Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của tôn giáo đến ngôn ngữ (nnhxh)...

Tài liệu Tác động của tôn giáo đến ngôn ngữ (nnhxh)

.DOC
19
1380
121

Mô tả:

tác động của tôn giáo đến ngôn ngữ
MỞ ĐẦU Khổng Tử đã dạy rằng: “Nếu không biết sức mạnh của ngôn từ, ta không thể biết được con người đó”. Cũng như để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất và hiểu quả nhất thì chúng ta phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, ngôn ngữ không chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chức năng củng cố và duy trì sự tồn tại của xã hội. Trong tất cả các phương tiện giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện vạn năng của con người vì nó đồng hành cùng con người suốt quá trình từ lúc con người xuất hiện đến nay. Ngôn ngữ đang ngày càng hoàn thiện và bị ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa ngoại lai. Nói cách khác, ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất nhiều từ những quá trình tiếp nhận văn hóa, kinh tế,... và đặc biệt là tôn giáo. Sự du nhập và truyền bá của tôn giáo đã làm ảnh hưởng đến cấu trúc, đặc điểm và việc sử dụng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ phản ánh các hoạt động và việc mở rộng hoạt động của tôn giáo. Tôn giáo cũng tác động vào ngôn ngữ và có thể dẫn tới những thay đổi trong ngôn ngữ. Nói cụ thể, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo được nghiên cứu ở hai xuất phát điểm: Thứ nhất, thông qua ngôn ngữ để nghiên cứu hiện tượng tôn giáo và các vấn đề của tôn giáo như sự ra đời của tôn giáo, sự hình thành tôn giáo ở các dân tộc, đặc điểm của tôn giáo, con đường truyền bá của tôn giáo,... Thứ hai, thông qua tôn giáo để giải thích các vấn đề ngôn ngữ như sự ảnh hưởng của tôn giáo tới các bình diện cấu trúc hệ thống của ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng – ngữ nghĩa), việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, quan niệm và sự phát triển của ngôn ngữ học. Qua đó cho ta thấy ngôn ngữ và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. NỘI DUNG 1. Khái niệm ngôn ngữ và tôn giáo 1.1. Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ. Ngôn ngữ là nền tảng, yếu tố thiêng liêng của xã hội loài người mà không có bộ não loài vật nào có được. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người, khẳng định xã hội của mỗi con người trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa mà đặc biệt là ngôn ngữ tôn giáo. 1.2. Khái niệm tôn giáo Tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí, văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. 2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo 2.1. Góc độ ngôn ngữ nghiên cứu tôn giáo Ngôn ngữ là nơi lưu giữ mọi mặt đời sống của tôn giáo, vì thế, từ góc độ ngôn ngữ có thể nghiên cứu nhiều vấn đề của tôn giáo. Ở thời kì sơ khai, con người rất lạ lẫm với thiên nhiên và chưa hiểu, chưa giải thích được thiên nhiên. Sự bất lực ấy đã làm xuất hiện các khái niệm siêu nhiên, trong đó đáng chú ý là quỷ thần và tâm linh. Điều này được phản ánh trong ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong ngôn ngữ, quỷ thần thường đi liền với cõi âm và sinh mệnh: trong ngôn ngữ của người Anh Điêng có từ “plus” có nghĩa là “sinh mệnh”, “linh hồn”, “hơi thở”; “bor” trong tiếng Ba Tư cổ, cùng nguồn gốc với “baga” của tiếng Iraq cổ và “bhag” của tiếng Anh Điêng có nghĩa là “vận phúc”, “cơ may”. Sự kiêng kị trong ngôn ngữ là một biểu hiện rõ nét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo. Sau khi ngôn ngữ xuất hiện, ngôn ngữ được coi là lực lượng siêu nhiên, gọi là “ma lực ngôn ngữ”. Sở dĩ gọi như vậy là vì, những thứ mà ngôn ngữ đại diện và mục đích cần đạt được đều cảm thấy có sự giao cảm với tôn giáo. Ma lực của ngôn ngữ biểu hiện ở các ngôn từ tụng niệm, niệm thần chú, cầu kinh,… Ma lực ngôn ngữ biểu hiện ở việc người ta treo các ngôn từ vào ngày lễ tết với mong mỏi và hi vọng điều tốt sẽ đến và điều xấu sẽ bị xua đuổi. Có thể nói, từ kiêng kị là một sự biểu hiện của ma lực ngôn ngữ. Kiêng kị là một bộ phận hợp thành phong tục tập quán của các bộ tộc, dân tộc trên thế giới. Mỗi một việc kiêng kị không chỉ gắn liền với những nỗi lo âu, sợ hãi rủi ro xảy ra mà con người thời cổ tin rằng có thể qua khỏi được bằng cách kiêng kị. Cùng với sự nâng cao nhận thức của nhân loại, ngày nay ngôn từ kiêng kị không còn nghiêm trọng như trước nhưng vẫn tồn tại đầy rẫy những cách nói kiêng kị bởi đời sống xã hội vẫn còn nhiều điều chưa thể lí giải. Ngôn ngữ thể hiện tính đặc thù của tôn giáo totem. “Động vật, thực vật, vật thể, hiện tượng tự nhiên mà tộc người nguyên thủy tin là có mối liên hệ siêu tự nhiên, có sự gần gũi máu mủ với mình và coi là biểu tượng thiêng liêng của mình”, Theo đó, totem giáo là tín ngưỡng totem, một hình thái tôn giáo nguyên thủy. Cụ thể hơn, một tổ chức xã hội nào đó như thị tộc, bào tộc,… lấy động vật, thực vật, vật thể,… làm totem và lấy tên gọi của totem làm tên gọi của cộng đồng. Ví dụ: lấy gấu là thị tộc của totem và gấu là tên gọi của thị tộc; lấy rắn làm thị tộc của totem và gọi là thị tộc rắn,… Những họ cổ hầu hết đều từ totem chuyển biến mà thành. Ví dụ: họ Celts của cổ đại châu Âu có tên là Antognos mà theo tiếng Rumani có nghĩa là “hậu duệ của gấu”; Deitotarns có nghĩa là “ngưu thần”,….Chính vì lí do “đồng totem” mà những người cùng họ thì không được kết hôn với nhau. Nguồn gốc của không ít tên dân tộc cũng bắt đầu từ totem. Ví dụ: tên gọi dân tộc Hung Nô ở Trung Quốc trong tiếng Đột Quyết là cokun, có nghĩa là mặt trời (người Hung Nô rất ngưỡng mộ Mặt Trời) Từ góc độ ngôn ngữ có thể nhìn nhận con đường phát triển và truyền giáo. Chẳng hạn, thông qua tiếng Đột Quyết để tìm hiểu con đường Phật giáo du nhập vào Trung Quốc đối với người Hán. Có thể thông qua cách mượn từ để xác đ ịnh thời gian Phật giáo du nhập vào Trung Quốc. Chẳng hạn, theo Lí Hâm Lâm, có thể dựa vào hai từ phù đồ và phật để xác định hai giai đoạn Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Đó là: Buddha -> bodo, boddo,bodo -> phù đồ (Ấn Độ -> Đại Hạ, Đại Nguyệt Chi) -> Trung Quốc) Buddha -> but -> Phật (Ấn Độ) -> Các nước nhỏ Tân Cương Trung Á -> Trung Quốc) Với chức năng phản ánh hiện thực, ngôn ngữ phản ánh các hoạt động của tôn giáo. Trước hết, đó là sự xuất hiện của chữ viết và nhờ đó các bản kinh ra đời và các nghi lễ của tôn giáo cũng được ghi chép lại. Ý thức tôn giáo tồn tại, vận hành và được tái tạo thông qua vốn từ vựng tôn giáo. Từ vựng tôn giáo là một phần vốn từ của ngôn ngữ nhưng chúng biểu thị ý nghĩa và nội dung của tôn giáo. Lấy ngôn ngữ làm phương tiện, các tôn giáo được truyền bá rộng rãi và bám sâu vào đời sống tâm linh trong từng cá nhân. Ngôn ngữ mang lại cho tôn giáo tính thực tiễn, tính có hiệu lực, trở thành ý thức cá nhân và cộng đồng, gắn kết các thành viên tôn giáo lại với nhau. 2.2. Từ góc độ tôn giáo nghiên cứu ngôn ngữ Trước hết, sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ học, đặc biệt là lịch sử ngôn ngữ học trong thời kì sơ khai, chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Ví dụ, kinh Veda viết bằng tiếng Phạn. Do nhu cầu truyền giáo, người Ấn Độ cổ bắt đầu nghiên cứu tiếng Phạn, nghiên cứu và viết ra ngữ pháp chuẩn mực mang tính miêu tả quy định các mô thức sử dụng tiếng Phạn, giải thích các từ khó hiểu, biên soạn từ điển. Một ví dụ khác, từ thế kỉ VII- XIII, Arap hưng khởi, đạo Islam trở thành quốc giáo và tiếng Arap trở thành ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ khoa học. Do ngôn ngữ viết của kinh Coran là tử ngữ, còn tiếng Arap thì ngày một phát triển, xa dần ngôn ngữ kinh Coran, vì thế, nhiều đoạn trong kinh Coran đòi hỏi phải phiên dịch. Đặc điểm của tôn giáo cũng bảo lưu các dấu vết của ngôn ngữ và tác động vào sự thay đổi, phát triển của ngôn ngữ. Ví dụ: văn tự hình nêm (cunei form) của người Acaten vùng Lưỡng Hà cổ đại và chữ viết tượng hình (hieroglyphic) của người Ai Cập cổ có liên quan đến lễ nghi và hoạt động tôn giáo. Đạo Hồi ra đời không chỉ để truyền bá kinh Coran mà còn truyền bá cả tiếng nói và chữ viết Arap, tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với các ngôn ngữ khác. Ví dụ: tiếng Hindi, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Melaya,… đã tiếp nhận một số lượng từ ngữ tương đối lớn của tiếng Arap. Đạo Cơ Đốc gắn với hai ngôn ngữ lâu đời là tiếng Hi Lạp và tiếng Latinh với tư cách là công cụ để truyền bá giáo chỉ và giáo nghĩa. Không chỉ có vậy, các giáo sĩ truyền đạo mỗi khi đến vùng đất mới đều tìm tòi, phát hiện ra những ngôn ngữ mới; chế tác, cải tiến chữ viết cho các ngôn ngữ đang cần,… với mục đích là dịch kinh thánh ra thứ tiếng đó để truyền đạo. Thứ hai, nhờ mối quan hệ sâu sắc giữa ngôn ngữ và tôn giáo mà ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ viết, được coi là biểu tượng của tín ngưỡng tôn giáo, thậm chí trở thành “ngôn ngữ của tôn giáo”. Ví dụ: tiếng Keeletia chỉ có hình thức nói và người dân đã sử dụng chữ cái Latinh vì tin thờ Thiên Chúa giáo; ở Ấn Độ, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hindustani nhưng được thể hiện dưới hai hình thức do tôn giáo mang lại. Thứ ba, tôn giáo có ảnh hưởng tới cấu trúc của ngôn ngữ; sự truyền bá tôn giáo có thể ảnh hưởng tới các bình diện cấu trúc hệ thống của một ngôn ngữ, thậm chí ảnh hưởng đến phong cách ngôn ngữ. Tiếng Anh là một ví dụ. Chẳng hạn: Nhiều từ ngữ Latinh được sử dụng nguyên dạng trong tiếng Anh. Ví dụ: temple “nhà thờ”, monastery “tu viện”, worship “sùng bái”, divine “thánh nhân”, purgatory “địa ngục”. Thứ tư, tôn giáo ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ, đó là sự phân bố chức năng tại các cộng đồng tôn giáo đa ngữ. Chẳng hạn, Bộ Thông đàm của giáo hoàng Charlemagne đã quy định: Các giáo chủ, mục sư khi truyền đạo, giảng kinh bắt buộc phải dùng tiếng Latinh với ngữ pháp quy phạm. Dân tộc Hồi (Trung Quốc) khi cử hành lễ thì sử dụng tiếng Arap, còn trong đời sống thì dùng tiếng Hán. Đạo Phật cũng vậy, chẳng hạn, tại các buổi lễ nhập quan, các nhà sư thường tụng kinh bằng một thứ tiếng mà nhiều người cho rằng đó là tiếng Phạn, tất cả các Phật tử cũng như người có mặt đều không hiểu. Thứ năm, tôn giáo ảnh hưởng đến cách nhìn nhận ngôn ngữ, đó là sự tôn sùng một ngôn ngữ nào đó và cho rằng đó là ngôn ngữ của tôn giáo này. Ví dụ như sự tôn sùng chữ Nho một thời ở Việt Nam (vì coi đó là chữ của thánh hiền), sự tôn sùng tiếng Phạn của nhà chùa Việt Nam (như trong lễ nhập quan nói ở trên), sự tôn sùng chữ Arap của người Chăm theo đạo Islam vì họ cho rằng, toàn bộ cuộc sống của họ đều xoay quanh hình ảnh nhà thờ và kinh Coran. Thứ sáu, tôn giáo ảnh hưởng đến thái độ của việc tiếp nhận từ ngữ nước ngoài. Ví dụ, trong tiếng Hán, từ ngữ Phật giáo chiếm một số lượng không nhỏ. Thời Mãn Thanh, văn hóa tôn giáo chiếm địa vị độc tôn, theo đó, các từ ngữ Phật giáo được du nhập vào tiếng Hán phải trải qua một giai đoạn mới được định hình, nhất là những từ ngữ với nhiều biến thể mượn khác nhau. Thứ bảy, trong xã hội khi mà mọi thứ còn ở giai đoạn hoang sơ thì thần linh có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người và chữ viết ra đời như là sự giao lưu với thần. Sự phát minh và chế tác văn tự có quan hệ mật thiết với phù thủy. Sự xuất hiện của hình vẽ nguyên thủy giúp cho người nguyên thủy dùng để nhận thức thế giới, đáp ứng hoặc đạt được những mục đích về yêu cầu của nghệ thuật phép thuật, tế lễ. Sự phát triển và truyền bá tôn giáo có quan hệ với sự truyền bá và phát triển chữ viết. Đây là lí do giải thích vì sao hiện nay trên thế giới có một số tôn giáo quan hệ hình thức với một loại chữ viết nào đó. Các tôn giáo trong quá trình sáng lập, viết các sách kinh thánh, phát triển, mở rộng tôn giáo luôn cần đến chữ viết và như vậy, tôn giáo luôn tác động vào ngôn ngữ theo các cách như phát hiện các ngôn ngữ mới, chế tác ra một loại chữ viết mới, cải tiến chữ viết, mở rộng, quảng bá các ngôn ngữ, phương ngữ, thổ ngữ đến một vùng đất khác. Sự truyền bá của tôn giáo thúc đẩy các dân tộc chưa có chữ viết phải có chữ viết. Chẳng hạn, các giáo sĩ cùng với việc truyền giáo này đã gánh thêm một sứ mạng là học ngôn ngữ và phương ngữ ở các vùng, địa phương và dùng chúng để phiên dịch thánh kinh, lời cầu nguyện. 3. Tác động của tôn giáo đối với ngôn ngữ 3.1. Tác động của tôn giáo đối với tiếng Anh Theo Jesperson, ảnh hưởng của tôn giáo đối với tiếng Anh là “không thể hết được”. Chẳng hạn như: Năm 157 SCN đánh dấu thời kì đạo Cơ Đốc và tiếng Latinh du nhập vào nước Anh theo con đường truyền giáo của các giáo sĩ. Ngày nay, các ngôn từ tôn giáo có nguồn gốc Latinh vẫn tồn tại trong tiếng và trở thành một bộ phận quan trọng: có những từ vẫn giữ nguyên về nghĩa tôn giáo, có những từ đã thay đổi nghĩa ít nhiều, có những từ được cấp thêm nghĩa mới là nghĩa đời sống ngữ văn bên cạnh nghĩa tôn giáo. Cụ thể: Những từ ngữ vẫn giữ nguyên nghĩa tôn giáo: temple (miếu, đền thờ), preach (giảng kinh), hell (inferno, địa ngục), cassock (áo thầy tu), nun (nữ tu, ni cô), cross (cây thánh giá), heaven (thiên đường), canon (giáo nghĩa), atone (chuộc tội), divine (thánh thần), church (nhà thờ), pray (cầu nguyện) Những từ ngữ tôn giáo nay đã được sử dụng sang các lĩnh vực khác như chính trị, giáo dục, phát thanh truyền hình, ngành công nghiệp ô tô,… Ví dụ: Từ Nghĩa trong tôn giáo Nghĩa đời sống/ ngữ văn Creed Sự tin tưởng của tín đồ vào kinh Niềm tin; cương lĩnh của đạo Cơ đốc Schism Sự chia rẽ giữa các giáo phái Orthodox Những điều thuộc về giáo phái Cái thuộc về truyền thống sự, chính thống chính xác zeal Người có tâm huyết với tôn Lòng nhiệt tình Hoạt động riêng rẽ giáo Convert Sự chuyển sang tin thờ giáo Sự thay đổi, chuyển hóa bình phái khác thường Minister Mục sư Bộ trưởng Dean Giáo trưởng Hiệu trưởng; chủ nhiệm khoa Syllabus Sự kiện Giáo dục đại cương, bài tóm tắt Lecture Sự răn dạy Bài giảng, diễn thuyết Sponsor Giáo phụ, giáo mẫu Người giúp đỡ, người tài trợ cho phát thanh truyền hình Patron Người có quyền lực, thách thức Người giúp đỡ tài trợ cho các trong giáo hội quốc giáo nước ngành nghề Anh Cowl Áo tơi chùm đầu của các ẩn sĩ Nắp capo phía trước thân ô tô thiên chúa giáo Hood Mũ trên bộ đồ lễ của các tu sĩ Mui xe ô tô Aisle Phần đường đi giữa các ghế Tất cả các con đường lớn trong nhà thờ Stigma Chỉ dấu Chúa Vết đỏ trên da Charm Bùa chúa Ma lực, sức thu hút, sự cám dỗ Vow Lời thề tu hành Lời thề thốt Confession Sám hối Thừa nhận Martyr Người tử vì đạo Người bị hại Iconoclast Sự phản đối; đả phá tôn giáo Sự bài trừ mê tín Abyss Địa ngục Nơi sâu thẳm trong tâm linh, tâm hồn Virgin Thánh nữ Trinh nữ Indulgence Sự miễn tội, sự xá tội Sự nhắm mắt làm ngơ, sự vô kỉ luật Carnival Sự vui vẻ trong 40 ngày ăn chay Các hoạt động vui vẻ Jealous Sự trung thành tuyệt đối với Lòng đố kị thần linh Một số thành ngữ, tục ngữ, câu cảm thán,… được sử dụng trong đời sống hằng ngày bắt nguồn từ tôn giáo. Ví dụ: Oh, my God! (Ôi! Chúa ơi! Ôi!; Trời ơi!) Good Heavens (Lạy Chúa!; Trời ơi!) By God (có trời chứng giám) An eye for an eye (Ăn miếng trả miếng) God bless you! (Chúa ban phước lành cho bạn) …. Bên cạnh những từ ngữ về đạo Cơ Đốc bằng tiếng Latinh, tiếng Anh còn thu nhận một số các từ ngữ từ các giáo phái khác như tiếng Hi Lạp, tiếng Siria, tiếng Arap, tiếng Phạn,… Một số từ ngữ tiếng Anh đã thay đổi nghĩa để dung trong tôn giáo: Easter là từ chỉ ngày lễ mùa xuân, nhưng mang nghĩa tôn giáo là “lễ Phục sinh”; Bless trong tôn giáo có nghĩa là “giáng phúc, ban phúc”. 3.2. Tác động của tôn giáo đối với chữ quốc ngữ Đạo Cơ Đốc truyền vào Việt Nam với hệ chữ Latinh đã có một đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tiếng Việt, đó là sự ra đời của chữ quốc ngữ. Công việc chế tác chữ quốc ngữ gắn liền với việc truyền Đạo của phương Tây vào Việt Nam. Chữ quốc ngữ sơ khai mang nặng dấu ấn của phiên âm có tính cá nhân vì thế nó tùy thuộc vào cách phát âm của các giáo sĩ mỗi nước, cụ thể là cách phát âm theo tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha. Trong cuốn sách của Chirstoforo Borris xuất bản năm 1631 tại La Mã viết bằng chữ Ý có một số từ như là dấu hiệu đầu tiên của chữ quốc ngữ. Ví dụ: Anam (An Nam), Bũa (Vua), Chiuna (Chúa), Maqui, Macò (ma quỷ, ma quái)…Giai đoạn kế tiếp là sự đóng góp của giáo sĩ Gasparo de Amiral từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam năm 1526 đối với việc tiếp tục hoàn chỉnh chữ quốc ngữ. Sau khi Gasparo De Amiral qua đời thì phải kể đến giáo sĩ Alexandre De Rhodes. Trong những năm ở Việt Nam, linh mục De Rhodes đã viết một số tác phẩm giá trị bằng chữ quốc ngữ, trong đó đáng chú ý là cuốn “Phép giảng tám ngày” và cuốn “Từ điển Việt- BồLa”. Pigneau De Beshaine với “Tự vị Annam- Latinh (1772-1973) có thể coi là một bước hoàn chỉnh quan trọng đối với chữ quốc ngữ và là cơ sở cho một số cuốn từ điển tiếng Việt sau này như Nam Việt dương hiệp tự vị, Từ điển Annam- La tinh và Latinh- Annam (1838) của Taberd, từ điển Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) và “Tự vị Việt Pháp” của Génibrel (1898). Không thể không nhắc đến một linh mục người Việt và cộng đồng giáo dân đã có công trong việc xây dựng chữ quốc ngữ. Chẳng hạn linh mục, giáo dân giúp cho các giáo sĩ phương Tây như P.de Beshaine, A.de Rhodes… 3.3. Tác động của Phật giáo với tiếng Việt Đạo Phật được truyền vào Việt Nam và cùng với nó là tiếng Phạn và tiếng Hán thông qua cách đọc Hán Việt. Nếu như tiếng Phạn đang được nhà chùa sử dụng trong phạm vi hẹp trong một số trường hợp cầu kinh, thực hiện các nghi lễ (như nhập quan) thì các từ ngữ Phật giáo bằng âm Hán Việt lại chiếm một số lượng đáng kể và chúng thâm nhập cả vào tiếng Việt đời sống. Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng hai con đường chủ yếu là đường biển và đường bộ. Theo đường biển là Phật giáo từ Ấn Độ, theo đường bộ là Phật giáo từ Trung Quốc. Vì thế, ngôn ngữ Phật giáo trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Ba Li, tiếng Phạn và tiếng Hán. Tuy nhiên, với nhiều lí do, trong đó có lí do về thời gian và về lợi thế của cách đọc Hán Việt nên từ ngữ Phật giáo mượn Hán chủ yếu thông qua âm đọc Hán Việt chiếm số lượng áp đảo. Ví dụ, trong “từ điển Phật học Huệ Quang” có khoảng 23 nghìn từ. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, trong một vài trường hợp từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt vẫn còn tranh luận về nguồn gốc. Chẳng hạn, xung quanh nguồn gốc của từ “bụt” có hai luồng ý kiến khác nhau: Vương Lực cho rằng “bụt” là sự Hán Việt Việt hóa của Phật, trái với quan điểm trên nhiều ý kiến cho rằng, “bụt” xuất hiện ở thời kì đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo con đường biển qua những lái buôn và tăng sĩ (Buddha/buddho). Theo Nguyễn Tài Thư viết trong “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (1988), sự truyền bá Phật giáo đến Việt Nam không phải xảy ra trong một lúc, mà là liên tục trong nhiều thời điểm, từ đầu Công nguyên cho đến các thế kỉ sau. Nhờ có cách đọc Hán Việt nên các từ ngữ Hán đều có thể đọc được bằng âm Hán Việt và do đó luôn có tiềm năng trở thành từ Hán Việt. Từ ngữ Phật giáo cũng có được lợi thế này. Và cũng giống như các từ ngữ Hán Việt nói chung, các từ ngữ Phật giáo dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ xã hội như thời gian du nhập, khả năng Việt hóa, mà có các biến thể khác nhau. Ví dụ: Cương – cang trong kim cương – kim cang, đạo trường – đạo tràng, đàn trường – đàn tràng, cúng dưỡng – cúng dường – cúng dàng, niết bàn – nát bàn, kết tập, ban nhược – bát nhã. Các từ ngữ Phật giáo được sử dụng đương nhiên là trong đời sống nhà Phật. Bên cạnh những từ ngữ mang tính chuyên dụng cho nhà Phật thì có một số lượng không nhỏ các từ ngữ được sử dụng rộng rãi. Việc sử dụng rộng rãi như vậy có nguyên nhân về tính phổ biến của đạo Phật trong đời sống người Việt. Chẳng hạn: Những từ ngữ mà khi nhắc đến người ta có thể nhận ra đó là từ ngữ Phật giáo: Phật, bồ tát, thích ca, quan âm bồ tát, phật đản, phật tổ, hòa thượng, sư, bụt, tăng, ni, am, cà sa, chính quả, cúng dàng, độ thế, phóng sinh, chúng sinh, từ bi, siêu đôi, hỏa tán, lễ Phật, dục Phật, cúng dường, hiến cúng, hoàn nguyện, bái sám, trì trai, thiết trai, vấn tấn, hiệp chưởng, hiệp thập, hàng hóa, khất hóa, hóa trai, phóng sinh, thí thực, hành thiện, tế nhân. Những từ ngữ Phật giáo quen thuộc với người Việt đến mức người ta không nhận ra nguồn gốc Phật giáo của chúng. Nói cách khác, những từ này đã hòa vào tiếng Việt cùng với cuộc sống đời thường của vốn từ tiếng Việt: Duyên, kiếp, số, phận, thế giới, hiện tại, địa ngục, âm tỉ, diêm vương, ma, vô thường, hóa thân, công đức, nhân quả, giác ngộ, bản thân, phiền nảo, xuất hiện, phương tiện, trí thức phiền não, giải thoát, giác ngộ, ác báo, hạ hỏa, lễ bái, ác khẩu, bố thí, hằng hà sa số, thế giới, thức tế, bình đẳng, hiện hành, tương đối, tuyệt đối. Điều đáng chú ý là, những từ ngữ Phật giáo đi vào đời sống tiếng Việt luôn vừa có nghĩa của Phật giáo vừa có ngĩa của đời sống (ngữ văn). Người sử dụng tiếng Việt thường chỉ nhận biết chung ở nghĩa ngữ văn. Ví dụ:  Ác: 1. Nghĩa trong Phật giáo là “Pháp bất thiện chiêu cảm quả khổ, đáng chê trách, tức là sự tạo tác của tư tưởng ác. Tính chất của ác bao quát những sự trái lí, trái phép, tổn mình hại người, là một trong ba tính: thiện, ác và vô kí”. 2. Nghĩa trong tiếng Việt ngữ văn là: - Có ý nghĩ, lời nói, hành động xấu, thường gây ra tai họa, đau khổ. - Có tác dụng xấu, dẫn đến hậu quả xấu. - Ở mức độ cao khác thường, ghê gớm, dữ dội”.  Kiếp: 1. Nghĩa trong Phật giáo là “Một khoảng thời gian cực kì dài. Ấn Độ cổ đại cho rằng vũ trụ trải qua nghìn vạn năm sẽ hủy diệt một lần, sau đó lại hồi sinh. Khoảng thời gian trải qua một chu kì từ lúc hồi sinh đến lúc hủy diệt như vậy được gọi là một kiếp”. 2. Nghĩa trong tiếng Việt ngữ văn là: - Đời, khoảng thời gian sống của một người. - Đời con người, được xem là định mệnh.” Có thể nói, tuân theo quy luật chuyển nghĩa, phát triển nghĩa, nghĩa đời sống ngữ văn của các từ ngữ có gốc Phật giáo đều dựa trên cơ sở nghĩa Phật giáo. Sự chuyển nghĩa hay phát triển nghĩa của các từ này bằng cách thêm hoặc bớt các nét nghĩa. Cũng có những trường hợp thay đổi sắc thái như chuyển từ sắc thái “tốt” sang sắc thái đối lập “không tốt”. Ví dụ:  La sát: 1. Nghĩa trong Phật giáo là “Một vị nữ hung thần theo truyền thuyết nhà Phật”. 2. Nghĩa trong tiếng Việt ngữ văn là “người đàn bà khó tính, lắm mồm”.  Bố thí: 1. Nghĩa trong Phật giáo là “Ban phát khắp cho mọi người, xuất phát từ lòng từ bi”. 2. Nghĩa trong tiếng Việt ngữ văn là “cho theo lối làm ơn, làm phúc, cấp, cho với thái độ ban ơn, khinh thị”.  Phương tiện: 1. Nghĩa trong Phật giáo là “phương thức, cách thức, biện pháp linh hoạt tùy theo người mà áp dụng khi nhà Phật tiếp dẫn chúng sinh truyền giáo cho người theo đạo”. 2. Nghĩa trong tiếng Việt ngữ văn là “cái dùng để tiến hành công việc gì”. Hàng loạt các thành ngữ, tục ngữ được hình thành trên cơ sở nội dung và từ ngữ của Phật giáo. Ví dụ:  Các thành ngữ, tục ngữ Hán Việt: Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, ác nhân ác quả, ác hành ác nghiệp, tụng kinh niệm Phật, ăn chay niệm Phật, kiếp hậu dư sinh, hằng hà sa số, tiên kiếp nghiệp lại, tội báo oan gia, tu nhân tích đức, khẩu Phật tâm xà, vô lượng vô biên, thiện nam tín nữ…  Các thành ngữ, tục ngữ Việt: Bụt chùa nhà kém/không thiêng; đếm Phật đóng oản, lắm sải không ai đóng cửa chùa, Bụt chùa nhà chẳng cầu, đi cầu Thích ca ngoài đường; hiển như Bụt, đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; lành với Bụt ai (lại) lành với ma; no nên ra Bụt, đói nên ra ma; bối rối như là sư đẻ; ăn cơm nhà Phật, đốt râu thầy chùa, bẻ tay Bụt ngày rằm; gần chùa gọi Bụt bằng anh… Nhiều cách nói của Phật giáo đã đi vào đời sống tiếng Việt. Ví dụ, có điều gì cần trả lời, một số người thích đáp lại bằng cách nói của nhà Phật “mô Phật”. Cách nói mô phật, ăn chay hoặc thành ngữ ăn chay niệm Phật nhiều khi được dùng để chỉ những người đàn ông xa lánh các thú vui như rượi bia, yêu đương… 3.4. Tôn giáo với dân tộc thiểu số Việt Nam 3.4.1. Tôn giáo với chữ viết dân tộc thiểu số Xét ở góc độ ngôn ngữ, tôn giáo đã góp phần không nhỏ trong việc sưu tầm, bảo quản, duy trì và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có công trong việc chế tác, cải tiến và truyền bá chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, thời kì Mĩ ngụy tại miền Nam (1954-1975), Viện Ngôn ngữ học mùa hè của Mĩ (SIL) là trung tâm có trũ sở tại Sài Gòn và Đà Lạt, một số nhà ngôn ngữ học đồng thời cũng là người truyền giáo Mĩ đã tham gia vào việc tìm tòi, nghiên cứu một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở miền Nam và chế tác. Từ năm 1957, tổ chức SIL bắt đầu hoạt động ở Việt Nam. Họ đã tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, chế tác chữ viết với hai ứng dụng là tiến hành giáo dục song song và sử dụng chữ viết đó dịch Kinh thánh rồi tiến hành truyền đạo. Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số như Cơ-tu, Pa-cô-Tà-ô, Bru-Vân Kiều đều có chữ viết do tổ chức SIL chế tác. Nhờ có chữ viết, mà các ấn phẩm bằng tiếng Ba-na, Bru-Vân Kiều, Chu-ru, Cơ-ho, Ê-đê,Mnông, Nùng, Thái, Mường… đã được ấn hành. Từ năm 1967, SIL đã sử dụng các tài liệu do họ biên soạn để tiến hành dạy song ngữ theo cách cho trẻ em bắt đầu học và viết tiếng mẹ đẻ rồi chuyển dần lên các lớp phổ thông học xen kẽ với tiếng Việt (song ngữ). Từ 1967 – 1975, đã có khoảng 800 – 1000 giáo viên người dân tộc thiểu số được huấn luyện và dạy theo các tài liệu do SIL biên soạn. 3.4.2. Tôn giáo với sự phân bố chức năng của tiếng dân tộc thiểu số (Trường hợp đạo Islam (đạo Hồi) với tiếng nói chữ viết Chăm) Một số các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngoài chức năng là tiếng mẹ đẻ - công cụ giao tiếp trong nội bộ dân tộc còn có vai trò đối với tôn giáo. Hay nói cách khác, tôn giáo góp phần vào việc phân bố chức năng của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở môi trường đa ngữ. Tiếng nói, chữ viết Chăm ở Nam Bộ nói chung, ở An Giang nói riêng là một ví dụ.  Chăm là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tuy là dân một dân tộc sớm có nền văn hóa bản địa cơ bản, nhưng cũng như các dân tộc khác trong quá trình tiếp xúc giữa các dân tộc, Chăm-pa thời cổ đại đã chịu ảnh hưởng của 3 nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ, Trung Hoa và Arập, theo đó, củng chịu sự tác động của 3 tôn giáo lớn là đạo Balamon, đạo Phật và đạo Hồi. Hiện nay, xét về mặt tôn giáo, người Chăm có 3 cộng đồng tôn giáo khác nhau là: - Chăm Balamon: ở Ninh thuận, Bình Thuận. - Chăm Islam (đạo Hồi): ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng nai và một số làng Chăm ở Ninh Thuận.  Tỉnh An Giang có số dân Chăm khoảng 15.000 người đều theo đạo Hồi. Chăm Islam ở nước ta là cộng đồng Chăm Hồi giáo theo phái Safi. Người Chăm ở đây cư trú dọc theo hai bên bờ sông Hậu, trên những cù lao sông, gần với trục lộ giao thông thuận lợi cho việc giao thương. Việc cư trú này một mặt giúp cho công việc làm ăn ngư nghiêp và buôn bán của họ trên sông nước được dễ dàng, mặt khác cũng thích hợp để họ đi lại theo cách thức di chuyển truyền thống của cha ông (bằng thuyền). Người Chăm thường cư trú gần các chợ một phần có lẽ do nhu cầu khởi thủy là trao đổi các sản phẩm nghề dệt thủ công và có thể do một phần sản phẩm ngư nghiệp là những nghề truyền thống của họ. Việc người Chăm ở An Giang sống tập trung như vậy vừa tiện lợi cho việc sinh hoạt tính ngưỡng cộng đồng vừa thuận tiện cho việc giúp đỡ lẫn nhau và chính nhờ đó, tiếng nói, chữ viết Chăm phát huy được chức năng của mình cũng như tính thuần Chăm của tiếng Chăm ở đây được đảm bảo. Người Chăm ở An Giang 100% đều có khả năng song ngữ ChămViệt: tiếng Chăm để giao tiếp trong cộng đồng, để đến với nhà thờ; tiếng Việt để hòa với xã hội chung.  Người Chăm ở An Giang đều khẳng định rằng, cần duy trì tiếng nói của dân tộc mình – tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng Chăm. - Họ giữ gìn tiếng nói của dân tộc Chăm như một thứ tài sản phục vụ cho đời sống văn hóa – tâm linh của những tín đồ đạo Hồi. Bởi, bao trùm lên đời sống văn hóa của người Chăm ở An Giang là đời sống tôn giáo của đạo Hồi. Có thể nói, “văn hóa của người Chăm An Giang bị tôn giáo đồng hóa. Ăn, uống, sống, chết đều do tôn giáo đặt ra” (ý kiến của người dân thôn Phùm Soài). - Người Chăm phải nói được tiếng Chăm vì tiếng Chăm trước hết “dùng để cầu kinh”. Người dân Chăm cho rằng, nếu muốn giao tiếp thì dùng tiếng Việt cũng được, nhưng khi cầu kinh thì dứt khoát phải sử dụng tiếng Chăm mà không thể thứ tiếng nào thay thế. Điều này cho thấy tiếng Chăm ở đây được giữ gìn, phát huy chức năng trong cộng đồng, trước hết là nhờ tôn giáo – đạo Islam. - Không chỉ biết nói tiếng Chăm mà phải đọc được chữ Chăm. Đọc kinh hay cầu kinh là một nhu cầu hằng ngày không thể thiếu được của người Chăm ở An Giang. Vì thế, theo đó, biết chữ Chăm viết trong kinh Coran – tức chữ Chăm Arập – là nhu cầu bức thiết của mỗi người Chăm. - Đối với người Chăm An Giang, đọc kinh thánh cũng là để học các giáo lí làm người. Như vậy, cần phải biết chữ Chăm để đọc kinh cũng là để học những điều giáo lí làm người. “Biết tiếng Chăm trước hết là để đọc kinh, học giáo luật, là những thứ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Chăm” (ý kiến của người dân Chăm).  Hơn nữa, với những người thay mặt cộng đồng làm công tác xã hội thì càng cần biết tốt tiếng Chăm để soạn thảo những văn bản bằng tiếng Chăm nhằm mục đích giao lưu, truyền bá và phổ biến chính sách cho đồng bào mình. - Biết chữ Chăm nhưng phải là biết chữ Arập, thứ chữ Chăm dùng để chép kinh. Đây là lí do vì sao những lớp học Chăm ở trong (phía sau) giáo đường đều thống nhất dạy học một loại chữ Chăm. Như vậy, có thể thấy, việc lựa chọn chữ viết Chăm không diễn ra quá phức tạp, không cần phải cân nhắc, suy tính, thậm chí không cần tuân thủ theo quy định, theo sự lựa chọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy tiếng nói, chữ viết Chăm. Tiêu chí hay lí do duy nhất của sự lựa chọn xem ra rất đơn giản nhưng dứt khoát: Kinh Coran viết bằng chữ đó và chữ đó là chữ cần phải học. Cộng đồng người Chăm ở An Giang chưa có nhu cầu về việc dạy tiếng Chăm ở địa phương bởi vì họ sống tương đối gần gũi với đồng bào kinh, không thạo tiếng Kinh nên không gặp cản trở về ngôn ngữ sinh hoạt, giao tiếp ở địa phương” (văn bản góp ý cho bản dự thảo chương trình dạy tiếng Chăm của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2006). Từ đó cho thấy đạo Islam có vai trò đặc biệt quan trọng, bao trùm lên việc cần biết hay không biết nói và viết chữ Chăm.  Sử dụng tiếng Chăm để đặt tên theo tên thánh theo nhu cầu trong đời sống của người Chăm. - Người Chăm có một đặc điểm là không có tên họ. Đối với người Chăm, họ không quan trọng. Họ chỉ lấy tên thánh như Mohamed, Fatima. Có nghĩa là người Chăm lấy tên thánh rồi cộng với tên gọi chính của mình. Điều này càng khẳng định rằng, đạo Islam ăn sâu vào ý thức người Chăm ở An Giang và thể hiện ở ngay cách đặt tên của họ. - Tuy nhiên, nhân tố xã hội tác động đến đời sống của người Chăm nói chung và trong cách đặt tên nói riêng. Chẳng hạn, ngày nay, người Chăm có thể sử dụng tiếng Chăm để đặt tên, còn họ thì con cái đẻ ra có thể lấy họ của mẹ hay của bố thì tùy theo sự dàn xếp giữa vợ chồng trong gia đình. - Những người Chăm có tên, phần lớn là họ của người Việt. Phần lớn trong số họ đi làm ăn buôn bán xa, hay làm việc trong cơ quan của Nhà nước nên phải lấy họ cho dễ làm việc. - Một điều đặc biệt nữa liên quan đến vấn đề tên họ của người Chăm là: Khi còn là con gái thì gọi tên cha đẻ, còn nếu là con trai thì gọi tên mẹ. - Tên chính của người Chăm theo đạo Hồi mang tên của các vị thánh, tên liên quan đến các thuộc tính của các thuộc tính của các thượng đế, tên các vị lãnh đạo, các tín đồ tử vì đạo, những từ có ý nghĩa tốt đẹp để đặt tên. 4. Tác động của ngôn ngữ đối với tôn giáo 4.1. Từ góc độ nguồn gốc Tôn giáo được ra đời dựa vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ là “hình thức tồn tại”, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy của con người. Nếu không có ngôn ngữ, các kết quả hoạt động của tư duy sẽ không thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất (âm thanh và văn từ). Trong khi đó, tôn giáo cũng là một loại ý thức của con người, cho nên ngôn ngữ đã cung cấp một “cơ sở vật chất” cho ý thức tôn giáo. Nhờ có ngôn ngữ mà những tư tưởng triết lí, tín ngưỡng,... được thể hiện ra bằng văn bản, từ đó mở rộng và phát triển thành tôn giáo. 4.2. Từ góc độ truyền bá Tư tưởng, quan điểm, giáo nghĩa của tôn giáo đều được truyền bá bằng ngôn ngữ. Với chức năng phản ánh hiện thực, ngôn ngữ phản ánh các hoạt động của tôn giáo: sinh hoạt hàng ngày, nghi lễ, sự kiện,... Cũng nhờ sự xuất hiện của chữ viết mà các bản kinh ra đời: kinh Veda, các bộ kinh Thánh,... Nếu không có ngôn ngữ làm công cụ để truyền đạt thông tin từ người này đến người khác, không có ngôn ngữ làm phương tiện lưu giữ lại nội dung thông tin thì tôn giáo sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Ngôn ngữ giúp cho mọi người có thể hiểu hơn về tôn giáo thông qua nhiều phương tiện khác nhau: sách vở, báo chí, truyền hình, internet,... Chính vì vậy, việc truyền bá tôn giáo trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 4.3. Từ góc độ tâm lí học Con người được tiếp xúc với tôn giáo có liên quan đến tác dụng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một tín hiệu văn hóa của con người, chức năng tình cảm, chức năng nhận thức và chức năng thực hành của nó sẽ khiến người ta tìm hiểu tôn giáo và phát sinh tâm lí tín ngưỡng về tôn giáo. Chính nhờ ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà tôn giáo muốn truyền bá. Ví dụ, một người truyền giáo trong những buổi truyền giáo cần sử dụng ngôn ngữ có tình cảm sâu sắc hoặc những phương pháp tu từ như ẩn dụ, khoa trương. Làm cho người nghe có sự xúc động về nội dung được truyền bá. Cho nên ngôn ngữ có ảnh hưởng to lớn đến tâm lí tình cảm về tôn giáo của con người. KẾT THÚC Như đã nói trên, ngôn ngữ và tôn giáo có tính chất hai chiều, chúng không thể tách rời nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Trên góc độ ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy con đường phát triển và truyền bá của tôn giáo. Bên cạnh đó, ngôn ngữ phản ánh hiện thực cuộc sống, sự hình thành của tôn giáo, gắn kết những con người tôn giáo lại với nhau. Từ góc độ tôn giáo, sự ảnh hưởng của nó đến ngôn ngữ với quy mô rộng và sâu. Không chỉ ở một vài nước, tôn giáo ảnh hưởng đến tất cả ngôn ngữ của các nước trên thế giới bởi đất nước nào cũng có dấu vết của sự tín ngưỡng tôn giáo. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của ngôn ngữ chịu ảnh hưởng nhiều từ tôn giáo qua nhiều lĩnh vực: chính trị, giáo dục, văn hóa, kinh tế,... Thậm chí, một số ngôn ngữ của tôn giáo nhường như đã ăn sâu vào cuộc sống thường ngày của con người mà lâu nay chúng ta vẫn nhầm tưởng là không bị hưởng từ tôn giáo. Trên cơ sở đó, chúng ta đã thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc mà tôn giáo tác động đến ngôn ngữ. Nó không những tạo sự phong phú trong ngôn ngữ mà còn còn mang đến hiệu quả cao trong giao tiếp, đồng thời tô đậm nét đẹp văn hóa tôn tín ngưỡng tốn giáo của người Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Khang (2016), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Vương Dĩnh (2013), Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán, nguồn: http://toc.123doc.org/document/488824-1-moi-quan-he-giua-ton- giao-va-ngon-ngu.htm, ngày truy cập: 02/11/2016. 3. Lương Hồng Lý (2016), Ngôn ngữ tôn giáo, nguồn: http://traitimtubi.com/index.php/vi/news/Suu-Tam-Tieu-Luan/Ngon-NguTon-Giao-339/#.WBvhwI2g_IU, ngày truy cập: 02/11/2016.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan