tác và cung nhập khẩu của nước đối tác. Do đó ta được một phương trình cân bằng dài hạn của cán cân thương mại giữa nhập khẩu và xuất khẩu: TB = Px* Xd – QMd (7) Như vậy, cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Một giá trị âm trong cán cân thương mại có nghĩa thương mại bị thâm hụt và nó chứng tỏ cho thấy giá trị nhập khẩu tăng so với xuất khẩu. Sự tương tác của các 8 biến trong phương trình (7) có thể rút gọn thành dạng phương trình sau đây trong giá trị thực của các biến: δTB δTB δTB TB = TB(Y, Y*, Q), δY < 0, δY* > 0, δQ > 0 (8) Phương trình trên là hàm Keynesian cho cán cân thương mại mà trong đó thu nhập quốc nội, thu nhập nước đối tác và tỷ giá hối đoái thực là chính yếu tố quyết định của xuất khẩu ròng. 3.2. Phương pháp và biến nghiên cứu: 3.2.1. Mô hình thực nghiệm và biến nghiên cứu Trong phương trình (7), ta xác định cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Trong nghiên cứu này, ta xác định cán cân thương mại như tỷ lệ xuất khẩu (X) trên nhập khẩu (M). Nghiên cứu này, theo Gupta-Kapoor và Ramakrishnan (1999) rút gọn dạng phương trình để kiểm định đường cong J (J-Curve) in Japan bằng các biến thực. Khi phân tích dữ liệu cán cân thương mại đa phương là một hàm của thu nhập quốc nội, thu nhập quốc gia đối tác và tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu này xem xét các tác động của những cú sốc trong tỷ giá hối đoái thực trên tổng thương mại so với quan hệ thương mại đa phương. Do đó, mô hình thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu này là: ln(X/M) = β0 + β1 lnY + β2 lnY* + β3 lnREER + ε (9) trong đó:  ln(X/M) là logarith cơ số tự nhiên của chỉ số cán cân thương mại.  lnY là logarith cơ số tự nhiên của chỉ số GDP quốc gia.  lnY* là logarith cơ số tự nhiên của chỉ số GDP quốc gia đối tác thương mại với Campuchia. 9  lnREER là logarith cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực (REER).  β 0, β1, β2, β3 là tham số (parametres) và ε là sai số ngẫu nhiên.  Chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu (X/M) là biến phụ thuộc (dependent variable) và các biến khác là biến độc lập (Independent variables) gồm có GDP quốc nội, GDP* quốc gia đối tác thương mại với Campuchia và tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực (REER). Chúng ta đặt tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu (X/M) là biến phụ thuộc của cán cân thương mại vì có lợi thế khi tính logariths không cần lo lắng cho giá trị âm của cán cân thương mại trong trường hợp bị thâm hụt thương mại, Han MinHsing (2003). Ngoài tỷ giá thực có hiệu lực, chỉ số thương mại (X/M) cũng bị tác động do thu nhập GDP quốc nội và GDP* quốc gia đối tác. Tất cả các biến được tính logariths như các tham số ước tính sẽ được hiểu là độ co giãn (nghĩa là phần trăm thay đổi của một biến này so với một biến khác). Chúng ta kỳ vọng chỉ số thương mại (X/M) có quan hệ ngược chiều với GDP quốc nội và cùng chiều với GDP* các quốc gia đối tác và tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực. Do đó sự mất giá tiền tệ sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu (X/M) trong ngắn hạn do ảnh hưởng giá cả. Trong dài hạn, khi khối lượng tác động chiếm ưu thế, tỷ số cán cân thương mại được cải thiện. Sự gia tăng của cầu đối với hàng hóa nước ngoài đặt nhiều ràng buộc về GDP quốc nội, do đó mối quan hệ ngược chiều trong khi xuất khẩu mang lại thu nhập từ nước ngoài tăng giá trị của cán cân thương mại. Sự mất giá thực có hai tác động, tác động trực tiếp và tác động phản hồi. Tác động trực tiếp đến chỉ số thương mại (X/M) giải thích bằng cách lấy đạo hàm riêng phần chỉ số thương mại (X/M) đối với tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực (REER). Theo Gupta-Kapoor và Ramakrishna (1999), tác động phản hồi phát sinh từ một tác động cùng thời với tỷ giá hối đoái tới cả cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái tương lai. Để nắm được cả hai tác động 10 trực tiếp và phản hồi, mô hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM) được sử dụng trong nghiên cứu này. Để áp dụng VECM thì cần thiết phải có mối quan hệ tính dừng giữa các biến, có nghĩa là các biến có mối quan hệ đồng liên kết. Các bài kiểm định đồng liên kết sẽ được thực hiện theo phương pháp của Jonhansen (1995). Phương pháp này thuận lợi vì nó cho phép phân tích trong trường hợp của nhiều véc tơ liên kết. Phương trình của mô hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM) được biểu diễn sau đây: n-1 ∆Zt = ∑ фi∆Zt-i+ Γ Zt-1 + εt i=1 (10) trong đó:  Zt là véc tơ của các biến trong phương trình (9)  фi là ma trận của hệ số tăng trưởng của các biến  Γ = αβ’ mà α là ma trận điều chỉnh sai số ngắn hạn và β’ là ma trận của các hệ số của các véc tơ đồng liên kết.  i và n là độ trễ và độ trễ tương ứng tối đa.  t là chỉ số thời gian và εt là véc tơ của các số hạng nhiễu trắng. Trước khi tiến hành kiểm định hạng của Γ để xác định số véc tơ đồng liên kết, cần phải xác định độ trễ tối ưu. Tác giả sử dụng tiêu chuẩn thông tin để xác định độ trễ tối ưu. Mục tiêu của phương pháp tiêu chuẩn thông tin (IC) là chọn một số các tham số làm tối thiểu hóa giá trị của tiêu chuẩn thông tin. Ba tiêu chuẩn thông tin phổ biến nhất là tiêu chuẩn thông tin của Akaike – AIC, tiêu chuẩn thông tin Bayes của Schwarz – SBIC và tiêu chuẩn thông tin của Hannan – Quinn (HQIC). Bước thứ 2 trước khi kiểm định số hạng của Γ (để xác định số lượng các véc tơ đồng liên kết), là chọn lựa những giả định quan trọng. Trong luận văn này, sự lựa chọn giả định xu hướng mang tính quyết định được thực hiện bằng cách phân tích đồ thị phân tán của chuỗi dữ liệu. 11 Một khi 2 bước được đề cập ở trên hoàn tất, hạng của ma trận Γ có thể được kiểm định. Johansen (1988) cung cấp 2 kiểm định khả năng xảy ra khác nhau để xác định giá trị của r. Đây là kiểm định trace: n λtrace (r) = -T ∑ ln(1 - λi) i=r+1 Còn đây là thống kê kiểm định trị riêng tối đa (Max-Eigen): λmax (r, r + 1) = -T ln(1- λr+1 ) Với r là số véc tơ đồng liên kết theo giả thiết rỗng, và λi là trị riêng lớn nhất thứ i của ma trận thứ Γi trong phương trình (10). Kiểm định trace (λtrace) là một kiểm định kết hợp mà tại đó giả thiết H0 là số lượng véc tơ đồng liên kết nhỏ hơn hoặc bằng r. Kiểm định trị riêng tối đa (λmax) kiểm định giả thiết H0 rằng số lượng các véc tơ đồng liên kết là r trái với sự lựa chọn r+1. Sau khi nhận diện được số véc tơ đồng liên kết trong mô hình, bước kế tiếp là ước lượng mô hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM). Sự ước lượng được thực hiện bằng cách nhận biết số véc tơ đồng liên kết, giả định xu hướng mang tính quyết định, và tiêu chuẩn hóa mô hình dựa trên những mối quan hệ đồng liên kết thực sự. Phần này sẽ kiểm định cụ thể trong phần IV. 3.2.2. Mô tả dữ liệu Trong phần này sẽ mô tả chi tiết các dữ liệu, bao gồm các biến, cách xử lý, tính toán dữ liệu của tác giả, nguồn dữ liệu, ý nghĩa thống kê và cuối cùng là phân tích kết quả. Các biến được sử dụng trong các mô hình thực nghiệm là cán cân thương mại (dạng tỷ lệ X/M), tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực (REER), GDP quốc nội của Campuchia và GDP* của các quốc gia đối tác thương mại. Tất cả các biến được xác định dưới dạng Logarith. Trong luận văn này, chúng ta sử dụng dữ liệu theo quý từ Q1/2005 đến Q1/2013 để ước tính tác động của tỷ giá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan