Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động tâm trạng đến hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam...

Tài liệu Tác động tâm trạng đến hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
61
59
51

Mô tả:

BỘ GIAO DUC ĐAO TAO TRƯƠNG ĐAI HOC KINH TẾ THANH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oo0oo---------- TRẦN THỊ NGỌC HỒNG TÁC ĐỘNG TÂM TRẠNG ĐẾN HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUÂN VĂN THAC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 BỘ GIAO DUC ĐAO TAO TRƯƠNG ĐAI HOC KINH TẾ THANH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oo0oo---------- TRẦN THỊ NGỌC HỒNG TÁC ĐỘNG TÂM TRẠNG ĐẾN HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUÂN VĂN THAC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và nhiều ý kiến đóng góp có giá trị từ PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Điều đó đã tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2013 Tác giả Trần Thị Ngọc Hồng LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP. Hồ Chí Minh, ngày ____ tháng ___ năm 2013 Tác giả Trần Thị Ngọc Hồng MỤC LỤC TÓM TẮT.........................................................................................1 1. GIỚI THIỆU.................................................................................2 1.1 Giới thiệu..................................................................................2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu................................................3 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................3 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu...........................................................3 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY....................4 2.1 Tâm trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng....................4 2.2 Điểm qua một số kết quả nghiên cứu trước đây.........................7 2.3 Tóm lại........................................................................................16 3. MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU......................17 3.1 Mô hình định lượng...................................................................17 3.2 Dữ liệu ......................................................................................19 3.2.1 Mẫu dữ liệu..............................................................................19 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu........................................................19 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................22 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát.............................................22 4.2 Kết quả kiểm định.....................................................................24 4.2.1 Kết quả hồi quy đơn giữa biến Sunniness và Excess buy/sell. 24 4.2.2 Kết quả hồi quy đơn giữa biến Length of day và biến Excess buy/sell .................................................................................25 4.2.3 Kết quả hồi quy bội giữa các biến Humidity,Temperature, Precipitation, Moonday, Before holiday/Friday, After holiday/Monday, Turn of month và biến Excess buy/sell................................................................26 Kiểm định phương sai thay đổi..................................................................28 Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................29 Kiểm định tự tương quan............................................................................30 Khắc phục tự tương quan đưa thêm biến EBS(-1).....................................31 4.3 Kết quả nghiên cứu...............................................................................34 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO TTCK VIỆT NAM ..............35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK : Thị Trường chứng khoán Việt Nam H : (Humidity) Độ ẩm P : (Precipitation) Lượng mưa T : (Temperature) Nhiệt độ MD : (Moonday) Ngày trăng tròn TOM : (Turn of month) Ngày chuyển tháng AHM : (After holiday/Monday) Sau ngày nghỉ hoặc thứ Hai BHF : (Before holiday/Friday) Trước ngày nghỉ hoặc thứ Sáu S : (Sunniness) Thời gian nắng trong ngày LOD : (Length of day) Độ dài ban ngày EBS : (Excess buy/sell) Chênh lệch khối lượng mua trên tổng mua bán ngày so với trung bình năm DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Thống kê mô tả nhận định của nhà đầu tư. Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát. Bảng 4.3 Kết quả hồi quy biến Excess buy/sell và Sunniness. Bảng 4.4 Kết quả hồi quy biến Excess buy/sell và biến Length of day. Bảng 4.5 Hồi quy bội giữa biến Excess buy/sell và các biến Humidity, Temperature, Precipitation, Moonday, Before holiday/Friday, After holiday/Monday , Turn of month Bảng 4.6 Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey Bảng 4.7 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Hệ số tương quan cặp giữa các biến) Bảng 4.8 Kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test Bảng 4.9 Kết quả hồi quy đưa thêm biến trễ EBS(-1) Bảng 4.10 Kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test TÓM TẮT Bài nghiên cứu này tác giả kiểm định ảnh hưởng của tâm trạng đến hành vi của nhà đầu tư bằng cách sử dụng dữ liệu giao dịch theo ngày của các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ 01/04/2011 đến 01/04/2012. Trong đề tài này, tác giả đo lường hành vi nhà đầu tư thông qua chênh lệch tỷ lệ khối lượng mua trên tổng khối lượng mua bán hàng ngày so với trung bình năm của các nhà đầu tư này khi đặt lệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng nhà đầu tư bao gồm điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ngày trăng tròn) và các giai đoạn theo lịch (giai đoạn chuyển tháng, trước ngày nghỉ và sau ngày nghỉ), ánh nắng trong ngày, độ dài ban ngày. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, thời tiết có ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư nhưng với mức độ rất thấp (đó là các yếu tố: thời gian nắng trong ngày, độ dài ban ngày, nhiệt độ) và chưa thấy được các ảnh hưởng của các giai đoạn theo lịch. 1 1. GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu Trong nhiều năm qua, từ khi Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức thành lập và phát triển cho đến nay tồn tại nhiều bất ổn, giá cổ phiếu lên xuống thất thường. Mặc dù, nhà đầu tư thông qua lý thuyết tài chính chuẩn tắc đã áp dụng những phương pháp kỹ thuật phân tích, dự đoán, quyết định đầu tư mà trên lý thuyết là hợp lý nhưng cũng không thành công trong thực tế. Lý thuyết tài chính hành vi đã lý giải những vấn đề còn tồn tại. Điểm yếu của thị trường là không dự đoán được và tính không chắc chắn của nó đã làm cho nó hoạt động kém hiệu quả. Trước đây, đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động của tài chính hành vi đến TTCK Việt Nam xem xét từng yếu tố như hành vi bầy đàn, yếu tố thông tin, lý thuyết kỳ vọng,… Cũng thuộc về tâm lý học hành vi, nhưng một vài nghiên cứu gần đây lại xem xét theo hướng tâm trạng của nhà đầu tư khi giao dịch. Câu hỏi được đặt ra rằng có phải chính tâm trạng của những nhà đầu tư là nguyên nhân tạo nên biến động thị trường? Bài luận văn sẽ khai thác ở góc độ mới “Tác động tâm trạng đến hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Căn cứ vào những hành vi giao dịch bất thường trên TTCK, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu sự tương tác giữa tâm trạng và quyết định giao dịch, nhằm cung cấp nền tảng cho những khám phá về vai trò của tâm trạng trong các quyết định tài chính. Trong bài viết, tác giả xem xét có hay không tâm trạng của nhà đầu tư ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của họ dựa trên những giao dịch trên TTCK Việt Nam, thông qua việc sử dụng các biến ảnh hưởng đến tâm trạng là ánh sáng ban ngày (độ dài ban ngày, thời gian nắng trong ngày), thời tiết địa phương (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ngày trăng tròn) và các giai đoạn theo lịch (ngày chuyển tháng, trước kỳ nghỉ và sau kỳ nghỉ). 2 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1 MỤC TIÊU Mục tiêu của luận văn là tiến hành điều tra các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đã thay đổi hành vi giao dịch như thế nào khi các yếu tố tác động đến tâm trạng thay đổi. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng mạnh đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư. 1.2.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi như sau: i) Các yếu tố tác động đến tâm trạng của nhà đầu tư chứng khoán có ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của họ hay không? ii) Xem xét trong các yếu tố ảnh hưởng tâm trạng có tác động đến hành vi của nhà đầu tư, thì yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh? 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là hành vi giao dịch của các nhà đầu tư và các yếu tố về thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ngày trăng tròn), ánh sáng ban ngày (thời gian nắng, độ dài ban ngày), các giai đoạn theo lịch (những ngày chuyển tháng, những ngày trước kỳ nghỉ và sau kỳ nghỉ). Phạm vi nghiên cứu là các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán HOSE, cụ thể là công ty chứng khoán SBBS từ ngày 04/01/2011 đến 04/01/2012. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng bảng điều tra khảo sát các nhà đầu tư cá nhân để xác định có hay không các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng tác động đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư. Sử dụng Eview, phân tích hồi quy xây dựng mô hình chênh lệch khối lượng mua/tổng mua bán hàng ngày so với trung bình năm dựa trên các yếu tố về thời tiết, ánh sáng theo ngày và các giai đoạn theo lịch. 3 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Trước đây, tài chính chuẩn tắc đã đưa ra những công cụ giúp nhà đầu tư định hướng trong các quyết định của mình. Với việc sử dụng lý thuyết hữu dụng kỳ vọng, nhà đầu tư có những sự ưa thích hợp lý và tối đa hóa hữu dụng ngay cả trong hoàn cảnh không chắc chắn. Vì vậy, họ không tính toán một cách đầy đủ trong việc ra quyết định khi tồn tại rủi ro. Tài chính hành vi ra đời và đã lý giải cho những bất thường của TTCK. Tài chính hành vi nhìn nhận những gì mà nhà đầu tư thực sự làm và các mô hình dựa trên cơ sở quan sát thực tế. Sử dụng lý thuyết triển vọng, được xây dựng dựa trên việc con người hành động như thế nào, con người đôi khi e ngại rủi ro, đôi khi ưa thích rủi ro tùy thuộc bản chất triển vọng. Các nhà đầu tư phụ thuộc vào lời /lỗ so với một điểm tham chiếu, sợ thua lỗ, sợ rủi ro trong miền lời và thích rủi ro trong miền lỗ… Nếu nhà đầu tư biết được cảm xúc tâm trạng của họ đi từ đâu đến đâu, chúng tác động đến hành vi của mình như thế nào thì nhà đầu tư có thể có những quyết định tài chính tốt hơn. 2.1. Tâm trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng Tâm trạng thường xảy ra như một phản ứng tự nhiên và tất yếu của con người đối với những sự kiện, những biến động quan trọng đã và đang xảy ra trong hiện thực, có liên quan mật thiết đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ. Tâm trạng là một hiện tượng phổ biến nảy sinh ở tất cả mọi người, xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong đó có cả quyết định tài chính của con người.Tâm trạng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của con người: Có thể thúc đẩy hoặc ức chế hoạt động, làm nhiễu loạn các quá trình sinh lý và có khi làm cá nhân có hành vi bộc phát ngoài ý muốn, làm méo mó nhân cách. Tâm trạng và cảm xúc có những điểm tương đồng với nhau khó phân biệt. Tâm trạng là một dạng phổ biến của cảm xúc và nó có những đặc điểm 4 nổi bật như: Cường độ yếu, thời gian kéo dài đáng kể, không rõ ràng và không có ý thức. Còn cảm xúc là những trạng thái: vui, buồn, giận dữ, thích thú, khinh thường, chán ghét, kiêu căng, sợ hãi, ngạc nhiên và hối hận. Cảm xúc liên quan đến một vài thứ nhưng ngược lại tâm trạng là một cảm giác chung chung, nó không tập trung vào cái gì đặc biệt. Cảm xúc và tâm trạng thường có hóa trị tích cực và tiêu cực, nhưng khác với cảm xúc, tâm trạng có xu hướng dai dẳng trong thời gian dài hơn. “Trong đầu tư chứng khoán, tâm trạng là trạng thái nhất thời của cảm giác – có thể ảnh hưởng đến các quyết định giao dịch nếu nó ảnh hưởng đến các mong đợi chính yếu của nhà đầu tư trong tương lai, hoặc nó có liên quan đến các rủi ro có thể xảy ra...”( Hirshleifer, 2001). Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng: Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên, điều kiện thời tiết bốn mùa tới tinh thần và tâm trạng của con người. Thời tiết là một trong những chỉ số đặc biệt lớn có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người trong ngày, với mùa đông đến hoặc khi đám mây che phủ nhiều hơn tạo ra bóng tối hoặc các hoạt động khác dẫn đến tình trạng thiếu ánh nắng mặt trời sẽ tạo ra hiệu ứng rối loạn tình cảm theo mùa(SAD), điều này được lý giải là thiếu ánh sáng đi vào bộ não của con người đã gây nên những phản ứng hóa học trong não (do các phần mỏng của hộp sọ hấp thụ ánh nắng ít hơn đã ngăn chặn sự sản xuất Melatonin gây cho chúng ta cảm giác khó chịu và ít năng lượng hơn, đồng thời cũng ngăn chặn sản xuất Serotonin làm hạn chế quá trình lưu thông máu trong hệ thần kinh). Các yếu tố thời tiết tác động đến tâm trạng của con người như sau: - Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người, thân nhiệt con người xấp xỉ 37 độ C. Trong quá trình vận động cơ thể, con người luôn thải ra môi trường một lượng nhiệt. Lượng nhiệt cơ thể thải ra phụ thuộc 5 vào cường độ vận động và trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Tạo ra hiệu ứng truyền nhiệt do chênh lệch về nhiệt độ giữa cơ thể - môi trường và hiệu ứng thải nhiệt ra môi trường do thoát mồ hôi (tỏa ẩm).Vì một lý do nào đó làm mất cân bằng giữa lượng nhiệt thải ra và lượng nhiệt do hiệu ứng truyền nhiệt – thải nhiệt sẽ gây rối loạn và ốm đau ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và suy nghĩ của con người. - Lượng mưa: Mưa làm mọi thứ khó khăn hơn ảnh hưởng đến lối sống và không có lợi cho một tâm trạng tốt. Mưa không ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố hoặc năng lượng của con người mà theo thói quen xã hội làm con người đối diện với chứng trầm cảm u buồn, thất vọng. - Độ dài ban ngày: Ở những nước hai vùng cực Bắc và Nam thì độ dài ngày có sự khác biệt rõ rệt. Trục Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’, trong đó đường phân chia sáng tối lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Hai mặt phẳng chứa đường phân chia sáng tối và trục trái đất hợp với nhau thành một góc 23027’ nên tạo ra sự chênh lệch độ dài ngày và đêm giữa hai bán cầu. Nên trong quá trình chuyển động trục trái đất lại không đổi phương nên thời điểm trái đất ngả về Mặt trời hay cách xa Mặt trời ở hai vùng cực trái ngược nhau về thời gian. Ngày 21/3 (Xuân phân), 21/9 (Thu phân) mọi nơi trên Trái đất đều có độ dài ngày bằng đêm là 12 giờ. Ngày 22/06 (Hạ chí) ở Bắc bán cầu có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất, ở Nam bán cầu thì ngược lại. Ngày 22/12 ( Đông chí) Nam bán cầu có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất, ở Bắc bán cầu thì ngược lại. - Ngày trăng tròn: Trong bài nghiên cứu của bác sĩ Henry Puget về tác động của mặt trăng đến sức khỏe có đề cập mặt trăng phát ra những tia sáng có bức xạ tương tự như ở lò vi sóng. Vào thời kỳ trăng tròn mức phát sóng mạnh hơn và ảnh hưởng nhiều lên hệ thần kinh, thùy não làm giảm các hợp chất Melatonin gây ra sự căng thẳng và khó chịu. Do lực hấp dẫn của mặt trăng 6 có thể gây ra hiện tượng thủy triều và làm tăng khối lượng máu trong mạch gây ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, tính khí của con người. - Độ ẩm: Độ ẩm là yếu tố rất quan trọng, nhưng ít được chú ý đúng mức. Ở nơi cư trú độ ẩm cao có thể gây khó chịu cho con người, gây ẩm mốc, làm bong tróc giấy dán tường,.. Trên trái đất nhiều nơi có độ ẩm rất thấp (vùng cực, sa mạc, núi cao) và nhiều nơi có độ ẩm rất cao (rừng mưa nhiệt đới). Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng quyết định tới khả năng thoát mồ hôi vào trong môi trường không khí xung quanh. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng cao, độ ẩm quá thấp hay quá cao đều không tốt đối với con người. Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi và thân người dễ bị lạnh, gây cảm cúm… Độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể làm cho da khô và con người cảm thấy bực bội, khó chịu. Độ ẩm được cho là tương đối thích hợp với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng từ 35 - 70 %. 2.2 Điểm qua một số kết quả nghiên cứu trước đây. Trước đây, nhiều nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng tác động đến nhà đầu tư trên các TTCK trên thế giới. Nhưng hầu hết, họ chỉ nghiên cứu riêng lẻ tác động của sự thay đổi các yếu tố về ánh nắng trong ngày, độ dài ban ngày, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ngày trăng tròn và các chu kỳ theo lịch… Các nghiên cứu về ánh nắng trong ngày, độ dài ban ngày, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm chưa có một kết luận nhất quán chung trên các TTCK: Kamstra, Kramer,Levi “A SAD stock market cycle”(2002): Bài viết đưa ra bằng chứng về ảnh hưởng quan trọng của rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) đến thu nhập của thị trường chứng khoán trên thế giới và ảnh hưởng của ánh sáng ban ngày đã ảnh hưởng đến tâm trạng con người và tâm trạng của họ có mối liên quan đến e ngại rủi ro. Qua kiểm định cho thấy tồn tại tương quan dương giữa những ngày trời nắng với thu nhập chứng khoán qua việc kiểm tra trên 12 7 chỉ số của TTCK ở 2 bán cầu. Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy sự tồn tại ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (độ dài ban đêm, độ che phủ của mây, lượng mưa, nhiệt độ) và tính thời vụ của các thị trường (hiệu ứng ngày thứ Hai, ảnh hưởng của Mùa Thu, ngày kết thúc năm thuế), tác giả vẫn thấy ảnh hưởng đáng kể của rối loạn cảm xúc theo mùa đến TTCK ở các nước phương Bắc. Ảnh hưởng của SAD đến thu nhập lớn hơn ở những nước có vĩ độ cao hơn. Tác giả cũng đưa ra chiến lược kinh doanh quốc tế hóa mang lại lợi nhuận trung bình cao hơn khi vào mùa xuân, mùa hè nhà đầu tư ở vị thế bán chứng khoán ở Bắc Cực, ở vị thế mua chứng khoán ở Nam Cực, ngược lại vào mùa thu, mùa đông nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán ở Bắc Cực và bán chứng khoán ở Nam Cực. Ohla Zadorozhna, “Does Weather affect stock Returns Across Emeging Market”(2009): Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến của thị trường chứng khoán (như: thu nhập, chỉ số, lợi suất chứng khoán cá nhân, xu hướng và giá trị giao dịch) và thời tiết ở các thị trường chứng khoán Trung và Đông Âu. Thời tiết đại diện cho tâm trạng của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến các quyết định giao dịch của họ. Có giả thuyết cho rằng, tâm trạng con người lạc quan với thị trường nếu thời tiết ấm và nắng, tâm trạng bi quan khi thời tiết mưa và nhiều mây. Do đó, các nhà đầu tư thường mua chứng khoán khi thời tiết tốt và bán khi thời tiết xấu. Tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất, mô hình GARCH cho thấy không có ảnh hưởng của biến thời tiết đến chỉ số thu nhập ở các nước Romania, Latvia, Lithuania, Slovenia, Bulgari, Croatia, CH Séc, Ba Lan. Nhiệt độ tương quan âm với lợi suất chứng khoán ở các thị trường CH Séc, Latvia, Lithuania, Estonia, Slovenia, xu hướng giao dịch tiêu cực ở Hungari. Độ che phủ của đám mây có tương quan âm với lợi suất chứng khoán ở thị trường Ba Lan, Nga, CH Séc, xu hướng tiêu cực ở thị trường Nga, tương quan âm với giá trị giao dịch giảm ở Séc. Lượng mưa có tương quan âm ở các nước Latvia, Lithuania, CH Séc, xu hướng tiêu cực ở Séc, Slovenia, tương quan 8 âm về giá trị giao dịch ở TTCK Nga. Gió và độ ẩm có tương quan âm với lợi suất chứng khoán và xu hướng tiêu cực ở Ucraina, tương quan âm với giá trị giao dịch và xu hướng tiêu cực ở Nga. Độ ẩm tương quan âm với giá trị giao dịch ở Nga và lợi suất chứng khoán ở Ucraina. Nhìn chung, tác giả đưa ra vài bằng chứng về ảnh hưởng có hệ thống của biến thời tiết lên thị trường chứng khoán ở Đông Âu giúp cho nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác khi đầu tư có xem xét đến dự báo thời tiết. Hirshleifer and Shumway,“Good day sunshine: Stock return and the weather”, (2001): đã kiểm tra và cho thấy tương quan dương khá mạnh giữa ánh nắng mặt trời và lợi suất chứng khoán ở những chứng khoán hàng đầu của một quốc gia và chỉ số thị trường của 26 TTCK từ năm 1982-1997 . Sau đó, tác giả đã sử dụng các biến về điều kiện thời tiết như mưa và tuyết thì không có tương quan với thu nhập. Ekrem Tufan – Bahattin Hamarat, “Do Cloudy days affect stock exchange return Evidence from Istanbul Stock Exchange” (2004). Tâm lý của con người bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Theo các nghiên cứu về y khoa, bệnh thần kinh gia tăng ở mùa đông vào những ngày có độ che phủ mây nhiều và ảnh hưởng đến tâm lý con người, trong khi đó những ngày nắng, độ ẩm cao thì đưa đến ảnh hưởng tích cực . Thời tiết là một trong những nguyên nhân đã gây ra thị trường bất hợp lý chống lại với thuyết thị trường hiệu quả. Bài nghiên cứu điều tra có hay không ảnh hưởng của độ che phủ đám mây đến lợi suất chứng khoán của ISE 100 trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả đã tìm thấy độ che phủ đám mây không ảnh hưởng đến thu nhập chỉ số ISE 100. Điều đó đã được lý giải có thể nhà đầu tư sinh sống ở những địa phương khác nhau và giao dịch tại ISE 100, nên các quyết định chiến lược đầu tư của họ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. 9 Goetzmann and Zhu, “Rain or Shine : Where is the weather effect?”, (2003): đã xem xét bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng của thời tiết đến các quyết định của đầu tư dựa trên dữ liệu thông tin của từng nhà đầu tư cá nhân của 5 thành phố lớn ở Mỹ trong thời gian sáu năm và cho thấy không có sự khác biệt giữa mua và bán chứng khoán vào những ngày nhiều mây so với ngày nắng. Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến nhà đầu tư, một số tác giả đã chỉ ra các mối tương quan khác nhau khi phân tích ở các phạm vi khác nhau: Yuan, Zheng, Zhu “Are Investors Moonstruck? Lunar Phases and Stock Returns” (2001): Bằng chứng về trực giác và tâm lý học dự đoán rằng chu kỳ âm lịch ảnh hưởng đến tâm trạng. Tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa chu kỳ trăng tròn với thu nhập của thị trường chứng khoán ở 48 quốc gia. Kết quả tìm thấy bằng chứng toàn cầu về thu nhập chứng khoán thấp hơn ở những ngày trăng tròn. Mức độ thu nhập biến động khoảng 4.2% mỗi năm dựa trên phân tích hai chỉ số vĩ mô của danh mục đầu tư toàn cầu: EW và PW. Kết quả ảnh hưởng chu kỳ âm lịch không giải thích được các chỉ số vĩ mô. Hơn nữa, ảnh hưởng chu kỳ âm lịch độc lập với những ảnh hưởng của giai đoạn dương lịch như hiệu ứng tháng Giêng, ảnh hưởng ngày cuối tuần, ảnh hưởng các tháng dương lịch và ảnh hưởng của các kỳ nghỉ. Những nghiên cứu này dựa trên tâm trạng của nhà đầu tư đã không dựa trên các thuyết định giá tài sản truyền thống với giả định hành vi nhà đầu tư là hợp lý. Mối quan hệ dương giữa chu kỳ âm lịch và lợi suất chứng khoán và tìm ra được ảnh hưởng tâm lý hành vi nhà đầu tư trên lợi suất chứng khoán. Lại Cao Mai Phương, “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam”,(2010): Bài viết nghiên cứu về khía cạnh yếu tố chu kỳ có thể ảnh hưởng tâm sinh lý học của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng tác động lên lợi suất chứng khoán tại thị 10 trường Việt Nam là khá nhẹ, và việc giới hạn biên độ dao động là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường. Nghiên cứu dựa trên phân tích chỉ số VNIndex (giá đóng cửa) trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) từ ngày 13/03/2002 đến 27/10/2011 và sử dụng hai phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy (hàm số cosin và biến giả) nhằm khám phá sự khác biệt giữa thời kỳ trăng tròn và trăng non. Tác giả xem xét với các khung thời gian khác nhau và cho thấy lợi suất chứng khoán ngày trăng tròn luôn cao hơn so với ngày đầu tháng, khi mở rộng khung thời gian xem xét thì lợi suất chứng khoán những ngày trăng mới cao hơn lợi suất chứng khoán những ngày trăng tròn và mô hình xem xét chưa đạt ý nghĩa về mặt thống kê. Đặc biệt, các nghiên cứu về các giai đoạn theo lịch ảnh hưởng đến giao dịch của nhà đầu tư trên TTCK cho thấy giai đoạn theo lịch này khác nhau ở các thị trường khác nhau: Arthur- J.Minton, “Amazing Story of stock market seasonality” (2010): Nghiên cứu cho thấy tính thời vụ tồn tại qua nhiều thập kỷ và vẫn tồn tại trong thực tế thị trường chứng khoán. Tính thời vụ phản ánh một sự chắc chắn về hành vi của con người được thay đổi theo lịch, không phải do những tin tức mới nhất hay những xu hướng thị trường gần nhất. Đầu tư theo thời vụ là một chiến lược thành công trong kiểm soát rủi ro và đạt được lợi nhuận trên mức trung bình. Tác giả dựa trên nghiên cứu của Fosback về chỉ số thời vụ trong tác phẩm Logic TTCK năm 1976 và tiến hành kiểm tra từ năm 1900-2008. Đầu tư theo thời vụ hàng tháng ở hai ngày cuối tháng, năm ngày đầu tháng và bốn ngày giữa tháng( từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12) mang lại phần lớn thu nhập trong tháng. Đồng thời, tác giả cũng thấy được những ngày “tồi tệ” là ngày thứ 6, 7, 8 của tháng và trước 5 ,6, 7 ngày hết tháng đã gây ra thiệt hại trong thu nhập. Đầu tư thời vụ theo ngày nghỉ (trước 2 ngày nghỉ lễ như các ngày Tổng thống, ngày 11 thứ Sáu, Ngày Tưởng niệm Tuần Thánh, Ngày độc lập, ngày lao động, Ngày Giáng Sinh, Ngày Đầu năm) mang lại thu nhập cực kỳ cao. Xu and McConnell, “Equity Returns at the Turn of the Month” (2008): Dựa trên nghiên cứu của Lakonishok và Smidt (1998), tác giả tiến hành nghiên cứu trên TTCK Mỹ sử dụng chỉ số CRSP giai đoạn từ 1926 đến 2005 và sau đó nghiên cứu trên TTCK ở 34 quốc gia khác. Kết quả cho thấy thu nhập trung bình cổ phiếu bốn ngày chuyển tháng cao bất thường (ngày cuối cùng của tháng và 3 ngày tiếp theo) và cao hơn thu nhập trung bình các ngày khác. Mặc dù thu nhập những ngày chuyển tháng cao, nhưng rủi ro ở những ngày này không cao hơn những ngày giao dịch khác. Ảnh hưởng ngày chuyển tháng thể hiện rõ rệt hơn đối với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và giá thấp so với các cổ phiếu vốn hóa lớn, giá cao. Ảnh hưởng của giai đoạn chuyển tháng đến trái phiếu, tín phiếu ngắn hạn không rõ ràng, đối với trái phiếu chính phủ dài hạn thì mức độ ảnh hưởng có rõ ràng hơn. Chứng tỏ những đặc điểm của chứng khoán không giải thích được thu nhập cao bất thường ở những ngày chuyển tháng. Ordan (1990) cho rằng ảnh hưởng ngày chuyển tháng là do ngày thanh toán theo quy luật, nghĩa là cuối tháng nhà đầu tư nhận được thêm tiền từ lương, chi trả cổ tức, nhận được tiền lãi cuối tháng. Tác giả cũng không có bằng chứng về khối lượng giao dịch nhiều hơn vào ngày chuyển tháng. Lê Long Hậu, “Day of the week effects in different stock markets” (2010) : Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của ngày trong tuần với tám chỉ số chứng khoán ở thị trường phát triển, thị trường mới nổi và chỉ số thế giới MSCI từ tháng 03/2002 đến tháng 05/2008 bằng việc sử dụng mô hình hồi quy và biến giả hàng ngày. Kết quả mô tả cho tất cả các thị trường không có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của ngày cuối tuần, dường như thể hiện ảnh hưởng ngẫu nhiên vào một ngày khác trong tuần. Những ảnh hưởng hàng ngày (từ thứ Hai đến thứ Sáu) khác với ảnh hưởng ngày cuối tuần. Ảnh hưởng hàng ngày không đồng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan