Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa c...

Tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của việt nam

.PDF
113
143
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG VĂN CÔNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG VĂN CÔNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHUẬN KIÊN THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ....năm 2013 Tác giả luận văn g Văn Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, , cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới - Giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, đồng nghiệp tại đã tạo điều kiện và động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, n ....năm 2013 Tác giả luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iii Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii ...................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ vii Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục sơ đồ, hình ............................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 4. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................3 Chƣơng 1: Ổ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI..............................................4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 1.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .........................................................4 1.1.1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa .............................................................................4 1.1.1.2. Các phương thức hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................5 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Tổ chức Thương mại Thế giới .....................10 1.1.2.1. Bối cảnh ra đời và cơ chế hoạt động của WTO ...........................................10 1.1.2.2. Chức năng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của WTO............................15 1.1.3. Tự do hóa thương mại và tác dộng của tự do hóa thương mại .......................18 1.1.3.1. Khái niệm về tự do hoá thương mại .............................................................18 1.1.3.2. Tác động của tự do hoá thương mại .............................................................19 1.1.4. Những lý luận cơ bản về xuất nhập khẩu hàng hoá ........................................20 1.1.4.1. Khái niệm về xuất nhập khẩu hàng hoá .......................................................20 1.1.4.2. Đặc điểm của xuất nhập khẩu hàng hoá .......................................................21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.1.4.3. Các hình thức xuất và nhập khẩu chủ yếu ...................................................23 1.1.4.4. Vai trò của xuất nhập khẩu hàng hoá ...........................................................28 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ..................................35 1.1.5.1. Nhân tố mang tính toàn cầu .........................................................................35 1.1.5.2. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc ............................................38 1.1.5.3. Hệ thống tài chính ngân hàng ......................................................................38 1.1.5.4. Khả năng sản xuất, chế biến của nền kinh tế trong nước.............................39 1.1.5.5. Doanh nghiệp và sức cạnh tranh trên thị trường ..........................................39 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................40 1.2.1. Kinh nghiệm tự do hóa thương mại và phát triển xuất nhập khẩu ở một số nước trên thế giới ......................................................................................................40 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Singapore .........................................................................40 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................43 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan...........................................................................44 2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới ..........47 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................50 ............................................................................................50 ....................................................................................50 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................50 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................50 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................51 2.2.3.1. Phân tích sự thay đổi về cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ...51 2.2.3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến hàng hóa .............................52 Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM ....................58 3.1. Sơ lược về quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam ....................................58 .....................62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn v .........................................................62 3.2.2. Khái quát những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ................................64 3.3. Thực trạng về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam......................66 3.3.1. Về xuất khẩu hàng hoá ....................................................................................67 3.3.2. Nhập khẩu hàng hoá ........................................................................................73 3.4. 3.5. của Việt Nam ...........................76 ạt động thương mại hàng hóa trong sau khi gia nhập WTO của Việt Nam ...........................................................................................................78 3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................78 3.5.2. Một số tồn tại trong hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam ..............80 Chƣơng 4: ...........................................................................................82 2013-2020.....82 4.1.1. Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ........................................................................................83 4.1.2. Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu ...........................................84 4.1.3. Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu..................................................................................86 4.1.4. Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức khỏe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại...........................................................................................87 2013 - 2020 .................87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vi .....................................................................................87 4.2.2. Định hướng nhập khẩu ....................................................................................89 .......89 4.3.1. Tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức về phát triển nhanh và bền vững ........90 4.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.........90 4.3.3. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng ....................................................................90 4.3.4. Phát triển khoa học và công nghệ ...................................................................91 ...........................................91 4.3.6. Phát triể , nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ.....................................................93 4.3.7. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................94 4.3.8. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội.................................................................94 .........................................................95 ............................................................................................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt ASEAN Hiệp hội các quố APEC Khối hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương EU Liên minh Châu Âu WTO Tổ chức thương mại thế giới NAFTA Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ LAFTA Hiệp hội thương mại tự do Mỹ La tinh FTA Khu vực mậu dịch tự do GDP Tổng thu nhập quốc nội KNXK Kim ngạch xuất khẩu TW Trung ương TC-KH Tài chính Kế hoạch CNH & HĐH Công nghiệp hóa và hiện đại hóa NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore ......................................................42 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc ...................................................43 Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của Thái Lan ........................................................45 Bảng 3.1: Cơ cấu biểu thuế quan của Việt Nam .......................................................59 Bảng 3.2: Thuế quan bình quân áp dụng đối với một số quốc gia và khu vực .........60 Bảng 3.3: Biểu thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1997-2010 ................................61 Bảng 3.4: Top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam, 1985-2012 ..........................67 Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số khu vực ......................69 Bảng 3.6: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ...............................................71 Bảng 3.7: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá phân theo BEC .............................................72 3.8: n 1995-2010 .....74 Bảng 3.9: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ..............................................74 Bảng 3.10: Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá tính theo BEC ............................................75 Bảng 3.11: Kết quả của mô hình hồi quy ..................................................................76 Bảng 3.12: Các Nhóm hàng của Việt Nam có KNXK trên 1 tỷ USD, năm 2011 ....79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ ấu tổ chức của WTO .........................................................12 Hình 2.1. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế ............................................54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài , Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Năm 1992, Việt Nam ký Hiệp định khung về thương mại với Liên minh Châu Âu (EU). Điểm mốc hội nhập khu vực có ý nghĩa lớn là tham gia vào Hiệp hội các quố (ASEAN) và tự do AFTA (1996). hu vực mậu dịch trở thành thành viên của Khối hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Hai năm sau, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đã làm đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, và đã trải qua nhiều phiên đàm phán song phương với các đối tác thương mại và đàm phán đa phương, làm việc với Đoàn công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến năm 2006, Việt Nam đã kết thúc các vòng đàm phán, đưa Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Qua một chặng đường dài hơn 20 năm, Việt Nam đã đưa nền kinh tế từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới. Tự do hóa thương mại được coi là một hợp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam. Tự do hóa thương mại đã thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng hoạt động thương mại của Việt Nam từ đầu thập niên 1990. Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã giảm dần các rào cản thương mại, mở cửa nền kinh tế và hướng vào xuất khẩu. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cho thấy quá trình tự do hoá thương mại đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam về thương mại, tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài và xoá đói giảm nghèo. Chỉ trong vòng 25 năm kể từ khi thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Trong giai đoạn 1986-2010, tăng trưởng thương mại bình quân hàng năm đạt 18,32%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20,94% và tăng trưởng nhập khẩu bình quân đạt 16,9%. Để đạt được mức tăng trưởng cao về thương mại chúng ta cần phải kể đến rẩt nhiều yếu tố như cải cách kinh tế, tăng trưởng GDP, chính sách thương mại,... WTO . Do vậy, việc nghiên cứu tác động của chính sách tự do hoá thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không những về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu tác giả xin phép được chọn đề tài “Tác động đến thương mại hàng hóa của Việt Nam” . 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đề tài nhằm phân tích tác động củ hàng hóa của Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tự do hoá thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng mô hình phân tích các yếu tố tác động hàng hoá của Việt Nam. - Đánh giá thực trạng tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1995-2012. - Phân tích tác động củ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3 của Việt Nam giai đoạn 2000-2010. một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của - Việt Nam trong điều kiện chính sách thương mại ngày càng nới lỏng. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu trường hợp của Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới. 3.2. Phạm vi về thời gian Số liệu để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 1995-2012. 3.3. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ cấu xuất nhập khẩu và tác động của đế của Việt Nam 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận Chƣơng 1: 4 chương: . Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Tác độ đến thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam. Chương 4: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 Ổ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa Hiện nay, định nghĩa về toàn cầu hoá được tiếp cận với những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, xét từ góc độ kinh tế, hầu như các quan niệm này đều có những điểm rất tương đồng, mà có thể tựu trung lại dưới những nội dung chính như sau: Toàn cầu hoá là một quá trình với sự tham gia đồng thời của nhiều quốc gia khác nhau nhằm làm cho luồng hàng hoá, dịch vụ, các đối tượng sở hữu trí tuệ, lao động và tất cả các yêu tố hậu cần khác của nền kinh tế được lưu thông một cách ngày càng tự do trong phạm vi toàn cầu. Từ đây có thể thấy rằng, toàn cầu hoá là quá trình với sự tham gia của rất nhiều các quốc gia; quá trình này nhằm làm cho hàng hoá, dịch vụ, các yếu tố hậu cần của nền kinh tế được lưu thông tự do toàn cầu (hay nói đơn giản hơn là quá trình này làm cho tất cả những gì có thể lưu thông được lưu thông một cách ngày càng tự do hơn trong phạm vi toàn cầu). Việc tham gia của các quốc gia vào quá trình toàn cầu hoá vừa mang lại những lợi ích nhất định cho quốc gia, vừa là một xu thế khó có thể đảo ngược trong bối cảnh hiện tại của sự phát triển. Vì thế, hầu hết các quốc gia đều xác định toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, khó cưỡng lại được. Cũng như thuật ngữ toàn cầu hoá, thuật ngữ hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Với cách tiếp cận thật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 5 đơn giản, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là sự chủ động của mỗi quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Nếu như trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường thì ngày nay hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư… nghĩa là chủ động của các quốc gia tham gia vào luật chơi chung toàn cầu. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia tiến hành các hoạt động nhằm gia tăng các liên kết trong khu vực. Xu thế khu vực hoá cũng đã xuất hiện ở những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay, với sự ra đời của trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực. Đáng chú ý là sự ra đời của EU năm 1993 với 15 thành viên ban đầu và nay là 27 thành viên; ASEAN năm 1967 với 5 thành viên ban đầu và nay là 10 thành viên; APEC năm 1989 với 21 thành viên chiếm trên 60% GDP và 50% kim ngạch thương mại thế giới; ASEM năm 1996; Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994… Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực đều dựa trên nền tảng của WTO, tuân thủ các nguyên tắc của WTO, được WTO công nhận, đều nhằm mục tiêu đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, tạo lập lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng mỗi tổ chức đều chọn những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn để tập trung nguồn lực, hợp tác chiều sâu, theo những phương thức đa dạng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho khu vực. 1.1.1.2. Các phương thức hội nhập kinh tế quốc tế Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, các quốc gia có những cách lựa chọn khác nhau về phương thức hội nhập. Mỗi một hình thức liên kết và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 6 liên minh kinh tế khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau và mức độ thu hút sự quan tâm của các quốc gia cũng khác nhau. Một quốc gia có thể tiến hành đồng thời nhiều phương thức hội nhập khác nhau. Xuất phát từ chỗ khi tham gia vào các tổ chức và các liên kết kinh tế khác nhau sẽ theo những cách thức không giống nhau, vì thế, việc một quốc gia tham gia vào một tổ chức hay liên kết kinh tế nào đấy được gọi là phương thức hội nhập. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều phương thức hội nhập với quy mô, mức độ ràng buộc và cách thức khác nhau. Có thể hình dung các phương thức hội nhập chủ yếu đang tồn tại như: Tham gia vào WTO, tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do, tham gia các liên minh thuế quan, tham gia vào khối Thị trường chung, tham gia các liên minh kinh tế, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại song phương… a. Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Thương mại Thế giới là tổ chức thương mại toàn cầu và quy mô nhất, với các định chế cho thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và một số vấn đề khác. Thành viên của WTO tính đến nay là 157 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó Việt Nam là thành viên thứ 150) và hiện đang có 30 quốc gia là quan sát viên, đang đàm phán để trở thành thành viên của tổ chức này. WTO định ra luật lệ chung cho thương mại quốc tế. Các thành viên WTO có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các qui định của WTO, trong đó nổi bật là các quy định về không phân biệt đối xử giữa các thành viên, giảm dần bảo hộ bằng thuế quan, minh bạch hoá chính sách quản lý và chuẩn mực hoá một số quy tắc ứng xử thương mại như chế độ cấp giấy phép xuất nhập khẩu, qui tắc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ v.v... Hội nhập trong WTO là một quá trình đàm phán liên tục để mở cửa thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 7 trường theo nguyên tắc có đi có lại. Nghĩa là mục đích chính đàm phán trong WTO là để mở cửa thị trường cho sản phẩm và các hoạt động đầu tư và quá trình đàm phán diễn ra không ngừng nghỉ dựa trên nguyên tắc có đi có lại và được phân biệt đối xử. WTO là một sân chơi toàn cầu, mang lại rất nhiều cơ hội cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và cũng mang lại không ít các thách thức buộc mỗi quốc gia phải cân nhắc, hành động sao cho hạn chế tối đa những cái mất và thu lại tối đa những cái được. b. Khu vực mậu dịch tự do Khu vực mậu dịch tự do (gọi tắt là FTA- Free Trade Arrangement) là một khu vực mà tại đó, dựa trên các cam kết của các thành viên, việc lưu thông hàng hoá, dịch vụ dường như không còn các rào cản thuế quan và hạn chế tối đa các rào cản phi thuế quan. Hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do sẽ theo cách thức cùng đặt ra thời hạn mục tiêu với lộ trình cụ thể và bắt buộc phải thực hiện. Rõ ràng đây là phương thức hội nhập có mức độ liên kết rất chặt chẽ và tính ràng buộc rất cao. Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do, những thành viên thuộc khu vực này sẽ thực hiện giảm thiểu thuế quan cho nhau. Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do là nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các nước thành viên. Những hàng rào phi thuế quan cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan chung áp dụng cho những nước ngoài khối và vì thế từng thành viên vẫn có thể duy trì chính sách thuế quan khác nhau đối với các nước không phải thành viên của khu vực mậu dịch tự do. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khu vực mậu dịch tự do, ví dụ như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ, Hiệp hội thương mại tự do Mỹ La tinh (LAFTA) v.v... Việc hình thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 8 các khu vực mậu dịch tự do được coi như là những đối trọng quan trọng trên thị trường nhằm đảm bảo duy trì cán cân thương mại không chỉ trong nội khối mà còn tạo những sức ép và gây ảnh hưởng nhất định đến các khu vực thị trường khác. Việt Nam hiện đang tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA với mốc thời gian hoàn thành việc giảm thuế suất bình quân cho các dòng thuế là từ 0% đến 5% vào năm 2006. Thêm vào đó, ASEAN lại đang mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực Châu Á thông qua thoả thuận một khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) sẽ là những cơ hội rất tốt cho Việt Nam gia tăng các hoạt động xuất khẩu của mình. c. Liên minh thuế quan Liên minh thuế quan là một hình thức hội nhập rộng hơn so với khu vực mậu dịch tự do, theo đó, ngoài việc thực hiện tự do hoá mậu dịch thông qua cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như ở khu vực mậu dịch tự do, các thành viên còn cùng nhau xây dựng biểu thuế quan chung áp dụng cho các nước ngoài liên minh. ở đây quá trình nhất thể hoá về thuế quan bắt đầu được thực hiện. Khối cộng đồng chung Châu Âu (EC) trước đây thuộc dạng này. Do có những hạn chế trong khuôn khổ của liên minh thuế quan, nên hình thức này không được phát triển mạnh. d. Thị trường chung Khu vực thị trường chung thực chất là một cấp độ cao và rộng hơn, có sự ràng buộc và liên kết chặt chẽ hơn của khu vực mậu dịch tự do. Tham gia vào khối thị trường chung, ngoài việc các thành viên thực hiện các biện pháp nhằm tự do hoá cho thương mại hàng hoá như ở khu vực mậu dịch tự do, các yếu tố khác như vốn, nhân lực, dịch vụ, dịch chuyển của thể nhân v..v... cũng được tự do lưu thông giữa các nước thành viên trong khối thị trường chung. Thị trường chung đầu tiên trên thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 9 giới là thị trường chung Châu Âu (chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1993). Ngoài ra còn một số thị trường chung khác như MERCOSUR ở Nam Mỹ, thị trường chung Châu Phi, Thị trường chung Arập ... e. Liên minh kinh tế Cho đến nay, liên minh kinh tế được coi là hình thức cao nhất của hội nhập kinh tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối. Như vậy ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông như ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế xã hội, sử dụng chung một đồng tiền. Sự gắn kết của các thành viên trong liên minh kinh tế là rất cao và cực kỳ chặt chẽ. Hiện nay EU đang hoạt động theo hướng này. f. Diễn đàn hợp tác kinh tế Đây là hình thức mới của hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào cuối những năm 1980 trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực có xu hướng trở nên co cụm. Với sự xuất hiện của những liên kết khu vực, dường như tính cởi mở trong các quan hệ thương mại giữa các khu vực bị dần hạn chế, người ta nhận thấy cần thiết phải gia tăng đối thoại và phát triển các mối quan hệ liên khu vực thông qua hình thức chủ yếu là các diễn đàn hợp tác kinh tế. Tiêu biểu cho phương thức hội nhập này là APEC - ra đời 1989 và ASEM- ra đời năm 1996. Đặc trưng của các diễn đàn này là tiến trình đối thoại với những nguyên tắc linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá hoặc thuận lợi hoá thương mại, đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hoá trên bình diện toàn cầu. Như vậy, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế, các thành viên gia tăng các đối thoại để từ đó tìm kiếm các cơ hội cho tăng tưởng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan