Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo tại tỉnh tr...

Tài liệu Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo tại tỉnh trà vinh (tt)

.PDF
14
59
68

Mô tả:

TÓM TẮT Đánh giá “Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo tại tỉnh Trà Vinh” nói riêng và ở những nơi khác nói chung cho đến nay không phải là đề tài mới, đã có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đối với tỉnh Trà Vinh là một tỉnh nghèo có đông đồng bào dân tộc khmer, đa số người dân sống bằng nghề nông và ở nông thôn thì có rất nhiều tổ chức cũng như những chương trình, dự án tín dụng vi mô dành cho người nghèo, vì thế việc đánh giá tác động của những chương trình, dự án tín dụng vi mô đã và đang được triển khai là rất cần thiết để giúp những nhà tài trợ, các tổ chức tín dụng và người nghèo tham gia có cái nhìn đúng đắn hơn, thấy được những cái làm được, chưa được, những tồn tại, khó khăn từ đó có định hướng tốt hơn cho những chương trình, dự án trong tương lai nhằm nâng cao tính hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tham gia. Sau khi tham khảo các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả thấy rằng ở nhiều nơi có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực đánh giá tác động của tín dụng vi mô, nhưng riêng ở Trà Vinh thì chưa có nghiên cứu định lượng về đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, vì vậy tác giả chọn đề tài “Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo tại tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ một cuộc điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi. Cuộc điều tra khảo sát được tiến hành vào tháng 4/2015. Đối tượng được khảo sát là những hộ nghèo có vay vốn trong năm 2014 và đến thời điểm 31/12/2014 vẫn còn số dư và đối tượng so sánh (hộ không vay) 2013 – 2014. Địa điểm nghiên cứu: xã Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngọc Biên huyện Trà Cú; xã Tân Hùng huyện Tiểu Cần; xã Long Toàn huyện Duyên Hải. Để đo lường ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo ở tỉnh Trà Vinh, nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh trước - sau (before versus after), phương pháp so sánh có - không có (with versus without). -iii- Tổng số hộ được chọn để điều tra là 299 với tổng số phiếu điều tra là 408. Cụ thể, cơ cấu phiếu điều tra như sau: Số phiếu điều tra đối với hộ vay từ nguồn chính thức: 198; Số phiếu điều tra đối với hộ không vay vốn: 101; Số phiếu điều tra đối với hộ vay từ nguồn không chính thức: 109. Kết quả chủ yếu đã đạt được: cơ bản đánh giá được tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo tại tỉnh Trà Vinh, qua nghiên cứu cho thấy thu nhập và chi tiêu của người nghèo được cải thiện tăng đáng kể sau khi tham gia tín dụng vi mô bằng phương pháp so sánh trước – sau, thu nhập và chi tiêu của những hộ không tham gia tín dụng vi mô thấp hơn so với những hộ có tham gia, từ đó đề xuất những kiến nghị cũng như giải pháp nhằm triển khai tốt các chương trình tín dụng vi mô hoặc các chương trình tín dụng tương tự khác trong giai đoạn sắp tới, mang lại hiệu quả thiết thực hơn cho người nghèo. -iv- ABSTRACT The rating “The impact of micro-credit on the income and expenditure of the Poor in Tra Vinh province” in particular and in other places for general hasn't been a new topic so far, there has a lot of research in the field. However, Tra Vinh is a poor province in which high rate of Ethnic Khmer live and the majority of people lives on agriculture. Nowadays, in rural areas, there are many organizations as well as programs and projects for micro-credit for the poor, so the assessment on the impact of Micro-credit project has been implemented. The purposes of this assessment is to help the donors, credit institutions and the poor that participated have accurate look to realize the advantages and the disadvantages to orient for future programs and projects aimed at improving the efficiency, contributing to poverty alleviation in Tra Vinh. After consultingsome previous studies about this topic, the authors found that there has been a lot of research in many places to assess on the impact of micro-credit, but in the TraVinh province, There is no quantitative study on assessing the impact of micro-credit to the income and expenditure of thepoor, so the author choose the topic “The impact of micro-credit on income and expenditure of the poor in TraVinh province” to do the thesis for the study of master. Time for the study: the Data used in this study were collected from a survey by questionnaire. The survey was conducted in April of 2015. Surveyed objects are poor with loans in 2014 and to the date of on 31st December 2014 and still have credit balance and the comparison objects (households do not borrow) in the period of 2013 - 2014. Research area: Long Hiep commune, Tan Hiep commune, Ngoc Bien commune, Tra Cu district; Tan Hung commune, Tieu Can district; Long Toan commune, Duyen Hai district, Tra Vinh province. To measure the impact of micro-credit on income and expenditure of the poor in Tra Vinh province, this study uses comparative method before - after (the before versus after), comparative method - no (with versus without). -v- Total number of households selected for the survey is 299 with a total number of questionnaires is 408. In particular, the structure of the survey are followed as: number of questionnaires to households borrowing from official sources: 198; number of questionnaires to households do not borrow: 101; number of questionnaires to households borrowing from unofficial sources: 109. Major outcomes are achieved: basically assess the impact of micro-credit to the income and expenditure of the poor in TraVinh province. The income and expenditure of the poor is improved and increased significantly after joining micro credit by comparison method before - after income and expenditure of households do not participate in micro-credit is lower than the participating households, which suggests recommendations as well as possible solutions to implement the microcredit program or other similar credit in the coming period, offers more practical benefits for the poor. -vi- MỤC LỤC Trang Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................ v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ xi DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4.1. Phạm vi về không gian ................................................................................ 3 4.2. Phạm vi về thời gian .................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 6.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 4 6.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 6 7.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 6 7.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................... 6 8. Kết cấu của luận văn........................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 7 -vii- 1.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 7 1.1.1. Quá trình phát triển của tài chính vi mô ................................................... 7 1.1.1.1. Quá trình phát triển tài chính vi mô trên thế giới............................... 7 1.1.1.2. Quá trình phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam ............................... 8 1.1.2. Vài nét về tín dụng vi mô ......................................................................... 9 1.1.3. Khái niệm về tín dụng vi mô ................................................................. 12 1.1.4. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn .................. 14 1.1.5. Một số quan điểm về dịch vụ tín dụng cho người nghèo ....................... 16 1.1.5.1. Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm cũ ................................. 16 1.1.5.2. Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới .............................. 17 1.1.6. Những hạn chế của hình thức cho vay truyền thống .............................. 17 1.1.7. Những ưu điểm của hình thức cho vay theo nhóm ................................. 19 1.1.8. Các đặc điểm riêng của tín dụng vi mô tại Việt Nam............................. 21 1.1.8.1. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động tín dụng vi mô.............................................................................................................. 21 1.1.8.2. Tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là thành thị .................. 23 1.1.8.3. Ngân hàng cho vay chính sách được nhà nước tài trợ ..................... 24 1.1.9. Kết luận ................................................................................................... 25 1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu .................................................................... 25 1.2.1. Khái quát về những nghiên cứu đã công bố liên quan đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo ...................................................................................... 25 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tiếp cận tín dụng của nông hộ ................ 27 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập của nông hộ ....................................................................................................... 28 1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong tín dụng vi mô ..................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH TRÀ VINH ...................................................................................... 32 2.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh ............................................................................ 32 2.2. Thực trạng tín dụng vi mô tại Việt Nam và trên thế giới .............................. 34 2.2.1. Tín dụng vi mô tại Việt Nam .................................................................. 34 -viii- 2.2.2. Tín dụng vi mô tại một số nước trên thế giới ......................................... 35 2.3. Tổng quan về hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ......................... 38 2.3.1. Khu vực tín dụng chính thức .................................................................. 38 2.3.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Trà Vinh .......................... 39 2.3.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Trà Vinh.. 41 2.3.1.3. Các quỹ tín dụng Nhân dân .............................................................. 42 2.3.2. Khu vực tín dụng bán chính thức ........................................................... 45 2.3.3. Khu vực tín dụng không chính thức ....................................................... 50 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH TRÀ VINH .................................. 52 3.1. Tác động tín dụng cho người nghèo tại tỉnh Trà Vinh: Kết quả từ cuộc khảo sát ................................................................................................................ 52 3.1.1. Vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức của người nghèo ....................... 52 3.1.1.1 Lãi suất, thời hạn vay và chi phí vay ................................................ 52 3.1.1.2. Nguồn thông tin để tiếp cận tín dụng ............................................... 53 3.1.1.3. Mục đích vay .................................................................................... 54 3.1.1.4. Hiện trạng về thanh toán nợ vay của người nghèo .......................... 55 3.1.2. Vốn vay từ nguồn tín dụng không chính thức của người nghèo ............ 55 3.1.3. Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến mức sống và hành vi tiết kiệm của người nghèo (đối với hộ vay từ nguồn tín dụng chính thức và hộ vay từ nguồn không chính thức): Kết quả từ cuộc khảo sát ................................................... 57 3.1.3.1. Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến mức sống của người nghèo ..... 57 3.1.3.2. Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến hành vi tiết kiệm của người nghèo .. 57 3.1.3.3. Nhu cầu tham gia tổ hùn vốn ở địa phương của người nghèo ......... 58 3.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 59 3.2.1 Kết quả nghiên cứu từ phương pháp so sánh trước-sau (hộ vay từ nguồn tín dụng chính thức) ............................................................................................... 59 3.2.2. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp so sánh có - không có (hộ vay từ nguồn tín dụng chính thức và hộ không vay) ................................................... 60 -ix- 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng vi mô sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .................................................................... 61 3.3.1. Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ............... 62 3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ ở cơ sở và nhận thức cho người nghèo ..................................................................................................... 62 3.3.3. Quan tâm hoàn thiện hệ thống chính sách .............................................. 62 3.3.4. Nâng cao tính tổ chức và phương thức hoạt động .................................. 63 PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................. 64 1. Kết luận ............................................................................................................ 64 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 65 2.1. Đối với Nhà nước ...................................................................................... 65 2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................... 65 2.3. Đối với các tổ chức tín dụng vi mô ........................................................... 65 2.4. Đối với người nghèo .................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 68 PHỤ LỤC ................................................................................................. 70 -x- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: (Asian Development Bank) Ngân hàng phát triển Châu Á. CGAP: Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo. DID: (Difference in difference) Phương pháp so sánh khác biệt trong khác biệt. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product). HĐND: Hội đồng nhân dân. MF: (microfinance) Tài chính vi mô. NGOs: Các tổ chức phi chính phủ. MFI: Microfinance institutions. NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội. NHNoVN: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. NHNN: Ngân hàng nhà nước. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước. ODA: (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức. QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân. QTDTW: Quỹ tín dụng Trung ương. TCTD: Tổ chức tín dụng. TCVM: Tài chính vi mô. TYM: Tổ chức tài chính vi mô nhỏ thuộc Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. UBND: Ủy ban nhân dân. -xi- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Bảng 1.1 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tên bảng Các nhà cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam Tổng vốn huy động và dự nợ của các tổ chức tín dụng (2013 - 2014) Một số chương trình tín dụng của các NGOs tại tỉnh Trà Vinh năm 2014 Trang 24 38 46 Bảng 3.1 Lãi suất, thời hạn vay và chi phí vay 52 Bảng 3.2 Nguồn thông tin để tiếp cận tín dụng của người nghèo 53 Bảng 3.3 Mục đích vay từ người cho vay ở địa phương của người nghèo 54 Bảng 3.4 Tình hình sử dụng vốn vay của người nghèo 55 Bảng 3.5 Tình trạng về thanh toán nợ vay của người nghèo 55 Bảng 3.6 Mục đích vay từ người cho vay ở địa phương của người nghèo 56 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Lý do lựa chọn nguồn vốn vay không chính thức của người nghèo Đánh giá của người nghèo về ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến mức sống của họ Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến hành vi tiết kiệm của người nghèo Kết quả khảo sát nhu cầu tham gia tổ hùn vốn ở địa phương của người nghèo 56 57 58 59 Bảng 3.11 Kết quả nghiên cứu từ phương pháp so sánh trước - sau 59 Bảng 3.12 Kết quả nghiên cứu từ phương pháp so sánh có - không có 60 -xii- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, là chủ đề quan trọng đối với các nước có nền kinh tế nông nghiệp là chính như nước ta. Xóa đói giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm trong mối quan tâm chung của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến chính quyền địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Trà Vinh xác định công tác xóa nghèo là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước tăng trưởng nhanh. Chính vì vậy mà đời sống của nhân dân ta đang ngày một được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở các vùng sâu vùng xa, nông thôn… vẫn đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Hơn nữa, sự phân hóa giàu nghèo vẫn đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, một trong những cách tiếp cận để giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay là khuyến khích người dân tham gia vào lĩnh vực tài chính vi mô, tạo cơ hội cho người nghèo có vốn kinh doanh nhờ các khoản tín dụng nhỏ hay còn gọi là tín dụng vi mô. Với tín dụng vi mô thì tuy các khoản cho vay là không lớn, nhưng các khoản vay này lại có ý nghĩa rất quan trọng bởi những khoản vay này có thể đến được với những người nghèo và nghèo nhất. Theo thông lệ, để được vay một khoản tiền lớn tại các ngân hàng thì trước tiên chúng ta phải có tài sản để thế chấp. Trong khi đó người nghèo thì lấy đâu ra tài sản để thế chấp mà vay. Chính vì vậy mà tín dụng vi mô rất có ý nghĩa đối với người nghèo. Có thể nói tín dụng vi mô là một chiếc cầu bắc qua sông để người nghèo vượt qua “biển khổ” bằng chính năng lực của mình. -1- Nếu coi hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của các ngân hàng là biển, là sông thì tín dụng vi mô chỉ giống như là các con mương, con lạch đưa nguồn nước đến tận các cánh đồng hay nói rõ hơn là đưa nguồn vốn đến tận nhà người dân. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều tổ chức lớn cũng đã có những hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ người nghèo được hưởng dịch vụ tiết kiệm và tín dụng để thay đổi cuộc sống. Ở nước ta, tài chính vi mô cũng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, với xu hướng hoạt động đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống tài chính của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam có thu nhập thấp chưa thể tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, tín dụng vi mô chính là cơ hội để các đối tượng này tiếp cận được các dịch vụ tài chính góp phần cải thiện cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được song công tác giảm nghèo chưa bền vững và nguy cơ tái nghèo cao; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng nhu cầu thực tế để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỷ lệ giảm nghèo có giảm đáng kể nhưng thiếu bền vững. Bởi lẽ tỉnh chưa có giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề nghèo, thu nhập người dân còn xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi trong đời sống và sản xuất của người dân. Để nâng cao mức sống của người dân, kéo giảm hộ nghèo, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững đến năm 2020, thì vấn đề xóa nghèo bền vững được đặt lên hàng đầu. Trà Vinh là một tỉnh nghèo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn về tài chính từ Trung ương và các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình, dự án nhằm giúp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với mục tiêu là giảm nghèo, một phần đáng kể trong các nguồn vốn trên được sử dụng cho hộ nghèo vay thông qua các chương trình tín dụng nhỏ. Tuy nhiên, cho đến nay câu hỏi về hiệu quả của các chương trình này trong việc xoá đói giảm nghèo như thế nào vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng trên cơ sở các bằng chứng khoa học. Để trả lời cho câu hỏi trên, đề tài này được mang tên: “Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo tại tỉnh Trà Vinh”. -2- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Đỗ Kim Chung (2005), “Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo”, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (330). [2] Vương Quốc Duy, Lê Long Hậu, Marijke D'Haese (2010), “các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (236), tr. 39 - 44. [3] Phan Đình Khôi (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và không chính thức của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, phần D: Khoa học chính trị, kinh tế và pháp luật, (28), tr. 38 – 53. [4] Trương Đông Lộc (2009), “Tín dụng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (40), tr. 16-21. [5] Trương Đông Lộc, Trần Bá Duy (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Ngân hàng, (4), tr. 29-32. [6] Trương Đông Lộc (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, (156), tr. 49-52. [7] Mai Văn Nam (2008), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [8] Đào Tấn Nguyên (2003), Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, học viện ngân hàng Hà Nội. [9] Nguyễn Trung Tăng (2002), Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay, Luận văn tiến sĩ, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [10] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. [11] Tổng cục thông kê – Ngân hàng thế giới (2012), báo cáo đánh giá nghèo năm (2012). -68- [12] Lã Thị Hồng Yến (2014), Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Hà Nội. Tiếng Anh [1] Diagne Aliou (1999), The determinants of household access to and participation in formal and informal credit markets in Malawi, Food Consumption and Nutrition Division Discussion Paper 67, International Food Policy Research Institute, Washington, D.C. [2] Pham Bao Duong and Yoichi Izumida (2002), Rural Development Finance in Vietnam: a Microeconometric Analysis of Household Surveys, World Development, 30(2), pp. 319-335. [3] Godquin Marie (2004), Microfinance repayment performance in Bangladesh: How to improve the allocation of Loans by MFIs, World Development, 32(1), pp. 1909-1926. [4] Sharmar M. and M. Zeller (1997), Repayment performance in group-based credit programs in Bangladesh: An empirical analysis, World Development, 25(10), pp. 1731-1742. [5] Pham Thi Thu Tra and Robert Lensink (2008), “Household borrowing in Vietnam: A comparative study of default risks of formal”, informal and semi-formal credit, Journal of Emerging Markets Finance, 7(3), pp. 237-261. [6] Zeller Manfred (1994), Determinants of Credit Rationing: A Study of Informal Lenders and Formal Credit Groups in Madagascar, World Development, 22(12), pp. 1895-1907. -69-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan